Azerbaijan

If the East and West can ever meet for a dialogue of cultures, they can hardly find a better place than Azerbaijan.

Located in the southeastern part of the Caucasus, stretches over 800 km from the Black Sea to the Caspian Sea, at the intersection of Europe and gateway to Asia, Azerbaijan has a unique geographical location, and retains its meaning for economic integration and world culture.

Current name of the country used to be known by the Arabians in the 7th century. Shortly before his death, the famous explorer named Norwegian Thor Heyerdahl visited Azerbaijan to seek evidence of the relationship between the cultures of the ancient Vikings and the ancestors of the people of Azerbaijan on the steles in the adjacent area of the Qobustan.

Today the Republic of Azerbaijan is a multi-confessional and multinational country, where different cultures intertwine.

Azerbaijan Government House (Courtesy: Embassy of Azerbaijan in Vietnam)
Azerbaijan Government House (Courtesy: Embassy of Azerbaijan in Vietnam)

98 years ago, with the adoption of historic “Declaration of Independence” the first parliamentary democratic republic – Azerbaijan Democratic Republic was created in the East and in the whole Muslim world.

The Azerbaijan Democratic Republic bringing together European democratic values and features of Eastern culture on one side, with secular and national values on the other, established a legal and secular state.

Visiting Azerbaijan, tourists can enjoy every scale of nature, since this is the land of diversity and variety – the land of both fire and ice.

(Courtesy: Embassy of Azerbaijan in Vietnam)

This is not surprising because the national climate zones range from the high snowy mountains of the Caucasus region to tropical moist lowland Lankaran and Talis. Azerbaijan contains 9 out of the 11 climatic zones. The landscape varies from dry, hot semi-deserts, to snow-capped highlands and glaciers.

The present-day panoramic view of Azerbaijan, with its high mountains, volcanic highlands, deep canyons, plains, valleys and coastlines has been forming over millions of years. In the north of Azerbaijan is the Caucasus, in the southwest is vast highland, and the east is the huge Kur-Araz lowland.

It is edged with sloping valleys and lowlands. Thus, the surface of Azerbaijan resembles a gigantic tray with sharp mountainous edges, sloping to the Caspian Sea.

Where is known as Little Venice in Azerbaijan (Courtesy: Embassy of Azerbaijan in Vietnam)
Where is known as Little Venice in Azerbaijan (Courtesy: Embassy of Azerbaijan in Vietnam)

Not far from the Caspian coastline, two archipelagoes of mud volcano isles emerge from the sea: the Apsheron archipelago, near the Apsheron Peninsula, and the Baky archipelago near the coasts of Gobustan and the Kur-Araz lowland.

Untouched nature, mineral springs, unique culture, cuisine, all helped Azerbaijan become a promising market on the world tourism map.

Coming to Azerbaijan, one can discover famous places with long-standing culture heritage such as Icheri Sheher ancient city in Baku, Shirvan Shahs palace and Maiden tower.

Baku, Azerbaijan’s capital, is the center of politics, culture and economy of this country and of the Caucasus. Baku often referred to as Dubai of the Caucacus because of its luxury and full of famous brands.

  • bakuicheri-1476677762-31.jpg
  • bakuicheri-1476677772-13.jpg
  • bakuicheri-1476677778-62.jpg
  • bakuicheri-1476677787-16.jpg
  • bakumaiden-1476677881-74.jpg
  • nizami1-1476677906-46.jpg
  • nizami2-1476677918-79.jpg
  • nizami3-1476677929-33.jpg
  • palaceofsh-1476677957-37.jpg
  • palaceofsh-1476677967-84.jpg

Travelers interested in exploring the history and can look into exciting places such as the renowned open-air museum Qobustan with paintings of the Neolithic area carved on rocks – which was included in the world heritage list by UNESCO. This unique place currently store 4000 pictures which were carved nearly 12000 years ago.

Or visitors can come to Ganja – the city with famous landmarks such as the mausoleum of Nizami, Central Museum, Javad Khan’s tomb, Shah Abbas mosque, medieval bath, medieval guest house “Karvansaray.”

Being a land of volcanoes, Azerbaijan is also famous for hot spring area.

Lankaran city located on the Caspien coast with golden sandy beaches, mineral springs and many garden park with lots of animals and plants settled there. Volcanic mud in the southwest of Baku is a huge reservoir “nurtured” underground.

  • 1pilaf-1476678364-47.jpg
  • 2piti-1476678395-23.jpg
  • 3bozbash-1476678415-81.jpg
  • 4jyzbyz-1476678431-53.jpg
  • 5ichi-1476678457-52.jpg
  • 6suoncuunuo-1476678479-40.jpg
  • 7levenghig-1476678498-7.jpg
  • 8lobya-1476678513-29.jpg
  • 9desert-1476678522-21.jpg

Azerbaijan’s cuisine is both Oriental and European recognition, are recorded in the ancient texts of famous historians and travelers. The history of recipe creation in Azerbaijan has for centuries, based on various experience of chefs and are inherited until now.

No wonder why Azerbaijan is well-known for hundred-year-old people. Scientists explain this phenomenon by favorable climate, lifestyle, organic foods and good nutrition. Most connoisseurs of food from around the world have come to this country to taste the delicate flavors of the Azerbaijani’s cuisine.

One of the possible reasons why Azerbajain tourism boost is also due to political stability and economic development, which help improve infrastructure.

Heydar Aliyev Square in the Baku capital (Courtesy: Embassy of Azerbaijan in Vietnam)
Heydar Aliyev Square in the Baku capital (Courtesy: Embassy of Azerbaijan in Vietnam)

Generally speaking, internal political situation in Azerbaijan in recent years is stable because of implementing step by step institution transformation policy. Azerbaijan has implemented administrative reforms, very strongly, increased accountability of public servants and entire law enforcement system in general, strengthened the fight against corruption and implemented development policies regarding culture, society, took care of lives and increased income for people.

In 10/2013, a President vote was conducted in Azerbaijan. Incumbent President Ilham Aliyev was 3rd times re-elected with the overwhelming votes (86%).

(Courtesy: Embassy of Azerbaijan in Vietnam)

Azerbaijan’s economy is rated as the second fastest growing country out of 179 countries regarding GDP per capita in 2001-2010 by The Economist.

According to World Competitiveness Report WEF 2015-201, this is the 40th most competitive economy out of 148 countries and the 1st place in the Commonwealth Independence States.

In the past 10 years GDP has increased by 3 times, GDP excluding oil and gas increased 2.5 times, GDP per capita increased by 2.6 times, strategic foreign currency reserves increased by 29 times.

Huge energy, transport and infrastructure projects have been implemented, the new sea and air ports, and roads were and under the built, such as Alat sea port and Baku-Tbilisi-Kars railway.

Azerbaijan has become one of the active and dynamic developing countries of the world and is being integrated into the International Community which makes it recognisable and reliable partner in the international arena.

Azerbaijan Ambassador to Vietnam, Mr Anar Imanov, in an interview by VietnamPlus

Traditionally warm and friendly relations between Azerbaijan and Vietnam have developed in the years prior to the restoration of independence of Azerbaijan.

President Ho Chi Minh visited Azerbaijan in 1959 and suggested the leaders of this country to help Vietnam develop the petroleum production industry.

Azerbaijani side has not ignored this offer and therefore, Azerbaijan has thousands of experts involved in the process of reconstruction and development after the Vietnam War and the Vietnamese students have attended graduate and post-graduate in Azerbaijan.

Currently, relation between the Republic of Azerbaijan and the Socialist Republic of Vietnam is developing actively. Mutual benefit cooperation relations are extensively developed./.

Bầu cử Tổng thống Mỹ

Donald Trump vs Hillary Clinton

Những khác biệt cơ bản

Đây là một so sánh không thiên vị về quan điểm chính trị và chính sách của bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, hai ứng viên tranh cử tổng thống thuộc đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Hai ứng viên này đã thể hiện quan điểm trùng khớp với nền tảng chính trị của đảng mà họ đại diện trên nhiều vấn đề – bà Clinton ủng hộ sự lựa chọn, ông Trump đề cao sự sống; bà Clinton ủng hộ đạo luật Ước Mơ và một con đường hướng đến quyền công dân cho những người nhập cư không có giấy tờ, trong khi ông Trump muốn trục xuất tất cả những người này và xây một bức tường ở biên giới với Mexico; bà Clinton muốn mở rộng các điều luật kiểm soát súng, ông Trump thì ngược lại; bà Clinton muốn tăng thuế với những hộ có thu nhập cao, trong khi ông Trump muốn cắt giảm thuế cho tất cả mọi người.

Ở các vấn đề khác, sự phân biệt giữa họ ít rõ ràng hơn. Bà Clinton từng là Ngoại trưởng trong chính quyền của ông Obama, chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Ông Trump đã chỉ trích không chỉ vai trò Ngoại trưởng của bà Clinton mà còn cả các yếu tố chủ chốt trong chính sách đối ngoại như sự hiện diện của NATO và Mỹ ở Nhật Bản.

1. Sự khác biệt trong chính sách kinh tế

Hầu hết những khác biệt trong chính sách kinh tế của bà Clinton và ông Trump có liên quan đến những khác biệt căn bản giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về vai trò của chính phủ.

Hầu hết những khác biệt trong chính sách kinh tế của bà Clinton và ông Trump có liên quan đến những khác biệt căn bản giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về vai trò của chính phủ.

Tuy nhiên ông Trump đã đưa ra một số bình luận gây tranh cãi không đi theo đường hướng của đảng Cộng hòa. Ví dụ, một trong những gợi ý của ông về nợ quốc gia là để các chủ nợ của chính phủ Mỹ nhận lại khoản tiền ít hơn số tiền họ đã cho vay. Trong khi về mặt kỹ thuật, điều này có nghĩa là Mỹ đã vi phạm các nghĩa vụ trả nợ, ông Trump lập luận rằng ông không nói về vi phạm nghĩa vụ mà là mua lại nợ với giá thấp hơn giá trị của món nợ. Ở khu vực doanh nghiệp, những hoạt động mua lại như vậy đã được thực hiện (ông Trump cũng đã dùng cách này với các công ty của mình), tuy nhiên, mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi toàn bộ chữ tín của chính phủ Mỹ bị rủi ro. Các chuyên gia nói rằng một động thái như vậy sẽ khiến nước Mỹ tốn kém hơn cho các khoản vay mới, mà những khoản vay mới lại cần thiết để trả các khoản nợ cũ.

Kế hoạch thuế của bà Clinton và ông Trump

Những điểm nổi bật trong kế hoạch thuế của hai ứng viên được nêu dưới đây:

Kế hoạch thuế của Hillary Clinton

Những điểm nổi bật trong kế hoạch thuế của bà Hillary Clinton như sau:

• Thuế cá nhân

  • Thuế phụ thu 4% với thu nhập trên 5 triệu USD.
  • “Quy tắc Buffett “ áp thuế suất tối thiểu 30% lên những người có thu nhập trên 1 triệu USD.
  • Tất cả các khoản khấu trừ ghi theo từng mục sẽ chịu thuế giá trị là 28%.
  • Tăng các tầng thuế suất trên thặng dư vốn từ 2 tầng hiện nay (ngắn hạn < 1 năm; dài hạn > 1 năm) lên 7 tầng (< 1 năm, 1-2 năm, 2-3 năm, và cứ thế với mức thuế suất thấp nhất cho tài sản nắm giữ trên 6 năm)
  • Giới hạn số tiền có thể được giữ trong tài khoản hưu trí lợi thế thuế như IRA hay 401k
  • Thuế đánh trên lợi tức, hiện được đánh trên thuế suất thặng dư vốn thấp hơn nên được tính theo thuế suất thu nhập bình thường
  • Một khoản tín dụng thuế $1.200 cho chi phí chăm sóc
  • Tăng thuế bất động sản. Đề xuất trước đó của bà Clinton là tăng thuế bất động sản từ 40% lên 45% và giảm miễn thuế bất động sản từ 5,45 triệu USD xuống 3,5 triệu USD. Đề nghị mới nhất của bà là áp các mức thuế 45%, 50%, 55% và 65% lên các bất động sản có trị giá 5,45 triệu USD, 10 triệu USD, 50 triệu USD và 500 triệu USD. Một số nhà phân tích cho rằng điều này sẽ không tăng doanh thu vì bằng việc quy hoạch bất động sản khôn ngoan, tất cả các bất động sản đắt tiền sẽ tránh được việc phải trả các khoản thuế này.

• Thuế doanh nghiệp

  • Thuế mới áp dụng cho kinh doanh tần suất cao
  • Một khoản tín dụng thuế cho phân chia lợi nhuận trong 2 năm đầu của chương trình phân chia lợi nhuận của công ty. Khoản tín dụng sẽ bằng 15% lợi nhuận được phân chia và tối đa là 10% lương hàng năm của nhân viên.
  • Bịt kẽ hở “tái bảo hiểm” khi công ty trả phí tái bảo hiểm cho công ty con ở nước ngoài.

Phân tích: Tác động kinh tế của kế hoạch thuế của bà Clinton

Theo phân tích của Trung tâm Chính sách Thuế không đảng phái, kế hoạch thuế của bà Clinton sẽ tăng doanh thu thêm 1,1 tỷ USD trong thập kỷ tiếp theo. Gần như tất cả các khoản tăng thuế sẽ ảnh hưởng nhất đến 1% những người có thu nhập cao nhất, 95% còn lại sẽ không thấy nhiều sự thay đổi về việc nộp thuế của họ. Biên thuế suất sẽ tăng, giảm các ưu đãi để làm việc, tiết kiệm và đầu tư, và luật thuế sẽ trở nên phức tạp hơn.

Theo một phân tích khác của nhóm nghiên cứu bảo thủ The Tax Foundation, đề xuất của bà Clinton sẽ làm giảm 1% GDP và giảm 311.000 việc làm trong dài hạn. Kế hoạch sẽ tăng doanh thu của chính phủ liên bang khoảng 500 tỷ USD, nhưng con số này sẽ chỉ còn là 191 tỷ nếu xét đến các tác động vĩ mô của các chính sách đó.

Kế hoạch thuế của Donald Trump

Donald Trump đã đưa rakế hoạch thuế của mình vào mùa thu năm 2015. Những điểm nổi bật trong kế hoạch thuế của ông Trump bao gồm:

• Thuế cá nhân

  • Giảm các mức thuế từ 7 mức xuống 4 mức-0%, 10%, 20% và 25%
  • Tăng khấu trừ tiêu chuẩn lên 25.000 USD/người
  • Thuế cổ tức và thuế thặng dư vốn đặt ở mức 20%
  • Bãi bỏ thuế tối thiểu thay thế (AMT), thuế bất động sản và thuế quà tặng.
  • Thuế đánh trên lợi tức giống như thuế thu nhập bình thường thay vì thuế suất thặng dư vốn thấp hơn.
  • Bãi bỏ thuế lợi tức đầu tư thực sự (NIIT) được áp dụng để tài trợ cho đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (tức Obamacare). Loại thuế này — hiện ở mức 3,8%- được áp dụng cho thu nhập từ đầu tư của các hộ gia đình kiếm được hơn 250.000 USD.

• Thuế doanh nghiệp

  • Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống 15%.
  • Không cho phép hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp với thu nhập từ nước ngoài. Mang tiền doanh nghiệp hiện đang ở nước ngoài về lại Mỹ qua thuế suất chuyển thu nhập về nước một lần là 10%.
  • Giới hạn về chi phí lãi suất có thể được khấu trừ thuế.

Phân tích: Tác động lên nền kinh tế của kế hoạch thuế của ông Trump

Trong khi ông Trump khẳng định kế hoạch thuế của mình là trung lập về doanh thu, các chuyên gia lại gọi khẳng định này là “bất hợp lý” bởi các đề xuất của ông Trump sẽ làm tăng đáng kể nợ chính phủ.

Theo phân tích kế hoạch thuế của ông Trump do The Tax Foundation thực hiện, các đề xuất sẽ làm tăng GDP thêm 11,5% và tạo 5,3 triệu việc làm trong dài hạn. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng sẽ làm nợ liên bang tăng mạnh bởi nó sẽ làm giảm thu nhập của chính phủ liên bang đi hơn 10 nghìn tỷ USD trong 10 năm. Để tham khảo, nợ quốc gia hiện nay là hơn 18 nghìn tỷ USD.

Trong khi ông Trump khẳng định kế hoạch thuế của mình là trung lập về doanh thu, các chuyên gia lại gọi khẳng định này là “bất hợp lý” bởi các đề xuất của ông Trump sẽ làm tăng đáng kể nợ chính phủ.

Theo phân tích của Trung tâm Chính sách thuế, kế hoạch này sẽ làm giảm 9,5 nghìn tỷ doanh thu, và mặc dù cắt giảm thuế ở mọi mức thu nhập, những lợi ích lớn nhất sẽ được dồn cho các gia đình có thu nhập cao. Tuy nhiên phân tích cũng lưu ý rằng kế hoạch này sẽ nâng cao các động lực làm việc, tiết kiệm và đầu tư.

Thương mại

Cả hai ứng cử viên đã thể hiện sự phản đối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại giữa 12 nước ở vành đai Thái Bình Dương ký hồi tháng 2/2016 nhưng chưa có hiệu lực. Mất 7 năm đàm phán để đi đến thỏa thuận này, và một phần trong đó diễn ra trong thời gian bà Clinton còn là Ngoại trưởng Mỹ. Trong vai trò đó, bà Clinton đã đấu tranh cho thỏa thuận và ủng hộ đàm phán thành công. Tuy nhiên, trong quá trình bầu cử sơ cấp của đảng Dân chủ, ông Bernie Sanders đã chỉ trích TPP và bà Clinton đã không bày tỏ thái độ gì trong nhiều tháng trước khi tuyên bố quyết định phản đối thỏa thuận thương mại này. Tuyên bố của bà về TPP như sau:

Chúng ta chiếm 5% dân số thế giới. Chúng ta phải giao dịch với 95% còn lại. Và giao dịch thương mại tức là phải có đi có lại. Đó là cách nền kinh tế toàn cầu vận hành. Nhưng chúng ta đã thất bại trong việc đưa ra một hỗ trợ mạng lưới an toàn mà người lao động Mỹ cần để có thể cạnh tranh và chiến thắng trong nền kinh tế toàn cầu.

