Bầu cử Tổng thống Mỹ

trumpclinto-1476152145-81.jpg

Donald Trump vs Hillary Clinton

Những khác biệt cơ bản

Đây là một so sánh không thiên vị về quan điểm chính trị và chính sách của bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, hai ứng viên tranh cử tổng thống thuộc đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Hai ứng viên này đã thể hiện quan điểm trùng khớp với nền tảng chính trị của đảng mà họ đại diện trên nhiều vấn đề – bà Clinton ủng hộ sự lựa chọn, ông Trump đề cao sự sống; bà Clinton ủng hộ đạo luật Ước Mơ và một con đường hướng đến quyền công dân cho những người nhập cư không có giấy tờ, trong khi ông Trump muốn trục xuất tất cả những người này và xây một bức tường ở biên giới với Mexico; bà Clinton muốn mở rộng các điều luật kiểm soát súng, ông Trump thì ngược lại; bà Clinton muốn tăng thuế với những hộ có thu nhập cao, trong khi ông Trump muốn cắt giảm thuế cho tất cả mọi người.

Ở các vấn đề khác, sự phân biệt giữa họ ít rõ ràng hơn. Bà Clinton từng là Ngoại trưởng trong chính quyền của ông Obama, chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Ông Trump đã chỉ trích không chỉ vai trò Ngoại trưởng của bà Clinton mà còn cả các yếu tố chủ chốt trong chính sách đối ngoại như sự hiện diện của NATO và Mỹ ở Nhật Bản.

1. Sự khác biệt trong chính sách kinh tế

Hầu hết những khác biệt trong chính sách kinh tế của bà Clinton và ông Trump có liên quan đến những khác biệt căn bản giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về vai trò của chính phủ.

Hầu hết những khác biệt trong chính sách kinh tế của bà Clinton và ông Trump có liên quan đến những khác biệt căn bản giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về vai trò của chính phủ.

Tuy nhiên ông Trump đã đưa ra một số bình luận gây tranh cãi không đi theo đường hướng của đảng Cộng hòa. Ví dụ, một trong những gợi ý của ông về nợ quốc gia là để các chủ nợ của chính phủ Mỹ nhận lại khoản tiền ít hơn số tiền họ đã cho vay. Trong khi về mặt kỹ thuật, điều này có nghĩa là Mỹ đã vi phạm các nghĩa vụ trả nợ, ông Trump lập luận rằng ông không nói về vi phạm nghĩa vụ mà là mua lại nợ với giá thấp hơn giá trị của món nợ. Ở khu vực doanh nghiệp, những hoạt động mua lại như vậy đã được thực hiện (ông Trump cũng đã dùng cách này với các công ty của mình), tuy nhiên, mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi toàn bộ chữ tín của chính phủ Mỹ bị rủi ro. Các chuyên gia nói rằng một động thái như vậy sẽ khiến nước Mỹ tốn kém hơn cho các khoản vay mới, mà những khoản vay mới lại cần thiết để trả các khoản nợ cũ.

Kế hoạch thuế của bà Clinton và ông Trump

Những điểm nổi bật trong kế hoạch thuế của hai ứng viên được nêu dưới đây:

Kế hoạch thuế của Hillary Clinton

Những điểm nổi bật trong kế hoạch thuế của bà Hillary Clinton như sau:

• Thuế cá nhân

  • Thuế phụ thu 4% với thu nhập trên 5 triệu USD.
  • “Quy tắc Buffett “ áp thuế suất tối thiểu 30% lên những người có thu nhập trên 1 triệu USD.
  • Tất cả các khoản khấu trừ ghi theo từng mục sẽ chịu thuế giá trị là 28%.
  • Tăng các tầng thuế suất trên thặng dư vốn từ 2 tầng hiện nay (ngắn hạn < 1 năm; dài hạn > 1 năm) lên 7 tầng (< 1 năm, 1-2 năm, 2-3 năm, và cứ thế với mức thuế suất thấp nhất cho tài sản nắm giữ trên 6 năm)
  • Giới hạn số tiền có thể được giữ trong tài khoản hưu trí lợi thế thuế như IRA hay 401k
  • Thuế đánh trên lợi tức, hiện được đánh trên thuế suất thặng dư vốn thấp hơn nên được tính theo thuế suất thu nhập bình thường
  • Một khoản tín dụng thuế $1.200 cho chi phí chăm sóc
  • Tăng thuế bất động sản. Đề xuất trước đó của bà Clinton là tăng thuế bất động sản từ 40% lên 45% và giảm miễn thuế bất động sản từ 5,45 triệu USD xuống 3,5 triệu USD. Đề nghị mới nhất của bà là áp các mức thuế 45%, 50%, 55% và 65% lên các bất động sản có trị giá 5,45 triệu USD, 10 triệu USD, 50 triệu USD và 500 triệu USD. Một số nhà phân tích cho rằng điều này sẽ không tăng doanh thu vì bằng việc quy hoạch bất động sản khôn ngoan, tất cả các bất động sản đắt tiền sẽ tránh được việc phải trả các khoản thuế này.

• Thuế doanh nghiệp

  • Thuế mới áp dụng cho kinh doanh tần suất cao
  • Một khoản tín dụng thuế cho phân chia lợi nhuận trong 2 năm đầu của chương trình phân chia lợi nhuận của công ty. Khoản tín dụng sẽ bằng 15% lợi nhuận được phân chia và tối đa là 10% lương hàng năm của nhân viên.
  • Bịt kẽ hở “tái bảo hiểm” khi công ty trả phí tái bảo hiểm cho công ty con ở nước ngoài.

Phân tích: Tác động kinh tế của kế hoạch thuế của bà Clinton

Theo phân tích của Trung tâm Chính sách Thuế không đảng phái, kế hoạch thuế của bà Clinton sẽ tăng doanh thu thêm 1,1 tỷ USD trong thập kỷ tiếp theo. Gần như tất cả các khoản tăng thuế sẽ ảnh hưởng nhất đến 1% những người có thu nhập cao nhất, 95% còn lại sẽ không thấy nhiều sự thay đổi về việc nộp thuế của họ. Biên thuế suất sẽ tăng, giảm các ưu đãi để làm việc, tiết kiệm và đầu tư, và luật thuế sẽ trở nên phức tạp hơn.

Theo một phân tích khác của nhóm nghiên cứu bảo thủ The Tax Foundation, đề xuất của bà Clinton sẽ làm giảm 1% GDP và giảm 311.000 việc làm trong dài hạn. Kế hoạch sẽ tăng doanh thu của chính phủ liên bang khoảng 500 tỷ USD, nhưng con số này sẽ chỉ còn là 191 tỷ nếu xét đến các tác động vĩ mô của các chính sách đó.

Kế hoạch thuế của Donald Trump

Donald Trump đã đưa rakế hoạch thuế của mình vào mùa thu năm 2015. Những điểm nổi bật trong kế hoạch thuế của ông Trump bao gồm:

• Thuế cá nhân

  • Giảm các mức thuế từ 7 mức xuống 4 mức-0%, 10%, 20% và 25%
  • Tăng khấu trừ tiêu chuẩn lên 25.000 USD/người
  • Thuế cổ tức và thuế thặng dư vốn đặt ở mức 20%
  • Bãi bỏ thuế tối thiểu thay thế (AMT), thuế bất động sản và thuế quà tặng.
  • Thuế đánh trên lợi tức giống như thuế thu nhập bình thường thay vì thuế suất thặng dư vốn thấp hơn.
  • Bãi bỏ thuế lợi tức đầu tư thực sự (NIIT) được áp dụng để tài trợ cho đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (tức Obamacare). Loại thuế này — hiện ở mức 3,8%- được áp dụng cho thu nhập từ đầu tư của các hộ gia đình kiếm được hơn 250.000 USD.

• Thuế doanh nghiệp

  • Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống 15%.
  • Không cho phép hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp với thu nhập từ nước ngoài. Mang tiền doanh nghiệp hiện đang ở nước ngoài về lại Mỹ qua thuế suất chuyển thu nhập về nước một lần là 10%.
  • Giới hạn về chi phí lãi suất có thể được khấu trừ thuế.

Phân tích: Tác động lên nền kinh tế của kế hoạch thuế của ông Trump

Trong khi ông Trump khẳng định kế hoạch thuế của mình là trung lập về doanh thu, các chuyên gia lại gọi khẳng định này là “bất hợp lý” bởi các đề xuất của ông Trump sẽ làm tăng đáng kể nợ chính phủ.

Theo phân tích kế hoạch thuế của ông Trump do The Tax Foundation thực hiện, các đề xuất sẽ làm tăng GDP thêm 11,5% và tạo 5,3 triệu việc làm trong dài hạn. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng sẽ làm nợ liên bang tăng mạnh bởi nó sẽ làm giảm thu nhập của chính phủ liên bang đi hơn 10 nghìn tỷ USD trong 10 năm. Để tham khảo, nợ quốc gia hiện nay là hơn 18 nghìn tỷ USD.

