Giải tỏa gánh nặng chi phí điều trị bệnh viêm gan

Người đàn ông sơ gan 61 tuổi, sau đợt điều trị gần một tháng tại Bệnh viện Bạch Mai sức khỏe đã tốt hơn. Ông không còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn như trước nữa.

Ngồi trên chiếc giường bệnh, ông Lã Minh Kế, 61 tuổi, ở huyện Hải Hậu, Nam Định “thở phào” vì sắp kết thúc đợt điều trị 1 tháng tại đây. Điều ông không phải bận tâm trong suốt bốn năm qua đó là hầu như toàn bộ chi phí điều trị bệnh của ông được bảo hiểm y tế chi trả.

Theo thống kê của ngành y tế, ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao nhất, nhì trong khu vực, với tỷ lệ khoảng 15% dân số nhiễm viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm viêm gan C chiếm khoảng 2%. Ước tính dân số Việt Nam 100 triệu người thì có khoảng 15 triệu người nhiễm viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm viêm gan C.

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thường có khoảng trên 40 bệnh nhân viêm gan đều trị nội trú và có khoảng hơn 1.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Ông Lã Minh Kế, cho hay, ông điều trị bệnh viêm gan ở Bệnh viện Bạch Mai đã 4 năm. Đợt này là đợt điều trị đầu tiên của năm nay. Mỗi năm ông đi điều trị bệnh viêm gan 1 lần trong khoảng một tháng. Theo phác đồ điều trị của bác sỹ, ông phải uống thuốc hàng ngày.

Ông Kế kể, ông phát hiện ra bệnh từ năm 2008. Khi đó ông còn khỏe và không có biểu hiện gì. Trong một lần đi mổ thận, ông được bác sỹ thông báo mắc bệnh viêm gan C. Tuy nhiên, ông thấy cơ thể mình vẫn khỏe mạnh bình thường nên ông không đi điều trị. Khi ở giai đoạn viêm gan C ông chủ quan không đi điều trị, đến khi bệnh chuyển sang xơ gan mới điều trị, vào năm 2012.

Biểu hiện đầu tiên là ông thấy mệt mỏi, chán ăn, người buồn nôn vào Bệnh viện Bạch Mai.

Ông Lã Minh Kế, cho hay, ông điều trị bệnh viêm gan ở Bệnh viện Bạch Mai đã 4 năm.
Ông Lã Minh Kế, cho hay, ông điều trị bệnh viêm gan ở Bệnh viện Bạch Mai đã 4 năm.

Ông Kế là bệnh nhân viêm gan C điều trị lâu dài. Mọi năm trước mỗi năm ông thường vào viên 2-3 lần/năm. Năm nay ông áp dụng thuốc tốt nên từ đầu năm đến nay đây là đợt đầu tiên ông nhập viện.

Nói về quá trình điều trị ông Kế cho hay: “Tôi là người có bảo hiểm và bảo hiểm đúng tuyến, nếu mà không có bảo hiểm y tế chi trả chi phí sẽ tốn kém rất nhiều. Nếu không có bảo hiểm y tế thì chưa biết thế nào, có khả năng không đi được bởi việc chi trả của tôi quá sức, không thể điều trị được. ở đây, tôi thấy có nhiều bệnh nhân trẻ, khoảng 30-40 tuổi, họ chủ quan không mua thẻ bảo hiểm y tế, một tháng nằm viện của tôi mất khoảng 60 triệu, bình thường là 48-50 triệu, nếu không có bảo hiểm y tế khả năng tôi sẽ không đủ chi phí và điều kiện để điều trị tại đây.”

Không như ông Kế, anh B.V.Ng, 27 tuổi, ở Hòa Bình vừa phát hiện mình mắc bệnh viêm gan C.

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thường có khoảng trên 40 bệnh nhân viêm gan đều trị nội trú và có khoảng hơn 1.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Bệnh nhân cho hay, trước đó sức khỏe của anh hoàn toàn bình thường, anh thấy người vẫn khỏe mạnh. Gần đây thấy người sút cân, chán ăn anh đi khám thì phát hiện mình mắc bệnh viêm gan C.

Bệnh nhân Ng. tâm sự, do anh làm tự do nên không mua bảo hiểm y tế, đợt này điều trị, do không có bảo hiểm y tế nên chi phí mất khoảng 60-70 triệu là một sức ép quá lớn đối với anh.

Anh Ng. cho hay: “Nằm viện với chi phí cao tôi mới thấm thía. Những bác cạnh mình, cùng bị bệnh viêm gan C nhưng được bảo hiểm y tế chi trả nên mọi người không phải lo về chi phí. Sau đợt điều trị này tôi về phải mua thẻ bảo hiểm y tế ngay.”

Quả thực, có nằm viện điều trị với chi phí thực tế với những bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế là bài học đắt giá nhất.

Người dân ngồi trước phòng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh viêm gan. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 
Người dân ngồi trước phòng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh viêm gan. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 

Theo bác sỹ Đỗ Duy Cường – Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai), một người mắc viêm gan B phải đối mặt đó là việc điều trị lâu dài và suốt đời. Bệnh nhân phải chịu gánh nặng chi phí điều trị.

Với bệnh nhân viêm gan B điều trị mỗi tháng phải dùng thuốc kháng virus để điều trị. Việc điều trị bây giờ có thể điều trị lâu dài, suốt đời. Mỗi tháng bệnh nhân mất tiền triệu dành cho thuốc kháng virus, chưa kể tiền xét nghiệm tải lượng virus chi phí cũng khá cao.

Với bệnh viêm gan C, đây là bệnh vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh. 4 năm trở về trước, điều trị bằng thuốc cổ điển rất đắt tiền, chi phí có thể lên tới hàng trăm triệu đồng bởi việc tiêm và điều trị kéo dài hàng năm, có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả điều trị chỉ 30-40%.

Khoảng 4 năm gần đây với sự ra đời của các thuốc kháng virus tác động trực tiếp (DAAs) điều trị viêm gan C với phác đồ đơn giản, không có tác dụng phụ và giá thành rẻ hơn so với chi phí trước đây nhiều. Thời gian điều trị cho bệnh nhân rút ngắn với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao (trên 95%) đã đem lại sự sống cho nhiều người bệnh.

Ảnh 4: Bác sỹ Đỗ Duy Cường – Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 
Ảnh 4: Bác sỹ Đỗ Duy Cường – Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 

Tuy nhiên, thuốc mới điều trị viêm gan C hiện nay vẫn chưa được bảo hiểm y tế chi trả. Một đợt điều trị với chi phí khoảng 30-40 triệu là gánh nặng rất lớn đối với nhiều người.

”Chúng tôi mong muốn, viêm gan B đã được đưa vào chương trình bảo hiểm y tế chi trả thì viêm gan C chỉ điều trị trong 12 tuần, khoảng 3 tháng, điều trị tỷ lệ khỏi cao cần được đưa vào bảo hiểm y tế chi trả,” bác sỹ Cường cho hay.

Theo thống kê của ngành y tế, Việt Nam có gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Một điều đáng lo ngại hiện nay là rất nhiều bệnh nhân mắc viêm gan C chưa được điều trị.

Nguyên nhân là do chi phí cho điều trị vẫn còn cao và chưa được bảo hiểm y tế chi trả, do đó bệnh nhân viêm gan C mãn tính khó khăn trong trong tiếp cận điều trị do giá thành của thuốc kháng virus cao.

Trả lơi một số thắc mắc về việc bảo hiểm y tế chi trả chi phí cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan, ông Đàm Hiếu Trung – Phó Giám đốc Trung tâm giám định Bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) dẫn chứng về một trường hợp bệnh nhân xơ gan trên nền bệnh nhân bị ung thư điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó các thuốc đặc trị chi trả cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả lên tới gần 1 tỷ đồng liên quan đến bệnh gan.

một người mắc viêm gan B phải đối mặt đó là việc điều trị lâu dài và suốt đời. Bệnh nhân phải chịu gánh nặng chi phí điều trị.

Ông Trung cho hay, bảo hiểm y tế hiện nay vẫn chi trả cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C. Tuy nhiên hiện nay Bộ Y tế đang sửa đổi Thông tư 40 –thông tư chi trả thuốc bảo hiểm y tế. Việc bảo hiểm y tế chi trả những thuốc gì là do Bộ Y tế quy định.

“Trong công tác phát triển điều trị, luôn luôn có những thuốc mới và những dịch vụ kỹ thuật mới được thay đổi. Thực tế, khi đưa vào một loại thuốc mới hay dịch vụ kỹ thuật mới vào bảo hiểm y tế chi trả, các nhà hoạch định chính sách đều đánh giá ba tác động đó là: tác động của loại thuốc đó với người bệnh như thế nào, tác động đối với quỹ bảo hiểm y tế chi trả như thế nào và hiệu quả sử dụng ra sao. Điều này được một hội đồng đánh giá, khi Bộ Y tế đưa vào danh mục thì quỹ bảo hiểm y tế sẽ chi trả,” ông Trung phân tích.

Trước ý kiến cho rằng hiện nay bảo hiểm y tế chưa thanh toán chi phí cho các bệnh nhân viêm gan C khi điều trị, ông Trung nhấn mạnh: “Chúng ta phải hiểu rằng các quy định về danh mục thuốc, danh mục kỹ thuật được bảo hiểm y tế chi trả là do Bộ Y tế quy định. Chứ không có chuyện bảo hiểm y tế không thanh toán thuốc điều trị viêm gan C.”

Ông Lê Văn Phúc – Phó Trưởng Ban Chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 
Ông Lê Văn Phúc – Phó Trưởng Ban Chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 

Ông Lê Văn Phúc – Phó Trưởng Ban Chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay, viêm gan C là bệnh khá phổ biến, theo đánh giá thì bệnh nhân điều trị bệnh này rất tốn kém.

“Với một mức đóng bảo hiểm y tế như hiện nay, năm 2017 trung bình 1 triệu đồng/người/ năm thì nếu bảo hiểm y tế chi trả tất cả các chi phí điều trị viêm gan C như các nước thì rõ ràng quỹ không thể trả được, chúng ta cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác bởi còn rất nhiều loại bệnh khác nữa như ung thư, tim mạch, đến các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh không lây nhiễm khác,” ông Phúc giải thích.

Vì vậy, theo ông Phúc, việc đưa một loại thuốc nào đó vào trong danh mục thì cần phải đánh giá tác động, đánh giá hiệu quả chi phí và cân đối với nguồn ngân sách, nguồn quỹ bảo hiểm y tế. Việc này sẽ được cân đối với Bộ Y tế để có phối hợp tốt, lựa chọn thuốc điều trị hợp lý./.

Tiêm vắcxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất phòng bệnh viêm gan. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Tiêm vắcxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất phòng bệnh viêm gan. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

John McCain

Sau một năm chiến đấu với căn bệnh ung thư não, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã từ trần ở tuổi 81, vào chiều 25/8/2018 (theo giờ Mỹ), tức sáng ngày 26/8 (theo giờ Việt Nam), chỉ vài ngày sau khi ông quyết định dừng điều trị y tế.

Đây là một sự mất mát lớn không chỉ đối với gia đình của Thượng nghị sỹ McCain mà còn đối với cả nước Mỹ.

Một năm chống chọi với khối u não ác tính

Cách đây một năm, vào tháng 7/2017, ông McCain đã được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư não sau khi các bác sỹ phát hiện ông có một khối u glioblastoma (u nguyên bào thần kinh đệm) trong lần đến bệnh viện để lấy một cục máu tụ ra khỏi mắt.

Glioblastoma là một trong những loại u ác tính phát triển rất nhanh và phổ biến với người lớn tuổi. Đây cũng là loại ung thư khiến Thượng nghị sỹ Ted Kennedy qua đời năm 2009 ở tuổi 77.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên ông McCain đối mặt với ung thư. Trước đó, bác sỹ cũng đã từng phẫu thuật loại các mảng u tế bào hắc tố (loại nhẹ) trên da của ông hồi những năm 1990 và 2000.

Sau một năm chống chọi với bệnh tật, ngày 24/8, gia đình của Thượng nghị sỹ McCain cho biết ông đã quyết định ngừng điều trị y tế.

Thượng nghị sỹ John McCain (giữa), Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 25/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thượng nghị sỹ John McCain (giữa), Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 25/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tiến sỹ Boockvar – một chuyên gia về ung thư não cho biết các tế bào ung thư đã di căn ở mức “không thể kiểm soát” và tỷ lệ thành công của quá trình điều trị là rất thấp.

Khi nói về quá trình điều trị của ông McCain trong vòng một năm qua, người nhà của ông cho biết họ vô cùng cảm kích về những hỗ trợ về tinh thần và sự tử tế của những nhân viên chăm sóc ông McCain, cũng như sự quan tâm và tình cảm nồng ấm của hàng ngàn người khác.

Con gái của ông McCain, cô Meghan cho biết: “Gia đình tôi rất cảm kích về tất cả tình yêu và sự quan tâm mọi người đã dành cho cha tôi. Đó là một hành trình gian nan và nếu không có sự ủng hộ của các bạn, ông ấy đã không thể vượt qua.”

Hơn 3 thập kỷ đóng góp trong Quốc hội Mỹ

Có thể nói, trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, John McCain đã đóng góp không mệt mỏi trong Quốc hội Mỹ. Ông đã đại diện cho bang Arizona tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong vòng 35 năm qua. Ông McCain từng ra tranh cử tổng thống năm 2000 và 2008.

Vào năm 2008, ông trở thành ứng viên tổng thống đại diện cho đảng Cộng hòa nhưng sau đó thất bại trước ông Barack Obama. Ngoài ra, ông cũng từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ.

Năm 2017, trong một cuộc phỏng vấn với CNN, khi được yêu cầu nói về chính mình, ông McCain phát biểu: “Tôi phục vụ đất nước của mình và không phải lúc nào cũng đúng. Tôi đã mắc rất nhiều sai lầm, làm nhiều điều dại dột nhưng chỉ với mong muốn phục vụ đất nước. Và tôi hy vọng có thể thêm vào đó cụm từ ‘bằng tất cả danh dự.’”

