Nấc thang mới

Sau các cuộc đàm phán có thể coi là chân thành và cởi mở trong hai ngày qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chính thức ký “Tuyên bố chung tháng Chín” với những cam kết cụ thể nhằm hướng tới nền hòa bình và thịnh vượng chung trên bán đảo Triều Tiên, bất chấp còn rất nhiều thách thức và rào cản trên tiến trình này.

Ngay từ đầu chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc, Triều Tiên đã thể hiện sự trọng thị hiếm có khi ông Moon Jae-in được đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un đón tại sân bay.

Hàng chục nghìn người dân Triều Tiên, đứng dọc theo lộ trình của đoàn xe đi qua Bình Nhưỡng, vẫy hoa và hát vang “thống nhất đất nước” để đón các vị khách miền Nam

Xúc động hơn cả là hình ảnh hàng chục nghìn người dân Triều Tiên, đứng dọc theo lộ trình của đoàn xe đi qua Bình Nhưỡng, vẫy hoa và hát vang “thống nhất đất nước” để đón các vị khách miền Nam. Những gì diễn ra trước cuộc hội đàm đã phát đi nhiều tín hiệu tốt lành, đồng thời đây cũng là những hình ảnh mang tính biểu tượng, một lần nữa thể hiện nguyện vọng của cả hai miền về một tương lai thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Không khí tích cực này càng được củng cố với khẳng định của Tổng thống Hàn Quốc khi tới Bình Nhưỡng, rằng ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên có niềm tin chắc chắn và tình hữu nghị để tạo ra một tương lai chưa từng có tiền lệ. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng thể hiện sự lạc quan khi cho biết cuộc gặp với ông Moon Jae-in sẽ trở thành “cơ hội lịch sử” với những người mong muốn phát triển quan hệ liên Triều.

Việc cuộc gặp thượng đỉnh lần này diễn ra ngay tại trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên cho thấy sự cởi mở của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ông Moon Jae-in cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới tòa nhà, điều có thể nói lên một sự tin tưởng giữa hai nhà lãnh đạo.

Những nội dung thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào 3 nội dung lớn là cải thiện và phát triển quan hệ liên Triều; giảm nhẹ căng thẳng quân sự giữa hai miền Triều Tiên và thúc đẩy đối thoại Mỹ-Triều nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Có thể thấy các thỏa thuận đạt được là bước nối tiếp của những tiến triển đáng ghi nhận trong quan hệ hai miền kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này ngày 27/4, với các biện pháp cụ thể hơn để thực hiện những cam kết chung.

Ông Moon Jae-in là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới trụ sở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên

Mục tiêu cải thiện và phát triển quan hệ liên Triều được đánh giá đạt nhiều bước tiến thiết thực nhất với những thỏa thuận về nối lại dự án tuyến đường sắt và đường bộ liên Triều vào cuối năm nay, mở lại các dự án tại khu công nghiệp chung Kaesong và núi Kumgang nếu điều kiện triển khai chín muồi… Bên cạnh đó là thỏa thuận thúc đẩy đoàn tụ các gia đình ly tán hay thực hiện các dự án thể thao, nhân đạo chung.

Hai miền Triều Tiên tiếp tục có thêm nhiều thiện chí giảm căng thẳng quân sự, cụ thể là nhất trí thiết lập vùng cấm bay ở các khu vực biên giới để ngăn chặn các vụ đụng độ máy bay, đồng ý thiết lập vùng đệm gần đường giới tuyến quân sự trên biển Hoàng Hải để ngăn chặn các vụ đấu súng và tập trận bắn pháo trên biển, ngừng các cuộc tập trận quân sự biên giới nhằm vào nhau từ ngày 1/11 tới, đồng thời mỗi bên sẽ rút bớt 11 trạm gác biên phòng tại khu phi quân sự trước cuối năm nay. Theo thỏa thuận, hai miền Triều Tiên cũng sẽ thành lập một ủy ban quân sự chung để giám sát thực thi thỏa thuận quân sự mới.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại cuộc họp báo chung thông báo kết quả Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ở Bình Nhưỡng ngày 19/9/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại cuộc họp báo chung thông báo kết quả Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ở Bình Nhưỡng ngày 19/9/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quan trọng nhất, hai bên đã tái xác nhận lại cam kết sẽ nỗ lực vì một bán đảo Triều Tiên hòa bình, không vũ khí hạt nhân, mà trước hết là loại bỏ mọi ngọn nguồn mâu thuẫn trong khu vực, đồng thời cũng lần đầu thống nhất các bước đi cụ thể trong tiến trình phi hạt nhân hóa. Cụ thể, các bước đi này là Triều Tiên sẽ đóng cửa vĩnh viễn bãi thử và bãi phóng tên lửa Dongchang-ri với sự giám sát của các chuyên gia quốc tế, đồng thời Bình Nhưỡng cũng cam kết đóng cửa toàn bộ cơ sở hạt nhân ở Yongbyon tùy theo hành động của Mỹ.

Với những thỏa thuận cụ thể như vậy, có thể nói Tổng thống Hàn Quốc đã phần nào thành công trong việc thuyết phục ông Kim Jong-un chấp nhận đủ những nhân nhượng cần thiết để đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng có thể tiếp diễn. Vai trò trung gian của Tổng thống Hàn Quốc trong vấn đề này cũng thể hiện rõ khi Seoul cho biết ông Moon Jae-in sẽ sang Mỹ vào tuần tới để hội đàm với Tổng thống Donald Trump.

Lãnh đạo Triều Tiên đồng ý sẽ sớm tới thăm Hàn Quốc để gặp Tổng thống Moon Jae-in lần thứ tư

Tổng thống Hàn Quốc một mặt sẽ tác động để Triều Tiên đẩy nhanh quá trình phi hạt nhân hóa, mặt khác sẽ hối thúc Mỹ có những biện pháp tương ứng để nhanh chóng nối lại không khí đối thoại nhằm thiết lập mối quan hệ mới, hòa bình giữa hai quốc gia.

Cùng với tuyên bố Panmunjom đặt ra những nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên, tuyên bố Bình Nhưỡng lần này sẽ giúp đưa quan hệ liên Triều lên nấc thang mới, đồng thời đề ra mục tiêu cụ thể về phi hạt nhân hóa, đưa bán đảo Triều Tiên tiến gần hơn tới hòa bình và thịnh vượng.

Lãnh đạo Triều Tiên cũng đồng ý sẽ sớm tới thăm Hàn Quốc để gặp Tổng thống Moon Jae-in lần thứ tư, kể từ khi các nỗ lực hòa giải giữa hai quốc gia nước láng giềng bắt đầu bằng hoạt động ngoại giao hòa bình thông qua Olympic hồi đầu năm nay. Nếu thực hiện được, ông Kim Jong-un sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên thăm Seoul kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai vào năm 1945.

Dòng tweet đăng trên trang Twitter cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/9/2018 về cam kết của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Dòng tweet đăng trên trang Twitter cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/9/2018 về cam kết của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh liên Triều đang diễn ra ở Bình Nhưỡng cũng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Từ Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay lập tức hoan nghênh những diễn biến tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều này là “rất thú vị,” đặc biệt là khả năng Triều Tiên cho phép tiến hành các cuộc thanh sát hạt nhân, phá hủy vĩnh viễn một bãi thử cũng như bệ phóng trước sự hiện diện của các chuyên gia quốc tế. Đây có thể là yếu tố giúp hồi sinh các cuộc đàm phán phi hạt nhân giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các thỏa thuận đạt được, cho rằng các thỏa thuận này góp phần tạo nên nhận thức chung “quan trọng” về phi hạt nhân hóa và các vấn đề còn tồn tại khác.

Chính phủ Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng tuyên bố chung đạt được sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 sẽ giúp phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên.

Tuyên bố chung tại Bình Nhưỡng lần này đã vạch ra những bước đi rõ ràng và cụ thể hơn để cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên

Thái độ ủng hộ của các nước tham gia vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã tạo thêm động lực cho tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Dù việc thực hiện các cam kết còn là một chặng đường dài, thậm chí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài, song rõ ràng tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đang được thúc đẩy đúng hướng.

Sau Tuyên bố chung Panmunjom tại cuộc gặp lịch sử liên Triều hồi tháng 4 vừa qua, tuyên bố chung tại Bình Nhưỡng lần này đã vạch ra những bước đi rõ ràng và cụ thể hơn để cải thiện quan hệ giữa hai miền, thể hiện sự tin cậy ngày càng lớn giữa hai nhà lãnh đạo.

Qua hội nghị lần này, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đã thể hiện rõ ràng hơn về ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân, giúp tạo đà cho một hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần thứ 2, đưa mục tiêu thiết lập hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên tiến thêm một bước./.

Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba

Cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra từ ngày 18-20/9 tại thủ đô Bình Nhưỡng trong bối cảnh quan hệ hai miền Triều Tiên đã được cải thiện đáng kể, song tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên dường như đang rơi vào thế bế tắc.

Nội dung chính mà hai nhà lãnh đạo sẽ bàn thảo trong cuộc gặp lần này là làm cách nào để tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai miền và thúc đẩy đối thoại Triều-Mỹ nhằm đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Hàng loạt diễn biến tích cực trên Bán đảo Triều Tiên kể từ sau “cú hích” là cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử ngày 27/4 giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên đã và đang tạo môi trường thuận lợi khiến cơ hội giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên có thêm hy vọng. Nỗ lực và thiện chí từ cả Hàn Quốc và Triều Tiên phần nào đã được thể hiện.

Kết quả đáng ghi nhận nhất của việc thực hiện Tuyên bố Panmunjom chính là quan hệ liên Triều đang được cải thiện một cách khá bền vững

Không chỉ một cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27/4 mang tính chất “mở đường,” suốt hơn 4 tháng qua, có thể nói hai bên đều cố gắng hiện thực hóa từng bước những cam kết mà Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đạt được trong Tuyên bố Panmunjom, trên tinh thần đối thoại xây dựng và chân thành.

Kết quả đáng ghi nhận nhất của việc thực hiện Tuyên bố Panmunjom chính là quan hệ liên Triều đang được cải thiện một cách khá bền vững. Hai miền Triều Tiên tiến hành thường xuyên các cuộc đàm phán, kể cả cấp cao nhất. Sau cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27/4, lãnh đạo hai miền đã gặp lại lần thứ hai ngày 26/5 tại Panmunjom. Cuộc gặp lần thứ ba được lên kế hoạch diễn ra tại Bình Nhưỡng sắp tới có thể coi là bước đi phản ánh một cách logic xu thế hòa giải ngày càng rõ nét này.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh: AP)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh: AP)

Một trong những sự kiện mang tính biểu tượng cao cho mối quan hệ đang dần nồng ấm trở lại giữa hai miền Triều Tiên, là hai đợt đoàn tụ các gia đình ly tán trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, được tổ chức cuối tháng 8 vừa qua sau 3 năm gián đoạn. Đây có thể coi là sự tiếp nối những nỗ lực không mệt mỏi nhằm hướng tới mục tiêu đạt được hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Ý nghĩa của cuộc đoàn tụ lần thứ 21 này không chỉ là việc thực hiện một trong những thỏa thuận chủ chốt của Tuyên bố Panmunjom, mà còn thể hiện khát vọng hòa bình, hòa hợp cháy bỏng giữa hai miền. Hàng loạt dự án hợp tác kinh tế và giao lưu xã hội đang được cả hai miền thúc đẩy cũng góp phần tạo điều kiện hướng tới mục tiêu hòa bình và thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên.

Bên cạnh đó, quan hệ liên Triều đang được củng cố bằng nỗ lực xây dựng lòng tin từ cả hai bên. Việc Triều Tiên dỡ bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri, nơi diễn ra 6 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006 của nước này, hay phá hủy một số cơ sở phóng tên lửa, cũng như việc Hàn Quốc hủy một loạt cuộc tập trận chung thường niên với Mỹ, ngừng xây dựng các căn cứ quân sự sát biên giới Triều Tiên… đang đưa quan hệ hai miền vào quỹ đạo của đối thoại và hợp tác chặt chẽ.

Quan hệ liên Triều đang được củng cố bằng nỗ lực xây dựng lòng tin từ cả hai bên

Ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh lần này, hai bên đã mở cửa văn phòng liên lạc chung, một dạng quan hệ ngoại giao sơ khởi giúp tránh những hiểu lầm, những bất đồng đáng tiếc không chỉ trong lĩnh vực an ninh-quân sự mà còn cả trong các lĩnh vực khác. Với sự hoạt động của văn phòng này, hai bên sẽ có kênh liên lạc mới, thường xuyên và hiệu quả, tạo điều kiện phát triển quan hệ song phương.

Không chỉ có thế, hai miền Triều Tiên còn nhất trí tiến hành một số việc làm giảm căng thẳng quân sự, trong đó có kế hoạch giải giáp Khu vực an ninh chung và tiếp tục các hoạt động khai quật chung hài cốt binh lính tử trận trong Khu phi quân sự (DMZ).

Một thuận lợi nữa là trong thành phần đoàn Hàn Quốc sang Triều Tiên lần này có mặt một số quan chức đảng cầm quyền cũng như đảng đối lập, một nỗ lực của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in giành sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị Hàn Quốc trong tiến trình hòa giải liên Triều cũng như phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, tình trạng bế tắc trong tiến trình thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên đang tạo ra nhiều trở lực. Thế bế tắc này bắt nguồn từ những bất đồng trong các bước đi tiếp theo của tiến trình phi hạt nhân hóa sau thỏa thuận giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/6 ở Singapore. Mỹ muốn Triều Tiên công khai chi tiết chương trình hạt nhân, trong khi Triều Tiên muốn Mỹ chấp nhận ký tuyên bố chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên trước. Hai nước dường như không thể tiếp tục thực hiện các động thái tiếp theo.

Cụ Han Shin-ja (phải), 99 tuổi, ở Hàn Quốc gặp em gái Kim Kyong Sil (giữa), 72 tuổi, và Kim Kyong Young (trái), 71 tuổi, ở Triều Tiên trong buổi đoàn tụ ở khu nghỉ dưỡng núi Kumgang ngày 20/8. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cụ Han Shin-ja (phải), 99 tuổi, ở Hàn Quốc gặp em gái Kim Kyong Sil (giữa), 72 tuổi, và Kim Kyong Young (trái), 71 tuổi, ở Triều Tiên trong buổi đoàn tụ ở khu nghỉ dưỡng núi Kumgang ngày 20/8. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Việc Tổng thống Mỹ cuối tháng 8 vừa qua hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng với lý do không có tiến triển về các nỗ lực giải trừ hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời tiếp tục siết chặt trừng phạt Triều Tiên, chẳng những làm gián đoạn tiến trình thực hiện các cam kết về phi hạt nhân hóa, mà còn phát đi “một tín hiệu xấu” có thể khiến mọi chuyện đi chệch hướng. Mặc dù những động thái từ phía Mỹ được xem là một phần toan tính của Tổng thống Trump nhằm gây sức ép với Triều Tiên, nhưng nó cũng cho thấy giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn còn thiếu lòng tin chiến lược.

Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc một lần nữa không để các nỗ lực ngoại giao trong nửa năm nay bị đổ vỡ do sự bất đồng giữa Mỹ và Triều Tiên. Hàng loạt cuộc tiếp xúc ngoại giao con thoi giữa các đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in với các quan chức cả Triều Tiên lẫn Mỹ đã thu được các kết quả rất tích cực: ấn định được thời gian diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba giữa ông Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên; phần nào thuyết phục được phía Mỹ, cụ thể là Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng chuyện ký tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên sẽ không làm suy yếu liên minh Hàn-Mỹ và Mỹ không phải rút quân khỏi Hàn Quốc – một vị trí chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á – điều mà Mỹ rất lo ngại không chỉ vì Triều Tiên mà còn vì một số nguyên nhân sâu xa khác.

Đây là một trong những vấn đề gây vướng mắc cần được tháo gỡ, bởi Triều Tiên muốn có tuyên bố kết thúc chiến tranh trước để bảo đảm rằng an ninh của mình không bị đe dọa, còn phía Mỹ thì muốn tiếp tục hiện diện quân sự ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc đang làm tốt vai trò kết nối của mình để giữ Triều Tiên không chệch bước khỏi con đường phi hạt nhân hóa và xóa bỏ sự nghi ngờ của Mỹ

Có thể nói Hàn Quốc đang làm tốt vai trò kết nối của mình để giữ Triều Tiên không chệch bước khỏi con đường phi hạt nhân hóa và xóa bỏ sự nghi ngờ của Mỹ. Nỗ lực của Seoul làm trung gian đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng đang được thực hiện dựa trên mức độ tin tưởng mà Hàn Quốc đã xây dựng được với cả hai nước này, mà cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đang được kỳ vọng tạo ra đòn bẩy đưa quan điểm của Mỹ và Triều Tiên xích lại gần nhau hơn.

Còn nhớ ngay khi Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố hủy cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ngay lập tức gặp ông Kim Jong-un ở Panmunjom lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tháng, mà kết quả là đàm phán Triều–Mỹ đã diễn đúng lộ trình. Đó là lý do dư luận hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba trong năm nay sẽ tạo cơ hội tháo gỡ những vướng mắc, khai thông bế tắc để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa, hướng tới thiết lập hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên./.

Các sinh viên giơ cao tấm poster có ảnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Asia.nikkei.com)
Các sinh viên giơ cao tấm poster có ảnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Asia.nikkei.com)

Fidel Castro:                  monumento sagrado en el corazón de los vietnamitas

Con el deseo de testimoniar con sus propios ojos el feroz campo de batalla y la heroica lucha del pueblo vietnamita, el líder de la Revolución cubana Fidel Castro desafió todos los peligros para visitar la zona liberada de Vietnam del Sur en la provincia de Quang Tri, en septiembre de 1973, y se convirtió así en el primer y el único jefe de Estado que viajó a la nación sudesteasiática en tiempos de la guerra.“Por Vietnam estamos dispuestos a dar hasta nuestra propia sangre”, expresó Fidel, lo cual refleja todo el afecto especial que sentía el líder de la Revolución, en particular, y el pueblo cubano, en general, hacia Vietnam.

Cuba y Vietnam- hermandad a prueba del fuego

En la pasada guerra, Cuba fue pionero en el movimiento de apoyo a la lucha por la independencia y la liberación, así como a la construcción nacional del pueblo vietnamita.

Cuba constituyó el primer país en reconocer el Frente de Liberación de Vietnam del Sur (en diciembre de 1961), en establecer un Comité de Solidaridad con el país indochino (en septiembre de 1963), y también el único en abrir una embajada ante el Frente de Liberación Nacional de Vietnam en la zona liberada (julio de 1967).

