Tránh 2 khuynh hướng để y tế cơ sở đi đúng đường

Đây là tuyến y tế gần dân, sát dân nhất, giúp cho việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân được thuận tiện, đỡ tốn kém, đặc biệt là khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, y tế cơ sở hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức về chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nói chung và cho người có thẻ bảo hiểm y tế nói riêng.

Việc tăng cường y tế cơ sở, sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở, thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ của người tham gia bảo hiểm y tế khi có nhu cầu đã được thể hiện trong các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Xung quanh vấn đề khắc phục những yếu kém, khó khăn của y tế cơ sở, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Minh – Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để có cái nhìn tổng quan hơn.

– Hiện nay, có khoảng 80% người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại y tế cơ sở (tuyến huyện là 47%, tuyến xã là 33%), 20% đăng ký tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Về vấn đề y tế cơ sở, bà có nhận định ra sao?

Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Chất lượng khám chữa bệnh ở y tế cơ sở là một phạm trù liên quan rộng, không chỉ riêng ngành y tế mà có liên quan tới cơ chế tài chính, thanh toán giám định của bảo hiểm xã hội.

Trước đây ở cơ sở chúng tôi cũng đã thấy có khó khăn, càng ngày khi tình trạng quá tải tuyến trên rất cao, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất lớn thì y tế cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu. Tôi cho rằng cái khó nhất của y tế cơ sở hiện nay là vấn đề con người.

Bởi vì bác sỹ ở cơ sở theo chúng tôi biết, hầu hết đào tạo theo hình thức cử tuyển, thiếu và yếu nên người dân đến khám chữa bệnh họ mong muốn làm sao được hưởng các dịch vụ tốt nhất và yên tâm về chất lượng của bác sỹ.

Hiện nay, khối y tế cơ sở của chúng ta có vẻ như phần nhiều chưa đáp ứng được điều đó và đây chính là vấn đề mấu chốt cần phải cải tiến và khắc phục

– Vậy Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có những hành động gì để khắc phục tình trạng này ra sao?

Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Về chủ trương khắc phục những khó khăn, chúng tôi hoàn toàn đồng thuận và nhất quán. Bộ Y tế đang nỗ lực cố gắng để nâng cao chất lượng dịch vụ của y tế cơ sở, phủ sóng, bao phủ dịch vụ thì phải đầu tư con người nên ngành y tế đang tích cực các dự án tập trung đào tạo, đào tạo lại, tăng cường nhân lực tuyến trên về y tế cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã trao đổi với tôi và chúng tôi cũng đã thống nhất với nhau những sinh viên của ngành y mới ra trường trước hết cho đi cơ sở để rèn luyện, sau đó quay lại tuyến trên. Vừa giúp đỡ cơ sở nhưng đồng thời vừa tự mình đào tạo qua thực tiễn ở cơ sở.

– Thưa bà, bên cạnh yếu tố con người, chúng ta cần khắc phục và đẩy mạnh những gì?

Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Không chỉ vấn đề con người, vấn đề quan trọng tiếp theo là việc đầu tư. Như ngành y tế cũng xác định là sẽ đầu tư tập trung cho y tế cơ sở. Chẳng hạn như các dự án vốn ODA sẽ tăng cường về máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất, con người sao cho đồng bộ.

Bác sỹ tại một Trạm y tế xã thăm khám cho các bệnh nhân đến điều trị. (Ảnh: TTXVN)
Bác sỹ tại một Trạm y tế xã thăm khám cho các bệnh nhân đến điều trị. (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh đó, một cơ chế không thể thiếu, đó là cơ chế phân cấp về mặt tài chính, phân cấp về tuyến khám chữa bệnh. Đơn cử như cần phải có quy định bệnh nào như một số bệnh lây nhiễm hoặc không lây nhiễm nếu các cơ sở đáp ứng được thì mạnh dạn cung cấp. Đi đôi với điều này, chúng tôi sẽ đề xuất cơ chế tài chính tất cả những gì đã phân cấp cho cơ sở, nếu bệnh nhân muốn lên tuyến trên sẽ không thanh toán và họ chỉ được thanh toán nhà nước cung cấp gói dịch vụ cơ bản, những gì tuyến xã làm được thì sẽ thanh toán qua xã, không thanh toán tuyến trên và người dân sẽ phải bỏ tiền ra.

Những giải pháp đó hướng với việc sau này bệnh nhân nếu muốn vượt tuyến thì phải theo một thỏa thuận của bệnh viện tuyến trên không thì cứ xảy ra tình trạng như thế này thì rất gay. Bởi bệnh nhân hiện nay cứ lên tuyến trên được thanh toán cao hơn. Điều này chúng tôi cũng thấy bất cập và sẽ đề xuất cùng với Bộ Y tế để sửa và có giải pháp thật sự đồng bộ, vì hiện nay chúng ta vẫn nói hướng về cơ sở thì tất cả mọi giải pháp đều phải hướng về cơ sở.

– Có ý kiến phản ánh rằng, nhiều bệnh nhân cứ “ùn ùn” lên tuyến trên để khám chữa bệnh mà bỏ qua tuyến dưới. Nhiều ý kiến cho rằng họ lên tuyến trên để được thanh toán nhiều hơn. Vậy điều này sẽ dẫn đến vỡ nguồn quỹ bảo hiểm y tế. Quan điểm của bà về vấn đề này ra sao?

Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Tôi nghĩ rằng không liên quan nhiều giữa chuyện đẩy bệnh nhân lên tuyến trên gây vỡ quỹ bảo hiểm y tế mà vấn đề là chúng ta có đảm đương được dịch vụ đó không khi nếu như cấp nào, tuyến nào đảm đương được chất lượng dịch vụ đó và có cơ chế tài chính chỉ thanh toán cho tuyến đó thì sẽ không ảnh hưởng đến cân đối quỹ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có những quy định hết sức cụ thể. Chẳng hạn như đã phân tuyến cho tuyến xã thì phải sử dụng kết quả đó, bệnh nhân lên trên không làm lại kết quả đó nữa. Bộ Y tế đã đồng ý cho cơ sở làm dịch vụ thanh toán thì tuyệt đối không thanh toán những dịch vụ đó ở tuyến trên nữa.

Những giải pháp như thế không ảnh hưởng đến cân đối quỹ bảo hiểm y tế. quỹ bảo hiểm y tế hiện nay chỉ có thể quản lý chặt chẽ một cách tốt hơn và ngăn tình trạng quá tải ở tuyến trên.

Vấn đề cân đối Quỹ bảo hiểm y tế hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, mệnh giá bảo hiểm y tế của chúng ta vẫn còn thấp, mức đóng không phải thấp, nhưng quyền lợi được hưởng, tính ưu việt rất cao. Một số quy định về chuyên môn, phân tuyến chưa rõ nên vẫn còn tình trạng khi bệnh nhân chuyển lên tuyến trên lại chiếu chụp, làm các xét nghiệm lại.

Sắp tới ngành y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phải phân cho rõ ràng chỉ có một cấp được thanh toán và phải sử dụng liên thông kết quả đó để không phải chi nhiều lần. Như vậy, quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng hiệu quả và người bệnh không vất vả phải làm thủ thuật nhiều lần.

– Trong báo cáo mới nhất cho thấy, hiện nay tỷ lệ bội chi quỹ bảo hiểm y tế trên 120%. Theo bà, việc bội chi quỹ nguyên nhân do đâu?

Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Tôi cho rằng, bội chi quỹ có rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân khách quan không bàn tới nữa, chất lượng dịch vụ, giá dịch vụ nâng lên thì chất lượng phục vụ cũng nâng lên, đó là điều rất tốt. Bên cạnh đó có những nguyên nhân chủ quan như một số cơ sở y tế lo lắng về việc nếu tự chủ sẽ có khó khăn về nguồn lực (cái này chỉ số ít, nhưng có) và tìm cách để đưa bệnh nhân vào viện, giữ bệnh nhân lâu hơn trong viện, chỉ định những dịch vụ, điều trị mà có thể chưa cần thiết làm gia tăng chi phí.

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh mệnh giá chưa được nâng lên, chất lượng giá dịch vụ cao lên, nguồn quỹ không thay đổi đương nhiên sẽ có tình trạng vượt quỹ sẽ xảy ra. Nếu cộng cả nguyên nhân chủ quan, một số cơ sở y tế lại thực hiện không nghiêm túc, sử dụng nguồn lực không thật sự tiết kiệm, hiệu quả, còn lãng phí… đương nhiên tình trạng vượt quỹ sẽ gia tăng.

Có một số địa phương rơi vào tình trạng vượt quỹ, nhưng chúng tôi khi phát biểu điều này rất thận trọng, phân tích từng nguyên nhân gây ra vượt quỹ, nguyên nhân nào là khách quan, nguyên nhân nào là chủ quan, từ đó có giải pháp tốt hơn.

– Ý kiến như thế nào khi Bộ Y tế đề xuất với Chính phủ sẽ không khoán định mức bảo hiểm y tế cho tuyến xã mà sẽ thực chi cho thực tế.

Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Tôi cho rằng bước đi của Bộ Y tế là đúng. Y tế cơ sở đã làm được đến đâu thì cấp cho họ cái đó để từ từ từng bước giúp người dân cũng yên tâm, cơ sở cũng hài lòng. Tức là trạm y tế nào thực hiện được cái gì thì đăng ký để ngành y tế sẽ xem xét và sẽ cho phép. Đó là quản lý nhà nước, năng lực của tuyến cơ sở không làm được cái đó thì không thể cho phép họ thực hiện.

Quan điểm của tôi sẽ thống nhất với Bộ Y tế không có mức 20%, tuy nhiên, tùy từng năng lực của tuyến xã đến đâu chúng ta sẽ mở ra đến đó, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không có giới hạn. Giới hạn ở đây không phải 20% kinh phí mà giới hạn về năng lực, như năng lực chuyên môn của họ làm được đến đâu thì phân cấp đến đó và phân cấp đến đó thì sẽ có quỹ tài chính tương ứng thì vẫn có kiểm soát.

Chúng tôi cũng đang đề xuất và Bộ Y tế cũng thống nhất nếu dịch vụ Bộ Y tế thẩm định đồng ý cho tuyến xã làm, như vậy người bệnh đến đó, được thanh toán và thực hiện dịch vụ ở y tế cơ sở. Nếu như người bệnh không muốn ở khu vực đó, địa phương đó không muốn vượt lên tuyến tỉnh, tuyến trung ương thì quỹ bảo hiểm y tế sẽ không thanh toán nữa. Chúng tôi cũng đã đề xuất điều này và Bộ Y tế cũng đã ủng hộ nguyên tắc này.

Tôi nghĩ rằng, chúng ta tránh 2 khuynh hướng: Một là giới hạn trần, hai là lại để cho các dịch vụ phát triển một cách không kiểm soát. Tôi cho rằng phải thận trọng, cái gì mà xã làm được thì phân cấp và theo phân cấp đó, tiền đó sẽ là được thanh toán dành cho cơ sở thanh toán.

Các cơ sở y tế chênh lệch khác nhau giữa năng lực trình độ để thực hiện các dịch vụ đó, chính vì vậy phải có lộ trình để từng bước tuyến cơ sở làm được trước phân tuyến trước và cho đi trước. Như vậy, quyền tự chủ sẽ cao hơn. Những đơn vị chưa làm được phải đào tạo để bằng nhiều cách có thể thực hiện dịch vụ đó theo lộ trình./.

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà

Vietnam needs to get ready for Fourth Industrial Revolution

The Industry 4.0 Summit and Expo 2018 took place in Hanoi from July 12-13 under the theme of “Vision and Development Strategy in the Fourth Industrial Revolution” with the attendance of nearly 1,800 representatives from localities, domestic and foreign experts, businesses, and embassies.

Opening ceremony of the Industry 4.0 Summit (Source: VNA)

The event, jointly held by the Vietnamese Government and the Party Central Committee’s Economic Commission, saw leaders of ministries and sectors joining experts on smart industry and information technology in discussions on the development strategy and application of Industry 4.0.

     PM Nguyen Xuan Phuc delivers speech at the Industry 4.0 Summit. (Photo: VNA)
     PM Nguyen Xuan Phuc delivers speech at the Industry 4.0 Summit. (Photo: VNA)

Talking to participants, Prime Minister Nguyen Xuan Phuc said with the resolve of the whole political system and the will of the people, Vietnam is ready to overcome any challenges ahead, moving forward to grasp opportunities presented by the Fourth Industrial Revolution.

He said Vietnam has been actively researching new global technologies – such as the Internet of Things, big data, and artificial intelligence – in an effort to improve its competitiveness and boost innovation.

However, PM Nguyen Xuan Phuc admitted, Vietnam is still slow in accessing the core and the latest trends of Industry 4.0.