Theo Đảng viên Cộng hòa Mitt Romney, ‘không có người đàn ông nào trong thế kỷ này có thể đại diện cho danh dự, lòng yêu nước, sự tận tụy, hy sinh cho quốc gia như Thượng nghị sỹ John McCain’

Còn Đảng viên Cộng hòa Mitt Romney khi nói về McCain cũng từng cho rằng: “Không có người đàn ông nào trong thế kỷ này có thể đại diện cho danh dự, lòng yêu nước, sự tận tụy, hy sinh cho quốc gia như Thượng nghị sỹ John McCain. Sự nghiệp anh hùng của ông ấy truyền cảm hứng cho chúng tôi.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi biết tin ông McCain bị chẩn đoán ung thư, đã ca ngợi ông McCain “luôn luôn là một chiến binh,” trong khi cựu Tổng thống Barack Obama thì gọi ông McCain là “anh hùng của nước Mỹ và một trong những chiến binh dũng cảm nhất.”

Để tri ân những đóng góp trong cuộc đời và sự nghiệp của John McCain, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã dùng tên ông đặt cho Đạo luật Cấp phép Quốc phòng (NDAA) năm tài khóa 2019, vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký duyệt ngày 13/8/2018.

Thượng nghị sỹ John McCain (phải) tiếp kiến Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (thứ 3, bên trái) ngày 8/7/2015. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thượng nghị sỹ John McCain (phải) tiếp kiến Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (thứ 3, bên trái) ngày 8/7/2015. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Người góp phần để mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mỹ ngày càng tốt đẹp

Trước khi trở thành một Thượng nghị sỹ, ông McCain đã có nhiều năm làm việc trong quân đội Mỹ. Tuổi ấu thơ của John McCain gắn với những lần di chuyển của cha từ căn cứ quân sự này tới căn cứ quân sự khác.

Được hưởng một nền giáo dục toàn diện và chịu ảnh hưởng sâu sắc của một gia đình có truyền thống binh nghiệp, đã hình thành nên một John McCain đầy cá tính, ưa mạo hiểm.

Năm 1958, ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ và sau đó 2 năm tốt nghiệp khóa đào tạo phi công, trở thành một phi công hải quân lái máy bay cường kích, chính thức phục vụ trên Hàng không mẫu hạm Forrestal.

Ông là một người lính Mỹ đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Khi bắt đầu chiến dịch Rolling Thunder (Sấm rền, năm 1967), John McCain đã nhiều lần lái máy bay đánh phá các mục tiêu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; tính đến giữa tháng 10/1967, ông McCain đã thực hiện 22 phi vụ và trở về an toàn.

Tuy nhiên, trong một phi vụ oanh tạc bầu trời Hà Nội ngày 26/10/1967, phi cơ của Thiếu tá Không quân lực lượng Hải quân Mỹ John McCain, 31 tuổi đã bị bắn hạ ngày trên bầu trời Hà Nội. Bị bắt sống và 6 năm sau (1973), ông đã được phía Việt Nam trao trả tù binh cho Mỹ.

Ông John McCain trở thành một trong những người đi đầu vận động bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ

Từ Việt Nam trở về, John McCain tích cực tham gia chính trường, trở thành một trong những người đi đầu vận động bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.

Nếu như trong cuộc chiến tranh Việt Nam, John McCain thuộc phái “diều hâu” thì sau này, ông trở thành một trong những người ủng hộ tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Thượng nghị sỹ McCain từng nói ông luôn có tình cảm sâu sắc đối với Việt Nam và sẽ đóng góp làm sâu sắc mối quan hệ song phương ấy.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình này, ông hối thúc hai bên khởi động các vấn đề nhân đạo như rà phá vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, hỗ trợ những người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh, tẩy độc tại các khu vực bị nhiễm dioxin và thực thi pháp luật…

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đoàn các Nghị sỹ Hoa Kỳ do Thượng nghị sỹ John McCain dẫn đầu nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 6/2017. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đoàn các Nghị sỹ Hoa Kỳ do Thượng nghị sỹ John McCain dẫn đầu nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 6/2017. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Cũng nhờ những nỗ lực và sự vận động hết mình của McCain, cùng với sự ủng hộ của Thượng nghị sỹ John Kerry (người từng phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập niên 60-70 của thế kỉ XX, và Tổng thống Bill Clinton (người có tầm nhìn chiến lược về Việt Nam), cả hai chính đảng chi phối chính trường Mỹ là Dân chủ và Cộng hòa đều đã dần ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Kết quả là năm 1994, Thượng viện Mỹ thông qua giải pháp do John Kerry và John McCain bảo trợ, kêu gọi chấm dứt cấm vận kinh tế chống Việt Nam, dọn đường cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước một năm sau đó.

Sau đó, cả hai vị thượng nghị sỹ McCain và John Kerry đã nhiều lần sang Việt Nam để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (POW/MIA). Ông John Kerry từng là Chủ tịch Ủy ban tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam của Thượng viện Hoa Kỳ.

Song song với việc thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, Thượng nghị sỹ John McCain cũng luôn dành nhiều tâm sức cho cộng đồng người Việt tại Mỹ. Sự gần gũi của ông với cộng đồng này vượt trên cả quan hệ thông thường giữa chính khách và cử tri.

Ông đã thực sự trở thành “cầu nối” giữa họ với chính quyền sở tại, cũng như với chính phủ Việt Nam trong những năm đầu đầy khó khăn (do có nhiều người xa quê nhưng chưa hiểu đúng về Tổ quốc mình ở bên kia nửa vòng Trái Đất).

Ông McCain còn luôn đồng hành cùng cộng đồng người Việt tại Mỹ trong những thời điểm quan trọng 

Không chỉ thế, ông McCain còn luôn đồng hành cùng cộng đồng người Việt tại Mỹ trong những thời điểm quan trọng. Đánh giá về những đóng góp lớn của Thượng nghị sỹ McCain đối với quan hệ Việt Nam-Mỹ, trong cuộc gặp gỡ ở thủ đô Washington DC ngày 21/1/2016, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh ông McCain luôn dành những tình cảm quý báu cho Việt Nam trong suốt nhiều năm qua và có nhiều đóng góp lớn cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Đáp lại, Thượng nghị sỹ John McCain khẳng định ông luôn coi trọng quan hệ Việt-Mỹ và với ông, Việt Nam có vai trò, vị trí quan trọng tại khu vực.

Ngày nay, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ đã có những bước tiến đáng kể trên tất cả các mặt, phù hợp với lợi ích của hai nước. Và trong những thành tựu mà hai nước có được thì John McCain chính là một trong những người góp phần quan trọng đặt nền móng cho mối quan hệ tốt đẹp ấy./.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Với hai đợt áp thuế chỉ trong vòng một tháng rưỡi, bất chấp cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa được nối lại tại Washington sau nhiều tháng đình trệ, có vẻ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bị cuốn vào một vòng xoáy chưa có điểm dừng, mà tâm điểm của nó là cuộc chiến thương mại tổng lực.

Rõ ràng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã và đang thực thi chính sách cứng rắn trong thương mại với Trung Quốc khi liên tiếp quyết định áp thuế nhập khẩu và đe dọa áp thuế với nhiều mặt hàng có tổng trị giá hàng chục tỷ USD từ Trung Quốc, còn Bắc Kinh thì cũng chưa có dấu hiệu nhượng bộ khi hết lần này tới lần khác “đáp trả tương xứng.”

Quyết định tiếp tục kế hoạch áp thuế được xem là cách để Washington gây sức ép tối đa đối với Bắc Kinh trên bàn đàm phán, phản ánh chính sách “cây gậy và củ cà rốt” mà Mỹ đang tiếp cận đối với Trung Quốc

Động thái mới của Mỹ và Trung Quốc từ ngày 23/8 áp đặt mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 16 tỷ USD của mỗi bên đang  “phủ bóng đen” lên cuộc đàm phán thương mại vừa bắt đầu trước đó 1 ngày. Đây là lần đầu tiên hai bên nối lại đàm phán kể từ khi nổ ra cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hồi đầu tháng Bảy vừa qua, với việc Washington áp thuế nhập khẩu với lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc.

Quyết định tiếp tục kế hoạch áp thuế này được xem là cách để Washington gây sức ép tối đa đối với Bắc Kinh trên bàn đàm phán, phản ánh chính sách “cây gậy và củ cà rốt” mà Mỹ đang tiếp cận đối với Trung Quốc. Điều này cũng đã được dự cảm từ trước khi Tổng thống Trump từng yêu cầu Trung Quốc nhượng bộ nhiều hơn trên bàn đàm phán, trong khi Cố vấn kinh tế cấp cao của Nhà Trắng Larry Kudlow cũng cảnh báo Trung Quốc “không nên xem nhẹ quyết tâm của Tổng thống Donald Trump” trong vấn đề thương mại.

Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được xếp tại cảng Long Beach ở California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được xếp tại cảng Long Beach ở California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sau đợt áp thuế và trả đũa đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc hôm 6/7 vừa qua, tới nay cả hai bên đều đã cảm nhận được tác động. Trong hơn 1 tháng, cả đồng nội tệ và thị trường chứng khoán Trung Quốc đều sụt giảm đáng kể. Chỉ số chứng khoán của 50 công ty lớn nhất trên thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm 15% và đồng Nhân dân tệ giảm gần 7% so với đồng USD. Giới chuyên gia cũng lo ngại rằng “cuộc chiến thuế quan” này sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng hơn đến kinh tế Trung Quốc.

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ cũng bị đánh giá là đã bắt đầu “ngấm đòn” trước các biện trả đũa của Trung Quốc, gồm cả tẩy chay hàng hóa Mỹ. Từ những tập đoàn lớn như hãng xe hơi Ford vốn đã “bắt rễ” vào thị trường đông dân nhất hành tinh, tới những người nông dân Mỹ không thể bán hàng sang Trung Quốc. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Mỹ tăng hàng rào thuế quan 10% thì lợi nhuận của 500 tập đoàn lớn nhất của Mỹ giảm 15%. Các đòn “ăn miếng trả miếng” trong một cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc còn giáng mạnh vào thị trường lao động, làm suy yếu mức tăng trưởng. Ngay cả người tiêu dùng Mỹ cũng đã phải chia sẻ gánh nặng này.

Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới kéo dài cũng để lại hậu quả đối với kinh tế nhiều nước và khu vực. Đồng nội tệ nhiều nước châu Á đã mất giá so với đồng USD, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc, Canada hay Mexico, những nước phụ thuộc vào quan hệ đối tác thương mại với Trung Quốc và Mỹ, đều được dự báo sẽ giảm.

Trong bối cảnh đó, việc Tổng thống Trump tiếp tục đẩy căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang phần nào phản ánh chính sách của Washington luôn xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, mà kinh tế chỉ là một mặt trận.

Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất thép Ipsco Koppel ở Koppel, Pennsylvania, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất thép Ipsco Koppel ở Koppel, Pennsylvania, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hà Á Phi cho rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ chỉ là một mô hình thu nhỏ của “ván bài chiến lược” lớn hơn giữa hai nước, nói cách khác, thực chất chỉ là một góc của “tảng băng” cạnh tranh chiến lược giữa hai nước. Bởi vậy, chính sách cứng rắn của Tổng thống Trump đối với vấn đề thương mại với Trung Quốc, không đơn thuần chỉ là sự bất bình vì mức thâm hụt thương mại hơn 24 tỷ USD với Bắc Kinh, hay vì hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ gấp 4 lần khối lượng hàng nhập khẩu.  

Cũng vì thế mà cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung lần này ít được kỳ vọng, ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng khẳng định việc giải quyết xung đột thương mại “sẽ cần nhiều thời gian.” Không những thế, ông chủ Nhà Trắng tiếp tục cáo buộc Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ để bù đắp lại số tiền tiền thuế quan phải trả cho Mỹ, đồng thời yêu cầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có biện pháp đối phó.

Trước những diễn biến trên, Giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, Scott Kennedy, cho rằng vòng đàm phán này chỉ mang tính thăm dò khi “kỳ vọng của cả hai bên có lẽ đều ở mức thấp.”

Trong khi đó, ông Derek Scissors, học giả về Trung Quốc từ Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ, nhận định trong bối cảnh thành phần tham gia đàm phán lần này đều là các quan chức ở cấp đại diện tương đối thấp, “đến 80-90% hai bên chỉ lãng phí thời gian vô ích với cuộc đàm phán.”

Công nhân lắp ráp các bộ phận của máy bay Airbus A320 tại nhà máy ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc năm 2017. (Nguồn: EPA-EFE/TTXVN)
Công nhân lắp ráp các bộ phận của máy bay Airbus A320 tại nhà máy ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc năm 2017. (Nguồn: EPA-EFE/TTXVN)

Xét tổng thể, Mỹ có lý do không cần thỏa hiệp khi nước này đang được đánh giá ở vị thế “trên cơ” trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Tăng trưởng của Trung Quốc có dấu hiệu giảm sút do tác động từ căng thẳng thương mại giữa hai nước. Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, ZTE, China Mobile đang gặp nhiều khó khăn dù cuộc chiến mới chỉ bắt đầu. Chính quyền Tổng thống Trump tính toán rằng với mức thặng dư thương mại lớn, Trung Quốc cần thị trường 20.000 tỷ USD của Mỹ hơn là các công ty Mỹ cần thị trường Trung Quốc, do đó sớm muộn Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ.

Theo Giáo sư Quan hệ quốc tế Bàng Trung Anh của Đại học Hải dương Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không thể đưa ra những nhượng bộ mang tính thực chất về cải cách cơ cấu kinh tế, Tổng thống Trump khó có thể giảm nhẹ sức ép đối với Trung Quốc và bế tắc hiện nay khó có thể được khai thông trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ vào tháng 11 tới.

Nếu Bắc Kinh không thể đưa ra những nhượng bộ mang tính thực chất về cải cách cơ cấu kinh tế, Tổng thống Trump khó có thể giảm nhẹ sức ép

Dẫu vậy, vẫn có một số ý kiến lạc quan về triển vọng giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ-Trung.