Trong khi ông Trump khẳng định kế hoạch thuế của mình là trung lập về doanh thu, các chuyên gia lại gọi khẳng định này là “bất hợp lý” bởi các đề xuất của ông Trump sẽ làm tăng đáng kể nợ chính phủ.

Theo phân tích của Trung tâm Chính sách thuế, kế hoạch này sẽ làm giảm 9,5 nghìn tỷ doanh thu, và mặc dù cắt giảm thuế ở mọi mức thu nhập, những lợi ích lớn nhất sẽ được dồn cho các gia đình có thu nhập cao. Tuy nhiên phân tích cũng lưu ý rằng kế hoạch này sẽ nâng cao các động lực làm việc, tiết kiệm và đầu tư.

Thương mại

Cả hai ứng cử viên đã thể hiện sự phản đối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại giữa 12 nước ở vành đai Thái Bình Dương ký hồi tháng 2/2016 nhưng chưa có hiệu lực. Mất 7 năm đàm phán để đi đến thỏa thuận này, và một phần trong đó diễn ra trong thời gian bà Clinton còn là Ngoại trưởng Mỹ. Trong vai trò đó, bà Clinton đã đấu tranh cho thỏa thuận và ủng hộ đàm phán thành công. Tuy nhiên, trong quá trình bầu cử sơ cấp của đảng Dân chủ, ông Bernie Sanders đã chỉ trích TPP và bà Clinton đã không bày tỏ thái độ gì trong nhiều tháng trước khi tuyên bố quyết định phản đối thỏa thuận thương mại này. Tuyên bố của bà về TPP như sau:

Chúng ta chiếm 5% dân số thế giới. Chúng ta phải giao dịch với 95% còn lại. Và giao dịch thương mại tức là phải có đi có lại. Đó là cách nền kinh tế toàn cầu vận hành. Nhưng chúng ta đã thất bại trong việc đưa ra một hỗ trợ mạng lưới an toàn mà người lao động Mỹ cần để có thể cạnh tranh và chiến thắng trong nền kinh tế toàn cầu.

Donald Trump cũng phản đối TPP và khẳng định ông có thể thương lượng một thỏa thuận tốt hơn.

Không ứng cử viên nào nêu cụ thể họ phản đối điều khoản nào trong hiệp định và sẽ thay thế các điều khoản đó như thế nào.

Trung Quốc

Cả ông Trump và bà Clinton đều không có thái độ tích cực khi nói về thương mại với Trung Quốc. Bà Clinton cho rằng Trung Quốc nên cư xử theo các quy định của WTO:

Chúng ta nên tập trung vào việc chấm dứt thao túng tiền tệ, phá hoại môi trường và điều kiện làm việc tồi tệ.

Ông Trump thì phàn nàn Trung Quốc đã “ăn cắp” công việc của người Mỹ và tuyên bố sẽ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. Mức thuế này sẽ khiến hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn, làm tổn thương hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, đồng thời cũng làm tăng giá hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Đảng Cộng hòa nhìn chung ủng hộ thương mại tự do và chống lại các loại thuế, vì thế quan điểm này không phổ biến trong đảng cũng như với các chuyên gia kinh tế khác.

Lương tối thiểu

Bà Clinton ủng hộ tăng lương tối thiểu toàn quốc lên 12 USD/giờ. Ông Trump thì phản đối và cho rằng các bang nên tự đặt mức lương tối thiểu của mình. Ông nói rằng mức lương tối thiểu 7,25 USD/giờ của liên bang là quá thấp, nhưng lại phản đối bất kỳ quy định tăng lương nào. Một dịp khác, ông Trump cũng từng khẳng định tiền lương ở Mỹ là quá cao. Thực tế, ông Trump đã nhiều lần đưa ra những quan điểm trái ngược về vấn đề này, khiến việc xác định quan điểm thật sự của ông – nếu có – là rất khó.

2. Chính sách chăm sóc sức khỏe

Ông Trump muốn bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (còn gọi là Obamacare)và đã có những đề xuất sau đây trong hồ sơ chính sách về chăm sóc sức khỏe, mà tất cả đều phù hợp với những đề xuất truyền thống của Đảng Cộng hòa do Paul Ryan và cộng sự đưa ra:

• Cho phép bảo hiểm được bán qua các kênh nhà nước, cũng như các kế hoạch bán tuân thủ theo các yêu cầu của bang nơi bán.

• Cho phép các cá nhân để khấu trừ phí bảo hiểm sức khỏe trên bản khai thuế.

• “Hãy chắc chắn rằng không có ai lọt lưới đơn giản chỉ vì họ không đủ tiền đóng bảo hiểm”. Không có khuyến nghị chính sách nào về thực hiện việc này ngoài “xem xét lại các lựa chọn cơ bản cho Medicaid và làm việc với các bang”.

• Cho phép các cá nhân có tài khoản tiết kiệm để chăm sóc sức khỏe (HSA) (hiện nay loại tài khoản này chỉ dành cho các nhân viên do nơi làm việc cấp). Các khoản đóng vào HSA không được tính thuế và nên được tích lũy.

• Yêu cầu minh bạch về giá từ tất cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

• Trả tiền cho Medicaid dưới hình thức trợ cấp trọn gói cho các bang, thay vì hệ thống hiện hành mà ở đó chính quyền liên bang trả cho các bang một số phần trăm cụ thể trong chi phí chương trình.

• Cho phép nhập khẩu thuốc từ nước ngoài.

Quan điểm của bà Clinton về chính sách chăm sóc sức khỏe được tóm tắt như sau:

• Giữ lại Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền và tiếp tục phát triển.

• Hạ các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe lặt vặt bằng cách ban hành các chính sách sau:

  • Yêu cầu các kế hoạch cho phép khám bệnh 3 lần mỗi năm trước khi người khám bắt đầu trả khoản khấu trừ.
  • Tăng cường các khoản tín dụng thuế cho phí bảo hiểm y tế để các gia đình không phải chi nhiều hơn 8.5% thu nhập cho phí bảo hiểm.
  • Mức thuế tín dụng tối đa 2.500 USD cho các cá nhân (5.000 USD) cho các gia đình cho các chi phí chăm sóc sức khỏe lặt vặt vượt quá 5% thu nhập hàng năm của họ. Khoản tín dụng này sẽ được lũy tiến, tức là đồng bộ thành các khoản tăng thu nhập và không áp dụng cho những người phải chịu các mức thuế cao hơn.
  • Khuyến khích các bác sĩ và bệnh viện [bà Clinton không nêu rõ cách thực hiện] phối hợp chăm sóc tại một Tổ chức Chăm sóc sức khỏe có thể chịu trách nhiệm.
  • Giám sát chặt chẽ hơn các thương vụ sáp nhập và mua lại các công ty bảo hiểm y tế để nghiên cứu xem sự cạnh tranh đã giảm hay chưa.
  • Củng cố quyền ngăn chặn hoặc sửa đổ việc tăng các tỷ lệ bảo hiểm y tế “bất hợp lý”. Mục đích là để ngăn chặn ngăn chặn “tỷ lệ gia tăng cao ở mức hai con số mà không có sự giải thích rõ ràng”. Kế hoạch của bà Clinton không nêu rõ tỷ lệ tăng nào được coi là hợp lý hoặc điều gì sẽ tạo nên “sự giải thích rõ ràng” và ai sẽ là người quyết định điều đó.
  • “Các yêu cầu tiết lộ mở rộng” về chi phí y tế và “bảo vệ chia sẻ phí mới” không được nêu chi tiết.

• Khuyến khích các bang mở rộng Medicaid bằng cách cung cấp 100% vốn đối ứng trong vòng 3 năm đầu cho bất cứ bang nào tham gia mở rộng Medicaid.

• Thêm nguồn tài trợ-500 triệu USD mỗi năm-để thúc đẩy quá trình tuyển mộ cho chương trình Medicaid hoặc các chương trình bảo hiểm y tế khác qua các nhà điều phối chăm sóc sức khỏe, quảng cáo hoặc các hoạt động tiếp cận khác.

• Cho phép người dân mua bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm chăm sóc sức khỏe bát kể tình trạng nhập cư của họ.

• Đưa vào một “lựa chọn công cộng” tức là một kế hoạch bảo hiểm y tế do chính phủ điều hành – giống như Medicare – áp dụng cho những người mua bảo hiểm trên thị trường.

3. Các vấn đề xã hội

Quan điểm về việc phá thai

• Phá thai là một vấn đề khác mà cả hai ứng viên đi theo đường lối của đảng họ. Bà Clinton cho biết bà sẽ không chỉ bảo vệ quyền được lựa chọn của phụ nữ mà còn ủng hộ tổ chức Planned Parenthood bởi tổ chức này giúp phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sinh sản thiết yếu.

• “Tôi sẽ phản đối các nỗ lực ngăn chặn phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm các nỗ lực dừng cấp kinh phí cho tổ chức Làm cha mẹ kế hoạch hóa của đảng Cộng hòa. Là Tổng thống, tôi sẽ đấu tranh cho Planned Parenthood và quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, bao gồm việc phá thai an toàn và hợp pháp,” bà nói.