En la era de independencia, Cuba acompaña a Vietnam en la empresa de construcción del socialismo y salvaguardia del país. Fidel, de nuevo, demuestra la solidaridad fiel de más de 10 millones de cubanos al asegurar: “Si en la guerra Cuba estuvo dispuesta a dar su propia sangre por Vietnam, ahora en la paz estamos dispuestos a ofrecer nuestro sudor”.Numerosos funcionarios, técnicos, obreros y médicos cubanos contribuyeron voluntariamente con sus esfuerzos a respaldar a sus hermanos vietnamitas en la reconstrucción nacional. Varias obras que muestran la hermandad Vietnam- Cuba fueron levantadas en la década del 70 como el hospital de Amistad Vietnam-Cuba, en la que hoy laboran cuatro médicos cubanos.

El apoyo y el afecto de Cuba a Vietnam siguió iluminándose en los foros y organizaciones internacionales después de 1975, cuando este país alcanzó su victoria definitiva. En el escenario marcado por el sabotaje llevado a cabo por las fuerzas hostiles, Cuba siguió con firmeza y fidelidad al lado de Vietnam.

A partir de finales de los años 80 y 90 del pasado siglo,  Vietnam, Cuba y los países socialistas tuvieron que enfrentar desafíos históricos. Los partidos comunistas y pueblos de Vietnam y Cuba, de nuevo, empezaron una nueva lucha por mantener y consolidar el socialismo. Una vez más, el internacionalismo desinteresado de los verdaderos revolucionarios creó nuevas páginas históricas gloriosas de las relaciones Vietnam- Cuba en todos los sectores, desde política, economía, cultura, hasta ciencia- tecnología.

Al considerar la misión de apoyar a Cuba como un principio y una orden del corazón, el Partido Comunista, el Estado y el pueblo vietnamitas movilizaron todos los recursos económicos valiosos para ayudar a su hermano de siempre a superar la escasez material durante el llamado el período especial, una etapa de crisis económica que sufrió la Isla caribeña como resultado del colapso de la Unión Soviética en 1991, la destrucción del campo socialista, así como por el recrudecimiento del bloqueo estadounidense.

Los especiales lazos entre ambos pueblos no se limitan a esos gestos, sino que se reflejan en miles de otras historias conmovedoras. El 1967 fue declarado en Cuba como “el Año del Vietnam Heroico”; en 1972, ante los bombardeos de aviones estadounidenses sobre diques en el Norte de Vietnam, los hermanos cubanos declararon el 28 de agosto de 1972 como “Día de Diques” y lanzaron una campaña de divulgación contra el crimen del imperialismo en Vietnam.

En la provincia vietnamita de Ben Tre hay una aldea que lleva nombre Moncada, antiguo cuartel militar ubicado en la oriental provincia de Santiago de Cuba. El 26 de julio de 1953 y dirigido por Fidel Castro, jóvenes cubanos asaltaron el cuartel con el objetivo de dirigirse luego a las montañas del Oriente para iniciar la lucha contra la dictadura de Fulgencio Batista.

De igual forma, en Cuba no es difícil encontrar sitios que llevan el nombre de provincias o héroes de Vietnam, tales como la fábrica de calzado Nguyen Van Troi, la escuela Vo Thi Thang, el estadio Vietnam y la aldea Ben Tre.

Cuba en el corazón de Vietnam y Vietnam en el corazón de Cuba, esa realidad natural se origina de los lazos especiales forjados en el fuego de la lucha revolucionaria. Esos vínculos son un tesoro valioso de los dos pueblos en la empresa de construcción y salvaguardia nacional y del socialismo.

Energía transmitida por Fidel: fuerza de impulso para lucha de pueblo vietnamita

El hecho de llevar al jefe de Estado de un país hermano y a su vez a un gran estadista mundial a una zona aún con olor a pólvora no fue una decisión fácil. Cabe destacar, además, que Fidel estaba decidido a visitar ese territorio de Vietnam del Sur, lo cual es una muestra de su sinceridad y respeto por este país heoico que enfrentó dos grandes guerras, primero contra Francia y luego contra Estados Unidos,  y demuestra su espíritu desafiante.

En esa misma visita histórica, Fidel demostró su fe absoluta en la victoria de Vietnam y en que la fuerza humana de los vietnamitas y la justicia triunfarían frente al poderío militar de un ejército como el estadounidense.Según el general de división Pham Xuan The, quien en aquel momento era primer teniente asistente de operación de la división 304 y se encargó de dirigir las fuerzas de guardia para garantizar la seguridad en la zona de la fortaleza 241, después de izar en sus manos la bandera de liberación de esa división 304 (Vinh Quang o Gloria) en la fortaleza 241, Fidel expresó a los soldados vietnamitas: “Pongan esta gloriosa bandera en medio de Saigón”.

“Pese a que no fuera nuestro líder o nuestro Comandante, esas palabras de Fidel Castro fueron como una orden que alentó a nuestra división y a los soldados a esforzarse al máximo para liberar el Sur”, afirmó Xuan The.

El general de división Pham Xuan The (Fuente: VNA)
El general de división Pham Xuan The (Fuente: VNA)

“A partir de ese momento, los dirigentes de la división reiteraban a cada rato esa frase de Fidel a fin de intensificar nuestra determinación de luchar por la reunificación nacional”, aseveró.

“Fidel nos entregó la bandera, pero para nosotros también nos entregó la fe en la victoria. Ese gesto posee un significado muy sagrado, puesto que Fidel fue el primer jefe de Estado en desafiar todos los riesgos para visitar la zona recién liberada. Esa acción nos conmovió a seguir su ejemplo valiente  y a esforzarnos por cumplir su llamado”, compartió Xuan The.

El 30 de abril de 1975, casi dos años después de aquel momento histórico en que Fidel izó la bandera de liberación de la división 304, Xuan The fue uno de los soldados del Ejército de Liberación del Sur que arrestó a Duong Van Minh, presidente de la República de Vietnam en el Palacio de la Independencia y que lo obligó a emitir la declaración de rendición incondicional en el estudio de Radio Saigón, hecho que puso fin a la guerra.De esa manera, Xuan The se considera como una de las personas que cumplió el llamado de Fidel Castro.

Pham Xuan The (primera persona desde la derecha) entre los soldados que escoltaron a Duong Van Minh al estudio de Radio Saigón (Fuente: fotos de archivo)
Pham Xuan The (primera persona desde la derecha) entre los soldados que escoltaron a Duong Van Minh al estudio de Radio Saigón (Fuente: fotos de archivo)
Pham Xuan The (primera persona desde la derecha)en el estudio de Radio Saigón, donde Duong Van Minh emitió la declaración de rendición incondicional (Fuente: fotos de archivo)
Pham Xuan The (primera persona desde la derecha)en el estudio de Radio Saigón, donde Duong Van Minh emitió la declaración de rendición incondicional (Fuente: fotos de archivo)

El ejército popular y el pueblo vietnamitas cumplieron su misión histórica de liberar el Sur y reunificar el país, para abrir un nuevo capítulo de paz y desarrollo nacional.Y en ese día de victoria final del pueblo vietnamita, la bandera de liberación del Sur ondeó sobre el techo del Palacio de la Independencia, en medio de Saigon (actual Ciudad Ho Chi Minh), tal como lo deseó y lo transmitió a los combatientes vietnamitas el líder cubano.

Recuerdos imborrables sobre visita a Quang Tri en 1973 de Fidel Castro

A 45 años de la histórica visita de Fidel Castro a la zona liberada de Vietnam del Sur en la provincia de Quang Tri, los exsoldados y pobladores guardan en su memoria la imagen humilde pero también grandiosa del líder de la revolución cubana.Para Duong Tu Anh, exsecretario del Comité del Partido Comunista de Vietnam en el distrito de Cam Lo, Quang Tri en el período 1972- 1976, es un recuerdo imborrable la oportunidad de ser uno de los testigos de aquel acontecimiento de gran significado histórico.

De acuerdo con Tu Anh, de 82 años, ese plan fue mantenido en secreto hasta el último momento,  hasta que Fidel  llegó a Quang Tri.

Fidel  Castro, primer secretario del Comité Central del Partido Comunista y  primer ministro del gobierno revolucionario de Cuba, y Tran Nam Trung,  ministro de Defensa del Gobierno Revolucionario Provisional de la  República de Vietnam del Sur en un mitin en la provincia central de  Quang Tri (septiembre de 1973)(Fuente: VNA)
Fidel Castro, primer secretario del Comité Central del Partido Comunista y primer ministro del gobierno revolucionario de Cuba, y Tran Nam Trung, ministro de Defensa del Gobierno Revolucionario Provisional de la República de Vietnam del Sur en un mitin en la provincia central de Quang Tri (septiembre de 1973)(Fuente: VNA)

Fidel caminó alrededor de dos kilómetros desde el puente Dong Ha, en la homónima ciudad, y luego hasta el oeste, que hoy día es la calle Tran Hung Dao, para apreciar en el terreno los fortines y armamentos abandonados por el ejército estadounidense y también los grandes esfuerzos de los soldados y pobladores de Vietnam por reconstruir la localidad devastada severamente por bombas y minas.

Fidel fue recibido por los soldados y pobladores vietnamitas en Quang Tri (Fuente: VNA) 
Fidel fue recibido por los soldados y pobladores vietnamitas en Quang Tri (Fuente: VNA) 

Tu Anh rememoró que cada paso de Fidel Castro fue acogido calurosamente por los funcionarios, combatientes y pobladores de Quang Tri, quienes le admiran por su humildad, su virtud, y también su grandeza y valentía sin temer cualquier peligro.

Cabe recordar que Dong Ha se sitúa a solo 10 kilómetros de la antigua cabecera de Quang Tri, al Sur del río Thach Han, donde los ejércitos enemigos ocupaban provisionalmente y tenían instalados aún cañones dirigidos hacia Dong Ha.

El primer secretario del Comité Central del Partido Comunista y primer  ministro del gobierno revolucionario de Cuba, Fidel Castro, en su visita al  municipio de Dong Ha, Quang Tri (Fuente: VNA)
El primer secretario del Comité Central del Partido Comunista y primer ministro del gobierno revolucionario de Cuba, Fidel Castro, en su visita al municipio de Dong Ha, Quang Tri (Fuente: VNA)

Luego del recorrido por Dong Ha, Fidel Castro realizó una visita a la sede del Gobierno Revolucionario Provisional de la República de Vietnam del Sur, al lado de la autopista número 9.

Con posterioridad, el líder cubano siguió por la autopista 9 para llegar a la fortaleza 241, conocida también como Tan Lam o Carol (según la forma de denominación del ejército estadounidense), en la comuna de Cam Thanh, distrito de Cam Lo, a dos kilómetros de esa ruta.

El 15 de septiembre de 1973, Fidel Castro, primer secretario del Comité  Central del Partido Comunista de Cuba y primer ministro del gobierno  revolucionario de Cuba, visitó la base militar de Tan Lam-Doc Mieu en la  línea McNamara (Fuente: VNA)
El 15 de septiembre de 1973, Fidel Castro, primer secretario del Comité Central del Partido Comunista de Cuba y primer ministro del gobierno revolucionario de Cuba, visitó la base militar de Tan Lam-Doc Mieu en la línea McNamara (Fuente: VNA)

En el mitin solemne para dar la bienvenida a la delegación cubana en la mañana del 16 de septiembre de 1973, Fidel Castro recibió de los soldados vietnamitas la bandera de liberación de la división 304 (Vinh Quango Gloria).

Luego de caminar hacia la zona del mitin, izando esa bandera en manos, Fidel Castro arengó a los soldados vietnamitas  “Pongan esta gloriosa bandera en medio de Saigón”, recordó Tu Anh.

Durante los 30 minutos de su discurso, Fidel Castro alabó la valentía y el espíritu indomable, así como los triunfos gloriosos de las fuerzas armadas y los pobladores vietnamitas y también la solidaridad fiel entre ambos países.

Al presenciar las ruinas en la fortaleza 241 Tan Lam, consecuencias de la guerra, Fidel Castro alentó a los pobladores a trabajar para rehacer su vida y sugirió el establecimiento de granjas para superar pronto las pérdidas.Los presentes ese día histórico no pueden olvidar la energía que transmitió Fidel al sugerir: “en esta tierra colorada se pueden cultivar árboles industriales”.

A diferencia de una localidad en ruinas hace 45 años atrás, ese lugar se transformó totalmente. Las huellas de la ardua guerra se suplen por un entorno pacífico y sereno, y la pobreza por un verde sempiterno de bosques y árboles de cauchos. Incluso el color marrón de la tierra colorada solo  aparece entreverado como rayas de creyón entre los bosques y campos verdosos.

La fortaleza 241 es hoy  un sitio histórico en medio de la granja Tan Lam, comuna de Cam Thanh, Cam Lo. Las autoridades locales rememoraron que los cambios en esa tierra se notifican a partir de 1974, cuando en ese mismo puesto  se estableció una pequeña franja con los esfuerzos de los pobladores  para buscar y desactivar las bombas y minas remanentes en esa tierra, por desamontonar decenas de miles de alambre de púas y por descontaminar así una gran superficie para el cultivo de árboles industriales.

Verdaderas hazañas hizo el personal de la granja en aquella “tierra muerta”. Había lotes en esa superficie de 80 hectáreas de cultivo de pimienta- producto especial de Quang Tri- que lograron un rendimiento de hasta cuatro toneladas por hectárea en 2015. Y los productos cultivados en esa tierra recibieron por tres ocasiones medallas de oro en la Feria nacional de Economía- Técnica.

Ante ese avance, la República de Alemania estableció cooperación con la granja Tan Lam en 1986 para ampliar la producción de pimienta. Pese a los cambios en el modelo de producción con el transcurso del tiempo, los pobladores locales son conscientes de que los resultados actuales son fruto de los “patrimonios” tanto material como espiritual y de los grandes sacrificios de los predecesores.

Los habitantes en la fortaleza 241 (actual barrio Tan Phu) en particular y de la comuna de Cam Thanh en general no frustraron las aspiraciones de los predecesores y aprovechan la tierra para ampliar el cultivo intensivo a fin de lograr mayores ingresos, actividad que intercalan con la cría de animales domésticos. Varios hogares en ese lugar consideran a la pimienta y el caucho como árboles principales.

María Llorens Treviño, la traductora de Fidel Castro en su segunda visita a Vietnam en 1995, rememoró que  Fidel se emocionó mucho al recibir los obsequios entregados por representantes de la provincia Quang Tri, entre ellos, pimiento seco cultivado en la granja de Tan Lam, empaquetado en una bella envoltura con la dedicatoria “Al Presidente Fidel Castro. Pimientos sembrados en la fortaleza 241, donde visitó hace 23 años atrás”.

”Fidel es una persona fuerte, casi nunca llora, pero en ese momento se emocionó”, compartió María.

María Llorens Treviño (primer personsa desde la izquierda), intérprete de Fidel Castro en la visita a Vietnam en 1995 (Foto concedida por la entrevistada)
María Llorens Treviño (primer personsa desde la izquierda), intérprete de Fidel Castro en la visita a Vietnam en 1995 (Foto concedida por la entrevistada)

La intérprete dijo que seguramente Fidel se sintió emocionado al contemplar esos logros de aquella tierra heroica por donde pasó.

Modelo de cultivo de pimienta hoy en Cam Lo (Fuente: camlo.quangtri.gov.vn)
Modelo de cultivo de pimienta hoy en Cam Lo (Fuente: camlo.quangtri.gov.vn)

Fidel: gran amigo de Vietnam

El cuento de Nguyen Thi Huong, la mujer de 61 años de edad que reside en Quang Tri sobre el “encuentro especial” con Fidel Castro es ya una historia muy familiar no solo para los pobladores y autoridades locales, sino también para todos los vietnamitas. En 1973 Thi Huong sufrió graves heridas por la explosión de una mina al lado del puente Hien Luong, justamente cuando la delegación de Fidel pasó por el lugar. El líder de la Revolución mandó a parar el convoy y llevarla al Hospital de Vinh Linh, en Quang Tri, y luego, a buscar sangre en Quang Binh para salvar a Thi Huong.“Fidel es como si fuera mi segundo padre. Sin  su ayuda yo no podría estar viva hoy”.

Nguyen Thi Huong señala fotos tomadas en la Embajada de Cuba, en Hanoi, durante el acto para rendir homenaje póstumo a Fidel Castro tras su fallecimiento en 2016 (Fuente: VNA)
Nguyen Thi Huong señala fotos tomadas en la Embajada de Cuba, en Hanoi, durante el acto para rendir homenaje póstumo a Fidel Castro tras su fallecimiento en 2016 (Fuente: VNA)

“Estamos dispuestos a ayudar a construir un Vietnam diez veces más hermoso”

Al presenciar los dolores y las pérdidas de Vietnam del Sur, Fidel Castro decidió ayudar a Vietnam a construir en Dong Hoi, Quang Binh, un hospital con equipos modernos, luego de su visita de 1973. Varias generaciones de médicos de la Isla caribeña han trabajado en ese nosocomio, siguiendo el espíritu internacionalista de la revolución cubana.

Piter Martínez Benítez, médico especializado en cardiografía, y sus tres otros colegas, laboran actualmente en el Hospital de Amistad Vietnam- Cuba de Dong Hoi para dar continuidad a la misión internacional que emprendió el líder de la revolución cubana.

Piter Martínez Benítez realiza una operación quirúgica en el Hospital de Amistad Vietnam- Cuba de Dong Hoi (Fuente:Martínez Benítez)
Piter Martínez Benítez realiza una operación quirúgica en el Hospital de Amistad Vietnam- Cuba de Dong Hoi (Fuente:Martínez Benítez)

Pese a que solo hace cinco meses que trabaja en el hospital,  Martínez Benítez se siente muy orgulloso de brindar su ayuda en este centro que Fidel Castro donó a la provincia de Quang Binh.

“Colaborar con los colegas vietnamitas en este hospital es para mí una oportunidad de demostrar el afecto hacia esta tierra que guardo en mi corazón desde hace mucho tiempo”, compartió Martínez Benítez.

Piter Martínez Benítez y sus colegas vietnamitas en el Hospital de Amistad Vietnam- Cuba de Dong Hoi (Fuente:Martínez Benítez)
Piter Martínez Benítez y sus colegas vietnamitas en el Hospital de Amistad Vietnam- Cuba de Dong Hoi (Fuente:Martínez Benítez)

El Hospital de Amistad Vietnam- Cuba en Dong Hoi es un obsequio de Fidel Castro a la provincia de Quang Binh después de su visita histórica en 1973 a la zona liberada de Vietnam del Sur, con el fin de respaldar a los pobladores y soldados procedentes del campo de batalla del Sur. Entrada en operación en 1981 después de más de siete años en proceso de construcción, esa obra se consideraba uno de los hospitales más modernos en Vietnam en aquel momento.