Nhà nghiên cứu Mai Tân Dục, chuyên gia Viện Hợp tác kinh tế và thương mại thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nhấn mạnh mặc dù hai bên khó có thể đạt được một thỏa thuận vào thời điểm hiện tại, song các cuộc đàm phán vẫn rất cần thiết bởi nó giúp thu hẹp bất đồng để hướng tới giải pháp trong tương lai khi thời cơ chín muồi.

Nói cho cùng, mối quan hệ kinh tế-thương mại Mỹ-Trung Quốc mang nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ cao, nên dù bất đồng và căng thẳng vẫn tồn tại, thì việc chọn giải pháp phá vỡ quan hệ này chắn chắn không phải là lựa chọn tối ưu./.

Vận chuyển hàng hóa tại cảng ở Long Beach, California, Mỹ ngày 12/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Vận chuyển hàng hóa tại cảng ở Long Beach, California, Mỹ ngày 12/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chuyến thăm điều chỉnh lại quan hệ Malaysia-Trung Quốc

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đang có chuyến thăm chính thức kéo dài 5 ngày đến Trung Quốc.

Đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài dài nhất kể từ khi ông Mahathir trở lại nắm quyền vào tháng 5 vừa qua. Điều này phản ánh Trung Quốc vẫn là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Thủ tướng Mahathir, cũng như Malaysia đánh giá cao tầm quan trọng của việc điều chỉnh lại mối quan hệ hai nước trong tình hình mới.

Bộ Ngoại giao Malaysia tuyên bố chuyến thăm là một cột mốc mới trong việc củng cố quan hệ song phương, tạo ra các cột trụ chiến lược mới để thúc đẩy hợp tác trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và an ninh khu vực.

Trung Quốc vẫn là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Thủ tướng Mahathir, cũng như Malaysia đánh giá cao tầm quan trọng của việc điều chỉnh lại mối quan hệ hai nước trong tình hình mới.

Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Malaysia và Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Đầu tư của Trung Quốc vào Malaysia đạt khoảng 2,36 tỷ USD, tăng gần 350% so với năm 2013. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Malaysia sau Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Nền kinh tế lớn nhất châu Á cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia trong 9 năm liên tiếp, nhà đầu tư lớn nhất vào công nghiệp sản xuất Malaysia trong 2 năm liền. Du khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất trong số các du khách nước ngoài tới Malaysia trong suốt 6 năm qua.

Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương Malaysia-Trung Quốc đạt 290,65 tỷ RM (tương đương 70 tỷ USD). Trung Quốc hiện còn là nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Malaysia. Khoảng 85% chi phí xây dựng đường sắt ECRL là do vay từ Trung Quốc.

(Nguồn: Global Times)
(Nguồn: Global Times)

Chuyến thăm của Thủ tướng Mahathir được đặc biệt chú ý trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc-Malaysia đang được đánh giá là “trong thời điểm nhạy cảm.”

Chính phủ mới của Malaysia thời gian qua đã tiến hành rà soát kỹ lưỡng hàng loạt dự án đầu tư từ Trung Quốc. Đặc biệt, nước này đã quyết định đình chỉ thi công 4 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà thầu Trung Quốc trị giá 23 tỷ USD: bao gồm dự án đường dẫn dầu khí (813 triệu USD) nối giữa Malacca với dự án phát triển tích hợp lọc hoá dầu Petronas ở Pengerang, dự án đường sắt ECRL (20 tỷ USD) và 2 dự án đường ống dẫn dầu khác (2,3 tỷ) ở bang Sabah.

Thủ tướng Mahathir bày tỏ lo ngại đây là các khoản đầu tư “không công bằng,” các hợp đồng cơ sở hạ tầng này sẽ là gánh nặng lớn đối với Malaysia khi nước này bị phụ thuộc tài chính, nhân công và nguyên vật liệu nhập khẩu của Trung Quốc.

Chuyến thăm của Thủ tướng Mahathir được đặc biệt chú ý trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc-Malaysia đang được đánh giá là “trong thời điểm nhạy cảm.”

Tuy nhiên, chính Thủ tướng Mahathir cũng khẳng định việc Malaysia đình chỉ các dự án đầu tư từ Trung Quốc không có nghĩa là Kuala Lumpur muốn hủy hoại mối quan hệ gắn bó với Bắc Kinh, vốn đã được phát triển từ nhiều năm trước. Mục đích của quyết định này là nhằm xem xét lại các dự án, đàm phán lại với Trung Quốc để giảm bớt chi phí vay nợ, cũng như đảm bảo sự tham gia nhiều hơn của các công ty và lao động Malaysia.

Mặt khác, sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Mahathir tuyên bố ưu tiên của chính phủ là giảm nợ quốc gia và cam kết rà soát các dự án lớn do chính quyền tiền nhiệm phê duyệt, theo hướng kiên quyết loại bỏ một số dự án không cần thiết. Ông ước tính Malaysia có thể giảm gần 1/5 trong tổng số khoảng 251,5 tỷ USD nợ quốc gia nhờ hủy các dự án lớn như vậy. Việc đánh giá lại các dự án đầu tư từ Trung Quốc cũng nằm trong lộ trình này.

Như vậy, chuyến thăm lần này không chỉ là cơ hội để hai bên điều chỉnh lại mối quan hệ song phương mà còn được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề liên quan những dự án đầu tư với Trung Quốc đang bị đình lại thời gian qua.

(Nguồn: Reuters)
(Nguồn: Reuters)

Tại cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Lý Khắc Cường ở thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Mahathir nhấn mạnh Malaysia không muốn đối đầu với bất kỳ quốc gia nào, đồng thời xác nhận những lợi ích mà Malaysia nhận được từ việc tăng cường hợp tác thương mại, công nghiệp và doanh nghiệp với Trung Quốc.

Ông khẳng định thương mại tự do phải là thương mại công bằng và đây là con đường mà cả thế giới cần hướng tới. Đây được xem là thông điệp của ông Mahathir với Bắc Kinh rằng Malaysia muốn một mối quan hệ thương mại cân bằng và không bị quá phụ thuộc vào nước ngoài. Ông Mahathir bày tỏ tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ cảm thông với các vấn đề tài chính nội bộ mà Malaysia đang đối mặt, cũng như hỗ trợ Kuala Lumpur giải quyết vấn đề này.

Đáp lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc gặp Thủ tướng Malaysia đã đưa ra cam kết về phát triển quan hệ hữu nghị hai nước, thúc đẩy hợp tác trong kỷ nguyên mới, cho thấy Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Malaysia.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong cuộc gặp Thủ tướng Malaysia đã đưa ra cam kết về phát triển quan hệ hữu nghị hai nước, thúc đẩy hợp tác trong kỷ nguyên mới, cho thấy Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Malaysia. 

Trong chuyến thăm Malaysia hồi cuối tháng trước, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng duy trì các chính sách hữu nghị với Malaysia để tăng cường hợp tác và mang lại lợi ích cho người dân ở cả hai quốc gia, nhất là khi quan hệ hai nước có ý nghĩa chiến lược “vượt ra ngoài khuôn khổ quan hệ song phương.”

Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký 5 thỏa thuận trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, nông nghiệp, tài chính, công nghệ, trong đó có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tới công nghệ phát triển dầu cọ. Malaysia hiện đóng góp tới 39% sản lượng dầu cọ của thế giới và chiếm tới 44% xuất khẩu mặt hàng này toàn cầu.

Các thỏa thuận này được xem là bước tiến lớn giúp các mặt hàng nông nghiệp Malaysia thâm nhập vào thị trường Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đồng thời làm tăng thêm doanh thu xuất khẩu và tạo việc làm tại Malaysia. Đây được xem là tiền đề giúp mối quan hệ thương mại song phương phát triển cân bằng và thiết thực hơn.

(Nguồn: AFP)
(Nguồn: AFP)

Giáo sư-tiến sỹ Evelyn S. Devadason của Khoa Kinh tế và Hành chính thuộc Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia đánh giá các khoản đầu tư từ Trung Quốc là kịp thời trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu từ các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) truyền thống đang bị chững lại. Do đó, để thúc đẩy sự kết nối và giảm bớt chi phí giao dịch, Malaysia nên chú trọng đầu tư chất lượng từ Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, nhà phân tích chính trị, cựu quan chức Malaysia Oh Ei Sun nhận định trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng trên thế giới, liên minh với nền kinh tế ngày càng cởi mở như Malaysia sẽ đem lại lợi ích lớn cho Bắc Kinh, bởi Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Với các thỏa thuận mới đạt được, chuyến thăm lần này tiếp tục phản ánh sự nhất quán trong chính sách của Thủ tướng Mahathir về một mối quan hệ song phương cân bằng, thực chất và hiệu quả hơn với Trung Quốc.

Trên thực tế, Thủ tướng Mahathir chính là người đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Malaysia-Trung Quốc, ông từng thăm Trung Quốc 7 lần khi nắm giữ cương vị thủ tướng trong giai đoạn từ năm 1981-2003.

Vị chính khách kỳ cựu này cũng là người từng khởi xướng cơ chế hợp tác Trung Quốc-ASEAN và cơ chế hợp tác “10+3,” đồng thời đóng vai trò lịch sử đối với cơ chế hợp tác Đông Á ngày nay.

Với các thỏa thuận mới đạt được, chuyến thăm lần này tiếp tục phản ánh sự nhất quán trong chính sách của Thủ tướng Mahathir về một mối quan hệ song phương cân bằng, thực chất và hiệu quả hơn với Trung Quốc, trong đó hợp tác kinh tế cùng có lợi vẫn sẽ là hướng đi chính để hai nước phát triển quan hệ trong tương lai./.

Hành trình mang trái cây Việt lên những chuyến bay

Là điểm chạm văn hóa đầu tiên khi các du khách quốc tế đến với Việt Nam, ẩm thực hàng không đang ngày càng được đề cao. Chỉ tính riêng tại Vietnam Airlines, trong khoảng thời gian 3 năm thực hiện chiến lược nâng tầm chất lượng sản phẩm, dịch vụ (2016-2018), Hãng hàng không Quốc gia liên tục có những thay đổi trong từng yếu tố cấu thành một khay thức ăn tại bàn. “Miếng ngon nhớ lâu,” ẩm thực luôn được xem là cầu nối văn hóa hữu hiệu nhất.

Với ẩm thực hàng không, có thể kể đến Phở – món ăn được xem là truyền thống nhất của nền ẩm thực Việt trở thành hương vị đặc biệt đặt dấu ấn trong lòng các hành khách Vietnam Airlines từ năm 2016. Món ăn quen thuộc trên những con phố cổ nhỏ hẹp của Hà Nội xưa cho đến nay, hương vị đặc trưng đã theo chân người Việt đến khắp nẻo thế giới nay lại được cất cánh bay lên.

Đầu năm 2018, bếp trưởng người Australia gốc Việt Luke Nguyễn trở thành Đại sứ Ẩm thực Toàn cầu của hãng hàng không này. “Phù thủy ẩm thực” với kinh nghiệm xây dựng các chuỗi nhà hàng Việt nay lại kể một câu chuyện ẩm thực Việt với rất nhiều những chi tiết đầy màu sắc truyền thống cho hành khách.

Khẳng định nghệ thuật ẩm thực truyền thống chính là thứ kết nối anh với quê hương trong hành trình trở về, Luke Nguyễn cũng lựa chọn sáng tạo thêm 8 món ăn đặc trưng theo từng vùng miền của Việt Nam (miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Huế) trên các thực đơn ẩm thực hàng không. Những món ăn đặc trưng văn hóa mỗi miền, những món ăn tưởng như đã quá quen thuộc trong mâm bát người Việt nay có cơ hội được tôn vinh theo cách hoàn toàn mới.

Một chiến lược thay đổi toàn diện và bài bản để đưa ẩm thực Việt vươn cao đã và đang được thành hình. Trong đó, đáng chú ý nhất là câu chuyện của năm 2018 – Hành trình đưa trái cây Việt lên các chuyến bay.

Lần lượt trong các tháng 6 và 8, hai trái cây đặc sản là vải thiều Bắc Giang và nhãn lồng Hưng Yên lần lượt được phục vụ như một món tráng miệng trên các chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietnam Airlines.

Đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hàng không, trường hợp của vải thiều và nhãn lồng mở ra cơ hội để hệ sinh thái nông nghiệp sạch, sản phẩm dinh dưỡng sạch của Việt Nam bước lên tầm cao mới trong hành trình vươn ra tầm thế giới.

Nói đến ẩm thực hàng không là nói đến cả một câu chuyện không nhỏ về sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, giữa quan điểm phục vụ khách hàng và những quy chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt.

Hành trình đưa trái cây Việt lên máy bay có thể xem là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc đảm bảo những quy trình chuẩn mực của an toàn vệ sinh thực phẩm hàng không.

Tháng 8/2018, nhãn lồng Hương Chi của mảnh đất Hưng Yên vốn đã rất nổi danh ở thị trường trong nước sẽ bắt đầu được triển khai phục vụ bữa ăn cho các hành khách trên các chuyến bay của hàng không Việt. Việc mở rộng những vùng trồng đáp ứng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là cơ hội để nông sản Việt tiến xa hơn.

Chủ động trong việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, đại diện của hãng hàng không và đại diện của vùng trồng đã phải thực hiện rất nhiều cuộc khảo sát và các cam kết về chất lượng. Hiện nay, tại Hưng Yên, diện tích trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP cũng được tăng lên là 1.900 ha; 2 vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Mỹ là xã Hồng Nam (Thành phố Hưng Yên) và xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu). Theo tiêu chuẩn VietGAP, nhãn lồng Hưng Yên phải được trồng ở vùng đăng ký, không có mầm bệnh, không chứa thuốc bảo vệ thực vật cấm, được chiếu xạ chống ký sinh trùng, có chứng chỉ về an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền…

Cụ thể hơn, nhãn lồng Hưng Yên để đạt được độ tươi, ngon nhất phải được hái từ buổi sáng sớm. Ngay khi ngắt khỏi cây nhãn sẽ được sơ chế (bỏ cành, loại bỏ quả sâu), phân loại và đóng ngay vào thùng xốp để vận chuyển đến Công ty suất ăn hàng không Nội Bài (NCS).