Donald Trump cũng phản đối TPP và khẳng định ông có thể thương lượng một thỏa thuận tốt hơn.

Không ứng cử viên nào nêu cụ thể họ phản đối điều khoản nào trong hiệp định và sẽ thay thế các điều khoản đó như thế nào.

Trung Quốc

Cả ông Trump và bà Clinton đều không có thái độ tích cực khi nói về thương mại với Trung Quốc. Bà Clinton cho rằng Trung Quốc nên cư xử theo các quy định của WTO:

Chúng ta nên tập trung vào việc chấm dứt thao túng tiền tệ, phá hoại môi trường và điều kiện làm việc tồi tệ.

Ông Trump thì phàn nàn Trung Quốc đã “ăn cắp” công việc của người Mỹ và tuyên bố sẽ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. Mức thuế này sẽ khiến hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn, làm tổn thương hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, đồng thời cũng làm tăng giá hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Đảng Cộng hòa nhìn chung ủng hộ thương mại tự do và chống lại các loại thuế, vì thế quan điểm này không phổ biến trong đảng cũng như với các chuyên gia kinh tế khác.

Lương tối thiểu

Bà Clinton ủng hộ tăng lương tối thiểu toàn quốc lên 12 USD/giờ. Ông Trump thì phản đối và cho rằng các bang nên tự đặt mức lương tối thiểu của mình. Ông nói rằng mức lương tối thiểu 7,25 USD/giờ của liên bang là quá thấp, nhưng lại phản đối bất kỳ quy định tăng lương nào. Một dịp khác, ông Trump cũng từng khẳng định tiền lương ở Mỹ là quá cao. Thực tế, ông Trump đã nhiều lần đưa ra những quan điểm trái ngược về vấn đề này, khiến việc xác định quan điểm thật sự của ông – nếu có – là rất khó.

2. Chính sách chăm sóc sức khỏe

Ông Trump muốn bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (còn gọi là Obamacare)và đã có những đề xuất sau đây trong hồ sơ chính sách về chăm sóc sức khỏe, mà tất cả đều phù hợp với những đề xuất truyền thống của Đảng Cộng hòa do Paul Ryan và cộng sự đưa ra:

• Cho phép bảo hiểm được bán qua các kênh nhà nước, cũng như các kế hoạch bán tuân thủ theo các yêu cầu của bang nơi bán.

• Cho phép các cá nhân để khấu trừ phí bảo hiểm sức khỏe trên bản khai thuế.

• “Hãy chắc chắn rằng không có ai lọt lưới đơn giản chỉ vì họ không đủ tiền đóng bảo hiểm”. Không có khuyến nghị chính sách nào về thực hiện việc này ngoài “xem xét lại các lựa chọn cơ bản cho Medicaid và làm việc với các bang”.

• Cho phép các cá nhân có tài khoản tiết kiệm để chăm sóc sức khỏe (HSA) (hiện nay loại tài khoản này chỉ dành cho các nhân viên do nơi làm việc cấp). Các khoản đóng vào HSA không được tính thuế và nên được tích lũy.

• Yêu cầu minh bạch về giá từ tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

• Trả tiền cho Medicaid dưới hình thức trợ cấp trọn gói cho các bang, thay vì hệ thống hiện hành mà ở đó chính quyền liên bang trả cho các bang một số phần trăm cụ thể trong chi phí chương trình.

• Cho phép nhập khẩu thuốc từ nước ngoài.

Quan điểm của bà Clinton về chính sách chăm sóc sức khỏe được tóm tắt như sau:

• Giữ lại Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền và tiếp tục phát triển.

• Hạ các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe lặt vặt bằng cách ban hành các chính sách sau:

  • Yêu cầu các kế hoạch cho phép khám bệnh 3 lần mỗi năm trước khi người khám bắt đầu trả khoản khấu trừ.
  • Tăng cường các khoản tín dụng thuế cho phí bảo hiểm y tế để các gia đình không phải chi nhiều hơn 8.5% thu nhập cho phí bảo hiểm.
  • Mức thuế tín dụng tối đa 2.500 USD cho các cá nhân (5.000 USD) cho các gia đình cho các chi phí chăm sóc sức khỏe lặt vặt vượt quá 5% thu nhập hàng năm của họ. Khoản tín dụng này sẽ được lũy tiến, tức là đồng bộ thành các khoản tăng thu nhập và không áp dụng cho những người phải chịu các mức thuế cao hơn.
  • Khuyến khích các bác sĩ và bệnh viện [bà Clinton không nêu rõ cách thực hiện] phối hợp chăm sóc tại một Tổ chức Chăm sóc sức khỏe có thể chịu trách nhiệm.
  • Giám sát chặt chẽ hơn các thương vụ sáp nhập và mua lại các công ty bảo hiểm y tế để nghiên cứu xem sự cạnh tranh đã giảm hay chưa.
  • Củng cố quyền ngăn chặn hoặc sửa đổ việc tăng các tỷ lệ bảo hiểm y tế “bất hợp lý”. Mục đích là để ngăn chặn ngăn chặn “tỷ lệ gia tăng cao ở mức hai con số mà không có sự giải thích rõ ràng”. Kế hoạch của bà Clinton không nêu rõ tỷ lệ tăng nào được coi là hợp lý hoặc điều gì sẽ tạo nên “sự giải thích rõ ràng” và ai sẽ là người quyết định điều đó.
  • “Các yêu cầu tiết lộ mở rộng” về chi phí y tế và “bảo vệ chia sẻ phí mới” không được nêu chi tiết.

• Khuyến khích các bang mở rộng Medicaid bằng cách cung cấp 100% vốn đối ứng trong vòng 3 năm đầu cho bất cứ bang nào tham gia mở rộng Medicaid.

• Thêm nguồn tài trợ-500 triệu USD mỗi năm-để thúc đẩy quá trình tuyển mộ cho chương trình Medicaid hoặc các chương trình bảo hiểm y tế khác qua các nhà điều phối chăm sóc sức khỏe, quảng cáo hoặc các hoạt động tiếp cận khác.

• Cho phép người dân mua bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm chăm sóc sức khỏe bát kể tình trạng nhập cư của họ.

• Đưa vào một “lựa chọn công cộng” tức là một kế hoạch bảo hiểm y tế do chính phủ điều hành – giống như Medicare – áp dụng cho những người mua bảo hiểm trên thị trường.

3. Các vấn đề xã hội

Quan điểm về việc phá thai

• Phá thai là một vấn đề khác mà cả hai ứng viên đi theo đường lối của đảng họ. Bà Clinton cho biết bà sẽ không chỉ bảo vệ quyền được lựa chọn của phụ nữ mà còn ủng hộ tổ chức Planned Parenthood bởi tổ chức này giúp phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sinh sản thiết yếu.

• “Tôi sẽ phản đối các nỗ lực ngăn chặn phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm các nỗ lực dừng cấp kinh phí cho tổ chức Làm cha mẹ kế hoạch hóa của đảng Cộng hòa. Là Tổng thống, tôi sẽ đấu tranh cho Planned Parenthood và quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, bao gồm việc phá thai an toàn và hợp pháp,” bà nói.

• Về việc phá thai vào cuối thai kỳ, bà Clinton nói rằng bà sẽ không phản đối các quy định cấm phá thai vào “giai đoạn cuối” của kỳ ba tháng thứ ba, miễn là những quy định đó có cân nhắc đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Ông Trump đã thay đổi lập trường về vấn đề phá thai bằng cách chuyển từ việc là người “ủng hộ lựa chọn” sang “ủng hộ sự sống”.

• Ông Trump đã thay đổi lập trường về vấn đề phá thai bằng cách chuyển từ việc là người “ủng hộ lựa chọn” sang “ủng hộ sự sống”. Ông đã kêu gọi đưa các trường hợp ngoại lệ thông thường – hiếp dâm, loạn luân và vì tính mạng của người mẹ – vào các luật chống phá thai. Trái ngược với một số đối thủ đảng Cộng hòa của mình, ông Trump đã bảo vệ Planned Parenthood vì các dịch vụ khác mà tổ chức này cung cấp cho phụ nữ, như chiếu chụp hình ảnh và chẩn đoán xác định bệnh ung thư cổ tử cung hay ung thư vú.

• Ông Trump đã gặp rắc rối khi trả lời một câu hỏi về chuyện gì sẽ xảy ra khi phá thai trở thành một hành động bất hợp pháp và được thực hiện theo bất kỳ cách nào. Ông nói rằng vì đã phá luật nên người phụ nữ phá thai sẽ phải vào tù. Tuy nhiên, sau khi nhận nhiều chỉ trích, ông đã sửa lại rằng bác sĩ thực hiện ca phá thai sẽ bị trừng phạt thay vì người phụ nữ phải phá thai.

Về vấn đề nhập cư

• Nhập cư là một vấn đề mà hai ứng viên có quan điểm cực kỳ đối lập nhau. Ông Trump đã kêu gọi trục xuất tất cả người nhập cư không có giấy tờ, và xây một bức tường ở biên giới với Mexico để giảm lượng nhập cư trái phép. Ông cũng phản đối một con đường đạt được quyền công dân toàn diện cho người nhập cư đã nhập cư trái phép vào Mỹ, bao gồm những người nhập cư trái phép từ khi còn là trẻ con và đã sống gần như cả đời ở Mỹ. Ông Trumo cũng phản đối các hoạt động hành pháp về nhập cư của ông Obama.

• Ông kêu gọi một lệnh cấm cho phép người Hồi giáo nước ngoài nhập cư vào Mỹ “tới khi chúng ta biết chuyện gì đang xảy ra.”

• Dường như lập trường về vấn đề nhập cư của ông Trump đã dịu đi vào tháng 8/2016 nhưng sau đó ông lại trở về với sự cứng rắn trước đây. Ứng viên phó tổng thống của ông Trump là ông Mike Pence cùng giám đốc chiến dịch tranh cử Kellyanne Conway đều né tránh câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra với những người nhập cư không có giấy tờ nhưng chưa hề phạm pháp.

• Ngược lại, bà Clinton đã kêu gọi một lộ trình đến “quyền công dân toàn diện và công bằng” cho những người nhập cư không có giấy tờ và chưa hề phạm tội. Bà tuyên bố không chỉ ủng hộ các hoạt động hành pháp của ông Obama mà còn sẽ đưa chúng lên tầm cao hơn để “các gia đình không phải ly tán.” Bà Clinton nói rằng nếu là tổng thống, bà sẽ “chấm dứt việc giam giữ các gia đình, đóng cửa các trung tâm giam giữ người nhập cư tư nhân, và giúp nhiều người có đủ điều kiện hơn nữa để nhập tịch.” Bà cũng đề xuất xây dựng một cơ quan chính phủ mới – Văn phòng các vấn đề nhập cư – để xử lý các vấn đề liên quan đến nhập cư. Bà Clinton hứa sẽ đưa ra những cải cách toàn diện về nhập cư và một lộ trình hợp pháp hóa quyền công dân trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi nhận nhiệm sở.

• Bà Clinton cũng phản đối đề nghị cấm người Hồi giáo xin thị thực hay nhập cư vào Mỹ của ông Trump, và nói rằng đó là một hành động phi hiến pháp và không thể hiện tinh thần của người Mỹ, bởi nước Mỹ là một nhà nước thế tục nơi mọi tôn giáo – kể cả người vô thần – được đối xử công bằng.

Kiểm soát súng đạn

• Trong các tuyên bố, hai ứng cử viên đã thể hiện những quan điểm trái chiều về vấn đề súng đạn. Trong cuốn sách The America We Deserve (tạm dịch: Nước Mỹ mà chúng ta xứng đáng có được) vào năm 2000, ông Trump viết rằng ông ủng hộ việc cấm vũ khí tấn công, cũng như ủng hộ kéo dài thời gian chờ để mua một khẩu súng. Nhưng trong mùa bầu cử 2016, ông Trump đã thể hiện một cách chắc chắn quan điểm ủng hộ súng đạn và phản đối mọi quy định bổ sung. Lập trường gần đây nhất của Trump về quyền sở hữu súng đạn đã được vạch ra trên trang web chính thức của chiến dịch của ông.

• Clinton từng nói rằng bà muốn cân bằng quyền trong Điều bổ sung thứ 2 của Hiến pháp Mỹ với mục tiêu giữ cho súng đạn không rơi vào “tay nhầm người”, nhóm người này theo bà bao gồm những kẻ khủng bố, những kẻ bạo hành gia đình và những người có “vấn đề thần kinh nghiêm trọng”.

• Bà đã kêu gọi “tái thiết theo lẽ thường để không cho những kẻ khủng bố, kẻ bạo hành gia đình và những tội phạm bạo lực khác tiếp cận súng đạn”. Bà ủng hộ “kiểm tra hoàn cảnh toàn diện” và “lấp đầy những kẽ hở cho phép súng đạn rơi vào tay nhầm người”, trong đó có những kẽ hở sau:

  • Kẽ hở về người kinh doanh cá nhân: Theo luật liên bang, những người bán tư nhân không cần (không được phép) thực hiện kiểm tra thông tin cá nhân của người mua. Ngoài ra, những người bán tư nhân cũng không cần ghi lại giao dịch bán, cũng như không cần yêu cầu giấy tờ định danh.
  • Kẽ hở Charleston: Cho phép việc bán súng đạn diễn ra không cần kiểm tra hoàn cảnh sau thời gian chờ 3 ngày để chính phủ thực hiện kiểm tra hoàn cảnh.
  • Kẽ hở online: Cho phép người bán tư nhân thực hiện các giao dịch trong nước trên mạng mà không thực hiện kiểm tra hoàn cảnh.
  • Lập trường chính thức của bà Clinton về quyền sở hữu súng đạn được vạch ra trên trang web chiến dịch tranh cử của bà.

4. Quyền tự do dân sự và an ninh nội bộ

Cả hai ứng cử viên đều chưa đề cập tới vấn đề quyền tự do dân sự được nêu ra bởi việc Edward Snowden tố giác NSA rằng tổ chức này đang thực hiện các hoạt động gián điệp quy mô lớn không chỉ với người nước ngoài mà còn với các đồng minh nước ngoài của Mỹ cũng như công dân và người sinh sống tại Mỹ.

Hình phạt tử hình

Ông Trump đã kêu gọi mở rộng hình phạt tử hình để bao gồm toàn bộ những vụ giết hại cảnh sát. Bà Clinton cũng ủng hộ hình phạt tử hình, nhưng tin rằng hình phạt này chỉ nên được thực hiện cho một số vụ án liên bang.

Về hợp pháp hóa cần sa

Cần sa hiện đang được liệt vào danh sách thuốc Nhóm 1, cùng loại với các hợp chất như heroin, LSD, MDMA (ecstasy) và mescaline. Các loại thuốc có tính gây nghiện cao như cocaine, oxycodone và methamphetamine được phân vào Nhóm 2. Vào tháng 8 năm 2016, chính quyền Obama đã không chấp nhận nới lỏng ràng buộc và từ chối đơn thỉnh nguyện của hai thống đốc và một y tá về việc phân loại lại cần sa.

Ông Trump từng nói rằng việc sử dụng cần sa “vì mục đích y tế – mục đích chữa bệnh – là hoàn toàn ổn.”

• Bà Clinton không có lập trường nào về vấn đề hợp pháp hóa cần sa, ngoài việc tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại, tức là giữ cần sa ở Nhóm 1, và chờ đợi xem những “thử nghiệm” ở Colorado, Washington và Alaska có kết quả ra sao. Trong quá khứ, ông Trump từng đề xuất hợp pháp hóa mọi loại thuốc gây nghiện, cho rằng “cuộc chiến chống ma túy” là “một trò đùa” và rằng hợp pháp hóa thuốc gây nghiện sẽ “lấy đi lợi nhuận của những ông trùm ma túy.” Trong những bài phỏng vấn gần đây hơn, ông Trump từng nói rằng việc sử dụng cần sa “vì mục đích y tế – mục đích chữa bệnh – là hoàn toàn ổn,” với ngụ ý rằng ông không ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa để sử dụng vì mục đích giải trí.

Quyền của người đồng tính

• Sau khi Tòa án Tối cao Mỹ quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2015, quyền của người đồng tính đã trở thành một vấn đề ít mang tính chính trị hơn. Bài so sánh này nêu ra sự thay đổi lập trường của hai ứng cử viên.

• Bà Clinton từng phản đối hôn nhân đồng giới, nhưng ủng hộ kết hợp dân sự và cung cấp các cơ chế bảo vệ về mặt pháp lý cho các cặp đôi và các cá nhân đồng tính – cho tới năm 2013. Khi ý kiến của công chúng về hôn nhân đồng tính thay đổi, nhiều thành viên Đảng Dân chủ – trong đó có tổng thống Obama vào năm 2012 và bà Clinton năm 2013 – đã thể hiện sự ủng hộ hôn nhân đồng giới.

• Ông Trump tỏ ra khá nhất quán trong việc ủng hộ quyền của người đồng tính – mặc dù Đảng Cộng hòa không có chủ trương này – song ông Trump đã nói rằng ông sẽ xem xét việc đề cử các thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ đảo ngược phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Trong nhóm các cá nhân ưu tú ở Thung lũng Silicon ủng hộ ông Trump, có Peter Thiel, vốn là một người đồng tính nam. Ông Trump cũng đã đề xuất một “bài kiểm tra giá trị” cho những người di cư vào Mỹ để kiểm tra xem họ có tương thích về tư tưởng trong các vấn đề quyền phụ nữ và quyền của người đồng tính hay không.