Además de ese nosocomio, Fidel Castro decidió ayudar a Vietnam en la construcción de otras obras: el Hotel Thang Loi (Victoria), la carretera de Xuan Mai, la granja de ganado vacuno Moc Chau y la avícola Luong My.Fidel cumplió su palabra: “En la paz, estamos dispuestos a dar también nuestro sudor para ayudar a construir un Vietnam diez veces más hermoso como soñaba el Presidente Ho Chi Minh”, pronunciada durante su visita a Quang Tri.

El Hospital Amistad Vietnam- Cuba de Dong Hoi (Fuente: Internet)
El Hospital Amistad Vietnam- Cuba de Dong Hoi (Fuente: Internet)

Generaciones de vietnamitas y cubanos se empeñan en enriquecer esos lazos especiales entre ambos países.  

Recientemente la empresa ViMariel S.A., subordinada de la corporación vietnamita Viglacera en Cuba, fue fundada en la Isla. Esa entidad construirá un parque industrial en la Zona Especial de Desarrollo Mariel (ZEDM), ubicada a unos 45 kilómetros al oeste de La Habana.Según el anuncio oficial, el parque industrial ViMariel se extenderá por un área de más de 156 hectáreas en el Sector A de ZEDM. La empresa de inversión vietnamita se encarga de preparar, en cinco años, las obras infraestructurales y viales, sistemas de comunicación, de electricidad y de agua, entre otros, para poder gozar el derecho de explotarlo en 50 años.En una entrevista concedida a la Agencia Vietnamita de Noticias (VNA), la directora general de la ZEDM, Ana Teresa Igarza, destacó que con la constitución de la empresa se espera una mayor atracción de inversiones extranjeras al parque gracias al prestigio, nexos de negocios y el trabajo de la corporación vietnamita.Los negocios promocionados en la futura instalación serán de diversa índole, apuntó, pero enfocados a los pilares definidos en la ZEDM: en las industrias de materiales de la construcción, pesada, envases y embalajes, manufacturas en función del abastecimiento; aseo personal y del hogar, biotecnología y la actividad logística.

La directora general ZEDM, Ana Teresa Igarza, entrega licencia de negocios al director de ViMariel, Tran Anh Tuan (Fuente: VNA)
La directora general ZEDM, Ana Teresa Igarza, entrega licencia de negocios al director de ViMariel, Tran Anh Tuan (Fuente: VNA)

Según el embajador de Vietnam en Cuba, Nguyen Trung Thanh, la fundación de esa empresa tiene un significado político más allá del económico y expresa, dijo, una nueva etapa de la tradicional solidaridad entre ambas naciones en tiempos de renovación.

El representante de Viglacera en Cuba y director de ViMariel, Tran Anh Tuan, subrayó el compromiso de cumplir con la agenda establecida y de atraer nuevas inversiones al parque, sobre todo las dirigidas a las altas tecnologías y a las industrias primordiales para el desarrollo de la mayor de las Antillas.Hasta el momento, ViMariel es la primera y única empresa en la ZEDM que ostenta el carácter de concesionario administrativo.

Relaciones Vietnam- Cuba: Lazos que transcienden límite de distancia y tiempo

En su visita oficial a Cuba en marzo de 2018, el secretario general del Partido Comunista de Vietnam, Nguyen Phu Trong, aseveró: “Se puede decir que en la historia del mundo contemporáneo hay muy pocos casos que tienen una relación tan especial como la de nuestros dos partidos, Estados y pueblos”.

“A lo largo de más de medio siglo, desde que establecimos las relaciones diplomáticas (02/12/1960), nuestros dos pueblos siempre hemos estado codo a codo en la lucha por la independencia nacional y la libertad; y hoy día estamos unidos en la causa de la construcción y defensa de la Patria socialista en cada país. Esta es verdaderamente una relación de amistad, solidaridad y  hermandad y se ha convertido en un símbolo de la época, en un tesoro invaluable que ambos partidos y pueblos debemos cuidar, preservar y legar a las futuras generaciones”, puntualizó el máximo dirigente partidista de Vietnam.

El expresidente y primer secretario del gobernante Partido Comunista de Cuba, Raúl Castro, y el máximo dirigente partidista de Vietnam, Nguyen Phu Trong (Fuente: VNA)
El expresidente y primer secretario del gobernante Partido Comunista de Cuba, Raúl Castro, y el máximo dirigente partidista de Vietnam, Nguyen Phu Trong (Fuente: VNA)
El expresidente y primer secretario del gobernante Partido Comunista de Cuba, Raúl Castro, y el máximo dirigente partidista de Vietnam, Nguyen Phu Trong, rindieron homenaje póstumo a Fidel Castro (Fuente: VNA)
El expresidente y primer secretario del gobernante Partido Comunista de Cuba, Raúl Castro, y el máximo dirigente partidista de Vietnam, Nguyen Phu Trong, rindieron homenaje póstumo a Fidel Castro (Fuente: VNA)

Vietnamitas a lo largo del país expresan su admiración y gratitud a Fidel Castro mediante numerosas actividades. Hoy en esta tierra, bustos dedicados al líder de la revolución cubana que se erigen en Quang Binh y Quang Tri reflejan en parte ese especial afecto.

Recientemente, una delegación de alto nivel de Cuba, encabezada por el primer vicepresidente de los Consejos de Estados y de Ministros, Salvador Valdés Mesa, realizó una visita a Vietnam para participar en las actividades conmemorativas por el aniversario 45 de la visita histórica de Fidel Castro a Quang Tri.

En un acto solemne celebrado en Quang Tri en conmemoración de la visita del líder de la Revolución cubana en septiembre de 1973, el miembro del Buró Político y permanente del Secretariado del Comité Central del Partido Comunista de Vietnam, Tran Quoc Vuong, afirmó que ese histórico acontecimiento constituyó una evidencia de la amistad, solidaridad y apoyo del pueblo cubano a la lucha de su par vietnamita.

A su vez, Valdés Mesa reiteró la voluntad de heredar el legado de Ho Chi Minh y Fidel para impulsar incesantemente los vínculos de amistad entre ambos pueblos.

             Acto de inauguración del Parque Fidel en Quang Tri (Fuente: VNA)
             Acto de inauguración del Parque Fidel en Quang Tri (Fuente: VNA)

Durante el evento, los participantes escucharon recuerdos contados por testigos históricos como el exvicecanciller Nguyen Dinh Bin, quien fue intérprete de Fidel durante su visita a Quang Tri.

Con el mismo objetivo, autoridades de esta provincia inauguraron el parque Fidel y una exposición fotográfica con imágenes tomadas por reporteros de la Agencia Vietnamita de Noticias sobre la visita del líder cubano y obras de cooperación entre los dos países.

Durante su estancia en Vietnam, Valdés Mesa fue recibido por el secretario general del Partido Comunista de Vietnam, Nguyen Phu Trong, quien expresó la convicción de que bajo el liderazgo sabio del Partido Comunista de Cuba, el país caribeño superará todos los desafíos para seguir cosechando nuevos logros en su empresa revolucionaria.

El dirigente cubano también sostuvo encuentros con el presidente anfitrión, Tran Dai Quang, el primer ministro Nguyen Xuan Phuc, y la presidenta de la Asamblea Nacional, Nguyen Thi Kim Ngan, junto con otros altos funcionarios del país indochino.

El primer vicepresidente de los Consejos de Estados y de Ministros de Cuba, Salvador Valdés Mesa, visita Vietnam para participar en las actividades conmemorativas por el aniversario 45 de la visita histórica de Fidel Castro a Quang Tri (Fuente: VNA)

Esa vista reafirma, de nuevo, la determinación de los dos países por afianzar las relaciones de hermandad binacional, tal como el deseo de Fidel Castro.- VNA

Nhật Bản

Nhật Bản

Cơ hội học tập và làm việc cho lao động Việt Nam

Nguyễn Tuyến–Thành Hữu (PV TTXVN ở Tokyo)

Quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản ngày càng trở nên sâu sắc và mật thiết, đặc biệt trong việc hợp tác lao động. Điều này đã tạo cho cơ hội cho lao động Việt Nam tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản thông qua nhiều con đường như tu nghiệp sinh, du học hay xuất khẩu lao động.

Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến cuối tháng 10/2017, có hơn 240.000 lao động Việt Nam tại Nhật Bản, chiếm 18,8% số lao động nước ngoài tại Nhật Bản.Như vậy, lao động Việt Nam là cộng đồng nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản, chỉ xếp sau Trung Quốc có 373.000 người, chiếm 29,1%. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng lao động nhanh nhất trong cộng đồng lao động nước ngoài tại Nhật Bản, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lao động Việt Nam được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao về trình độ, năng lực. Tại nhà máy Maebashi của Công ty Koganei Seiki ở Gunma, nơi chuyên sản xuất các linh kiện công nghệ cao cho động cơ máy bay phản lực, xe đua công thức 1, ôtô xe máy đặc chủng với độ sai số gần như bằng không, có 39 kỹ sư Việt Nam đang làm việc.

Lao động Việt Nam là cộng đồng nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản, chỉ xếp sau Trung Quốc có 373.000 người, chiếm 29,1%. 

Hầu hết những kỹ sư này tốt nghiệp Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội; làm việc ở đây khoảng ba đến năm năm, có người được 11 năm. Koganei Seiki là một trong 300 công ty cơ khí chính xác tiêu biểu của Nhật Bản. Công ty đã tiếp cận thị trường lao động Việt Nam từ rất sớm thông qua việc tìm đến các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam và tiến hành các đợt tuyển dụng trực tiếp.

Chủ tịch KOGANEI SEIKI Co.,Ltd, ông Yusuke Kamoshita công ty bắt đầu tuyển dụng lao động Việt Nam từ 12 năm trước với nội dung công việc hoàn toàn giống với các nhân viên Nhật Bản.

Koganei Seiki là doanh nghiệp gia công, nhân viên Việt Nam sẽ phụ trách gia công máy móc, thiết kế chương trình. Doanh nghiệp chỉ có duy nhất một người Việt Nam làm công việc hành chính, đó là vợ của một nhân viên Việt Nam tại nhà máy.”

Hình ảnh bên trong nhà máy Koganei Seiki - nơi tuyển dụng nhiều lao động Việt Nam chất lượng cao - trong chuyến thăm của Đại sứ Việt Nam ở Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)
Hình ảnh bên trong nhà máy Koganei Seiki – nơi tuyển dụng nhiều lao động Việt Nam chất lượng cao – trong chuyến thăm của Đại sứ Việt Nam ở Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)

Ban lãnh đạo của công ty khẳng định nhân viên Việt Nam có đóng góp rất lớn cho sự thịnh vượng của nhà máy, đặc biệt là những sáng kiến cải tiến về mặt kỹ thuật đã đem lại lợi nhuận lớn, trong đó có anh Vũ Lê Bình, kỹ sư lập trình máy gia công và trực tiếp tham gia sản xuất.

Anh Bình sang làm việc tại Koganei Seiki từ năm 2007, được đồng nghiệp Nhật Bản đánh giá cao về cải tiến kỹ thuật do anh đề xuất. Trải qua 11 năm làm việc tại Koganei Seiki, anh Bình cho rằng đây là sự lựa chọn đúng đắn của mình.

Anh Vũ Lê Bình, kỹ sư Việt Nam tại Koganei Seiki, cho rằng anh đã rất may mắn khi được làm việc trong một môi trường thân thiện, hiện đại và năng động. Anh đánh giá cao chế độ đãi ngộ và sự quan tâm chu đáo của ban giám đốc công ty đối với các nhân viên Việt Nam. Một cuộc sống bình yên, đầy đủ, một công việc ổn định, bình đẳng đó là điều mà Koganei Seiki đang tạo ra cho tất cả những lao động trong doanh nghiệp của mình.

Thanh niên Việt Nam, nếu được vào công ty Nhật, thì họ sẽ rất hào hứng và làm việc chăm chỉ.( Giám đốc đại diện công ty cổ phần Lead Giken, ông Minoru Ogawa)

Lead Giken là một doanh nghiệp nhỏ về gia công cơ khí và khuôn mẫu chính xác có trụ sở đặt tại tỉnh Kanagawa. Giám đốc đại diện công ty cổ phần Lead Giken, ông Minoru Ogawa, thừa nhận thực trạng dân số giảm đã khiến cho các doanh nghiệp nhỏ như Lead Giken rất khó tuyển lao động Nhật Bản. Trong khi đó, thanh niên Việt Nam, nếu được vào công ty Nhật, thì họ sẽ rất hào hứng và làm việc chăm chỉ.

Giám đốc Ogawa cho biết hiện tại, Lead Giken Nhật Bản có bảy thực tập sinh nước ngoài đang làm việc, tất cả đều là người Việt Nam. Ông cho biết tất cả các thực tập sinh Việt Nam đều học hành và làm việc chăm chỉ, vui vẻ. Ông mong muốn các thực tập sinh sau khi kết thúc thời gian ở Nhật Bản sẽ về nước và làm việc tại Lead Giken Việt Nam.

Ông Ogawa cho rằng có các thực tập sinh Việt Nam đến Nhật Bản chỉ với mục đích kiếm tiền và đó không phải là điều xấu. Bên cạnh đó, không ít người đến Nhật vì muốn học tập các kỹ thuật, kinh nghiệm công việc. Quan sát các thực tập sinh Việt Nam tại công ty, ông Ogawa nhận định các thực tập sinh Việt Nam học tiếng Nhật và học việc rất tốt, có nguyện vọng về Việt Nam được làm tại các công ty của Nhật Bản.

Anh Nguyễn Hoàng Phương Đông - tu nghiệp sinh Việt Nam tại Lead Giken. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)
Anh Nguyễn Hoàng Phương Đông – tu nghiệp sinh Việt Nam tại Lead Giken. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)

Anh Nguyễn Hoàng Phương Đông, ký hợp đồng làm thực tập sinh tại Lead Giken Nhật Bản trong ba năm.

Nói chuyện với chúng tôi, gương mặt của anh Nguyễn Hoàng Phương Đông nở một nụ cười ngượng nghịu khi thừa nhận rằng ngoài mục đích nâng cao kỹ thuật ngành cơ khí, anh chọn đi tu nghiệp sinh ba năm vì muốn có một số vốn về mở một cơ sở cơ khí riêng tại Việt Nam vì bản thân anh từng học ngành này khi con ở trong nước.

Anh cho biết công việc anh đang đảm nhận là gia công cơ khí chính xác cao, đây là công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao ở lao động.

Doanh nghiệp xây dựng Real Kensetsu cũng đối mặt với tình trạng khó tuyển dụng lao động Nhật Bản. Đó chính là lý do chính để doanh nghiệp này quyết định tiếp cận thị trường tuyển dụng lao động tại Việt Nam từ năm 2014. Hiện nay, tại Real Kensetsu có tổng cộng 20 lao động Việt Nam và được phân công tại nhiều công trình xây dựng mà doanh nghiệp thực hiện tại vùng Kanto.

Tình trạng khó tuyển dụng lao động Nhật Bản là lý do chính để doanh nghiệp nước này quyết định tiếp cận thị trường tuyển dụng lao động tại Việt Nam

Anh Trần Quốc Hưởng, lao động Việt Nam làm việc tại Real Kensetsu theo hợp động tu nghiệp sinh ba năm, cho biết công việc của anh là lắp đặt đường ống nước và đường ống ga tại Kanto. Anh thừa nhận công việc vất vả nhưng không đến nỗi quá sức vì có sợ trợ giúp của máy móc hiện đại. Anh đánh giá cao tác phong làm việc hiện đại và chuyên nghiệp của người Nhật Bản, cho rằng đó là điều mà người Việt Nam cần phải học hỏi.

Lao động Việt Nam đang được xem là một trong những nguồn nhân lực quan trọng đối với thị trường lao động Nhật Bản. Câu chuyện của anh Vũ Lê Bình, anh Nguyễn Hoàng Phương Đông và anh Trần Quốc Hưởng cho thấy lao động Việt Nam hoàn toàn có cơ hội được làm việc, học tập một cách hiệu quả và bình đẳng tại Nhật Bản, quốc gia vốn được đánh giá là một thị trường lao động đầy hứa hẹn đối với lao động Việt Nam./.

Lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Những vấn đề nổi cộm

Nguyễn Tuyến–Thành Hữu (PV TTXVN ở Tokyo)

Tuyển dụng lao động nước ngoài đang được xem là một giải pháp để giúp Nhật Bản giải quyết với thực trạng thiếu lao động. Tại Việt Nam, nơi được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao, lao động Việt Nam được tuyển dụng theo nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức các doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp đến các trường cao đẳng, đại học Việt Nam để tuyển dụng.

Kỹ sư Vũ Lê Bình tại Công ty Koganei Seiki cho biết thường là định kỳ hai năm, công ty sẽ tiếp cận các trường đại học hàng đầu Việt Nam để tuyển dụng lao động. Anh cho biết theo thông lệ những người có thâm niên như anh sẽ đảm nhận việc hướng dẫn cho các lao động Việt Nam mới được tuyển dụng.

Lao động Việt Nam được tuyển dụng theo nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức các doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp đến các trường cao đẳng, đại học Việt Nam để tuyển dụng.

Koganei Seiki luôn tập trung vào các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam vì vậy các lao động Việt Nam được tuyển dụng đều đủ năng lực để ban giám đốc công ty phân công đảm nhận những công việc có độ khó cao.

Bên cạnh hình thức tuyển dụng đó, số lượng lao động Việt Nam đến Nhật Bản theo chế độ tu nghiệp sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, trong số hơn 240.000 lao động Việt Nam tại Nhật Bản tính đến cuối tháng 10/2017,số lao động đến Nhật Bản theo chế tu nghiệp sinh ở mức cao nhất, chiếm tới 43,9%.

Tu nghiệp sinh Việt Nam cùng đồng nghiệp Nhật Bản tại nơi làm việc ở tỉnh Iwate. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)
Tu nghiệp sinh Việt Nam cùng đồng nghiệp Nhật Bản tại nơi làm việc ở tỉnh Iwate. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)

Thống kê chính thức cho thấy, đến hết tháng 12/2017, có khoảng 54.000 thực tập sinh và lao động Việt Nam mới, tăng gần 30% so với năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh và lao động Việt Nam tại Nhật Bản lên tới trên 120.000 người.