Tại đây, nhãn lồng vẫn còn tươi nguyên, giữ được màu sắc, mùi vị đặc trưng sẽ được tiến hành lọc loại 1 lần nữa, ngâm khử trùng và giữ lạnh, cấp lên chuyến bay.

Đây sẽ là quy trình xử lý quan trọng để đưa đến những quả nhãn không chỉ ngon, mát về chất lượng mà còn sạch, tươi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm – tiêu chí hàng đầu khi đưa bữa ăn tới bàn cho hành khách trên các chuyến bay.

Theo dự kiến, trong khoảng thời gian 1 tháng phục vụ nhãn lồng trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, lượng nhãn được sử dụng dự kiến sẽ là 3 tấn. Đáng chú ý, theo đại diện của Hãng, ngay khi được đưa lên phục vụ, món tráng miệng nhãn lồng đã tạo được ấn tượng rất tốt và cả sự hài lòng của các hành khách trong nước và quốc tế.

Mỗi loại trái cây Việt là niềm tự hào của mỗi một vùng, miền Việt Nam. Những hương vị đặc trưng mang theo nhiều tâm tư, công sức của người nông dân Việt. Việc trái cây Việt đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe, làm hài lòng người tiêu dùng ở những thị trường cao cấp cũng như phản ánh những chuyển biến đáng kể trong quy trình chăm sóc, trồng hái đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhưng quan trọng hơn cả là sự chung tay của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ người nông dân tìm đầu ra ổn định cho nông sản.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc đặc sản địa phương đi thẳng lên các chuyến bay được xem là đầu ra ý nghĩa cho nông đặc sản Việt Nam.

“Hình thức quảng bá và tiêu thụ nông sản, đặc sản trên phương tiện hàng không có ưu điểm là nhanh chóng tiếp cận được một số lượng tương đối các khách hàng. Cách làm này đã được áp dụng ở các hãng hàng không khác trên thế giới, ví dụ như quảng bá cá hồi, hạt mac-ca, quả kiwi, quả chà là…

“Trước hết, đây là một hành động thiết thực giúp quảng bá một sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam ra với thế giới, với bạn bè năm châu. Việc một thương hiệu lớn chấp nhận đưa quả nhãn lồng Hưng Yên lên các chuyến bay của mình có tác dụng như một sự bảo chứng cho sự hấp dẫn và chất lượng của loại trái cây này. Bên cạnh đó, hành động đưa trái cây Việt lên các chuyến bay là sự hưởng ứng rất thiết thực phong trào ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’ do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

“Tại Việt Nam, đây có lẽ là hoạt động quảng bá một cách bài bản các loại nông sản, đặc sản trên những chuyến bay đầu tiên. Tôi hy vọng sắp tới ngành hàng không sẽ phối hợp với các ngành nông nghiệp, công thương để thực hiện những chương trình giúp tiếp thị cho hàng hóa Việt Nam như hoạt động lần này,” ông Trần Thanh Hải chia sẻ.

Ẩm thực hàng không là thành tố quan trọng làm nên chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các hãng hàng không. Hành trình mang trái cây Việt lên những chuyến bay thực sự là dấu ấn đậm nét của những thay đổi quan trọng của hàng không Việt trong năm 2018.

Ẩm thực hàng không thêm một lần gắn kết với các giá trị văn hóa truyền thống, đưa các đặc sản Việt trở thành hương vị “lưu giữ tấm lòng du khách” và mở ra cơ hội rộng mở cho một hệ sinh thái nông sản sạch của người Việt trong hành trình vươn xa của các hãng hàng không./.

Đường sắt tốc độ cao

Hơn 10 năm vừa qua, đề án đường sắt tốc độ cao đã được “thai nghén” và trình lên Chính phủ, Quốc hội nhưng rút cục đều bị gác lại với lý do tổng mức đầu tư quá cao.

Những yếu kém về hạ tầng, chất lượng dịch vụ, thời gian đi lại, giá vé chưa đủ sức cạnh tranh khiến ngành đường sắt đang bị thất thế trước hàng không và đường bộ. Và, ngành đường sắt đã thừa nhận những yếu điểm không còn đường lùi này để thay đổi trong thời gian vừa qua.

Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ dự án đường sắt tốc độ cao trên hướng Bắc-Nam, mốc dự kiến hoàn thành vào năm 2050, nếu bắt đầu làm từ ngoài năm 2020 được kỳ vọng là thời cơ “lật cánh”để phát triển.

Trong khi chờ đợi đường sắt cao tốc, những nhân viên gác chắn, duy tu, tuần đường… vẫn túc tắc làm việc trên đường sắt khổ 1m đã có tuổi đời hơn 100 năm từ thời Pháp thuộc.

Để có những giải pháp này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã đưa ra những kế hoạch, mục tiêu phát triển ngắn và dài hạn cho đơn vị trong đó chú trọng đến khai thác an toàn tối đa kết cấu hạ tầng hiện có, đa dạng hóa dải vé, chất lượng dịch vụ vận tải, tập trung cự ly ngắn….

Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, ngành đường sắt đã được rót gói nguồn vốn 7.000 tỷ để tập trung vào nâng cao kết cấu chạy tàu và các đường ngang trong đó khai thác đồng đều tải trọng toàn tuyến; kéo dài 1 số các đường ga (hiện đường ga tối đa dài có 400m, tàu tránh chỉ được đoàn tàu 19 toa với năng lực 16 đôi tàu/ngày đêm) nên phải kéo dài thêm 500m để nâng năng lực thông qua 25 đôi tàu/ngày đêm, mở thêm các ga mới để tránh nhau; xử lý các tuyến đường gom, rào chắn, barie để đảm bảo khai thác an toàn.

Từ nay đến năm 2020, ngành đường sắt sẽ thay thế dần các chủng loại đầu máy, toa xe lạc hậu kỹ thuật, công suất nhỏ (100 đầu máy mới, 150 toa xe khách, 300 toa xe vận chuyển container và 500 toa xe có tốc độ chạy dưới 60km/giờ) với tổng kinh phí 4.700 tỷ đồng để giảm chi phí giá thành bằng toa xe khách được sản xuất bằng công nghệ mới hiện đại của các nước công nghiệp phát triển vào khai thác và vận dụng trên các tuyến đường sắt tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của vận tải đường sắt với các loại hình khác.

Trong khi chờ đợi đường sắt cao tốc, những nhân viên gác chắn, duy tu, tuần đường… vẫn túc tắc làm việc trên đường sắt khổ 1m đã có tuổi đời hơn 100 năm từ thời Pháp thuộc. (Nguồn: TTXVN)
Trong khi chờ đợi đường sắt cao tốc, những nhân viên gác chắn, duy tu, tuần đường… vẫn túc tắc làm việc trên đường sắt khổ 1m đã có tuổi đời hơn 100 năm từ thời Pháp thuộc. (Nguồn: TTXVN)

“Lúc trước với tư duy đóng tàu bao nhiêu ghế nhưng nguyên tắc đóng tàu bây giờ đóng là cho bao nhiêu người lên tàu. Phải hướng về khách hàng. Giờ bị các phương thức khác cạnh tranh thì phải cải tiến để khách quay lại đường sắt thông qua các sự lựa chọn về chất lượng dịch vụ, phương tiện,” ông Minh cho hay.

Về vận tải hành khách, VNR tập trung các tuyến có lợi thế và cự ly trung bình như Hà Nội-Vinh, Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh (sản lượng khách đã tăng 30% so với trước đây sau khi đưa tàu mới, toa VIP vào sử dụng) mới có thể cạnh tranh với phân khúc vận tải khác. VNR sẽ ưu đãi tàu đẹp, giờ đẹp đối với tuyến này để chú trọng vào hành khách đi du lịch. Đường sắt sẽ học hỏi những tiện ích, chất lượng dịch vụ của hàng không để áp dụng vào ngành.

“Với nguồn vốn đầu tư 7.000 tỷ vừa được thông qua, chắc chắn đến 2020, VNR tăng vượt 8% sản lượng khách và doanh thu mà Bộ Giao thông Vận tải đề ra. Thời gian vừa qua, các giải pháp tương đối mang lại hiệu quả. Tất nhiên, giải pháp này chưa bền vững vì chất lượng phương tiện và hạ tầng cần phải được cải thiện để tăng năng lực thông qua ngoài việc chất lượng dịch vụ, kiểm soát giá thành, thay đổi tư duy phục vụ đã được triển khai,” Chủ tịch VNR nói.

Từ nay đến năm 2020, ngành đường sắt sẽ thay thế dần các chủng loại đầu máy, toa xe lạc hậu kỹ thuật, công suất nhỏ. (Nguồn: TTXVN)
Từ nay đến năm 2020, ngành đường sắt sẽ thay thế dần các chủng loại đầu máy, toa xe lạc hậu kỹ thuật, công suất nhỏ. (Nguồn: TTXVN)

Trong những năm vừa qua, khi các phương thức vận tải khác như đường không, đường bộ, đường biển được Nhà nước ưu tiên đầu tư, phát triển và đem lại mức tăng trưởng bùng nổ thì ngành đường sắt lại chưa được quan tâm phát triển tương xứng với tiềm năng.

Nếu như giai đoạn 2001-2010, tổng số vốn đầu tư cho ngành giao thông là 140.870 tỷ đồng thì vốn đầu tư cho đường sắt chỉ 4.802 tỷ đồng (chiếm 2,9%), trong khi tổng số vốn cho đường bộ 140.870 tỷ đồng (chiếm 88%). Giai đoạn 2010-2015, vốn đầu tư cho giao thông tăng gấp đôi là 330.000 tỷ đồng thì đường sắt chỉ được phân bổ có 9.203 tỷ đồng (chiếm 3%), đầu tư cho đường bộ 299.000 tỷ đồng (chiếm 90%).

Hơn nữa, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được cấp hàng năm để duy tu bảo trì hệ thống đường sắt cũng rất hạn chế, chỉ đạt 30% mức nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt ngày càng xuống cấp và bị thu hẹp. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ đường sắt kém, công nghệ khai thác lạc hậu… đã làm sức cạnh tranh của vận tải đường sắt ngày càng thấp.

Các ngành đường bộ, hàng không phát triển “nóng” trong vài năm trở lại đây đã khiến đường sắt bị “bóp chẹt” cả về sản lượng và doanh thu, kết quả sản xuất kinh doanh sụt giảm (từ năm 2014 đến hết quý 2/2017 vừa qua). Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, ngành đường sắt nên cảm ơn đối thủ đã tự “kích hoạt” sự thay đổi tư duy. Tư duy ở đây không phải chỉ ở người làm đường sắt mà là cả Chính phủ, xã hội.

Vậy câu hỏi đặt ra, phải chăng Chính phủ đã bỏ rơi hạ tầng đường sắt trong thời gian dài?

Ông Minh chia sẻ: “Nếu nói bỏ rơi thì không dám dùng thuật ngữ đó, mà phải nhìn thấy yếu tố lợi ích của khoản đầu tư. Trong khi nguồn lực đất nước ít thì lựa chọn khoản đầu tư cho lĩnh vực vận tải nào trước tiên để mang lại lợi ích trước mắt nhanh và đồng thời kết hợp xã hội hóa để giảm chi phí đầu tư cho Nhà nước, đó là lý do đường bộ và hàng không liên tục được rót vốn ồ ạt thời gian qua.”

Theo ông Minh, đầu tư cho đường sắt ít nhất phải là 300km bởi chỉ với tốc độ 200km/giờ thì đường sắt sẽ ưu việt trong cự ly từ 200-1.000km nhưng số vốn lớn trong khi khả năng thu hồi lâu nên không thể thu hút xã hội hóa nhà đầu tư. Sau 2.000km, người dân sẽ lựa chọn hàng không.

Hệ thống đường sắt cao tốc Nhật Bản. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Hệ thống đường sắt cao tốc Nhật Bản. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

“Chúng ta đầu tư có bị lệch ở chỗ đường bộ quy hoạch có 5 tuyến có nhất thiết phải 5 tuyến hay không hay chỉ cần 2-3 tuyến và thay vào đó dồn tiền vào đầu tư để đường sắt có tuyến đôi thì sẽ phát huy hiệu quả rất nhiều nhờ vận tải khối lượng lớn. Đường sắt an toàn gấp 10 lần so với ôtô, chưa kể cự ly dài chi phí sẽ thấp hơn… Để Nhà nước đầu tư thì phải phụ thuộc vào nguồn lực và trông chờ vào sự điều tiết vốn của Nhà nước cho mỗi loại hình vận tải,” ông Minh nhấn mạnh.

Tại cuộc họp thống nhất tiến độ triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam vào ngày 16/8, theo báo cáo của Liên danh Tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth, đây là một trong những tuyến giao thông huyết mạch, trục giao thông xương sống trên hành lang Bắc-Nam trong tương lai, hướng tuyến bắt đầu từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, đi qua 20 tỉnh/thành phố với chiều dài khoảng 1.545km. Dự kiến có 23 ga (trong đó có 5 ga chính) và 5 khu Depot.

Hướng tuyến được tính toán đi tránh các khu vực có địa hình, địa chất phức tạp, nhạy cảm về môi trường và tiếp cận các đô thị lớn dọc hành lang Bắc-Nam, với khoảng 70% tuyến đi trên cao và hầm. Hiện nay, Tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ thỏa thuận với các địa phương để thống nhất ý kiến về phương án tuyến, vị trí nhà ga và Depot.