• Về việc phá thai vào cuối thai kỳ, bà Clinton nói rằng bà sẽ không phản đối các quy định cấm phá thai vào “giai đoạn cuối” của kỳ ba tháng thứ ba, miễn là những quy định đó có cân nhắc đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Ông Trump đã thay đổi lập trường về vấn đề phá thai bằng cách chuyển từ việc là người “ủng hộ lựa chọn” sang “ủng hộ sự sống”.

• Ông Trump đã thay đổi lập trường về vấn đề phá thai bằng cách chuyển từ việc là người “ủng hộ lựa chọn” sang “ủng hộ sự sống”. Ông đã kêu gọi đưa các trường hợp ngoại lệ thông thường – hiếp dâm, loạn luân và vì tính mạng của người mẹ – vào các luật chống phá thai. Trái ngược với một số đối thủ đảng Cộng hòa của mình, ông Trump đã bảo vệ Planned Parenthood vì các dịch vụ khác mà tổ chức này cung cấp cho phụ nữ, như chiếu chụp hình ảnh và chẩn đoán xác định bệnh ung thư cổ tử cung hay ung thư vú.

• Ông Trump đã gặp rắc rối khi trả lời một câu hỏi về chuyện gì sẽ xảy ra khi phá thai trở thành một hành động bất hợp pháp và được thực hiện theo bất kỳ cách nào. Ông nói rằng vì đã phá luật nên người phụ nữ phá thai sẽ phải vào tù. Tuy nhiên, sau khi nhận nhiều chỉ trích, ông đã sửa lại rằng bác sĩ thực hiện ca phá thai sẽ bị trừng phạt thay vì người phụ nữ phải phá thai.

Về vấn đề nhập cư

• Nhập cư là một vấn đề mà hai ứng viên có quan điểm cực kỳ đối lập nhau. Ông Trump đã kêu gọi trục xuất tất cả người nhập cư không có giấy tờ, và xây một bức tường ở biên giới với Mexico để giảm lượng nhập cư trái phép. Ông cũng phản đối một con đường đạt được quyền công dân toàn diện cho người nhập cư đã nhập cư trái phép vào Mỹ, bao gồm những người nhập cư trái phép từ khi còn là trẻ con và đã sống gần như cả đời ở Mỹ. Ông Trumo cũng phản đối các hoạt động hành pháp về nhập cư của ông Obama.

• Ông kêu gọi một lệnh cấm cho phép người Hồi giáo nước ngoài nhập cư vào Mỹ “tới khi chúng ta biết chuyện gì đang xảy ra.”

• Dường như lập trường về vấn đề nhập cư của ông Trump đã dịu đi vào tháng 8/2016 nhưng sau đó ông lại trở về với sự cứng rắn trước đây. Ứng viên phó tổng thống của ông Trump là ông Mike Pence cùng giám đốc chiến dịch tranh cử Kellyanne Conway đều né tránh câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra với những người nhập cư không có giấy tờ nhưng chưa hề phạm pháp.

• Ngược lại, bà Clinton đã kêu gọi một lộ trình đến “quyền công dân toàn diện và công bằng” cho những người nhập cư không có giấy tờ và chưa hề phạm tội. Bà tuyên bố không chỉ ủng hộ các hoạt động hành pháp của ông Obama mà còn sẽ đưa chúng lên tầm cao hơn để “các gia đình không phải ly tán.” Bà Clinton nói rằng nếu là tổng thống, bà sẽ “chấm dứt việc giam giữ các gia đình, đóng cửa các trung tâm giam giữ người nhập cư tư nhân, và giúp nhiều người có đủ điều kiện hơn nữa để nhập tịch.” Bà cũng đề xuất xây dựng một cơ quan chính phủ mới – Văn phòng các vấn đề nhập cư – để xử lý các vấn đề liên quan đến nhập cư. Bà Clinton hứa sẽ đưa ra những cải cách toàn diện về nhập cư và một lộ trình hợp pháp hóa quyền công dân trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi nhận nhiệm sở.

• Bà Clinton cũng phản đối đề nghị cấm người Hồi giáo xin thị thực hay nhập cư vào Mỹ của ông Trump, và nói rằng đó là một hành động phi hiến pháp và không thể hiện tinh thần của người Mỹ, bởi nước Mỹ là một nhà nước thế tục nơi mọi tôn giáo – kể cả người vô thần – được đối xử công bằng.

Kiểm soát súng đạn

• Trong các tuyên bố, hai ứng cử viên đã thể hiện những quan điểm trái chiều về vấn đề súng đạn. Trong cuốn sách The America We Deserve (tạm dịch: Nước Mỹ mà chúng ta xứng đáng có được) vào năm 2000, ông Trump viết rằng ông ủng hộ việc cấm vũ khí tấn công, cũng như ủng hộ kéo dài thời gian chờ để mua một khẩu súng. Nhưng trong mùa bầu cử 2016, ông Trump đã thể hiện một cách chắc chắn quan điểm ủng hộ súng đạn và phản đối mọi quy định bổ sung. Lập trường gần đây nhất của Trump về quyền sở hữu súng đạn đã được vạch ra trên trang web chính thức của chiến dịch của ông.

• Clinton từng nói rằng bà muốn cân bằng quyền trong Điều bổ sung thứ 2 của Hiến pháp Mỹ với mục tiêu giữ cho súng đạn không rơi vào “tay nhầm người”, nhóm người này theo bà bao gồm những kẻ khủng bố, những kẻ bạo hành gia đình và những người có “vấn đề thần kinh nghiêm trọng”.

• Bà đã kêu gọi “tái thiết theo lẽ thường để không cho những kẻ khủng bố, kẻ bạo hành gia đình và những tội phạm bạo lực khác tiếp cận súng đạn”. Bà ủng hộ “kiểm tra hoàn cảnh toàn diện” và “lấp đầy những kẽ hở cho phép súng đạn rơi vào tay nhầm người”, trong đó có những kẽ hở sau:

  • Kẽ hở về người kinh doanh cá nhân: Theo luật liên bang, những người bán tư nhân không cần (không được phép) thực hiện kiểm tra thông tin cá nhân của người mua. Ngoài ra, những người bán tư nhân cũng không cần ghi lại giao dịch bán, cũng như không cần yêu cầu giấy tờ định danh.
  • Kẽ hở Charleston: Cho phép việc bán súng đạn diễn ra không cần kiểm tra hoàn cảnh sau thời gian chờ 3 ngày để chính phủ thực hiện kiểm tra hoàn cảnh.
  • Kẽ hở online: Cho phép người bán tư nhân thực hiện các giao dịch trong nước trên mạng mà không thực hiện kiểm tra hoàn cảnh.
  • Lập trường chính thức của bà Clinton về quyền sở hữu súng đạn được vạch ra trên trang web chiến dịch tranh cử của bà.

4. Quyền tự do dân sự và an ninh nội bộ

Cả hai ứng cử viên đều chưa đề cập tới vấn đề quyền tự do dân sự được nêu ra bởi việc Edward Snowden tố giác NSA rằng tổ chức này đang thực hiện các hoạt động gián điệp quy mô lớn không chỉ với người nước ngoài mà còn với các đồng minh nước ngoài của Mỹ cũng như công dân và người sinh sống tại Mỹ.

Hình phạt tử hình

Ông Trump đã kêu gọi mở rộng hình phạt tử hình để bao gồm toàn bộ những vụ giết hại cảnh sát. Bà Clinton cũng ủng hộ hình phạt tử hình, nhưng tin rằng hình phạt này chỉ nên được thực hiện cho một số vụ án liên bang.

Về hợp pháp hóa cần sa

Cần sa hiện đang được liệt vào danh sách thuốc Nhóm 1, cùng loại với các hợp chất như heroin, LSD, MDMA (ecstasy) và mescaline. Các loại thuốc có tính gây nghiện cao như cocaine, oxycodone và methamphetamine được phân vào Nhóm 2. Vào tháng 8 năm 2016, chính quyền Obama đã không chấp nhận nới lỏng ràng buộc và từ chối đơn thỉnh nguyện của hai thống đốc và một y tá về việc phân loại lại cần sa.

Ông Trump từng nói rằng việc sử dụng cần sa “vì mục đích y tế – mục đích chữa bệnh – là hoàn toàn ổn.”

• Bà Clinton không có lập trường nào về vấn đề hợp pháp hóa cần sa, ngoài việc tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại, tức là giữ cần sa ở Nhóm 1, và chờ đợi xem những “thử nghiệm” ở Colorado, Washington và Alaska có kết quả ra sao. Trong quá khứ, ông Trump từng đề xuất hợp pháp hóa mọi loại thuốc gây nghiện, cho rằng “cuộc chiến chống ma túy” là “một trò đùa” và rằng hợp pháp hóa thuốc gây nghiện sẽ “lấy đi lợi nhuận của những ông trùm ma túy.” Trong những bài phỏng vấn gần đây hơn, ông Trump từng nói rằng việc sử dụng cần sa “vì mục đích y tế – mục đích chữa bệnh – là hoàn toàn ổn,” với ngụ ý rằng ông không ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa để sử dụng vì mục đích giải trí.