Thực tập sinh và lao động Việt Nam có ở tất cả 47 tỉnh thành Nhật Bản, nhiều nhất tại tỉnh Aichi với hơn 8.000 người. Đa số thực tập sinh và tu nghiệp sinh có công việc và thu nhập ổn định khoảng trên 24 triệu VND/tháng. Đặc biệt, có những thời điểm, thu nhập của thực tập sinh lên tới gần 56 triệu VND/tháng.

Tuy nhiên, bên cạnh những lao động Việt Nam chăm chỉ có ý thức, một số lao động không quen với công việc phức tạp vất vả, lại bị các đối tượng xấu dụ dỗ lừa tìm công việc nhẹ nhàng hơn và có thu nhập cao hơn đã sa vào những cách kiếm tiền bất hợp pháp, làm nảy sinh những vụ tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ trốn. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay.

Tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn chỉ chiếm 1,5% trên tổng số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản song đã ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam.

Tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn chỉ chiếm 1,5% trên tổng số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản song đã ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam, tạo ra trở ngại nhất định đối với việc tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Tu nghiệp sinh bỏ trốn chủ yếu làm trong các ngành xây dựng, nhất là ở công trường. Hầu hết các tu nghiệp sinh bỏ trốn đều bị nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ và trục xuất về nước.

Một hình thức tuyển dụng lao động nước ngoài bậc thấp khác mà các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay đang áp dụng, đó là tuyển dụng các du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản, làm công việc bán thời gian. Khối doanh nghiệp dịch vụ tại Nhật Bản hiện rất khó khăn tuyển dụng lao động do thực trạng khan hiếm lao động trẻ.

Việc Chính phủ Nhật Bản cho phép các du học sinh nước ngoài được đi làm bán thời gian tối đa 28 giờ/tuần được xem là một biện pháp giúp các doanh nghiệp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân lực tạm thời. Du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản được đánh giá là nguồn nhân lực quan trọng trong ngành dịch vụ.

Chính vì vậy, bên cạnh việc tuyển du học sinh nước ngoài từ các trường dạy tiếng Nhật, các trường cao đẳng và đại học tại Nhật Bản, một số doanh nghiệp còn chủ động xây dựng các chương trình tuyển dụng lao động bán thời gian.

Em Nguyễn Dương Tùng chuẩn bị đi giao báo ca chiều. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)
Em Nguyễn Dương Tùng chuẩn bị đi giao báo ca chiều. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)

Câu chuyện về em Nguyễn Dương Tùng, một trong hai du học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản tặng bằng khen vì đã có công dung cảm bắt trộm đã được đăng tải trên báo chí Nhật Bản. Nhưng điều đáng chú ý hơn đó chính là nghị lực và quyết tâm của em.

Tùng sang Nhật Bản theo chương trình học bổng của báo Asahi. Theo đó, báo Asahi sẽ đài thọ cho các em chi phí sang Nhật, chi phí học tiếng Nhật tại Nhật Bản, cấp nhà ở, sinh hoạt phí cho em trong hai năm, đổi lại em sẽ đi giao báo trong khoảng thời gian đó.

Một ngày bình thường, ngoài thời gian học tại trường tiếng Nhật, Tùng có hai ca giao báo sáng sớm vào 3 giờ sáng và 3 giờ chiều. Trung bình một ngày vừa đi làm và đi học, Tùng chỉ ngủ được khoảng sáu tiếng. Những buổi sáng trời còn tối mịt, tuyết phủ trắng đường hoặc mưa nặng hạt thực sự là thách thức không nhỏ đối với những thanh niên còn ở tuổi ăn tuổi ngủ như em.

Lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, sang Nhật Bản dưới bất kỳ hình thức nào, đều cần phải có ý thức về một thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, tinh thần học hỏi và sự tuân thủ luật pháp của nước sở tại

Căn phòng ký túc xá mà Tùng được bố trí ở rất nhỏ, cũ kỹ và không có nhiều vật dụng. Nổi bật nhất trong phòng là tấm bằng khen của phòng cảnh sát Takatsu, tỉnh Kanagawa, địa phương nơi em đang sinh sống.

Sau hai năm du học trường tiếng Nhật bằng học bổng báo Asahi, hiện tại Dương Tùng đã vào được Trường Đại học Nông nghiệp thực phẩm Niiigata, đúng với mong ước. Công việc vất vả, cuộc sống còn thiếu tiện nghi, song Tùng không một lời than vãn. Khuôn mặt em luôn sáng lên nụ cười hiền lành và tin tưởng vào con đường mình đã chọn.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, số du học sinh tại Nhật Bản chiếm 41% số lao động Việt Nam tại Nhật Bản, chỉ xếp sau tu nghiệp sinh. Nhu cầu cao của thị trường lao động Nhật Bản đối với lao động bán thời gian đã tạo điều kiện cho du học sinh nước ngoài dễ kiếm được việc làm thêm. Tuy nhiên, cùng với áp lực kiếm tiền để trang trải cuộc sống, một số du học sinh làm nhiều hơn so với thời gian quy định của luật pháp.

Từ năm 2017, nhà chức trách Nhật Bản siết chặt việc kiểm soát du học sinh nước ngoài làm bán thời gian. Những du học sinh nước ngoài bị phát hiện làm việc quá thời gian quy định đều bị trục xuất về nước.

Chưa bao giờ cơ hội cho lao động nước ngoài tại thị trường Nhật Bản lại nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Nhật Bản là một thị trường lao động dễ dãi. Lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, sang Nhật Bản dưới bất kỳ hình thức nào, đều cần phải có ý thức về một thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, tinh thần học hỏi và sự tuân thủ luật pháp của nước sở tại./.

Hợp tác lao động Việt Nam-Nhật Bản

Định hướng phát triển

Nguyễn Tuyến–Thành Hữu (PV TTXVN ở Tokyo)

Lao động Việt Nam được đánh giá đang trở thành một nguồn cung nhân lực quan trọng cho Nhật Bản. Điều đó đã được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản xác nhận. Báo Asahi, một tờ báo hàng đầu của Nhật Bản đã đăng tải câu chuyện sử dụng nhân lực chất lượng cao của Việt Nam một cách hiệu quả tại Công ty xây dựng Goda Koumuten.

Công ty này thuê bảy nhân viên Việt Nam là những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc tại các đại học uy tín của Việt Nam. Phỏng vấn tuyển dụng được tiến hành tại Việt Nam hồi tháng 6/2017 và những người được tuyển chọn sẽ được học tiếng Nhật từ thời điểm đó. Sau khi sang Nhật Bản, những lao động này được hướng dẫn những kỹ thuật, quy trình cần thiết để đảm nhận vai trò cấp quản lý tại Goda Komuten.

Ngành xây dựng Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự quản lý, vì vậy các nhà thầu đang đào tạo lao động trẻ đến từ Việt Nam để họ có thể nắm bắt được các kỹ thuật cần thiết.

Hiệp hội Xây dựng Nhật Bản thừa nhận ngành này hiện đang bị giới trẻ đánh giá là một trong những lĩnh vực lao động kém hấp dẫn vì vất vả và nguy hiểm.

Ngành xây dựng Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự quản lý, vì vậy các nhà thầu đang đào tạo lao động trẻ đến từ Việt Nam để họ có thể nắm bắt được các kỹ thuật cần thiết, đạt được những chứng chỉ cấp quốc gia và đủ điều kiện giám sát công nhân tại các công trường xây dựng.

Chính vì vậy, các nhân viên Việt Nam nói trên được tạo điều kiện thuận lợi. Đầu tiên đó là họ được cấp quy chế thị thực như các phiên dịch hoặc lập trình viên. Bộ Tư pháp Nhật Bản thừa nhận rất hiếm có lao động nước ngoài ở chức vụ quản lý trong ngành xây dựng được cấp thị thực này.

(Nguồn: japan.net.vn)
(Nguồn: japan.net.vn)

Ông Nakano, đại diện công ty Real Kensetsu, cho biết hiện tại, ở công trường lắp đặt đường ống nước của Real Kensetsu, khu vực Sangubashi, có hai lao động Việt Nam. Ông khen ngợi các lao động Việt Nam làm việc chăm chỉ mặc dù công việc vất vả.

Ông tin tưởng việc tuyển dụng lao động Việt Nam đã đóng góp hiệu quả cho công việc của công ty, đặc biệt trong tình trạng thiếu hụt nhân lực hiện nay trong ngành xây dựng của Nhật Bản.

Ông Atsuko Nomura, nhà nghiên cứu cấp cao của Việt Nghiên cứu Nhật Bản chuyên nghiên cứu về chính sách đối với lao động nhập cư, nhận định chủ trương tuyển dụng lao động nước ngoài làm nhân viên chính thức để họ trở thành quản lý trong tương lai là điều “đáng để cân nhắc.”

Ông tin tưởng chủ trương này sẽ giúp cho các lao động nhập cư làm việc tại Nhật Bản trong thời gian dài và sẽ giúp gia tăng số lượng các lao động nhập cư chất lượng cao làm việc tại Nhật Bản. Đại diện cấp cao phụ trách việc tuyển dụng của Goda Koumuten, ông Shinichi Okuma, cho biết nếu chương trình tuyển dụng lao động Việt Nam nói trên gặt hái thành công, công ty sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm người nước ngoài làm nhân viên chính thức. Đến thời điểm này, đã có thêm nhiều công ty xây dựng học tập mô hình của Goda Koumuten.

Đối với chế độ tu nghiệp sinh, báo chí Nhật Bản cho biết chính phủ đang thảo luận với các nhà hoạch định chính sách về việc cải cách các quy định trong chương trình này nhằm thu hút thêm lao động nước ngoài đến Nhật Bản cũng như đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các lao động nước ngoài sang Nhật Bản làm việc việc theo chương trình này.

Giới chuyên gia Nhật Bản đang tranh luận vấn đề việc kéo dài thời hạn làm việc của các tu nghiệp sinh nước ngoài tại Nhật Bản, hiện đang được quy định là ba năm.

Thời gian làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản được nới rộng từ ba năm hiện nay lên năm năm trong thời gian tới.(Trưởng Văn phòng đại diện của Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội)

Trong một lần trao đổi với phóng viên TTXVN, Giáo sư Ryo Ikebe, Đại học Senshu, người từng có nhiều năm làm Trưởng Văn phòng đại diện của Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, cho biết thời gian làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản được nới rộng từ ba năm hiện nay lên năm năm trong thời gian tới.  Đối với ngành đặc biệt, các tu nghiệp sinh có thể kéo dài thời gian làm việc tại Nhật Bản thành năm năm.

Giáo sư cho rằng nếu thời gian làm việc tại Nhật Bản tối đa là 10 năm, các lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ học tập đươc nhiều các kỹ thuật của Nhật Bản, điều này cũng đem lại thu nhập cho Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, với tư cách là chiến lược quan trọng, họ sẽ đào tạo cho lao động có thời gian ở lại 10 năm kỹ hơn lao động có thời gian ở lại ba năm.

Giáo sư nhận định thời hạn của tu nghiệp sinh học tập và làm việc tại Nhật Bản đang trở thành một vấn đề tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách.

Thực tập sinh Việt Nam làm việc tại vườn ươm giống xà lách ở làng Kawakami. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)
Thực tập sinh Việt Nam làm việc tại vườn ươm giống xà lách ở làng Kawakami. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)

Một vấn đề nổi cộm được đề cập trong phóng sự trước là tình trạng các tu nghiệp sinh bỏ trốn, cho dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ song cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam.

Giáo sư Ryo Ikebe cho rằng chế độ tu nghiệp sinh hiện nay trao quá nhiều quyền hạn cho các đơn vị giám sát và các công ty tuyển dụng trong khi lại đặt các tu nghiệp sinh vào tình thế bị động trong chọn lựa công việc cũng là một nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng trên. Vì vậy, giáo sư cho rằng nên tìm một giải pháp linh hoạt để giải quyết được bài toán này.

Đối với lao động bán thời gian, du học sinh Việt Nam được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động của ngành dịch vụ.

Chủ tịch hệ thống Ten Allied, sở hữu hệ thống Tengu Sakaba và nhiều quán rượu khác, Eita Iida, đánh giá du học sinh Việt Nam làm việc chăm chỉ và cẩn thận. Chủ tịch Ten Allied cho rằng các du học sinh Việt Nam sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu họ trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật.

Đối với lao động bán thời gian, du học sinh Việt Nam được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động của ngành dịch vụ. 

Lao động Việt Nam là nhóm lao động nước ngoài đông nhất tại Ten Allied tính đến tháng 7/2017 với tổng cộng 480 nhân viên. Chimney, sở hữu hệ thống quán rượu Hana no Mai cũng tăng cường tuyển dụng lao động Việt Nam. Tính đến tháng 6/2017, doanh nghiệp này tuyển dụng 214 nhân viên Việt Nam, chiếm 42% trên tổng số 512 nhân viên bán thời gian. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch nâng cấp các nhân viên Việt Nam làm bán thời gian lên nhân viên chính thức.

Hiện nay, trong giới chuyên gia và công đoàn tại Nhật Bản đã nêu ý kiến cân nhắc về việc nâng hạn ngạch thời gian làm việc của lao động bán thời gian lên cao hơn so với mức 28 tiếng/tuần đang được áp dụng.

Ngoài ra, công đoàn Nhật Bản đang vận động chính phủ nâng quy định mức lương tối thiểu cho lao động. Theo các chuyên gia này, việc quy định số thời gian làm việc 28 tiếng/tuần cộng với mức lương tối thiểu trung bình thấp, ở mức từ 737-958 yen, tức là khoảng từ 150.000-200.000 VND/giờ khiến cho thu nhập của lao động bán thời gian rất thấp, đặc biệt đối với các du học sinh nước ngoài, khó trang trải đủ tiền sinh hoạt phí và học tập tại Nhật Bản.

Lao động Việt Nam được đánh giá là chăm chỉ, cầu tiến, có khả năng nắm bắt nhanh kỹ thuật, công nghệ, đang ngày càng được các doanh nghiệp Nhật Bản ưa chuộng. Để phát huy được ưu thế của lao động Việt Nam tại Nhật Bản, hai nước đang phối hợp chặt chẽ, nỗ lực nghiên cứu, tham vấn để đưa ra những quyết sách phù hợp để phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong lĩnh vực lao động./.

Tre nứa ra biển lớn

Cách đây tròn ba thập kỷ (13/9/1988), 13 nhà khoa học trẻ với vốn liếng gói gọn trong hai từ “hoài bão“ đã bắt đầu hành trang khởi nghiệp của mình tại khu vườn nhỏ trên phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

Đó là vào thời kỳ đất nước bước vào công cuộc đổi mới và doanh nghiệp mang tên FPT đó cùng những người khai lập đã tham gia vào hành trình vượt khó của đất nước. Cháy bỏng trong họ là khát vọng tiên phong, khát vọng thoát nghèo, không chỉ cho cá nhân mỗi người, cho riêng FPT mà là của cả nền kinh tế đất nước.

Khát vọng đó, đã giúp họ vượt qua những thử thách, chông gai đầy cam go đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể trụ vững – như lời quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: “Nhiều doanh nghiệp đã không bao giờ đạt được số tuổi (30) ấy.”

“Hướng ra biển lớn, không có tàu

ta sẽ kết bè

Nứa tre không chìm,

gặp giông bão lênh đênh mà đi

Lửa trong tim, lần mò bóng đêm

Quân tiên phong công nghệ thông tin…”

Bản nhạc với giọng ca trầm khàn của nhạc sỹ Trương Quý Hải cuốn lấy những người tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm của FPT, đưa người nghe về những ngày đầu gian khó…

30 năm về trước, tin học, phần mềm vốn là một vấn đề còn rất mới mẻ không chỉ ở Việt Nam. Nhưng, với một niềm tin rằng công nghệ thông tin sẽ là chìa khóa cho sự phát triển, mở ra những con đường mới, tạo ra đổi thay cho đất nước, 13 nhà khoa học đã quyết định dấn thân, mở lối tiên phong bước vào công cuộc đổi mới của nền kinh tế thị trường.

Trong phát biểu của mình, Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc – 1 trong số 13 người sáng lập FPT đúc kết: “Lối đi ở dưới chân mình, đường là do khai mở mà có.”

Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao Cờ thi đua của Chính phủ cho FPT.
Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao Cờ thi đua của Chính phủ cho FPT.

Khi người ta thành đạt, câu nói nào cũng là chân lý. Nhưng cách đây ba thập kỷ, vấn đề lớn nhất của mỗi cá nhân là mưu sinh, sao cho đủ ăn, đủ mặc không đói khát, rách rưới thì khát vọng “mở lối,” dùng công nghệ thông tin làm tiền đề phát triển kinh tế đất nước… sẽ là một thứ gì đó na ná như “điên rồ, hoang tưởng!”

Song, có lẽ ưu thế lớn nhất của FPT đó chính là con người điên rồ và giàu hoang tưởng đó. Những người sáng lập FPT vốn đều là các nhà khoa học, là những cựu sinh viên từ các trường danh tiếng của Nga và các nước Đông Âu (cũ). Nhiều người trong số họ là những học sinh đã đoạt giải cao trong các kỳ thi Toán, Lý quốc tế. Với trí tuệ vốn có và sự đào tạo bài bản của nền giáo dục mà họ may mắn được tiếp cận, các nòng cốt FPT đã xác định khá giản đơn điều cốt lõi: Cái mới luôn khó khăn và muốn khẳng định mình, thì không được phép ngại dấn thân, không được phép dừng bước nếu lỡ chưa đúng, cứ dò dẫm mà đi, nhưng phải tiến lên!

Không ngoa khi nói FPT chính là doanh nghiệp đầu tiên mang thương hiệu của mình ra thị trường thế giới ở lĩnh vực vô cùng mới mẻ không chỉ với người Việt Nam mà trên bình diện toàn cầu, đó là Tin học-IT và những ứng dụng của nó vào trong cuộc sống, trong nền kinh tế (sau đó dần được phát triển lên công nghệ thông tin, tiếp đó là công nghệ thông tin và Truyền thông/ICT và giờ đây là AI/Trí tuệ nhân tạo, là chuyển đổi số… là công nghiệp 4.0).