5. Những khác biệt về chính sách đối ngoại

• Cả hai ứng cử viên tổng thống đều tin vào chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, tức là ý niệm rằng Mỹ tốt hơn và tuyệt vời hơn mọi quốc gia nào khác. Tuy nhiên, trong khi lập trường của Clinton thể hiện tính chính thống về chính sách ngoại giao của Mỹ, thì ông Trump lại đưa ra một số đề xuất gây tranh cãi trên khắp thế giới, trong đó có cộng đồng an ninh quốc gia của Đảng Cộng hòa.

• Với tư cách Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ tổng thống Obama, và đệ nhất phu nhân trong nhiệm kỳ tổng thống Clinton, bà Hillary Clinton không hề xa lạ gì với các vấn đề chính sách ngoại giao. Một sô quan điểm chính trị của bà về các vấn đề này như sau:

  • Bà Clinton ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran do chính quyền Obama đàm phán.
  • Bà bỏ phiếu ủng hộ việc đưa quân tới Iraq năm 2003.
  • Trước đây bà Clinton từng bào chữa cho các hành động tra tấn, mặc dù lập trường hiện tại của bà là không ủng hộ việc này.
  • Bà ủng hộ Israel với tư cách một đồng minh, nhưng đây là một vấn đề phức tạp, xét đến việc bà ủng hộ thỏa thuận Iran mà Israel lại phản đối thỏa thuận này. Tình hình còn phức tạp hơn bởi sự thiếu thân thiện giữa ông Obama và thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, xét đến việc bà Clinton đã đóng vai trò Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama.
  • Về IS, bà Clinton muốn “đẩy mạnh chính sách hiện nay”. Bà đã đề xuất chống IS “trên không, chiến đấu trên địa bàn và chiến đấu với chúng trên mạng Internet,” nhưng không làm vậy một cách đơn phương. Chiến sách của Mỹ ở Iraq và Syria hiện nay là khuyến khích các quốc gia trong khu vực tham gia tích cực hơn, đặc biệt là với các nguồn lực quân đội của họ trên địa bàn, với Mỹ cung cấp hỗ trợ trên không và các nguồn lực về chiến thuật/huấn luyện. Và dĩ nhiên là cả tiền bạc và vũ khí.

• Một trong số những nguyên lý trung tâm của lối suy nghĩ của Trump về chính sách đối ngoại là buộc các đồng minh của Mỹ – Nhật Bản, A Rập Saudi, Hàn Quốc, Đức và các thành viên NATO khác – phải “trả tiền”, tức là chi trả cho Mỹ để nhận được cảm giác an toàn từ sự có mặt của quân đội Mỹ trong khu vực của họ. Những quan điểm này đã bị chỉ trích nặng nề. Những đề xuất chính sách quân sự chính của ông Trump, vốn đã và đang bị bà Clinton tấn công, bao gồm:

  • Đàm phán với các thành viên NATO để họ đóng góp nhiều hơn cho liên minh, cả về tài chính cũng như về quân sự. Ông Trump đã nói rằng đối với Mỹ, NATO rất đắt đỏ bởi Mỹ phải chi trả một phần “bất cân đối” cho các khoản chi của tổ chức này. Ông Trump cũng đã nói rằng NATO đã lỗi thời vì tổ chức này được thiết kế nhằm chống lại mối đe dọa từ Liên bang Xô Viết, nhưng “không có các quốc gia cần có để chống lại khủng bố.”
  • Trong một bài phỏng vấn ngày 20/7, ông Trump đã nhắc lại rằng theo cách nhìn của ông, Mỹ không nên đảm bảo tự động hỗ trợ cho một thành viên NATO trong trường hợp thành viên này bị một nước khác tấn công (thường đề cập tới Nga với vai trò bên tấn công). Sự đảm bảo này, theo ông Trump, chỉ nên dành cho các thành viên NATO “đã hoàn thành nghĩa vụ của họ với chúng ta.”
  • Đàm phán với các đồng minh (VD: Nhật Bản) để chi tiền cho Mỹ nhằm duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực của họ, bởi sự hiện diện của Mỹ cung cấp an ninh cho các quốc gia này.
  • Về IS (hay còn gọi là Daesh hoặc ISIL): Ông Trump đã nói rằng ông sẽ đánh bom “phá tan ISIS”. Ông gây nhiều tranh cãi khi đưa ra tuyên bố rằng những người dân thường có liên hệ với các thành viên ISIS phải bị giết. Ông Trump đã nói: “Một điều nữa về những kẻ khủng bố là rằng bạn phải tiêu diệt cả gia đình chúng.”
  • Về Assad (tổng thống Syria): Mỹ và các đồng minh của nước này đã ủng hộ lực lượng nổi dậy Syria chống lại tổng thống Assad. Tuy nhiên, ông Trump đã nói rằng mặc dù “Assad là một người đàn ông tồi tệ. Ông ta đã làm những điều kinh khủng.”, song đối với Trump, việc lật đổ Assad là một ưu tiên ở mức thấp hơn so với việc chiến đấu chống IS, tổ chức mà ông cho rằng đưa ra một mối đe dọa lớn hơn nhiều với Mỹ.
  • Đàm phán lại thỏa thuận với Iran. Tuyên bố đầy đủ hơn của Trump về thỏa thuận Iran được đăng tải trên trang web của ông. Cần lưu ý rằng những tuyên bố của ông Trump về Iran có chứa một số lỗi về thông tin. Những nhà phân tích khác cũng đã chỉ trích góc nhìn của ông Trump về Iran là sai thông tin và bắt nguồn từ sự ngu dốt.
  • Về Iraq: Ông Trump khẳng định rằng ông phản đối chiến tranh Iraq trước sự xâm lược. Tuy nhiên, khẳng định này là sai vì đã có bằng chứng ghi lại việc ông ủng hộ cuộc chiến này một cách do dự trong một cuộc phỏng vấn với Howard Stern vào tháng 9/2002. Tuy nhiên, ông Trump sớm đã thể hiện những lo ngại về chi phí và định hướng của cuộc chiến trong vòng vài tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu. Ông đã tỏ rõ thái độ phê bình cuộc chiến tranh ít nhất kể từ năm 2004.
  • Tuyên bố Trung Quốc đã thao túng tiền tệ và áp đặt thuế nhập khẩu lên các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc.
  • Về Nhật Bản, ông Trump liên tục thay đổi quan điểm; trong một bài phỏng vấn với Fox News vào tháng 4, ông Trump cho biết sẽ tốt hơn cho Nhật Bản nếu nước này tự bảo vệ mình trước Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Vào tháng 6, sau khi bị Clinton chỉ trích trong một bài phát biểu về chính sách ngoại giao, ông Trump đã phủ nhận việc ông từng nói rằng ông muốn Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
  • Về tra tấn, ông Trump chủ trương ủng hộ nới lỏng hạn chế và cho phép các cơ quan Mỹ sử dụng biện pháp tra tấn với các kỹ thuật như trấn nước và hơn thế nữa.

Ông Trump nói rằng NATO đã lỗi thời vì tổ chức này được thiết kế nhằm chống lại mối đe dọa từ Liên bang Xô Viết, nhưng “không có các quốc gia cần có để chống lại khủng bố.” 

• Ông Trump cũng đã chỉ trích chính sách đối ngoại của bà Clinton trong thời gian đảm nhận vị trí Ngoại trưởng thời kỳ 2009-2013, trong đó có cách bà xử lý tình huống ở Benghazi và việc bà sử dụng máy chủ email cá nhân cho những liên lạc chính thức của Bộ Ngoại giao.

• Bản thân bà Clinton cũng đã tự ca ngợi vai trò của bà trong việc môi giới một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel ở dải Gaza để kết thúc một chiến dịch vũ lực kéo dài vào năm 2012. Bà cũng đã nói về việc trong vai trò Ngoại trường, bà đã kêu gọi các đồng minh Mỹ trên toàn thế giới áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Iran vì chương trình hạt nhân của nước này nhằm đặt áp lực lên chính phủ Iran để tán thành với một thỏa thuận thanh tra hạt nhân.

Thổ Nhĩ Kỳ

• Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS, nhưng mối quan hệ giữa hai nước là hết sức phức tạp do sự ủng hộ của Mỹ với người Kurd. Người Kurd hiện đang là một trong số những đồng minh mạnh nhất mà Mỹ có được trong việc chiến đấu chống lại IS, song người Thổ lại lo ngại việc người Kurd ly khai khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và tạo nên một nhà nước người Kurd riêng rẽ.

• Đã có một nỗ lực đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng 7/2016. Trong giai đoạn hậu đảo chính, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã áp đặt tình trạng khẩn cấp trong đất nước này và được cho là đã tận dụng cuộc đảo chính bất thành để thanh trừng các kẻ thù chính trị của ông này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra một vài tuyên bố thuyết phục Erdogan tôn trọng luật pháp. Lập trường của Hillary cũng giống như lập trường của Kerry và của chính quyền Obama. Tuy nhiên, ông Trump đã ca ngợi cách ông Erdogan xử lý vụ đảo chính và ngăn không cho nó thành công. Ông Trump cũng nói rằng Mỹ thiếu thẩm quyền về mặt đạo đức để hô hào Erdogan và các quốc gia khác tuân thủ pháp luật, khi xét tới những bất ổn dân sự ở Mỹ có liên quan tới việc sát hại các sỹ quan cảnh sát.

6. Chính sách năng lượng và môi trường

Đường ống dẫn dầu Keystone XL

• Sau nhiều tháng từ chối thể hiện lập trường về đường ống Keystone XL, bà Clinton đã thông báo rằng bà phản đối đường ống dẫn dầu này, một động thái mà nhiều người cho rằng chỉ là phản ứng trước thách thức giành tư cách ứng cử viên cánh tả của ông Bernie Sanders. Bà Clinton đã nói:

• “Tôi không nghĩ chúng ta cần có một đường ống mang dầu bẩn đến, khai thác cát dầu ở miền tây Canada, qua biên giới của chúng ta.”

• Ông Trump cho biết ông sẽ thông qua dự án đường ống Keystone XL nếu thỏa thuận này được đàm phán lại và chính phủ liên bang Mỹ nhận được 25% lợi nhuận từ dự án đường ống này.

Sự nóng lên toàn cầu/Biến đổi khí hậu

• Ông Trump từng nói rằng sự nóng lên toàn cầu chỉ là một trò lừa đảo.

• “Khái niệm về nóng lên toàn cầu được tạo ra bởi và cho người Trung Quốc để khiến cho ngành sản xuất của Mỹ mất đi tính cạnh tranh.” — Donald J. Trump (@realDonaldTrump) – 06/11/2012

• Tuy nhiên, khi bà Clinton nhắc tới khẳng định này trong cuộc tranh luận đầu tiên của hai ứng cử viên, ông Trump đã phủ nhận nó. Người quản lý chiến dịch của ông sau đó đã giải thích rằng ông Trump không tin rằng nóng lên toàn cầu là một hiện tượng do con người tạo ra. Ông Trump cũng là một người ủng hộ hoạt động fracking; ông tin rằng fracking sẽ dẫn tới độc lập về năng lượng cho người Mỹ và rằng giá khí tự nhiên giảm sẽ là một lợi thế chiến lược cho nước này.

• Bà Clinton đã nói rằng biến đổi khí hậu là có thật, theo quan điểm của phần lớn các nhà khoa học. Bà Clinton đã hứa hẹn sẽ triển khai những khoản đầu tư lớn vào ngành năng lượng sạch, với mục tiêu tới năm 2020 sở hữu 500 triệu tấm pin mặt trời trong cả nước. Bà cũng đã thể hiện những nghi ngờ về việc có nên cho phép khoan dầu ở Bắc Cực hay không. Về vấn đề fracking, bà Clinton đã kêu gọi đưa ra các quy định nghiêm ngặt, song không thẳng thừng phản đối fracking.

7. Tranh luận giữa bà Clinton và ông Trump

Cuộc tranh luận Clinton – Trump đầu tiên

• Cuộc tranh luận tranh cử tổng thống đầu tiên giữa Donald Trump và Hillary Clinton đã được tổ chức tại đại học Hofstra vào ngày 26/9. Đó là một cuộc tranh luận nẩy lửa, trong đó hai ứng cử viên đều công kích lẫn nhau. Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng bà Clinton đã chiến thắng cuộc tranh luận này; bà có vẻ đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, với những câu trả lời chi tiết hơn về chính sách. Nhưng một số lời trao đổi có lợi cho bà Clinton đã được người điều hành sắp đặt trước. Đài BBC trung lập cho biết:

• “… lối mở cho lợi thế của bà Clinton được sắp đặt trước bởi người điều hành. Ông này trước tiên nêu ra vấn đề về thuế của ông Trump. Ông hỏi về tranh cãi về nơi sinh của tổng thống Obama. Ông dồn ông Trump vào vấn đề chiến tranh Iraq và gợi ra nhận xét của ông Trump về “ngoại hình” của bà ấy, dẫn tới một cuộc thảo luận kéo dài về khí chất và óc suy xét của một tổng thống. Những điểm yếu của bà Clinton – cụ thể là việc bà sử dụng máy chủ thư điện tử cá nhân và những bất đồng tiềm năng về lợi ích trong quỹ từ thiện của bà – gần như không được thảo luận.”

• Nếu người chiến thắng trong xung đột chính trị được xác định trên loại mặt trận mà họ chiến đấu, thì phần lớn cuộc tranh luận đã diễn ra trên địa hình có lợi cho ứng cử viên Đảng Dân chủ. Trong đó có một số là nhờ chiến lược hiệu quả và sự chuẩn bị của bà; đó là lợi thế của một luật sư. Một số là do sai lầm và sự lan man của ông Trump; đó là thất bại của một người bán hàng không quảng cáo được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều trong số đó là do ông Holt. Điều này sẽ khiến Đảng Dân chủ mỉm cười, và khiến những người ủng hộ ông Trump la ó.

Những điểm nổi bật trong cuộc tranh luận

• Ông Trump chỉ trích bà Clinton về các thỏa thuận thương mại như NAFTA hay TPP, về việc bà xóa thư điện tử, để cho IS phát triển trong thời gian còn đang làm Ngoại trưởng. Ông cho biết bà là người có kinh nghiệm, nhưng là loại kinh nghiệm không phù hợp. Ông cũng nói rằng ông nghĩ bà không có đủ sức chịu đựng để trở thành tổng thống. Bà Clinton đã đưa ra lời phản bác về việc đi tới 112 quốc gia và trả lời chất vấn 11 tiếng liền trước Quốc hội. Bà Clinton đã giáng một đòn mạnh vào ông Trump về việc ông này không công bố hồ sơ khai thuế của mình, buộc tội ông đang cố gắng che dấu điều gì đó. Bà cũng đã chỉ trích ông về việc nghi ngờ quyền công dân Mỹ của ông Obama, và không nộp thuế thu nhập liên bang, điều mà ông Trump cho là một hành động thông minh. Cuối cùng, bà Clinton chỉ trích ông Trump về những nhận xét của ông về một số người phụ nữ (“đây là người đàn ông từng gọi phụ nữ là lợn, là bùn, là chó”).

Kết quả điều tra ý kiến về hai ứng cử viên

• Hillary Clinton vốn dẫn trước trong các cuộc điều tra ý kiến trên cả nước, song ông Donald Trump đã rút ngắn được khoảng cách, đặc biệt là sau khi chính thức trở thành ứng cử viên của Đảng Cộng hòa.

• RealClearPolitics đã tổng hợp số liệu trung bình của các cuộc điều tra ý kiến, cho ra kết quả giống với tổng hợp của Wikipedia và cho thấy bà Clinton đang dẫn trước với khoảng cách nhỏ và biến động cho tới giữa tháng 7/2016.

• Trang FiveThirtyEight.com cũng tiến hành theo dõi ý kiến của người dân Mỹ. Mô hình của họ cho thấy bà Clinton dẫn trước một cách ổn định hơn và với khoảng cách hơi rộng hơn. Mô hình này cũng khác so với các mô hình khác bởi nó thể hiện sự chạy đua 3 bên, bao gồm cả ứng cử viên tự do Gary Johnson.

8. Tranh cãi và chỉ trích

Không thể bàn tới cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 mà không nhắc tới những tranh cãi gây khó khăn cho các ứng cử viên.

Chỉ trích về Hillary Clinton

Hai vấn đề sơ hở nhất của Hillary Clinton nảy sinh trong thời gian bà làm Ngoại trưởng: vụ tấn công vào cơ quan ngoại giao Mỹ ở Benghazi và việc bà sử dụng thư điện tử cá nhân thay vì thư điện tử chính thức của Bộ Ngoại giao.

Bà Clinton đã bị chỉ trích về vai trò của bà trong những sự kiện xoay quanh vụ tấn công vào cơ quan ngoại giao của Mỹ ở Benghazi, Libya vào ngày 11/9/2012. Đại sứ Mỹ và 3 người Mỹ khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công này. Ban đầu, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng đã quy trách nhiệm cho sự giận dữ của đám đông nảy sinh từ phản ứng trước đoạn video mang tên Innocence of Muslims trên Youtube. Sau này, vụ việc mới được làm sáng tỏ, rằng đây là một vụ tấn công khủng bố được lên kế hoạch từ trước. Bà Clinton không chỉ bị chỉ trích bởi đánh giá ban đầu thiếu chính xác này, mà còn bởi việc Bộ Ngoại giao, dưới quyền lãnh đạo của bà, đã từ chối yêu cầu tăng cường an ninh của nhân viên an ninh Mỹ Eric Nordstrom cho nhiệm vụ ở Benghazi.

• Thư điện tử

Khi còn là Ngoại trưởng, bà Clinton đã sử dụng một tài khoản thư điện tử cá nhân, với các bức thư được lưu trữ trên máy chủ thư điện tử cá nhân của bà, để gửi và nhận những thông điệp chính thức của Bộ Ngoại giao. Trong số đó có vài nghìn bức thư sau đó đã được đánh dấu tuyệt mật. Cuộc điều tra do FBI tiến hành đã kết luận rằng bà Clinton đã “hết sức bất cẩn” trong việc xử lý hệ thống thư điện tử của mình, song lại đưa ra khuyến nghị rằng bà sẽ không bị kết tội. Trong một động thái bị nhiều thành viên Đảng Cộng hòa chỉ trích, Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch đã tuyên bố rằng Bộ Tư pháp sẽ không khởi tố bà Clinton dù bà đã vi phạm pháp luật.