Quyền của người đồng tính

• Sau khi Tòa án Tối cao Mỹ quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2015, quyền của người đồng tính đã trở thành một vấn đề ít mang tính chính trị hơn. Bài so sánh này nêu ra sự thay đổi lập trường của hai ứng cử viên.

• Bà Clinton từng phản đối hôn nhân đồng giới, nhưng ủng hộ kết hợp dân sự và cung cấp các cơ chế bảo vệ về mặt pháp lý cho các cặp đôi và các cá nhân đồng tính – cho tới năm 2013. Khi ý kiến của công chúng về hôn nhân đồng tính thay đổi, nhiều thành viên Đảng Dân chủ – trong đó có tổng thống Obama vào năm 2012 và bà Clinton năm 2013 – đã thể hiện sự ủng hộ hôn nhân đồng giới.

• Ông Trump tỏ ra khá nhất quán trong việc ủng hộ quyền của người đồng tính – mặc dù Đảng Cộng hòa không có chủ trương này – song ông Trump đã nói rằng ông sẽ xem xét việc đề cử các thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ đảo ngược phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Trong nhóm các cá nhân ưu tú ở Thung lũng Silicon ủng hộ ông Trump, có Peter Thiel, vốn là một người đồng tính nam. Ông Trump cũng đã đề xuất một “bài kiểm tra giá trị” cho những người di cư vào Mỹ để kiểm tra xem họ có tương thích về tư tưởng trong các vấn đề quyền phụ nữ và quyền của người đồng tính hay không.

5. Những khác biệt về chính sách đối ngoại

• Cả hai ứng cử viên tổng thống đều tin vào chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, tức là ý niệm rằng Mỹ tốt hơn và tuyệt vời hơn mọi quốc gia nào khác. Tuy nhiên, trong khi lập trường của Clinton thể hiện tính chính thống về chính sách ngoại giao của Mỹ, thì ông Trump lại đưa ra một số đề xuất gây tranh cãi trên khắp thế giới, trong đó có cộng đồng an ninh quốc gia của Đảng Cộng hòa.

• Với tư cách Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ tổng thống Obama, và đệ nhất phu nhân trong nhiệm kỳ tổng thống Clinton, bà Hillary Clinton không hề xa lạ gì với các vấn đề chính sách ngoại giao. Một sô quan điểm chính trị của bà về các vấn đề này như sau:

  • Bà Clinton ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran do chính quyền Obama đàm phán.
  • Bà bỏ phiếu ủng hộ việc đưa quân tới Iraq năm 2003.
  • Trước đây bà Clinton từng bào chữa cho các hành động tra tấn, mặc dù lập trường hiện tại của bà là không ủng hộ việc này.
  • Bà ủng hộ Israel với tư cách một đồng minh, nhưng đây là một vấn đề phức tạp, xét đến việc bà ủng hộ thỏa thuận Iran mà Israel lại phản đối thỏa thuận này. Tình hình còn phức tạp hơn bởi sự thiếu thân thiện giữa ông Obama và thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, xét đến việc bà Clinton đã đóng vai trò Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama.
  • Về IS, bà Clinton muốn “đẩy mạnh chính sách hiện nay”. Bà đã đề xuất chống IS “trên không, chiến đấu trên địa bàn và chiến đấu với chúng trên mạng Internet,” nhưng không làm vậy một cách đơn phương. Chiến sách của Mỹ ở Iraq và Syria hiện nay là khuyến khích các quốc gia trong khu vực tham gia tích cực hơn, đặc biệt là với các nguồn lực quân đội của họ trên địa bàn, với Mỹ cung cấp hỗ trợ trên không và các nguồn lực về chiến thuật/huấn luyện. Và dĩ nhiên là cả tiền bạc và vũ khí.

• Một trong số những nguyên lý trung tâm của lối suy nghĩ của Trump về chính sách đối ngoại là buộc các đồng minh của Mỹ – Nhật Bản, A Rập Saudi, Hàn Quốc, Đức và các thành viên NATO khác – phải “trả tiền”, tức là chi trả cho Mỹ để nhận được cảm giác an toàn từ sự có mặt của quân đội Mỹ trong khu vực của họ. Những quan điểm này đã bị chỉ trích nặng nề. Những đề xuất chính sách quân sự chính của ông Trump, vốn đã và đang bị bà Clinton tấn công, bao gồm:

  • Đàm phán với các thành viên NATO để họ đóng góp nhiều hơn cho liên minh, cả về tài chính cũng như về quân sự. Ông Trump đã nói rằng đối với Mỹ, NATO rất đắt đỏ bởi Mỹ phải chi trả một phần “bất cân đối” cho các khoản chi của tổ chức này. Ông Trump cũng đã nói rằng NATO đã lỗi thời vì tổ chức này được thiết kế nhằm chống lại mối đe dọa từ Liên bang Xô Viết, nhưng “không có các quốc gia cần có để chống lại khủng bố.”
  • Trong một bài phỏng vấn ngày 20/7, ông Trump đã nhắc lại rằng theo cách nhìn của ông, Mỹ không nên đảm bảo tự động hỗ trợ cho một thành viên NATO trong trường hợp thành viên này bị một nước khác tấn công (thường đề cập tới Nga với vai trò bên tấn công). Sự đảm bảo này, theo ông Trump, chỉ nên dành cho các thành viên NATO “đã hoàn thành nghĩa vụ của họ với chúng ta.”
  • Đàm phán với các đồng minh (VD: Nhật Bản) để chi tiền cho Mỹ nhằm duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực của họ, bởi sự hiện diện của Mỹ cung cấp an ninh cho các quốc gia này.
  • Về IS (hay còn gọi là Daesh hoặc ISIL): Ông Trump đã nói rằng ông sẽ đánh bom “phá tan ISIS”. Ông gây nhiều tranh cãi khi đưa ra tuyên bố rằng những người dân thường có liên hệ với các thành viên ISIS phải bị giết. Ông Trump đã nói: “Một điều nữa về những kẻ khủng bố là rằng bạn phải tiêu diệt cả gia đình chúng.”
  • Về Assad (tổng thống Syria): Mỹ và các đồng minh của nước này đã ủng hộ lực lượng nổi dậy Syria chống lại tổng thống Assad. Tuy nhiên, ông Trump đã nói rằng mặc dù “Assad là một người đàn ông tồi tệ. Ông ta đã làm những điều kinh khủng.”, song đối với Trump, việc lật đổ Assad là một ưu tiên ở mức thấp hơn so với việc chiến đấu chống IS, tổ chức mà ông cho rằng đưa ra một mối đe dọa lớn hơn nhiều với Mỹ.
  • Đàm phán lại thỏa thuận với Iran. Tuyên bố đầy đủ hơn của Trump về thỏa thuận Iran được đăng tải trên trang web của ông. Cần lưu ý rằng những tuyên bố của ông Trump về Iran có chứa một số lỗi về thông tin. Những nhà phân tích khác cũng đã chỉ trích góc nhìn của ông Trump về Iran là sai thông tin và bắt nguồn từ sự ngu dốt.
  • Về Iraq: Ông Trump khẳng định rằng ông phản đối chiến tranh Iraq trước sự xâm lược. Tuy nhiên, khẳng định này là sai vì đã có bằng chứng ghi lại việc ông ủng hộ cuộc chiến này một cách do dự trong một cuộc phỏng vấn với Howard Stern vào tháng 9/2002. Tuy nhiên, ông Trump sớm đã thể hiện những lo ngại về chi phí và định hướng của cuộc chiến trong vòng vài tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu. Ông đã tỏ rõ thái độ phê bình cuộc chiến tranh ít nhất kể từ năm 2004.
  • Tuyên bố Trung Quốc đã thao túng tiền tệ và áp đặt thuế nhập khẩu lên các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc.
  • Về Nhật Bản, ông Trump liên tục thay đổi quan điểm; trong một bài phỏng vấn với Fox News vào tháng 4, ông Trump cho biết sẽ tốt hơn cho Nhật Bản nếu nước này tự bảo vệ mình trước Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân. Vào tháng 6, sau khi bị Clinton chỉ trích trong một bài phát biểu về chính sách ngoại giao, ông Trump đã phủ nhận việc ông từng nói rằng ông muốn Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
  • Về tra tấn, ông Trump chủ trương ủng hộ nới lỏng hạn chế và cho phép các cơ quan Mỹ sử dụng biện pháp tra tấn với các kỹ thuật như trấn nước và hơn thế nữa.

Ông Trump nói rằng NATO đã lỗi thời vì tổ chức này được thiết kế nhằm chống lại mối đe dọa từ Liên bang Xô Viết, nhưng “không có các quốc gia cần có để chống lại khủng bố.” 