Tư duy không phải chỉ ở người làm đường sắt mà là cả Chính phủ, xã hội. (Nguồn: TTXVN)
Tư duy không phải chỉ ở người làm đường sắt mà là cả Chính phủ, xã hội. (Nguồn: TTXVN)

Khác biệt lớn nhất của đường sắt với loại hình khác như đường bộ, cảng biển, hàng không nếu đầu tư thêm một đường thì năng lực tăng gấp đôi, trong khi đường sắt làm thêm một đường thì năng lực có thể tăng 20 lần chứ không phải gấp đôi vì khai thác năng lực theo kiểu cuốn chiếu.

Trả lời câu hỏi về việc có nên đầu tư thêm một làn đường khổ 1m chạy song song đường cũ, theo ông Minh, tổng mức đầu tư sẽ đưa ra quyết định lựa chọn phương án. Nếu có tiền, đường sắt sẽ không bao giờ đầu tư khổ đường 1m vì chi phí giải phóng mặt bằng cao, giao cắt đồng mức nhiều (5.464 đường ngang dân sinh).

Cuối năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao trên hướng Bắc-Nam. Theo lãnh đạo VNR và nhiều chuyên gia giao thông, “đường sắt cao tốc là sự cần thiết của nền kinh tế, lẽ ra phải làm trước, tuy làm sau nhưng cũng muộn còn hơn không để cân bằng các phương thức vận tải.”

Để làm được tuyến đường này, cần phải làm rõ vấn đề tổng mức đầu tư mà Nhà nước bỏ ra bao nhiêu tiền, trong thời gian bao lâu để đầu tư. Trước, dự án này trình đầu tư tổng thể cả gói nên nguồn vốn rất khổng lồ (55 tỷ USD). Nếu phân kỳ đầu tư cung đoạn như Hà Nội-Vinh với số vốn ngốn đến 15 tỷ USD thì khả năng làm sẽ dễ dàng, sau đó kết nối dần các hướng tuyến.

“Không có nước nào trong vòng vài năm đầu tư xong được hệ thống đường sắt cao tốc quốc gia vì nhanh nhất cũng vào khoảng 20 chục năm mới làm xong. Nếu cuối năm sau thông qua chủ trương, ít nhất 3 năm mới xong báo cáo F/S (tiền khả thi), nhanh nhất 2022 mới có thể khởi công, trong khoảng 5-7 năm có thể có vài tuyến để chạy tàu,” Chủ tịch VNR khẳng định.

Đường sắt đầu tư cho lan tỏa kinh tế xã hội vì mục tiêu đầu tư là giảm logistic và đảm bảo an toàn đi lại cho người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đường sắt đầu tư cho lan tỏa kinh tế xã hội vì mục tiêu đầu tư là giảm logistic và đảm bảo an toàn đi lại cho người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, đường sắt cao tốc Bắc-Nam chắc chắn sẽ có sự tham gia của xã hội hóa nhưng cụ thể hạng mục nào thì sẽ có trả lời trong báo cáo chi tiết tiền khả thi bởi như trên thế giới hạ tầng đường, công trình thì Nhà nước đầu tư, còn đầu máy toa xe, nhà ga có thể kêu gọi tư nhân để chạy tàu và thu hồi vốn.

“Một cây số đường sắt đắt gấp 4 lần đường bộ và hiệu quả tài chính đối với nhà đầu tư là rất khó thu hồi vốn đối với cả dự án đường sắt, đây là kinh nghiệm của bất kỳ nước nào nào trên thế giới không chỉ Việt Nam. Nhưng nếu chỉ giao tư nhân đầu tư nhà ga, đoàn tàu hay từng hạng mục thì khả năng hoàn vốn lại là rất cao. Do đó, trách nhiệm chung của Nhà nước phải phát triển hạ tầng. Lĩnh vực nào tư nhân không đầu tư thì Nhà nước phải làm,” ông Đông nhấn mạnh.

Thẳng thắn trả lời vấn đề đầu tư đường sắt cho ai? Chủ tịch VNR cho rằng, đầu tư đường sắt không phải cho doanh nghiệp đường sắt mà để cho phục vụ phát triển kinh tế xã hội, giảm chi phí logistics, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và tạo sự thuận lợi đi lại cho người dân. Doanh nghiệp đường sắt sinh ra chỉ để quản lý, khai thác tối đa đầu tư hạ tầng của Nhà nước.

“Trước tiên, ngành đường sắt phải thay đổi tư duy nội tại của chính mình đó là hãy cung ứng những gì xã hội cần không phải cung ứng những gì có, hãy đóng tàu để cho có bao nhiêu người lên tàu chứ không phải bao nhiêu ghế, hãy hướng đến phục vụ hành khách tốt hơn, làm hạ tầng để phục vụ vận tải…,” ông Minh bày tỏ quan điểm.

“VNR nên hướng ra bên ngoài để học hỏi chất lượng làm sao một cách nhanh nhất để thay đổi tư duy nhỏ nhất từ tư duy hành khách đến đường sắt mua vé thì giờ phải đi mời chào hành khách mua vé của ngành. Đó là cả một quá trình thay đổi nhận thức vì đường sắt không phải số một vì trải qua quá trình không kịp thích nghi với thị trường, đánh mất đi thị phần, vai trò. Hơn nữa, Luật đường sắt sang năm 2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 vừa qua sẽ mở ra hàng loạt các cơ chế, chính sách cho ngành để bộ mặt tư duy của ngành thay đổi.”

Cũng rất may là, trong ký ức của mỗi người Việt Nam đều biết và nhớ đến tiếng còi, tiếng tàu của đường sắt. Đấy là dấu ấn và bản sắc riêng của ngành. Trong cái hối hả vội vã của cuộc sống, có lẽ bản thân mỗi người đến lúc hướng tới sống chậm để hưởng thụ. Và, dịch vụ đường sắt được cho là sẽ đáp ứng tốt nhu cầu này của hành khách./.

Trong ký ức của mỗi người Việt Nam đều biết và nhớ đến tiếng còi, tiếng tàu của đường sắt. (Nguồn: TTXVN)
Trong ký ức của mỗi người Việt Nam đều biết và nhớ đến tiếng còi, tiếng tàu của đường sắt. (Nguồn: TTXVN)

Kofi Annan

Theo thông báo của Liên hợp quốc, sáng 18/8, ông Kofi Annan, cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc, người từng giành giải Nobel Hòa bình vì những cống hiến trong hoạt động nhân đạo, đã qua đời ở tuổi 80, tại Thụy Sĩ.

Trong thời gian giữ chức Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Kofi Annan được đánh giá là ngôi sao sáng trong các mối quan hệ quốc tế. Đồng thời, ông cũng đem đến sự hồi sinh và sức sống mới cho cơ quan này sau 2 nhiệm kỳ lãnh đạo của mình.

Kofi Annan – người sinh ra để làm lãnh đạo

Sinh ngày 8/4/1939 tại Kumasi (Ghana) trong một gia đình mà bố mẹ đều xuất thân từ hai bộ tộc lớn, ông và chú lại đều là những trưởng bộ lạc nên Kofi Annan từ nhỏ đã được tiếp cận những người có tiếng là ngoại giao giỏi, làm chính trị tốt. Bản thân chưa phải trải qua cuộc sống khổ cực nhưng Kofi Annan luôn có mộng ước sẽ phấn đấu để người dân quê hương ông nói riêng và nhân dân thế giới nói chung có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Năm 1954, khi đang học ở Mfansipim, khu trường chuyên ở trung Ghana được thành lập dưới sự bảo hộ của Anh, Kofi Annan đã lãnh đạo một nhóm sinh viên biểu tình tuyệt thực để yêu cầu cải thiện thực phẩm trong căng tin nhà trường. Cuộc biểu tình đã thành công. Từ đây, Kofi Annan hiểu rằng “sự thống khổ ở bất cứ đâu đều là mối quan tâm của tất cả mọi người.”

Công cuộc cải tổ Liên hợp quốc cũng được ông sắp xếp khá thành công với việc loại bỏ 1.000 trong số 6.000 vị trí trong trụ sở Liên hợp quốc tại New York. (Ảnh: THX/TTXVN)
Công cuộc cải tổ Liên hợp quốc cũng được ông sắp xếp khá thành công với việc loại bỏ 1.000 trong số 6.000 vị trí trong trụ sở Liên hợp quốc tại New York. (Ảnh: THX/TTXVN)

Đầu những năm 1950, Annan và những người cùng thế hệ được chứng kiến sự biến chuyển lớn của đất nước Ghana: năm 1957, Ghana trở thành nước châu Phi thuộc địa đầu tiên của Anh giành quyền tự chủ.

“Đây là thời kỳ quan trọng,” vị Tổng Thư ký Liên hợp quốc sau này nói với tờ The New York Times – “Những người thuộc thế hệ của tôi đã được chứng kiến những thay đổi đang diễn ra ở Ghana.”

Ý định ra nước ngoài của Annan được hình thành từ khi chàng trai trẻ tham gia cuộc họp của các lãnh đạo sinh viên châu Phi tại Sierra Leone với tư cách Phó Chủ tịch Liên đoàn sinh viên Ghana. Được Quỹ tài năng của Ford phát hiện trong cuộc hội thảo đó, Annan nhận được học bổng toàn phần của trường Macalester, trường khoa học xã hội nhân văn nhỏ ở St.Paul.

Trong thời gian học ở đây, Annan đã từng giành giải quán quân về hùng biện. Chàng sinh viên Ghana đồng thời còn là Chủ tịch Câu lạc bộ Cosmopolitant – một nhóm chuyên thúc đẩy quan hệ giữa sinh viên Mỹ và sinh viên nước ngoài.

Sau khi hoàn thành bằng cử nhân kinh tế ở Macalester, Annan tới Geneva, Thụy Sĩ – nơi ông học khóa sau đại học về các vấn đề quốc tế ở Học viện Nghiên cứu quốc tế.

Năm 1961, ông quay trở về tìm việc tại Ghana nhưng không thành. Lúc này, nghe nói Thụy Sĩ là một vùng đất lý tưởng để thực hiện khát vọng tuổi trẻ, chàng trai người châu Phi thẳng tiến tới Geneva. Bước đi táo bạo này đã đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp cao cả của ông.

Nhằm cải thiện đời sống người dân trên thế giới, ông Annan đã tích cực kêu gọi các quốc gia phát triển giúp đỡ những nước nghèo hơn, xoá nghèo và bất bình đẳng. Nhờ có ông mà tầng lớp dân nghèo được chú ý nhiều hơn và có được sự chia sẻ sâu sắc của cộng đồng quốc tế. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhằm cải thiện đời sống người dân trên thế giới, ông Annan đã tích cực kêu gọi các quốc gia phát triển giúp đỡ những nước nghèo hơn, xoá nghèo và bất bình đẳng. Nhờ có ông mà tầng lớp dân nghèo được chú ý nhiều hơn và có được sự chia sẻ sâu sắc của cộng đồng quốc tế. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng Thư ký xuất sắc trong lịch sử Liên hợp quốc

Một năm sau khi đặt chân đến Geneva, năm 1962, Kofi Annan bắt đầu làm việc cho Liên hợp quốc với tư cách là nhân viên kế toán thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – cấp nhân viên thấp nhất trong cơ cấu Liên hợp quốc. Sau đó 3 năm, ông chuyển sang phục vụ tại Ủy ban Kinh tế châu Phi tại Addis Ababa, Ethiopia, chuyên về các dự án phát triển. Trong khoảng thời gian từ năm 1976-1990, Kofi Annan đi lại liên tục giữa New York và Geneva.

Năm 1993, tức một năm sau khi giữ chức trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông được Tổng Thư ký Liên hợp quốc lúc đó là Boutros Boutros-Ghali đề cử giữ vị trí cao nhất trong lực lượng gìn giữ hòa bình, nắm quyền chỉ huy 70.000 nhân viên quân sự và dân sự đến từ 77 quốc gia có mặt trong 17 chương trình gìn giữ hòa bình trên thế giới.

Tiếp đó, ông lại được giao giữ chức Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Nam Tư cũ. Cho đến đầu năm 1996, tên Kofi Annan được nhắc đến như một ứng viên tiềm năng cho chức Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

Không tổ chức các chiến dịch vận động tranh cử, Kofi Annan đã tự đi lên bằng chính năng lực của mình. Sau vài lần bị phản đối, cuối cùng ông đã vinh dự trở thành người da đen đầu tiên làm Tổng thư ký Liên hợp quốc và cũng là người đầu tiên đi lên vị trí cao nhất từ một nhân viên cấp thấp của tổ chức này.

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan và Phu nhân đến thăm khu di tích lịch sử Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ngày 24/5/2006. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan và Phu nhân đến thăm khu di tích lịch sử Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ngày 24/5/2006. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Bên cạnh đó, Kofi Annan còn được ghi nhận là Tổng Thư ký đầu tiên được bầu bởi đội ngũ nhân viên Liên hợp quốc. Nhậm chức năm 1997, ông đã phải đối mặt với nhiều thử thách bởi lúc đó Liên hợp quốc đang đứng bên bờ vực phá sản và vấp phải sự không ủng hộ của chính phủ Mỹ. Ngay trong tuần lễ đầu tiên ở cương vị Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Kofi Annan đã thực hiện chuyến công du tới Washington để tìm sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ.

Công cuộc cải tổ Liên hợp quốc cũng được ông sắp xếp khá thành công với việc loại bỏ 1.000 trong số 6.000 vị trí trong trụ sở Liên hợp quốc tại New York.

Kofi Annan còn cho thực hiện hàng loạt cải cách trong công tác quản lý như lập chức vụ Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc cùng một bộ phận giám sát tài chính theo dõi việc lãng phí, tham nhũng và xây dựng phương thức điều hành hiệu quả hơn…

Ông được tái cử nhiệm kỳ II vào tháng 1/2002 cũng là một ngoại lệ vì những người tiền nhiệm chỉ được làm một nhiệm kỳ và theo thông lệ luân phiên, mỗi châu lục chỉ giữ được 2 nhiệm kỳ Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Với những cống hiến to lớn cho nhân loại, ngày 10/12/2001, ông Annan (trái) và Liên hợp quốc đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Với những cống hiến to lớn cho nhân loại, ngày 10/12/2001, ông Annan (trái) và Liên hợp quốc đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những dấu ấn để lại

Khác với các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, ông không có chuyên cơ riêng và cũng không nhận bất kỳ một đặc quyền nào trong các chuyến công du nước ngoài.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông vào tháng 5/2006, thành phần đi của đoàn chỉ có gần 20 người với hành lý khá gọn nhẹ để đảm bảo tiết kiệm.