• Liên hệ với Phố Wall

Bà Clinton đã thu được hàng triệu đô-la từ phí diễn thuyết trong nhiều năm, trong đó có khoản tiền 225.000 USD cho việc xuất hiện trong cuộc hội thảo “Builders and Innovators” của Goldman Sachs và nói chuyện với CEO của Goldman là Lloyd Blankfein. Chiến dịch Clinton đã bị chỉ trích là cố gắng che đậy mối liên hệ của bà với phố Wall.

• Liên hệ với các công ty dầu mỏ

Bà Clinton cũng phải đối mặt với những cáo buộc về việc Quỹ Clinton được hưởng số tiền quyên góp lên tới hàng triệu đô-la từ các công ty dầu mỏ. Những công ty này hiện đang vận động hành lang với Bộ Ngoại giao để được cho phép tiến hành dự án đường ống dẫn dầu từ Canada.

• Chủ trương ủng hộ chiến tranh và sự nổi dậy của IS

Nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange đã đưa ra lời buộc tội trong một đoạn phỏng vấn truyền hình rằng Hillary Clinton là một người ủng hộ chiến tranh, và nêu ra ví dụ về Libya:

• “Những thư điện tử mà chúng tôi [Wikileaks] tiết lộ về sự tham gia của bà ấy ở Libya, và những khẳng định từ các tướng lĩnh Lầu Năm Góc, cho thấy rằng bà Hillary đã bỏ qua sự do dự của Lầu Năm Góc trong việc lật đổ Muammar Gaddafi ở Libya. Bởi họ [Lầu Năm Góc] dự đoán rằng kết quả hậu chiến sẽ là điều gì đó giống như hiện nay, tức là IS chi phối đất nước này.”

Chỉ trích về Donald Trump

Ông Donald Trump cũng không thiếu gì những lời chỉ trích hay tranh cãi.

• Cáo buộc phân biệt chủng tộc

Ông Trump đã bị coi là một người phân biệt chủng tộc vì những nhận xét của ông về người nhập cư Mexico và vì đề xuất một lệnh cấm nhập cảnh đối với người Hồi giáo không phải là công dân Mỹ.

• Khizr và Ghazala Khan

Khizr Khan, một người Hồi giáo nhập cư và là cha của một người lính Mỹ bị thiệt mạng ở Iraq, đã phát biểu tại đại hội Đảng Dân chủ và chỉ trích ông Trump vì những đề xuất chống lại người Hồi giáo. Ông cũng đã chỉ trích ông Trump chưa từng có sự hy sinh cá nhân nào. Những nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa muốn ông Trump bỏ qua lời nói của Khan và không phản ứng lại. Tuy nhiên, khi George Stephanopoulos yêu cầu ông Trump trả lời trước lời chỉ trích này trong một bài phỏng vấn trên truyền hình, ông Trump đã đưa ra một lời nhận xét về vợ của Khizr Khan, bà Ghazala, người đã có mặt trên sân khấu trong bài phát biểu của chồng nhưng không phát biểu: “Nếu anh nhìn vào vợ ông ấy, bà ấy chỉ đứng đó. Bà ấy không có gì để nói. [Có lẽ] bà ấy không được phép có gì để nói.”

• Lời nhận xét của ông Trump đã đối mặt với sự phản đối rộng rãi không chỉ từ Đảng Dân chủ mà còn từ các thành viên cốt cán của Đảng Cộng hòa như Paul Ryan hay John McCain, cả hai đều có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với ứng cử viên Đảng Cộng hòa.

• Đại học Trump

Đại học Trump là một tổ chức kinh doanh được Donald Trump và một số đối tác của ông sáng lập. Mặc dù đó không phải là một trường đại học được chứng nhận, song công ty này cũng cung cấp các khóa đào tạo về bất động sản, quản lý tài sản, kinh doanh và tạo dựng của cải. Dù không còn hoạt động nữa, song đại học Trump và bản thân ông Donald Trump hiện vẫn đang dính líu vào một số vụ kiện do những sinh viên cũ của đại học này buộc tội rằng đây là công ty lừa đảo, đưa ra những khẳng định sai sự thật.

• Ngoài những lời buộc tội liên quan tới công ty này, ông Trump còn gây tranh cãi khi tuyên bố rằng thẩm phán của một trong số những vụ kiện này đã gây bất lợi cho ông Trump vì ông này là người Mỹ gốc Mexico. Lời cáo buộc này của ông Trump cũng đã bị chỉ trích rộng rãi cả trong và ngoài đảng của ông

• Hồ sơ khai thuế

Donald Trump là ứng cử viên tổng thống duy nhất của một đảng chính trị lớn trong 50 năm gần đây không công bố hồ sơ khai thuế của mình. Rất nhiều lý do đã được các nhà phê bình phỏng đoán và đưa ra, từ việc thiếu đóng góp từ thiện, cho tới việc thu nhập và của cải của ông có thể thấp hơn nhiều so với ông tuyên bố, cho tới những cáo buộc rằng nó có thể để lộ những liên hệ với các nhân vật đầu sỏ chính trị ở Nga.

• Nga và Putin

Trong một khẳng định về tai tiếng thư điện tử của bà Clinton, ông Trump đã phát biểu trong một cuộc mít tinh:

“Họ [hacker Nga] có lẽ có 33.000 thư điện tử mà bà ấy đã làm mất và xóa đi. Nga, nếu các bạn đang nghe tôi, tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy 30.000 thư điện tử bị mất. Tôi nghĩ các bạn sẽ được giới báo chí của chúng tôi thưởng hậu hĩnh. Hãy xem xem điều đó có xảy ra không. Nó sẽ là điều tiếp theo.”

Ông Trump có một lịch sử dài những thỏa thuận làm ăn với người Nga. Ông cũng đã ca ngợi Putin trong nhiều phát biểu. Về mặt lịch sử, và đặc biệt là dưới thời tổng thống Obama, nước Mỹ đã có mối quan hệ đối nghịch với Putin. Nước Nga dưới thời Putin là đồng minh của tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nga cũng đã giúp Assad bằng việc triển khai các cuộc không kích chống lại IS ở Trung Đông. Trong khi IS là kẻ thù chung của Mỹ và Nga, những điều kiện khác đã ngăn không cho hai cường quốc này hợp tác vững chắc với nhau. Những nhận xét của Trump về ông Putin là một sự tách biệt khỏi chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ, và do đó là một nguồn gây tranh cãi và phản đối trong số nhiều quan chức ngoại vụ.

9. Sức khỏe

Sức khỏe của một ứng cử viên thường không phải là vấn đề, song trong cuộc bầu cử này, ông Trump đã có những lời đả kích vấn đề sức khỏe và “sức chịu đựng” của bà Clinton. Bác sỹ của bà Clinton đã công bố một báo cáo cho thấy tình trạng sức khỏe của bà nhìn chung là tốt, song đồng thời cũng ghi chú về tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch sâu. Báo cáo cho biết bà Clinton không hút thuốc và cũng không sử dụng chất kích thích; bà thỉnh thoảng có uống rượu.

Vào ngày 11/9 vừa qua, bà Clinton đã đứng không vững và suýt ngất tại buổi tưởng niệm ngày 11/9 ở New York; báo cáo cho biết bà đã mắc chứng viêm phổi, một chứng bệnh có thể do vi khuẩn (2/3 số trường hợp) hoặc vi rút gây ra. Bác sỹ của bà Clinton đã công bố một thông báo nói rằng bà đã được kê đơn thuốc kháng sinh và được khuyến cáo nên nghỉ ngơi, nhưng không chỉ rõ bà đang mắc loại bệnh viêm phổi nào. Kháng sinh không thể chữa trị được viêm phổi do vi rút, nhưng thường được kê đơn để tránh lan truyền viêm nhiễm.

Bác sỹ của ông Trump cũng đã công bố một lá thư về sức khỏe của ông này, nhưng lá thư này đã gây tranh cãi do nó sử dụng ngôn ngữ phóng đại và ông này cho biết đã viết lá thư chỉ trong 5 phút. Lá thư nói rằng ông Trump đang có sức khỏe rất tốt, và ghi chú rằng ông không hút thuốc cũng không uống rượu.

David L. Scheiner, một phó giáo sư thuộc đại học Y khoa Illinois và là bác sỹ riêng của tổng thống Obama trong suốt 22 năm đã viết trong một bài báo rằng cả hai ứng cử viên đều chưa công bố đầy đủ thông tin về sức khỏe của họ khi xét tới tuổi tác của họ – một trong hai ứng cử viên, một người 69 tuổi, một người 70 tuổi, sẽ trở thành tổng thống già thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ.  

Cuộc tranh luận đầu tiên

Bà Hillary Clinton gây ấn tượng

Sau 90 phút tranh luận vào tối 26/9 giờ Mỹ (sáng 27/9 theo giờ Việt Nam) tại hội trường Đại học Hofstra ở Hempstead, thành phố New York, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đã kết thúc cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cả hai đều tranh thủ “trận so găng” này để công kích các quan điểm chính sách của nhau và bà Hillary được đánh giá đã có một buổi tối gây ấn tượng mạnh hơn.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên gồm 3 chủ đề: Hướng đi tương lai của nước Mỹ, Làm thế nào đạt thịnh vượng và Đảm bảo An ninh cho đất nước.

Mở đầu, cựu Ngoại trưởng Hillary đã công kích các quan điểm chính sách kinh tế của tỷ phú Trump. Bà đặt câu hỏi liệu ông Trump sẽ đưa nền kinh tế Mỹ đi về đâu khi mà các công ty thuộc quyền sở hữu của ứng cử viên này đã 4 lần tuyên bố phá sản và bản thân ứng cử viên Cộng hòa không nộp thuế liên bang trong nhiều năm, đồng thời bà cũng thách thức đối thủ công khai hồ sơ thuế.

Đáp lại, ứng cử viên Donald Trump bày tỏ hoài nghi đối với những cam kết của bà Hillary và yêu cầu cựu Ngoại trưởng Mỹ công khai hơn 33.000 lá thư điện tử cá nhân. Ứng viên này cho rằng người lao động Mỹ đang bị cướp việc làm, giảm thu nhập bởi những thỏa thuận thương mại yếu kém, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và nền kinh tế Mỹ thì đang nợ 20.000 tỷ USD.

Liên quan tới tương lai của nước Mỹ, bà Hillary tuyên bố nước Mỹ phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đẳng đối với các sắc tộc thiểu số khi mà số công dân da màu bị các nhân viên thực thi pháp luật bắt giữ hoặc bắn chết cao hơn hẳn so với công dân da trắng; tình trạng quản lý súng đạt thiếu chặt chẽ khiến số vụ xả súng ngày càng tăng.

Đáp lại quan điểm trên, ông Trump cho rằng nước Mỹ cần phải khôi phục trật tự xã hội và luật pháp. Theo ứng cử viên Cộng hòa, vấn đề người nhập cư trái phép là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này. Về chính sách đối ngoại, bà Hillary đánh giá an ninh mạng là một trong những thách thức lớn nhất của Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Về phần mình, tỷ phú Trump cáo buộc trong 8 năm Tổng thống Barack Obama cầm quyền, nước Mỹ đã đánh mất khả năng kiểm soát đối với Internet và khiến lĩnh vực an ninh mạng trở nên dễ bị tổn thương.

Đối với cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq, ứng cử viên Hillary tuyên bố nếu trở thành chủ nhân Nhà Trắng, bà sẽ tăng cường chiến dịch không kích, ngăn chặn mọi nguồn cung cấp tài chính và chiến binh nước ngoài của IS.

(Nguồn: ABC15 Arizona)

Còn ứng cử viên Trump thì cho rằng chính quyền Obama đang thực thi một chính sách yếu đuối trong cuộc chiến này và ông Obama cùng bà Hillary phải chịu trách nhiệm về sự hình thành của IS.

Ứng cử viên Hillary cũng cam kết sẽ tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác an ninh chủ chốt, trong khi ông Trump nhắc lại quan điểm rằng Mỹ không thể bảo vệ tất cả các nước và đồng minh của Washington sẽ phải gánh vác những trách nhiệm lớn hơn.

Truyền thông tại Mỹ cho biết có thể cuộc tranh luận này thu hút lượng khán giả kỷ lục hơn 100 triệu người xem.

Theo kết quả thăm dò nhanh Internet được trang mạng fortute.com thực hiện ngay sau cuộc tranh luận, bà Hillary được đánh giá màn trình diễn ấn tượng hơn với 54% số phiếu bầu, trong khi ông Trump nhận được 45% số phiếu.

Theo kế hoạch, 2 ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump sẽ tiến hành tổng cộng 3 cuộc tranh luận trực tiếp trước ngày bầu cử 8/11.

Cuộc tranh luận thứ hai diễn ra ngày 9/10 tại trường Đại học Washington ở thành phố St. Louis (bang Missouri) và cuộc tranh luận thứ ba sẽ được tổ chức tại trường Đại học Las Vegas ở thành phố Las Vegas (bang Nevada).

Ngoài ra, hai ứng cử viên liên danh Phó Tổng thống cũng sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp tại Đại học Longwood ở bang Virginia./.

(Ảnh: AP)
(Ảnh: AP)

Cuộc tranh luận thứ hai

Cục diện chưa có bước chuyển

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và tỷ phú bất động sản Donald Trump đã tiếp tục có màn tranh luận hết sức gay gắt trong cuộc “đối mặt” lần thứ hai, vừa diễn ra sáng 10/10 (theo giờ Hà Nội).

Theo các nhà quan sát và các chuyên gia phân tích tại Mỹ, bà Clinton đã một lần nữa tỏ rõ ưu thế trước đối thủ của mình trong 90 phút tranh luận trực tiếp, song tổng thể cục diện cuộc đua vẫn chưa có bước chuyển đáng kể.

Bước vào cuộc “đối mặt” lần hai, ông Trump bị đánh giá là yếu thế hơn do vướng vào bê bối “khiếm nhã với phụ nữ” khiến dư luận hết sức bất bình. Nhiều nghị sỹ tên tuổi của đảng Cộng hòa đã tuyên bố rút lại quyết định ủng hộ ông Trump, thậm chí còn có ý kiến yêu cầu ông rút khỏi cuộc đua. Trong bối cảnh như vậy, ông Trump bước vào cuộc tranh luận với thế “phòng thủ” hơn, trong khi bà Clinton, với những kinh nghiệm lão luyện trên chính trường, đã tận dụng lợi thế để chiếm thế chủ động.

Theo giới phân tích, cuộc tranh luận lần này là một màn “đấu khẩu” quyết liệt và căng thẳng bậc nhất lịch sử khi hai bên liên tục tìm cách dồn ép đối thủ với những câu chỉ trích thẳng thừng, nhắm vào những nội dung vừa gai góc, vừa nhạy cảm, như lối ứng xử mẫu mực xứng đáng với vai trò lãnh đạo quốc gia.

Bà Clinton đã chỉ trích những phát ngôn khiếm nhã của ông Trump đối với phụ nữ. Đáp lại, với một thái độ bình tĩnh, tỷ phú Trump đã xin lỗi về những phát ngôn của mình, đồng thời hướng sự chú ý của khán giả đến vụ bê bối tình ái của cựu tổng thống Bill Clinton. Ông Trump tiếp tục “tấn công” với những chỉ trích nặng nề nhằm vào bà Clinton liên quan vụ bê bối thư điện tử, thậm chí còn đe dọa bà Clinton “sẽ phải bóc lịch” nếu ông trở thành tổng thống.

Sau màn công kích cá nhân, hai ứng cử viên tiếp tục tranh luận nảy lửa về các vấn đề đối nội và đối ngoại khác, như đạo luật chăm sóc y tế “ObamaCare”, chính sách thuế, cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, và đặc biệt là vấn đề người Hồi giáo và người tị nạn Syria. Khác với lần tranh luận trước, lần này các ứng cử viên phải trả lời câu hỏi không chỉ của điều phối viên mà còn của các cử tri liên quan những vấn đề nổi cộm được cử tri Mỹ quan tâm nhiều nhất.

Với phong thái điềm tĩnh, tự chủ trong suốt cuộc tranh luận, bà Clinton đã trả lời trôi chảy các câu hỏi, kể cả về những nội dung hóc búa, như vụ bê bố thư điện tử, cách hành xử của ông Trump hay quan hệ với Nga… Với những chủ đề bà có nhiều kinh nghiệm hơn, như giáo dục hay chống biến đổi khí hậu, bà đã có phần trình bày kỹ càng và cụ thể hơn hẳn đối thủ. Bên cạnh đó, bà cũng khéo léo, linh hoạt trong việc chiếm lĩnh sân khấu, qua đó khiến hình ảnh của ông Trump trở nên lu mờ, gượng gạo trước ống kính.

Hầu hết các nhà phân tích đánh giá bà Clinton tiếp tục chiếm ưu thế trong màn đối đầu mới nhất, tuy nhiên không thể hiện được sự chi phối áp đảo như trong trận đầu tiên cũng như là như mong đợi của cử tri. Kết quả cuộc thăm dò chớp nhoáng do CNN/ORC thực hiện cho thấy 57% cử tri cho rằng bà Clinton tiếp tục chiếm thượng phong. Trong khi dù được đánh giá đã có “show diễn” hay hơn lần trước, ông Trump chỉ giành được 34% ủng hộ. Đánh giá trên trang Oxford Eagle, nhà bình luận David Magee khẳng định bà Clinton đã vượt qua ông Trump một cách “rõ ràng và thuyết phục”. Tương tự, trang Bustle khẳng định kỹ năng tranh luận của đại diện đảng Cộng hòa còn kém xa đối thủ đảng Dân chủ.