• Ông Trump cũng đã chỉ trích chính sách đối ngoại của bà Clinton trong thời gian đảm nhận vị trí Ngoại trưởng thời kỳ 2009-2013, trong đó có cách bà xử lý tình huống ở Benghazi và việc bà sử dụng máy chủ email cá nhân cho những liên lạc chính thức của Bộ Ngoại giao.

• Bản thân bà Clinton cũng đã tự ca ngợi vai trò của bà trong việc môi giới một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel ở dải Gaza để kết thúc một chiến dịch vũ lực kéo dài vào năm 2012. Bà cũng đã nói về việc trong vai trò Ngoại trường, bà đã kêu gọi các đồng minh Mỹ trên toàn thế giới áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Iran vì chương trình hạt nhân của nước này nhằm đặt áp lực lên chính phủ Iran để tán thành với một thỏa thuận thanh tra hạt nhân.

Thổ Nhĩ Kỳ

• Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS, nhưng mối quan hệ giữa hai nước là hết sức phức tạp do sự ủng hộ của Mỹ với người Kurd. Người Kurd hiện đang là một trong số những đồng minh mạnh nhất mà Mỹ có được trong việc chiến đấu chống lại IS, song người Thổ lại lo ngại việc người Kurd ly khai khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và tạo nên một nhà nước người Kurd riêng rẽ.

• Đã có một nỗ lực đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng 7/2016. Trong giai đoạn hậu đảo chính, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã áp đặt tình trạng khẩn cấp trong đất nước này và được cho là đã tận dụng cuộc đảo chính bất thành để thanh trừng các kẻ thù chính trị của ông này. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra một vài tuyên bố thuyết phục Erdogan tôn trọng luật pháp. Lập trường của Hillary cũng giống như lập trường của Kerry và của chính quyền Obama. Tuy nhiên, ông Trump đã ca ngợi cách ông Erdogan xử lý vụ đảo chính và ngăn không cho nó thành công. Ông Trump cũng nói rằng Mỹ thiếu thẩm quyền về mặt đạo đức để hô hào Erdogan và các quốc gia khác tuân thủ pháp luật, khi xét tới những bất ổn dân sự ở Mỹ có liên quan tới việc sát hại các sỹ quan cảnh sát.

6. Chính sách năng lượng và môi trường

Đường ống dẫn dầu Keystone XL

• Sau nhiều tháng từ chối thể hiện lập trường về đường ống Keystone XL, bà Clinton đã thông báo rằng bà phản đối đường ống dẫn dầu này, một động thái mà nhiều người cho rằng chỉ là phản ứng trước thách thức giành tư cách ứng cử viên cánh tả của ông Bernie Sanders. Bà Clinton đã nói:

• “Tôi không nghĩ chúng ta cần có một đường ống mang dầu bẩn đến, khai thác cát dầu ở miền tây Canada, qua biên giới của chúng ta.”

• Ông Trump cho biết ông sẽ thông qua dự án đường ống Keystone XL nếu thỏa thuận này được đàm phán lại và chính phủ liên bang Mỹ nhận được 25% lợi nhuận từ dự án đường ống này.

Sự nóng lên toàn cầu/Biến đổi khí hậu

• Ông Trump từng nói rằng sự nóng lên toàn cầu chỉ là một trò lừa đảo.

• “Khái niệm về nóng lên toàn cầu được tạo ra bởi và cho người Trung Quốc để khiến cho ngành sản xuất của Mỹ mất đi tính cạnh tranh.” — Donald J. Trump (@realDonaldTrump) – 06/11/2012

• Tuy nhiên, khi bà Clinton nhắc tới khẳng định này trong cuộc tranh luận đầu tiên của hai ứng cử viên, ông Trump đã phủ nhận nó. Người quản lý chiến dịch của ông sau đó đã giải thích rằng ông Trump không tin rằng nóng lên toàn cầu là một hiện tượng do con người tạo ra. Ông Trump cũng là một người ủng hộ hoạt động fracking; ông tin rằng fracking sẽ dẫn tới độc lập về năng lượng cho người Mỹ và rằng giá khí tự nhiên giảm sẽ là một lợi thế chiến lược cho nước này.

• Bà Clinton đã nói rằng biến đổi khí hậu là có thật, theo quan điểm của phần lớn các nhà khoa học. Bà Clinton đã hứa hẹn sẽ triển khai những khoản đầu tư lớn vào ngành năng lượng sạch, với mục tiêu tới năm 2020 sở hữu 500 triệu tấm pin mặt trời trong cả nước. Bà cũng đã thể hiện những nghi ngờ về việc có nên cho phép khoan dầu ở Bắc Cực hay không. Về vấn đề fracking, bà Clinton đã kêu gọi đưa ra các quy định nghiêm ngặt, song không thẳng thừng phản đối fracking.

7. Tranh luận giữa bà Clinton và ông Trump

Cuộc tranh luận Clinton – Trump đầu tiên

• Cuộc tranh luận tranh cử tổng thống đầu tiên giữa Donald Trump và Hillary Clinton đã được tổ chức tại đại học Hofstra vào ngày 26/9. Đó là một cuộc tranh luận nẩy lửa, trong đó hai ứng cử viên đều công kích lẫn nhau. Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng bà Clinton đã chiến thắng cuộc tranh luận này; bà có vẻ đã chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, với những câu trả lời chi tiết hơn về chính sách. Nhưng một số lời trao đổi có lợi cho bà Clinton đã được người điều hành sắp đặt trước. Đài BBC trung lập cho biết:

• “… lối mở cho lợi thế của bà Clinton được sắp đặt trước bởi người điều hành. Ông này trước tiên nêu ra vấn đề về thuế của ông Trump. Ông hỏi về tranh cãi về nơi sinh của tổng thống Obama. Ông dồn ông Trump vào vấn đề chiến tranh Iraq và gợi ra nhận xét của ông Trump về “ngoại hình” của bà ấy, dẫn tới một cuộc thảo luận kéo dài về khí chất và óc suy xét của một tổng thống. Những điểm yếu của bà Clinton – cụ thể là việc bà sử dụng máy chủ thư điện tử cá nhân và những bất đồng tiềm năng về lợi ích trong quỹ từ thiện của bà – gần như không được thảo luận.”

• Nếu người chiến thắng trong xung đột chính trị được xác định trên loại mặt trận mà họ chiến đấu, thì phần lớn cuộc tranh luận đã diễn ra trên địa hình có lợi cho ứng cử viên Đảng Dân chủ. Trong đó có một số là nhờ chiến lược hiệu quả và sự chuẩn bị của bà; đó là lợi thế của một luật sư. Một số là do sai lầm và sự lan man của ông Trump; đó là thất bại của một người bán hàng không quảng cáo được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều trong số đó là do ông Holt. Điều này sẽ khiến Đảng Dân chủ mỉm cười, và khiến những người ủng hộ ông Trump la ó.

Những điểm nổi bật trong cuộc tranh luận

• Ông Trump chỉ trích bà Clinton về các thỏa thuận thương mại như NAFTA hay TPP, về việc bà xóa thư điện tử, để cho IS phát triển trong thời gian còn đang làm Ngoại trưởng. Ông cho biết bà là người có kinh nghiệm, nhưng là loại kinh nghiệm không phù hợp. Ông cũng nói rằng ông nghĩ bà không có đủ sức chịu đựng để trở thành tổng thống. Bà Clinton đã đưa ra lời phản bác về việc đi tới 112 quốc gia và trả lời chất vấn 11 tiếng liền trước Quốc hội. Bà Clinton đã giáng một đòn mạnh vào ông Trump về việc ông này không công bố hồ sơ khai thuế của mình, buộc tội ông đang cố gắng che dấu điều gì đó. Bà cũng đã chỉ trích ông về việc nghi ngờ quyền công dân Mỹ của ông Obama, và không nộp thuế thu nhập liên bang, điều mà ông Trump cho là một hành động thông minh. Cuối cùng, bà Clinton chỉ trích ông Trump về những nhận xét của ông về một số người phụ nữ (“đây là người đàn ông từng gọi phụ nữ là lợn, là bùn, là chó”).

Kết quả điều tra ý kiến về hai ứng cử viên

• Hillary Clinton vốn dẫn trước trong các cuộc điều tra ý kiến trên cả nước, song ông Donald Trump đã rút ngắn được khoảng cách, đặc biệt là sau khi chính thức trở thành ứng cử viên của Đảng Cộng hòa.

• RealClearPolitics đã tổng hợp số liệu trung bình của các cuộc điều tra ý kiến, cho ra kết quả giống với tổng hợp của Wikipedia và cho thấy bà Clinton đang dẫn trước với khoảng cách nhỏ và biến động cho tới giữa tháng 7/2016.

• Trang FiveThirtyEight.com cũng tiến hành theo dõi ý kiến của người dân Mỹ. Mô hình của họ cho thấy bà Clinton dẫn trước một cách ổn định hơn và với khoảng cách hơi rộng hơn. Mô hình này cũng khác so với các mô hình khác bởi nó thể hiện sự chạy đua 3 bên, bao gồm cả ứng cử viên tự do Gary Johnson.