While Industry 4.0 brings about both opportunities and challenges for every country and its people, low-income countries like Vietnam may still be left behind if they fail to swiftly grasp new strides in science and technology – Deputy PM Vu Duc Dam

To truly capitalise on its opportunities and minimise any unwanted impacts of the Industry 4.0, the Vietnamese Government is determined in building focused long-term orientations and concrete policies. The country also needs the support of development partners, businesses, and international experts with the wave of scientific-technological breakthroughs as well as its increasing integration into the world, he noted.

The PM offered some key solutions such as enhancing cooperation with foreign partners in accessing the Industry 4.0; updating on development trends and experiences in the world, especially experiences in dealing with such unwanted impacts as unemployment and social problems; further connecting domestic and overseas Vietnamese sci-tech experts; and promoting relations with other countries, international organisations, and multinational enterprises to select suitable models and experiences for application in Vietnam.

Domestic and foreign representatives at the summit (Photo: VNA)
Domestic and foreign representatives at the summit (Photo: VNA)

At the summit, PM Phuc thanked those countries and international organisations – including UN agencies, the World Economic Forum, the Organisation for Economic Cooperation and Development, and the World Bank – who have stood side by side with Vietnam in its development process.

Head of the Party Central Committee’s Economic Commission Nguyen Van Binh at the summit (Photo: VNA)
Head of the Party Central Committee’s Economic Commission Nguyen Van Binh at the summit (Photo: VNA)

However, an irrational approach will make Vietnam lag behind regional countries in terms of technology, and face redundancy of unskilled labourers, and inequality in society, he said, adding that soft power, cyber space security and trans-boundary cyber-crimes are other challenges that need to be tackled.

Some speakers at the summit said Vietnam is currently adequately prepared, compared to other countries, for the Fourth Industrial Revolution. They suggested the country prioritise education and training, especially in technical skills, while issuing policies to encourage information technology application in all spheres.

There were also five conference sessions debating mega trends of the Fourth Industrial Revolution, namely the building of smart cities, the development of smart manufacturing industry, the next generation of banking and finance, and visions and development strategies for smart agriculture.

Meanwhile, an international expo held on this occasion housed stalls introducing solutions and services in such key areas as agriculture, industry, energy, telecommunications, health, transport, finance-banking, and e-commerce.

The highlight of the event was the appearance of Sophia, the world’s first robot citizen. The special guest responded to various questions related to sustainable development and potential to apply artificial intelligence in production.

Sophia, the world’s first robot citizen,responds to Vietnamese reporters’questions. (Photo: VNA)
Sophia, the world’s first robot citizen,responds to Vietnamese reporters’questions. (Photo: VNA)

Vietnam calls for science technology experts

Vietnam continues the call for more incentives for experts, scientists, as well as domestic and international enterprises to accompany Vietnam in its adoption of the Fourth Industrial Revolution, stated Prime Minister Nguyen Xuan Phuc while hosting a reception for experts, scientists, and representatives of organisations and enterprises participating in the Industry 4.0 Summit and Expo 2018.

   Prime Minister Nguyen Xuan Phuc meets with experts, scientists, and       representatives attending the summit (Photo: VNA)
   Prime Minister Nguyen Xuan Phuc meets with experts, scientists, and       representatives attending the summit (Photo: VNA)

At the meeting, guests hailed the role played by the Vietnamese Government in shaping and developing technology amidst the Fourth Industrial Revolution.

They expressed hope that the PM and the Government will give timely and suitable policies so as to aid a breakthrough in the area of artificial intelligence, and suggested that the Government should create widespread consensus among the society, thus creating “digital chances” for enterprises and people to engage deeper with Industry 4.0 practices.

Foreign representatives hail Vietnamese Government’s roles in shaping technologies in the context of Industry 4.0.(Photo: VNA)
Foreign representatives hail Vietnamese Government’s roles in shaping technologies in the context of Industry 4.0.(Photo: VNA)

Representatives from businesses proposed that the Government help enhance the quality of human resources, especially high-quality personnel in the field of information technology.

Besides, the Government should build special policies for IT enterprises, while continuing to reduce administrative procedures and connecting points, thus creating favourable conditions for enterprises to launch new technologies.

Speaking at the meeting, Head of the Party Central Committee’s Economic Commission Nguyen Van Binh affirmed Vietnam’s special focus on developing IT, and that Vietnam will consider the building of specific policies following the model of a “legal framework 4.0” to create optimal conditions for enterprises and people to take advantage of technological productions in the future.

Highlighting the significance of the Industry 4.0 Summit and Expo 2018, PM Phuc expressed his hope that the delegations will give answers to the question of how Vietnam can become successful in the Fourth Industrial Revolution and also clarify some of the Industry 4.0-related concepts.

Participants should contribute to the design of policies and solutions for Vietnam to actively catch up with the revolution, he said.

The PM stated that Vietnam is integrating deeper into the world economy with 15 new generation free trade agreements, with an increasingly open economy and high GDP growth. The country has been strongly affected by the world’s economic fluctuations, including those pertaining to Industry 4.0 and artificial intelligence.

Vietnam has formed a strong ecosystem for renovation, he said, holding that it is important to continue designing and completing its policies and legal framework. This will aid a faster expansion of Industry 4.0, as well as the greater science and technology revolution, he noted.

The PM underlined that currently, the legal system of Vietnam has matched international law, including in the sensitive areas of telecommunications, banking, and insurance.

Vietnam has jumped 12 notches on the Global Innovation Index for 2017 and two for 2018, the PM stressed but also acknowledged that Vietnam is still weak in the stage of implementation, requiring more drastic measures to enhance the speed of IT application, especially among science and technology officials and enterprises.

   Vietnam leaps two places in GGI 2018 (Photo: VNA)
   Vietnam leaps two places in GGI 2018 (Photo: VNA)

He asserted that Industry 4.0 brings both opportunities and challenges for each country, business, and individual, and that they should raise their awareness of the issue to apply more scientific advances.

Building smart cities – trend of Industry 4.0

Vietnam has made progress in applying applications of the fourth industrial revolution in various areas of life, including smart urban development.

Hanoi gears towards smart urban area 

Hanoi aims to become a smart and sustainable urban area in the future, which will also help fulfill some of the city’s growing demands, said Chairman of the municipal People’s Committee Nguyen Duc Chung.Speaking at a symposium in Hanoi on July 13 as part of the Industry 4.0 Summit and Exhibition, Chung said, like other super urban areas in the world, Hanoi has faced challenges such as rapid urbanisation and migration flows, along with issues regarding planning, traffic, security, health care, education, energy, housing development, and environmental pollution.A smart and sustainable urban model must ensure convenience, safety, and hospitality for residents on the basis of the application of major Industry 4.0 technologies, he noted.

According to Le Quoc Huu, Chief Architect of Smart City of mobile network operator Viettel, the Vietnamese Party and Government have given clear directions on using the advantages of Industry 4.0 and developing information communication technology (ICT) infrastructure.

Huu, who also joined a smart urban development project in Vietnam, said the Government has been stepping up the building of e-government recently.

Most public services are now online (88 percent), he said, adding that major ICT and telecom groups such as Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT), Viettel, FPT and CMC Corporation have been setting up departments specialising in studying and developing technological applications and smart urban area solutions.

Vietnam has several advantages for the work, such as good telecommunication infrastructure and a high rate of internet users (54 percent of the country’s population). In 2016, Vietnam ranked 79th among the 139 countries in networked readiness index (NRI) and stood third in terms of telecommunications affordability. However, there are still difficulties in building smart urban areas, especially limited capital and lack of international standards, Huu said. He referred to public-private partnerships as an effective way to mobilise social investment, particularly from enterprises, to build smart cities.

Readiness of Vietnamese firms for Industry 4.0

The readiness of enterprises in Vietnam, and foreign countries in general, for the Fourth Industrial Revolution was debated at a symposium in Hanoi on July 13.

The symposium, themed “Smart Production Development: Vision and Solutions for Sustainable Development,” took place within the framework of the Industry 4.0 Summit and Exhibition. The event is expected to help Party think tanks, State management agencies and the research and business circles set forth guidelines and policies to step up technological application and development.

The impacts of Industry 4.0 on Vietnam’s society and economy are becoming more and more visible, thus requiring the Government and business circle of Vietnam to adopt strong reforms to cope with both positive and negative effects – Minister of Science and Technology Chu Ngoc Anh  

Delegates at the event also looked into mechanisms and policies which need to be streamlined in order to push ahead with smart and high-tech application in production, and thus improve the productivity and competitiveness of various enterprises and the economy.

Representatives from the world’s leading technological firms shared their experience in implementing Industry 4.0, as well as building, managing, and operating digital and smart factories.

At the symposium (Photo: VNA)
At the symposium (Photo: VNA)

The participants said information and communication technologies, plus other new trends of the Fourth Industrial Revolution, have generated both challenges and opportunities for business administrators.

Cao Duc Phat, permanent deputy head of the Party Central Committee’s Economic Commission, said smart factories with breakthrough technologies will change traditional production methods, creating new products with outstanding quality.

The automation and artificial intelligence technology will mean the cheap unskilled labour force may lose some of its advantages in the industrial sector and require a workforce suitable to the new situation, he said.

Moreover, natural resources have been gradually replaced by new synthetic materials, the official said, noting that major technological progresses in renewable energy production has helped ease the reliance on fossil fuels.

Banks make great strides in technology application

Vietnam’s banking sector has invested in developing technology amid the sweeping changes the 4th Industrial Revolution is bringing to the way people live and work. According to economic experts, the prominent technological advances of the revolution such as Internet of Things (IoTs), Big Data, Artificial Intelligence (AI) and blockchain technology have offered great opportunities for Vietnam’s banking system.

They help Vietnamese banks access international markets, enhance their ability to apply modern technology and make banking products and services more modern and efficient.

Banks make great strides in technology application.(Photo: VNA)
Banks make great strides in technology application.(Photo: VNA)

Dr. Nguyen Viet Loi , Director of  Institute for Financial Strategy and Policy under the Ministry of Finance, said the impact of the 4th Industrial Revolution on Vietnam’s banking sector can be divided into two phases.

From 2008 to 2015, the advent of cloud computing, open-source software, 3G/4G mobile data, smart phones, data analysis and social networks encouraged entrepreneurs to join the financial market, paving the way for financial technology (FinTech).

From 2016-2020, the development of artificial intelligence, blockchain, data science, digital identification and biometrics will lay an infrastructure foundation to transform personnel usage, focusing on using artificial intelligence instead of traditional bankers. Digital identity has become the footing of basic identification and been secured through biometric factors such as voice recognition or fingerprints.

Experts predicted that by 2020, the four most-affected areas of FinTech will be consumer banking, transfers and payments, asset management, and insurance.

Findings from a survey on banking services, user behaviour and trends in Vietnam released by the International Data Group (IDG) Vietnam in 2017 showed that e-banking solutions are increasingly used for convenience and to save time. Some 81 percent of respondents said they have used e-banking solutions for transactions, compared to only 21 percent in 2015.

Deputy Governor of the State Bank of Vietnam (SBV) Nguyen Kim Anh speaks at the event (Photo: VNA)
Deputy Governor of the State Bank of Vietnam (SBV) Nguyen Kim Anh speaks at the event (Photo: VNA)

Deputy Governor of the State Bank of Vietnam (SBV) Nguyen Kim Anh said that commercial banks have developed new services in the direction of full digitisation.

Outstanding services include the auto banking model (Livebank) of Tien Phong Bank (TPBank), the digital bank Timo of Vietnam Prosperity Bank (VPBank), the digital banking strategy of Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB); Digital Lap of Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) and  the Military Commercial Joint Stock Bank (MB) with the virtual assistant application Chatbox.

Nguyen Hung, General Director of TPBank, said digitalisation is applied to all banking products and services from payment, money transfer, lending, saving to financial management.

The finance-banking sector is at the forefront of opportunities to join the Fourth Industrial Revolution. With a population of nearly 100 million by 2025, and one of the world’s highest smartphone usage rates, Vietnam is considered one of the countries able to thoroughly modernise finance-banking services – Party Central Committee’s Economic Commission Ngo Van Tuan 

The development of digital banking models, such as Timo or LiveBank, is an example of this trend, enabling banks to meet young customers’ need for banking services anytime and anywhere, he noted.

Ngo Thi Hang from the Department for inspection and supervision of domestic credit institutions under the SBV’s Banking Supervision Agency said the emergence of the 4th Industrial Revolution brings opportunities to Vietnamese banks to extend outside of the country, expand their activity and build their brand abroad.

In addition, thanks to the revolution, they can also access and expand supply of appropriate banking products and services to those who do not currently have bank accounts in remote areas, she said.

However, she noted that besides the promising opportunities, the revolution also poses many challenges to Vietnam’s banking and finance sector.