Về phía ông Trump, các chuyên gia đều có chung nhận định dù yếu thế hơn, nhưng tỷ phú 70 tuổi này đã có màn thể hiện tốt hơn lần tranh luận trước và đạt được những thành công nhất định. Ông đã vượt qua được những chỉ trích liên quan vấn đề ứng xử với phụ nữ, đồng thời dùng những lập luận chặt chẽ để chỉ trích quan điểm của bà Clinton trong các lĩnh vực thương mại tự do, y tế, nhập cư…

Tờ Wall Street Journal nhận định: “Bà Clinton đã cố gắng nhưng vẫn bị cuốn vào những vấn đề nhạy cảm liên quan đến vụ bê bối thư điện tử và bê bối tình ái của ông Bill Clinton.” Còn tờ New York Times cho rằng các nghị sỹ Cộng hòa có thể suy nghĩ lại về việc quay lưng với ông Trump sau cuộc tranh luận này.

Theo giới chuyên gia, cuộc tranh luận lần hai với hình thức mở và không giới hạn chủ đề này sẽ giúp công chúng đánh giá tốt hơn về các ứng cử viên trong các vấn đề của quốc gia. Tuy nhiên, việc hai ứng cử viên quá tập trung công kích các vấn đề riêng tư của nhau khiến truyền thông Mỹ đưa ra những đánh giá tiêu cực về cuộc tranh luận lần này. Bình luận viên Stephen Collinson của kênh CNN đã bày tỏ “Nền chính trị Mỹ đã thay đổi… Truyền thống thiêng liêng của một cuộc tranh luận, nơi các ứng cử viên tổng thống đưa ra tầm nhìn của mình cho tương lai quốc gia, đã trở thành một cái gì đó khiến người ta ớn lạnh.”

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, chủ nhân mới của Nhà Trắng sẽ được xác định. Từ nay tới đó, cả bà Clinton và ông Trump vẫn còn cơ hội thể hiện mình trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ 3 cùng các chuyến vận động tranh cử ở nhiều bang quan trọng. Các nhà bình luận cho rằng để có thể giành chiến thắng thuyết phục trong vòng đối mặt tới, đặc biệt là để thu hút lá phiếu của các cử tri còn do dự, các ứng cử viên cần đưa ra được những chính sách cụ thể hơn trong cả vấn đề đối nội và đối ngoại, thay vì chỉ tập trung công kích lẫn nhau./.

(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)

Tim Kaine vs Mike Pence

“Khẩu chiến nảy lửa” giữa hai ứng viên phó tổng thống

Trưa 5/10 theo giờ Việt Nam, hai ứng cử viên liên danh tranh cử Phó Tổng thống Mỹ năm 2016 là Tim Kaine của đảng Dân chủ và Mike Pence của đảng Cộng hòa đã hoàn tất cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và cũng là duy nhất, trong đó các vấn đề nổi bật về chính sách đối nội-đối ngoại của nước Mỹ đều được hai ứng cử viên đưa ra tranh luận.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cuộc tranh luận kéo dài 90 phút tại hội trường Đại học Longwood ở tiểu bang Virginia và được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc vào “khung giờ vàng” 21 giờ ngày 4/10.

Ông Tim Kaine và ông Mike Pence đã dành phần lớn thời gian cuộc tranh luận để công kích ứng cử viên liên danh tranh cử chức tổng thống của đối thủ.

Ứng cử viên Dân chủ Kaine cáo buộc tỷ phú Donald Trump là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ, coi thường phụ nữ và các cộng đồng thiểu số, đồng thời không có đóng góp đáng kể nào cho nguồn thu thuế liên bang trong nhiều năm.

Đáp lại, ông Pence cố gắng phác họa hình ảnh bà Hillary Clinton là người không đáng tin cậy để đảm đương cương vị chủ nhân Nhà Trắng và bà đã thất bại trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama.

Về chính sách đối nội, ông Pence chỉ trích Chính quyền của Tổng thống Obama đã khiến nước Mỹ phải gánh khoản nợ công cao kỷ lục, theo đuổi một chương trình chăm sóc sức khỏe “điên rồ” mang tên Obamacare khi hàng triệu người vẫn sống trong nghèo đói, nền kinh tế đang “thực sự khó khăn” và bị kìm hãm bởi những “thỏa thuận thương mại gây trở ngại cho các công nhân Mỹ.”

Theo ứng cử viên này, tỷ phú Trump chính là người có đủ khả năng “thiết kế” những thỏa thuận mang lại cho Mỹ hàng tỷ USD, hàng chục nghìn việc làm và đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại.”

Trong khi đó, ông Kaine chỉ trích ông Trump luôn đặt mình lên trên hết và đang phát động một chiến dịch tranh cử tổng thống bằng những tuyên bố gây sốc và lăng mạ người khác.

Ông Kaine cũng cho rằng chủ trương cắt giảm thuế doanh nghiệp của ứng cử viên Trump sẽ đẩy nước Mỹ trở lại vòng xoáy suy thoái. Theo ứng cử viên này, Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc và tồn tại các cộng đồng người nhập cư.

Chủ trương của tỷ phú Trump trục xuất hàng triệu người nhập cư không giấy tờ và xây bức tường biên giới với Mexico là hành động đi ngược lại giá trị truyền thống của nước Mỹ.

Ngoài ra, hai ứng cử viên cũng “đấu khẩu nảy lửa” về vấn đề kiểm soát súng đạn, quyền của người đồng giới và tình trạng phân biệt sắc tộc tại Mỹ.

Về chính sách đối ngoại, ông Kaine cho rằng bà Clinton là người có bề dày kinh nghiệm đối ngoại sau thời gian giữ cương vị ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 2009-2013 và nữ chính khách này có đủ phẩm chất để “đối đầu với Nga.”

Trong khi đó, ông Pence lại nhấn mạnh việc Tổng thống Nga Vladimir Putin từng thể hiện sự tôn trọng đối với ông Trump vì các phẩm chất “mạnh mẽ, minh bạch và đơn giản.”

Kết quả thăm dò qua mạng Internet ngay sau cuộc tranh luận cho thấy ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa Pence được đánh giá có màn trình diễn ấn tượng hơn. 

Ông Kaine nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran đang góp phần ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, ông Pence chỉ trích bà Clinton phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong vấn đề Iraq và cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện nay.

Kết quả thăm dò qua mạng Internet ngay sau cuộc tranh luận cho thấy ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa Pence được đánh giá có màn trình diễn ấn tượng hơn.

Kết quả thăm dò của tờ The Wall Street Journal thậm chí còn cho thấy ông Pence đã thể hiện thuyết phục hơn tỷ phú Trump trong cuộc tranh luận đầu tiên./.

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Vẻ đẹp Hà Nội Xưa và Nay

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khoảnh khắc Hà Nội rưng rưng cảm xúc “khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy, nhịp trống rung 36 phố phường.” Thủ đô đã trải qua biết bao đổi thay, nhiều bức ảnh tư liệu về Hà Nội trong quá khứ vẫn còn đọng lại mãi trong tâm thức bao người.

Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2016), hãy cùng VietnamPlus nhìn ngắm sự thay đổi của “Hà Nội Xưa và Nay” để hiểu và thêm yêu một Thủ đô thanh bình và rất đỗi thân quen qua từng góc ảnh.

Hình ảnh Hà Nội Xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu lịch sử khác nhau, các bức ảnh Hà Nội ngày nay do phóng viên Lê Minh Sơn của VietnamPlus thực hiện.

bacbophu-1476022777-13.jpg vnpbacbop-1476022801-98.jpg
bolaodong-1476023026-7.jpg vnpbolaod-1476023035-91.jpg
buudienha-1476023104-87.jpg vnpbuudien-1476023114-3.jpg
caulongbie-1476023162-30.jpg vnpcaulong-1476023170-82.jpg
chodongxua-1476023249-82.jpg vnpchodong-1476023259-31.jpg
chuamotcot-1476023292-11.jpg vnpchuamot-1476023300-38.jpg
congnhavan-1476023402-23.jpg vnpcongnha-1476023415-15.jpg
daihoctong-1476023442-21.jpg vnpdaihoc-1476023455-89.jpg
denquantha-1476023541-64.jpg vnpdenquan-1476023551-95.jpg
gahangco-1476023606-95.jpg vnpgahang-1476023618-11.jpg
hanoitutr-1476023657-50.jpg vnphanoit-1476023665-81.jpg
hoguom-1476023768-52.jpg vnphoguom-1476023775-46.jpg
nhahatlon-1476023818-90.jpg vnpnhahat-1476023827-88.jpg
nhatholon-1476023895-97.jpg vnpnhatho-1476023907-83.jpg
oquanchuon-1476023947-69.jpg vnpoquanc-1476023956-27.jpg
phohangtha-1476024013-21.jpg vnpphohang-1476024021-43.jpg
thanhcuaba-1476024062-55.jpg vnpthanhcu-1476024071-85.jpg
thaphoapho-1476024235-96.jpg vnpthaphoa-1476024259-89.jpg
trusocong-1476024335-84.jpg vnptrusoc-1476024342-93.jpg
trunghocco-1476024392-2.jpg vnptrungho-1476024400-7.jpg
vanmieu-1476024455-74.jpg vnpvanmieu-1476024460-42.jpg

Quốc Trung và Scorpions

Phải đợi đến ba năm cùng nỗ lực đáp ứng “hằng hà sa số” điều kiện khủng khiếp về kỹ thuật, âm thanh, tổ chức… nhà sản xuất Monsoon mới mời được Scorpions về biểu diễn tại Lễ hội Âm nhạc Gió mùa 2016. Giấc mơ ấy không dễ gì có được, nhưng khán giả vẫn chẳng mặn mà, vé Monsoon vẫn bán chậm.

Có vẻ như, ở bối cảnh hiện tại, sự hiện diện của sao ngoại “khủng” cỡ Scorpions thì cũng không còn là con át chủ bài. Chừng nào, khán giả vẫn giữ thói quen thưởng thức không xuất phát từ nhu cầu tự thân thì những nghịch lý, vẫn luôn tồn tại.

Riêng người viết bài, chẳng thể quên hình ảnh Quốc Trung – mắt đỏ hoe, ướt đẫm mồ hôi nhưng mỉm cười với niềm hạnh phúc rất âm thầm trong đêm cuối khép lại Monsoon 2015. Hình ảnh đó mãi mãi là dư âm đẹp và làm lay động. Mặc, mùa Monsoon năm ngoái, nhà sản xuất vẫn lỗ tiền tỷ, vé bán ra chưa tương xứng với bữa tiệc tuyệt đỉnh say sưa, du dương và sôi động mà những Joss Stone, BOND, Samsaya, Samaris, Lê Cát Trọng Lý… mang lại.

Còn nhớ trong một lần cà phê, khi bàn đến sự vận động của các nhà sản xuất âm nhạc, Quốc Trung cười buồn, buông hẫng: “Tôi vốn dĩ không giỏi kinh doanh… Thôi vẫn cứ làm tiếp, nếu mình còn thấy sướng… ”

(Ảnh: Thanh Việt)
(Ảnh: Thanh Việt)

Khán giả bị nhãn hàng làm… “hư”

– Monsoon sắp được khai màn và công chúng Thủ đô sẽ được nhìn thấy ban nhạc lừng danh Scorpions bằng xương bằng thịt, được nghe họ hát live trên sân khấu Hoàng Thành Thăng Long. Hạnh phúc thưởng thức chỉ phải mua 699 nghìn đồng nhưng công chúng Việt vẫn lấn cấn thật làm tôi thấy khó lý giải?

Nhà sản xuất Quốc Trung: Tâm lý thưởng thức của người Việt Nam chưa được cởi mở, bao giờ cũng là những câu hỏi “có ai?” chứ không phải là “có những ai?”  Vì thế, việc nhà sản xuất mời được nhiều ban nhạc hay thì lại chẳng ai biết tên. Họ vẫn chi 5 – 10 triệu đồng mua vé đi xem những ca sỹ giải trí trong nước, nhưng bỏ 699 nghìn đồng để được xem Scorpion thì lại chê đắt. Trong khi, ở mọi thành phố trên thế giới giá vé show này không dưới 200 USD.

Một số người còn hỏi rất ngô nghê là, tại sao không mời những sao khủng như Maroon 5? Thực ra, những câu hỏi đó rất thiếu hiểu biết. Là nhà tổ chức, chúng tôi nghe vừa tủi thân vừa ngán ngẩm. Tất nhiên, công chúng thì luôn là thượng đế và họ có quyền đòi hỏi. Với thời điểm hiện tại, sẽ phải rất lâu nữa chúng ta mới đủ tài chính để sản xuất những ngôi sao như thế. Chỉ tính riêng tiền thuê âm thanh đã nửa triệu USD và về kỹ thuật thì Singapore không đủ thiết bị để cho chúng ta thuê.

Ngược lại, nếu mời những ban nhạc trẻ và hay nhưng không nổi tiếng thì lại không đủ thu hút công chúng trẻ. Trẻ bây giờ thích DJ top 10, ca sỹ Hàn.

Trước khi có mặt tại Việt Nam biểu diễn trong Lễ hội Âm nhạc Gió mùa – Monsoon Festival 2016 tối 23/10 tại Hoàng Thành Thăng Long, ban nhạc lừng danh Scorpions đã gửi lời chào tời khán giả Việt Nam. Scorpion thành lập năm 1965 bởi guitarist Rudolf Schenker – người gắn bó với ban nhạc lâu nhất (mặc dù Klaus Maine đã đảm nhiệm vai trò ca sĩ chính trong tất cả các album phòng thu của ban nhạc). Ban nhạc được nhiều người biết đến qua những ca khúc rock ballad và rock alternative như “Rock You Like a Hurricane,” “Big City Night,” “Holidays,” “You And I,” “Wind of Change” và “Still Loving You.” Đến nay, ban nhạc đã bán được hơn 100 triệu album trên toàn thế giới, qua đó trở thành một trong những ban nhạc có số đĩa bán chạy nhất mọi thời đại

– Thực ra tôi thì nghĩ, anh cũng có thể mời thêm DJ như một giải pháp hiệu quả, vừa cân bằng nhu cầu thưởng thức, bán vé đỡ cực vừa hợp không khí festival của Monsoon?

Nhà sản xuất Quốc Trung: Như tôi nói, khán giả có quyền lựa chọn và chúng tôi cũng có quyền được làm điều mà theo chúng tôi là có ý nghĩa.

Sau ba mùa làm Monsoon, tôi khẳng định không thể tìm nổi một món ăn đủ thỏa mãn một thị trường khó khăn như Việt Nam. Tức là đòi hỏi thì đủ thứ nhưng chả đáp ứng được một tiêu chí gì. Tiền ít, kỹ thuật kém, không có thị trường, uy tín kém nhất nhất khu vực nhưng lại đòi hỏi nào phải có tên tuổi, quen thuộc, dễ nghe, lại cả thân thiện…

Bao trùm tất cả, thói quen đi xem nhạc ở Việt Nam đang có vấn đề là bị các nhãn hàng làm hư. Khán giả đi thưởng thức nghệ thuật không xuất phát từ nhu cầu thật. Những lý do thôi thúc họ bỏ tiền mua vé, bao giờ cũng là phải có tên ngôi sao, địa điểm tổ chức phải hoành tráng để chụp ảnh check-in hay “bung lụa” diện cái áo hàng hiệu, khoe trang sức đắt tiền kiểu “hội chợ phù hoa.”

Ban nhạc rock cựu trào liệu có mang lại thành công? (Ảnh: Ban tổ chức)
Ban nhạc rock cựu trào liệu có mang lại thành công? (Ảnh: Ban tổ chức)

– Sau mùa Monsoon năm ngoái, tôi có viết cái bài “Từ Monsoon… nghĩ về điểm dừng chân.” Để ý sẽ thấy thời gian qua, nhiều nhà tổ chức kết hợp với nhãn hàng mời về Việt Nam nhiều huyền thoại âm nhạc một thời như Kenny G, Boney M & Chris Norman… Điều đáng nói là, các chương trình này đều sốt vé từ sớm và được săn lùng với giá nhiều triệu đồng. Xem ra, việc mời Scorpions cũng không còn là “độc chiêu” của riêng Quốc Trung và Monsoon?

Nhà sản xuất Quốc Trung: Nghịch lý vẫn luôn tồn tại. Cũng giống như có những hạnh phúc và thành công âm thầm không ai hiểu, chỉ chúng tôi mới hiểu và đánh giá được. Việc Monsoon mời được Scorpions luôn là một trong những niềm tự hào của chúng tôi.

Mất ba năm thì lời mời Scorpions mới thành hiện thực. Sự trì hoãn đó một phần do lịch diễn nhưng chủ yếu là họ muốn thẩm định năng lực tổ chức của mình. Hiện tại, âm thanh đã đáp ứng được hết nhưng về ánh sáng thì vẫn phải được châm chước, vì điều kiện Việt Nam vẫn còn chưa theo kịp

Khán giả Việt Nam có thói quen so sánh, cảm tính và định kiến, nói chung là khắt khe. Trong khi những cái cần khắt khe là về kỹ thuật , âm thanh thì lại chẳng màng. Bây giờ mình làm mà cứ phải đi so sánh với những người khác vừa vô nghĩa, lại cũng không vui. Điều quan trọng, không ai bắt tôi phải làm Monsoon. Tôi làm Monsoon cũng không vì mục đích để ai thấy tôi có công, buộc họ phải đối xử tử tế, thậm chí đền bù thích đáng. Tôi nghĩ, thay vì so sánh và được ghi công, hãy cứ cống hiến và làm những điều mình cho là có ích. Nếu nhìn ra ngoài, bạn sẽ thấy âm nhạc khu vực và thế giới phát triển từng giây. Tôi chỉ kể một ví dụ, năm ngoái Monsoon ngỏ ý mời một DJ nhưng bất thành vì nghệ sỹ đó vướng lịch biểu diễn. Năm nay, tôi muốn mời lại thì không còn cơ hội nữa vì cát xê của họ đã lên gấp 10 lần

– Monsoon năm nay mới tăng giá vé lên chút đỉnh vì có Scorpions thì ngay lập tức bán rất chật vật. Thậm chí trong dịp Trung Thu vừa qua nhà tổ chức phải giảm chỉ còn một nửa để kích cầu?