8. Tranh cãi và chỉ trích

Không thể bàn tới cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 mà không nhắc tới những tranh cãi gây khó khăn cho các ứng cử viên.

Chỉ trích về Hillary Clinton

Hai vấn đề sơ hở nhất của Hillary Clinton nảy sinh trong thời gian bà làm Ngoại trưởng: vụ tấn công vào cơ quan ngoại giao Mỹ ở Benghazi và việc bà sử dụng thư điện tử cá nhân thay vì thư điện tử chính thức của Bộ Ngoại giao.

Bà Clinton đã bị chỉ trích về vai trò của bà trong những sự kiện xoay quanh vụ tấn công vào cơ quan ngoại giao của Mỹ ở Benghazi, Libya vào ngày 11/9/2012. Đại sứ Mỹ và 3 người Mỹ khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công này. Ban đầu, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng đã quy trách nhiệm cho sự giận dữ của đám đông nảy sinh từ phản ứng trước đoạn video mang tên Innocence of Muslims trên Youtube. Sau này, vụ việc mới được làm sáng tỏ, rằng đây là một vụ tấn công khủng bố được lên kế hoạch từ trước. Bà Clinton không chỉ bị chỉ trích bởi đánh giá ban đầu thiếu chính xác này, mà còn bởi việc Bộ Ngoại giao, dưới quyền lãnh đạo của bà, đã từ chối yêu cầu tăng cường an ninh của nhân viên an ninh Mỹ Eric Nordstrom cho nhiệm vụ ở Benghazi.

• Thư điện tử

Khi còn là Ngoại trưởng, bà Clinton đã sử dụng một tài khoản thư điện tử cá nhân, với các bức thư được lưu trữ trên máy chủ thư điện tử cá nhân của bà, để gửi và nhận những thông điệp chính thức của Bộ Ngoại giao. Trong số đó có vài nghìn bức thư sau đó đã được đánh dấu tuyệt mật. Cuộc điều tra do FBI tiến hành đã kết luận rằng bà Clinton đã “hết sức bất cẩn” trong việc xử lý hệ thống thư điện tử của mình, song lại đưa ra khuyến nghị rằng bà sẽ không bị kết tội. Trong một động thái bị nhiều thành viên Đảng Cộng hòa chỉ trích, Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch đã tuyên bố rằng Bộ Tư pháp sẽ không khởi tố bà Clinton dù bà đã vi phạm pháp luật.

• Liên hệ với Phố Wall

Bà Clinton đã thu được hàng triệu đô-la từ phí diễn thuyết trong nhiều năm, trong đó có khoản tiền 225.000 USD cho việc xuất hiện trong cuộc hội thảo “Builders and Innovators” của Goldman Sachs và nói chuyện với CEO của Goldman là Lloyd Blankfein. Chiến dịch Clinton đã bị chỉ trích là cố gắng che đậy mối liên hệ của bà với phố Wall.

• Liên hệ với các công ty dầu mỏ

Bà Clinton cũng phải đối mặt với những cáo buộc về việc Quỹ Clinton được hưởng số tiền quyên góp lên tới hàng triệu đô-la từ các công ty dầu mỏ. Những công ty này hiện đang vận động hành lang với Bộ Ngoại giao để được cho phép tiến hành dự án đường ống dẫn dầu từ Canada.

• Chủ trương ủng hộ chiến tranh và sự nổi dậy của IS

Nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange đã đưa ra lời buộc tội trong một đoạn phỏng vấn truyền hình rằng Hillary Clinton là một người ủng hộ chiến tranh, và nêu ra ví dụ về Libya:

• “Những thư điện tử mà chúng tôi [Wikileaks] tiết lộ về sự tham gia của bà ấy ở Libya, và những khẳng định từ các tướng lĩnh Lầu Năm Góc, cho thấy rằng bà Hillary đã bỏ qua sự do dự của Lầu Năm Góc trong việc lật đổ Muammar Gaddafi ở Libya. Bởi họ [Lầu Năm Góc] dự đoán rằng kết quả hậu chiến sẽ là điều gì đó giống như hiện nay, tức là IS chi phối đất nước này.”

Chỉ trích về Donald Trump

Ông Donald Trump cũng không thiếu gì những lời chỉ trích hay tranh cãi.

• Cáo buộc phân biệt chủng tộc

Ông Trump đã bị coi là một người phân biệt chủng tộc vì những nhận xét của ông về người nhập cư Mexico và vì đề xuất một lệnh cấm nhập cảnh đối với người Hồi giáo không phải là công dân Mỹ.

• Khizr và Ghazala Khan

Khizr Khan, một người Hồi giáo nhập cư và là cha của một người lính Mỹ bị thiệt mạng ở Iraq, đã phát biểu tại đại hội Đảng Dân chủ và chỉ trích ông Trump vì những đề xuất chống lại người Hồi giáo. Ông cũng đã chỉ trích ông Trump chưa từng có sự hy sinh cá nhân nào. Những nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa muốn ông Trump bỏ qua lời nói của Khan và không phản ứng lại. Tuy nhiên, khi George Stephanopoulos yêu cầu ông Trump trả lời trước lời chỉ trích này trong một bài phỏng vấn trên truyền hình, ông Trump đã đưa ra một lời nhận xét về vợ của Khizr Khan, bà Ghazala, người đã có mặt trên sân khấu trong bài phát biểu của chồng nhưng không phát biểu: “Nếu anh nhìn vào vợ ông ấy, bà ấy chỉ đứng đó. Bà ấy không có gì để nói. [Có lẽ] bà ấy không được phép có gì để nói.”

• Lời nhận xét của ông Trump đã đối mặt với sự phản đối rộng rãi không chỉ từ Đảng Dân chủ mà còn từ các thành viên cốt cán của Đảng Cộng hòa như Paul Ryan hay John McCain, cả hai đều có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với ứng cử viên Đảng Cộng hòa.

• Đại học Trump

Đại học Trump là một tổ chức kinh doanh được Donald Trump và một số đối tác của ông sáng lập. Mặc dù đó không phải là một trường đại học được chứng nhận, song công ty này cũng cung cấp các khóa đào tạo về bất động sản, quản lý tài sản, kinh doanh và tạo dựng của cải. Dù không còn hoạt động nữa, song đại học Trump và bản thân ông Donald Trump hiện vẫn đang dính líu vào một số vụ kiện do những sinh viên cũ của đại học này buộc tội rằng đây là công ty lừa đảo, đưa ra những khẳng định sai sự thật.

• Ngoài những lời buộc tội liên quan tới công ty này, ông Trump còn gây tranh cãi khi tuyên bố rằng thẩm phán của một trong số những vụ kiện này đã gây bất lợi cho ông Trump vì ông này là người Mỹ gốc Mexico. Lời cáo buộc này của ông Trump cũng đã bị chỉ trích rộng rãi cả trong và ngoài đảng của ông

• Hồ sơ khai thuế

Donald Trump là ứng cử viên tổng thống duy nhất của một đảng chính trị lớn trong 50 năm gần đây không công bố hồ sơ khai thuế của mình. Rất nhiều lý do đã được các nhà phê bình phỏng đoán và đưa ra, từ việc thiếu đóng góp từ thiện, cho tới việc thu nhập và của cải của ông có thể thấp hơn nhiều so với ông tuyên bố, cho tới những cáo buộc rằng nó có thể để lộ những liên hệ với các nhân vật đầu sỏ chính trị ở Nga.

• Nga và Putin

Trong một khẳng định về tai tiếng thư điện tử của bà Clinton, ông Trump đã phát biểu trong một cuộc mít tinh:

“Họ [hacker Nga] có lẽ có 33.000 thư điện tử mà bà ấy đã làm mất và xóa đi. Nga, nếu các bạn đang nghe tôi, tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy 30.000 thư điện tử bị mất. Tôi nghĩ các bạn sẽ được giới báo chí của chúng tôi thưởng hậu hĩnh. Hãy xem xem điều đó có xảy ra không. Nó sẽ là điều tiếp theo.”

Ông Trump có một lịch sử dài những thỏa thuận làm ăn với người Nga. Ông cũng đã ca ngợi Putin trong nhiều phát biểu. Về mặt lịch sử, và đặc biệt là dưới thời tổng thống Obama, nước Mỹ đã có mối quan hệ đối nghịch với Putin. Nước Nga dưới thời Putin là đồng minh của tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nga cũng đã giúp Assad bằng việc triển khai các cuộc không kích chống lại IS ở Trung Đông. Trong khi IS là kẻ thù chung của Mỹ và Nga, những điều kiện khác đã ngăn không cho hai cường quốc này hợp tác vững chắc với nhau. Những nhận xét của Trump về ông Putin là một sự tách biệt khỏi chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ, và do đó là một nguồn gây tranh cãi và phản đối trong số nhiều quan chức ngoại vụ.