Hang stressed the need to build new laws for banking sector reform, adding that banks’ business models and financial resources for basic construction investment need to be fine-tuned to adapt to the trend of high technology application.

According to Director Loi, the SBV has been setting up a Steering Committee on Fintech, which is working to develop a legal framework for this area.

However, there is still a lack of policy mechanism to attract investment in Fintech, he noted.

Technological development can drive agricultural restructuring

Vietnam should capitalise on advancements in technology to restructure its agriculture based on three key pillars, said Deputy Minister of Agriculture and Rural Development Ha Cong Tuan. Tuan made the suggestion as part of his opening remarks at a seminar on the visions of and solutions to a smart and sustainable system of agriculture, which was held in Hanoi as part of the activities at the Industry 4.0 Summit and Expo 2018.

According to the official, the first pillar is the application of technology, particularly high-tech, to agricultural production on a larger scale. The second is promoting the reorganisation of agricultural production towards forming supply chains, with enterprises placed at the centre, and towards allocating support from farmers and cooperatives in terms of supply, technological application, origin tracing, and trademark building. The third covers serious and practical institutional reform, making business climate transparent, and improving competitiveness to boost domestic and international investment in agriculture.

He said Vietnam exported 36.4 billion USD worth of farm produce in 2017 and the figure is likely to reach 40 billion USD this year. The official also pointed out some of the shortcomings of agricultural development in Vietnam, which include products falling short of potential, scattered production, low value added farm produce, and the low rate of technological application.

   Exports of key farm produce up 9.7 percent in H1. (Photo: VNA)
   Exports of key farm produce up 9.7 percent in H1. (Photo: VNA)

Sở hữu trí tuệ

Cho dù phong trào khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mà các start-up còn khá lơ là với sở hữu trí tuệ, một trong nhưng “chìa khóa” quan trọng giúp phát triển bền vững.

Tiến sỹ Phạm Hồng Quất, Cục trưởng  Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), đã trao đổi với phóng viên Báo điện tử VietnamPlus về vấn đề này.

– Sở hữu trí tuệ được xem là đòn bẩy để các start-up tăng trưởng bền vững. Là người sâu sát với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông có nhận định gì về việc này?

Tiến sỹ Phạm Hồng Quất: Đã nói đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì phải gắn với sở hữu trí tuệ.

Bởi lẽ, dù là công nghệ, hay mô hình kinh doanh mới mà muốn tăng trưởng bền vững thì phải gắn với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đây chính là bảo vệ quyền khai thác thị trường và khi mô hình kinh doanh tăng trưởng ở quy mô toàn cầu thì nhà đầu tư rất quan tâm vấn đề này.

– Thực tế thì không ít  start-up vẫn thờ ơ với sở hữu trí tuệ, thưa ông?

Tiến sỹ Phạm Hồng Quất: Nhiều bạn trẻ hiện nay chưa ý thức hết được ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta mải mê làm sản phẩm dịch vụ, mô hình kinh doanh, nhưng khi gọi vốn, đặc biệt là gọi vốn quy mô quốc tế thì việc đầu tiên các nhà đầu tư quan tâm là sản phẩm dịch vụ của bạn đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay chưa và ở quy mô nào.

Tiến sỹ Phạm Hồng Quất khuyến nghị các start-up cần chú trọng tới sở hữu trí tuệ để vươn ra toàn cầu. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
Tiến sỹ Phạm Hồng Quất khuyến nghị các start-up cần chú trọng tới sở hữu trí tuệ để vươn ra toàn cầu. (Ảnh: T.H/Vietnam+)

Các nhà đầu tư thường chỉ bỏ vốn vào các sản phẩm được bảo hộ ở Việt Nam và những thị trường quan trọng có thể tiêu thụ được. Điều này giúp sản phẩm có thể chống được hàng giả, hàng nhái cũng như việc bảo vệ thị trường trước việc người khác có thể bắt chước để làm sản phẩm thay thế, khống chế được giá… nhất là giai đoạn đầu của các sản phẩm mới.

Bên cạnh đó, việc đăng ký sở hữu trí tuệ không tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng đôi khi nhận thức về vấn đề này chưa được thấu đáo.

– Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm gì để nâng cao nhận thức cho start-up về vấn đề quan trọng này?

Tiến sỹ Phạm Hồng Quất: Thời gian qua, Cục Sở hữu trí tuệ và một số trường đại học, hiệp hội, luật sư… có nhiều sáng kiến, thậm chí hỗ trợ miễn phí tạo ra cộng đồng về sở hữu trí tuệ.

Chúng tôi cho rằng đây là việc hết sức cần thiết. Trong giai đoạn tới, mong rằng các bên liên quan sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức, đăng ký ngay sản phẩm, công nghệ của mình ở Việt Nam cũng như các thị trường quan trọng. Đây sẽ là điểm mang tính đinh hướng chiến lược để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Về phía Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, chúng tôi sẽ lồng ghép các chương trình hỗ trợ, tập huấn nội dung về sở hữu trí tuệ.

Chúng tôi sẽ mời các chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm chia sẻ, những bài học thực tiễn để xây dựng các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những chương trình huấn luyện này cũng sẽ lồng ghép đưa vào các nội dung của việc các cuộc thi, các buổi thuyết trình hiện nay.

Sắp tới, trong các nội dung thi, chúng tôi sẽ đưa vào một nội dung bắt buộc để các bạn trẻ quan tâm ngay khi bắt đầu khởi nghiệp về phạm vi bảo hộ, thị trường. Các bạn sẽ phải hiểu việc bảo hộ như thế nào và định hướng khai thác phát triển tài sản trí tuệ ra sao…

– Thưa ông, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) do Thủ tướng ban hành có hiệu lực từ giữa tháng 5/2017. Ông đánh giá thế nào về hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay sau hơn một năm triển khai Đề án này?

Tiến sỹ Phạm Hồng Quất: Đề án 844 đã triển khai được hơn một năm nay và cùng lúc có nhiều nhiệm vụ được triển khai từ việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đầu tư tài chính, chương trình hỗ trợ cho đến những hoạt động sự kiện để kết nối các thành phần của hệ sinh thái ở phạm vi trong nước và quốc tế.

Một trong những công đoạn sản xuất điện thoại của Viettel. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
Một trong những công đoạn sản xuất điện thoại của Viettel. (Ảnh: T.H/Vietnam+)

Trong thời gian qua, nhiều nhiệm vụ triển khai tương đối tốt, đặc biệt là nhiệm vụ về nâng cao năng lực cho các chủ thể thông qua đào tạo, huấn luyện, thực hành. Nhiều sự kiện để lại ấn tượng tốt cho các start-up; những hoạt động liên kết ở khu vực ASEAN và các đối tác như Israel, Mỹ, Hàn Quốc, Singgapore…; nhiều cơ sở hỗ trợ khu làm việc chung, các trường đại học đã xuất hiện các trung tâm khởi nghiệp mang tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, giới sinh viên đã quan tâm đến phong trào khởi nghiệp rất nhiều, và đây cũng là dấu ấn để lại tương đối tốt để lại tiền đề cho những năm tiếp theo.

– Để kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia thành công, theo ông, các bên liên quan như doanh nghiệp, nhà nước, nhà đầu tư cần thể hiện vai trò ra sao?

Tiến sỹ Phạm Hồng Quất: Để xây dựng được hệ sinh thái quốc gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công, theo kinh nghiệm của một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam vai trò của chính phủ, nhà nước luôn là quan trọng để tạo ra một sân chơi, tạo ra môi trường pháp lý, thể chế, chính sách thật là thuận lợi cho cả nhà đầu tư và start-up.

Toàn cảnh dây chuyền sản xuất smartphone Bphone. (Ảnh: Bkav)
Toàn cảnh dây chuyền sản xuất smartphone Bphone. (Ảnh: Bkav)

Vai trò không thể thiếu được đó chính là các bạn trẻ những người có ý tưởng, có quyết tâm có hoài bão và có niềm đam mê, muốn thay đổi cách tiếp cận mô hình kinh doanh mới. Lực lượng trẻ cần có những cách tiếp cận với thị trường nước ngoài và phải trau dồi về ngoại ngữ để có khả năng kết nối vói nguồn vốn lớn.

Hiện nay, các nhà đầu tư trong nước cũng bắt đầu quan tâm từ các doanh nhân thành công, cho đến quỹ, các tập đoàn cũng thấy được các tiềm năng. Tuy nhiên, đầu tư mạo hiểm chưa thành xu hướng đầu tư lớn như ở các nước khác. Bởi vậy, cần có chính sách để cuốn hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này.

Để kết nối thành công xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, hoạt động liên kết liên thông môi trường từ bên ngoài, đặc biệt là khu vực ASEAN và các trung tâm khởi nghiệp lớn trên thế giới, sẽ là điểm mà chúng tôi cần tập trung cho giai đoạn tới.

Sở hữu trí tuệ sẽ giúp start-up gọi vốn hiệu quả. (Vietnam+)

– Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ triển khai Đề án 844 thế nào?

Tiến sỹ Phạm Hồng Quất: Trong 6 tháng cuối năm của năm 2018, chúng tôi sẽ tiến hành một số sự kiện mang tầm quốc tế như kết nối với Ủy ban người Việt ở nước ngoài để tổ chức sự kiện kết nối các nhà đầu tư với các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng của Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ liên kết tổ chức các sự kiện Techfest vùng, thúc đẩy liên kết vùng và lấy trung tâm trọng điểm là các trường đại học, đây là nơi cung cấp nguồn lực quan trọng. Vào tháng mộtmột, chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện Techfest quốc tế  thu hút các start-up, nhà đầu tư, các lãnh đạo, cấp địa phương của các nước ASEAN tham dự. Thực tế, Việt Nam cũng đã bắt đầu thể hiện được vai trò của mình trong hệ sinh thái cấp khu vực.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ cử các đoàn tham dự các sự kiện ở các quốc gia trong khu vực để xây dựng nền tảng phát triển hệ sinh thái online ở phạm vi ASEAN. Điều này sẽ giúp cho nguồn lực trong nước sẽ được chia sẻ và tiếp cận nguồn thông tin từ những nước đã có kinh nghiệm…

– Xin cảm ơn ông!

Lắp ráp Bphone. (Ảnh: Bkav)
Lắp ráp Bphone. (Ảnh: Bkav)

Khúc dạo đầu ấn tượng

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói lời tạm biệt nhau tại Helsinki với những lời nói có cánh, khép lại một trong những sự kiện được mong chờ trong đời sống chính trị thế giới năm nay.

Trước thềm sự kiện, đông đảo dư luận coi đây là dấu hiệu chứng tỏ hai nước sẵn sàng khởi động việc hàn gắn các mối quan hệ song phương vốn đang xấu đi nghiêm trọng.

Mặc dù cuộc gặp giữa lãnh đạo hai cường quốc đối thủ hàng đầu thế giới được đánh giá là tiến bộ lớn nhất mà hai bên đạt được tính đến thời điểm hiện nay, nhưng giới chuyên gia không đặt quá nhiều hy vọng vào cuộc gặp này trong bối cảnh Nga và Mỹ chưa thể chấm dứt được tình trạng “đối đầu có hệ thống” trong tương lai gần.

Tổng thống Mỹ Trump cho rằng quan hệ Nga-Mỹ đã được cải thiện qua hội nghị thượng đỉnh này

Tuy nhiên, thực tế kết quả hội đàm đã phần nào cho thấy điều ngược lại khi Tổng thống Putin và Tổng thống Trump đã rời cuộc hội đàm và làm việc với các cố vấn, đến với cuộc họp báo với những tuyên bố mạnh mẽ về thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác trong các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.

Bắt đầu hội đàm, lãnh đạo hai nước đã dành cho nhau những lời tốt đẹp khi Tổng thống Trump tuyên bố ông kỳ vọng vào một “mối quan hệ khác thường” với Tổng thống Putin, đồng thời khẳng định quan hệ với Nga là điều tốt đẹp chứ không phải điều tồi tệ. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nga khẳng định hiện là thời điểm thích hợp để lãnh đạo hai nước trao đổi về các mối quan hệ và các vấn đề quốc tế đầy thách thức trên thế giới.

Kết thúc các cuộc hội đàm riêng và làm việc chung với các cố vấn, Tổng thống Trump tuyên bố ông có “một sự khởi đầu tốt, rất tốt cho tất cả mọi người.” Ông đã mô tả đây là một cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và có tính xây dựng sâu sắc. Theo ông, quan hệ Nga-Mỹ đã được cải thiện qua hội nghị thượng đỉnh này và quan hệ ngoại giao với Nga là điều cần thiết.