Nhà sản xuất Quốc Trung:  Thị trường âm nhạc Việt Nam không tạo thói quen cho khán giả đón nhận cái mới, giá trị đang hiện diện. Khán giả phải có thói quen đi hỏi chất lượng biểu diễn về âm thanh, kỹ thuật, hát live. Và cả thói quen, nghệ thuật thì phải bỏ tiền ra mua vé đi thưởng thức. Nếu không có thói quen thưởng thức của khán giả, thì các nhà tổ chức không bao giờ mời được ngôi sao quốc tế ngoài dựa vào nhãn hàng, truyền hình thực tế… Mà như vậy thì nhà tổ chức phải thỏa hiệp.  Cả thành phố trung tâm của một quốc gia không gom nổi 10-20 nghìn người bỏ 500-1 triệu đồng đi xem một ngôi sao âm nhạc quốc tế. Đó mới là vấn đề.

Monsoon không phải sân chơi thử nghiệm cho người trẻ

– Hôm họp báo , tôi có hỏi anh “tại sao Monsoon năm nay không dành cho những nghệ sỹ trẻ Việt Nam?” nhưng chưa được trả lời thỏa đáng. Tiện đây, xin đề cập lại. Là do không có ban nhạc trẻ nào đủ tiêu biểu hay vì năm nay anh định hướng đến phân khúc khán giả lớn tuổi…?

Nhà sản xuất Quốc Trung: Trước khi công bố khách mời nghệ sỹ Việt Nam sẽ chơi Monsoon năm nay, tôi cũng lăn tăn trước vài ban nhạc trẻ được xem là triển vọng. Tôi đã cử người đi xem và mới dám kết luận các ban đó còn đánh live rất kém. Với các ban nhạc, một ngày tập 4 tiếng và đều như vắt chanh thì mới đánh được 80% như hiệu ứng đĩa, và biểu diễn được sân khấu lớn như Monsoon.

Đối với ban nhạc trẻ Việt Nam hiện nay, họ vẫn hoạt động bằng đam mê mà đam mê thì chỉ được một thời gian. Thậm chí, có những ban nhạc triển vọng nếu không biết nuôi dưỡng bản năng và đam mê, chỉ một thời gian sau sẽ biến tướng thành “công quạ showbiz” ngay, hoặc rơi vì bất mãn.

Các ban nhạc trẻ của Việt Nam rất thiếu kỹ năng và nền tảng âm nhạc căn bản. Họ không có chiến lược, đường hướng, và rất lười tập luyện. Và tôi thì không thể để Monsoon ra làm sân chơi thử nghiệm cho các bạn ấy được.

– Monsoon trở lại và sẽ tiếp tục cầm cự 5 năm nữa nhờ nhà tài trợ, nhưng dường như anh vẫn chưa thở phào nhẹ nhõm. Năm nay, tôi thấy anh già đi trông thấy và nhiều dấu hiệu mỏi mệt?

Nhà sản xuất Quốc Trung: (Cười) Tôi mà mệt, tức là khi tôi không làm việc nữa, cũng tức là đến lúc tôi chết. Tôi không bao giờ để mình rơi vào hoàn cảnh đấy. Tôi sẽ dừng lại khi mình không còn giỏi, không còn năng lực. Thực ra, Tôi cũng từng nản và bất mãn.

Nói sòng phẳng thì tôi lỗ về tiền nhưng lãi niềm vui, lãi uy tín, dẫu sao cũng là người đẻ ra cái festival âm nhạc đầu tiên của Việt Nam… Từ tiếng tăm đó, tôi trúng thầu được các chương trình khác, coi như lấy chỗ này vá chỗ kia, lấy ngắn nuôi dài. Monsoon cho tôi niềm vui, được chơi trọn và đốt hết cho âm nhạc. Tìm được lý do để mình chịu tiêu tiền, cái sướng ấy không phải ai cũng có được.

(Ảnh: Thanh Việt)
(Ảnh: Thanh Việt)

Sẵn sàng mời Sơn Tùng M-TP, nếu…

– Hẳn là sướng… đến mức một người cực đoan và khó thỏa hiệp như Quốc Trung chịu để đứa con tinh thần “Lễ hội Âm nhạc Gió mùa” đầu tiên của Việt Nam “lai Tây” thành tên gọi mới “Monsoon by Tuborg” cơ mà. 5 năm đổi lại cũng không rẻ nhỉ?

Nhà sản xuất Quốc Trung: (Cười buồn) Chua chát quá đúng không? Bạn nghĩ đi, tôi cũng thuộc  hàng kiếm tiền tốt trong đội nhạc sỹ bây giờ nhưng cũng chẳng đủ để nuôi Monsoon. Chưa năm nào tôi kiếm được một đồng từ Monsoon cả, thậm chí còn phải cầm cố nhà cửa bù lỗ. Nếu năm nay mà Monsoon lỗ nữa, bạn nghĩ có nên thôi không? Bạn tôi và cả cơ quan quản lý còn khuyên, tổ chức hai năm một lần cho đỡ vất vả. Nhưng làm gì có kiểu festival trên thế giới 2 năm tổ chức một lần.

Vì vậy, khi có đơn vị chịu bỏ 2/3 ngân sách sản xuất và trong suốt 5 năm thì quá quý chứ. Việc cho người đồng hành đứng cùng tên, cá nhân tôi cho là cuộc chơi đẹp. Nhà tài trợ không can thiệp vào nội dung và chất lượng âm nhạc. Bên cạnh đó, tên chương trình cũng không phải Tuborg festival. Chưa kể, bia cũng là gia vị rất phù hợp với không khí festival.

Tôi còn cho rằng, hãy cảm ơn họ vì giúp chúng ta giữ được không gian Monsoon trong 5 năm nữa. làm văn hóa và giữ gìn giá trị văn hóa, nó là câu chuyện không chỉ mình tôi, mà còn cơ quan quản lý, cộng đồng.  Nếu tôi được hậu thuẫn từ các đơn vị có thẩm quyền, khán giả có thói quen mua vé thưởng thức, để nhà sản xuất có chi phí sản xuất thì tôi sẽ chẳng phải chia sẻ hay bán bất cứ cái gì cả.

– Trộm nghĩ, vẫn còn nhiều cách đồng hành khác mà không phải đánh đổi hay mất mát. Ví như, tôi thấy anh mời hơi “tham” nghệ sỹ nước ngoài, lại không có hiệu ứng bán vé. Thay vào đó, không mời Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Sơn Tùng M-TP… Cùng với Scorpions chắc chắn sốt vé cả ba đêm ấy chứ?

Nhà sản xuất Quốc Trung: Được thôi. Tôi sẵn sàng. Tôi chẳng ngại ngần gì cả.  Ở đây, chúng ta không nói về câu chuyện tự trọng, vì tôi quá thừa tự trọng rồi. Có điều, hãy hỏi những người đó, họ có sẵn sàng đồng lòng đứng cùng tôi không? Có đồng ý làm theo tư duy âm nhạc của tôi không? Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, hay Sơn Tùng M-TP thì có chịu lăn xả, tập luyện hàng tháng trời để hát live trên sân khấu 1 tiếng không? Họ có chấp nhận hát nhạc “sạch” không?

Hay như, có lần Thanh Lam bảo tôi, sao không cho con gái lên hát. Đó chính là giới hạn thỏa hiệp và cực đoan của tôi. Nói thẳng ra, tôi chẳng cần khán giả đến đông, hò hét, quẩy vì bất cứ cái tên nào, vì nó không bền. Cách làm đó chộp giật lắm, chỉ mang tính chất vớt vát. Đó không phải mục đích tôi muốn xây dựng thói quen thưởng thức thật sự.

Còn về lý do năm nay tôi vung tay mời nhiều nghệ sỹ nước ngoài, dù họ không được nhiều khán giả Việt Nam biết đến. Năm ngoái, rất nhiều khán giả thì đâu biết đến Samsaya và Samaris đâu, nhưng đó lại là hai ban nhạc gây ấn tượng đặc biệt. Rồi thì việc tôi mời Lê Cát Trọng Lý, nhiều người lắc đầu bảo không hợp với lễ hội. Nhưng đó lại là một trong những màn biểu diễn để lại dư âm đẹp.

Vì vậy, âm nhạc thì đừng võ đoán, cũng đừng tưởng. Hãy thưởng thức âm nhạc như nhu cầu tự thân, mua vé và tiếp nhận cái mới với sự cởi mở và kiên nhẫn. Hãy tăng tính tò mò và bớt hồ nghi./.

Bác Hồ với Hà Nội

Mùa thu lịch sử năm 1945, Hà Nội lần đầu tiên đón Bác Hồ về đọc Tuyên ngôn độc lập sau ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Mùa thu lịch sử năm 1954, Hà Nội đón Bác Hồ về Thủ đô sau ngày giải phóng.

Đêm 18 rạng ngày 19-9-1954, sau khi đi thăm, thắp hương tưởng niệm các vua Hùng trên núi Hy Cương (núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ), Bác nói chuyện với cán bộ Đại đoàn 308 đang chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”…

Để chuẩn bị công tác bảo vệ đón Bác và các đồng chí lãnh đạo cấp cao, cùng các cơ quan Trung ương, Chính phủ về Thủ đô, ngày 6-9-1954, Trung ương giao cho đồng chí Lê Thanh Nghị, lúc đó là ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng, lập tổ tiền trạm gồm các đồng chí: Tạ Quang Chiến công tác ở Văn phòng Phủ Thủ tướng; Nông Đức Chiến – Bộ Tổng tham mưu quân đội; Phan Văn Xoàn và Quách Quý Hợi – Cục Cảnh vệ, Bộ Công an; Tạ Đình Hiểu – đơn vị 600. Tổ “tiền trạm” về liên hệ với tỉnh ủy, UBND các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nội chuẩn bị mọi cơ sở và công tác bảo đảm an ninh để đón Bác và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trở về. Tổ do đồng chí Tạ Quang Chiến là tổ trưởng đã về Hà Nội từ đầu tháng 10-1954 cùng các cơ sở và lực lượng trong nội thành làm công tác chuẩn bị. Ngày 8-10-1954, Tiểu đoàn Bình Ca của trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong 308 vào Hà Nội trước 2 ngày với nhiệm vụ bảo vệ và làm hậu thuẫn cho các cơ sở cách mạng…

Sau đó, tổ công tác đặc biệt được lệnh quay trở lại Việt Bắc đón Bác. Tại thôn Vai Cầy, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Bác đã triệu tập cán bộ chiến sĩ bảo vệ và phục vụ lại nói chuyện và căn dặn trước khi về Thủ đô: “Bác cháu ta đã từng quen chịu gian khổ, nay về Hà Nội bị địch chiếm lâu năm còn đầy những cảnh sống xa hoa nên dễ nảy sinh tư tưởng thèm muốn hưởng thụ. Vì vậy, các chú, các cô phải cảnh giác để không bị sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”…

Ngày 19/9/1954, tại sân Đền Giếng, trong khu Di tích Hùng, tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi đơn vị tiến về giải phóng Thủ Đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. (Ảnh: Đinh Đăng Định/TTXVN)
Ngày 19/9/1954, tại sân Đền Giếng, trong khu Di tích Hùng, tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi đơn vị tiến về giải phóng Thủ Đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. (Ảnh: Đinh Đăng Định/TTXVN)

Ngày 9-10-1954, tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, báo Nhân Dân đăng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân ngày Thủ đô giải phóng: ”Từ nay, Chính phủ và nhân dân ta phải cùng nhau cố gắng nhiều để khôi phục, củng cố và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của thủ đô ta. Chính phủ và nhân dân phải cùng nhau ra sức giữ gìn trật tự an ninh. Chúng ta phải cùng nhau gây nên một phong trào cần, kiệm, liêm, chính và mỹ tục, thuần phong… Chúng ta cần phải duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh tế và tài chính của thủ đô ta. Chính phủ và các vị cha mẹ học trò phải cùng cố gắng để cho con cháu ta được tiếp tục học hành. Các nhà văn hóa, giáo dục phải hăng hái phục vụ nhân dân. Chúng ta phải duy trì và khôi phục mọi hoạt động văn hóa. Về chính trị, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, thực hiện tự do dân chủ”.

“Nhân dân Thủ đô ta có truyền thống cách mạng vẻ vang và lòng nồng nàn yêu nước, tôi chắc rằng đồng bào Thủ đô sẽ hăng hái phấn đấu làm cho mọi ngành hoạt động của Thủ đô ngày thêm phát triển, để làm gương mẫu để xây dựng một đời sống sung sướng, tươi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng ta.” (Hồ Chủ tịch)

Sáng ngày 10-10-1954, các đơn vị tiến vào tiếp quản Thủ đô, dẫn đầu là trung đoàn Thủ đô, giương cao cờ quyết chiến quyết thắng từ năm cửa ô tiến vào phố phường Hà Nội, âm vang khúc quân hành, hòa trong cờ hoa khẩu hiệu rợp trời. Đến 15 giờ cùng ngày, việc tiếp quản thành phố đã hoàn thành, 15 vạn nhân dân Hà Nội đã cùng dự buổi lễ mừng chiến thắng.

Báo Nhân Dân ngày này đăng bài “Giữ gìn trật tự, an ninh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chính phủ ta đã về Thủ đô. Hiện nay, việc quan trọng nhất của Thủ đô là giữ vững trật tự an ninh. Có giữ vững trật tự an ninh thì nhân dân Thủ đô mới an cư lạc nghiệp. Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”.

Trong không khí sôi động và hồ hởi khi mọi người cùng bắt tay xây dựng cuộc sống mới của Hà Nội, ngày 13-10, Báo Nhân Dân số 238 đăng lại bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhan đề: ổn định sinh hoạt, Người đã biểu dương thành tích khôi phục các mặt hoạt động của Thủ đô Hà Nội những năm đầu giải phóng và yêu cầu mỗi người dân Hà Nội cần cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình góp phần ổn định sinh hoạt Thủ đô: “Sau 80 năm bị nô lệ, nay ta làm chủ nhân, chắc mọi việc sẽ gặp khó khăn nhiều hoặc ít, chúng ta không nên chủ quan mà coi việc gì cũng sẽ dễ dàng. Nhưng chính quyền và nhân dân ta đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm cố gắng thì chúng ta nhất định vượt mọi khó khăn, nhất định ổn định được sinh hoạt của thủ đô yêu quý của chúng ta”.

Bác Hồ với các cháu học sinh trường Trưng Vương, Hà Nội, vào năm 1956 (Ảnh tư liệu)
Bác Hồ với các cháu học sinh trường Trưng Vương, Hà Nội, vào năm 1956 (Ảnh tư liệu)

Đêm 14 rạng ngày 15-10-1954, Bác Hồ về Hà Nội. Bác ở và làm việc tại một ngôi nhà trong nhà thương Đồn Thủy (khu vực Viện Quân y 108 bây giờ).

Ngày 16-10-1954, tại Bắc Bộ Phủ, Người có buổi tiếp chuyện thân mật với các đại biểu nhân dân thủ đô. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1946, các cụ, các mẹ, anh chị em và các cháu thiếu nhi Hà Nội lại được gặp trực tiếp Bác Hồ, được nghe lại tiếng nói ấm áp của Người, nên ai cũng xúc động.

Mở đầu cuộc gặp gỡ, Người nói” “Sau tám năm bận việc kháng chiến, hôm nay tôi rất vui mừng lại gặp bà con thủ đô. Đồng bào Hà Nội chuẩn bị đón tôi thật tưng bừng, tấm thịnh tình đó tôi rất cảm động. Nhưng tôi không muốn đồng bào bỏ nhiều vải vóc giấy màu vào việc viết khẩu hiệu, làm cờ. Tôi không rõ việc đó sẽ gây tốn kém bao nhiêu là tiền bạc. Lãng phí hơn nữa là mấy chục vạn người sẽ mất cả một ngày vì tôi. Thời gian xa cách đâu phải ngắn, ta cũng nên gặp mặt nhau nhưng còn rất nhiều dịp. Việc quan trọng nhất trước mắt chúng ta là sản xuất, khôi phục, khôi phục, sản xuất. Nếu mọi người thật sự hoan nghênh Đảng và Chính phủ trở về thì hãy đem cái tinh thần quý báu đó vào các công việc trên”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quàng khăn đỏ cho đại biểu thiếu nhi Thủ đô đến chúc mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (1960) (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh quàng khăn đỏ cho đại biểu thiếu nhi Thủ đô đến chúc mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (1960) (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Cuối buổi nói chuyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhờ các đại biểu chuyển lời thăm hỏi của Người tới toàn thể đồng bào, chiến sĩ Hà Nội và tin tưởng: “Nhân dân Thủ đô ta có truyền thống cách mạng vẻ vang và lòng nồng nàn yêu nước, tôi chắc rằng đồng bào Thủ đô sẽ hăng hái phấn đấu làm cho mọi ngành hoạt động của Thủ đô ngày thêm phát triển, để làm gương mẫu để xây dựng một đời sống sung sướng, tươi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng ta.”

Bác ở và làm việc trong khu nhà Đồn Thủy cho đến tháng 12-1954, Trung ương mời Người về khu Phủ Chủ tịch ở và làm việc để tiện cho Bác chủ trì các cuộc họp Chính phủ, tiếp khách… Ngôi nhà Phủ toàn quyền cũ đã được tu sửa lại, khi đến xem, Bác khen to và đẹp nhưng Người quyết định không ở và nói với đồng chí Nguyễn Lương Bằng cho tu sửa lại căn nhà gần bờ ao cách đó chừng 300 m để Người ở và làm việc. Căn nhà này là nơi ở và là kho vật liệu của Người thợ điện làm việc cho chế độ cũ, lúc đó bỏ không. Bác nói, một mình Bác ở như vậy là vừa, mà cũng gần Phủ Chủ tịch, nên đi bộ sang hội họp, tiếp khách… đều tiện.