Khi sứ mệnh tiên phong được nâng bước, FPT đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên, cũng là thương hiệu uy tín nhất định vị tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Khi sứ mệnh tiên phong được nâng bước, FPT đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên, cũng là thương hiệu uy tín nhất định vị tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Từ sự ra mắt của Trung tâm Dịch vụ tin học FPT (ISC) chỉ với công việc chính là “test máy tính,” vào năm 1988, FPT cũng trải qua một chặng đường khởi nghiệp gian khó là cần phải phát triển, có doanh thu để tồn tại. Đó là khoảng thời gian họ lao vào “cuộc chiến” giành quyền đại lý cho các thương hiệu công nghệ lớn của nước ngoài như HP, Compaq, IBM, Microsoft, Oracle, Cisco…

FPT là thương hiệu uy tín định vị tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
FPT là thương hiệu uy tín định vị tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Nhưng khi đã là đối tác của không thiếu một tên tuổi công nghệ thông tin lớn nào, FPT nhanh chóng hiểu ra rằng “miếng bánh ngon” không phải là doanh thu từ sản phẩm được bán mà chính là phần hậu mãi, bảo hành và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng.

Những phần mềm và sản phẩm ứng dụng đầu tiên đã bắt đầu được mày mò nghiên cứu, thử nghiệm và quan trọng nhất: Thuyết phục các khách hàng sử dụng.

Thành quả đầu tiên đến với FPT chính là khi giành được hợp đồng xây dựng hệ thống đặt vé giữ chỗ cho Vietnam Airlines vào năm 1990. Đây là dự án mang tính giải pháp đầu tiên của FPT, đặt nền móng cho định hướng đưa ứng dụng tin học vào cuộc sống.

Nhìn lại phần mềm này, có lẽ chính người FPT cũng phải thấy “buồn cười” vì mức độ sơ khai của nó. Nhưng thời đó, nó là một điều kỷ diệu mang tên “giải pháp” và là nền tảng ban đầu để FPT tự tin bước tiếp con đường quá khó khăn mà họ đã chọn.

Cuối năm 1998, chủ tịch FPT Trương Gia Bình – người được mệnh danh là “kho ý tưởng siêu dị” đã đưa ra chiến lược tiến công vào thị trường sản xuất phần mềm và phần mềm xuất khẩu. Vào thời điểm đó, chiến lược xuất khẩu phần mềm do FPT khởi xướng đã được các lãnh đạo Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), bộ Khoa học và Công nghệ… hết sức ủng hộ, hỗ trợ. Trào lưu xuất khẩu phần mềm đã được đẩy lên cao trào và nổi tiếng đến mức vượt xa cả trào lưu nuôi cá tra, trồng hạt điều hay nuôi ốc bươu vàng…

Thời đó, ngay cả những người nông dân ở vùng sâu xa hẻo lánh thời không biết gì về Internet hay viễn thông di động cũng có thể nói về phần mềm, cũng muốn đi làm phần mềm…

Không phải không có những ‘xét lại’ sau thời kỳ xuất khẩu phần mềm rầm rộ đó, khi mà mục tiêu 500 triệu USD tưởng như trong tầm tay mà hóa quá vợi xa. Những doanh nghiệp “a dua” theo ông anh FPT “ngã sấp mặt” và chính FPT đã suýt phá sản bởi văn phòng tại Mỹ sớm đóng cửa do không có khách, sau đó là văn phòng tại Bangalore (Ấn Độ). Hai thủ phủ về phần mềm đã đóng cửa lại với FPT sau khi ngốn đi của họ hơn 2 triệu USD – số vốn quá lớn thời đó.

Giống như Khổng Minh gạt lệ chém Mã Tốc, FPT đã phải “trảm” khá nhiều những tướng giỏi thời đó, trong đó có Nguyễn Văn Hùng (Henry Hùng) – của văn phòng đại diện ở tại Silicon Valley (Mỹ), Khúc Trung Kiên và cả Nguyễn Khắc Thành (hiện là Hiệu trưởng Đại học FPT) của văn phòng đại diện tại Bangalor (Ấn Độ).

Họ biết phần mềm và xuất khẩu phần mềm cũng như công nghệ thông tin và những dịch vụ, ứng dụng giá trị gia tăng trên nền tảng của công nghệ sẽ là chìa khóa đưa họ đến tương lai, giúp họ thực hiện hoài bão.

Nhưng, sự thua lỗ đó người FPT ‘cắn răng’ gánh và quyết tâm không dừng lại, với nhãn quan tinh tường của các nhà khoa học làm kinh tế, họ biết phần mềm và xuất khẩu phần mềm cũng như công nghệ thông tin và những dịch vụ, ứng dụng giá trị gia tăng trên nền tảng của công nghệ sẽ là chìa khóa đưa họ đến tương lai, giúp họ thực hiện hoài bão.

Dẫu thị trường nước ngoài bị chặn đứng, nhưng đâu đó cái tên FPT đã vượt ra khỏi biên giới chữ S, vượt qua khỏi châu lục để đến những miền đất mới – nơi mở ra mọi cơ hội cho tất cả.

Chưa hết, chính sự đi ra nước ngoài này đã khiến cái tên FPT trở nên có giá trong thị trường trong nước và giúp họ ‘lặng lẽ’ thu về những hợp đồng có giá nhất thời kỳ những năm từ 2000-2005. Những người cầm quân đánh đông dẹp bắc khi đó chính là Tổng giám đốc FPT hiện nay Bùi Quang Ngọc với các dự án triển khai quản trị doanh nghiệp (ERP) và Phó Tổng giám đốc Đỗ Cao Bảo cầm quân nhánh Phát triển Hệ thống thông tin (IS). Trong khi đó, cựu Tổng giám đốc Nguyễn Thành Nam rút về phía sau chuẩn bị cho một ngày “tái khởi nghĩa” chiến lược xuất khẩu phần mềm.

FPT là đơn vị tiên phong trong nhập khẩu, bán lẻ sản phẩm công nghệ.
FPT là đơn vị tiên phong trong nhập khẩu, bán lẻ sản phẩm công nghệ.

Các hợp đồng ứng dụng, triển khai phần mềm hay quản trị dữ liệu lần lượt nếu không về tay FPT thì cũng sẽ có FPT làm nhà thầu phụ hoặc cùng triển khai với các đối tác nước ngoài tên tuổi sừng sỏ.

“Năng nhặt chặt bị,” chẳng những họ thu hồi khoản lỗ mà bắt đầu có lợi nhuận. Song trên hết, đó là những kinh nghiệm đã tích lũy được từ đối tác nước ngoài và thực tế của các dự án được tham gia.

Trong lúc đó, nguồn nhân lực đã được chuẩn bị, từ những lớp phần mềm sơ khai như Aptech, Arena… đặt nền móng cho Đại học FPT sau này. Vị tướng bại trận năm xưa ở Ấn Độ Nguyễn Khắc Thành đã được đặt về đúng nơi sở trường đã góp một phần vô cùng lớn vào việc gia tăng quân số làm công nghệ, làm phần mềm cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam.

Không ra quân rầm rộ, FPT lặng lẽ xâm nhập thị trường quốc tế từ chính những dự án nội theo sách lược “cáo gửi chân.” Đánh dấu bước chuyển mình đầu tiên chính là những dự án thành công trên đất hoa anh đào vào cuối năm 2005.

Trong hơn 15 năm qua, xuất khẩu phần mềm của FPT liên tục tăng trưởng trung bình 30-40%/năm, là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT và kỳ vọng đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2020, đóng góp 505 tỷ trọng doanh thu của FPT.

Những năm sau đó, FPT mở rộng sự lan tỏa của mình ra những nơi được coi là huyết mạch của công nghệ thông tin như Singapore và một số nước châu Âu để rồi quay trở lại Mỹ. Từ những dự án vài trăm ngàn USD, đến vài triệu USD lên tới những dự án có năm số 0… FPT đã dần phủ kín các địa bàn lớn của thế giới với các dự án của mình.

Bằng thương vụ 30 triệu USD mua lại công ty Intellinet Consulting (Mỹ), FPT đã đánh dấu sự trở lại đầy ngoạn mục trên xứ cờ hoa để lấy đó làm bàn đạp tiếp tục chiếm lĩnh thêm những thị trường đầy tiềm năng của thế giới.

Trong hơn 15 năm qua, xuất khẩu phần mềm của FPT liên tục tăng trưởng trung bình 30-40%/năm, là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT và kỳ vọng đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2020, đóng góp 50% tỷ trọng doanh thu của FPT.

Tới nay, tập đoàn đến từ đất nước hình chữ S đã cung cấp dịch vụ tại 33 quốc gia. Bộ sưu tập “khách hàng” cũng đồ sộ hơn với hàng chục cái tên trong danh sách Fortune 500 toàn cầu.

FPT được công nhận ở cấp đối tác hàng đầu của nhiều “ông lớn” như Microsoft, IBM, Amazon, General Electrics, Siemens, Dupont, Airbus

Trong hành trình 30 năm ấy, thất bại và thành công không làm người FPT chùn bước hay tự cao, tự đại. Họ vẫn luôn tìm hướng tiên phong như khát khao ban đầu của 13 nhà khoa học trẻ dù giờ đây FPT đã lớn mạnh với 33.000 nhân viên – trong đó có gần 14.000 chuyên gia công nghệ. Các chàng thanh niên U30 năm xưa giờ tóc đã muối tiêu, sợi trắng nhiều hơn sợi đen.

Họ đang đứng trên sân khấu hát say sưa hào hứng ca khúc “Tre nứa vượt đại dương” với một nhiệt huyết hiếm có. Sự nhiệt huyết của những khát vọng không dừng lại, vẫn nguyên vẹn sự “cháy!”

Họ vẫn luôn tìm hướng tiên phong như khát khao ban đầu của 13 nhà khoa học trẻ dù giờ đây FPT đã lớn mạnh với 33.000 nhân viên – trong đó có gần 14.000 chuyên gia công nghệ.

Có lẽ, đây chính là bí quyết giúp những con người dám khởi đầu ra khơi bằng những chiếc bè thuở nao đạt được thành tựu hôm nay: Ca khúc khải hoàn lại trên những con tàu hiện đại, sang trọng.

Nhưng thành công không khiến FPT cho mình được quyền đứng lại hưởng thụ. Chàng thanh niên hăm hở làm giàu ngày nào đã lớn lên, đã trưởng thành, đã mang một tầm vóc mới. Họ không còn chỉ đơn thuần là người mở đường cho chính mình mà đặt ra trách nhiệm khai phá, dẫn đầu với sứ mệnh cùng hợp sức mạnh để tiếp cận, chiếm lĩnh và chiến thắng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo đà nhảy vọt cho nền kinh tế đất nước.

Xác định chưa bao giờ Việt Nam được đứng cùng vạch xuất phát với các quốc gia như ngày hôm nay, lãnh đạo FPT bảo rằng đây là cơ hội và cũng là thách thức. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa việc này bằng rất nhiều chính sách, công việc để quyết không lỡ chuyến tàu 4.0.

Là doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam về công nghệ thông tin, FPT chính thức công bố sứ mệnh tiên phong trong chuyển đổi số để chuyển đổi kinh tế Việt Nam. Người FPT tin rằng, công cuộc chuyển đổi số do FPT tiên phong sẽ tạo ra một môi trường kích thích và nuôi dưỡng trí tuệ Việt.

“Tre nứa vượt đại dương” – khúc ca khát vọng của FPT.

Bởi lẽ, có những bài toán chuyển đổi số không chỉ được giải quyết nhờ vào hạ tầng, ngân sách mà còn cần cả sự thấu hiểu sâu sắc về văn hóa, con người. Đôi khi, còn cần cả lòng tự tôn, tự hào dân tộc mới đủ sức để tìm ra lời giải.

Khi đưa ra quyết định mang tính chất bước ngoặt, người FPT xác định “dấn thân vào cơ hội để góp phần đưa Việt Nam nói chung, nền công nghệ nước nhà nói riêng nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển so với thế giới.”

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bảo rằng, 30 năm FPT cũng là 30 năm đổi mới của đất nước. Sự nghiệp đổi mới của đất nước đã sinh ra FPT và FPT đã đóng góp phần mình vào sự nghiệp ấy. Việt Nam đặt mục tiêu vào năm 2045, khi đất nước kỷ niệm dịp 100 năm Quốc khánh sẽ là nước phát triển.

“Khát vọng mới của đất nước sẽ ‘tái sinh FPT’ để đồng hành trong chặng đường vĩ đại sắp tới…”- lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ vọng.

Khi kết thúc bài viết, tôi lại văng vẳng câu hát của người nhạc sỹ tài hoa Trương Quý Hải…

“Nứa tre Việt Nam, khao khát tươi trẻ

Tre nứa ngút ngàn

Dợp tương lai… tươi sáng…!!!”

Dân tộc Việt Nam cần nhiều những tre nứa ngoan cường như FPT, cùng kết thành những chiếc bè thật chặt để vượt trùng khơi ra biển lớn, đưa Việt Nam đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0, trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Và, nếu có ngại ngần, nếu chưa sẵn sàng, hãy nhìn vào FPT hôm nay, hãy nhìn những “ông già/đại gia” giàu có và danh tiếng đang hồn nhiên, say sưa…

“Hướng ra biển lớn

không có tàu, ta sẽ kết bè

Nứa tre không chìm,

gặp giông bão lênh đênh mà đi

Lửa trong tim, lần mò bóng đêm

Quân tiên phong công nghệ thông tin…”

…để được thắp lên ngọn lửa của lòng tự tôn dân tộc, của trách nhiệm với non sông mà cùng tiến bước./.

Và, nếu có ngại ngần, nếu chưa sẵn sàng, hãy nhìn vào FPT hôm nay.
Và, nếu có ngại ngần, nếu chưa sẵn sàng, hãy nhìn vào FPT hôm nay.

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà

Nhí anh hùng

“Tự nhiên tui mệt quá, mấy người chở tui đi”, chị Yến “nhõng nhẽo” với cậu con trai chín tuổi tên Nhí của mình. Hai mẹ con đang trải qua một ngày mưu sinh bình thường như mọi ngày. Họ sẽ cùng đi chung một đoạn, rồi mỗi người sẽ chia ra một hướng để nhặt ve chai, trước khi trở về lại nhà trọ vào sáng sớm ngày hôm sau.

Rồi một tiếng va chạm lớn nổ ra. Chị Yến văng từ trên xe xuống đất. Người phụ nữ tần tảo bật dậy như chiếc lò xo, định bụng cho bọn trẻ trâu đua xe say xỉn một bài học. Nhưng tiếng chửi thề chuẩn bị văng ra khỏi miệng thì… nuốt ngược trở vô. Trước mặt chị là một ông già, cũng đang lồm cồm bò dậy.

Những người già chạy xe ôm như thế trên cái đất Sài Gòn này rất nhiều. Con cháu chẳng nuôi, đâu còn công ty nào dám thuê, họ chỉ có thể chạy xe ôm để kiếm sống qua ngày.

Và bây giờ, người đàn ông lớn tuổi ấy đề nghị đưa chiếc xe của mình cho chị Yến.

Tối hôm ấy chị xoay người thôi cũng đau thấu trời. Chị không đi làm được nữa. Và đấy là lúc người đàn ông của đời chị nói:- Mẹ ở nhà, để con đi một mình.

– Tui không có tiền. Cô lấy cái xe này bán đi, rồi đi khám coi sao. Tui xin lỗi cô.

Chị Yến đành đoạn nào lấy món tài sản độc nhất của ông già. Người nghèo chẳng thương người nghèo thì còn thương ai. Chị bảo ông hãy về nghỉ ngơi đi. Chị cũng trở về nhà. Hên quá không đau đớn gì mấy, vặn mình không nghe rốp rốp là không có cái xương nào gãy rồi. Nghỉ một ngày mai lại đi làm tiếp. Kêu Nhí ra ngoài mua thuốc giảm đau, thuốc bong gân, thuốc tan máu bầm uống một hôm rồi mai khỏe lại chứ gì.

Tưởng không đau, ai ngờ… đau không tưởng. Tối hôm ấy chị xoay người thôi cũng đau thấu trời. Chị không đi làm được nữa. Và đấy là lúc người đàn ông của đời chị nói:

– Mẹ ở nhà, để con đi một mình.

Cậu chưa từng ăn một món ngon lành nào trong đời, chưa biết mùi vị của bánh trung thu hay trà sữa. Nhưng cậu mang một sức sống mãnh liệt và và một sự lạc quan khủng khiếp. (Ảnh: Thắng Chín Chắn)
Cậu chưa từng ăn một món ngon lành nào trong đời, chưa biết mùi vị của bánh trung thu hay trà sữa. Nhưng cậu mang một sức sống mãnh liệt và và một sự lạc quan khủng khiếp. (Ảnh: Thắng Chín Chắn)

Hơn ba mươi năm sống trên đời, cuộc đời của chị Yến vui ít, buồn nhiều. Chị bỏ nhà ở Sóc Trăng theo xe khách lên Sài Gòn năm 10 tuổi. Đứng giữa thành phố xa lạ, cô bé ấy không có một xu dính túi, không có người thân, không biết một chữ!

Yến là “tên mới” của chị ở Sài Gòn, như một sự đoạn tuyệt với tuổi thơ bất hạnh. Tên trên giấy tờ của chị là Trần Hồng Tâm, một người lai Khmer, chào đời tại huyện Long Phú, Sóc Trăng. Chị không biết ba mẹ ruột của mình. Mẹ chị sinh con xong thì ném cho ông ngoại nuôi. Ông ngoại lúc ấy đã ngoài 70 tuổi, nhấp cá lóc ra chợ bán đổi gạo sống qua ngày, mà cũng bữa có bữa không. Đứa cháu ngoại tội nghiệp uống toàn nước cơm mà lớn, chứ làm gì có tiền mua sữa. Đến tuổi cháu biết bò, ông cột giò nó vô chân giường để khỏi bò ra đường, lọt sông chết sảng.

Một ngày mưa tầm tã, có vị công an xã đi ngang qua, thấy đứa con gái nhìn cưng ghê, nhưng mà dơ dáy và ốm nhom. Ngó tội quá mới xin về nhà nuôi. Ông ngoại bèn gửi đứa cháu cho ân nhân, hy vọng nó lớn lên có cha có mẹ như người ta.

Ông công an xã có lòng, nhưng… không có tiền. Có mảnh đất cất nhà chui mà cũng bị đuổi lên đuổi xuống. Vợ con nheo nhóc, nay lại cắp thêm một đứa con gái ất ơ ở đâu về nhà ăn ké. Bà vợ quy cho là con riêng của vợ bé. Thế là bà hè ra đập.

“Ba thương em lắm, nhưng hễ ba đi là dì đập em,” chị Yến nói. “Năm lên 10, em chịu hết nổi nên chạy ù ra lộ, trèo lên xe đi Sài Gòn. Xe nhung nhúc người, họ cứ tưởng em là con của ai đó trên xe nên cũng chẳng hỏi. Xe chạy mấy tiếng đến chợ Tân Hương thì em xuống. Cô bé chính thức ra đời năm 10 tuổi.