Bước chân xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội, ông đã gây sự ngạc nhiên lớn khi đi đôi giày đã cũ và thái độ vui vẻ, chan hòa với mọi người; đi thăm phố cổ Hà Nội và thăm Văn Miếu trong bộ quần áo bình dị là chiếc sơmi xanh kẻ sọc và quần kaki xám. Và chuyến công du nào của ông cũng vậy, rất ấn tượng, gần gũi và chân thành.

10 năm trên cương vị người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất thế giới, Kofi Annan đã được các nhà phân tích, chính trị gia đánh giá là vị Tổng Thư ký xuất sắc nhất trong lịch sử Liên hợp quốc.

Ông Kofi Annan chính là Liên hợp quốc vì ông đã đi lên từ nhiều vị trí khác nhau để dẫn dắt Liên hợp quốc vào thiên niên kỷ mới với phẩm giá và quyết tâm vô song’ (Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres)

Nhằm cải thiện đời sống người dân trên thế giới, Kofi Annan đã tích cực kêu gọi các quốc gia phát triển giúp đỡ những nước nghèo hơn, xóa nghèo và bất bình đẳng. Nhờ có ông mà tầng lớp dân nghèo được chú ý nhiều hơn và có được sự chia sẻ sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Dần dần, Liên hợp quốc trở nên gần gũi với công chúng và gắn bó hơn với xã hội dân sự.

Chính sách kêu gọi hành động ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS toàn cầu của ông năm 2001 đã tạo tiền đề cho việc thành lập Quỹ Y tế và AIDS toàn cầu, để giúp đỡ những nước đang phát triển chống lại căn bệnh thế kỷ. Một thành công nữa của Kofi Annan là ông đã thuyết phục nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia châu Âu công nhận mối đe dọa lớn của đại dịch HIV/AIDS.

Ông Kofi Annan (giữa) thăm một bệnh nhân nhiễm AIDS tại Bangkok, Thái Lan tháng 7/2014. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ông Kofi Annan (giữa) thăm một bệnh nhân nhiễm AIDS tại Bangkok, Thái Lan tháng 7/2014. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Với những cống hiến to lớn cho nhân loại, ngày 10/12/2001, Kofi Annan và Liên hợp quốc đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình.

Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo tuyên bố nước này sẽ để quốc tang trong 1 tuần tưởng nhớ cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. Trong một tuyên bố, Tổng thống Akufo-Addo đã ca ngợi ông Annan là “nhà ngoại giao xuất chúng” và đem lại niềm tự hào cho đất nước Ghana.

Trước đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng đã bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc sau khi biết tin cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan qua đời.

Trong một tuyên bố ông Guterres nhấn mạnh ông Kofi Annan là động lực đem lại những điều tốt đẹp. Theo đánh giá của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres, “ông Kofi Annan chính là Liên hợp quốc vì ông đã đi lên từ nhiều vị trí khác nhau để dẫn dắt Liên hợp quốc vào thiên niên kỷ mới với phẩm giá và quyết tâm vô song”./.

TRỞ LẠI QUÁ KHỨ QUA NHỮNG THƯỚC PHIM VỀ MÙA THU HÀO HÙNG

Hình ảnh một cụ già thều thào nói “Tôi chưa chết, đừng chôn tôi!” cùng tiếng đáp trả của hai thanh niên “Đằng nào cụ chẳng chết! Cụ đi sớm cho… mát mẻ” hay tiếng khóc thảm thiết, bi thương của một cô bé “Các bác ơi, cứu bà cháu với…” trong bộ phim “Sao tháng Tám” đưa người xem trở lại câu chuyện về nạn đói năm Ất Dậu 1945.

Đan xen với những hình ảnh bi thương về nạn đói lịch sử, “cơn bĩ cực” của cả dân tộc là tuyến truyện về khí thế cách mạng sục sôi, cuộc đấu trí căng thẳng giữa Việt Minh với thực dân Pháp, phát xít Nhật và hệ thống mật thám, chỉ điểm, để làm nên mùa Thu lịch sử.

Mặc dù “Sao tháng Tám” đã ra đời từ cách đây hơn bốn thập kỷ nhưng đến nay, tác phẩm của cố đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Trần Đắc vẫn là một tượng đài vững chắc của dòng phim chiến tranh cách mạng nói riêng và của lịch sử điện ảnh Việt Nam nói chung. Phim mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc, vừa căm hờn vừa xót xa, thương cảm.

Những phận đời trong “Sao tháng Tám” được khắc họa sinh động (với những chi tiết đắt giá về cảnh ngộ, nỗi ám ảnh về cái đói, cái chết, sự giằng xé, đấu tranh nội tâm…

Những phận đời trong “Sao tháng Tám” được khắc họa sinh động (với những chi tiết đắt giá về cảnh ngộ, nỗi ám ảnh về cái đói, cái chết, sự giằng xé, đấu tranh nội tâm trong việc lựa chọn giữa tình cảm gia đình, cá nhân với việc hòa mình vào làn sóng đấu tranh…), bối cảnh chân thực và tạo hình tỉ mỉ mang đến cho người xem cảm nhận tự nhiên về cuộc sống và cuộc chiến đã lùi xa hơn bảy thập kỷ, làm “mềm” một bộ phim về đề tài cách mạng. Để tới khi phim kết thúc, ấn tượng đọng lại không phải sự hô hào khẩu hiệu đấu tranh, những phân cảnh dàn dựng cứng nhắc, khiên cưỡng để tô đậm khí thế cách mạng mà là sự hân hoan trong niềm vui chung và cảm xúc nhân văn về tình đời, tình người.

“Sao tháng Tám” giành giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ tư (năm 1977). (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam)
“Sao tháng Tám” giành giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ tư (năm 1977). (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam)

“CƠN BĨ CỰC”

Bộ phim “Sao tháng Tám” được ghi hình trong thời gian 1975-1976, gồm hai tập: “Mùa Xuân báo bão” (với câu chuyện về nạn đói lịch sử hoành hành; sự đối lập giữa cuộc sống cơ cực của người dân với lối sống xa hoa của những “ông quan,” “bà huyện” thuộc tầng lớp cai trị; sự kiên cường bám trụ, niềm tin và quyết tâm đi theo lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của chiến sỹ cách mạng) và “Mùa Thu hồi sinh” (kể về làn sóng đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, làm nên mùa Thu cách mạng).

“Sao tháng Tám” tái hiện nạn đói lịch sử năm Ất Dậu với những con người chỉ còn da bọc xương, đôi mắt hốc hác, bước đi không vững, lay lắt trong cơn đói, vật vờ khắp các hang cùng ngõ hẻm…

“Sao tháng Tám” giành giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ tư (năm 1977). Nghệ sỹ ưu tú Thanh Tú (vai chiến sỹ cách mạng Nhu) được vinh danh là Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Những dòng chữ chạy trên màn hình trong những phút đầu của tập 1 đã khái quát bối cảnh câu chuyện trong “Sao tháng Tám”: “Năm 1940, phát xít Nhật chiếm đóng các thuộc địa Pháp trên bán đảo Đông Đương, nhân dân Việt Nam bị thêm một tầng áp bức bóc lột nữa. Năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít thì ở Việt Nam, Việt Minh đã trở thành lực lượng hùng hậu nắm vững thời cơ tự chủ, tự lực, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Trước bối cảnh lịch sử vĩ đại đó, những người làm phim ‘Sao Tháng Tám’ chỉ mong muốn thể hiện một số khía cạnh của tình hình xã hội có liên quan đến các nhân vật trong phim, hoạt động trong một phạm vi nhỏ ở nội, ngoại thành Hà Nội từ tháng 2 tới tháng 8/1945.”

Một cảnh trong phim “Sao tháng Tám.” (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam)
Một cảnh trong phim “Sao tháng Tám.” (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam)

Thế nhưng, trên thực tế, “Sao tháng Tám” đã vượt ngoài kỳ vọng của cố đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Trần Đắc và đoàn làm phim. Từ câu chuyện ở một phạm vi nhỏ, địa phương cụ thể, tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam đã gợi ra bức tranh chung về đời sống xã hội, không khí đấu tranh cách mạng của cả dân tộc trong thời kỳ lịch sử.

“Sao tháng Tám” tái hiện nạn đói lịch sử năm Ất Dậu với những con người chỉ còn da bọc xương, đôi mắt hốc hác, bước đi không vững, lay lắt trong cơn đói, vật vờ khắp các hang cùng ngõ hẻm; những mái nhà liêu xiêu, những con đường đất tiêu điều, phủ đầy lá khô, khu chợ ảm đạm, mặt hồ hiu hắt, những chiếc nón mê tách tươm và những bộ quần áo của người lao động cũ mèm, rách bươm, vá víu chằng đụp… Trong không gian hiu hắt, tiêu điều ấy, sự vang vọng của tiếng khóc bi thương, tiếng rên xiết ai oán càng nhấn sâu ấn tượng về nỗi cùng cực của những kiếp người.

Bộ phim “Sao tháng Tám” có những khuôn hình giàu sức gợi. Máy quay đã dừng lại khá lâu trong cảnh một bà lão héo mòn, cạn khô sức sống xuất hiện đồng thời bên một hình nhân bằng giấy (một thứ đồ mã) đốt cho người đã khuất. Cảnh phim khiến người xem nghẹn đắng.

Đối lập với cảnh lầm than, đói khổ của người dân là cuộc sống xa hoa của những “ông quan,” “bà huyện.” (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam)
Đối lập với cảnh lầm than, đói khổ của người dân là cuộc sống xa hoa của những “ông quan,” “bà huyện.” (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam)

Đối lập với cảnh tượng trên là hình ảnh về cuộc sống của thực dân, tay sai với những áo gấm, lụa là, những ngôi nhà lộng lẫy và chuỗi tiệc tùng linh đình…

Hiện thực ấy chứa đựng một cơn bão. Các nhân vật của “Sao tháng Tám” (Nhu, Kiên, Mến…) đại diện cho những giai cấp, tầng lớp trong xã hội (công nhân, thanh niên trí thức, nông dân…) cùng hòa chung vào bầu không khí cách mạng sục sôi. Chị Nhu (nghệ sỹ ưu tú Thanh Tú) – một cán bộ Việt Minh cốt cán dù bụng mang dạ chửa, vẫn miệt mài cùng những thanh niên yêu nước như Kiên (diễn viên Dũng Nhi) rải truyền đơn, làm liên lạc, vận động quần chúng tham gia cách mạng, công nhân đình công ở các nhà máy, xí nghiệp… Để từ đó, khi thời cơ tới, cả dân tộc vùng lên lật đổ thực dân, phát xít, tay sai. Phim có nhiều tình huống kịch tính được móc nối chặt chẽ, mạch truyện lớp lang, nhịp nhàng, giúp người xem không bị hẫng trong những bước chuyển.

HÃY NHÌN VÀO NHỮNG ĐÔI MẮT!

Không chỉ giàu chất liệu hiện thực, “Sao tháng Tám” còn ghi điểm nhờ diễn xuất ấn tượng của các diễn viên: Trần Phương, Đức Hoàn, Thanh Tú, Dũng Nhi, Thanh Hiền… Phim không có sự lệch “tông” trong diễn xuất của các diễn viên; thay vào đó là sự hòa điệu nhịp nhàng giữa các vai chính “nặng ký,” đa tính cách với những vai phụ ít “đất diễn” hơn.

Nghệ sỹ Thanh Tú hóa thân vào vai Nhu - một nữ chiến sỹ cách mạng can trường. (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam)
Nghệ sỹ Thanh Tú hóa thân vào vai Nhu – một nữ chiến sỹ cách mạng can trường. (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam)

Đặc biệt, các nghệ sỹ đã để lại ấn tượng đậm nét với những biểu cảm qua đôi mắt, ánh nhìn. Điều này góp phần quan trọng để tạo ra những thước phim có chiều sâu và giá trị nghệ thuật cho “Sao tháng Tám.”

Nếu đã từng xem “Sao tháng Tám,” khán giả sẽ rất khó để quên ánh mắt của Kiên (diễn viên Dũng Nhi) hướng về người chị gái Kiều Trinh (cố nghệ sỹ Đức Hoàn thủ vai) trước lúc trút hơi thở cuối cùng. Trong khi Kiên là một thanh niên trí thức yêu nước, sớm hòa mình vào phong trào để đòi lại độc lập, tự do cho dân tộc thì Kiều Trinh lại thuộc thành phần Việt gian, kẻ chỉ điểm cho thực dân Pháp, phát xít Nhật truy đuổi lực lượng cách mạng.

“Ánh mắt Kiên khi ấy dồn nén nhiều thứ cảm xúc, vừa xót xa, đau đớn cho tình chị em, tuyệt vọng cho thế đối đầu giữa anh và chị gái – người đã gián tiếp khiến quân Nhật nổ súng bắn vào anh, vừa căm phẫn trước kẻ chỉ điểm giúp kẻ thù cướp nước tàn sát đồng bào. Khi diễn cảnh ấy, tôi đã khóc thật, không cần đến một kỹ xảo, kỹ năng diễn xuất nào. Sự dồn nén cảm xúc đã khiến nước mắt ứa lên, trào ra một cách tự nhiên,” nghệ sỹ Dũng Nhi nhớ lại.

Đặc biệt, vai Nhu – một nữ chiến sỹ cách mạng can trường ở “Sao tháng Tám” đã trở thành một vai diễn để đời trong sự nghiệp của nghệ sỹ Thanh Tú, giúp nữ diễn viên vượt ra ngoài “cái bóng” của một “thiếu nữ phố cổ” đài các được định hình từ những vai diễn trước đó. Với vai Nhu, nghệ sỹ Thanh Tú thể hiện lối diễn xuất đầy biến hóa.