Ngôi nhà sàn mà Bác ở cho đến lúc Người đi xa là do kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh thiết kế, được hoàn thành vào dịp kỷ niệm lần thứ 68 ngày sinh của Người (năm 1958). Đó là một ngôi nhà sàn giản dị, tiện ích, kết hợp được vốn dân tộc cổ truyền. Ngôi nhà toát lên sự giản dị, tư tưởng gần dân cũng như chính con người của Bác./.

Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, Hà Nội, vào năm 1998. (Ảnh: Đình Na - TTXVN)
Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, Hà Nội, vào năm 1998. (Ảnh: Đình Na – TTXVN)

Thủ đô Hà Nội 

Ngày 10-10-1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Đó là một ngày trọng đại trong lịch sử thủ đô Hà Nội nói riêng và lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung. Hà Nội những ngày tháng 10 năm 1954 đã diễn ra nhiều sự kiện đáng ghi nhớ.

Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc thắng lợi ngày 20-7-1954. Các bản Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Campuchia, Lào đã được ký kết.

Tháng 10-1954, Hiệp định Giơnevơ bắt đầu có hiệu lực. Trong Hiệp định có điều khoản: hai nước chiến tranh ký thoả thuận ngừng bắn và chuyển giao hoà bình nguyên vẹn các thành phố cho nhau. Hiệp định có quy định chuyển giao về quân sự và chuyển giao về hành chính. Trong ủy ban liên hiệp đình chiến Trung ương do đồng chí Văn Tiến Dũng làm Trưởng đoàn Việt Nam có tiểu ban Hà Nội do ông Lê Quang Đạo phụ trách. Trong tiểu ban, Ban lãnh đạo Đảng bộ Hà Nội có hai thành viên: ông Trần Vỹ phụ trách công tác chuyển giao quân sự, cùng với phía Pháp vạch ra lịch rút của quân đội Pháp và quy định ranh giới trên bản đồ để quân ta tiến vào đóng quân; ông Nguyễn Tài, phụ trách công tác chuyển giao hành chính, cùng với phái Pháp bàn thực hiện các điều khoản ghi trong hiệp định: “Bảo đảm công việc hành chính không bị đứt đoạn” và tổ chức cho “đội hành chính vào trước”.

Tối 1-10-1954, trước khi chính thức tiếp quản thành phố 10 ngày, khoảng 100 cán bộ các ngành của Việt Nam trang phục chỉnh tề, phù hiệu tiếp quản lấp lánh trên ngực áo, tập trung đông đủ ở Phù Lỗ, lần lượt bước lên đoàn xe tải của quân đội Pháp, do lính Pháp lái, tiến vào thành phố. Đoàn cán bộ vào trước này do ông Trần Danh Tuyên làm trưởng đoàn và ông Nguyễn Tài làm phó trưởng đoàn.

Bộ đội tiến về tiếp quản thị xã Hà Đông. (Ảnh: TTXVN)
Bộ đội tiến về tiếp quản thị xã Hà Đông. (Ảnh: TTXVN)

Cùng thời điểm với cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị ở Trung Giã, Phù Lỗ, một sự kiện được tích cực xúc tiến: toàn bộ các cơ quan, đoàn thể, đơn vị quân sự trực thuộc Thành ủy, chính quyền và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang của thành phố chuyển về đồng bằng, đóng dọc đường số 1.

Hàng nghìn cán bộ, nhân viên nhiều năm sống trong những cánh rừng già ở Hoà Bình, Thanh Hoá, làm việc trong các lán tranh, trong các hang núi, bên các con suối… từ các ngả đường mòn kéo về xuôi để chuẩn bị vào thành phố.

Các thôn xóm của 2 huyện Phú Xuyên, Thường Tín của tỉnh Hà Tây, cách nội thành Hà Nội hai chục cây số đầy ắp người mới đến. Đêm đêm, đèn măng sông, các loại đèn ba dây, đèn dầu các kiểu tự tạo, đèn thắp bằng điện máy nổ… toả sáng khắp các đình làng, trong các nếp nhà, trong các khoảnh vườn của bà con địa phương. Hàng trăm nghìn công việc hối hả, tất cả ngày và đêm chạy đua với thời gian để kịp chuẩn bị các công việc cho ngày tiếp quản.

Hàng trăm xóm làng ở Thường Tín, Phú Xuyên những ngày đó trở thành khu căn cứ mới của Hà Nội kháng chiến. Hàng nghìn người đủ các tầng lớp từ nội thành ra đã tập trung ở đây. Thanh niên, học sinh kéo ra xin nhận bất kể công việc gì để phục vụ tiếp quản.

Hàng trăm vị nhân sĩ, trí thức được mời ra vùng tự do để nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách mới của Chính phủ. Từng toán công nhân, viên chức chính quyền cũ đem nộp cho chính quyền Cách mạng những tài liệu quan trọng của địch và các dụng cụ, máy móc quý hiếm. Nhiều đơn vị quân ngụy kéo ra nộp vũ khí và tự nguyện gia nhập hàng ngũ Cách mạng.

Nữ sinh trường Trưng Vương chào mừng thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 chủ lực tiến về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: TTXVN)
Nữ sinh trường Trưng Vương chào mừng thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 chủ lực tiến về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: TTXVN)

Đêm 9-10, trước ngày tiếp quản, cả thành phố dường như không ngủ. Mặc dù quá giờ giới nghiêm, vẫn có những bóng người đi men dưới những hàng hiên dọc phố, băng nhanh qua đường, đến những điểm hẹn để bàn việc hoàn tất những công việc cuối cùng đón đại quân ngày mai.

Tất cả các ô cửa sổ đều sáng đèn; các bà, các chị cố gắng may cờ cho xong trước lúc trời sáng; cánh thanh niên cắt chữ, dán khẩu hiệu, làm băng đơrôn chào mừng bộ đội. Không ít gia đình thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, cầu xin ngày mai được gặp lại con em mình ra đi từ những ngày đầu kháng chiến…

Từ sáng sớm, ngày 10-10-1954, nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, ảnh Bác Hồ và những bó hoa tươi thắm, thành đội ngũ trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố…kéo tới những con đường đã được báo trước là bộ đội hành quân qua.

Đoàn xe đầu tiên do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch ủy ban quân chính và bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch ủy ban quân chính Hà Nội dẫn đầu.

Bộ đội từ các cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đôngày 10/10/1954. (Ảnh: TTXVN)
Bộ đội từ các cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đôngày 10/10/1954. (Ảnh: TTXVN)

8 giờ: Cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa. Đó là những chiến sĩ bộ binh của trung đoàn Thủ đô do Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị, Anh hùng quân đội dẫn đầu. Các chiến sĩ diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang…Đến 9 giờ 45 phút, cánh quân đã tiến vào Cửa Đông, thành Hà Nội.

8 giờ 45 phút: Cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá, tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh Hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thủy và Đấu Xảo. (Hiện nay là khu từ Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện 108 trải dài ra tận bến Phà Đen; Nhà Đấu Xảo: Hiện là khu vực Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô).

9 giờ 30 phút: Đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua phố Bạch Mai, phố Huế; 10 giờ 15 phút đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc, tiến vào thành lúc 10 giờ 45 phút.

15 giờ: Còi nhà hát thành phố nổi lên một hồi dài. Mấy chục vạn nhân dân Hà Nội trang nghiêm dự lễ chào cờ do ủy ban quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch ủy ban quân chính Vương Thừa Vũ đã trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.

“Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào.

Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hoà bình đã thắng lợi. Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể…”.

Trong trang sử đấu tranh của Hà Nội, ngày 10-10-1954 là một mốc son lớn, có ý nghĩa rất trọng đại đối với mỗi người dân Thủ đô và đối với mỗi người dân Việt Nam.

Ngày 15-10-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Hà Nội.

Ngày 16-10-1954, Hồ Chủ tịch tiếp đoàn đại biểu nhân dân Thủ đô tại Bắc Bộ Phủ. Hồ Chủ tịch biểu dương những thành tích của bộ đội, cán bộ, nhân dân trong việc tiếp quản Thủ đô, trong việc khôi phục các hoạt động và ổn định sinh hoạt của nhân dân.

Trong buổi gặp gỡ đồng bào, Bác Hồ căn dặn: “Nhân dân Thủ đô ta có truyền thống Cách mạng vẻ vang và lòng nồng nàn yêu nước, tôi chắc rằng đồng bào Thủ đô sẽ hăng hái phấn đấu làm cho mọi ngành hoạt động của Thủ đô ngày thêm phát triển, để làm gương mẫu, để dẫn đầu cho nhân dân cả nước ta trong công cuộc củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong khắp nước ta; để xây dựng một đời sống sung sướng, tươi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng ta”./.

Nhân dân Thủ đô vui mừng đón đoàn quân Giải phóng ngày 10/10/1954. (Ảnh: TTXVN)
Nhân dân Thủ đô vui mừng đón đoàn quân Giải phóng ngày 10/10/1954. (Ảnh: TTXVN)

Cậu trò giỏi

Trong ngôi nhà thuộc phường Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai, Hà Nội). Trước mặt tôi – Nguyễn Thiêm – cậu thanh niên mới lớn rụt rè trả lời từng câu hỏi của khách. Bên cạnh, mẹ em – người phụ nữ bị dị tật do bỏng, cơ ở khuỷu tay phải co lại – lặng lẽ ngồi trên chiếc ghế được phủ bằng tấm đệm cũ kỹ, lòi cả mút ra ngoài…

Cuộc sống vất vả, chưa bao giờ đi “học thêm” vì nghèo khó, nhưng vượt lên mọi khó khăn, Thiêm vẫn trở thành tấm gương sáng khi liên tục là học sinh giỏi (từ lớp 1-9), đoạt giải Khuyến khích môn Hóa học cấp thành phố, năm học 2015-2016.

“Miễn dịch” với học thêm

Ngôi nhà nhỏ nền thấp hơn so với mặt đường, mỗi khi có trận mưa to, nước lại tràn vào. Tổ ấm của mẹ con Thiêm nằm cách trường Trung học Cơ sở Hoàng Văn Thụ độ vài trăm mét. Trong căn phòng lộn xộn với đủ thứ đồ cũ mèm, chiếc giường nằm sát góc nhà của hai mẹ con với manh chiếu đã thâm bởi mồ hôi. Phía trên, chiếc đệm mút cũ kỹ, mốc meo được treo lên, đợi mùa đông về sẽ hạ xuống để tránh rét. Hình khối đáng kể nhất cạnh đó là chiếc tủ cũ xiêu vẹo làm chỗ đựng quần áo.

Có lẽ, ngoài chiếc TV, mà tôi đồ rằng nếu đem bán cũng chỉ giá trị vài trăm nghìn đồng, thì chiếc xe đạp mà Thiêm khoe được người nhà mua cho khi em đi học cấp 3 với giá 1 triệu đồng là… tài sản lớn nhất trong gia đình. Tầng hai của căn nhà được lợp mái fibro ximăng cũ nát, mẹ con Thiêm căng một chiếc bạt để khi mưa dột nước sẽ tập trung một chỗ tiện bề hứng, cũng là che cho cái giường và nhiều đồ lỉnh kỉnh, mà có lẽ có đem cho cũng chả ai lấy.

(Ảnh: Doãn Đức)
(Ảnh: Doãn Đức)

Góc học tập của Thiêm nằm trước cái TV “cổ lai hy” nhãn hiệu Sharp với một ít sách giáo khoa và gần như không có sách tham khảo, nâng cao. Trước đây, khi Thiêm học, chiếc TV được tắt và cũng cả tháng nay nó không hoạt động bởi từ khi nhà nước chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất, nhà Thiêm chẳng có tiền để mua đầu thu mới.

Cất từng tiếng chầm chậm, chị Trần Thị Thiều (sinh năm 1962) kể rằng mình lấy chồng muộn, sinh con khi đã gần tứ tuần. Năm sinh ra Thiêm (2001), chị phải xin nghỉ mất sức. Tới năm 2008, khi Thiêm học lớp 2, người phụ nữ quê ở Hưng Hà (Thái Bình) lại phải chịu một tai nạn khủng khiếp.

Cậu bé không bao giờ mất một xu để học thêm ấy đã tự mình vươn lên, mặc kệ cái nghèo bủa vây để học cho thật giỏi.

Chuyện là, khi thấy ấm nước đang sôi trên bếp lò, chị Thiều vội đi dép vào để rót nước. Thế nhưng, đôi dép xốp trơn đã “phản chủ” khiến chị ngã đập mặt xuống nền nhà, bất tỉnh. Nước sôi trên bếp tuy không đổ ào, nhưng vòi nước cứ liên tục “rót” vào người khiến chị bị bỏng nặng. Sức khỏe đã yếu lại càng yếu hơn, người chồng thi thoảng mới về nhưng cũng chẳng đoái hoài tới vợ và dần dần thì bỏ đi khỏi nhà…

Trong bài phát biểu tại Lễ tuyên dương khen thưởng “Thầy dạy giỏi-Trò học giỏi” của Quận Hoàng Mai vào cuối tháng Năm, Thiêm nghẹn ngào kể rằng, do sức khỏe yếu cùng với bệnh động kinh thường xuyên tái phát, mẹ em mất khả năng lao động, chỉ trông chờ vào đồng lương bảo hiểm hàng tháng khoảng hai triệu đồng. Cuộc sống của hai mẹ con rất khó khăn và phải cậy nhờ vào người cậu…

Cũng bởi thế, Thiêm bảo, hoàn cảnh khó khăn khiến em chẳng dám ghi danh vào một lớp học thêm nào. Có cô giáo biết tới hoàn cảnh éo le và nghị lực phấn đấu của Thiêm đã cho Thiêm đi học miễn phí. Ngoài ra, em phải mượn sách học thêm của bạn về nhà ôn tập…

(Ảnh: Doãn Đức)
(Ảnh: Doãn Đức)

Phải học giỏi để lo cho mẹ

Trong hoàn cảnh của Thiêm, có lẽ, nhiều em nhỏ đã phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê hay đi đánh giày… để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhưng, Thiêm lại nghĩ khác.

Em bảo rằng, nhiều lúc đi học về nhìn thấy mẹ nằm trên giường đợi, nước mắt em chực trào ra. Lớn lên, em biết làm những việc nhỏ như giúp mẹ nấu cơm, giặt quần áo. Thế nhưng, “em xác định chỉ có học thật tốt mới giúp hai mẹ con đỡ khổ.”

Cũng bởi thế, cậu bé không bao giờ mất một xu để học thêm ấy đã tự mình vươn lên, mặc kệ cái nghèo bủa vây để học cho thật giỏi. Liên tục là học sinh giỏi, nhưng điểm nhấn của Thiêm là năm lớp 4, em đạt giải Ba kỳ thi Học sinh giỏi cấp quận; lớp 5 đạt giải Khuyến khích. Năm học lớp 7, Thiêm đạt giải Ba thi giải Toán trên Internet cấp quận, lớp 9, Thiêm tiếp tục làm dày bảng thành tích khi đạt giải Ba thi học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa cấp quận, được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quận tham dự kỳ thi cấp thành phố và đạt giải Khuyến khích.

Hiểu hoàn cảnh khó khăn của Thiêm, Ban giám hiệu Trường Trung học Cơ sở Hoàng Văn Thụ đã tạo nhiều điều kiện cho em học tập như miễn giảm học phí, đầu năm học tặng học bổng…

Chị Nguyễn Thị Ngọc, Giáo viên Chủ nhiệm, cũng là người tình nguyện kèm cặp miễn phí cho Thiêm học môn Hóa học thì nhận xét Thiêm là một học sinh có tư duy, tố chất tốt. Thế nhưng, cũng như nhiều học trò mới lớn, Thiêm cũng mắc một “tật” là hay chơi điện tử.

Bởi thế, có nhiều khi, cô Ngọc “bắt” Thiêm tới nhà để giao bài tập. Hoặc, thi thoảng cô lại gọi điện tới chiếc điện thoại đời thấp mà hai mẹ con dùng làm phương tiện liên lạc. Nếu Thiêm bắt máy thì cô yên chí em đang ở nhà học bài, nếu không, cô Ngọc lại phải gọi cho bạn cùng lớp, ra quán Internet “bắt” Thiêm về nhà để giao bài tập nhằm… cai game.

Gãi đầu ngượng nghịu khi thấy anh phóng viên đề cập vấn đề này, Thiêm bảo rằng, nhờ có cô Ngọc mà em đã học giỏi hơn môn Hóa học. Mỗi lần bị cô nhờ bạn gọi về, tới hôm sau Thiêm lại thấy phải chăm học hơn vì thấy mình có lỗi với cô giáo.

  • img9961-1476325984-38.jpg
  • img9946-1476326011-71.jpg
  • img9951-1476326133-27.jpg

Giờ đã bước vào lớp 10, Thiêm bảo, mình phải cố gắng hơn nữa để học tập để không phụ tình cảm của mọi người. Còn chị Thiều thì không giấu khỏi nỗi lo khi con càng học cao, các khoản đóng góp càng lớn mà chị không thể lo nổi… Thôi thì, tất cả trông chờ vào người em trai vốn đã gánh vác cả cái gia đình này trong suốt những năm qua… Xa hơn nữa, chị mong có một phép màu…

Tôi rời nhà Thiêm khi phố xá đã dần im ắng, dưới ánh đèn xe loang loáng bởi cơn mưa vừa dứt, lại nhớ lời cậu bé: “Em ước mơ sau này sẽ vào bộ đội và sẽ nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ đó.”