9. Sức khỏe

Sức khỏe của một ứng cử viên thường không phải là vấn đề, song trong cuộc bầu cử này, ông Trump đã có những lời đả kích vấn đề sức khỏe và “sức chịu đựng” của bà Clinton. Bác sỹ của bà Clinton đã công bố một báo cáo cho thấy tình trạng sức khỏe của bà nhìn chung là tốt, song đồng thời cũng ghi chú về tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch sâu. Báo cáo cho biết bà Clinton không hút thuốc và cũng không sử dụng chất kích thích; bà thỉnh thoảng có uống rượu.

Vào ngày 11/9 vừa qua, bà Clinton đã đứng không vững và suýt ngất tại buổi tưởng niệm ngày 11/9 ở New York; báo cáo cho biết bà đã mắc chứng viêm phổi, một chứng bệnh có thể do vi khuẩn (2/3 số trường hợp) hoặc vi rút gây ra. Bác sỹ của bà Clinton đã công bố một thông báo nói rằng bà đã được kê đơn thuốc kháng sinh và được khuyến cáo nên nghỉ ngơi, nhưng không chỉ rõ bà đang mắc loại bệnh viêm phổi nào. Kháng sinh không thể chữa trị được viêm phổi do vi rút, nhưng thường được kê đơn để tránh lan truyền viêm nhiễm.

Bác sỹ của ông Trump cũng đã công bố một lá thư về sức khỏe của ông này, nhưng lá thư này đã gây tranh cãi do nó sử dụng ngôn ngữ phóng đại và ông này cho biết đã viết lá thư chỉ trong 5 phút. Lá thư nói rằng ông Trump đang có sức khỏe rất tốt, và ghi chú rằng ông không hút thuốc cũng không uống rượu.

David L. Scheiner, một phó giáo sư thuộc đại học Y khoa Illinois và là bác sỹ riêng của tổng thống Obama trong suốt 22 năm đã viết trong một bài báo rằng cả hai ứng cử viên đều chưa công bố đầy đủ thông tin về sức khỏe của họ khi xét tới tuổi tác của họ – một trong hai ứng cử viên, một người 69 tuổi, một người 70 tuổi, sẽ trở thành tổng thống già thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ.  

Cuộc tranh luận đầu tiên

Bà Hillary Clinton gây ấn tượng

Sau 90 phút tranh luận vào tối 26/9 giờ Mỹ (sáng 27/9 theo giờ Việt Nam) tại hội trường Đại học Hofstra ở Hempstead, thành phố New York, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đã kết thúc cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cả hai đều tranh thủ “trận so găng” này để công kích các quan điểm chính sách của nhau và bà Hillary được đánh giá đã có một buổi tối gây ấn tượng mạnh hơn.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên gồm 3 chủ đề: Hướng đi tương lai của nước Mỹ, Làm thế nào đạt thịnh vượng và Đảm bảo An ninh cho đất nước.

Mở đầu, cựu Ngoại trưởng Hillary đã công kích các quan điểm chính sách kinh tế của tỷ phú Trump. Bà đặt câu hỏi liệu ông Trump sẽ đưa nền kinh tế Mỹ đi về đâu khi mà các công ty thuộc quyền sở hữu của ứng cử viên này đã 4 lần tuyên bố phá sản và bản thân ứng cử viên Cộng hòa không nộp thuế liên bang trong nhiều năm, đồng thời bà cũng thách thức đối thủ công khai hồ sơ thuế.

Đáp lại, ứng cử viên Donald Trump bày tỏ hoài nghi đối với những cam kết của bà Hillary và yêu cầu cựu Ngoại trưởng Mỹ công khai hơn 33.000 lá thư điện tử cá nhân. Ứng viên này cho rằng người lao động Mỹ đang bị cướp việc làm, giảm thu nhập bởi những thỏa thuận thương mại yếu kém, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và nền kinh tế Mỹ thì đang nợ 20.000 tỷ USD.

Liên quan tới tương lai của nước Mỹ, bà Hillary tuyên bố nước Mỹ phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đẳng đối với các sắc tộc thiểu số khi mà số công dân da màu bị các nhân viên thực thi pháp luật bắt giữ hoặc bắn chết cao hơn hẳn so với công dân da trắng; tình trạng quản lý súng đạt thiếu chặt chẽ khiến số vụ xả súng ngày càng tăng.

Đáp lại quan điểm trên, ông Trump cho rằng nước Mỹ cần phải khôi phục trật tự xã hội và luật pháp. Theo ứng cử viên Cộng hòa, vấn đề người nhập cư trái phép là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này. Về chính sách đối ngoại, bà Hillary đánh giá an ninh mạng là một trong những thách thức lớn nhất của Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Về phần mình, tỷ phú Trump cáo buộc trong 8 năm Tổng thống Barack Obama cầm quyền, nước Mỹ đã đánh mất khả năng kiểm soát đối với Internet và khiến lĩnh vực an ninh mạng trở nên dễ bị tổn thương.

Đối với cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq, ứng cử viên Hillary tuyên bố nếu trở thành chủ nhân Nhà Trắng, bà sẽ tăng cường chiến dịch không kích, ngăn chặn mọi nguồn cung cấp tài chính và chiến binh nước ngoài của IS.

(Nguồn: ABC15 Arizona)

Còn ứng cử viên Trump thì cho rằng chính quyền Obama đang thực thi một chính sách yếu đuối trong cuộc chiến này và ông Obama cùng bà Hillary phải chịu trách nhiệm về sự hình thành của IS.

Ứng cử viên Hillary cũng cam kết sẽ tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác an ninh chủ chốt, trong khi ông Trump nhắc lại quan điểm rằng Mỹ không thể bảo vệ tất cả các nước và đồng minh của Washington sẽ phải gánh vác những trách nhiệm lớn hơn.

Truyền thông tại Mỹ cho biết có thể cuộc tranh luận này thu hút lượng khán giả kỷ lục hơn 100 triệu người xem.

Theo kết quả thăm dò nhanh Internet được trang mạng fortute.com thực hiện ngay sau cuộc tranh luận, bà Hillary được đánh giá màn trình diễn ấn tượng hơn với 54% số phiếu bầu, trong khi ông Trump nhận được 45% số phiếu.

Theo kế hoạch, 2 ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump sẽ tiến hành tổng cộng 3 cuộc tranh luận trực tiếp trước ngày bầu cử 8/11.

Cuộc tranh luận thứ hai diễn ra ngày 9/10 tại trường Đại học Washington ở thành phố St. Louis (bang Missouri) và cuộc tranh luận thứ ba sẽ được tổ chức tại trường Đại học Las Vegas ở thành phố Las Vegas (bang Nevada).

Ngoài ra, hai ứng cử viên liên danh Phó Tổng thống cũng sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp tại Đại học Longwood ở bang Virginia./.

(Ảnh: AP)
(Ảnh: AP)

Cuộc tranh luận thứ hai

Cục diện chưa có bước chuyển

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và tỷ phú bất động sản Donald Trump đã tiếp tục có màn tranh luận hết sức gay gắt trong cuộc “đối mặt” lần thứ hai, vừa diễn ra sáng 10/10 (theo giờ Hà Nội).

Theo các nhà quan sát và các chuyên gia phân tích tại Mỹ, bà Clinton đã một lần nữa tỏ rõ ưu thế trước đối thủ của mình trong 90 phút tranh luận trực tiếp, song tổng thể cục diện cuộc đua vẫn chưa có bước chuyển đáng kể.

Bước vào cuộc “đối mặt” lần hai, ông Trump bị đánh giá là yếu thế hơn do vướng vào bê bối “khiếm nhã với phụ nữ” khiến dư luận hết sức bất bình. Nhiều nghị sỹ tên tuổi của đảng Cộng hòa đã tuyên bố rút lại quyết định ủng hộ ông Trump, thậm chí còn có ý kiến yêu cầu ông rút khỏi cuộc đua. Trong bối cảnh như vậy, ông Trump bước vào cuộc tranh luận với thế “phòng thủ” hơn, trong khi bà Clinton, với những kinh nghiệm lão luyện trên chính trường, đã tận dụng lợi thế để chiếm thế chủ động.

Theo giới phân tích, cuộc tranh luận lần này là một màn “đấu khẩu” quyết liệt và căng thẳng bậc nhất lịch sử khi hai bên liên tục tìm cách dồn ép đối thủ với những câu chỉ trích thẳng thừng, nhắm vào những nội dung vừa gai góc, vừa nhạy cảm, như lối ứng xử mẫu mực xứng đáng với vai trò lãnh đạo quốc gia.

Bà Clinton đã chỉ trích những phát ngôn khiếm nhã của ông Trump đối với phụ nữ. Đáp lại, với một thái độ bình tĩnh, tỷ phú Trump đã xin lỗi về những phát ngôn của mình, đồng thời hướng sự chú ý của khán giả đến vụ bê bối tình ái của cựu tổng thống Bill Clinton. Ông Trump tiếp tục “tấn công” với những chỉ trích nặng nề nhằm vào bà Clinton liên quan vụ bê bối thư điện tử, thậm chí còn đe dọa bà Clinton “sẽ phải bóc lịch” nếu ông trở thành tổng thống.