Để qua mặt kẻ địch, Nhu phải thay đổi thân phận liên tục: từ một cô nữ sinh Đồng Khánh thanh lịch tới một nữ công nhân bụng mang dạ chửa làm việc đầy mệt nhọc, hay một cô gái làm nghề khâu vá thuê với dáng vẻ bình thản. Cũng có lúc, khán giả thấy cô xuất hiện trong diện mạo vị nữ tu khổ hạnh niệm kinh cầu siêu thoát cho những người chết đói, tha hương hay người bán hàng “ngọt giọng” để tìm cách liên lạc, gây dựng cơ sở cách mạng…

Tạo hình của nghệ sỹ Thanh Hiền - vai Mến trong “Sao tháng Tám.” (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam).
Tạo hình của nghệ sỹ Thanh Hiền – vai Mến trong “Sao tháng Tám.” (Ảnh tư liệu: Hãng Phim truyện Việt Nam).

Đặc biệt, đôi mắt của cô với những biểu cảm ấn tượng đã góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh Nhu – một chiến sỹ cách mạng can trường, một người phụ nữ đầy ắp yêu thương. Đôi mắt Nhu đau đớn tột độ, rực lửa căm hờn khi nghe tin chồng bị quân địch sát hại; nhưng Nhu đã nén nỗi đau vào trong để thể hiện ánh mắt cương nghị, ý chí và niềm tin sắt đá khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới. Trong một phân cảnh khác, người xem cũng cảm thấy cay cay nơi sống mũi khi đôi mắt Nhu ngấn nước với cái nhìn yêu thương của người mẹ khi từ biệt con trong bệnh viện, tạm gác lại tình riêng để tiếp tục hoạt động cách mạng.

Ở tuyến nhân vật phản diện, cố nghệ sỹ Đức Hoàn cũng đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh Kiều Trinh – một cô gái tân thời, sắc sảo, một tên chỉ điểm mưu mô của thực dân Pháp và phát xít Nhật qua ánh nhìn dò xét, sắc lạnh. Có thể nói, vai Kiều Trinh lanh lợi, đài các là cú “lột xác” ấn tượng của nghệ sỹ Đức Hoàn từ vai Mỵ yếu đuối, cam chịu trong phim “Vợ chồng A Phủ.”

Giai điệu “Quốc tế ca” cùng những khúc ca cách mạng của cố nhạc sỹ Văn Cao, Nguyễn Đình Thi được sử dụng trong “Sao tháng Tám” đã làm sống dậy không khí cách mạng sục sôi của mùa Thu lịch sử 1945.

Giai điệu “Quốc tế ca” cùng những khúc ca cách mạng của cố nhạc sỹ Văn Cao, Nguyễn Đình Thi được sử dụng trong “Sao tháng Tám” đã làm sống dậy không khí cách mạng sục sôi của mùa Thu lịch sử 1945. Hình ảnh những đoàn người cầm cờ đỏ sao vàng, ca vang trên đường phố Thủ đô, các nhân vật (Nhu, Mến) hòa cùng niềm vui chiến thắng với ánh mắt rạng ngời khép lại “Sao tháng Tám” trong niềm hân hoan. Đặc biệt, hình ảnh Nhu len giữa dòng người để được ôm đứa con bé bỏng vào lòng sau bao ngày xa cách mang đến cảm giác bùi ngùi xúc động về tình mẫu tử, sự hy sinh, bền chí và sự hòa nhịp những tình cảm riêng-chung./.

Bộ phim “Sao Tháng Tám”

Du lịch Việt Nam

Thi thoảng lại thấy trên mạng xuất hiện bình chọn Việt Nam hay một thành phố nào đó của chúng ta nằm trong top những điểm đến giá rẻ nhất thế giới. Nhiều người tự hào, cũng có khi tự nhủ chẳng biết cuộc bình chọn trên có giúp “nâng hạng” hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè thế giới hay không, nhưng cứ lọt top là vui.

Giá rẻ, đương nhiên sẽ hấp dẫn và được lựa chọn nhiều, chắc chắn rồi, đâu cũng vậy. Thế nhưng về lâu dài, việc Việt Nam gắn với hình ảnh điểm đến giá rẻ sẽ khó thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của ngành du lịch, khó thu hút được thị trường khách cao cấp đến Việt Nam. Và đặc biệt, khó “móc túi” được dòng khách sang.

Về vấn đề này, phóng viên Vietnamplus đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch.

Kết quả cuộc điều tra mức chi tiêu bình quân của tất cả các thị trường khách đến Việt Nam năm 2017 vừa được Tổng cục Du lịch công bố cho thấy, so với kết quả điều tra năm 2013, “mức tăng chi tiêu còn rất chậm.” Năm 2017, khách chỉ tiêu 1.171,3 USD cho hành trình 9,27 ngày, trong khi đó thống kê năm 2013 khách tiêu 1.143 USD cho hành trình còn ngắn ngày hơn.

– Thưa ông, du lịch Việt Nam thường được quốc tế biết đến như một điểm đến giá rẻ và đây cũng là một trong những lý do hấp dẫn khách quốc tế đến Việt Nam. Theo ông, chúng ta có nên coi đó là điều đáng tự hào và là điểm nhấn để thu hút khách?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Đối với các quốc gia đang phát triển thì vấn đề giá luôn thu hút sự quan tâm cũng như thúc đẩy khách du lịch tới tham quan.

Việt Nam nằm trong một số quốc gia của khu vực có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường và trở thành điểm đến hấp dẫn cũng là nhờ năng lực cạnh tranh đó. Giá cả ở Việt Nam phù hợp với khách du lịch, thích hợp với rất nhiều đối tượng khách khác nhau từ các thị trường.

Tuy nhiên, theo chúng tôi quan sát thì năng lực cạnh tranh về giá của Việt Nam hiện nay đang tụt xuống, tức là giá thành của Việt Nam đang cao lên trong vòng hai năm qua.

Khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Van Bay nằm trên một trong những bán đảo đẹp nhất vịnh Nha Trang với những thành đá đồ sộ. (Nguồn ảnh: Six Senses)
Khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Van Bay nằm trên một trong những bán đảo đẹp nhất vịnh Nha Trang với những thành đá đồ sộ. (Nguồn ảnh: Six Senses)

Theo đánh giá Năng lực Cạnh tranh của Diễn đàn Du lịch thế giới, năm 2015 năng lực cạnh tranh giá của lữ hành và du lịch Việt Nam đứng thứ 22/141 quốc gia, nhưng cũng theo báo cáo đánh giá này năm 2017 chúng ta tụt xuống thứ hạng 35/141. Tức là lợi thế về giá rẻ của chúng ta đã giảm.

Trên thực tế, giá dịch vụ du lịch Việt Nam hiện đã tăng lên nhờ chất lượng dịch vụ tăng cao. Chúng ta có rất nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các dịch vụ du lịch, các nhà hàng, cơ sở mua sắm, cơ sở giải trí… đã được chuẩn hóa, chất lượng dịch vụ cao hơn. Đó là điều đáng mừng.

Chúng ta không nên coi Việt Nam là điểm du lịch giá rẻ mà cố gắng làm sao để trở thành điểm đến du lịch đáng tiền. Chúng ta phải cung cấp dịch vụ tương xứng tùy đối tượng khách khác nhau, xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.

Vì vậy, cần vừa quan tâm thu hút đối tượng khách cao cấp tới các khu nghỉ dưỡng, giải trí ở các thành phố lớn đồng thời vẫn thu hút khách tới những bản làng xa xôi là những nơi có tiềm năng du lịch để tăng thu nhập cho người dân, trải rộng các nguồn lợi kinh tế từ du lịch cho người dân.

Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn từng nhiều lần nói đại ý rằng, trước sau thì Việt Nam cũng sẽ phải phát triển thị trường khách cao cấp chứ không thể phụ thuộc vào dòng khách chi tiêu thấp như Trung Quốc hay một số nước lân cận.

Một trong những thú vui của dòng khách cao cấp quốc tế khi đến Việt Nam. (Nguồn ảnh: Six Senses)
Một trong những thú vui của dòng khách cao cấp quốc tế khi đến Việt Nam. (Nguồn ảnh: Six Senses)

Vậy theo ông, có giải pháp nào để du lịch Việt Nam thoát khỏi hình ảnh điểm đến giá rẻ, hướng tới du lịch hạng sang không?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Trong chủ trương, định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam là phát triển du lịch chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Việt Nam không đi theo định hướng phát triển du lịch giá rẻ.

Nhà nước không khuyến khích loại hình du lịch giá rẻ, mà đây là do thực tế nảy sinh và đòi hỏi các cơ quan quản lý phải vào cuộc để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ khách tương xứng với đồng tiền khách bỏ ra. Việc kiểm soát các doanh nghiệp du lịch phải thực hiện nghiêm theo các quy định trong cung cấp giá, cung cấp sản phẩm cho khách.

Du lịch Việt Nam hiện nay đang hướng đến ưu tiên nâng cao chất lượng dịch vụ, kiểm soát chất lượng dịch vụ tốt hơn, tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hơn để thu hút nguồn khách du lịch có khả năng chi tiêu cao và đi du lịch dài ngày. Hoạt động kinh doanh, du lịch phải hướng đến thu hút lựa chọn các thị trường khách cao cấp.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào việc đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ cao cấp để đón khách du lịch. Vì thế Việt Nam không còn là điểm đến giá rẻ. So với yêu cầu phát triển, Việt Nam vẫn cần phải đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ cao cấp hơn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp ở ven biển, khu vực miền núi, những nơi có khí hậu mát mẻ, ví dụ như Mộc Châu.

Mộc Châu là nơi có khí hậu rất mát mẻ giữa thảo nguyên mênh mông như vậy, nếu chúng ta có được khu nghỉ dưỡng sinh thái thân thiện với môi trường thì chắc chắn sẽ thu hút được lượng khách cao cấp.

Ngoài ra, rất nhiều nơi có tiềm năng du lịch cần những nhà đầu tư có trách nhiệm để tạo nên sản phẩm du lịch cao cấp hơn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tôi nghĩ các nhà đầu tư cũng nên mạnh dạn vì tiềm năng du lịch của chúng ta còn rất lớn. Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích để thúc đẩy, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư nhiều cơ sở dịch vụ cao cấp, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách du lịch có khả năng chi tiêu cao hiện nay.

– Theo ông, ở Việt Nam hiện nay ngoài Mộc Châu, còn những vùng nào tiềm năng đang cần bàn tay của các nhà đầu tư chiến lược?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều điểm đến. Ngay Vịnh Hạ Long chúng ta cũng thấy nhiều hòn đảo rất đẹp có thể đầu tư những khu nghỉ dưỡng biển cao cấp, như đảo Quan Lạn, đảo Cô Tô, quanh khu vực huyện Hoành Bồ.

Du lịch biển là một trong những điểm hấp dẫn khách quốc tế đến Việt Nam.
Du lịch biển là một trong những điểm hấp dẫn khách quốc tế đến Việt Nam.

Rồi các tỉnh ven biển có tiềm năng đầu tư những khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, khu vực núi trên đỉnh Bạch Mã ở Huế… Ngay miền Bắc có thung lũng Bắc Sơn, Mẫu Sơn ở Lạng Sơn, hay ở Cao Bằng, Hà Giang cũng đang rất cần đến bàn tay của các nhà đầu tư.

Đặc biệt, sau khi Công viên Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu thời gian qua thì lượng khách du lịch đến đây gia tăng rất cao. Tuy nhiên, cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng ở Cao Bằng hiện không đáp ứng được yêu cầu kể cả về số lượng và chất lượng, đang còn thiếu các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Vì vậy mà các nhà đầu tư hãy mạnh dạn lên Cao Bằng đầu tư trong thời gian này.

Tất nhiên, khi được công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu thì chúng ta cần quy hoạch nơi này để gìn giữ, bảo vệ tài nguyên, chỗ nào phù hợp cho xây dựng cơ sở dịch vụ thì phân định rõ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tránh phá vỡ những giá trị của Công viên Địa chất, khai thác công viên trên cơ sở bảo tồn các các giá trị.

– Theo ông đến thời điểm này, Việt Nam đã có sản phẩm du lịch nào nổi bật cho dòng khách cao cấp?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Trong vài năm gần đây, thị trường khách cao cấp đã gia tăng cao ở Việt Nam. Bởi chúng ta đã cung cấp được những dịch vụ đạt chuẩn quốc tế, thậm chí có những cơ sở cung cấp dịch vụ đã giành được nhiều giải thưởng danh giá thế giới như khu du lịch InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Amanoi Ninh Thuận…

Chúng tôi vừa có chuyến khảo sát khu Amanoi nằm trên đỉnh núi khu vực Vườn quốc gia núi Chúa của tỉnh Ninh Thuận, phải nói rằng dịch vụ ở đây cực kỳ cao cấp và giá rất cao, trung bình từ 136-250 triệu đồng (tương đương khoảng 6.000-11.000 USD) cho một đêm sử dụng dịch vụ.

Trải dài khắp Việt Nam hiện cũng đang có nhiều khu nghỉ dưỡng núi, nghỉ dưỡng biển đẳng cấp thế giới, có giá trị dịch vụ rất cao và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch lớn như Six Senses Côn Đảo, dịch vụ từ 57-91 triệu đồng (tương đương khoảng 2.500-4.000 USD/đêm); hay các khách sạn 5 sao ở thành phố lớn như Metropole Hanoi, các khách sạn 5 sao ở Thành phố Hồ Chí Minh… đều có chất lượng dịch vụ đạt đẳng cấp quốc tế.

– Cá nhân ông từng có ấn tượng đặc biệt nào đối với dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp ở Việt Nam?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Tôi ấn tượng nhất với khu nghỉ dưỡng Amanoi Ninh Thuận, Six Senses Côn Đảo, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort… là những khu resort thân thiện với môi trường, coi trọng các giá trị môi trường ở dọc bờ biển Việt Nam. Những khu nghỉ dưỡng như vậy có giá trị gia tăng rất cao và tạo được ấn tượng tốt.