Tôi tin, em sẽ làm được, dù chỉ với chiếc xe đạp trị giá một triệu đồng – tài sản vật chất quý nhất trong ngôi nhà vốn đã chịu nhiều thiếu thốn. Và cũng mong rằng, sẽ có một bàn tay mạnh thường quân giúp đỡ cậu bé để em có điều kiện hơn hoàn thành ước mơ lớn nhất của cuộc đời./.

Người mẫu Việt

Hà Anh

Chẳng cần phải gồng mình lên khẳng định…

Cao 1m75 với so đo ba vòng nóng bỏng 84-58-92cm, Hà Anh là một trong những gương mặt sáng giá nhất của làng mẫu Việt Nam hiện nay. Cũng hiếm có mẫu mẫu nào được thân hình đồng hồ cát quyến rũ chết người như cô. Vì thế, mỗi lần diện bikini, Hà Anh giống như một “quả bom,” không chỉ khiến đấng mày râu “khó ở” mà các chị em cũng ngẩn ngơ thèm thuồng.

Mà có phải làm mẫu không thôi đâu, Hà Anh còn dẫn chương trình, ca hát, viết sách, “cầm cân nảy mực” cho nhiều cuộc thi người mẫu trong nước… Và vừa mới đây thôi, cô được mời làm giám khảo cuộc thi sắc đẹp quốc tế Miss Global 2016 tổ chức tại Manila, Phillipines.

Tròn 10 năm gắn bó với nghề mẫu, cũng đã kịp dẫn dắt nhiều thế hệ đàn em, nhưng có lẽ điều mừng nhất cho Hà Anh giờ đây là cô đã tìm cho mình được bến đỗ bình yên bên anh chồng ngoại quốc.

Ở trong con người ấy, dường như lúc nào cũng ngùn ngụt lửa yêu đương, lúc nào cũng đầy ngọt ngào và mê đắm. Cho dù trái tim đã không ít lần hạnh phúc rồi nếm trái đắng, thì cũng chưa khi nào thấy Hà Anh tỏ ra ủy mị, yếu đuối. Sau mỗi lần tạm biệt “chim én nhỏ,” lại thấy cô mạnh mẽ hơn, và bùng nổ hơn với những công việc mới, cương vị mới.

Hà Anh không chỉ được đánh giá cao về ngoại hình mà cô còn có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Tiếp xúc rồi mới thấy, Hà Anh không chỉ được đánh giá cao về ngoại hình mà cô còn có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Một phần có lẽ do Hà Anh bắt đầu với công việc của người mẫu từ năm 2006 ở trời Tây. Cũng trong năm đó, Hà Anh đoạt giải Nhất cuộc thi Người mẫu chuyên nghiệp châu Âu và Gương mặt châu Á tại vương quốc Anh.

Gương mặt Á Đông này từng diễn cho nhiều show thời trang lớn trên thế giới như London Fashion Week, Paris Ethnic Fashion Week,… và chụp hình cho các nhãn hiệu như Gucci, Lynx, Chloé, Tony & Guy,…

Cô cũng là gương mặt độc quyền cho hãng đồ nội y Rosy Paris, xuất hiện thường xuyên tại các tuần lễ thời trang nội y – Lingerie International Fashion Weekở Paris, Lyon, New York, Las Vegas, Hong Kong, Thượng Hải.

Nhưng cũng chẳng lâu sau đó, 2009, Hà Anh quyết định về Việt Nam vì nhận thấy có nhiều tiềm năng phát triển lâu dài ở quê nhà.

Hồi đó, vừa chân ướt chân ráo về Việt Nam, nhận trả lời phỏng vấn của phóng viên VietnamPlus, Hà Anh đã chia sẻ rất thấm thía về quãng thời gian cô phải “trả giá” với nghề nơi xứ người.

Cô bảo, từng phải đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ chờ casting ở London, hay chịu cái lạnh cắt da cắt thịt lúc 2 giờ sáng chờ tàu về sau buổi diễn, đôi chân sưng tấy do đi giày cao gót liên tục hay đôi vai mỏi nhừ do xách túi đồ cả ngày…

“Rồi có những lần phải ngồi máy bay 17 tiếng liên tục, thay đổi khí hậu múi giờ thường xuyên, xa gia đình, bạn bè, cảm giác ‘cô đơn’ trong phòng khách sạn, bận rộn đến mức không có thời gian nghỉ ngơi, cảm giác thèm ăn lê la ngoài hè phố, không có một cuộc sống ‘bình thường’ như mọi người khác, và luôn bị chú ý nhất cử nhất động đến mọi lời nói, hành động của mình…”

Thế nhưng, đó là cái giá mà Hà Anh luôn cảm thấy hạnh phúc được “trả giá,” bởi cô yêu cuộc sống và công việc của mình. Dẫu vậy, đôi khi cô vẫn “thèm” làm sao để cân bằng được cuộc sống, làm sao mình được sống bình dị như bao phụ nữ trẻ xung quanh.

Và cũng vì thế mà hằng ngày, Hà Anh cố gắng không để những thứ phù hoa bủa vây làm mình quên đi mục đích sống với những giá trị hạnh phúc giản đơn.

Cô gái Việt được sải những bước thật dài trên các sàn catwalk quốc tế, thường xuyên xuất hiện trên nhiều tạp chí nước ngoài ấy cảm thấy vô cùng tự hào. Bởi hơn ai hết, “bé Ly” hiểu mình xứng đáng với tất cả những lao động, nỗ lực mình bỏ ra…, rằng đây là cuộc sống của mình, nơi mình thuộc về. Cảm giác này đã luôn là nguồn động lực giúp cô cố gắng vươn cao hơn nữa mỗi ngày.

Cũng bởi xuất thân trong một gia đình văn chương (ông ngoại là nhà văn Vũ Tú Nam, mẹ là nhà báo-dịch giả Lê Hà, bà nội là nguyên Tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam), nên trong con người Hà Anh lúc nào cũng dạt dào mỹ cảm và cái nhìn nhân văn dành cho cuộc sống và con người.

Hà Anh cố gắng không để những thứ phù hoa bủa vây làm mình quên đi mục đích sống với những giá trị hạnh phúc giản đơn.

Khi đạt được những thành công như ngày hôm nay, xác lập được vị trí vững chắc trong nghề, có thể nói, Hà Anh đã tự xây cho mình một thành trì mà tôi gọi đó là đẳng cấp. Và cô quan niệm, đẳng cấp ở đây chính là văn hóa.

“Khi con người có nền tảng văn hóa, họ mặc quần áo sẽ có phong cách, họ ăn nói sẽ có cung cách. Họ sống đẹp, nói đẹp, ăn đẹp, cư xử đẹp. Không phải chức tước hay danh hiệu có thể làm nên đẳng cấp, cái đó chỉ đơn giản là sự phân ‘thứ hạng’ mang tính ước lệ. Chỉ có khả năng, hiểu biết thực sự mới làm nên đẳng cấp của con người. Và khi đã có đẳng cấp rồi, người ta lại coi nó là một điều rất đỗi tự nhiên, tự nhiên như hơi thở, không cần phải ‘gồng’ lên khẳng định hay nói quá nhiều về nó.”

Chỉ đơn giản thế thôi. Hà Anh vẫn đã và đang sống đúng là mình, như mình muốn với mỗi ngày mới là mỗi ngọt ngào bên tình yêu của đời mình./.

Vi khuẩn Wolbachia

Sẽ không hề ngoa khi nói muỗi là một trong những sinh vật chết chóc nhất trên hành tinh của chúng ta.

Loài sinh vật gắn với những căn bệnh chết chóc

Căn bệnh sốt vàng trong Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ (1898) do muỗi Aedes aegypti lan truyền, là nguyên nhân chủ đạo gây ra cái chết cho các binh sỹ Mỹ, thay vì bị trúng đạn của kẻ thù.

Bệnh sốt rét khiến cho xấp xỉ 627.000 người thiệt mạng riêng trong năm 2012 (số liệu thống kê do tờ Scientific American cung cấp.) Nay, muỗi Aedes aegypti đang là thủ phạm làm lây lan nhanh bệnh sốt xuất huyết dengue trên toàn cầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng một nửa quy mô dân số thế giới hiện có nguy cơ mắc bệnh này. Muỗi Aedes aegypti, được nhận diện bởi những vằn trắng trên chân và đốm trắng ở thân, có thể sinh sản tại bất kỳ vũng nước đọng nào, khiến việc kiểm soát chúng vô cùng khó khăn.

Loài muỗi này sinh sống trong các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới quanh thế giới – ở châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết không xuất hiện tự nhiên trên các sinh vật này – chúng lấy virus từ người mang bệnh rồi truyền nhiễm cho người khỏe mạnh. Tới nay, mỗi năm thế giới có chừng 390 triệu người bị sốt xuất hiện và 3,9 tỷ người có nguy cơ nhiễm bệnh.

Cục Y tế dự phòng Việt Nam cho biết, gần đây, các vụ dịch sốt xuất huyết đã liên tiếp xảy ra ở 5 trong số 6 khu vực là thành viên của WHO, chỉ trừ khu vực châu Âu. Giai đoạn ghi nhận báo cáo đầu tiên từ năm 1955-1959, trung bình trong giai đoạn này mỗi năm chỉ có khoảng 908 ca.

Tuy nhiên, từ 1960-1969 có số ca mắc trung bình cao gấp hơn 15 lần so với giai đoạn trước đó. Số ca mắc này tiếp tục tăng cao trong các giai đoạn tiếp theo và đến năm 2010 số ca mắc sốt xuất huyết trên thế giới đã lên tới hơn 2 triệu ca.

Tại khu vực Đông Nam Á, có tới 7 trong số 10 nước của khu vực bị sốt xuất huyết nặng nề và là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện, tử vong ở trẻ em. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện từ năm 1959 đến nay.

Bệnh lưu hành tại hầu hết các tỉnh, thành phố và có nguy cơ tăng cao vào các tháng mùa mưa. Bệnh ghi nhận chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam và có tính chất chu kỳ, bùng phát 4-5 năm/lần.

Làm muỗi nhiễm khuẩn để chống bệnh

Sốt xuất huyết gây thiệt hại kinh tế khổng lồ, ước tính lên tới 8,9 tỷ USD mỗi năm. Chi phí điều trị bệnh có thể gây tốn kém gấp 3 lần thu nhập của một gia đình. Vì thế chống sốt xuất huyết cần được xem là một mục tiêu lớn của mọi xã hội.

Bởi không có thuốc hoặc phương thức chữa trị bệnh sốt xuất huyết nên chiến lược chống bệnh chủ đạo hiện vẫn là tấn công vào loài muỗi Aedes aegypti. Tuy nhiên các loại thuốc diệt côn trùng như temephos đã mất rất nhiều công hiệu, do muỗi phát triển khả năng kháng thuốc. Các loại màn, lưới chống muỗi cũng tỏ ra có ít tác dụng, bởi muỗi Aedes aegypti thường đi kiếm ăn vào ban ngày.

Trong bối cảnh đó, chống bệnh bằng cách cho muỗi lây nhiễm vi khuẩn là một lối đi vòng được xem xét nghiêm túc.

Hiện tại, một trong những công cụ được hứa hẹn nhất để diệt bệnh sốt xuất huyết là vi khuẩn Wolbachia. Wolbachia là vi khuẩn nội bào, sống trong tế bào côn trùng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo thông qua trứng của côn trùng.

Wolbachia có 4 tác động độc lập lên muỗi như làm giảm quần thể muỗi trong mùa khô; muỗi mang Wolbachia thường khó làm lây nhiễm sốt xuất huyết; làm cho vòi hút của muỗi yếu đi và làm giảm tuổi thọ của muỗi. Những tác động này làm giảm khả năng lây nhiễm virus sốt xuất huyết và một số virus khác của muỗi, bao gồm virus Zika. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Wolbachia được tìm thấy tự nhiên trong khoảng hơn 60% các loài côn trùng sống xung quanh con người, bao gồm cả những loài muỗi thường hay đốt người. Tuy nhiên, nó lại không tồn tại trong muỗi Aedes aegypti, véctơ chính truyền bệnh sốt xuất huyết.

Khi muỗi địa phương được gây nhiễm Wolbachia được thả ra cộng đồng, chúng sẽ cặp đôi với nhau và với muỗi tự nhiên không mang Wolbachia và sản sinh ra thế hệ muỗi mới mang Wolbachia.
Khi muỗi địa phương được gây nhiễm Wolbachia được thả ra cộng đồng, chúng sẽ cặp đôi với nhau và với muỗi tự nhiên không mang Wolbachia và sản sinh ra thế hệ muỗi mới mang Wolbachia.

Hồi năm 2010, các nhà khoa học thuộc Đại học bang Michigan (MSU) thông báo đã tiêm phôi vi khuẩn Wolbachia vào muỗi Aedes aegypti. Wolbachia sống ký sinh trong muỗi Aedes aegypti trong gần sáu năm để chúng có thể lây truyền từ muỗi mẹ sang muỗi con.

Theo các nhà khoa học, khi một con muỗi đực bị nhiễm Wolbachia giao phối với một con muỗi cái bình thường, vi khuẩn này sẽ khiến muỗi cái sinh sản bất bình thường và phôi của nó chết non.

Wolbachia không tác động đến sự phát triển của phôi muỗi khi muỗi cái bị nhiễm cùng loại vi khuẩn như muỗi đực. Vì vậy, vi khuẩn này có thể lây lan rất nhanh ra cả đàn muỗi, ngăn virus gây bệnh sốt xuất huyết cư trú và sinh sản trong muỗi.

Ngoài ra, Wolbachia không thể lây từ muỗi sang người. Từ đây, các nhà khoa học đi đến kết luận vi khuẩn Wolbachia có thể là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Việt Nam đi đầu về thử nghiệm muỗi mang Wolbachia

Trong nỗ lực đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về vi khuẩn Wolbachia, chương trình Tiễu trừ bệnh sốt xuất huyết dengue (Elimitate Dengue) đã ra đời. Đây là một chương trình hợp tác quốc tế phi lợi nhuận, nằm dưới sự lãnh đạo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash, Australia.

Chương trình do Giáo sư Scott O’Neill điều hành, nhằm quy tụ các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, với nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong các lĩnh vực: gene di truyền Wolbachia, sinh học và sinh thái học về muỗi, bệnh dịch học và kiểm soát sốt xuất huyết dengue, giáo dục và nâng cao nhận thức về sức khỏe.

Dự án nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ, giám sát và chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Y tế, UBND tỉnh Khánh Hoà, UBND thành phố Nha Trang, Sở Y tế Khánh Hoà.
Dự án nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ, giám sát và chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Y tế, UBND tỉnh Khánh Hoà, UBND thành phố Nha Trang, Sở Y tế Khánh Hoà.

Chương trình hiện đã có sự hợp tác của giới khoa học từ các nước Việt Nam, Australia, Indonesia, Brazil, Colombia, Trung Quốc, Anh, Singapore và Mỹ. Dự án ở Việt Nam mang tên “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết.”

Dự án được Bộ Y tế cho phép triển khai từ năm 2006, tại đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang. Tháng 4/2013, dự án bắt đầu triển khai ứng dụng thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia trên thực địa đảo Trí Nguyên.

Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Australia, triển khai thử nghiệm muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa.

Việc thả muỗi đã kết thúc vào tháng 11/2014 và hiện tại dự án đang tiến hành các hoạt động giám sát quần thể muỗi trên đảo Trí Nguyên. Song song với việc tiếp tục giám sát quần thể muỗi mang Wolbachia tại đảo Trí Nguyên, hiện tại, dự án đang tiến hành các nghiên cứu cơ bản về dịch tễ học, véctơ truyền bệnh và tìm hiểu các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến bệnh sốt xuất huyết dengue tại thành phố Nha Trang nhằm thu thập cơ sở dữ liệu cơ bản, góp phần phát triển đề cương nghiên cứu ứng dụng phương pháp sử dụng Wolbachia trong phòng chống sốt xuất huyết tại thành phố./.

Giáo sư-Tiến sỹ Cameron Simmons, Phó Viện trưởng Viện các Bệnh Truyền nhiễm, Giám đốc Chương trình loại trừ bệnh sốt xuất huyết dengue, Đại học Monash

Vi khuẩn Wolbachia

Wolbachia là vi khuẩn nội bào, sống trong tế bào côn trùng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo thông qua trứng của côn trùng. Wolbachia được tìm thấy tự nhiên trong khoảng hơn 60% các loài côn trùng sống xung quanh con người, bao gồm cả những loài muỗi thường hay đốt người, tuy nhiên nó lại không tồn tại trong muỗi Aedes aegypti, véc-tơ chính truyền bệnh sốt xuất huyết dengue.

Trong rất nhiều năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm cách sử dụng Wolbachia trong việc kiểm soát bệnh sốt xuất huyết dengue.  Wolbachia pipientis được tìm thấy lần đầu tiên trên buồng trứng và tinh hoàn của muỗi Culex pipiens vào năm 1920. Các nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn Wolbachia đều chứng minh nó không phải là tác nhân gây bệnh cho động vật có vú, nó tồn tại một cách tự nhiên ở côn trùng và vô hại. Các nghiên cứu sau đó chứng minh đây là một loại vi khuẩn rất phổ biến trong côn trùng tự nhiên, ước tính có trên 60% các loài côn trùng trong tự nhiên (từ 2–5 triệu loài côn trùng khác nhau trên hành tinh) mang vi khuẩn Wolbachia. Đây là loài vi khuẩn rất dễ truyền và lan rộng trong quần thể côn trùng.

Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu dự án bắt đầu nghiên cứu về Wolbachia từ năm 2006 với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế. Dự án đã cấy và nhân nuôi thành công muỗi Aedes aegypti địa phương mang Wolbachia tại phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và sử dụng chúng cho việc thả muỗi tại thực địa đảo Trí Nguyên trong các năm 2013 và 2014.

  • 1-1475057365-91.jpg
  • 4-1475057423-22.jpg
  • 5-1475057437-32.jpg
  • 6-1475057462-92.jpg
  • 7-1475057490-84.jpg