Cũng theo Tổng thống Trump, cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Nga tại Helsinki chỉ là khởi đầu cho con đường đối thoại mạnh mẽ hơn với Moskva. Tổng thống Trump khẳng định: “Chúng tôi đã tạo ra những bước đi đầu tiên hướng tới tương lai tươi sáng hơn, dựa trên nền tảng là hợp tác và hòa bình”. Nhà lãnh đạo Mỹ cảm ơn Tổng thống Putin về việc thúc đẩy đối thoại mở giữa hai nước vì “điều tốt đẹp hơn cho tất cả.”

Về phần mình, Tổng thống Putin đánh giá cuộc gặp này là những chuyển động đầu tiên để khôi phục “một mức độ tin tưởng chấp nhận được và trở lại mức độ tương tác trước đây trong các vấn đề liên quan đến lợi ích đa phương.”

Liên quan đến vấn đề Syria, ông khẳng định Moskva và Washington có thể đóng vai trò dẫn đầu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này. Nhà lãnh đạo Nga cũng nêu ra nhiều ví dụ về sự hợp tác thành công của lực lượng an ninh Mỹ và Nga, đặc biệt là trong công tác đảm bảo an ninh cho Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) 2018. Ông cho rằng đã đến lúc nối lại những mối quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí thành lập một nhóm cấp cao, với nhiệm vụ kết nối giới lãnh đạo cũng như các doanh nghiệp của Nga và Mỹ.

Tổng thống Nga khẳng định Nga và Mỹ có thể đóng vai trò dẫn đầu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria

Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã thẳng thắn trao đổi về nhiều vấn đề nóng của thế giới như cuộc chiến chống khủng bố, cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, cuộc chiến tại Syria, thỏa thuận hạt nhân Iran, vấn đề an ninh của Israel, các nỗ lực thúc đẩy giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân Triều Tiên…

Hai bên cam kết sẽ duy trì kênh liên lạc mở giữa cơ quan an ninh của nhau chống lại mối nguy cơ từ khủng bố. Thành viên các hội đồng an ninh quốc gia của Nga và Mỹ sẽ gặp nhau sau các thỏa thuận đạt được tại cuộc hội đàm thượng đỉnh này. Tổng thống Putin và Tổng thống Trump cũng để ngỏ khả năng về các cuộc gặp tương tự trong tương lai.

Với những tuyên bố đầy ấn tượng và gợi mở, hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã tạo ra được khúc dạo đầu tốt đẹp, hứa hẹn những thay đổi theo hướng tích cực trong quan hệ vốn nhiều thăng trầm giữa hai nước. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn khá thận trọng khi kỳ vọng về những bước chuyển mang tính bước ngoặt trong ngắn hạn. Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi quan hệ Nga-Mỹ là một trong những mối quan hệ nước lớn phức tạp nhất trên thế giới, tính phức tạp vừa có nguyên nhân lịch sử, vừa có vấn đề và mâu thuẫn hiện thực trong các thời kỳ khác nhau.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Helsinki, Phần Lan ngày 16/7. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Helsinki, Phần Lan ngày 16/7. (Nguồn: THX/TTXVN)

Những năm gần đây, Nga và Mỹ dường như đi hai con đường hoàn toàn khác nhau về chính trị, lợi ích chung ngày càng ít, mâu thuẫn và bất đồng liên tục tăng lên, trong rất nhiều vấn đề đã lên đến mức độ “như nước với lửa.”

Thực tế, trước thềm sự kiện, các chuyên gia đã cảnh báo rằng không nên quá lạc quan về kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga hay những triển vọng trong ngắn hạn của mối quan hệ Nga-Mỹ bởi có một thực tế là hai bên vẫn tồn tại “những bất đồng cơ bản” liên quan đến trật tự thế giới cũng như vai trò của Moskva và Washington trong trật tự đó. Mỹ đang nỗ lực tìm lại sự thống trị trên toàn cầu, trong khi Nga lại ủng hộ một thế giới đa cực công bằng hơn.

Theo ông Dmitry Suslov, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và châu Âu, quan hệ Nga-Mỹ đang phát triển theo trạng thái “tiền chiến tranh” và đó là điều không thể chấp nhận được.

Chỉ một cuộc gặp thượng đỉnh tại Helsinki là chưa đủ để Tổng thống Putin và Tổng thống Trump có thể hàn gắn mối quan hệ song phương đầy trắc trở

Vì vậy, chỉ một cuộc gặp thượng đỉnh tại Helsinki lần này là chưa đủ để Tổng thống Putin và Tổng thống Trump có thể hàn gắn mối quan hệ song phương đầy trắc trở này. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là khúc dạo đầu hứa hẹn cho những chuyển động tích cực sau này khi cả Nga và Mỹ đều ý thức được sức mạnh của nhau và việc chung sống hòa bình sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho mỗi nước.

Cả hai phía đã nhận ra rằng cần phải kiểm soát tình hình và phải dự báo trước được mọi việc, do đó cần nối lại đối thoại song phương để ngăn quan hệ trở nên xấu hơn. Đây chính là lý do tại sao Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ và Nga phải tìm ra những cách thức để “hợp tác nhằm theo đuổi những giá trị chung,” trong khi Tổng thống Putin khẳng định các cuộc gặp này phản ánh mong muốn của hai nước sớm khôi phục sự tin tưởng lẫn nhau./.

World Cup 2018

Sau hơn 1 tháng tranh tài quyết liệt và lôi cuốn, Vòng chung kết World Cup 2018 tại Nga đã khép lại bằng màn đăng quang thuyết phục của đội tuyển Pháp sau “cơn mưa bàn thắng” trên sân Luzhniki ở thủ đô Moskva.

Thực dụng, đặt sự an toàn lên trên hết và luôn biết bùng nổ khi cần thiết, đội tuyển Pháp của huấn luyện viên Didier Deschamps đã thể hiện sự vượt trội và toàn diện cả giải năm nay để giành về cho mình ngôi sao thứ 2 trên ngực áo. Không có món quà nào quý báu hơn thế đối với nước Pháp trong dịp lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 229.

Croatia – đối thủ của “Gà trống Gaulois” – trong trận chung kết cũng có thể ngẩng cao đầu rời nước Nga, sau những màn trình diễn đầy quả cảm. Không một đội bóng nào phải thi đấu hiệp phụ trong 3 trận knock-out liên tiếp như họ, thậm chí có 2 trận đã phải phân định thắng thua bằng loạt luân lưu cân não. Cũng không có đội bóng nào liên tục giành chiến thắng sau khi bị dẫn trước như Croatia, tất nhiên trừ trận chung kết!

Croatia mới chỉ được công nhận là thành viên chính thức của Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) và Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cách đây 25 năm. Việc đội bóng đến từ đất nước chỉ hơn 4 triệu dân này lọt vào tới tận trận chung kết của giải đấu lớn nhất hành tinh – nơi mà những thế lực thống trị bóng đá thế giới như Brazil, Đức, Tây Ban Nha, Argentina… không đi được trọn vẹn con đường thậm chí có đội không vượt qua nổi thử thách đầu tiên là vòng bảng, quả giống như một giấc mơ có thật.

Tiền đạo 19 tuổi Kylian Mbappe của đội tuyển Pháp nhận cúp Vàng vô địch của FIFA. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tiền đạo 19 tuổi Kylian Mbappe của đội tuyển Pháp nhận cúp Vàng vô địch của FIFA. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong cơn mưa ở Luzhniki, nước mắt của người Croatia, và cả người Pháp nữa, đã rơi, cho sự thăng hoa tột đỉnh và cả những tiếc nuối đến vô cùng. Trước họ, nước mắt của những “ông lớn” cũng đã rơi ê chề. World Cup 2018 chứng kiến lần đầu tiên vòng bán kết không có sự góp mặt của bộ ba quyền lực Brazil, Đức hay Argentina.

Nhìn lại giải đấu năm nay, có thể thấy châu Âu vẫn đang áp đảo Nam Mỹ và phần còn lại của thế giới. Bốn kỳ World Cup gần đây là 4 ngôi sao cho châu Âu: Sau Italy năm 2006 là Tây Ban Nha năm 2010, Đức năm 2014 và bây giờ là Pháp. Trải qua 21 mùa giải, cán cân quyền lực đang nghiêng về châu Âu, với 12 lần vô địch, so với 9 của Nam Mỹ.

Bóng đá thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy của những thế lực mới và điều ấy chắc chắn sẽ còn thể hiện rõ rệt hơn khi FIFA quyết định tăng số lượng đội tham dự lên con số 48, có thể là ngay ở World Cup 2022 tại Qatar. Bỉ, Anh… và ngay cả chủ nhà Nga – vốn có thứ hạng thấp trên bảng xếp hạng FIFA khi giải khởi tranh – đều gây ấn tượng mạnh và đạt những thành tích ngoài mong đợi. Có thể tin vào tương lai với những bộ khung trẻ trung của “Quỷ Đỏ,” “Tam Sư”…

Bóng đá thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy của những thế lực mới…

Hoặc với cầu thủ trẻ xuất sắc nhất World Cup 2018 Kylian Mbappe, giải đấu năm nay khép lại để mở ra cho một chân trời mới xán lạn hơn. Ghi bàn “chốt” cho đội tuyển Pháp, Mbappe trở thành cầu thủ tuổi teen thứ 2 lập công trong 1 trận chung kết World Cup khi mới 19 tuổi 207 ngày. Trước đó, chỉ có Pele (17 tuổi, 249 ngày) làm được điều này tại World Cup 1958. Đồng thời, Mbappe cũng là cầu thủ trẻ thứ 3 ra sân đá chính ở chung kết World Cup sau Pele và Guiseppe Bergomi (18 tuổi, 201 ngày khi đá chung kết năm 1982 cho Italy).

World Cup 2018 đầy bất ngờ, hấp dẫn đến phút chót, với rất nhiều yếu tố đáng chú ý, như đã có hơn 10 pha phản lưới, số lượng penalty vượt trội so với các giải trước, “mưa bàn thắng” từ những tình huống cố định, tính cống hiến của bóng đá tăng lên cùng với sự gia tăng của các sai lầm cá nhân.

Từ trái sang: Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi lễ trao quyền đăng cai Vòng chung kết World Cup 2022 cho Qatar, ở Moskva (Nga) ngày 5/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Từ trái sang: Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi lễ trao quyền đăng cai Vòng chung kết World Cup 2022 cho Qatar, ở Moskva (Nga) ngày 5/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bước vào sân cỏ phá vỡ những quan niệm truyền thống, điển hình là công nghệ trợ lý hình ảnh VAR. Đó thực sự là cuộc cách mạng với bóng đá khi những quyết định của trọng tài sẽ chính xác hơn, sẽ không còn trường hợp nào ngậm đắng nuốt cay vì những “bàn thắng ma” gây tranh cãi hàng thập kỷ.

Theo Chủ tịch FIFA Gianni Infantino, giải đấu năm nay là kỳ World Cup “tuyệt vời nhất.” Ông đồng thời nhấn mạnh: “Nước Nga đã thay đổi, trở thành một đất nước đam mê bóng đá thực sự… nơi bóng đá trở thành một phần văn hóa quốc gia… Mọi người đến với World Cup và khám phá một đất nước đẹp đẽ, hiếu khách, đầy ắp những con người nhiệt tình sẵn sàng cho thế giới thấy rằng ở đây không có những chuyện mà đôi lúc bị đồn đại.”

Giải đấu năm nay là kỳ World Cup “tuyệt vời nhất” (Chủ tịch FIFA Gianni Infantino)

Quả đúng như vậy, phương Tây có thể không thích Tổng thống Nga Vladimir Putin về một số phương diện mâu thuẫn, nhưng họ khó có thể phủ nhận sự thành công của kỳ World Cup đầu tiên mà nước Nga đăng cai. Trong lần đầu tiên World Cup đến với Xứ sở Bạch Dương và thậm chí là với khu vực Đông Âu, nước Nga đã có dịp chứng minh cho thế giới thấy khả năng đảm bảo an ninh và năng lực tổ chức các sự kiện tầm cỡ bậc nhất.

World Cup 2018 là giải đấu hoành tráng nhất trong lịch sử, nếu nhìn vào con số đầu tư của Nga – 14 tỷ USD (khoảng 1% GDP), nhiều hơn 2 tỷ USD so với tại Brazil 2014, và gấp 3 lần Nam Phi 2010. Bóng đá đang thay đổi, World Cup cũng thế. Bốn năm sau tại Qatar, khi World Cup được diễn ra vào mùa Đông, các khoản chi phí đầu tư hứa hẹn còn nhiều hơn.

Nhưng, đó sẽ là câu chuyện của một chu kỳ mới. Còn bây giờ, bóng đá thế giới đang tung hô: “Allez Les Bleus.” Chúc mừng Pháp và cảm ơn nước Nga vì một World Cup đầy cảm xúc./.