Ví dụ như Amanoi là hình mẫu cho việc thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc giữa bảo tồn và phát triển. Chủ đầu tư xây dựng khu du lịch nhưng không làm ảnh hưởng đến giá trị sinh thái tại khu vực đó. Họ không phá cây, mà di dời và chăm sóc đồng thời đầu tư trồng thêm rừng theo hướng bảo vệ tối đa môi trường, không xâm phạm môi trường, hệ sinh thái động thực vật trong khu quy hoạch được bảo vệ nghiêm ngặt.

Điều quan trọng nhất là họ hài hòa được con người và hệ sinh thái. Cách thức khai thác như thế là mẫu hình tuyệt vời cho việc phát triển bền vững, tức là gắn giữa bảo tồn và phát triển.

Hiện nay, khách du lịch quan tâm hàng đầu đến vấn đề môi trường và lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực du lịch chủ yếu dựa vào việc quốc gia đó có quan tâm đến việc gìn giữ, bảo vệ môi trường, đáp ứng đúng nhu cầu thị hiếu khách du lịch hay không.

– Vậy, du lịch Việt Nam cần làm gì để phát triển lợi thế cạnh tranh như ông vừa nhắc tới?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi nghĩ, hiện nay những nơi có tiềm năng du lịch hấp dẫn cần thận trọng trong việc đầu tư phát triển, tránh nôn nóng đầu tư chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt mà phá vỡ môi trường cảnh quan.

Chúng tôi rất mừng là Thủ tướng Chính phủ gần đây đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường. Ngay khi nhậm chức, Thủ tướng đã có những câu nói nổi tiếng như: không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng. Và liên tục những phát biểu gần đây của Thủ tướng đều quan tâm đến bảo vệ nghiêm ngặt các giá trị môi trường, tài nguyên.

Chúng tôi hy vọng rằng các ban, ngành, các địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp phải triển khai tốt các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học để giúp phát triển du lịch bền vững.

Với những dự án cấp mới, phải nghiêm túc thực hiện luật bảo vệ môi trường, luật bảo tồn đa dạng sinh học trong việc đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện các dự án đầu tư. Như vậy, chúng ta sẽ có được các dự án đầu tư du lịch thân thiện với môi trường và đáp ứng được đúng nhu cầu, thị hiếu khách du lịch đồng thời bảo vệ được tài nguyên môi trường cho thế hệ mai sau.

– Không thể phủ nhận một thập kỷ trở lại đây hình ảnh du lịch Việt Nam đã thay đổi nhiều, sôi động và hấp dẫn hơn nhờ những khu nghỉ dưỡng sang trọng, các trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp…

Vậy theo ông, các nhà đầu tư có vai trò ra sao trong việc thay đổi diện mạo ngành du lịch nước nhà?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Có thể thấy, trong mấy năm gần đây, rất nhiều nhà đầu tư trong nước đã quan tâm đến đầu tư du lịch, nhờ đó các hoạt động du lịch trở nên sôi động hơn ở nhiều địa phương trên cả nước, tạo sức hấp dẫn mới cho du lịch Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Tuấn nói về việc cần phát triển du lịch hài hòa giữa con người và sinh thái. 

Không phủ nhận các nhà đầu tư đã đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho du lịch Việt Nam thời gian qua. Những giá trị tích cực của các nhà đầu tư chúng ta cần ghi nhận.

Tuy nhiên, với tư cách nhà nghiên cứu, chúng tôi vẫn lưu ý các nhà đầu tư cần nâng cao trách nhiệm khi đầu tư bất kỳ dự án nào ở những nơi có tài nguyên, cảnh quan tự nhiên cũng như những nơi có giá trị văn hóa đặc sắc thì yếu tố bảo tồn cần phải được coi trọng.

Hãy là những nhà đầu tư có trách nhiệm, trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với xã hội để làm sao đầu tư hiệu quả, vừa đóng góp cho phát triển kinh tế vừa bảo tồn những giá trị tài nguyên cho thế hệ mai sau, tránh chỉ vì lợi nhuận đơn thuần mà không chú trọng đến yêu tố bảo vệ môi trường, bảo vệ giá trị tài nguyên.

Ông Nguyễn Anh Tuấn trao đổi về du lịch giá rẻ ở Việt Nam.

Nếu làm được như vậy tôi nghĩ những nhà đầu tư lớn luôn là những nhà đầu tư có vai trò dẫn dắt để thúc đẩy một ngành kinh tế mới đầy triển vọng là du lịch Việt Nam.

Chỉ riêng các nhà đầu tư lớn thì không thể làm nên thương hiệu cho du lịch Việt Nam mà cần sự chung tay của cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đặc biệt là cộng đồng ở các vùng miền từ đồng bằng, miền núi, ven biển hay hải đảo xa xôi cùng đóng góp vào cho phát triển du lịch. Vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao.

Hiện nay, trong Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng như Luật Du lịch đã rất coi trọng phát triển du lịch cộng đồng và khích lệ khởi nghiệp sáng tạo, tức là tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch.

Chúng ta đã coi trọng nhà đầu tư lớn thì cũng phải coi trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cộng đồng cùng tham gia kinh doanh du lịch.

– Theo ông, với vai trò dẫn dắt như vậy, các cấp quản lý có cần có thêm chính sách nào dành cho các nhà đầu tư chiến lược để họ đóng góp thêm nhiều giá trị hơn nữa cho du lịch Việt?

Khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển bài trí đậm chất Việt Nam. (Nguồn ảnh: Six Senses)
Khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển bài trí đậm chất Việt Nam. (Nguồn ảnh: Six Senses)

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Hiện nay, chúng ta đang triển khai Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị cũng như Luật Du lịch, là hai văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển đối với ngành du lịch. Vì vậy, chúng ta cần cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước trong Nghị quyết 08, các quy định trong luật Du lịch để có những chính sách cụ thể hơn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả cộng đồng tham gia vào kinh doanh du lịch trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Cần giảm thiểu các thủ tục hành chính, có cơ chế chính sách riêng kể cả về thuế, cần có biện pháp hỗ trợ những loại hình du lịch mới để khích lệ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp và cộng đồng cùng sáng tạo.

Điều quan trọng là chúng ta tạo được môi trường điểm đến, môi trường kinh doanh đồng bộ, thuận lợi, ít rào cản để cho doanh nghiệp tự do kinh doanh, tự do phát triển trong khuôn khổ pháp luật nhà nước.

Cũng cần có các chính sách tạo thuận lợi cho khách du lịch khi đến Việt Nam từ thủ tục sân bay, bến cảng, thủ tục visa tới thủ tục cho khách tham gia các loại hình du lịch tại Việt Nam được thuận lợi, đơn giản chính là tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

– Xin cảm ơn những chia sẻ của ông./.

Khách quốc tế thích thú khám phá thành phố biển Nha Trang. (Nguồn ảnh: Evason Ana Mandara)
Khách quốc tế thích thú khám phá thành phố biển Nha Trang. (Nguồn ảnh: Evason Ana Mandara)

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà

Xu hướng mới

Thỏa thuận vừa đạt được giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược là minh chứng mới nhất cho thấy mối quan hệ giữa Moskva và Ankara đang trong thời kỳ nồng ấm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.

Việc hai quốc gia từng là “đối thủ” suốt nhiều thập niên, nay đang xích lại gần nhau, có thể coi là một sự lựa chọn địa chính trị mang tính tất yếu đối với cả hai bên, trong bối cảnh Moskva vẫn tiếp tục bị phương Tây cô lập, còn mâu thuẫn giữa Ankara với đồng minh chủ chốt là Mỹ ngày càng sâu sắc, nhất là sau quyết định của Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt, đồng thời áp mức thuế gấp đôi đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ.   

Việc lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương, một Ngoại trưởng Nga có bài phát biểu tại hội nghị các đại sứ và đại diện thường trực của Thổ Nhĩ Kỳ, vừa diễn ra ở Ankara, chứng tỏ “mức độ tin tưởng lẫn nhau giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rất cao.”

Mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang trong thời kỳ nồng ấm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử

Hai bên đều thể hiện mong muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ và phối hợp lập trường về những vấn đề then chốt của khu vực và thế giới, đặc biệt là vấn đề Syria và Iran.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu rằng Ankara không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga, cũng như việc người đứng đầu ngành ngoại giao Nga chỉ trích các biện pháp trừng phạt mới nhất mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho thấy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang “đứng cùng một phía” để đối phó với chính sách không thân thiện của Washington.

Rõ ràng, sau một giai đoạn sóng gió vì vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở Syria hồi tháng 11/2015, quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có sự đảo chiều “ngoạn mục.” Bản thân lãnh đạo hai nước cũng nhận thấy sự cần thiết phải khôi phục quan hệ hợp tác cùng có lợi, khi áp lực về chính trị, ngoại giao, kinh tế cũng như những lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva và Ankara đang ngày càng gia tăng. Việc duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang được xem là biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia của mỗi nước trước sự o ép từ bên ngoài.

Công nhân làm việc tại lò luyện thép thuộc Công ty sắt thép Kardemir ở Karabuk, miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Công nhân làm việc tại lò luyện thép thuộc Công ty sắt thép Kardemir ở Karabuk, miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sự “bất bình” của Ankara đối với chính sách cứng rắn của Washington và phương Tây nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau vụ đảo chính bất thành tại nước này năm 2016 càng khiến Thổ Nhĩ Kỳ chủ động hòa giải mối quan hệ căng thẳng với Nga. Vượt qua những định kiến và nghi ngờ lẫn nhau trong quá khứ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã từng bước củng cố lòng tin để có thể xây dựng mối quan hệ đối tác và đồng minh trên một số lĩnh vực.

Chỉ trong vòng 2 năm kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ “xuống nước” chính thức xin lỗi Nga về vụ bắn hạ máy bay, hợp tác hai nước cả về chính trị, ngoại giao, kinh tế lẫn quốc phòng đã phát triển tích cực.

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin chọn Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên đến thăm sau khi đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 4, và cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên chúc mừng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng Sáu vừa qua, đã nói lên tất cả. Tần suất các cuộc gặp trực tiếp giữa tổng thống hai nước ngày càng dày đặc. Chỉ trong vòng một năm qua, hai nhà lãnh đạo Erdogan và Putin đã gặp nhau không dưới 10 lần.

Chỉ trong vòng một năm qua, hai nhà lãnh đạo Erdogan và Putin đã gặp nhau không dưới 10 lần

Quan hệ chính trị được thúc đẩy tạo đà cho hợp tác kinh tế. Theo số liệu thống kê của Nga, chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 46,2% và đạt 11,4 tỷ USD. Kết thúc năm 2017, khối lượng trao đổi hàng hóa tăng 40,5%, đạt mức 22,1 tỷ USD.

Xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục được củng cố khi lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực dỡ bở các rào cản thương mại, trong đó có tính đến việc thanh toán bằng đồng nội tệ, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các dự án năng lượng chung, như dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và nhà máy năng lượng hạt nhân Akkuyu.

Trong khi đó, thỏa thuận Nga cung cấp hệ thống phòng không hiện đại S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ được coi là tiền đề cho mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ hơn giữa hai nước.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Một ví dụ rõ nét khác về hiệu quả hợp tác giữa hai nước là vấn đề  Syria. Dù mục tiêu của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề này chưa hẳn đã tương đồng, song hai bên đã chia sẻ những lợi ích chung để phối hợp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria, góp phần chấm dứt tình trạng đổ máu và tạo ra các điều kiện thuận lợi để tiến hành các giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.

Nhờ nỗ lực chung của cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran mà tiến trình đàm phán Astana đã ra đời với những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nhóm “Bộ ba” này đang đứng ra bảo trợ các lệnh ngừng bắn tại Syria và tìm kiếm các nguồn lực để tái thiết quốc gia Trung Đông bị chiến tranh tàn phá trong suốt hơn 7 năm qua.

Mối quan hệ gần gũi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga càng được chú ý khi những rạn nứt giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đặc biệt là Mỹ, ngày càng sâu sắc.

Giới phân tích thậm chí cho rằng nếu xu hướng này tiếp diễn, Ankara sẽ ngày càng rời xa các đồng minh phương Tây, xoay trục sang Moskva và rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Nga. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần nhau chủ yếu xuất phát từ bối cảnh cụ thể với những mối đe dọa cụ thể, ở đây là áp lực từ phía Mỹ và phương Tây, mà để ứng phó với nó thì hai nước cần thiết lập quan hệ đối tác gắn bó.

Giới phân tích cho rằng nếu xu hướng này tiếp diễn, Ankara sẽ ngày càng rời xa các đồng minh phương Tây, xoay trục sang Moskva và rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Nga

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ gần gũi với Nga có thể là cách để Ankara gây áp lực trong các cuộc đàm phán với phương Tây. Trong khi đó, Nga sẽ có lợi từ một Thổ Nhĩ Kỳ mạnh mẽ và tự chủ, không chịu sự chi phối của phương Tây. Duy trì mối quan hệ tích cực với nhau phục vụ lợi ích của cả Moskva lẫn Ankara, dù rằng giữa hai bên vẫn tồn tại không ít nghi kỵ và bất đồng lợi ích.

Nhiều ý kiến cho rằng quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thực chất là một liên minh chiến thuật tạm thời. Hơn nữa, về lợi ích chiến lược dài hạn, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khó tách khỏi mối quan hệ liên minh với NATO và Mỹ, trước hết là xuất phát từ lợi ích an ninh. Tất nhiên, hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là kinh tế, trong tương lai gần khó có thể bị đảo ngược vì lợi ích của hai nước ngày càng đan xen, hòa quyện và phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù vậy, Ankara nhiều khả năng sẽ tìm cách hàn gắn quan hệ với Mỹ, trong khi vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Nga./.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, Bỉ ngày 10/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, Bỉ ngày 10/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)