Sau màn công kích cá nhân, hai ứng cử viên tiếp tục tranh luận nảy lửa về các vấn đề đối nội và đối ngoại khác, như đạo luật chăm sóc y tế “ObamaCare”, chính sách thuế, cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, và đặc biệt là vấn đề người Hồi giáo và người tị nạn Syria. Khác với lần tranh luận trước, lần này các ứng cử viên phải trả lời câu hỏi không chỉ của điều phối viên mà còn của các cử tri liên quan những vấn đề nổi cộm được cử tri Mỹ quan tâm nhiều nhất.

Với phong thái điềm tĩnh, tự chủ trong suốt cuộc tranh luận, bà Clinton đã trả lời trôi chảy các câu hỏi, kể cả về những nội dung hóc búa, như vụ bê bố thư điện tử, cách hành xử của ông Trump hay quan hệ với Nga… Với những chủ đề bà có nhiều kinh nghiệm hơn, như giáo dục hay chống biến đổi khí hậu, bà đã có phần trình bày kỹ càng và cụ thể hơn hẳn đối thủ. Bên cạnh đó, bà cũng khéo léo, linh hoạt trong việc chiếm lĩnh sân khấu, qua đó khiến hình ảnh của ông Trump trở nên lu mờ, gượng gạo trước ống kính.

Hầu hết các nhà phân tích đánh giá bà Clinton tiếp tục chiếm ưu thế trong màn đối đầu mới nhất, tuy nhiên không thể hiện được sự chi phối áp đảo như trong trận đầu tiên cũng như là như mong đợi của cử tri. Kết quả cuộc thăm dò chớp nhoáng do CNN/ORC thực hiện cho thấy 57% cử tri cho rằng bà Clinton tiếp tục chiếm thượng phong. Trong khi dù được đánh giá đã có “show diễn” hay hơn lần trước, ông Trump chỉ giành được 34% ủng hộ. Đánh giá trên trang Oxford Eagle, nhà bình luận David Magee khẳng định bà Clinton đã vượt qua ông Trump một cách “rõ ràng và thuyết phục”. Tương tự, trang Bustle khẳng định kỹ năng tranh luận của đại diện đảng Cộng hòa còn kém xa đối thủ đảng Dân chủ.

Về phía ông Trump, các chuyên gia đều có chung nhận định dù yếu thế hơn, nhưng tỷ phú 70 tuổi này đã có màn thể hiện tốt hơn lần tranh luận trước và đạt được những thành công nhất định. Ông đã vượt qua được những chỉ trích liên quan vấn đề ứng xử với phụ nữ, đồng thời dùng những lập luận chặt chẽ để chỉ trích quan điểm của bà Clinton trong các lĩnh vực thương mại tự do, y tế, nhập cư…

Tờ Wall Street Journal nhận định: “Bà Clinton đã cố gắng nhưng vẫn bị cuốn vào những vấn đề nhạy cảm liên quan đến vụ bê bối thư điện tử và bê bối tình ái của ông Bill Clinton.” Còn tờ New York Times cho rằng các nghị sỹ Cộng hòa có thể suy nghĩ lại về việc quay lưng với ông Trump sau cuộc tranh luận này.

Theo giới chuyên gia, cuộc tranh luận lần hai với hình thức mở và không giới hạn chủ đề này sẽ giúp công chúng đánh giá tốt hơn về các ứng cử viên trong các vấn đề của quốc gia. Tuy nhiên, việc hai ứng cử viên quá tập trung công kích các vấn đề riêng tư của nhau khiến truyền thông Mỹ đưa ra những đánh giá tiêu cực về cuộc tranh luận lần này. Bình luận viên Stephen Collinson của kênh CNN đã bày tỏ “Nền chính trị Mỹ đã thay đổi… Truyền thống thiêng liêng của một cuộc tranh luận, nơi các ứng cử viên tổng thống đưa ra tầm nhìn của mình cho tương lai quốc gia, đã trở thành một cái gì đó khiến người ta ớn lạnh.”

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, chủ nhân mới của Nhà Trắng sẽ được xác định. Từ nay tới đó, cả bà Clinton và ông Trump vẫn còn cơ hội thể hiện mình trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ 3 cùng các chuyến vận động tranh cử ở nhiều bang quan trọng. Các nhà bình luận cho rằng để có thể giành chiến thắng thuyết phục trong vòng đối mặt tới, đặc biệt là để thu hút lá phiếu của các cử tri còn do dự, các ứng cử viên cần đưa ra được những chính sách cụ thể hơn trong cả vấn đề đối nội và đối ngoại, thay vì chỉ tập trung công kích lẫn nhau./.

(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)

Tim Kaine vs Mike Pence

“Khẩu chiến nảy lửa” giữa hai ứng viên phó tổng thống

Trưa 5/10 theo giờ Việt Nam, hai ứng cử viên liên danh tranh cử Phó Tổng thống Mỹ năm 2016 là Tim Kaine của đảng Dân chủ và Mike Pence của đảng Cộng hòa đã hoàn tất cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và cũng là duy nhất, trong đó các vấn đề nổi bật về chính sách đối nội-đối ngoại của nước Mỹ đều được hai ứng cử viên đưa ra tranh luận.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cuộc tranh luận kéo dài 90 phút tại hội trường Đại học Longwood ở tiểu bang Virginia và được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc vào “khung giờ vàng” 21 giờ ngày 4/10.

Ông Tim Kaine và ông Mike Pence đã dành phần lớn thời gian cuộc tranh luận để công kích ứng cử viên liên danh tranh cử chức tổng thống của đối thủ.

Ứng cử viên Dân chủ Kaine cáo buộc tỷ phú Donald Trump là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ, coi thường phụ nữ và các cộng đồng thiểu số, đồng thời không có đóng góp đáng kể nào cho nguồn thu thuế liên bang trong nhiều năm.

Đáp lại, ông Pence cố gắng phác họa hình ảnh bà Hillary Clinton là người không đáng tin cậy để đảm đương cương vị chủ nhân Nhà Trắng và bà đã thất bại trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama.

Về chính sách đối nội, ông Pence chỉ trích Chính quyền của Tổng thống Obama đã khiến nước Mỹ phải gánh khoản nợ công cao kỷ lục, theo đuổi một chương trình chăm sóc sức khỏe “điên rồ” mang tên Obamacare khi hàng triệu người vẫn sống trong nghèo đói, nền kinh tế đang “thực sự khó khăn” và bị kìm hãm bởi những “thỏa thuận thương mại gây trở ngại cho các công nhân Mỹ.”

Theo ứng cử viên này, tỷ phú Trump chính là người có đủ khả năng “thiết kế” những thỏa thuận mang lại cho Mỹ hàng tỷ USD, hàng chục nghìn việc làm và đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại.”

Trong khi đó, ông Kaine chỉ trích ông Trump luôn đặt mình lên trên hết và đang phát động một chiến dịch tranh cử tổng thống bằng những tuyên bố gây sốc và lăng mạ người khác.

Ông Kaine cũng cho rằng chủ trương cắt giảm thuế doanh nghiệp của ứng cử viên Trump sẽ đẩy nước Mỹ trở lại vòng xoáy suy thoái. Theo ứng cử viên này, Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc và tồn tại các cộng đồng người nhập cư.

Chủ trương của tỷ phú Trump trục xuất hàng triệu người nhập cư không giấy tờ và xây bức tường biên giới với Mexico là hành động đi ngược lại giá trị truyền thống của nước Mỹ.

Ngoài ra, hai ứng cử viên cũng “đấu khẩu nảy lửa” về vấn đề kiểm soát súng đạn, quyền của người đồng giới và tình trạng phân biệt sắc tộc tại Mỹ.

Về chính sách đối ngoại, ông Kaine cho rằng bà Clinton là người có bề dày kinh nghiệm đối ngoại sau thời gian giữ cương vị ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 2009-2013 và nữ chính khách này có đủ phẩm chất để “đối đầu với Nga.”

Trong khi đó, ông Pence lại nhấn mạnh việc Tổng thống Nga Vladimir Putin từng thể hiện sự tôn trọng đối với ông Trump vì các phẩm chất “mạnh mẽ, minh bạch và đơn giản.”

Kết quả thăm dò qua mạng Internet ngay sau cuộc tranh luận cho thấy ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa Pence được đánh giá có màn trình diễn ấn tượng hơn. 

Ông Kaine nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran đang góp phần ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, ông Pence chỉ trích bà Clinton phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong vấn đề Iraq và cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiện nay.

Kết quả thăm dò qua mạng Internet ngay sau cuộc tranh luận cho thấy ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Cộng hòa Pence được đánh giá có màn trình diễn ấn tượng hơn.

Kết quả thăm dò của tờ The Wall Street Journal thậm chí còn cho thấy ông Pence đã thể hiện thuyết phục hơn tỷ phú Trump trong cuộc tranh luận đầu tiên./.

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)