(Nguồn: TTXVN)
(Nguồn: TTXVN)

Thượng đỉnh Trump-Putin

Trải qua bao biến cố thăng trầm, cuối cùng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin cũng có cơ hội gặp gỡ tay đôi vào ngày 16/7 tới tại thủ đô Helsinki của Phần Lan – địa danh mang nhiều ý nghĩa biểu tượng vì đây là nơi đã diễn ra các cuộc đàm phán giữa Moskva và Washington trong suốt thời Chiến tranh Lạnh.

Trước đó, hai nhà lãnh đạo từng gặp nhau hai lần bên lề các hội nghị quốc tế và có ít nhất 8 cuộc điện đàm.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Lần gần nhất hai ông gặp nhau khi cùng dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng tháng 11/2017. Tuy nhiên, cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử này mới là lần đầu tiên hai bên chính thức gặp nhau kể từ khi ông Trump nhậm chức cách đây một năm rưỡi và cũng là lần đầu tiên nguyên thủ hai nước hội kiến chính thức kể từ năm 2009.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh khi chính quyền Tổng thống Trump áp đặt trừng phạt một loạt cá nhân và tổ chức của Nga với cáo buộc Moskva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, song song với các đòn trả đũa ngoại giao qua lại như trục xuất hàng trăm nhân viên ngoại giao của nhau, đóng cửa nhiều cơ sở ngoại giao ở mỗi nước theo kiểu “ăn miếng, trả miếng.”

(Nguồn: shutterstock)
(Nguồn: shutterstock)

Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì các lệnh trừng phạt Nga trong khuôn khổ loạt biện pháp gây sức ép của phương Tây liên quan việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, cũng như vai trò của Moskva trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Giới quan sát cho rằng việc chọn Helsinki làm địa điểm tổ chức cuộc gặp là rất hợp lý vì đây là nơi Hiệp ước Helsinki được Mỹ, Liên Xô và 33 nước châu Âu thông qua năm 1975 nhằm cải thiện quan hệ ĐôngTây, ngăn chặn thảm họa hạt nhân và tiến tới xây dựng an ninh chung.

Trước cuộc gặp, dư luận các đồng minh của Mỹ ở châu Âu lo ngại ông Trump sẽ có những nhượng bộ Nga, nhất là liên quan việc triển khai hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu.

Giới quan sát cho rằng việc chọn Helsinki làm địa điểm tổ chức cuộc gặp là rất hợp lý vì đây là nơi Hiệp ước Helsinki được Mỹ, Liên Xô và 33 nước châu Âu thông qua năm 1975.

Giới ngoại giao và quân sự lo ngại rằng nếu các đồng minh NATO không đáp ứng lời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng của Mỹ, trong cuộc gặp với Tổng thống Putin, ông Trump có thể đề cập đến việc “vẽ lại bức tranh” an ninh tại châu Âu, như cam kết giảm sự hiện diện của Mỹ tại châu Âu, dừng các cuộc tập trận của NATO ở Ba Lan và các nước Baltic.

Đổi lại, ông Trump có thể nhận được một sự đảm bảo từ Tổng thống Putin, người có thể sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Tehran và đảm bảo việc rút các lực lượng Iran khỏi Syria. Chính vì vậy, việc chọn Phần Lan làm nơi gặp gỡ chính là một động thái có tính toán của Tổng thống Trump nhằm trấn an các đồng minh châu Âu trước cuộc hội đàm lịch sử được xem là “đầy bất trắc” với Tổng thống Putin.

Trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng, vấn đề quan trọng hàng đầu trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa ông chủ Nhà Trắng và người đứng đầu Điện Kremlin là thảo luận các phương cách nhằm cải thiện quan hệ giữa hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh.

(Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

Dự kiến, chương trình nghị sự của cuộc gặp sẽ đề cập đến tình hình Ukraine, Syria và thỏa thuận hạt nhân Iran. Tổng thống Trump muốn thông qua cuộc gặp để đạt được một thỏa thuận với Nga, qua đó giúp Mỹ tránh sa lầy trong cuộc chiến ở Syria, đồng thời ngăn chặn Iran mở rộng ảnh hưởng tại quốc gia Trung Đông này nói riêng và toàn khu vực nói chung.

Ngoài ra, ông Trump cũng hy vọng Nga, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới nằm ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), giúp ổn định thị trường năng lượng toàn cầu trong bối cảnh Mỹ muốn các nước đối tác gây sức ép buộc Iran cắt giảm sản lượng dầu.

Dự kiến chương trình nghị sự của cuộc gặp sẽ đề cập đến tình hình Ukraine, Syria và thỏa thuận hạt nhân Iran.

Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát vũ khí và giảm thiểu rủi ro hạt nhân, đặc biệt là tương lai của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) sẽ hết hạn vào tháng 2/2021, dự kiến cũng là một nội dung quan trọng của cuộc hội đàm.

Ngay từ khi vận động tranh cử, ông Trump đã công khai bày tỏ thiện cảm và sự ngưỡng mộ cá nhân với Tổng thống Putin, sẵn lòng cải thiện quan hệ với Nga. Tuy nhiên, ý tưởng này không được sự ủng hộ của phe Dân chủ và nhiều nhân vật có tiếng nói trong đảng Cộng hòa.

Chỉ 3 ngày trước cuộc gặp, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố kết luận điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về cái gọi là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, đồng thời kết tội 12 nhân viên tình báo quân đội Nga xâm nhập mạng máy tính của Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ (DNC) và hòm thư điện tử của ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, sau đó rò rỉ những thông tin gây bất lợi cho cựu Ngoại trưởng nhằm tạo lợi thế cho ông Trump giành chiến thắng.

Dư luận cho rằng động thái của Bộ Tư pháp sẽ phủ bóng đen lên cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và Tổng thống Putin, người lâu nay vẫn bác bỏ mọi sự can dự của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Một số ý kiến cho rằng việc Tổng thống Trump chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc đàm phán với Tổng thống Putin có thể dẫn tới những kết quả khó lường.

Phe Dân chủ đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để chỉ trích Nga, thậm chí lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ Charles Schumer và 18 thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã hối thúc Tổng thống Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với ông Putin cho tới khi Nga “thực thi những bước đi minh bạch và rõ ràng” để chứng minh sẽ không tiếp tục can thiệp vào các cuộc bầu cử Mỹ trong tương lai, nhất là khi chỉ còn gần 4 tháng nữa là nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc Tổng thống Trump chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc đàm phán với Tổng thống Putin có thể dẫn tới những kết quả khó lường và lo ngại ông Trump sẽ đưa ra những nhượng bộ quá mức.

Do đó, cuộc gặp khó có thể tạo ra đột phá lớn trong bối cảnh hai nước không thể chấm dứt được tình trạng “đối đầu có hệ thống” trong tương lai gần.

Do lợi ích Nga-Mỹ quá khác biệt, nếu không muốn nói là đối lập nhau, trong hàng loạt vấn đề chiến lược từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ khủng hoảng Ukraine, Syria, Iran, đến hồ sơ hạt nhân Triều Tiên…, nên hai bên rất khó thỏa hiệp về các vấn đề cụ thể, mà thay vào đó sẽ tìm kiếm lập trường chung trong một số vấn đề giúp xây dựng lòng tin giữa lãnh đạo hai nước, khiến quan hệ song phương bớt căng thẳng.

Tuy vậy, khi tình hình phức tạp như hiện nay, việc lãnh đạo Nga-Mỹ có thể ngồi lại với nhau là tiến bộ lớn nhất mà Moskva và Washington đạt được. Trên thực tế, cả Nga và Mỹ đều phủ nhận những kỳ vọng quá lớn về hội nghị, nhấn mạnh chỉ riêng việc nguyên thủ hai nước có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên đã là một thành quả đáng kể.

Trong bối cảnh đó, cuộc gặp giữa ông chủ Nhà Trắng và người đứng đầu Điện Kremlin sẽ được dùng làm “bàn đạp” giúp quan hệ song phương “tan băng,” tạo cơ hội để hai cường quốc thiết lập lại các mối quan hệ và phát triển hợp tác trong nhiều vấn đề quan trọng. Trước mắt, việc quan hệ Nga-Mỹ được cải thiện sẽ có lợi cho hòa bình, ổn định tại khu vực và thế giới./.

‘Báo chí chậm’

Trong khi các guồng quay tin tức đang tăng tốc, báo chí “chậm” dường như lại đang giảm tốc. Những ngày này, để khoác lên chiếc áo của một nhà báo theo phong cách “chậm,” những hạn chót – và thậm chí là những tin sốt dẻo – bị phủ định bởi cuộc tìm kiếm sự chính xác, tính cân đối, sự vô tư, và có lẽ là cả những giải thưởng Pulitzer.

Việc chủ một tờ báo sẵn sàng trả tiền lương cả năm cho một nhà báo, chỉ để người đó kể một câu chuyện tin tức có chiều sâu trong một năm, cũng có thể là một mô hình hữu dụng.

Khi bài viết dài 8.000 từ của Ronan Farrow (một cựu biên tập viên của kênh MSNBC kiêm cộng tác viên của NBC News) với nhan đề “Từ những đề nghị khiếm nhã tới tấn công tình dục: Câu chuyện của những người  buộc tội Harvey Weinstein” nêu chi tiết những cáo buộc quấy rối và tấn công tình dục nhắm vào Harvey Weinstein được đăng trên tờ New Yorker hôm 10/10 năm ngoái, một trong những dòng đầu tiên của bài viết này đã nêu rõ rằng đây là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 10 tháng.

Trong suốt 10 tháng đó, Farrow đã phỏng vấn 13 phụ nữ tố cáo Weinstein đã quấy rối hoặc tấn công tình dục họ trong khoảng thời gian từ những năm 1990 đến 2015.

Bài viết dài 8.000 từ của Ronan Farrow (cựu biên tập viên của kênh MSNBC kiêm cộng tác viên của NBC News) với nhan đề “Từ những đề nghị khiếm nhã tới tấn công tình dục: Câu chuyện của những người  buộc tội Harvey Weinstein.” (Nguồn: New Yorker)
Bài viết dài 8.000 từ của Ronan Farrow (cựu biên tập viên của kênh MSNBC kiêm cộng tác viên của NBC News) với nhan đề “Từ những đề nghị khiếm nhã tới tấn công tình dục: Câu chuyện của những người  buộc tội Harvey Weinstein.” (Nguồn: New Yorker)

Nhớ lại cuộc điều tra dài gần một năm ấy, Farrow đã chia sẻ với Gayle King của kênh CBS trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trước khán giả tại Hội nghị Truyền thông Tin tức Hoa Kỳ tổ chức tại New York năm nay về sự kính trọng mà anh dành cho biên tập viên David Remnick của tờ New Yorker, người không chỉ động viên và hỗ trợ mà còn cho anh tự do để theo đuổi một cuộc điều tra dài hơi, sâu rộng như vậy. Farrow cũng giải thích lý do vì sao anh và Remnick xác định rằng việc nhanh chóng đăng bài viết này lên trước không quan trọng bằng việc bảo đảm tính chính xác về nội dung của nó cho độc giả.

Đứng vững trước sự xét nét

Thực tế, 5 ngày trước khi bài điều tra này được đăng trên New Yorker, tờ New York Times đã tiết lộ nhiều cáo buộc quấy rối tình dục chống lại Weinstein thông qua bài viết của hai nhà báo là Jodi Kantor và Megan Twohey. Bài báo của Times đã dẫn đến việc 4 thành viên của công ty Weinstein Company từ chức khỏi ban quản trị toàn nam giới, còn Weinstein thì bị sa thải.

Khi được hỏi rằng mình có bị giục “nhanh lên” để có bài đăng báo hay không, Farrow đã nhấn mạnh rằng nhờ “bộ giá trị báo chí” tại New Yorker, anh và Remmick đều cương quyết rằng bài điều tra chỉ có thể được đăng khi nó “đã 100% sẵn sàng và được kiểm tra cẩn thận.”

Farrow đã nhấn mạnh rằng nhờ “bộ giá trị báo chí” tại New Yorker, anh và Remmick cương quyết rằng bài điều tra chỉ có thể được đăng khi nó “đã 100% sẵn sàng và được kiểm tra cẩn thận”

Ngay cả khi biết rằng các nhà báo của New York Times sắp đăng bài điều tra riêng về vụ Weinstein, họ vẫn không thay đổi quyết định của mình. Mấu chốt của quyết định đó là niềm tin rằng họ không nên “thu hẹp cửa sổ bình luận về Weinstein” cũng như không được liều lĩnh với quá trình kiểm tra tính xác thực của tin tức. Phiên bản sự thực của họ “cần đứng vững được trước những sự xét nét cặn kẽ,” Farrow giải thích.