Sài Gòn chào đón tất cả những mảnh đời như chị Yến. Nên dù không có tiền, không người thân, không biết chữ nghĩa, chị vẫn có thể mưu sinh với nghề nhặt ve chai.

Sài Gòn chào đón tất cả những mảnh đời như chị Yến. Nên dù không có tiền, không người thân, không biết chữ nghĩa, chị vẫn có thể mưu sinh với nghề nhặt ve chai. Đời tưởng như mỉm cười khi chị Yến tìm được người yêu. “Thời trẻ trâu đó mà, cũng bày đặt yêu đương với người ta,” chị nói. “Nhưng khi biết em có bầu thì người ta bỏ em”.

Dẫu vậy, chị Yến vẫn mang bầu. Biết phận con nuôi, chị đâu dám trở về quê cậy nhờ ai. Một mình mang bầu rồi vào bệnh viện Gò Vấp đẻ. Mấy tháng cuối bầu bì nặng nề đâu có đi làm, tiền đâu ra mà trả. Chị cắp con… trốn khỏi bệnh viện. Thai kỳ ăn uống qua loa đại khái, đứa con trai chào đợi nặng có 2 kí lô. Nhỏ quá, nên chị đặt tên là Nhí. Nhưng tên trên giấy tờ thì rõ đẹp: Trần Hoàng Anh. Chị không biết, cậu nhóc bé nhỏ ấy sẽ là niềm vui lớn nhất của cuộc đời chị. Vui như Tết, vì cậu sinh ra đúng tết Tây: ngày 1/1/2009!

Những ngày đầu đi lượm ve chai buổi tối con mệt quá, buồn ngủ nữa. Nên có lúc đang đạp xe vậy đó con… ngủ luôn. (Ảnh: Thắng Chín Chắn)
Những ngày đầu đi lượm ve chai buổi tối con mệt quá, buồn ngủ nữa. Nên có lúc đang đạp xe vậy đó con… ngủ luôn. (Ảnh: Thắng Chín Chắn)

Cậu bé mang họ mẹ ấy không có tình thương của cha. Cậu chưa từng ăn một món ngon lành nào trong đời, chưa biết mùi vị của bánh trung thu hay trà sữa. Nhưng cậu mang một sức sống mãnh liệt và và một sự lạc quan khủng khiếp. Vì mẹ cậu luôn dạy cậu cách hạnh phúc với những gì mình có. Những khi hai mẹ con cùng xe ve chai đi ngang qua chùa Miên, những người Khmer ấy nói với nhau: “Coi hai mẹ con tội chưa”. Chị quay lại nói với họ bằng tiếng Khmer: “Tội gì mấy anh ơi, cuộc sống mà”.

“Cuộc sống mà”. Mới 6 tuổi Nhí đã theo mẹ ra đường nhặt ve chai. “Ban đầu con thấy mọi người nhìn con, con cũng… quê quê,” Nhí nói. “Nhưng riết rồi cũng quen. Quen rồi thì thấy… không có ai nhìn mình nữa. Vả lại có mẹ ở bên mình, thì có gì phải lo nữa”.

Con có bao giờ buồn không? Cậu bé nói chả biết buồn là gì. Đi nhặt ve chai vui quá trời mà. Nhí nói: “Mấy hôm đầu đi con bị chó dí. Tại con chỉ vô mặt nó con nói: Ê Kiki, mày cắn tao đi tao cho mày 10 ngàn. Vậy mà nó… cắn thiệt đó chú. Chắc nó thích 10 ngàn. Nó dí con chạy quá trời. Sau này nó quen con luôn, nó không dí nữa. Con bị chó dí con cũng vui. Con bị cái xe tải phun nguyên cục khói vô mặt con cũng vui. Những ngày đầu đi lượm ve chai buổi tối con mệt quá, buồn ngủ nữa. Nên có lúc đang đạp xe vậy đó con… ngủ luôn. Tay không gồng cái xe nữa, con té cái bịch, người con bầm tè le. Mà… vui”.

Mẹ con nói không nên gây sự. Mẹ nói đất nước phải hòa bình thì mọi người mới sống được.

Tìm vui trong những thứ nhỏ nhặt, người lớn kỳ thực phải học ở trẻ con nhiều lắm. Cậu bé bảo con học vài ngày mà đã có “ẻm” rồi đó, chú mà muốn chinh phục cô nào cứ hỏi con để con chỉ cho. Một đoạn đối thoại giữa chúng tôi và bé:

– Sao con về nhà là cởi trần vậy?

– Nóng quá mà chú.

– Sao con không cởi truồng luôn?

– Chú ngồi xe hơi mui trần, nóng quá thì mình kéo cái mui ra, chứ mình dẹp luôn phía dưới thì sao xe chạy được.

– Con có ước mơ gì không?

– Con muốn chế tạo xe tăng.

– Tại sao?

– Để bảo vệ nước mình trước mấy nước lớn. Rồi con chế tạo tên lửa bắn máy bay, chế tiếp tàu ngầm để nước lớn đưa tàu vào nước mình thì mình phòng thủ được. Cuối cùng con tạo thêm máy bay không người lái để bay vòng vòng trên trời kiểm tra nữa.

– Biết may bay không người lái luôn hả?

– Dạ. Chứ có người nó bắn mình sao? Xe tăng của con cũng không có ai lái cả, robot lái hết. Khi có chiến tranh, người của mình phải chui xuống hầm trốn. Không ai được chết hết.

– Sao mình không đánh người ta?

– Mẹ con nói không nên gây sự. Mẹ nói đất nước phải hòa bình thì mọi người mới sống được.

Những khi hai mẹ con cùng xe ve chai đi ngang qua chùa Miên, những người Khmer ấy nói với nhau: “Coi hai mẹ con tội chưa”. Chị quay lại nói với họ bằng tiếng Khmer: “Tội gì mấy anh ơi, cuộc sống mà”. (Ảnh: Thắng Chín Chắn)
Những khi hai mẹ con cùng xe ve chai đi ngang qua chùa Miên, những người Khmer ấy nói với nhau: “Coi hai mẹ con tội chưa”. Chị quay lại nói với họ bằng tiếng Khmer: “Tội gì mấy anh ơi, cuộc sống mà”. (Ảnh: Thắng Chín Chắn)

Nhặt ve chai cùng mẹ được hai năm thì mẹ gặp tai nạn. Nhí một mình mưu sinh nuôi mẹ. Cậu không sợ công an, không sợ ma, không sợ ai cả. “Mẹ nói không ăn trộm, không phạm pháp, thì mình không sợ ai cả,” Nhí nói. “Mình lượm ve chai, moi từng đống rác để kiếm sống thì vẫn có thể vươn đầu cao được, vì mình đâu có xin của ai điều gì. Nên gặp mấy chú công an, còn đều chào sếp hết. Mẹ nói gặp người lớn thì mình phải chào. Ai giúp gì thì mình cám ơn”.

Lần đầu tiên Nhí lên Facebook, đoạn video của cậu lập tức viral. Người ta tự hỏi: vì sao một cậu bé lam lũ giữa Sài Gòn lại có thể ngoan đến như thế, vui vẻ đến như thế. Rồi các phóng viên mau chóng chỉ ra: mỗi ngày cậu phải đạp xe ve chai đi mấy chục cây số để làm, kết hợp với bán vé số.

Ban đầu cậu chỉ nhặt ve chai, nhưng bình thường hai mẹ con cùng làm, giờ chỉ còn mình cậu, mỗi ngày chỉ kiếm được có 20-50 nghìn. Cậu về lấy hết 440.000 đồng tiền dành dụm ra thế chân để mua vé số, kiếm thêm thu nhập. Nhí nói: “Mẹ nói mình nghèo, nhưng nếu mỗi ngày mình để dành một ngàn, thì sau một thời gian mình sẽ có một đống tiền”. Nhí đã lấy “môt đống tiền” ấy để làm vốn buôn vé số. “Con sợ mẹ đau. Nên con ráng được,” Nhí nói.

Cuộc sống mưu sinh tưởng chừng vất vả ấy, với Nhí, đã là thiên đường. Bởi trước đó vài năm, khi thấy cuộc sống giữa Sài Gòn quá chật vật, chị Yến đã gửi Nhí về Sóc Trăng, hy vọng ông ngoại cho nó đi học ở quê cho đỡ tiền. Chị ráng mưu sinh, rồi gửi ngược tiền về quê cho con.

Người dì của Yến ngày xưa ghét Yến thế nào, nay ghét Nhí thế đó. Nhà ngày xưa nghèo sao, giờ nghèo… y chang vậy. Không có nước máy, cơm chẳng đủ ăn, Nhí lang thang trên đất quê, lượm me lượm xoài mà ăn cho đỡ đói. Không có xà bông, chẳng có nước sạch, cậu chỉ tắm sông, người hôi như cú, tóc cứng lại như bàn chải. Đám cháu ruột của bà dì Yến thỉnh thoảng lại đánh cu cậu một trận. Một người dưới quê tội quá, mói gọi lên cho Yến:

– Tâm ơi mày xuống rước con mày về, không người ta đánh nó chết.

“Con không sợ khổ, con chỉ sợ mẹ buồn và sợ đói thôi,” Nhí nói.

Yến nghe vậy xót con, lại đi vay tiền góp mua vé về quê rước con lên. Nhìn thấy con có cục bầm đen to cỡ cái trứng trên mắt, tim người mẹ thương con thắt lại. Thôi thì không xa nhau nữa, hai mẹ con giữa Sài Gòn nương nhau mà sống. Mẹ nhặt ve chai thì con cũng nhặt ve chai.

“Con không sợ khổ, con chỉ sợ mẹ buồn và sợ đói thôi,” Nhí nói. “Con mà đói con không có làm gì được hết”. Chị Yến nói: “Nhí tuổi ăn tuổi lớn, nên dù phải vay tiền nóng, tiền nguội, tiền đứng tiền ngồi thì em cũng phải vay cho con ăn”. Dạo gần đây Nhí đã được đến trường, chị cho nó tiền ăn sáng. Còn phần chị một ngày chỉ ăn đúng một buổi vào ban đêm, còn lại cả ngày không ăn gì cả.

Nghèo vậy, mà chị vẫn yêu đời, yêu người. Chúng tôi hỏi Nhí:

– Vì sao con lại thương mẹ?

– Tại mẹ con nhìn… xấu xấu chứ mẹ… cũng được.

– Cũng được là sao?

– Mẹ là người tốt. Mẹ nghèo chứ thấy ai nghèo hơn mẹ cũng thương. Mẹ cho người ta tiền đi xe bus đi về quê hoài chứ gì.

– Con có phải là người tốt không?

– Dạ không. Vì con chưa giúp gì cho ai được.

– Nếu có điều kiện giúp, con có giúp không?

– Giúp chớ.

– Vậy con cũng là người tốt. Nếu con có điều kiện giúp mà không giúp, con mới là người xấu.

– Vậy con sẽ là người tốt.

Cả hai mẹ con hơi buồn khi chúng tôi hỏi: “Con có muốn đi tìm cha không?”, Nhí nói: “Con không cần ba. Có mẹ là đủ rồi. Mốt ba có đi tìm con, nhìn mặt con cũng không thèm. Con ghét ba vì ba bỏ con”.

Tôi hỏi Nhí tên thật là gì, Nhí nói: “Con là Trần Hoàng Anh Đẹp Trai. Chú gọi con là Đẹp Trai thôi được rồi”. Vậy hiện tại con muốn làm gì nhất? Nhí nói: “Con thích học tiếng Anh, để sau này chế xe tăng làm việc với các chuyên gia Mỹ nói cho họ hiểu mình”.

Nhí không chửi thề, nói chuyện thông minh hài hước, lại lễ phép vô cùng. Nhìn Nhí, ta thấy rằng ngay cả một người phụ nữ ít học cũng có thể dạy con thành một người lễ phép, hữu dụng. Quan trọng hơn, nhìn Nhí, chúng ta thấy hy vọng. Chúng ta thấy rằng cuộc đời vẫn đẹp nhờ có những con người quá đỗi bình thường. Với mọi người, Nhí có thể chẳng là ai, chị Yến chẳng là ai. Nhưng Nhí là anh hùng của mẹ, và mẹ là cả bầu trời của Nhí.

Ở đất nước Hà Lan xa xôi, nơi mà phần lớn diện tích đất đai nằm dưới mực nước biển, người ta vẫn lưu truyền câu chuyện về một cậu bé không ngại đêm tối, giá lạnh, sự cô đơn và hiểm nguy để đút ngón tay nhỏ bé của mình vào lỗ thủng ở thân đê, cứu cho cả vùng khỏi trận đại hồng thủy. Đó chính là niềm cảm hứng để xứ sở kia làm nên những điều kỳ diệu, được cả thế giới ngưỡng mộ.

Những tấm gương như cậu bé ấy thật ra có ở khắp nơi, nhưng để lan tỏa nó lại là một câu chuyện khác.

Với ý nghĩa đó, Báo điện tử VietnamPlus cùng sữa Cô gái Hà Lan đã đồng hành trong chương trình Little Heroes, nhằm khích lệ những tấm gương “anh hùng nhí” trên mọi miền đất nước. Có thể đấy chỉ là những cô cậu bé bình dị, nhưng ẩn chứa nghị lực lớn lao, mà mỗi em chính là một hạt giống tâm hồn, được gieo mầm để tạo nên những cánh đồng nặng trĩu yêu thương.”

Bài: Bình Bồng Bột

Ảnh: Thắng Chín Chắn

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà

Tema de reunión del FEM sobre ASEAN se anticipa a los tiempos, afirma canciller de Chile

Ministro Roberto Ampuero: Vietnam se anticipa a los tiempos al establecer el tema de la conferencia del FEM sobre ASEAN.

Hanoi (VNA) – El ministro de Relaciones Exteriores de Chile, Roberto Ampuero, destacó el significado de la asistencia de su país a la conferencia del Foro Económico Mundial (FEM) sobre la ASEAN, así como la importancia de ese evento para el desarrollo de los países en la región en medio de la cuarta revolución industrial. En una entrevista concedida a la Agencia Vietnamita de Noticias, el canciller, quien se encuentra aquí para cumplir una intensa agenda de actividades bilaterales y multilaterales, agradeció la invitación extendida por Hanoi para la participación de Chile en ese foro sobre la Asociación de Naciones del Sudeste Asiático (ASEAN), hecho que –calificó– evidencia que la voz del país andino es apreciada, y que tiene experiencias para compartir dentro de este “importantísimo” evento.

De acuerdo con el Titular, la reunión del FEM aborda los desafíos relacionados con la innovación y las formas de incorporar las nuevas tecnologías en el proceso de desarrollo de cada país. En ese sentido, afirmó, para Chile es crucial integrarse a esta reunión, que se mantiene a la cabeza por la incorporación de los avances tecnológicos en la vida de las naciones y en lo que beneficia a su población.

Tema de reunión del FEM sobre ASEAN se anticipa a los tiempos

El Canciller evaluó que al seleccionar el tema de la conferencia “ASEAN 4.0: El espíritu emprendedor y la cuarta revolución industrial”, Vietnam se anticipa a los tiempos.

Una sesión de debates titulada “Entender la nueva balanza de poder en Asia”, efectuada en el contexto del FEM-ASEAN (Fuente: VNA)
Una sesión de debates titulada “Entender la nueva balanza de poder en Asia”, efectuada en el contexto del FEM-ASEAN (Fuente: VNA)

En medio del vertiginoso desarrollo de la tecnología, explicó, hay países que pueden aprovechar las oportunidades, mientras otros afrontan mayores dificultades al enfrentar los desafíos generados por la gran profundidad, la velocidad y los cambios que origina este vigoroso proceso de digitalización y automatización.

“La responsabilidad de la conferencia del FEM sobre ASEAN es crear condiciones para que los países puedan reaccionar a tiempo a los cambios.”

Y por eso, valoró, es fundamental que un foro como este se anticipe, se pueda avizorar a tiempo a las naciones lo que son esos retos, para que los países, de distintas experiencias y latitudes, se puedan preparar e intercambiar conocimientos, en aras de alcanzar un desarrollo estable, inclusivo y sostenible.

En breves palabras, afirmó que la conferencia del FEM sobre la ASEAN asume la responsabilidad de crear condiciones para que las partes puedan reaccionar a tiempo a los cambios.

La sesión
La sesión “El futuro de la tecnología digital en la ASEAN” (Fuente: VNA)

El fuerte interés de Chile en estrechar nexos con la ASEAN

Durante la entrevista, el ministro Ampuero ratificó el interés de Chile de fortalecer las relaciones con el bloque comunitario, de integrarse al Foro Regional de la ASEAN y convertirse en un socio de desarrollo y de diálogo de la agrupación.

En ese sentido, manifestó su satisfacción ante el hecho de que el presidente del país andino, Sebastián Piñera, es invitado a la Cumbre 33 de la agrupación, que tendrá lugar en noviembre próximo en Singapur. “Para Chile, es importante estrechar los vínculos con la ASEAN, y a la vez cree que puede aportar algo,” aseguró. Chile cuenta con 16 Tratados de Libre Comercio (TLC) con socios en Asia-Pacífico, acotó, lo que le transforma en uno de los países más abiertos en el mundo, que posee una relación privilegiada en término económico, comercial y financiero con esta región en general, y con naciones integrantes de la ASEAN en particular.

Chile es uno de los países más abiertos en el mundo, que posee una relación privilegiada en término económico, comercial y financiero con Asia-Pacífico.

Además, pueden ser valiosas las experiencias de Chile, un país económica y políticamente estable, un país que ha desarrollado enormemente y ha reducido de forma impresionante la pobreza durante los últimos 40 años, gracias a fundamentalmente a su incorporación a la economía mundial a través de los TLC. En la ocasión, reiteró que la nación sudamericana acogerá en 2019 la Reunión de alto nivel del Foro de Cooperación Económica Asia-Pacífico (APEC), y manifestó su esperanza de que Vietnam asista, al nivel más alto, a esa magna cita.

Perspectivas de nexos Vietnam-Chile

Al referirse a las relaciones entre los dos países, el Canciller destacó que Chile fue la segunda nación de América Latina en establecer los vínculos diplomáticos con Vietnam.

Particularmente, destacó la histórica visita en 1969 al país indochino del entonces titular del Senado chileno, Salvador Allende, quien vino a Hanoi y saludó al Presidente Ho Chi Minh.

Ese hecho, calificó, constituyó una base sólida para la cooperación bilateral, que se fortalece a través de las consultas políticas y del acuerdo comercial, en vigor desde 2014.

  • ttxvn1011c-1536745239-94.jpg
  • phutrongmi-1536745246-8.jpg
  • ttxvnvnchi-1536745257-2.jpg
  • xuanphucba-1536745269-95.jpg
  • michellekim-1536745275-61.jpg

Asimismo, subrayó la importancia de que ambas partes mantengan el intercambio frecuente de visitas y contactos de todos los niveles para perfeccionar los tratados firmados por ambos países. Por otro lado, llamó a mayores esfuerzos para incrementar los nexos bilaterales en el sector de inversión. En ese sentido, aplaudió el reciente establecimiento de la Cámara de Comercio chileno-vietnamita, el cual –observó– permitirá impulsar la conectividad entre las comunidades empresariales, así como descubrir nuevas oportunidades de asistencia recíproca.

Ambos países son miembros del CPTPP, firmado en marzo pasado en Chile. (Fuente: VNA)
Ambos países son miembros del CPTPP, firmado en marzo pasado en Chile. (Fuente: VNA)

Especialmente, subrayó que además de disfrutar de los efectos positivos del TLC bilateral, ambas partes alcanzan notables avances hacia el Acuerdo Integral y Progresivo de Asociación Transpacífico (CPTPP).

Ese ambicioso pacto de libre comercio de nueva generación fue firmado en marzo pasado en Santiago de Chile y hasta el momento, Japón, México y Singapur lo ratificaron, reiteró. De acuerdo con el ministro Ampuero, el CPTPP constituye otro elemento para consolidar las relaciones entre Chile y Vietnam.

Una vez en vigor ese tratado, las dos partes tendrán oportunidades de trabajar de forma mucho más veloz en su integración económica e intercambio comercial, aseguró. Añadió que durante su estancia en Hanoi, sostendrá un diálogo con el viceprimer ministro y canciller anfitrión, Pham Binh Minh, con vistas a identificar las medidas destinadas a fortalecer la cooperación bilateral. – VNA

Por Tran Hong Hanh

Giấc mơ Thailand 4.0

Có rất nhiều câu chuyện “ly kỳ” về thành công của các start-up – xu hướng mới của kinh tế Thái Lan và xa hơn đó giấc mơ của các nhà lãnh đạo nước này về một Thailand 4.0 – mô hình kinh tế mới tận dụng các thành tựu từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ để tạo ra giá trị kinh tế vượt trội, giúp Thái Lan thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Hồi năm 2016, GetLinks, một start-up của Thái Lan, đã nhận được 500.000 USD đầu tư lần đầu (seeding) từ quỹ đầu tư CyberAgent Ventures để mở rộng thị trường sang Việt Nam và Singapore – hai thị trường nóng nhất hiện nay ở Đông Nam Á về việc tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ. Đó chỉ là một trong những câu chuyện start-up thành công được báo chí Thái Lan và của khu vực đăng tải.

Tinh thần khởi nghiệp

Nếu GetLinks chính là công ty Thái đầu tiên của chương trình đào tạo của 500 Startups xuất phát từ California, Mỹ thì StockRadars cũng là cái tên sáng giá trong giới start-up tại Thái Lan. Ứng dụng quản lý kinh doanh chứng khoán này trở thành dự án được đầu tư tốt nhất tại Đông Nam Á và đã giành giải thưởng danh giá Asia Pacific ICT Alliance Award năm 2014. Đó là một sản phẩm của Siamsquared Technologies, từng được định giá hơn 15 triệu USD với đồng sáng lập kiêm CEO là Max Kortrakul, người từng có thời gian làm việc cho một công ty IT tại Việt Nam.

Đồng sáng lập kiêm CEO Siamsquared Technologies, Max Kortrakul.
Đồng sáng lập kiêm CEO Siamsquared Technologies, Max Kortrakul.

Lý giải về quyết định đầu tư một ứng dụng dành riêng cho giới đầu tư chứng khoán, Max Kortrakul đã trả lời báo giới như sau: “Hiện nay nhiều người vẫn tỏ ra ngần ngại khi nhắc đến thị trường chứng khoán. Nào là hàng loạt số liệu – dữ liệu, nào là nguy cơ thất bại rất cao v.v…Chính bản thân tôi cũng từng muốn đầu tư chứng khoán nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Ý tưởng của tôi rất đơn giản: khiến quy trình đầu tư trở nên dễ dàng hơn cho chính mình và mọi người ở Thái Lan. Đó cũng là động lực khiến tôi phát triển ứng dụng StockRadars.”

Kể lại hành trình đi đến thành công, Max cho biết lúc bắt tay vào xây dựng ứng dụng, nhiều lúc anh đã phải thức trắng đêm và dốc toàn bộ tâm trí. Những thử nghiệm mới cho ý tưởng đã khiến anh và các cộng sự hao tổn rất nhiều tâm lực, có lúc tưởng chừng vô vọng. Thế nhưng, với nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng sự bén nhạy và chuyên nghiệp họ đã chứng minh sự nghiêm túc theo đuổi ý tướng và khiến các nhà đầu tử bị thuyết phục rằng ứng dụng này giúp cân bằng rủi ro khi kinh doanh chứng khoán.

“Tôi luôn quan niệm rằng mình không phải là một doanh nghiệp nhỏ, đến từ một quốc gia còn rất thiếu các công ty IT thành công. Những quan điểm tiêu cực như vậy sẽ dễ khiến bạn cảm thấy nản chí mỗi khi đi tìm nguồn vốn đầu tư.” (Max Kortrakul)

Dù đã thu được thành công nhưng Max vẫn tỏ ra khá bình thản: “Tôi luôn quan niệm rằng mình không phải là một doanh nghiệp nhỏ, đến từ một quốc gia còn rất thiếu các công ty IT thành công. Những quan điểm tiêu cực như vậy sẽ dễ khiến bạn cảm thấy nản chí mỗi khi đi tìm nguồn vốn đầu tư. Tất nhiên, tôi cũng không phải người quá ảo tưởng. Nếu thành công, thậm chí bạn có thể được vào Unicorn List (danh sách những công ty tư nhân có giá trị trên 1 tỷ USD). Còn nếu không thành công thì bạn vẫn luôn có thể thử nghiệm một ý tưởng khác.”

Tinh thần khởi nghiệp – sáng tạo và biết chấp nhận thử thách của giới trẻ Thái Lan mà những người Max Kortrakul là một đại diện quả là đáng nể. Đó là điểm khởi đầu và nền tảng để các nhà hoạch định chính sách Thái Lan có thể vạch ra các hướng đi xa hơn cho nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á này trong tương lai.

Thành phố thông minh Phuket

Chính phủ Thái Lan đã khẳng định quyết tâm sẽ biến tỉnh đảo Phuket, vốn từ trước tới nay là “thiên đường du lịch,” trở thành trung tâm công nghệ và startup, đồng thời biến nơi này thành một thành phố thông minh (Smart City). Đây là một bước đi đáng chú ý để triển khai mô hình tăng trưởng tập trung vào phát triển công nghệ kỹ thuật làm bàn đạp cho nấc thang tăng trưởng mới.

Hiện Phuket đã có hàng loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như mạng lưới Internet để thu hút các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Những dự án cải thiện hệ thống camera an ninh – CCTV cho giao thông, đăng ký lao động thông qua hệ thống điện tử hay nâng cấp mạng Wifi trên toàn thành phố đã được thông qua. Bộ Kinh tế và xã hội số Thái Lan cho biết cùng với Chiangmai, Phuket được Thái Lan chọn là nơi để định hướng phát triển siêu công nghệ kỹ thuật số trong tương lai, nhằm gia tăng số start-up tại đây.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã chủ trì lễ khai mạc Hội chợ startup và công nghệ Thái Lan năm 2016 tại Phuket. 
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã chủ trì lễ khai mạc Hội chợ startup và công nghệ Thái Lan năm 2016 tại Phuket. 

Đích thân Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã chủ trì lễ khai mạc Hội chợ startup và công nghệ Thái Lan năm 2016 tại Phuket do Bộ Khoa học Công nghệ Thái Lan và Bộ Kinh tế-Xã hội số tổ chức.

Phát biểu trước các doanh nhân, nhà đầu tư và khởi nghiệp ở Phuket, Thủ tướng Prayuth nhấn mạnh việc các ngành kinh tế mới và cũ hỗ trợ nhau để cùng phát triển và qua đó hỗ trợ cho đời sống xã hội của người dân Thái Lan. Ông kêu gọi những tập đoàn lớn cần chung tay giúp đỡ khoảng 1 triệu công ty vừa và nhỏ, nhằm không để doanh nghiệp nào của nước này bị tụt lại phía sau.

Chính phủ Thái Lan đang xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp với số tiền lên đến 20 tỷ baht,tương đương khoảng 571 triệu USD.

Hiện Bộ Tài chính Thái Lan đã lập Quỹ cạnh tranh để tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở 5 ngành nghề: chăm sóc sức khỏe, công nghệ tài chính, công nghệ nông nghiệp, du lịch và công nghệ kỹ thuật số. Chính phủ Thái Lan cũng đang xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp với số tiền lên đến 20 tỷ baht, tương đương khoảng 571 triệu USD. Quỹ 20 tỷ baht này cũng dự kiến tài trợ cho 2.500 doanh nghiệp start-up nhằm chuyển đổi chiến lược phát triển truyền thống sang mô hình mới hơn để thúc đẩy đổi mới.

Theo một đánh giá Siam Commercial Bank, cộng đồng startup tại Thái Lan vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển và thị trường khởi nghiệp của nước này vẫn còn non trẻ. Năm 2015, đầu tư vào startup tại Thái Lan mới chỉ đạt 32 triệu USD và hầu hết tập trung vào lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2016, nước này có khoảng 2.000 start-up và Chính phủ Thái Lan muốn nâng tổng số startup mới thành lập tại nước này lên ít nhất 10.000 vào cuối năm 2018. Giấc mơ Thailand 4.0 có thể sẽ được xây dựng trên nền tảng của 10.000 start-up này.

Một buổi giới thiệu Startup nông nghiệp ở tỉnh Bueng Kan.
Một buổi giới thiệu Startup nông nghiệp ở tỉnh Bueng Kan.

Thailand 4.0

Tại Sự kiện Ngày sáng tạo Huawei châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 4 (Huawei Asia – Pacific Innovation Day) hồi tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Thái Lan, ông Somkid Jatusripitak đã có bài phát biểu quan trọng về tầm nhìn “Thailand 4.0- Tiến tới kỹ thuật số” của nước này và làm thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi và hiện đại hóa nền kinh tế Thái Lan.

Theo ông Somkid, nếu như Mỹ có khẩu hiệu “Make America Great Again” hay Trung Quốc có chiến lược “Made in China 2025” thì người Thái Lan cũng đang quyết tâm với “Thailand 4.0.”

Theo Phó Thủ tướng Thái Lan, Chiến lược Thailand 4.0 ra đời với mục tiêu đưa đất nước này thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, đạt tăng trưởng bền vững và giảm chênh lệch thu nhập. Ông nói rằng những sáng tạo về công nghệ thông tin các ảnh hưởng của số hóa đang tràn vào các ngành, lĩnh vực, giúp các công ty tăng năng suất, giảm chi phí và tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Điều này mở đường cho các mô hình kinh doanh và các thị trường mới, mang lại cơ hội phát triển mới cho tất cả.

Nếu như Mỹ có khẩu hiệu “Make America Great Again” hay Trung Quốc có chiến lược “Made in China 2025” thì người Thái Lan cũng đang quyết tâm với “Thailand 4.0.”

Để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Chính phủ Thái Lan đã bắt tay vào các dự án quy mô cực lớn để cải thiện hạ tầng như tàu điện, tàu 2 đường ray, sân bay. Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) cũng được xây dựng nhằm tạo ra hệ thống giao thông, hậu cần liên lạc liên kết các tuyến đường huyết mạch.

Về chiến lược phát triển cuộc cách mạng số, Thái Lan có kế hoạch đầu tư mạnh vào Internet băng rộng ở cấp độ làng xã. Hệ thống cáp ngầm nối liền Thái Lan, Hong Kong và Trung Quốc Đại lục cũng sẽ biến Thái Lan trở thành một cổng thông tin cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chính phủ nước này cũng đã thành lập một Học viện Internet of Things (IoT) và trung tâm phân tích dữ liệu lớn cấp chính phủ tại Hành lang kinh tế phía Đông.

Học viện IoT này thành lập dưới hình thức hợp tác với các công ty tư nhân, là một phần trong khu công nghiệp số được xây dựng tại tỉnh Chon Buri, dự án trọng điểm của Hành lang kinh tế phía Đông. Đây được coi là tổng hành dinh của thành phố thông minh trong tương lai, nơi sẽ hỗ trợ các dịch vụ về công nghệ, khởi nghiệp, giúp Chính phủ Thái Lan hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo.

Hồi tháng 1/2018, Thái Lan chính thức cấp visa 4 năm cho các nhà đầu tư, chuyên gia khoa học với tên gọi Smart Visa để thu hút các tài năng nước ngoài. Đại diện chính phủ Thái Lan cũng vừa ký bản cam kết với Huawei, cho phép công ty này chi 81 triệu USD trong 3 năm tới để xây dựng các OpenLab, tạo điều kiện phát triển điện toán đám mây và các tài năng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) của Thái Lan và khu vực Đông Nam châu Á nói chung.

Thái Lan hiện có lượng người tiêu dùng quan tâm kỹ thuật số lớn. Bên cạnh việc có đông người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, nước này hiện là thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong ASEAN với trị giá 900 triệu USD và dự kiến sẽ tăng gấp 12 lần, lên 11,1 tỷ USD vào năm 2025.

Mục tiêu của Chính phủ Thái Lan, đến năm 2027, nền kinh tế số sẽ đóng góp 25% GDP cho nước này.

Mục tiêu của Chính phủ Thái Lan, đến năm 2027, nền kinh tế số sẽ đóng góp 25% GDP cho nước này. Để làm được điều đó, Thái Lan đã đầu tư 2,5 tỷ bạt (800 triệu USD) cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số; Thái Lan cũng lên kế hoạch xây dựng thành phố thông minh ở bảy tỉnh; nâng cấp đường truyền Internet tốc độ cao tới hơn 74.000 đơn vị cấp phường ở địa phương; Ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phát triển ngành nông nghiệp thông minh; Thiết lập cơ chế cấp giấy phép một lần cho khởi nghiệp, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức như Kết nối doanh nhân toàn cầu hay Liên minh Viễn thông Quốc tế.

Tại sự kiện giới thiệu chính thức về chiến lược Thailand 4.0 hồi tháng 9/2017, tiến sỹ Pichet Durongkaveroj, Bộ trưởng Xã hội và Kinh tế số Thái Lan đã khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là chứng minh Thái Lan là điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN đối với các nhà đầu tư có tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về kỹ thuật số. Thái Lan có năng lực sáng tạo và tinh thần kinh doanh với sự ủng hộ của chính phủ, có hệ sinh thái phù hợp để nuôi dưỡng thành công. Chúng tôi muốn làm cho Thái Lan trở thành trung tâm công nghệ số ở Đông Nam Á. Điều này có lợi cho cả những nhà đầu tư lẫn người dân Thái Lan”./.

‘Sức mạnh mềm’

Năm 2018 đánh dấu tròn 40 năm Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa toàn diện với những thành tựu vượt bậc về kinh tế, thách thức vị thế siêu cường số một thế giới của Mỹ.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã không ngừng củng cố sức mạnh và gia tăng ảnh hưởng với chính sách đối ngoại cởi mở, không chỉ thông qua các hoạt động ngoại giao cấp cao, mà còn thông qua con đường ngoại giao “nhân dân tệ” hay ngoại giao văn hóa.

Trước tiên, phải nói tới nền tảng cơ bản để Trung Quốc củng cố quyền lực – đó chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế phi thường trong 30 năm qua.

Trải qua quá trình cải cách mở cửa gần 40 năm, sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự… của Trung Quốc đã tiến vào hàng ngũ nhóm các nước đứng đầu thế giới.

Năm 2017, giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đạt 82.700 tỷ nhân dân tệ (hơn 12.100 tỷ USD), chiếm khoảng 15% tổng lượng kinh tế thế giới; tỷ lệ đóng góp của Bắc Kinh vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên tới hơn 30%.

Dự báo năm 2018, GDP của Trung Quốc đạt mức 13.200 tỷ USD, vượt qua quy mô của nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Dự báo, năm 2018, GDP của Trung Quốc đạt mức 13.200 tỷ USD, vượt qua quy mô của nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3.690 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của gần 130 quốc gia và khu vực, đồng thời là thị trường nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trung Quốc còn là nước có dự trữ ngoại hối, đầu tư ra nước ngoài và hệ thống công nghiệp hoàn thiện nhất thế giới.

Với những bước tiến mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã và đang từng bước triển khai một cách đồng bộ các chính sách nhằm gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã chấm dứt thời kỳ “giấu mình chờ thời” để vươn ra thế giới.

Từ tháng 3/2013, thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức, trọng tâm và phương pháp chính sách ngoại giao Trung Quốc đã có hàng loạt dấu mốc điều chỉnh lớn, tương ứng với sự thay đổi phát triển của môi trường quốc tế. Số lượng các hoạt động ngoại giao chủ động của Trung Quốc thực hiện ở cấp độ song phương và đa phương tăng nhanh.

Nhân viên ngân hàng kiểm tiền giấy mệnh giá 100 nhân dân tệ mới của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên ngân hàng kiểm tiền giấy mệnh giá 100 nhân dân tệ mới của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện tại các hội nghị đa phương hiện có (như G20), đồng thời củng cố các tổ chức mới do Trung Quốc sáng lập (như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, khuôn khổ hợp tác khu vực hoặc Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai và con đường” – BRI).

Chủ tịch Tập Cận Bình đã đi thăm khoảng 60 quốc gia trên thế giới, tiếp đón hơn 110 nguyên thủ nước ngoài đến Trung Quốc.

Những hoạt động ngoại giao quan trọng này không những giúp tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về Trung Quốc và nâng cao vị thế của Bắc Kinh, mà còn hoạch định phương hướng giải quyết nhiều vấn đề có tính toàn cầu.

Điểm nổi bật là Trung Quốc không ngừng tìm cách củng cố “sức mạnh mềm” thông qua công cụ quan trọng là “ngoại giao đồng nhân dân tệ.” Nói cách khác là tham gia vào các dự án đầu tư, các chương trình phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tại nhiều nước và khu vực trên khắp thế giới, trong đó phải kể đến sáng kiến BRI kết nối các lục địa Á-Phi-Âu.

Trong 5 năm qua, các khoản đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại các nước nằm trong “tầm ngắm” của Bắc Kinh đã lên tới hơn 60 tỷ USD và giá trị các dự án được các công ty Trung Quốc ký kết tại những quốc gia này đã đạt hơn 500 tỷ USD.