Liên quan chặt chẽ đến cuộc chiến chống tin tức giả hiện nay, Farrow ca ngợi cách tiếp cận và niềm tin của ban biên tập tờ New Yorker, cũng là lý do giúp bài điều tra của anh giành giải thưởng Pulitzer năm 2018 cho hạng mục Phục vụ Cộng đồng, đồng giải với tờ New York Times.

“Bí quyết của tờ New Yorker trong cách đưa tin về vụ việc này là mô hình (chống lại tin tức giả),” Farrow cho biết. “Bạn không được kiểm tra tính xác thực một cách sơ sài. Bạn không được đánh giá tính pháp lý một cách qua loa. Bạn có một quy trình do những nhà báo dũng cảm điều hành… và bạn phải cách ly bài viết của mình khỏi bất kỳ sự can thiệp mang tính tổ chức nào.”

Lấp đầy vực thẳm tin tức

Cách tiếp cận này được hưởng ứng bởi Rob Orchard, biên tập viên báo chí “chậm” của tạp chí Delayed Gratification, người đã cảnh báo rằng việc “trở thành người đầu tiên đưa tin trong môi trường tin tức ngày nay (không may) đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều so với việc đưa tin đúng.” Orchard nói: “Điều này đã buộc báo chí phải rẽ sang một hướng đi tồi tệ, khi những yếu tố cơ bản như sự chính xác, bối cảnh và chiều sâu tin tức bị bỏ rơi trong cuộc tranh giành để đưa những dòng chữ lên trực tuyến.”

Tạp chí Delayed Gratification.
Tạp chí Delayed Gratification.

Tuy nhiên, Orchard cũng khuyên rằng tin tức “chậm” nên vượt xa hơn cả những nguyên tắc căn bản về tính chính xác, sự công bằng và bối cảnh. Theo ông, có quá nhiều hãng tin chọn đưa các câu chuyện tin tức, rồi sau đó lại bỏ rơi chúng ngay khi sự hào hứng của độc giả xẹp đi. Nhiệm vụ của các nhà báo theo phong cách “chậm” là phải “lấp đầy vực thẳm” bị bỏ lại trong guồng quay tin tức 24/7. Một ví dụ về điều này là Delayed Gratification đã tiếp tục đưa tin về hậu quả của tai nạn tại mỏ than ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2014 thêm một thời gian rất lâu sau đó, trong khi hầu hết các hãng tin khác đã dừng lại.

Tờ Times của Anh cũng nhận ra rằng cuộc đua tin tức 24/7 có thể không tạo ra thứ báo chí tốt nhất – hay tương tác trực tuyến tốt nhất. Chỉ mới hơn 2 năm về trước, họ đã từ bỏ luồng tin nóng trực tuyến và quay về với mô hình ba phiên bản tin tức kỹ thuật số có đặt hạn chót mỗi ngày. Khi đó, những người trong ngành đã nhăn mặt với động thái này, nhưng giờ thì tòa báo lại đang tận hưởng thành công ở quy mô lớn.

Theo tờ Times, “cách tiếp cận theo phiên bản” với xuất bản kỹ thuật số đang tỏ ra hiệu quả. Trong năm đầu tiên giảm tốc độ đưa tin kỹ thuật số, lượng người xem trên ứng dụng di động của họ đã tăng 300%, lượng người đăng ký theo dõi trên ứng dụng di động và trên web tăng 20%, người dùng ứng dụng tăng 30%, số tin bài được đọc trong mỗi lần vào trang web tăng 110%, và ngay cả doanh số bán báo in cũng tăng 9,5%.

Theo tờ Time (Anh), “cách tiếp cận theo phiên bản” với xuất bản kỹ thuật số đang tỏ ra hiệu quả. (Time)
Theo tờ Time (Anh), “cách tiếp cận theo phiên bản” với xuất bản kỹ thuật số đang tỏ ra hiệu quả. (Time)

Những con số thống kê và tin tức dồn dập đôi khi không thể hiện được tác động đầy đủ của một câu chuyện tin tức đang diễn ra. Lấy ví dụ về cuộc khủng hoảng opioid (sử dụng sai các loại thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện) ở Mỹ, được mô tả là đại dịch nghiện thuốc tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia này. Hiện nay, việc sử dụng thuốc quá liều gây ra cái chết của gần 64.000 người mỗi năm.

Nhận ra rằng một mình số liệu thống kê không thể kể hết được câu chuyện, tạp chí Time – trong số ra tháng 3 năm nay – đã giao nhiệm vụ cho nhiếp ảnh gia kỳ cựu James Nachtwey đưa tin về cuộc khủng hoảng này. Nachtwey, người từng chụp ảnh về nhiều cuộc xung đột có vũ trang và các vấn đề xã hội trên khắp thế giới, đã dành hơn một năm rong ruổi cùng phó giám đốc nhiếp ảnh Paul Moakley của tờ Time để chụp hình cho Nhật ký Opioid – ấn bản đầu tiên trong 95 năm lịch sử của Time dành riêng để đăng những bức ảnh của một nhiếp ảnh gia.

Những bức ảnh phong phú đã ghi lại thực tế cuộc sống của người dân và gia đình của họ, cũng như những người phản ứng đầu tiên đang sống trong hoặc đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch nghiện thuốc này mỗi ngày. Với phiên bản trực tuyến, những hình ảnh được gắn kèm với giọng nói của những người trả lời phỏng vấn với Moakley.

Ảnh bìa “chậm”

Tờ Time đã trở lại lại cách tiếp cận theo hướng chủ đề khi dành ấn bản đặc biệt trong tháng 6 cho “Kỷ nguyên máy bay không người lái.” Lần này, Time đã đưa báo chí “chậm” tiến thêm một bước bằng cách đưa lối làm báo này vào trong phương pháp chụp ảnh cho trang bìa.

Trong lịch sử 95 năm của mình, trang bìa của Time chưa bao giờ được chụp bởi một chiếc máy ảnh gắn trên máy bay không người lái. Hợp tác và lên kế hoạch tỉ mỉ suốt nhiều tháng với hệ thống Astraeus Aerial Cinema Systems của đội ngũ Drone Light Show thuộc Intel, họ đã sử dụng 958 máy bay không người lái có gắn đèn LED để tạo ra phiên bản thật của đường viền và logo màu đỏ biểu tượng của tờ tạp chí ở độ cao 400 mét trên không trung cho bức ảnh trang bìa.

Time đã đưa báo chí “chậm” tiến thêm một bước bằng cách đưa lối làm báo này vào trong phương pháp chụp ảnh cho trang bìa. (Nguồn: Time)
Time đã đưa báo chí “chậm” tiến thêm một bước bằng cách đưa lối làm báo này vào trong phương pháp chụp ảnh cho trang bìa. (Nguồn: Time)

Wired, tờ tạp chí của Mỹ chuyên đưa tin tức về ảnh hưởng của công nghệ với văn hóa, kinh tế và chính trị, cũng đã chuyển hướng từ việc đưa tin dồn dập về cuộc tranh cãi xoay quanh Facebook trong vài năm qua, bằng cách dành ra vài tháng để phỏng vấn 51 nhân viên và cựu nhân viên của Facebook về các vấn đề từ chống lại tin tức giả tới những câu hỏi về quyền riêng tư của người dùng.

Kết quả là một bài đăng đặc biệt trên trang nhất của số báo tháng 2 năm nay có tiêu đề “Hai năm địa ngục của Facebook: Bên trong cuộc vật lộn để sửa chữa tất cả của Mark Zuckerberg.” Bài phóng sự đặc biệt này là một ví dụ đầy hứa hẹn về cách thực hiện báo chí “chậm” của một tòa soạn vốn nổi tiếng với những cập nhật tin tức trực tuyến mỗi ngày về các nền tảng công nghệ.

Bài đăng đặc biệt trên trang nhất của số báo Wired (Mỹ) tháng 2 năm nay có tiêu đề “Hai năm địa ngục của Facebook: Bên trong cuộc vật lộn để sửa chữa tất cả của Mark Zuckerberg.”
Bài đăng đặc biệt trên trang nhất của số báo Wired (Mỹ) tháng 2 năm nay có tiêu đề “Hai năm địa ngục của Facebook: Bên trong cuộc vật lộn để sửa chữa tất cả của Mark Zuckerberg.”

Bên cạnh những ý định chuyển sang đưa tin tức chậm của một số tờ báo hiện nay, có những tòa soạn – như Delayed Gratification – chỉ tập trung theo đuổi báo chí “chậm.”

Ernest, một tờ tạp chí kiêm trang blog xuất bản 2 lần một năm “cho những người hay tò mò và thích phiêu lưu” là một ví dụ tuyệt vời, theo nhận định của Samir Husni của Trung tâm Đổi mới Báo Chí tại Đại học Mississippi. Theo Husni, nội dung của tờ tạp chí này xoay quanh “sự tò mò và phiêu lưu chậm rãi,” và “không gì mô tả được một tờ báo in có thể và nên đưa tin thế nào tốt hơn những câu chữ trong đó.”

Với tư cách một tờ tạp chí xuất bản 2 lần một năm dành cho “những tâm hồn khao khát tìm hiểu”, tờ tạp chí này đề cao “những hành trình bất ngờ và lắt léo,” “được truyền cảm hứng bởi sự tò mò thay vì hormone adrenaline và được dẫn đường bởi những cuộc gặp tình cờ”. Tạp chí coi mình là người hướng dẫn cho “những ai quan tâm đến nghề thủ công, những trang sử đáng tò mò, những truyền thống lập dị và những người coi trọng phong cách vượt thời gian hơn là xu hướng nhất thời.”

Có những tòa soạn – như Delayed Gratification – chỉ tập trung theo đuổi báo chí “chậm”

Phong trào báo chí “chậm” đang được thúc đẩy từ cả góc độ học thuật và chuyên ngành. Hội nghị báo chí “chậm” đầu tiên trên thế giới đã được tổ chức trong tuần qua tại Đại học Oregon bởi Peter Laufer, Chủ tịch Hội Báo chí thuộc trường Báo chí của Đại học Oregon. Laufer là tác giả của cuốn sách năm 2014 “Tin tức chậm: Tuyên ngôn của Người tiêu dùng tin tức có suy xét”, đi vào phân tích bản chất của tin tức trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng tăng tốc trong thế kỷ 21. Hội nghị có sự tham dự của các học giả và các nhà xuất bản từ khắp nơi trên thế giới.

Thông qua một bài thuyết trình của Delayed Gratification, báo chí “chậm” cũng có sự hiện diện quan trọng tại triển lãm đang tổ chức ở Somerset House tại London với chủ đề “In! Xé đi”, mô tả sự tiến hóa của các ấn phẩm dạng bản in và tôn vinh hoạt động đa dạng của các tờ báo độc lập và sáng tạo. Cuộc triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 22/8 tới.

Ai đó phải trả tiền

Những tờ tạp chí theo phong cách báo chí “chậm” như Ernest và Delayed Gratification tồn tại được là nhờ những người đam mê chúng sẵn sàng trả khoản phí đặt báo lớn. Giá một bản tạp chí của Ernest là 21.50 bảng Anh (28,70 USD) và Delayed Gratification thu phí 36 bảng Anh (48 USD) cho một năm đăng ký với bốn số báo.

Trong khi đó, ngành công nghiệp tạp chí thế giới đang tồn tại trong một kỷ nguyên của những sự đột phá, tập trung vào những cách làm tăng hệ số thu nhập trên đầu tư từ những nội dung mình tạo ra. Nói cách khác, nếu thời gian là tiền bạc, một tổ chức phải làm thế nào để có thể giảm tốc độ tạo ra nội dung của mình một cách bền vững?

Nếu thời gian là tiền bạc, một tổ chức phải làm thế nào để có thể giảm tốc độ tạo ra nội dung của mình một cách bền vững?

Theo các báo cáo của viện Nieman, những khoản tài trợ và/hoặc gây quỹ đám đông là lực lượng đằng sau một số ví dụ thành công của báo chí “chậm”, như tác phẩm giành giải Pulitzer của nhà báo Paul Salopek có tên “Hành trình rời Eden”, viết về một chuyến đi bộ dài 7 năm đến khắp mọi nơi trên thế giới và ghi lại từng bước trên hành trình. Một số đoạn trích dài đã được đăng lên tạp chí National Geographic, và những đoạn ngắn hơn thì đăng trên blog cá nhân của tác giả.

Nhưng sự ủng hộ từ các mạnh thường quân không phải là một mô hình kinh doanh. Xét cho cùng, báo chí “chậm” phải có được doanh thu từ độc giả, nghĩa là độc giả sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc trả phí – và trả nhiều hơn – để tiếp cận được với những tin tức chính xác, đúng bối cảnh và vô tư có thể đứng vững trước sự xét nét và “lấp đầy vực thẳm” bị bỏ lại trong guồng quay tin tức 24/7.