Trung Quốc không ngừng tìm cách củng cố “sức mạnh mềm” thông qua công cụ quan trọng là “ngoại giao đồng nhân dân tệ”

Trong thập niên tới, Trung Quốc dự kiến đầu tư tới 5.000 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng xuyên lục địa, kết nối trung tâm công nghiệp của nước này với các thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới ở Tây Âu. Siêu dự án này dự kiến sẽ bao trùm 64 quốc gia trên khắp 4 châu lục (châu Á, châu Đại Dương, châu Phi và châu Âu), chiếm 62% dân số thế giới và khoảng 1/3 GDP toàn cầu.

Các ngân hàng chính sách của Trung Quốc, cụ thể là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, sẽ có vai trò trung tâm trong việc cấp vốn cho sáng kiến cơ sở hạ tầng liên lục địa đầy tham vọng này.

Với siêu dự án này, ở góc độ ảnh hưởng địa chính trị, Trung Quốc có thể giành được chỗ đứng trên khắp các quốc gia thuộc “chuỗi ngọc trai” có vị trí chiến lược, cụ thể là Seychelles, Chittagong (Bangladesh) ở phía Đông tới Hambantota (Sri Lanka) và Gwadar (Pakistan) ở phía Tây trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, BRI cũng đảm bảo để Trung Quốc tiếp cận được các nguồn tài nguyên quý hiếm, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của nước này tại các khu vực Đông Nam Á, Tây Á và Trung Á giàu tài nguyên. Thông qua BRI, Trung Quốc có thể toàn cầu hóa các tiêu chuẩn công nghệ và công nghiệp của nước này trên khắp các thị trường mới nổi.

Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bên cạnh đó, tăng cường ngoại giao nhân dân, giáo dục, trao đổi văn hóa, quảng bá các giá trị Trung Hoa ra thế giới cũng là một kênh quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc tận dụng tối đa để gia tăng “sức mạnh mềm.”

Trung Quốc hiện là nước đứng đầu châu Á, đứng thứ 3 thế giới về thu hút sinh viên nước ngoài sau Mỹ và Anh. Nhiều sinh viên nhận được hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc.

Năm 2016, có 442.431 sinh viên nước ngoài từ hơn 200 nước học tập và nghiên cứu ở Trung Quốc, tăng 35% so với năm 2012.

Với việc các trường đại học Trung Quốc đang ngày càng tăng thứ bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, tốc độ quốc tế hóa nhanh chóng, chính sách khuyến khích các sinh viên nước ngoài học tập ở Trung Quốc, cùng với chi phí học tập và sinh sống ở đây dễ chịu hơn so với các nước phương Tây, Trung Quốc sẽ sớm trở thành điểm đến hàng đầu cho các sinh viên quốc tế.

Trung Quốc đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên ngoài, không chỉ ở châu Á, mà đã vươn mạnh sang cả châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ

Cùng với các sáng kiến kết nối đa phương như BRI, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á…, sự thành công của nền kinh tế, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, những tiến bộ nghiên cứu và khoa học, thành công trong các lĩnh vực thể thao và văn hóa của Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp tăng cường “quyền lực mềm” của Bắc Kinh trong tương lai.

Có thể thấy Trung Quốc đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên ngoài, không chỉ ở châu Á, mà đã vươn mạnh sang cả châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ.

Thông qua chính sách đối ngoại thực dụng, Trung Quốc đang từng bước thực hiện tham vọng tới năm 2050 sẽ trở thành cường quốc có vai trò toàn cầu và tầm ảnh hưởng dẫn đầu thế giới./.

Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thụy Điển

Mọi quyền lực công đều bắt nguồn từ người dân – đây là nền tảng của hệ thống chính phủ Thụy Điển. Năm 2018 đánh dấu mốc quá trình dân chủ hóa đầy đủ bắt đầu ở Thụy Điển tròn 100 năm. Ngày 9/9/2018 cũng là ngày diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Thụy Điển.

Nhân dịp này, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ngài Pereric Högberg, đã có bài viết chia sẻ về hành trình của một quốc gia nhỏ bước ra thế giới.

Sau đây là nội dung bài viết:

Tôi muốn bắt đầu bài viết này với những quan sát của cá nhân mình. Tôi sinh năm 1967. Lớn lên ở Thụy Điển trong những năm đầu đời, tôi đã được tận mắt chứng kiến những thay đổi và phát triển tích cực mà một số những đổi thay này vẫn còn tác động đến hôm nay và truyền cảm hứng cho tôi để đảm nhận công việc của một nhà ngoại giao đại diện cho Thụy Điển.

Bên cạnh các đại sứ chính thức cho Thụy Điển như tôi, đất nước chúng tôi còn có rất nhiều các đại sứ không chính thức trên toàn thế giới, những người giúp kết nối Thụy Điển trên vi toàn cầu và đưa ra những minh chứng về tiềm năng của xã hội Thụy Điển.

Đại sứ Thụy Điển trong buổi lễ công bố cuộc thi toàn quốc ”Sáng tạo như người Thụy Điển” tháng 8/2018 tại Hà Nội. (Ảnh Trần Việt/TTXVN)
Đại sứ Thụy Điển trong buổi lễ công bố cuộc thi toàn quốc ”Sáng tạo như người Thụy Điển” tháng 8/2018 tại Hà Nội. (Ảnh Trần Việt/TTXVN)

Björn Borg, ngôi sao quần vợt từ những năm tuổi teen trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, là một tay vợt vừa cừ khôi và sáng tạo với những cú trái uy lực bằng cả hai tay.

Borg giữ vị trí tay vợt số một thế giới trong nhiều năm và được coi là một trong những vận động viên vĩ đại nhất trong lịch sử thể thao. Từ năm 1974 đến năm 1981, ông trở thành người đầu tiên trong kỷ nguyên các giải mở rộng giành đến 11 cúp vô định đơn ở các giải Grand Slam, bao gồm 6 cúp ở giải Pháp mở rộng và 5 cúp vô định liên tiếp tại giải Wimbledon.

Ông cũng giành được ba chức vô địch trong giải diễn ra cuối các năm dành cho các tay vợt mạnh nhất và 15 giải Grand Prix Super Series. Nhìn chung, Borg đã lập nhiều kỷ lục mà tới nay chưa ai phá được.

ABBA cũng vậy, từ năm 1972 đến năm 1983, ban nhạc này đã “gây bão” trong thế giới âm nhạc. Hơn 380 triệu album và đĩa đơn đã được bán kể từ khi ban nhạc tạo bước đột phá trong cuộc thi âm nhạc châu Âu năm 1974. Tôi cũng muốn chia sẻ thêm, đây là nhóm nhạc đầu tiên của một quốc gia không nói tiếng Anh có thành công liên tục trong các bảng xếp hạng âm nhạc của các quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Australia…

Dù ABBA đã ngưng biểu diễn từ bốn thập kỷ trước, ban nhạc bốn người vẫn là một hiện tượng toàn cầu với nhiều bài hát hiện vẫn phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có bài “Happy New Year” ở tại Việt Nam.

Bài hát ‘Happy New Year’ nổi tiếng của ban nhạc ABBA.

Borg và ABBA đã giúp Thụy Điển nổi bật tên bản đồ thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho rất nhiều phát minh và sáng tạo mà các bạn đã quen thuộc như Bluetooth, Skype và Spotify.

Đọc đến đây, bạn sẽ băn khoăn làm thế nào mà một đất nước với dân số nhỏ chỉ vỏn vẹn 10 triệu người như Thụy Điển lại có thể trở thành một quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn cầu và dẫn đầu thế giới trong quần vợt, âm nhạc cũng như nhiều lĩnh vực khác và được xem là một mô hình để nhiều quốc gia học tập.

Có thể bạn chưa biết rằng cho đến những năm khoảng giữa thế kỷ XIX, Thụy Điển là một trong những nước nghèo nhất châu Âu với khoảng 70% dân số làm nông nghiệp, chủ yếu là trong điều kiện nghèo nàn, hạn chế. Chỉ một thế kỷ sau, Thụy Điển đã trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất, công nghiệp hóa nhất và sáng tạo nhất trên thế giới.

Ngày nay, Thụy Điển là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sự đổi mới, minh bạch, bình đẳng, hạnh phúc, công nghệ thông tin, kết nối Internet và tỷ lệ tham nhũng thấp… Đây là một sự thay đổi ấn tượng. Các ngôi sao Thụy Điển ngày nay như Zlatan Ibrahimovic cho thấy Thụy Điển đang nổi lên như một quốc gia dân túy và cởi mở như thế nào.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn về sự cởi mở trong xã hội Thụy Điển có thể đặt nền tảng cho những phát triển tích cực như thế nào thông qua lăng kính của cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào cuối tuần này, ngày 9/9/2018.

Phòng họp của Quốc hội Thụy Điển. (Nguồn: Imagebank.sweden.se)
Phòng họp của Quốc hội Thụy Điển. (Nguồn: Imagebank.sweden.se)

Quốc hội – cơ quan đại diện của người dân

Yếu tố cơ bản của một xã hội cởi mở, dân chủ khả năng của chúng tôi trong việc lựa chọn những người sẽ đại diện cho mình trong quốc hội thông qua lá phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Bầu cử là được coi là quyền và nghĩa vụ quan trọng đối với chúng tôi bởi vì chính thông qua các cuộc bầu cử mà công chúng có thể có tiếng nói tác động đến nền chính trị.

Từ năm 1970, Quốc hội Thụy Điển chỉ có một viện với 349 đại biểu. Ở Thụy Điển, cuộc tổng tuyển cử được tổ chức bốn năm một lần. Tất cả công dân Thụy Điển từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bỏ phiếu. Khoảng 7,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 và do đó sẽ quyết định các đảng nào sẽ đại diện cho mình trong Quốc hội Thụy Điển, cũng như các hội đồng cấp hạt và thành phố.

Khoảng 7,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018

Tại Thụy Điển, các lá phiếu trong bầu cử được bảo mật. Điều này có nghĩa là bạn không bắt buộc phải nói với bất kỳ ai bạn đã bỏ phiếu cho bên nào. Các quan chức tại các trạm bỏ phiếu nhận được phiếu bầu của bạn cũng không có cách để tìm ra liệu bạn đã bỏ phiếu cho đảng nào.

Mặc dù việc bỏ phiếu hay không phụ thuộc hoàn toàn vào các công dân, số lượng cử tri ở Thụy Điển nói chung là cao, chiếm khoảng 85-90% dân số, như đã thấy trong các cuộc bầu cử gần đây.

Công dân không phải người Thụy Điển cũng có quyền bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử hội đồng hạt và thành phố họ đã sống ở Thụy Điển ít nhất ba năm trước tính đến ngày bầu cử. Việc tỷ lệ cử tri đi bầu cao cũng cho thấy có niềm tin của người dân vào các chính trị gia và nền dân chủ. Khi bạn tham gia bỏ phiếu, cơ hội sẽ tăng lên cho cho những ứng cử viên, những người có cùng suy nghi và chia sẻ quan điểm của bạn có điều kiện tham gia điều hành đất nước.

Khoảng 7,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên có quyền  bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 tại Thụy Điển. (Nguồn: imagebank.sweden.se)
Khoảng 7,3 triệu người từ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 tại Thụy Điển. (Nguồn: imagebank.sweden.se)

Có một số khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong các cuộc bầu cử trước đây. Ví dụ, trong cuộc bầu cử năm 2014, những người có thu nhập thấp và trình độ học vấn thấp thường ít đi bỏ phiếu hơn so với những người có thu nhập cao và có trình độ học vấn cao hơn. Số tỷ lệ cử tri là thanh niên cũng thấp hơn so với những người lớn tuổi. Những người sinh ra ở nước ngoài cũng không thể hiện sự quan tâm giống như những người trong nước. Và thời gian của bạn sống càng dài tại Thụy Điển cũng tỷ lệ thuận với sự quan tâm, tham gia của bạn trong việc bầu cử.

Để ứng cử trở thành đại biểu Quốc hội, bạn cần phải là công dân Thụy Điển và từ 18 tuổi trở lên. Số ghế trong Quốc hội được phân phối giữa các đảng phái (chứ không phải theo cá nhân) theo tỷ lệ phiếu bầu gộp chung trong cả nước.

Có một quy tắc quan trọng cần lưu ý: để có được đại diện trong quốc hội, một đảng phải giành được ít nhất 4% phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc. Mục đích của quy tắc này là ngăn cản các đảng quá nhỏ tham gia chính trường. Số lượng các đảng có đại diện trong quốc hội đã có sự thay đổi liên tục và trong những thập kỷ gần đây, tăng từ bốn lên tám đảng có đại diện tại quốc hội.

Để có được đại diện trong Quốc hội Thụy Điển, một đảng phải giành được ít nhất 4% phiếu bầu phổ thông trên toàn quốc

Cấp hạt và cấp thành phố

Thụy Điển có ba cấp hành chính công: quốc gia, khu vực và địa phương. Ngoài việc bỏ phiếu tại quốc hội Thụy Điển, người dân ở Thụy Điển cũng sẽ bỏ phiếu cho đại diện của họ tại hội đồng hội đồng hạt và hội đồng thành phố vào ngày 9/9. Cử tri bỏ phiếu cho đảng và có thể, cùng một lúc, bỏ phiếu cho một trong các ứng viên được liệt kê trong phiếu bầu. Tất nhiên, bạn có thể bầu cho các đảng khác nhau trong các cuộc bầu cử các cấp khác nhau.

Cấp khu vực

Ở cấp độ khu vực, Thụy Điển được chia thành 20 hạt. Hội đồng hạt có trách nhiệm giám sát các nhiệm vụ như chăm sóc sức khỏe và có quyền thu thuế thu nhập.

Cấp địa phương

Ở cấp địa phương, Thụy Điển được chia thành 290 đô thị, mỗi thành phố có một hội đồng hoặc hội đồng điều hành được bầu. Các hội đồng này chịu trách nhiệm cho hàng loạt các về đề như cơ sở vật chất và các dịch vụ bao gồm nhà ở, đường sá, cấp nước và xử lý nước thải, trường học, phúc lợi công cộng, chăm sóc người già và chăm sóc trẻ em. Họ có nghĩa vụ pháp lý để cung cấp một số dịch vụ cơ bản nhất định. Các hội đồng cũng có quyền thu thuế thu nhập đối với cá nhân và cũng có thể tính phí cho các dịch vụ khác nhau.

Khoảng một nửa thành viên Chính phủ Thụy Điển là phụ nữ. (Nguồn: Website Chính phủ Thụy Điển)
Khoảng một nửa thành viên Chính phủ Thụy Điển là phụ nữ. (Nguồn: Website Chính phủ Thụy Điển)

Đề cử thủ tướng

Quốc hội được bầu sau đó sẽ đề cử một thủ tướng, người được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ. Để được chấp thuận, ứng cử viên phải nhận sự ủng hộ từ đa số các đại biểu quốc hội. Thông thường vì không có đảng nào có hơn 50% số ghế trong quốc hội, điều này có nghĩa là các Đảng phải đàm phán để liên minh và hội đủ số phiếu cần thiết trong quốc hội. Đối với cuộc bầu cử năm nay, đây sẽ là một chủ đề mang tính thời sự về việc đảng phái nào sẽ liên minh với nhau.

Thủ tướng sẽ đích thân lựa chọn các vị bộ trưởng để hình thành nội các chính phủ và quyết định ai sẽ đảm nhận cương vị bộ trưởng bộ nào. Chính phủ điều hành đất nước nhưng chịu trách nhiệm trước quốc hội.

Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ

Quốc hội đưa ra quyết định và chính phủ thực hiện chúng. Chính phủ cũng đệ trình các đề xuất về các điều luật mới hoặc sửa đổi các bộ luật để đệ trình lên quốc hội phê chuẩn.

Bình đẳng giới và những tiến bộ của phụ nữ

Trong những thập kỷ gần đây, phụ nữ Thụy Điển đã có những bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực chính trị.

Kể từ khi phụ nữ được trao quyền bầu cử lần đầu tiên vào năm 1918, đã có những sự tiến bộ liên tục trong bình đẳng ở Thụy Điển. Chẳn hạn cuộc bầu quốc hội năm 1994 được coi là lịch sử với một bước đột phá quan trọng đối với phụ nữ trong nền chính trị Thụy Điển. Các đại biểu nữ giành được 142 hoặc 41% trong tổng số 349 ghế trong quốc hội. Phụ nữ cũng đạt được kết quả khích lệ trong các cuộc bầu cử cấp địa phương.

Không nhiều quốc hội trên thế giới có tỷ lệ phụ nữ cao như vậy. Trong nội các hiện nay do Đảng dân chủ xã hội của Thủ tướng Stefan Löfven đứng đầu trong nhiệm kỳ 2014-2018, số lượng các bộ trưởng nữ và nam là cân bằng, với 11 trong số 22 bộ trưởng là nữ giới. Các bộ trưởng nữ đứng đầu các bộ quan trọng như ngoại giao, tài chính, thương mại, lao động, y tế và môi trường.

Ở nơi làm việc, Luật Cơ hội Bình đẳng – luật bình đẳng giữa nam và nữ của Thụy Điển bao gồm các điều khoản yêu cầu người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp tích cực để thúc đẩy bình đẳng giới, ví dụ về thuế và thu nhập. Luật cũng nghiêm cấm việc phân biệt đối xử liên quan đến giới ở nơi làm việc. Những thiết chế đảm bảm giới chủ bảo vệ các người lao động của họ khỏi quấy rối tình dục và cho phép cả lao động nam và nữ được trả lương và đóng góp các trách nhiệm một cách bình đẳng.

Tôn trọng sự cởi mở

Sự cởi mở và minh bạch là những cấu phần quan trọng của nền dân chủ Thụy Điển. Mọi công dân đều có quyền tự do tìm kiếm thông tin, tổ chức các cuộc tuần hành, tham gia các đảng chính trị và thực hành tín ngưỡng của họ.

Vào ngày Chủ nhật tới đây, người Thụy Điển một lần nữa sẽ chọn ai sẽ đại diện cho họ và hình thành một chính phủ mới ở Thụy Điển trong nhiệm kỳ bốn năm tới. Truyền thống dân chủ cởi mở sẽ là chìa khóa để hiểu mô hình Thụy Điển và những thành công của Thụy Điển./.

Người dân tham gia một lễ hội ở Thụy Điển. (Nguồn: imagebank.sweden.se)
Người dân tham gia một lễ hội ở Thụy Điển. (Nguồn: imagebank.sweden.se)