Báo chí “chậm” có thể tồn tại được bao lâu phụ thuộc vào chính khả năng tận dụng được điều này của các nhà xuất bản./.

Tác phẩm giành giải Pulitzer của nhà báo Paul Salopek có tên “Hành trình rời Eden”. (Ảnh: Paul Salopek)
Tác phẩm giành giải Pulitzer của nhà báo Paul Salopek có tên “Hành trình rời Eden”. (Ảnh: Paul Salopek)

Nước cờ mạo hiểm

Hơn bao giờ hết, Anh cần Mỹ cho một mối quan hệ hậu Brexit…

Có lẽ vào thời điểm này, hơn ai hết, Thủ tướng Anh Theresa May là người chờ đợi chuyến thăm lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Xứ sở Sương mù nhất, bởi chính phủ của bà đang muốn thuyết phục người dân tin rằng sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), nước Anh vẫn có mối “quan hệ đặc biệt” với đồng minh số một Mỹ.

Tuy nhiên, những lộn xộn trên chính trường Anh và những căng thẳng mà Mỹ gây ra trong quan hệ với các đồng minh chủ chốt, gồm cả London, khiến cuộc gặp giữa Thủ tướng May và ông Trump tiềm ẩn nhiều vấn đề có thể gây tranh cãi và khó lường.

Sự quan tâm cũng như kỳ vọng của Thủ tướng Theresa May vào mối quan hệ đặc biệt giữa Anh với Mỹ nói chung và nước Mỹ dưới sự chèo lái của ông Trump nói riêng được thể hiện rõ nét qua việc bà là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Mỹ sau khi ông Trump trở thành tổng thống hồi tháng 1 năm ngoái. Điều này dễ hiểu khi đặt trong bối cảnh Anh đã quyết định “cắt cầu” với EU.

Hơn bao giờ hết, Anh cần Mỹ cho một mối quan hệ hậu Brexit, cũng giống như việc Anh vẫn luôn cần mối quan hệ đặc biệt với Mỹ để duy trì vị thế của một cường quốc thế giới kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay.

Mối quan hệ đặc biệt với Mỹ không đơn thuần dựa trên quan hệ về chính trị và kinh tế mà đan xen trong tất cả các lĩnh vực và trên mọi cấp độ.

(Nguồn: SI-UK)
(Nguồn: SI-UK)

Trong một thế kỷ qua, không có quan hệ hợp tác nào về an ninh, tình báo hay quốc phòng gần gũi hơn giữa Anh và Mỹ. Hai nước bên bờ Đại Tây Dương cũng là những nhà đầu tư lớn nhất của nhau và kim ngạch thương mại đạt con số 160 tỷ bảng mỗi năm (khoảng 210 tỷ USD).

Hằng năm, có tới 17.000 sinh viên Mỹ sang học tập tại các trường đại học của Anh và 3,5 triệu du khách Mỹ tới Xứ sở Sương mù. Mặc dù có những lúc bất đồng quan điểm như khi Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hay Anh “thất vọng” trước việc Mỹ áp thuế nhập khẩu thép, song mối quan hệ gần gũi đặc biệt giữa hai bên luôn giúp hóa giải mọi vấn đề.

Kỳ vọng nhiều, song trên thực tế không nhiều ý kiến lạc quan về khả năng chuyến thăm của Tổng thống Trump sẽ đáp ứng được những mong muốn của Thủ tướng May, khi bản thân chuyến thăm tiềm ẩn những điều bất lợi. Chính ông Trump đã ám chỉ trước khi lên đường thăm châu Âu rằng nước Anh có thể có những “xáo trộn” khi ông đặt chân đến.

Đã có trên 150.000 người đăng ký tham gia cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm Anh của Tổng thống Mỹ

Xét một cách khách quan, chuyến thăm của Tổng thống Trump diễn ra vào thời khắc khó khăn của nước Anh. Người Anh chia rẽ về chính quan điểm đối với người đứng đầu Nhà Trắng, trong khi nước Anh hay chính trường Anh tiếp tục bộc lộ chia rẽ gay gắt về kế hoạch Brexit.

Tổng thống Trump dường như không được lòng nhiều người dân Anh, khi chỉ có 12% người Anh được hỏi tin rằng nhà lãnh đạo này có thể làm điều đúng đắn trong các vấn đề của thế giới, trong khi có tới 85% số người tin vào điều ngược lại.

Đã có trên 150.000 người đăng ký tham gia cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Tổng thống Mỹ. Biểu tình dự kiến diễn ra ở nhiều nơi, trước tòa nhà BBC ở phố Portland Place và quảng trường Trafalgar Square ở thủ đô London và tại Scotland. Đây cũng là lý do khiến ông Trump cố tình “tránh” London. Hàng nghìn cảnh sát Anh sẽ được huy động, một con số lớn chưa từng có kể từ năm 2011, và Bộ Tài chính đã khẳng định việc chi tới 5 triệu bảng, một số tiền khổng lồ cho việc đảm bảo an ninh tại Scotland, nơi ông Trump sở hữu các sân golf và dự kiến sẽ chơi golf trong chuyến thăm này.

Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại London. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại London. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong khi đó, chính trường Anh, thậm chí ngay trong chính đảng Bảo thủ, tiếp tục bộc lộ chia rẽ về Brexit, với việc nhiều quan chức chính phủ rời bỏ vị trí, trong đó gây xáo trộn nhiều nhất là sự từ chức của Ngoại trưởng Boris Johnson và Bộ trưởng Brexit, David Davis chỉ vài ngày sau khi Nội các Anh thông qua kế hoạch Brexit. Hai quan chức trên lo ngại rằng kế hoạch này sẽ càng gắn chặt Anh hơn vào mối quan hệ với EU và khiến Anh khó khăn hơn trong việc đạt được các thỏa thuận thương mại với các nước khác như Mỹ.

Một nghịch lý là kỳ vọng đặt vào chuyến thăm này càng lớn thì nguy cơ giảm sút uy tín của đảng Bảo thủ và Thủ tướng May lại càng cao khi cố gắn mình với một Tổng thống Mỹ gây tranh cãi như ông Trump. Tổng thống Trump chưa đặt chân tới Anh, song phát biểu của ông đã ít nhiều gây tranh cãi và gây khó xử cho bà May.

Tổng thống Mỹ Trump chưa đặt chân tới Anh, song phát biểu của ông đã ít nhiều gây tranh cãi và gây khó xử cho bà May

Trong lúc uy tín của bà May bị đe dọa, thay vì thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ thì Tổng thống Trump lại lấp lửng rằng “tương lai của Thủ tướng May phụ thuộc vào người dân Anh,” đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với cựu Ngoại trưởng Johnson.

Ông chủ Nhà Trắng còn cho biết sẽ gặp ông Johnson và ca ngợi đây là “người bạn tốt,” cho dù sự từ chức vừa qua của nhân vật này đã gây sóng gió cho chính phủ của bà May.

Tổng thống Mỹ cũng tỏ ra không hề ngoại giao khi nói thẳng rằng việc gặp Thủ tướng May trong thời điểm nước Anh xáo trộn như thế này còn khó khăn hơn so với cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki (Phần Lan).

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May cùng lãnh đạo các nước thành viên NATO chụp ảnh chung tại hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 11/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May cùng lãnh đạo các nước thành viên NATO chụp ảnh chung tại hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 11/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bỏ qua những yếu tố này thì điều đáng lưu ý là đang tồn tại mâu thuẫn cơ bản về quan điểm giữa hai bên. Dường như chủ trương theo đuổi tự do thương mại của Thủ tướng May lại trái ngược với quan điểm “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump, với việc áp đặt các biện pháp bảo hộ thương mại có lợi cho Washington.

Kế hoạch Brexit vừa được Nội các Anh thông qua cuối tuần trước theo đường lối Brexit “mềm” hơn, trong khi Tổng thống Trump ủng hộ Brexit “cứng,” thậm chí ông Trump còn tuyên bố Brexit càng “cứng” thì triển vọng Anh đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ lại càng cao.

Việc Anh đoạn tuyệt với EU và đặt cược vào Mỹ là “nước cờ mạo hiểm”

Đã có những đồn đoán về việc Tổng thống Trump sẽ nhân chuyến thăm để kêu gọi Chính phủ Anh có một kế hoạch Brexit mạnh bạo hơn, cho phép Anh đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt khác.

Bên cạnh vấn đề thương mại, việc tăng ngân sách quốc phòng từ 2% lên 3% theo đề xuất của Bộ Quốc phòng Anh và lên trên 2% như mong muốn của Mỹ đối với các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đang đặt Chính phủ Thủ tướng May trước bài toán khó về cân bằng ngân sách.

Bất luận thế nào thì việc Anh đoạn tuyệt với EU và đặt cược vào Mỹ cũng là “nước cờ mạo hiểm,” trong bối cảnh Mỹ chủ trương thực hiện chính sách “Nước Mỹ trước tiên” gây nhiều tranh cãi. Dẫu kết quả ra sao, chuyến công du của ông Trump có lẽ vẫn sẽ là chuyến thăm gây nhiều tranh cãi nhất của một Tổng thống Mỹ tới Anh từ trước tới giờ./.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Anh Theresa May tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ ngày 11/7. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Anh Theresa May tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ ngày 11/7. (Nguồn: THX/TTXVN)

‘Vùng giao thoa’

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày tới Ấn Độ, chuyến công du được đánh giá là đáp ứng chính sách đối ngoại mà cả hai nước đang cùng tích cực theo đuổi. Cụ thể, đối với Seoul là “Chính sách hướng Nam mới,” còn với New Delhi là chính sách “Hành động hướng Đông.”

Kết quả các cuộc gặp và hội đàm giữa nhà lãnh đạo Hàn Quốc với Tổng thống nước chủ nhà Ram Nath Kovind và Thủ tướng Narendra Modi là 11 bản ghi nhớ (MoU) trên nhiều lĩnh vực được hai bên ký kết, trong đó đáng chú ý là việc xem xét nâng cấp Thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện (CEPA).

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Moon Jae-in tới Ấn Độ kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái và được đánh giá rất có ý nghĩa khi quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn chín muồi trong khuôn khổ một mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt.

Quan hệ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc đang ở giai đoạn chín muồi

Sau hơn 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã thành công trong việc xây dựng một mối quan hệ đối tác vững mạnh, đa chiều, bao trùm một loạt vấn đề cùng quan tâm, trong đó có giải trừ hạt nhân, an ninh hàng hải, hợp tác kinh tế khu vực, chống khủng bố và hợp tác năng lượng.

Cả hai nước cũng quan tâm tới việc góp phần tạo ra một trật tự thế giới khu vực rộng mở, cân bằng, nhiều thành phần tham gia và không bị chi phối bởi bất kỳ một nước đơn lẻ nào. Ngoài ra, do cả hai nước phụ thuộc vào thương mại trên biển để phát triển kinh tế nên cùng có cam kết mạnh mẽ đối với tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở tại những vùng biển mở.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2 phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (thứ 3 trái) tại cuộc hội đàm ở New Delhi. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2 phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (thứ 3 trái) tại cuộc hội đàm ở New Delhi. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Hợp tác giữa Ấn Độ và Hàn Quốc đã chứng kiến nhiều dấu mốc quan trọng trong những năm gần đây và những lợi ích về an ninh cũng như kinh tế của hai nước đã hội tụ trên một loạt vấn đề. Hai nước đã thiết lập quan hệ hợp tác đối tác chiến lược vào năm 2010 và sau đó lại ký tiếp CEPA.

Sau chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Modi tới Hàn Quốc hồi năm 2015, hợp tác giữa hai bên đã có đà phát triển mạnh mẽ hơn khi hai nước quyết định nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược đặc biệt” và bổ sung thêm các nội dung hợp tác cho các lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, thương mại, đầu tư…

Điểm nổi trội trong quan hệ hai nước là trong lĩnh vực kinh tế. Với CEPA có hiệu lực từ năm 2010, thương mại và đầu tư song phương đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua việc kim ngạch thương mại duy trì ở mức trên 20 tỷ USD mỗi năm và Ấn Độ luôn là thị trường rộng lớn cho hàng hóa dịch vụ của Hàn Quốc.

Điểm nổi trội trong quan hệ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc là lĩnh vực kinh tế

Không dừng lại ở đó, hai bên đã tiếp tục được xem xét và sửa đổi thỏa thuận này để quan hệ thương mại song phương thu nhiều kết quả hơn, giúp hai nền kinh tế có thể tận dụng những thế mạnh có thể bổ sung cho nhau nhằm tăng cường đầu tư, thúc đẩy liên doanh và hướng tới mục tiêu nâng thương mại song phương đến lên 50 tỷ USD vào năm 2030.

Những thỏa thuận được ký trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc lần này một lần nữa thể hiện quyết tâm của hai nước nâng tầm mối quan hệ hợp tác hiện nay phù hợp với lợi ich của hai nước, khi cả hai đều muốn mở rộng quan hệ hợp tác về an ninh và kinh tế, trong bối cảnh Hàn Quốc và Ấn Độ đều là những cường quốc châu Á đang ngày càng thể hiện rõ vai trò và tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) thăm Viện Bảo tàng Quốc gia Gandhi ở thủ đô New Delhi ngày 9/7. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) thăm Viện Bảo tàng Quốc gia Gandhi ở thủ đô New Delhi ngày 9/7. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

“Chính sách phương Nam mới” của ông Moon Jae-in về cơ bản là được xây dựng với mong muốn mạnh mẽ là để Seoul bớt phụ thuộc vào các đối tác truyền thống như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga, đồng thời theo đuổi một chính sách ngoại giao cân bằng thông qua việc tăng cường quan hệ với những nước như Ấn Độ và Australia hay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trong khi đó, chính sách “Hành động hướng Đông” của Thủ tướng Ấn Độ đặt mục tiêu giúp New Delhi mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chiến lược ra những khu vực rộng lớn hơn, không chỉ Đông Nam Á mà cả Đông Bắc Á.

Sự tương quan trong hai chính sách nói trên có thể thấy rõ trong tầm nhìn chung giữa hai nước được công bố trong chuyến thăm, khi Ấn Độ một lần nữa khẳng định Hàn Quốc là một đối tác không thể tách rời trong chính sách “Hành động hướng Đông” và tương tự, Hàn Quốc đặt mục tiêu tăng cường hơn nữa quan hệ song phương với Ấn Độ và coi đây là một cột trụ trung tâm trong “Chính sách phương Nam mới,” trong đó chuyến công du của Tổng thống Moon Jae-in “đánh dấu một bước đi hướng tới khởi động Chính sách hướng Nam mới một cách thực sự.” Đó cũng chính là lý do mà Hàn Quốc đã quyết định nâng cấp quan hệ với Ấn Độ lên ngang với mức quan hệ mà nước này dành cho 4 đối tác truyền thống là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.

Rõ ràng, sự tương quan trong chính sách đối ngoại của New Dehli và Seoul đã tạo ra “vùng giao thoa” rộng lớn trong quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt giữa hai nước. Hơn thế nữa, chuyến thăm lần này còn tạo cơ hội rất lớn để Tổng thống Moon Jae-in và Thủ tướng Modi chuẩn bị cho một lộ trình đưa mối quan hệ đối tác giữa hai nước lên tầm cao mới khi mà tiềm năng của mối quan hệ đối tác này vẫn chưa được khai thác đầy đủ.

Chuyến thăm đang mang lại một xung lực mới để tăng cường hơn nữa sự tham gia của Hàn Quốc vào nền kinh tế Ấn Độ và mở ra giai đoạn mới trong quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt Ấn Độ – Hàn Quốc hướng tới tương lai./.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2 phải) tại buổi lễ khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới của tập đoàn Samsung tại thành phố Noida, Ấn Độ ngày 9/7. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2 phải) tại buổi lễ khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới của tập đoàn Samsung tại thành phố Noida, Ấn Độ ngày 9/7. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Thi THPTQG 2018

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, có tới 83,24% thí sinh trên cả nước có điểm dưới trung bình môn Lịch sử, ở mức thấp kỷ lục. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong số khoảng 28.000 thí sinh dự thi môn Lịch sử, có gần 81% bài thi ở mức điểm dưới trung bình. Tỷ lệ này ở Đà Nẵng còn cao hơn, với gần 90% học sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử.

Không học Sử vẫn chọn thi Lịch sử

“Em không ôn một tí nào các môn trong bài thi Khoa học Xã hội, nhưng môn Địa lý đã có Atlat, môn Giáo dục công dân thì có thể suy luận để làm, nên em vẫn làm bài khá tốt. Riêng môn Lịch sử thì em không làm được bài và đa số khoanh bừa. Tuy nhiên, em nghĩ mình có thể được 6, 7 điểm bài thi này,” Nguyễn Hà Anh, học sinh trường Trung học phổ thông Việt Đức vui vẻ chia sẻ với báo chí sáng ngày 27/6, ngay sau khi bước ra khỏi phòng thi bài thi Khoa học Xã hội, cũng là bài thi cuối cùng của Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm nay.

Thí sinh Nguyễn Quang Huy, Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Hà Nội. (Vietnam+)
Thí sinh Nguyễn Quang Huy, Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Hà Nội. (Vietnam+)

Bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội cũng là lựa chọn của Nguyễn Minh Anh, học sinh trường Trung học phổ thông Văn Hiến (Hà Nội). Theo Minh Anh, không chỉ riêng em mà tất cả các bạn thi khối D và các thí sinh thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ chọn đăng ký dự thi bài thi Khoa học Xã hội để lấy điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông. 

Minh Anh phân tích, với kỳ thi này, mục đích chính của em là lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học. Với khối D, ba môn chính là Toán, Văn, Ngoại ngữ đã là bài thi độc lập. Em chỉ cần thi một bài thi tổ hợp để lấy điểm xét công nhận tốt nghiệp, và điểm không cần cao. Trong khi đó, bài thi Khoa học Tự nhiên gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, đều là những môn rất khó, nếu không học kỹ khó có thể làm được bài.

“Vì thế, bài thi Khoa học Xã hội sẽ là lựa chọn phù hợp. Môn Địa lý chỉ dựa vào Atlat đã có thể có 5 điểm. Môn Giáo dục công dân không cần học cũng có thể làm được 5 điểm. Môn Lịch sử dù thấp điểm cũng không lo trượt tốt nghiệp,” Minh Anh chia sẻ.

Với Nguyễn Quang Huy, học sinh trường Trung học phổ thông Trần Phú, bài thi Khoa học Xã hội cũng là một lựa chọn hợp lý khi em chỉ thi để xét tốt nghiệp trung học phổ thông. “Với các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân thì em không lo lắng,” Huy chia sẻ.

Thí sinh làm bài thi. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Thí sinh làm bài thi. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm nay, trong tổng số trên 688.600 thí sinh đăng ký dự thi Trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chỉ có trên 279.700 đăng ký xét tuyển khối C, khối có môn Lịch sử, chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn là 10,17%, giảm 0,7% so với năm 2017.

Tuy nhiên, tổng số thí sinh chọn bài thi Khoa học Xã hội là 48%. Ngoài ra còn có 4% thí sinh đăng ký chọn cả hai bài thi tổ hợp. Tổng số thí sinh đăng ký thi bài thi Khoa học Xã hội theo đó là 52%, tăng 5% so với năm 2017.

Tỷ lệ thí sinh đạt điểm dưới 5 các môn thi THPT quốc gia 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ thí sinh đạt điểm dưới 5 các môn thi THPT quốc gia 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

“Phao” tốt nghiệp

Theo cô Nguyễn Thị Hồng Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội, năm nay, số học sinh của trường chọn bài thi Khoa học Xã hội tăng hơn so với năm 2017. Trường có 147 em chọn bài thi Khoa học Tự nhiên nhưng có đến 317 chọn bài thi Khoa học Xã hội, cao gấp 3 lần.

Đặc biệt, trong đó có nhiều em ban đầu chọn tự nhiên nhưng vẫn quyết định đăng ký thêm cả tổ hợp xã hội dù tổng số môn thi mà các em phải thi là 9 môn.

“Sở dĩ có hiện tượng này là bởi việc thi theo hình thức mới được áp dụng từ năm trước với quy định điểm liệt ở môn thi thành phần sẽ không được xét tốt nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của phần lớn thí sinh,” cô Thu chia sẻ.

“Môn tự nhiên nếu không học tốt nắm chắc kiến thức thì sẽ dễ bị điểm liệt còn các môn xã hội thì khó bị điểm liệt,” Hà Minh Hà, học sinh Trường Trung học phổ thông Phúc Lợi, Hà Nội, lý giải về việc chọn tổ hợp Khoa học Xã hội của mình.

Kết quả kỳ thi ở một số địa phương đã cho thấy những phán đoán lựa chọn của thí sinh là hoàn toàn đúng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù có đến trên 80% thí sinh bị điểm dưới trung bình môn Lịch sử nhưng hai môn còn lại của bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội đều là có nhứng môn có số lượng thí sinh đạt điểm trên trung bình cao nhất. Cụ thể, môn Địa lý, tỷ lệ thí sinh đạt trên 5 điểm là 74,06%. Môn Giáo dục công dân đến 98,56% thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên, thậm chí có đến trên 40% thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên, chỉ một số rất nhỏ (1,44%) thí sinh đạt điểm dưới 5 ở môn thi này.

Điểm thi môn Địa lý và Giáo dục công dân không khó để đạt điểm trên 5, trong khi môn Lịch sử lại thi theo hình thức thi trắc nghiệm, nên dù khoanh bừa, thí sinh vẫn có cơ hội cao không bị điểm liệt. Tại Đà Nẵng, dù có đến gần 90% thí sinh bị điểm dưới 5 môn Lịch sử nhưng chỉ có 13 em bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống)

Đề thi yêu cầu cao hơn

Cô Nguyễn Thị Quỳnh Mai, giáo viên dạy Lịch sử, Hệ thống giáo dục Hocmai, việc điểm thi môn Lịch sử rớt thảm không phải là tình trạng mới xuất hiện mà đã nhiều năm nay, nhưng ngày càng trầm trọng hơn.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 cả nước có 442 thí sinh bị điểm 0 môn Lịch sử. Kỳ thi năm 2016, môn thi này tiếp tục có gần 500 thí sinh 0 điểm, điểm trung bình của môn Lịch sử là 4,32 điểm.

Cô Nguyễn Thị Quỳnh Mai, giáo viên dạy Lịch sử, Hệ thống giáo dục Hocmai. (Vietnam+) 
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Mai, giáo viên dạy Lịch sử, Hệ thống giáo dục Hocmai. (Vietnam+) 

Năm 2017, điểm trung bình môn Lịch sử là 4,6. Số thí sinh bị điểm 0 là 501 em, số em đạt từ một điểm trở xuống là 869 em. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình chiếm tỷ lệ 61,9% trên tổng số thí sinh dự thi. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4 điểm.

Năm 2018, tỷ lệ thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử ở một số địa phương đã lên đến ngưỡng gần 90%.

Cô Mai cho rằng, điểm môn Lịch sử thấp trước hết do đây không còn là môn học lựa chọn của nhiều thí sinh, trong khi đề thi năm 2018 đã có rất nhiều đổi mới khi yêu cầu thí sinh phải thật hiểu về lịch sử. Thậm chí, thí sinh nếu chỉ học thuộc lòng và nhớ máy móc sự kiện, ngày tháng cũng chưa chắc sẽ làm tốt.

Cụ thể, đề thi xuất hiện các thuật ngữ lịch sử không có trong sách giáo khoa khi đề cập đến các chiến dịch, các sự kiện. Do đó, học sinh và giáo viên cần đọc thêm các tư liệu lịch sử, từ điển thuật ngữ lịch sử, giải thích cho học sinh trong quá trình giảng dạy.

Đề thi cũng chuyển dần sang xu hướng học để hiểu, học sự kiện này cần phải liên hệ với giai đoạn trước đó (yếu tố thời gian), đặt các sư kiện trong các bối cảnh chung của tình hình thế giới (yếu tố không gian) theo quan điểm Việt Nam là bộ phận của thế giới.

Những điều chỉnh của đề thi năm 2018 so với trước đây (chuyển từ việc kiểm tra việc tái hiện kiến thức sang việc đánh giá mức độ vận dụng kiến thức) khiến những học sinh có thói quen học vẹt, học thuộc lòng, không kết nối, vận dụng được kiến thức sẽ không làm được bài thi.

Bên cạnh đó, đề thi có thêm kiến thức lớp 11, phạm vi kiến thức rộng hơn, nên cảm giác khó hơn, mặc dù về dung lượng đề nhìn sơ bộ thì đề 2018 có vẻ ngắn hơn 2017.

Trong bối cảnh nhiều thí sinh không học mà chỉ đăng ký thi môn Lịch sử với mục tiêu cố gắng chống điểm liệt, với một đề thi trắc nghiệm 50 câu hỏi – nơi dù chỉ khoanh bừa thì mỗi câu hỏi thí sinh cũng có 25% khả năng trả lời đúng, trong khi đề thi lại yêu cầu cao hơn so với cách học truyền thống, theo cô Mai, việc thí sinh điểm thấp môn Lịch sử là điều dễ hiểu./.

Thí sinh làm bài thi Khoa học Xã hội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Thí sinh làm bài thi Khoa học Xã hội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà