Bác sỹ ở vùng cao:

“Những năm qua, chúng tôi đã tuyển bác sỹ đi học để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, thật đáng buồn bởi nhiều bác sỹ sau khi học xong, được phân công về công tác ở các huyện như Mèo Vạc, Đồng Văn, Giám đốc Sở Y tế đã ký quyết định rồi nhưng họ thậm chí không đến lấy cả quyết định. Còn tại bệnh viện tỉnh, phân bác sỹ về khoa truyền nhiễm cũng không làm…

Đó là những nỗi niềm canh cánh về bổ sung hay nâng cao trình độ chuyên môn y tế cho vùng cao…”

Nhiều bác sỹ sau khi học xong, được phân công về công tác ở các huyện như Mèo Vạc, Đồng Văn, Giám đốc Sở Y tế đã ký quyết định nhưng họ thậm chí không đến lấy cả quyết định.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang Lương Viết Thuần chua xót kể lại khi đoàn công tác của Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) có đợt làm việc với Sở Y tế, một số huyện nghèo các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang về thực trạng công tác nhân lực tại y tế cơ sở ở các huyện nghèo.

Theo ông Thuần thực trạng thu hút nguồn nhân lực về y tế cơ sở, nhất là những vùng khó khăn vẫn còn những khoảng trống khó có thể lấp đầy.

Ký xong quyết định, bác sỹ “lặn tăm”

Một bức tranh hệ thống y tế cơ sở thoạt nhìn tưởng như một thành trì vững chãi, kiên cố, bởi trên toàn quốc có tới hơn 11.000 trạm y tế xã, phường, thị trấn… tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu thực tế mới thấy một câu chuyện rất lo ngại khi nguồn nhân lực chất lượng cao ở tuyến này luôn trong tình trạng chấp chới…

Tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, bài toán về nguồn nhân lực tuyến cơ sở, nhất là những vùng khó khăn, vùng giáp biên giới đang có một thực tế các bác sỹ được đào tạo về tuyến cơ sở xong thì viết đơn xin thôi việc, hoặc không đến lấy quyết định. Còn đội ngũ bác sỹ chuyên tu, cử tuyển người địa phương ở tuyến dưới muốn tham gia thi thì không ai đỗ, cánh cửa nguồn nhân lực y tế cơ sở ở những địa phương này dường như đang bao trùm “một màu xám…”

Ở tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang có những huyện xa xôi cách trung tâm tỉnh tới hơn 100 đến 200km, đường đi gập ghềnh, quanh co, khó khăn. Các vùng đó, nhân lực y tế chất lượng cao vẫn còn là bài toán nan giải, những năm qua tỉnh Hà Giang đã cử người đi đào tạo cho cho y tế nhưng đào tạo bao nhiêu cũng vẫn không xuể, nguồn nhân lực luôn trong tình trạng chấp chới, thiếu trước hụt sau tại các huyện nghèo, huyện khó khăn.

Bác sỹ trẻ chăm sóc sức khỏe cho người dân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Bác sỹ trẻ chăm sóc sức khỏe cho người dân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Trong chuyến đi khảo sát thực tế về nguồn nhân lực tại một số huyện nghèo các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, những tâm tư bộc bạch về nhân lực y tế tại hai tỉnh này được các vị lãnh đạo thẳng thắn bày tỏ.

Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Lương Viết Thuần cho hay, tỉnh có 11 huyện thị, nhưng có 7 huyện khó khăn. Tính đến nay, để khắc phục nguồn nhân lực cho tuyến y tế cơ sở tại các huyện vùng khó khăn, tỉnh đã cử 31 người tham gia dự án bác sỹ trẻ và đang tiếp tục rà soát để cử thêm 20 bác sỹ nữa tham gia dự án này.

“Những năm qua, chúng tôi đã cử đi đào tạo nhưng thật đáng buồn khi đào tạo xong lại mất rất nhiều người…,” (Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang).

Phân tích về nguồn nhân lực y tế, ông Thuần phân trần thêm, ngành y tế của tỉnh Hà Giang còn chịu thêm áp lực vừa tinh giản, thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế, với chỉ tiêu chung giảm 10%, bởi vậy toàn ngành y tế tỉnh trong năm nay giảm 126 người. Trung tâm y tế tại huyện Mèo Vạc và Trung tâm y tế tại huyện Đồng Văn vẫn còn chỉ tiêu nhưng không có cơ chế tuyển dụng thêm bác sỹ về những vùng khó khăn, xa xôi hẻo lánh này.

“Đơn cử như, những năm trước chúng tôi đã tuyển bác sỹ đi học theo nhiều chương trình để nâng cao trình độ, nhưng khi học xong, Giám đốc Sở Y tế đã ký quyết định phân đi công tác ở các huyện như Mèo Vạc, Đồng Văn… Bất ngờ là sau đó họ không đến lấy quyết định. Còn tại bệnh viện tỉnh, phân bác sỹ về khoa truyền nhiễm cũng không làm,” ông Thuần chua xót.

Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Lương Viết Thuần. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Lương Viết Thuần. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“Vùng trung tâm, khi đào tạo xong bác sỹ chuyên khoa 1 hay tiến sỹ, sau khi học xong họ làm đơn nghỉ việc đi Hà Nội. Những năm qua, chúng tôi đã cử đi đào tạo nhưng thật đáng buồn khi đào tạo xong lại mất rất nhiều người…,” vị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang trải lòng.

Chia sẻ về câu chuyện nguồn nhân lực y tế tại huyện vùng cao xa xôi của tỉnh Hà Giang, ông Vũ Mạnh Hà – Bí thư Huyện ủy Hoàng Su Phì thẳng thắn, đời sống kinh tế xã hội ở huyện còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, ở xứ ruộng bậc thang này luôn luôn bị chảy máu chất xám, huyện cử người đi đào tạo bao nhiêu cũng không xuể.

“Những năm qua, huyện đã cử đi rất nhiều người để đào tạo, tuy nhiên khi các cán bộ được đào tạo về ngành y xong “đủ lông đủ cánh,” chỉ có một phần nhỏ cán bộ ở lại, còn đa số các nguồn nhân lực y tế theo kinh tế thị trường không đảm bảo đời sống sinh hoạt xin về miền xuôi, về bệnh viện tư, vì vậy y tế công luôn thiếu cán bộ,” ông Hà cho hay.

Ông Vũ Mạnh Hà – Bí Thư huyện ủy Hoàng Su Phì thẳng thắn, tình trạng này đã tồn tại bao nhiêu năm rồi, kể cả tuyến tỉnh. Chính điều này làm cho y tế vùng cao không thể bền vững được. Do vậy, huyện vùng cao cần có sự quan tâm động viên, phối kết hợp từ sở y tế tới Bộ Y tế để đảm bảo sự bền vững và công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao.

Người tận tâm: Mòn mỏi chờ cơ hội

Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Lương Viết Thuần cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực ở y tế cơ sở, tỉnh đã xét chọn 52 y sỹ đi thi bác sỹ, nhưng cũng chỉ đỗ được có 2 người. Vì vậy, công tác đào tạo nhân lực ở các huyện vùng cao đã khó khăn này càng nhân thêm gấp bội. Ba đến 5 năm nữa, bài toán thiếu hụt bác sỹ ở vùng khó khăn vẫn khó có lời giải.

Chia sẻ về những khó khăn tại bệnh viện tuyến huyện, thạc sỹ Vũ Trọng Thành – Giám đốc bệnh viện huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) cho hay, bệnh viện có 60 giường bệnh. Hiện tại, các bác sỹ cùa bệnh viện đã làm được các kỹ thuật như mổ lấy thai lần đầu, cắt u nang buồng trứng, cắt ruột thừa viêm, nối gân…

Điều đáng lưu ý là tại bệnh viện trừ giám đốc (là bác sỹ chính quy), còn lại không có một bác sỹ chính quy nào. Bệnh viện đang có 8 bác sỹ, trong đó có 2 bác sỹ cử tuyển và 6 bác sỹ chuyên tu.

Điều đáng lưu ý là tại bệnh viện trừ giám đốc (là bác sỹ chính quy), còn lại không có một bác sỹ chính quy nào. Bệnh viện đang có 8 bác sỹ, trong đó có 2 bác sỹ cử tuyển và 6 bác sỹ chuyên tu.

Bác sỹ Thành bày tỏ lo ngại, các bác sỹ của bệnh viện đều là bác sỹ chuyên tu, họ không được đi học bổ sung tay nghề thì chất lượng không thể nâng cao lên được.

“Chúng tôi muốn bác sỹ đi học cũng vô cùng khó khăn. Bệnh viện muốn cho các bác sỹ đi học, cho đi thì không có ai làm mà đi học xong lại sợ họ bỏ đi bất cứ lúc nào. Bài học trước đó cho thấy, bệnh viện có 2 bác sỹ, đi học được bổ sung và nâng cao tay nghề xong họ về viết đơn xin nghỉ việc,” bác sỹ Thành trải lòng.

Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai Dự án “Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế–xã hội khó khăn” (ưu tiên 62 huyện nghèo). Dự án đã tổ chức khai giảng 11 khóa (tại các trường đại học: Y Hà Nội, Y- Dược Huế, Y-Dược Hải Phòng) với số lượng 242 bác sỹ. 14 bác sỹ khóa 1 và 2 đã được bàn giao cho 12 huyện nghèo thuộc tám tỉnh miền núi phía Bắc.

Kết quả kiểm tra, đánh giá sau bàn giao cho thấy các bác sỹ đã thực hiện tốt các kỹ thuật theo chương trình đào tạo; hỗ trợ và thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa khác mà bệnh viện tuyến huyện chưa triển khai do thiếu nhân lực. Đồng thời chuyển giao kỹ thuật và tham gia tập huấn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho đồng nghiệp tại huyện nghèo, qua đó nhiều người bệnh được cứu sống hoặc không phải chuyển tuyến.

Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Hoàng Su Phì. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Hoàng Su Phì. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bác sỹ Vũ Trọng Thành chia sẻ, nhu cầu bác sỹ của bệnh viện rất cấp thiết. Tuy nhiên, theo các tiêu chí của Dự án thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn, ưu tiên 62 huyện nghèo (Dự án 585) của Bộ Y tế rất khó khăn cho cơ sở. Bởi tiêu chí của dự án là chọn bác sỹ được đào tạo chuyên khoa I theo hình thức cầm tay chỉ việc “1 thầy 1 trò” là phải tốt nghiệp bác sỹ chính quy, nhưng thực tế tại huyện Lâm Bình hiện nay không có một bác sỹ chính quy nào để cử đi.

Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc Trung tâm y tế huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) bộc bạch, trung tâm hiện nay quản lý gồm có 2 phòng chức năng và 22 trạm y tế xã thị trấn. Tại tuyến xã, 21 trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu. Về công tác tổ chức, tại trung tâm có 140 cán bộ, trong đó có 109 người ở các xã, trong đó có 48 người đang tham gia đào tạo. Số lượng y sỹ trong huyện nhiều, có 40 y sỹ.

Ông Thắng đề xuất và kiến nghị cần có chính sách thu hút ưu đãi đối với các bác sỹ về công tác tại vùng sâu, vùng khó khăn. Đặc biệt, cần có chế độ đào tạo với bác sỹ liên thông, bởi thời gian qua toàn bộ các bác sỹ liên thông trên địa bàn huyện dự thi và xét tuyển không đỗ trường hợp nào để đi học nâng cao chuyên môn hệ đại học.

Gạn đục khơi trong

Trên phạm vi cả tỉnh Hà Giang, Giám đốc Sở Y tế Lương Đức Thuần cho hay hiện có 34 bác sỹ được đi đào tạo theo dự án 585, chiếm 1/10 hơn 300 bác sỹ trẻ của Hà Giang, nhưng mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu.

“Nếu như đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác thì chỉ 2-3 năm, các bác sỹ quay trở về Trung ương thì Mèo Vạc vẫn là Mèo Vạc, Hoàng Su Phì vẫn là Hoàng Su Phì, vì vậy, Sở Y tế tỉnh rất mong muốn Dự án hướng tới lấy bác sỹ của địa phương để đào tạo, sau đó họ quay về địa phương. Đây là cách để đầu tư bền vững hơn, vì họ đang sinh sống và làm việc ngay tại địa phương, có thể gắn bó lâu dài với bệnh viện. Đề nghị tiếp tục hỗ trợ đào tạo liên thông ở huyện nghèo. Đào tạo bao nhiêu cũng không xuể”, ông Lương Đức Thuần chia sẻ.

Ông Vũ Mạnh Hà - Bí Thư huyện ủy Hoàng Su Phì.
Ông Vũ Mạnh Hà – Bí Thư huyện ủy Hoàng Su Phì.

Ông Vũ Mạnh Hà – Bí thư Huyện ủy Hoàng Su Phì cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Giám đốc Sở Y tế Hà Giang. Ông cho rằng hiện nay, tuyến y tế cơ sở gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm người quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng, Dự án cần đào tạo người địa phương để họ quay trở lại địa phương.

“Lĩnh vực y tế là lĩnh vực giữ người khó nhất. Đặc biệt, công tác an sinh mà không tốt thì càng dễ chảy máu chất xám,” ông Vũ Mạnh Hà nói.

Về việc đưa các bác sỹ của địa phương tham gia vào dự án bác sỹ trẻ tình nguyện của Bộ Y tế, bác sỹ Tạ Tiến Mạnh – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, cũng cho biết, việc lo lắng bác sỹ chuyên tu sau khi được đào tạo chuyên khoa 1 theo Dự án không làm được việc là không đúng, vì thực tế nhiều người có tâm huyết, họ làm rất tốt và đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị bệnh nhân ngay tại địa phương.

Bác sỹ Mạnh cũng kiến nghị đề án đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa nên mở rộng đối tượng đã được tuyển dụng ở tuyến huyện và huyện nghèo là các bác sỹ liên thông. Những bác sỹ này đã ở các địa phương nên sẽ gắn bó lâu dài với nơi đây. Còn các bác sỹ chính quy sau khi học xong 6 năm họ sẽ không về huyện nghèo. Nếu cứ để các bác sỹ cử tuyển hay chuyên tu “thi thẳng tưng” thì vô cùng khó, nếu họ được lựa chọn được đào tạo vào dự án 595 thì đây là một lối ra vững chắc cho y tế cơ sở, để họ yên tâm công tác lâu dài.

Mở thêm bao nhiêu bệnh viện cũng không đủ

Y tế cơ sở hiện nay được xác định giữ vai trò đảm bảo công bằng và hiệu quả cao nhất. Y tế cơ sở là xương sống của hệ thống y tế.

Phó giáo sư Phan Lê Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cũng chỉ rõ, có một thực tế đang tồn tại là cơ cấu nhân lực không hợp lý. Đó là sự mất cân đối giữa tuyến trên và tuyến dưới, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Dân số ở nông thôn chiếm 2/3 còn dân số ở thành thị chiếm 1/3. Việc nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung nhiều ở tuyến trên, gặp không riêng ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam tình trạng này tồn tại dai dẳng nhiều năm qua. Mặc dù những năm qua có nhiều biện pháp được triển khai nhưng không đạt được nhiều kết quả như mong muốn.

Bác sỹ trẻ chăm sóc sức khỏe cho người dân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Bác sỹ trẻ chăm sóc sức khỏe cho người dân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

“Tình hình kinh tế xã hội mấy năm gần đây đã giữ chân được một số bác sỹ ở tuyến xã. Trước kia, mấy năm trươc khi chúng tôi lên một số tỉnh vùng cao, khi mà năm trước lên đến năm sau lên không thấy nhân viên bác sỹ làm việc, bất chợt thì sau khi đi kiểm tra ở bệnh viện K thì thấy các anh chị ấy sau khi đi học chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 sau khi cống hiến đủ thời gian quy định họ đều tìm cách quay trở về thành phố.

Hỏi họ tại sao? Họ bảo ở trên này với đồng lương như vậy không đủ chi trang trải cho con cái và gia đình, đó là điểm bất cập chúng tôi thấy rằng tại sao mất cân đối trong phân bổ nguồn lực và vì sao nguồn nhân lực cứ tập trung ở thành thị trong khi nông thôn chiếm 2/3 dân số và tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao rất thấp, như vậy nó không phù hợp. Vì vậy, ngành y tế và chính quyền các địa phương cần có những giải pháp, chiến lược lâu dài để khắc phục tình trạng này để nâng cao chất lượng thực sự cho y tế tuyến cơ sở,” bà Hằng phân tích.

Theo phó giáo sư Phan Lê Thu Hằng, hiện nay trong bối cảnh tình hình mới, những thách thức như bệnh không lây nhiễm bên cạnh bệnh mạn tính, già hóa dân số thì nếu không làm tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu thì có xây bao nhiêu bệnh viện cũng không làm sao chứa hết được bệnh nhân, bởi mô hình bệnh tật thay đổi, thay vì bệnh truyền nhiễm bây giờ là bệnh không lây nhiễm.

“Gánh nặng bệnh tật này nếu không được phát hiện từ tuyến y tế cơ sở thì nó sẽ để lại hậu quả rất lớn, khi người dân đến bệnh viện đã nặng khi đó chi phí y tế cao. Với một thu nhập bình thường sau một cơn ốm nặng, cơn bạo bệnh có thể từ một người thu nhập bình thường trở thành người nghèo. Tôi có thể khẳng định hệ thống bệnh viện không thể xử lý được mà phải là hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu,” phó giáo sư Hằng nhấn mạnh.

Ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) kiểm tra sổ khám bệnh tại một trạm y tế xã. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ông Phạm Văn Tác – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) kiểm tra sổ khám bệnh tại một trạm y tế xã. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ưu tiên từ gốc…

Hiện nay, tại 62 huyện nghèo của cả nước, đang thiếu khoảng 600 bác sỹ, Bộ Y tế đang triển khai dự án đào tạo bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại những này và đang có những hiệu quả bước đầu.

Tại nhiều bệnh viện tuyến huyện, các bác sỹ trẻ về công tác như… đã nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ở tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên, theo ông Tác, biện pháp lâu dài vẫn là lấy người cơ sở làm gốc. Trước những đề xuất trên của tuyến y tế cơ sở về xét tuyển ưu tiên đối tượng liên thông tại các vùng sâu, vùng xa, Bộ Y tế sẽ xem xét sửa đổi đối với các đối tượng là người của địa phương có nguyện vọng và đủ sức học tập, Bộ Y tế sẽ chấp nhận đây sẽ là ưu tiên quan trọng.

Ông Phạm Văn Tác – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) kiêm Giám đốc Dự án 585 cho biết, không riêng gì Hoàng Su Phì và Mèo Vạc, còn rất nhiều các huyện khó khăn khác trên cả nước ngay cả đường đi cũng đã khiến người dân rất vất vả. Nếu vận chuyển bệnh nhân trên đường ra đến tỉnh, thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Không riêng gì Hoàng Su Phì và Mèo Vạc, còn rất nhiều các huyện khó khăn khác, ngay cả đường đi cũng đã khiến người dân rất vất vả. Nếu vận chuyển bệnh nhân trên đường ra đến tỉnh, thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Chính vì vậy, việc đào tạo “nhân lực tại chỗ” để phục vụ người dân là rất quan trọng. Bộ sẽ tiếp thu ý kiến của các bệnh viện, vì có những cái không thể tuyệt đối, đúng là có những bác sỹ chuyên tu cũng rất giỏi chuyên môn. Dự án sẽ xem xét lại tiêu chí này trong thời gian tới, khi đó sẽ chọn các bác sỹ chuyên tu xuất sắc để đào tạo, ông Phạm Văn Tác chia sẻ.

Y tế cơ sở có thể được ví như như một chiếc kim tự tháp, phần gốc thì to và bề thế. Nhưng trái ngược với vẻ bề ngoài bề thế ấy, nguồn nhân lực nằm trong gốc của chiếc kim tự thấp ấy thì mỏng, yếu. Nếu không có sự bổ sung và củng cố kịp thời thì cái gốc ấy có thể bị mục ruỗng và sụp đổ. Vì vậy, trong tình hình mới việc đầu tư nguồn nhân lực cho y tế cơ sở cần có những hướng đi thiết thực và hiệu quả./.

Những vấn đề ‘nóng’ của ngành y tế

Sáng 31/10, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn tại hội trường với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nhiều vấn đề thuộc về ngành y tế được các đại biểu Quốc hội quan tâm đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận. Đó là vấn đề về tình trạng mượn bằng cấp mở hiệu thuốc, vấn nạn thuốc giả-thuốc kém chất lượng, an toàn thực phẩm, chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế…

Tình trạng mượn bằng cấp mở quầy thuốc tây

Giữa phiên chất vấn buổi sáng 31/10, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) chất vấn Bộ trưởng Y tế về tình trạng mượn bằng cấp mở quầy thuốc tây, không kiểm soát được.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, về vấn đề kinh doanh các quầy thuốc, nhà thuốc, đã có những quy định chặt chẽ, tuy nhiên bà cũng thừa nhận trong thực tiễn nhiều quầy thuốc, nhà thuốc thiếu các giấy tờ, chứng nhận đúng quy định là khá phổ biến.

Nhà nước đã có quy định về việc mở quầy thuốc như mở quầy thuốc phải tuân thủ quy định, mỗi bằng cấp dược chỉ được sử dụng cho một quầy thuốc và dược sỹ phải chịu trách nhiệm ở đó. Nhưng thực tế thì rất nhiều dược sỹ không thực hiện đúng, cho thuê bằng ở nhiều nơi, thậm chí cho thuê ở nhiều tỉnh khác.

Thực tế, rất nhiều dược sỹ không thực hiện đúng, cho thuê bằng ở nhiều nơi, thậm chí cho thuê ở nhiều tỉnh khác.(Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến 

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Chính phủ đã có nghị định xử phạt khá nặng, tước giấy phép điều kiện hoạt động cũng như giấy phép hoạt động. Hiện nay, y tế địa phương và Ủy ban nhân dân các cấp có thanh tra định kỳ, hậu kiểm nhiều hơn và tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành khá nghiêm.

Vấn đề thứ hai là bán thuốc không theo đơn, Bộ Y tế đã trình Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và ra đề án bán thuốc không theo đơn và nối mạng liên thông giữa các nhà thuốc, các cơ sở bán thuốc với cơ quan quản lý để công khai minh bạch nguồn gốc thuốc, xuất xứ, giá cả thuốc và đã làm thí điểm tại 4 tỉnh, sắp tới nhân lên 16 tỉnh và tiến tới nhân rộng trong toàn quốc.

   Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời trong phiên chất vấn sáng 31/10. (Ảnh: TTXVN)
   Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời trong phiên chất vấn sáng 31/10. (Ảnh: TTXVN)

“Đây là góp ý quyết liệt của kỳ họp trước, Chính phủ cũng như Bộ Y tế đang quyết liệt triển khai và tiến tới bán thuốc theo đơn và kèm theo các thông tư quy định về kê đơn thuốc,” bà Tiến nhấn mạnh.

An toàn thực phẩm: “Trên nóng, dưới đã nóng”

Trong buổi chất vấn sáng nay, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) đặt câu hỏi về vấn đề sau khi giám sát chuyên đề Quốc hội và các nghị quyết đã ban hành về an toàn thực phẩm, tình hình đã cải thiện tuy nhiên vẫn diễn biến phức tạp như thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể…?

Đăng đàn trả lời ý kiến của đại biểu Bùi Thanh Tùng, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngành y tế đã có hàng loạt văn bản, quy định; hàng loạt giải pháp được đưa ra để nhằm tăng cường việc đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực này. Việc phối hợp giữa các bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương cũng nhịp nhàng hơn. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đã được cải thiện rất nhiều.

Việc phối hợp giữa các bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương về an toàn thực phẩm đã nhịp nhàng hơn. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đã được cải thiện rất nhiều. 

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh về khâu giải pháp, theo đó Bộ Y tế là đầu mối của Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cùng với các bộ ngành khác đã đưa ra những giải pháp.

Theo đó, về xây dựng quy phạm pháp luật, trong thời gian qua hệ thống này đã được hoàn thiện. Ngân hàng Thế giới cũng đã đánh giá hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về an toàn thực phẩm tiếp cận với phương thức quản trị tiên tiến, điều đó có nghĩa là quản lý rủi ro dựa vào yếu tố nguy cơ, tăng cường hậu kiểm và phân cấp cho địa phương. Trong thời gian qua, Chính phủ đã sửa đổi nghị định 38 về thực hiện Luật an toàn thực phẩm bằng Nghị định 115, qua đó đã khắc phục được những hạn chế.

Mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ ngay tại hộ gia đình được triển khai ở nhiều nơi. (Ảnh: TTXVN)
Mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ ngay tại hộ gia đình được triển khai ở nhiều nơi. (Ảnh: TTXVN)

Tiếp đến, Nghị định 115/CP đã ban hành về xử lý vi phạm đối với an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề rất diễn biến phức tạp và xử lý theo hình thức phạt nặng và toàn diện hơn. Việc tổ chức thanh kiểm tra rất lớn.

“Chính phủ ban hành nhiều chỉ thị như Chỉ thị 13 về an toàn thực phẩm và gần đây nhất là Chỉ thị 17 về công tác thanh tra xử phạt về buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng về vấn đề an toàn thực phẩm đã hoàn thiện.”

“Về tổ chức thực hiện, đó là sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa các bộ, trong đó Bộ Y tế là đầu mối cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ thông tin và Truyền thông… và các tổ chức khác liên kết liên ngành,” Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Theo Người đứng đầu ngành y tế, giải pháp thứ hai ngành y tế đang tập trung triển khai là việc phân cấp nhiều cho địa phương về an toàn thực phẩm, tình trạng trên nóng dưới lạnh đã được cải thiện nhiều, hiện nay trên nóng, dưới đã nóng, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt.

Theo báo cáo chưa đầy đủ, riêng thanh tra của địa phương gần 500.000 cuộc, về cải cách hành chính, cắt giảm 95% thanh kiểm tra chuyên ngành và 75% thủ tục hành chính, tăng hậu kiểm.   

Về công tác kiểm tra thanh tra, Bộ Y tế, liên ngành và địa phương đã tăng cường trong thời gian qua. Theo báo cáo chưa đầy đủ, riêng thanh tra của địa phương gần 500.000 cuộc, kết quả tăng cường mạnh mẽ về cải cách hành chính, cắt giảm 95% thanh kiểm tra chuyên ngành và 75% thủ tục hành chính, tăng hậu kiểm.

Tuy nhiên khi mở để giảm bớt tiền kiểm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện làm ăn phi pháp, trong thời gian tới tăng cường xử phạt nhiều hơn. Kết quả việc thnah tra phát hiện sai phạm giảm nhiều, số vụ ngộ độc giảm tập thể giảm…

Kiểm soát chất lượng thuốc

Trong phiên chất vấn sáng nay, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác kiểm soát chất lượng thuốc, khi trên thực tế, thuốc giả, kém chất lượng vẫn tồn tại trên thị trường.

Đại biểu này cho rằng: “Từ đầu nhiệm kỳ đến nay và đặc biệt trong năm vừa qua ngành y tế đã có rất nhiều nỗ lực và thống nhất với báo cáo đánh giá, tuy nhiên cử tri và bản thân tôi rất thắc mắc về tình trạng kiểm soát chất lượng của thuốc, đặc biệt là tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng chưa thấy có những đánh giá cụ thể và động thái của Bộ Y tế thể hiện tính quyết liệt của mình trong việc bịt lại những lỗ hổng, những khe hở để thuốc giả tuồn vào thị trường, làm hại người dân cũng như cơ chế bồi thường như thế nào cho những người dân đã bị hại bởi thuốc giả này?

Về bảo hiểm y tế, số người có bảo hiểm y tế đã lên đến 86% nhưng đến khi nào có đánh giá cụ thể hơn về chất lượng bảo hiểm y tế để thật sự bảo hiểm là công cụ hữu hiệu giúp cho người dân được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế một cách chất lượng?”

Sản xuất thuốc tại một công ty dược phẩm ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Sản xuất thuốc tại một công ty dược phẩm ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Với việc kiểm soát thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn còn hạn chế, ngành y tế cần có giải pháp gì?

Giải đáp ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, với nội dung Luật Dược mới ban hành và Nghị định 54 và một loạt thông tư để quản lý chất lượng, hạn chế thuốc giả, thuốc kém chất lượng về quản lý thuốc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành về tiêu chuẩn, quy chuẩn thuốc dược liệu của Việt Nam và dược liệu nước ngoài.

Bộ Y tế đã ban hành thông tư để quản lý chặt chẽ hơn việc đăng ký thuốc và nhập khẩu thuốc. Theo đó, sẽ xử phạt nặng, thậm chí kết hợp Bộ Luật hình sự xung quanh vấn đề xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng nặng nề hơn, thậm chí xử phạt hình sự để xử nghiêm minh. Về việc tiền kiểm, Bộ Y tế đã xây dựng các nhà máy theo tiêu chuẩn GMP và kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.

Về công tác hậu kiểm, Bộ trưởng cho biết, ngành y tế đã tăng cường hệ thống năng lực của các phòng thí nghiệm, cơ quan kiểm nghiệm những cũng khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị, kiểm tra ngẫu nhiên và lấy mẫu hệ thống nhiều hơn để tăng cường phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Trong công tác thanh kiểm tra, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban 389 quốc gia, Bộ Công an, cơ quan điều tra củ các địa phương để tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Đặc biệt, kiểm tra 100% các lô hàng nhập khẩu của các công ty đã có vi phạm.

Sắp tới, trong Luật Dược kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, có hồ sơ nghi ngờ phải đến tận nơi nước nhập khẩu đó để kiểm tra.

“Sắp tới, trong Luật Dược kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, có hồ sơ nghi ngờ phải đến tận nơi nước nhập khẩu đó để kiểm tra. Vấn đề này cũng khó khăn về nhân lực và kinh phí để kiểm tra nhưng chúng tôi sẽ cố gắng những cơ sở mà có nghi ngờ trên hồ sơ không rõ hoặc có tiền sử sẽ sang nước đó để kiểm tra,” Bộ trưởng y tế nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Y tế mong cơ quan điều tra phối hợp xử lý nghiêm kể cả hành chính và hình sự các cá nhân, tổ chức vi phạm về thuốc giả, thuốc kém chất lượng để làm gương. Đây là một vấn nạn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe người dân và đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc. Bộ Y tế đang quyết liệt làm giảm tình trạng này.

Trả lời câu hỏi chất vấn về chất lượng bảo hiểm y tế, Người đứng đầu ngành y tế cho hay, quốc hội đã có giám sát chuyên đề và chúng tôi cũng đã có báo cáo với Quốc hội và Bộ Y tế sẽ báo cáo với đại biểu bằng văn bản./.

Hướng dẫn người dân làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. (Ảnh: TTXVN)
Hướng dẫn người dân làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. (Ảnh: TTXVN)

Chính sách nhập cư hay chiến lược thu hút cử tri?

Kế hoạch chấm dứt việc cấp quốc tịch Mỹ đối với những trẻ em nước ngoài được sinh ra tại Mỹ được Tổng thống Donald Trump công bố cùng thời điểm khi quân đội Mỹ đã bắt đầu những bước đầu tiên triển khai hơn 5.200 binh sỹ tới biên giới với Mexico nhằm ngăn chặn dòng người di cư Trung Mỹ đang ồ ạt đổ về sát khu vực phía Nam của Mỹ.

Giới chức Mỹ nói rằng đây chỉ là sự khởi đầu của “một đợt triển khai quân lớn hơn” để bảo vệ an ninh biên giới nước Mỹ trước dòng người nhập cư.

Những diễn biến dồn dập mới nhất này cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đang ngày càng quyết liệt và cứng rắn trong vấn đề nhập cư, trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, giai đoạn nước rút quan trọng để các ứng cử viên của cả hai đảng, Cộng hòa và Dân chủ, tranh thủ “ghi điểm” giành lá phiếu của cử tri.

 Chính quyền Tổng thống Trump đang ngày càng quyết liệt và cứng rắn trong vấn đề nhập cư, trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ.

Những cuộc thăm dò dư luận cho thấy càng đến gần ngày bầu cử, sự chênh lệch cũng như khoảng cách giữa hai đảng càng được rút ngắn, khiến cuộc đua trở nên gay cấn hơn bao giờ hết. Trong thời điểm nhạy cảm này, mọi quyết định đối với những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vấn đề nhập cư, cũng như các chính sách vận động đóng vai trò then chốt quyết định đến kết quả của cuộc bầu cử.

Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump và đảng Cộng hòa của ông, việc thực hiện các biện pháp mạnh tay với người nhập cư nằm trong chính sách chiến lược trọng tâm thực hiện những cam kết mà ông chủ Nhà Trắng đưa ra kể từ khi ông còn là ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.

Người di cư Honduras tại khu vực bang Chiapas, Mexico trong hành trình tới Mỹ ngày 21/10/2018. (Nguồn: Getty)
Người di cư Honduras tại khu vực bang Chiapas, Mexico trong hành trình tới Mỹ ngày 21/10/2018. (Nguồn: Getty)

Chính những cam kết này phần nào giúp ông “lấy lòng” được một bộ phận cử tri – những người Mỹ, đặc biệt là tầng lớp trung lưu da trắng – đã quá thất vọng với những gì mà chính quyền Tổng thống Barack Obama thể hiện, để đưa vị tỷ phú Donald Trump được coi là ít kinh nghiệm chính trị trở thành ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng.

Tuy nhiên, từ lời nói đi đến việc làm không phải lúc nào cũng thực hiện được suôn sẻ và dễ dàng, chính sách nhập cư cũng như vậy. Trong 2 năm qua, đây là vấn đề nổi cộm, gây tranh cãi và làm chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thậm chí cả trong đảng Cộng hòa bởi nó liên quan tới nhiều vấn đề nhạy cảm, trong đó có vấn đề an ninh quốc gia và nhân đạo.

Chính quyền Tổng thống Trump cho rằng vấn đề nhập cư bất hợp pháp hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và những nguy cơ đó đang dần hiện hữu, như khủng bố và tội phạm, khi khẳng định có rất nhiều các thành viên băng đảng tội phạm cũng như những chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trà trộn trong dòng người di cư đang trong hành trình tới Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Trump cho rằng vấn đề nhập cư bất hợp pháp hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và những nguy cơ đó đang dần hiện hữu

Đối mặt với thách thức này, kể từ khi lên nắm quyền, ông chủ Nhà Trắng không ngừng đưa ra một loạt các biện pháp cứng rắn, từ cấm nhập cảnh đối với công dân của một số quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi, bãi bỏ “Chương trình trì hoãn hành động đối với người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ” – gọi tắt là DACA, quyết định rút khỏi hiệp ước toàn cầu về người di cư, đề xuất việc xây dựng bức tường biên giới phía Nam giữa Mỹ và Mexico hay thực thi chính sách không khoan nhượng đối với tình trạng nhập cư bất hợp pháp, theo đó trẻ em bị chia tách khỏi cha mẹ tại biên giới…

Tổng thống Trump hy vọng rằng đây là những biện pháp hiệu quả để đảm bảo an ninh biên giới và hoạt động như một rào cản đối với việc nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Các em nhỏ di cư Honduras cùng người thân chờ đi qua cây cầu biên giới giữa Guatemala và Mexico, tại Ciudad Tecun Uman, Guatemala, ngày 20/10/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các em nhỏ di cư Honduras cùng người thân chờ đi qua cây cầu biên giới giữa Guatemala và Mexico, tại Ciudad Tecun Uman, Guatemala, ngày 20/10/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Những chính sách kể trên luôn gây tranh cãi và chia rẽ. Đơn cử như chính sách chia tách trẻ em không được Quốc hội Mỹ ủng hộ, cũng như vấp phải làn sóng chỉ trích, lên án, phản đối mạnh mẽ từ trong nước cũng như quốc tế khi hình ảnh những đứa bé trong buồng giam tại khu vực biên giới Mỹ-Mexico và đoạn ghi âm tiếng trẻ em khóc được công bố.

Những người chỉ trích thì cho rằng, chính sách “không khoan nhượng” của chính quyền Tổng thống Trump đối xử không công bằng với người nhập cư, gây tổn thương tới những đứa trẻ vô tội, đi ngược lại những giá trị mà lâu nay nước Mỹ theo đuổi.

Trước sức ép của dư luận, cũng như lo ngại việc chia cắt các gia đình trở thành một vấn đề chính trị ngày càng lớn, gây tác động xấu tới tâm lý cử tri trước cuộc bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Trump đã buộc phải ký sắc lệnh chấm dứt việc chia cắt gia đình nhập cư. Động thái này là lần hiếm hoi Tổng thống Donald Trump thay đổi một chính sách gây tranh cãi, thay vì tiếp tục thực hiện.

Những người chỉ trích thì cho rằng, chính sách “không khoan nhượng” của chính quyền Tổng thống Trump đối xử không công bằng với người nhập cư, gây tổn thương tới những đứa trẻ vô tội, đi ngược lại những giá trị mà lâu nay nước Mỹ theo đuổi. 

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Tổng thống Trump ngừng duy trì lập trường cứng rắn trong vấn đề vốn là trọng tâm nhiệm kỳ của mình. Mới đây nhất, khi dòng người di cư, ước tính hiện lên tới khoảng 8.000 người, chủ yếu là nông dân và sinh viên, từ các nước Trung Mỹ đang tiến gần tới biên giới Mỹ, Tổng thống Trump tuyên bố đây là tình trạng khẩn cấp quốc gia và đưa ra các biện pháp mạnh tay, như triển khai khoảng 5.200 binh lính tại khu vực biên giới giữa Mỹ-Mexico, cắt giảm viện trợ cho 3 quốc gia Trung Mỹ là Guatemala, Honduras và El Salvador với lý do chính phủ các nước này đã thất bại trong việc chặn làn sóng di cư đến Mỹ.

Ông cũng đề cập khả năng đóng cửa biên giới với Mexico, đồng thời ám chỉ một kế hoạch toàn diện hơn sau cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Đặc biệt, ngày 30/10, Tổng thống Trump cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch chấm dứt việc cấp quốc tịch Mỹ đối với những trẻ em nước ngoài được sinh ra tại nước này thông qua việc ký một sắc lệnh.

Theo nhận định của Tổng thống Trump, việc Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới cho phép một người bất kỳ nhập cảnh vào Mỹ, sinh con và đứa bé đó đủ điều kiện trở thành công dân Mỹ với những lợi ích trong suốt 85 năm thật “nực cười” và cần phải chấm dứt.

Hàng rào biên giới Mỹ-Mexico tại khu vực Tijuana, Mexico ngày 28/10/2018.(Nguồn: AFP/ TTXVN)
Hàng rào biên giới Mỹ-Mexico tại khu vực Tijuana, Mexico ngày 28/10/2018.(Nguồn: AFP/ TTXVN)

Đây được coi là biện pháp mạnh tay mới nhất mà ông chủ Nhà Trắng đưa ra trong vấn đề nhập cư, và chính sách “Nước Mỹ trước tiên” đang được Tổng thống Trump viện dẫn để bảo vệ lập trường cứng rắn này, khi coi người nhập cư như mối đe dọa đối với việc làm của người Mỹ hay an ninh quốc gia.

Có thể thấy kế hoạch toàn diện về người nhập cư trên cũng như các chương trình nghị sự trọng tâm khác như bãi bỏ Đạo luật chăm sóc sức khỏe (Obama Care) hay bảo hiểm hoặc an sinh xã hội.., chỉ có thể thực hiện được trong 2 năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, nếu như đảng Cộng hòa của ông tiếp tục giành quyền kiểm soát Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào ngày 6/11 tới.

Ở thời điểm này, việc gắn vấn đề nhập cư với an ninh quốc gia, bởi vậy được coi là hành động vì mục đích chính trị. Tổng thống Trump có lẽ đang chọn vấn đề nhập cư như một trong những “quân bài” để mở rộng thành phần ủng hộ ở nhiều bang trong những ngày cuối trước bầu cử với hy vọng sẽ tránh được “bước chân” hai tổng thống tiền nhiệm là George W.Bush và Barack Obama, những người đều nhận thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ./.

kimdung

15 bộ “Kim Dung chân phẩm”, không phải bộ nào cũng xứng đáng được xem là tuyệt tác. Trong những bộ được nhắc tên nhiều nhất, cũng không phải không có cảnh độc giả trung thành say đắm Lộc đỉnh ký hay Tiếu Ngạo giang hồ mà xem nhẹ Tuyết Sơn Phi Hồ hoặc Thiên Long Bát Bộ.

15 bộ ấy, bắt đầu từ 1972, Kim Dung mất 10 năm để sửa chữa, kiện toàn từ những bản thảo in nhật trình (feuilleton), với sự hỗ trợ của không ít “cao thủ”, ngõ hầu xác lập lại kết cấu và bố cục cho thật chặt chẽ.

Éo le thay, không phải nỗ lực trau chuốt gọt giũa nào trong số ấy cũng được độc giả tán đồng và đón nhận nồng nhiệt như kỳ vọng.

Ta hãy thử đơn cử một ví dụ: Số phận của Du Thản Chi ở Thiên Long Bát Bộ. Sau khi chỉnh sửa, Kim Dung quyết định để nhân vật phản diện ấy gieo mình xuống sườn Nhạn Môn Quan theo ý trung nhân A Tử, kết thúc một cuộc đời tội nghiệt bị giằng xé giữa thù hận xương tủy và tình yêu mù quáng. Nhưng, ở bản thảo trước đó, Du Thản Chi không chết. Kim Dung bắt y – mù lòa và không còn võ công – phải một mình lê lết nốt quãng đường đời còn lại. Ông không cần miêu tả quãng đời ấy sẽ nhục nhã ê chề đến mức độ nào. Độc giả hoàn toàn có thể tự liên tưởng. Và với rất nhiều người, cái dư vị cay đắng ấy mới “đã”, mới là hình phạt xứng đáng dành cho kẻ tiểu nhân đê tiện sẵn sàng nhận giặc làm cha, mang tâm ngồi trộm phương vị võ lâm, hoành hành ngang ngược. Chứ còn một cái chết đơn thuần thì lại là quá nhạt nhẽo.

Thế nhưng, như Trần Mặc – chuyên gia hàng đầu ngành Kim học (Jinology) – từng nhận xét trong cuốn Võ hiệp ngũ đại gia: “Chí ít cũng có thể nói rằng Kim Dung rất thận trọng và rất có trách nhiệm, khi dừng lại đúng lúc để cố gắng gọt giũa tác phẩm. Sự thành tâm ấy là điều đáng quý hiếm thấy trong các tác gia võ hiệp”.

Và nếu đặt nỗ lực này cạnh những thành tựu của Cổ Long – người đến giờ vẫn còn được so hơn so kém với Kim Dung bởi các thế hệ độc giả, sự khác biệt là hoàn toàn rõ rệt. Cổ Long viết nhanh, viết khỏe, viết ào ạt dễ dàng như thác đổ. Theo danh mục Cổ Long toàn tập của Châu Hải xuất bản xã, trong 25 năm sáng tác, Cổ Long đứng tên tới 69 bộ tiểu thuyết võ hiệp.

Song, khoan hãy bàn đến chất lượng hay chiều sâu, trong số đó không ít bộ có đầu mà không cuối (hoặc phần cuối phải do người khác chấp bút). Có nhiều bộ bút pháp và kết cấu lặp lại nhau y hệt. Cũng có những bộ đến giờ chẳng còn mấy ai nhớ tên. Câu đối nổi tiếng viếng ông: “Tiểu Lý phi đao thành tuyệt hưởng; Nhân gian bất kiến Sở Lưu Hương” gần như đã là sự cô đọng đầy đủ các đỉnh cao của “Cổ đại hiệp”.

Dĩ nhiên, vì nhiều lý do, ông chẳng bao giờ có thời gian cũng như điều kiện để chỉnh sửa dung mạo cho những đứa con tinh thần của mình như Kim Dung. Và dĩ nhiên, bởi vậy, Cổ Long chưa bao giờ thử tự mình “lên thêm một tầng lầu”, để truy cầu sự hoàn hảo. Thậm chí, ông còn chưa kịp dừng nghỉ, để lắng lại và gạn lọc chính những ước vọng của mình bao giờ. Cho dù, chính ông là người được Kim Dung “chọn mặt gửi vàng”, giao lại vị trí của mình trên mặt báo.

               Bản Thần điêu Hiệp lữ do TVB thực hiện năm 1983 với Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên
               Bản Thần điêu Hiệp lữ do TVB thực hiện năm 1983 với Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên

Nếu đọc Thư kiếm ân cừu lục (viết năm 1955, với những ảnh hưởng rõ ràng của không khí “tụ nghĩa” trong Thủy Hử) đầu tiên, rồi đọc Bích huyết kiếm (viết năm 1956, với những mối liên kết mang tính phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử cụ thể), cũng khó để tin rằng chỉ đến năm 1957, Kim Dung đã có thể làm nên một Xạ điêu Anh hùng truyện ở một tầm vóc hoàn toàn khác, tầm vóc mà giới phê bình văn học kiếm hiệp (đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách Lương Vũ Sinh) phải hạ bốn chữ: “Chân mệnh thiên tử”.

Ngộ nạn – đoạt bảo – phục cừu, cái motif quen thuộc ấy đã được triển khai cao rộng hơn hẳn, với một nhân vật chính chẳng nhận được bất cứ ưu đãi nào về mặt thiên tư, nhưng cuối cùng vẫn vươn cao lồng lộng bằng tư tưởng của một hiệp khách giúp nước cứu đời, xả thân vì nghĩa, và được tôn bật lên bằng cả một bối cảnh riêng đặc trưng của võ lâm giang hồ kỳ ảo. Một Dumas của phương Đông đã chính thức xuất hiện.

Tuy nhiên, đến khi phong bút bằng Lộc Đỉnh ký, Vi Tiểu Bảo không còn mang chút hơi hướng tương đồng nào với Quách Tĩnh nữa. Y, một trong những nhân vật được yêu thích nhất dưới ngòi bút Kim Dung, đã thoát xác hoàn toàn khỏi chữ “hiệp”. Kẻ tiểu nhân đắc chí bất cố vô sỉ ấy chính là kết tinh của cả sự giễu nhại thâm thúy sâu cay lẫn những trăn trở về văn nghiệp của Kim Dung, suốt 15 năm. Xin lưu ý, 15 năm đó, Kim Dung không chỉ là một tác gia võ hiệp. Ông còn là một nhà báo, một cây bút bình luận thời sự quốc tế hàng đầu Hong Kong.

Từ Quách Tĩnh đến Vi Tiểu Bảo, Kim Dung không ngừng truy cầu, không ngừng thử nghiệm, không ngừng tránh xa khỏi con đường mà chính mình đã từng đi qua, đặc biệt là về mặt tư tưởng. Nếu Dương Quá của Thần điêu hiệp lữ hay Hồ Phỉ (Tuyết Sơn Phi Hồ và Phi Hồ ngoại truyện) có thể xem là những biểu tượng của chủ nghĩa tự do cá nhân, thì Trương Vô Kỵ (Ỷ Thiên Đồ Long ký) lại là một sự tìm về với thế nhân thường tình. Nếu Địch Vân là tận cùng u ám, là bước đột phá đầu tiên phủ nhận chữ “hiệp” trong nỗi hoang mang “đời là bể khổ”, thì Tiêu Phong, Đoàn Dự và Hư Trúc là những cố gắng đi tìm sự giải thoát nhuốm màu Thiền. Nếu Thạch Phá Thiên của Hiệp khách hành là tuyên ngôn “Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao”, thì Lệnh Hồ Xung của Tiếu Ngạo giang hồ là tiếng kêu tuyệt vọng của lương tri giữa những ẩn dụ về các ván cờ địa chính trị gió tanh mưa máu.

Xuyên suốt hành trình đó, Kim Dung lật đi lật lại chính nhân sinh quan của mình. Và chính là bởi vì luôn luôn tự vấn như vậy, ngọn bút của ông cũng luôn luôn đặc sắc.

Trước ông và cả sau ông, thế giới võ hiệp không có nhiều nhân vật chính đầy khiếm khuyết đến vậy. Quách Tĩnh khù khờ, Dương Quá ích kỷ, Trương Vô Kỵ ủy mị, Kiều Phong bế tắc, Thạch Phá Thiên mù chữ, Vi Tiểu Bảo đê tiện…thảy đều không giống với những hình tượng mang tính ước lệ thập toàn thập mỹ quen thuộc. Đến cả Trần Gia Lạc cũng quá lụy tình. Đến cả Viên Thừa Chí cũng quá đa đoan.

Và Địch Vân. Gã trai làng bị đẩy vào giang hồ, bị vùi dập, bị tàn hại, bị tước đoạt tất cả những gì thân yêu nhất, vô tình nhận tuyệt kỹ mà chỉ mong chạy trốn khỏi giang hồ, cuối cùng cũng đành chạy trốn khỏi giang hồ.

Và Hồ Phỉ. Trang cuối Tuyết Sơn Phi Hồ, câu chuyện trăm năm để ngỏ. Một đao chém xuống đầu cha của người yêu bên miệng vực, thế nào là đúng? Thế nào là sai?

Trần Mặc gọi hành trình ấy của Kim Dung qua 17 năm và 15 tác phẩm là hành trình đi từ “Hiệp” qua “Phi hiệp” đến “Phản hiệp”. Nhưng có lẽ không chỉ vậy. Khi tiến lên và kể cả lúc dừng lại, Kim Dung đi tìm một thái độ sống cho chính mình. Trên con đường đó, qua những thể nghiệm, ông (cả vô tình và hữu ý) mang được đặc trưng văn hóa truyền thống Trung Hoa vào ngọn bút, để rồi trở thành một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất đến độc giả toàn cõi Á Đông.

Chỉ một đoạn Tổ Thiên Thu luận tửu trong Tiếu Ngạo giang hồ thôi, đã là sự kết đọng của bao nhiêu trầm tích. Và sẽ là thừa thãi nếu phải nhắc lại ở đây bao nhiêu danh vị, bao nhiêu hào quang, bao nhiêu lời xưng tụng suốt chừng ấy thập kỷ.

Có điều, danh vọng hẳn không phải là mục đích cuối cùng mà Kim Dung hướng tới. Nếu thực sự coi trọng danh tiếng của mình trên văn đàn kiếm hiệp (hoặc hơn thế, trên tư cách là một tiểu thuyết gia nói chung), ông đã không từ bỏ cuộc chơi sớm đến như vậy. Xuất phát điểm là nghề nuôi thân, kết thúc là cách bộc bạch tâm tư trước dâu bể, tiểu thuyết kiếm hiệp với Kim Dung, xét cho cùng, chỉ là một phương tiện.

Tuy nhiên, ông không bao giờ vô trách nhiệm với phương tiện ấy. Khi chọn dừng lại, ở Lộc Đỉnh ký – tác phẩm mà ông mất tới ba năm để hoàn tất (1969-1972), độc giả hiểu rằng ông khó có thể vượt qua được chính mình nữa. Và như vậy, thay vì cố cưỡng cầu để tự làm hoen ố danh tiếng của mình bằng những sản phẩm dưới tầm trên mặt báo, ông bỏ thêm 10 năm cho một quá trình hoàn thiện lần cuối.

Dù thành dù bại, đó cũng là sự biểu hiện phẩm cách của một bậc thức giả. Dù dở dù hay, đó cũng là cánh cửa giải thoát ông khỏi chính cái khung “minh chủ văn đàn kiếm hiệp” mà ông phải mang.

Cổ Long kế thừa vị trí của ông trên Minh báo với Lục Tiểu Phụng, như ông đã từng kế thừa Lương Vũ Sinh. Kể từ đó, ông thanh thản làm một Tra Lương Dung với lời nói mang sức nặng “cửu đỉnh”, không chỉ quanh Hong Kong mà vào tận đại lục. Một điểm dừng, một sự thoát xác. Một tâm thế thanh thản trong vòng xoáy cuộc đời, như hai câu thơ cổ ông mang vào Thư kiếm ân cừu lục ngày khởi bút:

“Đem quân trăm vạn Tây Hồ ruổi

Dừng ngựa Ngô Sơn ngắm núi sông…”

Bài: Đông Phong

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà

Vietnam, destacado ejemplo de dinamismo y responsabilidad en actividades de la ONU

Este mes de octubre Vietnam envió a sus combatientes a Sudán del Sur para desplegar un hospital de campaña de segundo grado al servicio de las operaciones de mantenimiento de la paz de las Naciones Unidas (ONU). Ese hecho constituye otro hito en la historia de la participación dinámica y responsable en la ONU del país, el cual trabajó, de forma incesante, para expandir y profundizar su papel en los mecanismos liderados por la mayor organización mundial.

Un total de 63 oficiales vietnamitas, entre ellos 10 mujeres, participan en misiones de paz de las Naciones Unidas en Sudán del Sur.
Un total de 63 oficiales vietnamitas, entre ellos 10 mujeres, participan en misiones de paz de las Naciones Unidas en Sudán del Sur.

Vietnam y ONU, un modelo de la cooperación para el desarrollo

Vietnam se incorporó a la ONU el 20 de septiembre de 1977, en momentos en que la nación iniciaba el proceso de recuperación de las ruinas de la guerra,  al igual que la reorganización de una economía débil y obsoleta.

Acto de izamiento de la bandera de Vietnam en la sede de las Naciones Unidas marca la incorporación del país indochino a la mayor organización internacional.
Acto de izamiento de la bandera de Vietnam en la sede de las Naciones Unidas marca la incorporación del país indochino a la mayor organización internacional.

Pese a todas las dificultades, desde su integración a la institución global, Vietnam coordinó de manera proactiva con los miembros del Movimiento de Países No Alineados y naciones en vías de desarrollo para defender los principios de la Carta de las Naciones Unidas, sobre todo los referidos  a la soberanía, la no intervención en los asuntos internos de los estados y la no utilización de la fuerza ni la amenaza de usarla.

En la primera fase del proceso de industrialización e integración global, Vietnam aprovechó la asistencia de la comunidad internacional y los recursos internos para alcanzar impresionantes logros socioeconómicos, convirtiéndose en ejemplo destacado para otros países en vías de desarrollo.

Después de que Vietnam se transformó en una economía de mediano ingreso, la cooperación entre el país y la ONU se inclinó, en lugar de la asistencia técnica, hacia el asesoramiento sobre políticas para cumplir los objetivos de desarrollo sostenible, que incluye la reducción de la pobreza, la protección del medio ambiente, la respuesta al cambio climático, la formación de los recursos humanos y la garantía de la igualdad de género.  

Vietnam alcanza notables éxitos en el cumplimiento de los Objetivos del Desarrollo del Milenio, entre ellos la generalización de la enseñanza primaria y el cuidado a los infantes.
Vietnam alcanza notables éxitos en el cumplimiento de los Objetivos del Desarrollo del Milenio, entre ellos la generalización de la enseñanza primaria y el cuidado a los infantes.

Cabe destacar que el país fue pionero en el cumplimiento de los Objetivos de Desarrollo del Milenio al alcanzar, antes del plazo fijado, las metas sobre la reducción de la pobreza, la generalización de la enseñanza primaria, el fortalecimiento de la igualdad de género y el empoderamiento de la mujer.

Los éxitos de la nación indochina fueron aplaudidos por dirigentes de la ONU, quienes consideraron a Vietnam como un modelo de referencia para otros países en vías de desarrollo.

“Las experiencias de Vietnam demuestran al resto del mundo que el dominio por una nación de las políticas de desarrollo constituye  el primer principio para garantizar el éxito del progreso.”

John Hendra, excoordinador residente de la organización en Vietnam, apreció el espíritu de independencia y autodeterminación del país asiático en la integración económica global, considerando que sus experiencias demuestran al resto del mundo que el dominio por una nación de las políticas de desarrollo constituye  el primer principio para garantizar el éxito del progreso.

En la actualidad, Vietnam moviliza todos los recursos para la materialización de la Agenda 2030 del desarrollo sostenible, el Acuerdo de París sobre el cambio climático y la Iniciativa de la ONU para la respuesta a los fenómenos climáticos El Niño y La Niña.

El primer ministro vietnamita Nguyen Tan Dung interviene en la  Conferencia 21 de las partes miembros del Convenio de las Naciones  Unidas sobre el cambio climático (COP21) en París el 31 de noviembre de  2015.
El primer ministro vietnamita Nguyen Tan Dung interviene en la Conferencia 21 de las partes miembros del Convenio de las Naciones Unidas sobre el cambio climático (COP21) en París el 31 de noviembre de 2015.

De “participar” a “tomar las riendas”

Determinado a mantener una política exterior multilateral y a la diversificación de las relaciones internacionales, Vietnam aprovechó su participación en la ONU para contribuir con una voz responsable a los asuntos de interés global, en beneficio de la paz, la estabilidad, la prosperidad y el desarrollo en el planeta.

El embajador Le Luong Minh, jefe de la misión de Vietnam ante la ONU,  asiste a la reunión del Consejo de Seguridad sobre Kosovo, el 18 de  febrero de 2008.
El embajador Le Luong Minh, jefe de la misión de Vietnam ante la ONU, asiste a la reunión del Consejo de Seguridad sobre Kosovo, el 18 de febrero de 2008.

Hanoi se incorporó a la Convención sobre Armas Químicas en 1998 y fue una de las primeras partes firmantes del Tratado de Prohibición Completa de los Ensayos Nucleares en 1996, año en que también se convirtió en miembro de la Conferencia de Desarme.

Además, el país indochino participó tempranamente en los preparativos de importantes eventos de la ONU, a saber, las conferencias de examen del Tratado de No Proliferación Nuclear en 2000, 2005 y 2010; y las reuniones contra la comercialización ilegal de pequeñas armas en 2001 y 2003.

En 2017, Vietnam fue uno de los primeros países en firmar – de un total de 52- el Tratado sobre la Prohibición de las Armas Nucleares y el décimo en ratificar ese convenio.

Ya no solo participa meramente en las actividades de las Naciones Unidas, sino que abogó por convertirse en una voz contundente que se tiene en cuenta a la hora de decidir sobre políticas y regulaciones universales.

La nación tomó iniciativas para incorporarse a los órganos importantes de la ONU, contribuyendo a incrementar la eficiencia, transparencia y equidad en el trabajo de esas entidades, fortalecer los valores comunes de la humanidad y al mismo tiempo levantar la voz de los países en vías de desarrollo en la arena internacional.

Vietnam aboga por convertirse en una voz contundente que se tiene en cuenta a la hora de decidir sobre políticas y regulaciones universales.

En ese sentido es de destacar la actuación excelente de Hanoi como miembro no permanente del Consejo de Seguridad del mandato 2008-2009. Por primera vez el país indochino se integró al órgano, en momentos en que el Consejo enfrentaba emergentes desafíos de seguridad global y los efectos negativos de la peor crisis financiera en la historia moderna.

De acuerdo con el embajador Dang Dinh Quy, jefe de la misión de Vietnam ante la ONU, durante ese período la nación contribuyó de forma activa a los esfuerzos para prevenir crisis, a la vez que presentó importantes iniciativas sobre la protección de las mujeres y niños en conflictos, la garantía de los derechos humanos, la recuperación de la paz y la reforma del Consejo de Seguridad.

El embajador Dang Dinh Quy asiste a una reunión de las Naciones Unidas. (Fuente: VNA)
El embajador Dang Dinh Quy asiste a una reunión de las Naciones Unidas. (Fuente: VNA)

Por otro lado, recalcó, como miembro del Consejo de Derechos Humanos (mandato 2014-2016), el país indochino propuso la Resolución sobre los impactos del cambio climático en los derechos infantiles, la cual fue aprobada, así como presentó y participó en iniciativas referidas a la protección de los derechos de trabajadores minusválidos y marineros,  y la prevención y lucha contra la trata de mujeres y niñas.

En el período 2016-2018, Vietnam, como miembro del Consejo Económico y Social, siguió de cerca la situación y las tendencias globales para ofrecer a ese órgano asesoramiento oportuno sobre la planificación y la implementación de las políticas de desarrollo.  Al mismo tiempo recabó los recursos para las actividades de las entidades concernientes de la ONU en el país, según el diplomático.

La elección de Vietnam a los importantes órganos de las Naciones Unidas, evaluó, evidencia el reconocimiento de la comunidad internacional a la contribución, el dinamismo y la responsabilidad de la nación asiática.

Más recientemente, en mayo pasado,  el país fue elegido por el Grupo de Asia-Pacífico como el único candidato de esa región al cargo de miembro no permanente del Consejo de Seguridad (mandato 2020-2021).

Una sesión del Consejo de Seguridad de la ONU.
Una sesión del Consejo de Seguridad de la ONU.

Por otro lado, con el deseo de contribuir con mayores aportes a la reforma de las Naciones Unidas, particularmente el incremento de la conectividad entre los órganos subordinados para aumentar la eficiencia de ese sistema, el país coordinó estrechamente con la organización internacional la implementación de la iniciativa “Una ONU”.  

En 2007, el entonces secretario general de las Naciones Unidas, Ban Ki-moon, eligió a Vietnam como uno de los ocho destinos para el despliegue piloto de esa idea.

Ese hecho, según el ex viceprimer ministro Pham Gia Khiem, patentiza la eficiencia de Vietnam en la gestión y el uso de la ayuda oficial al desarrollo, reconocida por líderes de los organismos de la ONU y en correspondencia con las expectativas de los patrocinadores.

El vicepremier y canciller de Vietnam, Pham Binh Minh, y el entonces secretario general de las Naciones Unidas, Ban Ki-moon, inauguran la Casa Verde de ONU en el país.
El vicepremier y canciller de Vietnam, Pham Binh Minh, y el entonces secretario general de las Naciones Unidas, Ban Ki-moon, inauguran la Casa Verde de ONU en el país.

En ocasión de la visita al país en 2015 de Ban Ki-moon, se inauguró en Hanoi la Casa de las Naciones Unidas, construida con materiales amigables con el entorno y equipada con medios para una adecuada administración energética.  

Especialmente, el 5 de julio pasado, ambas partes firmaron el Plan de Estrategia conjunta para el período 2017-2021, un hito que ratifica el firme compromiso de Hanoi y la ONU con el esquema nacional para el cumplimiento de la Agenda 2030 sobre el desarrollo sostenible.

Vietnam ratifica compromiso con las actividades de la ONU

Al intervenir en septiembre pasado en el debate general del 73 período de sesiones de la Asamblea General de la ONU, bajo el tema “Hacer que las Naciones Unidas sean relevantes para todas las personas: Liderazgo mundial y responsabilidades compartidas para sociedades pacíficas, equitativas y sostenibles”, el primer ministro de Vietnam, Nguyen Xuan Phuc, aseguró que el país apuesta por la equidad y el progreso duradero.

El primer ministro de Vietnam, Nguyen Xuan Phuc, interviene en el debate general de la ONU.
El primer ministro de Vietnam, Nguyen Xuan Phuc, interviene en el debate general de la ONU.

En concreto, prioriza la asistencia a los grupos vulnerables, la protección del medio ambiente, la garantía de los derechos civiles, a la vez que promueve el diálogo y la cooperación en los asuntos relacionados con los derechos humanos.

El Premier también reafirmó el apoyo a la Carta de las Naciones Unidas y los principios básicos de las leyes internacionales en la solución pacífica de las disputas internacionales, entre ellas la tensión en el Mar del Este, con apego a la Convención de la ONU sobre el Derecho del Mar (UNCLOS) de 1982 y con respeto a la seguridad y libertad de la navegación marítima y aérea.

De acuerdo con Xuan Phuc, ningún país, incluso las potencias mundiales, puede resolver por sí solo los desafíos que enfrenta actualmente el mundo, como el despotismo, el uso de la fuerza y la amenaza de utilizarla, el incremento de las acciones unilaterales, la desigualdad, el cambio climático y la persistente pobreza.   

En ese sentido, propuso el término “doble responsabilidad”, es decir, cada estado debe tomar parte en la solución de los asuntos mundiales, y cada persona actuará como un ciudadano global.

Asimismo, puso de relieve el papel “más importante que nunca” de las Naciones Unidas en la creación de nuevas plataformas para resolver de forma satisfactoria los retos internacionales.

Tras exhortar a las potencias mundiales y a países avanzados a tomar la vanguardia en ese proceso, subrayó que la ONU debe ser el centro coordinador para la cooperación entre los estados y pueblos por la paz, la igualdad y el desarrollo sostenible.  

“La voz de cualquier pequeña nación o la aspiración de las personas vulnerables deben ser respetadas, escuchadas y simpatizadas. Eso es la base para el desarrollo sostenible e inclusivo -que nadie se quede atrás-, y la plataforma para la estabilidad social, la garantía de los derechos humanos y el estímulo a la creatividad”, sostuvo.

Tras plantear la pregunta “Cómo será la ONU que deseamos?”, exhortó a las Naciones Unidas a llevar a cabo reformas radicales e integrales, incrementando su eficiencia, democracia y transparencia para ejecutar efectivamente su papel “irremplazable” en el liderazgo de los esfuerzos comunes para enfrentar los desafíos globales. 

¿Cómo será la ONU que deseamos?”

Incorporación a misiones de paz, honor y responsabilidad de Vietnam

La participación de Vietnam en las misiones de mantenimiento de la paz se considera una tarea de particular importancia con alto valor humano, que contribuye a consolidar la imagen de un país responsable con la comunidad internacional.

La participación de Vietnam en las misiones de mantenimiento de la paz  contribuye a consolidar la imagen de un país responsable con la  comunidad internacional.
La participación de Vietnam en las misiones de mantenimiento de la paz contribuye a consolidar la imagen de un país responsable con la comunidad internacional.

En 2013, Vietnam estableció un Centro de Mantenimiento de la Paz con el fin de materializar las directrices y políticas del Partido y el Estado sobre la incorporación del país a esas operaciones.

La entidad fue elevada al nivel del Departamento de Mantenimiento de la Paz, lanzado en enero de este año, en paralelo con la transferencia del Grupo de trabajo intersectorial al respecto del Ministerio de Relaciones Exteriores a su similar de Defensa.

Desde su inicio, la agencia ha cumplido las tareas de capacitación y fomento de cuadros y oficiales, además de preparar el personal para las operaciones de paz de la ONU.

Viajando a cualquier lugar, los combatientes vietnamitas llevan siempre la Patria en su corazón.
Viajando a cualquier lugar, los combatientes vietnamitas llevan siempre la Patria en su corazón.

A cuatro años de su integración en esas fuerzas de la mayor organización multilateral, Vietnam ha enviado hasta el momento a 27 oficiales de enlace y especializados en el asesoramiento, así como observadores militares a Sudán del Sur y la República Centroafricana, convirtiéndose en una de las 25 partes integradas a las actividades de la ONU en esas naciones.

Un total de ocho representantes de este país se encuentran hoy en las misiones de asistencia de la ONU, a la vez que el Ministerio de Defensa fundó dos unidades, a saber el grupo de ingenieros militares y el primer hospital de campaña de segundo nivel, para la incorporación a ese trabajo.

Según representantes de la cartera, ese hospital de campaña dispone de una plantilla de 63 personas y de ese total 10 son mujeres, quienes ya llegaron a Sudán del Sur para sumarse a la Misión de la ONU en ese país africano.

Por otro lado, Hanoi se empeña en prepararse para la fundación de la segunda unidad médica móvil de este tipo y de un grupo de ingeniería militar para desempeñar similares labores.

Después de cuatro años de preparación, Vietnam desplegó su primer hospital de campaña de segundo grado en Sudán del Sur.
Después de cuatro años de preparación, Vietnam desplegó su primer hospital de campaña de segundo grado en Sudán del Sur.

La ONU también eligió a Vietnam como uno de los sitios en Sudeste Asiático de entrenamiento para fuerzas de paz de ONU, junto con Indonesia, Camboya y Tailandia. El primer curso de capacitación se prevé tendrá lugar en Hanoi a fines del presente año.

En tanto, la Reunión de jefes del Estado Mayor de la Defensa de la Unión Europea celebrada en agosto último propuso al país indochino enviar representantes al grupo de instructores móviles en algunos centros de entrenamiento en la República Centroafricana, Somalia, Mali y/u otras naciones en ese continente.

De acuerdo con el viceministro de Defensa, coronel general Nguyen Chi Vinh, si antes Vietnam sólo participaba en las labores de asesoramiento,  con el desplazamiento del hospital de campaña ahora toma parte en acciones concretas.

“Al participar en las misiones de paz de las Naciones Unidas en el extranjero, cada funcionario y soldado vietnamita es un mensajero de paz, cultura y fuerza militar de su país”, destacó el funcionario castrense en una entrevista concedida a la Agencia Vietnamita de Noticias.

“Al participar en las misiones de paz de las Naciones Unidas en el extranjero, cada funcionario y soldado vietnamita es un mensajero de paz, cultura y fuerza militar de su país.”

El envío del personal de un hospital de campaña a Sudán del Sur constituye una oportunidad para verificar la capacidad de los oficiales vietnamitas tanto en las misiones de medicina militar como en las relaciones internacionales, lo que evidencia los aportes significativos de la nación sudesteasiática al mantenimiento de la paz en el mundo.

La participación de Vietnam en las operaciones de los cascos azules también  pretende materializar la política exterior del Partido Comunista y del Estado de independencia, autodeterminación, cooperación y desarrollo, reiteró.

Pham Phu Hai, de 23 años de edad, el miembro más joven de la misión vietnamita.
Pham Phu Hai, de 23 años de edad, el miembro más joven de la misión vietnamita.

De acuerdo con el jefe del Departamento de Mantenimiento de la Paz de Vietnam, coronel Hoang Kim Phung, la misión principal del hospital es brindar los servicios médicos a las fuerzas de la ONU y de los órganos representantes y los cuerpos diplomáticos presentes en el país africano.

Además, los galenos vietnamitas están dispuestos a ofrecer asistencias caritativas a los pobladores locales en  caso de emergencia.

La página web oficial de las fuerzas de mantenimiento de la paz de la mayor organización mundial (https://peacekeeping.un.org) evalúa altamente la presencia de los oficiales vietnamitas en Sudán del Sur, lo que se considera un avance histórico del país indochino.

Combatientes vietnamitas entrenados para operaciones de paz de la ONU.

El mundo cambió radicalmente en las últimas cuatro décadas. Ante los desafíos cada vez más complicados que enfrenta la humanidad, Vietnam ha trabajado y seguirá haciéndolo no solo para fortalecer la fuerza interna, sino también para contribuir a la paz, la estabilidad y la prosperidad común del planeta.

littleheroes_nguoihungbairac

Em muốn có thời gian chơi, học; muốn lên lớp 6 như các bạn. Nhưng hoàn cảnh đã đưa đẩy làm em phải đưa ra những lựa chọn. Và, suốt chuỗi lựa chọn ấy đã tạo nên một người hùng nhỏ bé, thầm lặng khi em luôn đặt bổn phận dành cho người thân lên trên bản thân mình.

Bố mẹ sinh được bốn chị em. Chị cả, lớn nhất, mẹ gọi là Bé. Anh hai nhỏ hơn, mẹ gọi là Lớn. Đứa thứ 3 sinh năm Dậu, mẹ gọi là Gà. Em út sinh năm Sửu, mẹ gọi Trâu. Tên ở nhà do mẹ gọi từ lúc mấy đứa còn đỏ hỏn. Mấy đứa lớn lên nhưng những cái tên ấy vẫn theo chúng ở các ngõ ngách trên con phố An Dương, nơi chúng sống và làm việc.

Bốn chị em mang hai họ: một nửa mang họ mẹ, một nửa mang họ bố. Chị Bé tên thật là Đào Thị Dung, sinh năm 1998. Anh Lớn tên thật là Đào Văn Yên sinh năm 2003. Gà tên là Nguyễn Văn Tĩnh sinh năm 2005. Em Trâu tên đầy đủ là Nguyễn Văn Tình, sinh năm 2009.

Do bố bị tai biến rồi liệt nửa người, công việc trong gia đình được cắt đặt khá cụ thể: Chị Dung ở nhà chăm bố, lo cơm nước. Anh Yên vừa nhận được việc trông xe ở một bãi xe trong khu. Lương khởi điểm là 2 triệu, bằng ⅔ tổng thu nhập của cả gia đình trước đó. Còn Tĩnh và Tình ban ngày đi học, tối ra bãi rác gần khu trọ nhặt nhạnh. Hai đứa làm từ 7 giờ tới 11 giờ đêm. Lúc ấy, mẹ cũng trở về sau khi đã đi nhặt nhạnh dọc bãi Phúc Xá – An Dương – Tứ Liên (Hà Nội). Ba mẹ con mang những túi rác trĩu nặng về nhà vun vén tổ ấm.

6h sáng hôm sau, Tĩnh, Tình dậy đi học. Nếu còn cơm nguội thì mỗi đứa ăn một bát, kèm xì dầu. Bằng không, chúng cứ thế đến trường. “Nhiều hôm em chẳng ăn sáng, trưa về ‘ăn bù’ 4 bát.”- Tình vui vẻ kể.

Chúng tôi đến nhà chị Đào Thị Thưa ở phố An Dương (Hà Nội) vào buổi trưa. Căn phòng trọ lợp fibro ximăng chừng hai chục mét vuông dành cho 6 thành viên trong gia đình. Diện tích sinh hoạt cho từng người ít, nhưng căn phòng nhiều tiếng cười.

Cả nhà đang ngồi xem một phim Ấn Độ từ chiếc TV người ta cho. Tĩnh và Lâm (bạn gần nhà hay đi nhặt rác giúp em) đang nhào lộn trên chiếc đệm trông có vẻ mới. Đệm vừa được người ta không dùng nên cho, hai đứa nhỏ đang hứng thú. Tình đang lái chiếc vôlăng ôtô đồ chơi. Em cười khanh khách: “Cái vôlăng nhặt được ở bãi rác nhưng cứ tưởng tượng là mình đang lái ôtô đi”.

Ngoài ôtô, đám trẻ còn có nhiều đồ chơi khác như siêu nhân lắp ráp, ôtô đồ chơi… Và cả những viên bi, rất nhiều bi với đủ loại màu sắc. Bi thực ra là những hạt tròn trong vòng đeo cổ, người ta không còn dùng nữa. Những thứ nữ trang này được lũ trẻ “sưu tầm” và coi đó như trò chơi giải trí hàng ngày. Bi này nhỏ hơn bi ve nên bắn khó hơn nhưng lũ nhỏ có rất nhiều. Và chúng coi đó như một lợi tức công việc mà các bạn khác không có.

Những vật dụng ở gia đình nhà chị Thưa đa phần được hình thành như thế. Thứ thì có lỗi nhỏ người ta vứt đi; thứ chẳng có lỗi gì, người ta thấy chật nhà thì vứt… Mẹ con chị xoay xở chúng thành những vật dụng cần thiết hay sinh hoạt giải trí của gia đình. Một vài vật dụng khác do sự san sẻ của hàng xóm.

Chị Thưa kể: Nhà tôi lên Hà Nội được độ mươi năm nay. Tôi quê ở Kim Động, anh ở Văn Giang, đều Hưng Yên cả. Trước, cả nhà sống ở bãi Phúc Xá [hay còn gọi là Bãi Giữa sông Hồng- PV] rộng rãi, không mất tiền thuê nhà, anh còn khỏe, gia đình cũng không đến nỗi. Rồi bãi bất ổn, bọn đầu gấu đến phá, gia đình phải ‘lên bờ’ thuê nhà. Sau đó anh đổ bệnh, mấy mẹ con phải xoay xở qua ngày.”

Lúc ở nhà ở Bãi Giữa, Tĩnh còn nhỏ. Tĩnh không nhớ chi tiết về căn nhà. Em cũng không nhớ nó có gần cầu Long Biên hay không. Nhưng theo Tĩnh, đó là những ngày rất đẹp đã qua. Tháng ngày đó, nhà rộng, nhiều chuối và nhiều bạn. Bữa ăn gia đình có nhiều đồ ăn ngon hơn. Mẹ em cũng không hay căng thẳng như bây giờ. Nhưng dù sao, nó cũng qua rồi, mọi thứ phải tiếp tục.

Ở tuổi 13, Tĩnh lao động từng đêm và học từng ngày. Tĩnh có vẻ ít nói, em không lập ngôn nhiều về công việc. Khi được hỏi động lực cả tối nhặt rác, Tĩnh bảo: “Em không biết. Việc cần làm thì phải làm thôi. Em vẫn thích đi chơi hơn chứ. Nhưng chơi thì lấy gì mà ăn?”.

Không chỉ “làm thêm” vào buổi tối, việc học của Tĩnh cũng không được suôn sẻ như bạn bè. “Đúng ra thằng Gà [Tĩnh – PV] năm nay lên lớp 6. Nhưng lên cấp 2 phải đóng tiền học, nó biết nhà không đủ tiền nên bảo với tôi: thôi, con xin mẹ học lại lớp 5. Thương con nhưng cũng chẳng có cách nào nên giờ nó đang học lớp 5 lần thứ hai” – chị Thưa kể.

8 giờ tối, xe rác bắt đầu tập kết ở bãi trên phố An Dương. Các gia đình xung quanh cũng nhúc nhắc mang rác của nhà ra bãi. Bãi rác chừng mười, hai mươi chiếc xe rác nhỏ được đẩy tới đẩy lui suốt đêm. Cách đó chừng 20 mét, bên kia vỉa hè, ba cậu bé Tĩnh, Tình, Lâm nhìn vẫn dõi theo từng xe rác, từng người đi vứt rác.

Mấy đứa trẻ xếp ngăn nắp thùng các tông nhỏ ở trước cửa một cửa hàng đã đóng cửa buổi tối. Các em đã xin phép và được người chủ cửa hàng cho lập “văn phòng” mini hàng tối ở góc nhỏ vỉa hè. Ba “nhân sự” của “văn phòng” có các vai trò sau: Tĩnh đi bới các xe rác, túi rác mỗi khi tập kết ở bãi. Khi có đồ bán được, em tự cầm cả nếu ít; nhiều thì Tĩnh gọi Tình mang túi ra đựng.

Tình làm nhiệm vụ “trực văn phòng”. Tức là, Tình sẽ thường trực đứng ở cái thùng các tông nhỏ xíu nơi vỉa hè. Tĩnh đã xếp đồ gọn gàng để người dân trong vùng ai có đồ nhựa, bìa cát tông, giấy nhìn thấy thì mang tới trực tiếp cho Tình.

Lâm nhanh mồm nhanh miệng đi xin rác từ các cô, các bác xách túi rác gần đó. Lâm cũng linh hoạt nên mọi người mới đi qua em đã nhận cầm túi rác đi đổ hộ. Rồi em đưa Tĩnh tìm xem có gì dùng được trước khi đổ.

“Em giúp Tĩnh thôi. Bố Sơn em dạy, giúp ai phải giúp từ đầu đến cuối. Nên vừa nãy, em mải chơi, đến giờ bọn nó đi nhặt rác, em phải chạy theo luôn, chưa kịp ăn gì. Bố Sơn em bảo, nếu giúp ai đó mà người đó không có điều kiện giúp lại mình cũng không sao. Rồi sẽ có lúc mình khó, người khác sẽ giúp mình.”- Trung bình, cứ 5 câu Lâm nói sẽ dẫn nguồn “bố Sơn em bảo” 1 lần.

Gần “văn phòng” Tĩnh, Tình, Lâm là một cây điệp, trên cây cắm một lá cờ bé bằng bàn tay. Mặt trái lá cờ ghi là: Tĩnh và Lâm ước sẽ có xe đạp điện.

Mấy đứa nhỏ giải thích: Hồi trước, bọn em bắt được con côn trùng, bọn em không biết con gì. Nhưng rồi bọn em thì thầm ước là có một chiếc xe đạp. Mấy hôm sau nhà mua xe thật. Nên mệt mấy thì vẫn phải ước mơ. Cái lá cờ bọn em cắm gần 1 tuần rồi. Hôm nào bọn em cũng trèo lên xem chữ đã nhòe chưa để còn tô lại. Nhưng mưa mà chữ vẫn rõ, không biết bao giờ có xe đạp điện.

Tĩnh và Lâm gần nhà, gần tuổi, Tĩnh ít nói, Lâm mau mồm nên hai đứa chia sẻ với nhau từ câu chuyện, các trò ảo thuật, câu đố tới ước mơ. Ngắn hạn, cả hai mong có xe đạp điện. Dài hạn, Tĩnh, Lâm đều ước mơ làm ca sĩ. Chúng hát và nắn chỉnh giọng nhau ngày qua ngày. Hai đứa trẻ mươi, mười ba tuổi đã bàn nhau tới lúc lớn, lập gia đình, thành đạt nhất định sẽ gặp nhau, ôn lại những ngày nhặt rác cơ hàn.

Trong cuộc trò chuyện, Tĩnh luôn dõi theo bãi tập kết rác. Hễ có ai mang rác ra, em lập tức đi tới. Tay cầm một chiếc que nhỏ, em tỉ mẩn chọc các túi rác rồi mới mở bung từng túi. Hơn một lần, Tĩnh bị đứt tay vì trong túi rác có thủy tinh vỡ, dù em đã cẩn thận dùng que chọc nhưng không phát hiện ra.

Nhưng, với “thâm niên” 5 năm trong nghề, thủy tinh vỡ không phải thứ Tĩnh sợ nhất. Em ghê nhất gai hoa hồng. Bởi gai hoa hồng đâm rất buốt và không thể chọc que mà đoán được. Mà hễ “khẽ chạm vào túi là ‘dính’ ngay”. Vì thế, Tĩnh sợ nhất ngày Rằm, Mồng 1 hay các dịp lễ. Gai hoa chọc nhói tay nhưng vẫn phải cào rác. “Không làm thì về hả anh?” – Tĩnh nói.

Khi tới bãi tập kết, những người công nhân vệ sinh cũng thường gọi em khi họ phát hiện thấy rác có thể bán. Mọi người ở đây đều quý em bởi “đứa nhỏ ngoan mà lại chăm”. Nhiều lần, mấy đứa nhỏ được anh chị nhân viên vệ sinh đãi nước mía. Nhiều lần khác, các gia đình gần đó cũng mang đồ ăn còn dùng được của gia đình cho đám trẻ. Ngược lại, Tĩnh và Tình gặp ai cũng chào, thấy anh chị vệ sinh môi trường đẩy xe rác nặng là Tĩnh ra đẩy giúp. Bãi tập kết rác đêm về ăm ắp tình người…

Khi được hỏi “làm thế này, mấy đứa sợ nóng hay sợ mưa hơn?”, mấy đứa đáp: “nóng không sợ, mưa hay lạnh cũng không sợ, sợ nhất không có rác”.

Bởi, Tĩnh và Tình lớn lên bằng rác mẹ nhặt. Rác theo các em về nhà, vào giấc ngủ, trong các món đồ chơi. Các em sống cùng rác, làm việc với rác. “Bìa cáctông là món đắt nhất, tới đó là vỏ lon, giấy rồi các loại đồ nhựa…”. Đó là bài học vỡ lòng trong nghề mà Tĩnh dạy Tình khi Tình bắt đầu làm việc.

“Ở nhà Tĩnh, công việc xếp đặt như một đội bóng vậy. Ai cũng có việc và phải làm tốt. Nhưng bóng đá khó lường lắm. Em vẫn không hiểu sao Quang Hải đá trượt penalty trận tranh giải ba vừa rồi [ASIAD 2018 – PV]” – Lâm đúc kết quan sát về gia đình bạn.

10 giờ tối, Tình buồn ngủ, Tĩnh cho em về, không quên dặn em đi cẩn thận. Công việc còn lại của Tĩnh và Lâm. Các em hôm nay sẽ phải làm chăm chỉ hơn vì mẹ Tĩnh đau lưng, không đi làm được. Đồng nghĩa thu nhập trong ngày của gia đình bị ảnh hưởng.

Những đứa trẻ ngây thơ không thấy phiền vì cảnh sống chúng lớn lên. Vấn đề xảy ra khi các em phải đối diện với những thiệt thòi có thể so sánh được với bạn bè đồng trang lứa. Với Tĩnh, đó là việc phải học lại lớp 5. Em ngại nói chuyện về việc học. Những câu trả lời của em thường ngắn và nhiều tâm trạng.

– Tĩnh có muốn học nữa không?

– Có chứ. Thế em mới học lại lớp 5.

– Em muốn học lên lớp 6 không?

– Em có.

Rồi Tĩnh đứng phắt dậy, tay cầm que, đi ra bãi tập kết rác. Lại có một xe rác mới về.

Ở đất nước Hà Lan xa xôi, nơi mà phần lớn diện tích đất đai nằm dưới mực nước biển, người ta vẫn lưu truyền câu chuyện về một cậu bé không ngại đêm tối, giá lạnh, sự cô đơn và hiểm nguy để đút ngón tay nhỏ bé của mình vào lỗ thủng ở thân đê, cứu cho cả vùng khỏi trận đại hồng thủy. Đó chính là niềm cảm hứng để xứ sở kia làm nên những điều kỳ diệu, được cả thế giới ngưỡng mộ.

Những tấm gương như cậu bé ấy thật ra có ở khắp nơi, nhưng để lan tỏa nó lại là một câu chuyện khác.

Với ý nghĩa đó, Báo điện tử VietnamPlus cùng sữa Cô gái Hà Lan đã đồng hành trong chương trình Little Heroes, nhằm khích lệ những tấm gương “anh hùng nhí” trên mọi miền đất nước. Có thể đấy chỉ là những cô cậu bé bình dị, nhưng ẩn chứa nghị lực lớn lao, mà mỗi em chính là một hạt giống tâm hồn, được gieo mầm để tạo nên những cánh đồng nặng trĩu yêu thương.”

Bài: Phạm Mỹ

Ảnh: Thành Lê

Thiết kế: Thanh Trà

‘Big4’ châm ngòi tăng lãi suất

Sau đợt tăng từ trung tuần tháng Tám, thời gian qua lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại lại tiếp tục tăng. 

Một điều khác lạ là nếu như các đợt điều chỉnh trước là chủ yếu xuất phát từ các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thì với lần này, nhóm “Big 4” lại phát ngòi nổ ‘đầu tiên.’

Theo đó, Vietcombank vừa điều chỉnh lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng lên 4,5%/năm (tăng 0,1 điểm %); kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng tăng thêm 0,2 điểm % là 4,8% và 5,5%/năm. Trước đó, Agribank cũng tăng lãi suất huy động từ 0,2-0,3 điểm % kỳ hạn ngắn. Hai ông lớn còn lại là BIDV, VietinBank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động nhiều kỳ hạn thêm từ 0,2-0,4 điểm %.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao các ngân hàng lớn lại tăng lãi suất thời điểm này? Liệu động thái này có làm kim chỉ nam cho các ngân hàng nhỏ khác hành động theo? Mặt bằng lãi suất cho vay liệu có bị tác động?… Phóng viên Báo điện tử VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, trong các đợt tăng lãi suất trước đây, chủ yếu là các ngân hàng cổ phần tư nhân có động thái điều chỉnh trước, nhưng lần này lại xuất phát từ nhóm ngân hàng Nhà nước, vậy điều này có gì bất thường hay không?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Trong những năm qua đã có những giai đoạn mà các ngân hàng lớn tăng hoặc giảm lãi suất trước để dẫn dắt thị trường. Ngay cả Ngân hàng Nhà nước cũng tìm cách điều chỉnh mặt bằng lãi suất qua thúc đẩy các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tăng giảm lãi suất để dẫn thị trường.

Tại thời điểm này, các ngân hàng lớn tăng lãi suất có thể tạo xu hướng chung cho cả thị trường. Bởi tổng tài sản của 4 ngân hàng này chiếm khoảng 40% tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng và thị phần huy động và cho vay của những ngân hàng này cũng chiếm khoảng một nửa thị phần của cả hệ thống. Chính vì vậy các ngân hàng lớn có khả năng dẫn dắt thị trường nếu họ đồng nhất trong việc tăng hay giảm lãi suất cả huy động lẫn cho vay.

Vấn đề đặt ra tại sao các ngân hàng lại tăng lãi suất ở thời điểm này, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Thứ nhất, vào những tháng cuối năm các ngân hàng cần thanh khoản cao. Muốn huy động vốn để giải ngân cho người đi vay khi có những chi tiêu rất lớn như mua nhà, mua xe, tiêu dùng, còn doanh nghiệp thanh toán các khoản vay, thanh toán chi phí sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong dịp lễ Tết sắp tới hay trả lương thưởng cho người lao động… Nói tóm lại là nhu cầu giải ngân của toàn nền kinh tế trong thời điểm này là rất lớn.

Mặt khác, sắp tới đây tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cũng sẽ phải giảm từ 45% xuống còn 40%, tất cả những yếu tố đó cho thấy các ngân hàng cần phải tăng vốn huy động nhất là tăng khoản huy động trung và dài hạn.

Theo tôi, tỷ lệ 40% vẫn còn cao, với nền kinh tế phát triển ổn định thì tỷ lệ này chỉ 20%, nhưng Việt Nam là nền kinh tế dựa rất nhiều vào vốn vay của ngân hàng nên cho phép tỷ lệ cao hơn. Việc kéo tỷ lệ này xuống buộc các ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn nên phải đẩy lãi suất lên để thu hút nguồn vốn.

Ngoài ra, các ngân hàng thường có động thái “window dressing” [làm đẹp cửa sổ, hay còn gọi là làm đẹp báo cáo tài chính-pv] vào dịp cuối năm để làm đẹp sổ sách vào ngày 31/12 với những chỉ tiêu thanh khoản ngắn hạn cao, chỉ tiêu cho vay/huy động thấp, chỉ số tăng trưởng vốn huy động khả quan. Những yếu tố đó đang đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên để huy động vốn.

Biểu đồ lãi suất.
Biểu đồ lãi suất.

Theo ông, việc tăng lãi suất có phản ánh về thanh khoản của các ngân hàng không?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Bên cạnh những nguyên nhân mang tính chu kỳ như đã trình bày ở trên việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động thu hút vốn thường có hai nguyên nhân. Thứ nhất là họ cần vốn để cho vay ra. Thứ hai, thanh khoản tăng thì vốn phải được tăng lên để giữ được thanh khoản.

Một ngân hàng có thể đi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản, khủng hoảng nếu mất tính thanh khoản, nghĩa là họ không có khả năng trả lại tiền gửi cho khách hàng và các món nợ đối với những đối tác khi đến hạn thanh toán.

Mất thanh khoản cũng có thể đến từ các khoản đầu tư rủi ro của ngân hàng bao gồm đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các khoản nợ xấu. Một món nợ thường khi cho vay ra thì sau một thời gian lại trở về với các ngân hàng qua việc trả nợ của người đi vay và ngân hàng dùng tiền đó để trả lại cho khách hàng đến hạn tất toán sổ. Nhưng, nếu một món nợ đã được cho vay đi mà trở thành nợ xấu thì số tiền đó không trở lại với ngân hàng.

Khi khách hàng đến rút tiền ra mà ngân hàng không có tiền trả cho họ, động thái của các ngân hàng là huy động vốn mới để trả cho khách hàng đã gửi tiền, một động thái có thể được xem là “huy động vốn mới để trả tiền gửi cũ” và thông thường các ngân hàng phải huy động với lãi suất cao để nhanh chóng huy động vốn. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy lãi suất huy động lên trong thời gian qua, đặc biệt đối với những ngân hàng có nợ xấu cao.

Có nghĩa là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn chưa giải quyết được?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Nợ xấu theo báo cáo có tiến triển tốt. Những món nợ đã bán cho VAMC, một số ngân hàng đã mua lại, rồi chính bản thân các ngân hàng cũng tự xử lý nợ xấu, thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cũng như thu hồi nợ từ các nguồn khác. Một số con nợ cũng đã hợp tác với ngân hàng để trả nợ nhưng lượng nợ xấu trong nền kinh tế còn lớn. Và đó là nguyên nhân căng thẳng về thanh khoản. Tổng số nợ xấu bao gồm nợ xấu trên sổ sách của các ngân hàng, nợ xấu tại VAMC, nợ xấu bán cho các công ty mua bán nợ xấu của các ngân hàng vẫn còn cao. Đây là nguyên nhân cho sự căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng từ nhiều năm nay.

Lãi suất huy động tăng có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán không, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Chắc chắn rồi, lãi suất và giá chứng khoán luôn đi ngược chiều nhau. Lãi suất tăng thì đẩy giá chứng khoán xuống và ngược lại.

Giá của cổ phiếu và lãi suất trên thị trường có sự tương quan ngược chiều, tức là nếu lượng tiền đổ vào các tài sản có lãi như tiền gửi ngân hàng thì làm giảm tiền mua chứng khoán. Khi lượng tiền giảm thì giá chứng khoán cũng sẽ giảm vì nhu cầu mua chứng khoán ít hơn và ngược lại khi lãi suất giảm thì khách hàng sẽ rút ra để mua cổ phiếu sẽ đẩy giá cổ phiếu lên. Chính vì vậy có sự tương quan giữa lãi suất và giá trị của chứng khoán.

Như vậy trong thời giai tới sẽ thiết lập mặt bằng lãi suất mới…?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi 4 ngân hàng lớn chiếm gần bằng nửa tổng tài sản của hệ thống ngân hàng và chiếm khoảng một nửa thị trường vốn huy động và cho vay sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường để tạo một mặt bằng lãi suất mới trong những tháng tới đây vì những nguyên nhân như đã trình bày. Khi nhóm “Big 4” này tăng lãi suất thì có khả năng các ngân hàng loại trung và nhỏ sẽ “té nước theo mưa” và đồng loạt tăng lãi suất vào những tháng cuối năm.

Hiện tại việc tăng lãi suất rất nhẹ nhàng nhưng có thể kéo dài qua đầu năm tới cho đến trước Tết Nguyên đán, khi mà giai đoạn thường các ngân hàng phải lo về thanh khoản.

Vậy theo ông, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ ra sao trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Dĩ nhiên là lãi suất huy động mà cao lên thì không thể nào giảm lãi suất cho vay được bởi các ngân hàng phải giữ biên độ lợi nhuận tối thiểu nào đó. Hiện tại biên độ lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam đang rất thấp nên không thể mong đợi các ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Chính vì vậy mặt bằng lãi suất cho vay cũng đang tăng nên có thể đầu năm tới lại tăng thêm chút nữa.

Ngân hàng Nhà nước có cần can thiệp gì không, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ, vấn đề tăng lãi suất lần này chưa phải là quá mạnh nên chưa cần phải can thiệp. Hơn nữa khi nền kinh tế có rủi ro đi vào lạm phát thì ngân hàng Trung ương của một quốc gia thường thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nghĩa là tăng lãi suất. Việc đi vay của các thành phần kinh tế sẽ bị hãm lại vì lãi suất tăng.Việc giới hạn đi vay này sẽ hạn chế cung tiền đẩy ra thị trường và tạo điều kiện cho ngân hàng Trung ương kiểm soát lạm phát tốt hơn.

Một trường hợp điển hình hiện nay trên thế giới là ở Mỹ, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Họ dùng công cụ lãi suất để ổn định đồng tiền của họ.

Trong trường hợp của Việt Nam, tôi không muốn nói Ngân hàng Nhà nước đang khuyến khích tăng lãi suất. Thậm chí ngay từ đầu năm Chính phủ chủ trương hạ lãi suất xuống và Ngân hàng Nhà nước cố gắng làm điều này. Tuy nhiên, với rủi ro lạm phát tăng, Ngân hàng Nhà nước hình như không can thiệp thị trường lãi suất để giảm lãi suất vì giảm lãi suất đồng nghĩa với việc nới lỏng chính sách tiền tệ, một động thái đi ngược với cố gắng của đơn vị này là kiểm soát lạm phát. Hơn nữa, tăng trưởng GDP trong 9 tháng qua đạt 6,98%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đã giao và Ngân hàng Nhà nước không cần phải đẩy mạnh tín dụng để hổ trợ tăng trưởng GDP.

Theo quan điểm của ông, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có ảnh hưởng đến lãi suất của nước ta không?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Tôi nghĩ chắc chắn là nó đang tác động rất mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng. Như chúng ta đều biết, hiện tại tỷ giá của đồng NDT so với USD lên đến 6,92 nhân dân tệ/USD, đây là mức cao nhất trong năm nay. Tôi nghĩ đồng tiền này không dừng ở mức nói trên mà có thể tiếp tục tăng. Có nghĩa là đồng NDT phá giá ngày càng mạnh so với đồng USD để đối phó với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Khi mà đồng NDT bị phá giá thì hàng hóa của Trung Quốc sẽ rẻ hơn để đối phó với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của nước này.

Khi nhân dân tệ tăng giá như vậy thì đồng VND của chúng ta phá giá mới khoảng 3% từ đầu năm đến nay. Chênh lệch giữa đồng nhân dân tệ và VND khoảng 5% và đây là độ chênh lệch lớn. Có nghĩa là đồng NDT ngày càng rẻ so với VND. Từ đó, hàng hóa của Trung Quốc vào Việt Nam càng ngày càng rẻ, làm tăng nhập siêu, khiến nhiều sản phẩm hàng hóa khó cạnh tranh. Đến lúc nào đó chúng ta cũng phải điều chỉnh tiền đồng so với đồng USD để cân bằng với sự mất giá của đồng NDT so với đồng USD.

Câu hỏi đặt ra là vậy nó ảnh hưởng thế nào đến lãi suất? Theo tôi, dưới kỳ vọng VND mất giá, nhiều người có thể rút tiền từ ngân hàng để mua USD. Để chặn đứng động thái này các ngân hàng thường tăng hay duy trì lãi suất tiền gửi VND ở mức cao. Hiện nay các ngân hàng trả lãi suất 0% cho tiền gửi USD và khoảng 7% cho tiền gửi VND cho 12 tháng. Chênh lệch lãi suất giữa hai loại tiền gửi này là khoảng 7%, đây là mức chênh lệch khá lớn để duy trì tiền gửi VND, thay vì rút ra để đổi lấy USD và chờ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời.

Nói tóm lại, tại thời điểm này, theo tôi, lãi suất cần phải chấp nhận ở mức có thể tăng nhưng cần phải kiểm soát mức độ tăng để nó không quá ảnh hưởng tới lãi suất cho vay khiến ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Cùng lúc, về tỷ giá cần phải có điều chỉnh cho phù hợp, tức là không nên duy trì tỷ giá cứng, vì những biến động trên thị trường tài chính thế giới giữa NDT và USD, giữa Trung Quốc và Mỹ đang có hững biến động lớn. Làm sao giữ được quân bình tỷ giá và lãi suất để tiếp tục phục vụ nền kinh tế cho hiệu quả, đây là một bài toán không phải dễ thực hiện.

Xin cảm ơn ông!

Ảnh minh họa. (Nguồn: Trần Việt/TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Trần Việt/TTXVN)

Bão lại nổi trên chính trường Đức

Sau cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội liên bang đầy sóng gió vào tháng 9/2017, mà phải hơn nửa năm sau một chính phủ đại liên minh mới có thể thành lập, chính trường Đức lại đứng trước một cuộc khủng hoảng mới khi kết quả cuộc bầu cử nghị viện bang Hessen cho thấy uy tín của các đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã sụt giảm nghiêm trọng tới mức nào.

Tại bang Hessen, với việc chỉ giành được 27% phiếu bầu, CDU mất tới 11,3% số phiếu so với cuộc bầu cử năm 2013. Tương tự, SPD cũng mất tới 10,9% số phiếu, chỉ còn lại 19,8% phiếu bầu. Tổng cộng, hai trong số ba đảng tham gia chính phủ đại liên minh ở cấp liên bang đã bị mất tới 22,2% phiếu bầu ở bang Hessen.

Bà Merkel đã quyết định rút khỏi cuộc chạy đua vào chiếc ghế Chủ tịch CDU, vị trí mà bà đã nắm giữ liên tục 18 năm qua

Kết quả đáng thất vọng này đến chỉ 2 tuần sau một thất bại khác của chính phủ đại liên minh trong cuộc bầu cử bang Bayern, khi đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), đảng chị em với CDU và chỉ hoạt động tại Bayern, mất tới 10,5% số phiếu bầu, trong khi SPD cũng mất đúng 10,9% phiếu.

Cuộc bầu cử ở bang Hessen được ví như một thước đo đối với nền chính trị ở thủ đô Berlin, và thất bại của cả CDU lẫn SPD khiến uy tín của chính phủ đại liên minh và cá nhân Thủ tướng Angela Merkel vốn dĩ đã thấp nay càng bị sứt mẻ.

Vì điều này, bà Merkel đã quyết định rút khỏi cuộc chạy đua vào chiếc ghế Chủ tịch CDU, vị trí mà bà đã nắm giữ liên tục 18 năm qua, tại đại hội của đảng tổ chức ở thành phố Hamburg vào tháng 12 tới. Nhiệm vụ của CDU là tìm kiếm một vị chủ tịch mới.

Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Neukirchen, bang Bayern, Đức ngày 14/10. (Ảnh:  AFP/TTXVN)
Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Neukirchen, bang Bayern, Đức ngày 14/10. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trước mắt, bà Merkel tuyên bố chỉ rút lui hoàn toàn sau khi hoàn thành nhiệm kỳ Thủ tướng thứ tư liên tiếp vào năm 2021. Mặc dù luật pháp Đức không bắt buộc thủ tướng phải là người đứng đầu một đảng phái chính trị nào đó, nhưng theo truyền thống, đây được coi là chìa khóa thành công cho bất kỳ cá nhân hay đảng phái nào trong lịch sử nước Đức.

Bản thân Chủ tịch SPD Andrea Nahles cũng đã lên tiếng gây sức ép đối với bà Merkel trên cương vị người đứng đầu chính phủ, với mong muốn có được một chính phủ mạnh và ổn định, nhận được sự ủng hộ tối đa của các nghị sỹ Quốc hội Liên bang – ít nhất trong phạm vi đại liên minh.

Mặc dù luật pháp Đức không bắt buộc thủ tướng phải là người đứng đầu một đảng phái chính trị nào đó, nhưng theo truyền thống, đây được coi là chìa khóa thành công cho bất kỳ cá nhân hay đảng phái nào trong lịch sử nước Đức.

Trong trường hợp không tìm được tiếng nói chung dẫn đến chính phủ sụp đổ, bà Merkel có thể phải kết thúc sớm nhiệm kỳ thủ tướng. Rõ ràng, đây cũng là cơ hội mà SPD có thể tận dụng để tìm kiếm vị thế tốt hơn trong chính phủ, bất chấp uy tín của đảng này trên chính trường Đức cũng đang lao dốc không phanh. Mặc dù Chủ tịch Nahles không ủng hộ một giải pháp “độc lập,” song nhiều đảng viên SPD đang đòi hỏi một đường lối rõ ràng hơn, với việc rời bỏ chính phủ đại liên minh để trở thành một đảng độc lập.

Đây được cho là con đường tốt nhất có thể giúp SPD tìm lại ánh hào quang xưa, sau một thời gian quá dài bị cái bóng của CDU che phủ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại cuộc họp lãnh đạo đảng CDU tại Berlin ngày 29/10/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại cuộc họp lãnh đạo đảng CDU tại Berlin ngày 29/10/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Một nhân tố đáng lưu ý, là đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đã giành thêm 9% để đạt tỷ lệ phiếu bầu 13,1% và có mặt tại nghị viện bang Hessen. Đây là bang cuối cùng mà đảng theo đường lối thiên hữu có nhiều biểu hiện cực hữu này giành được ghế tại nghị viện, đồng nghĩa với việc AfD đã có mặt tại cơ quan lập pháp của toàn bộ 16 bang của nước Đức, tại Quốc hội Liên bang Đức cũng như tại Nghị viện châu Âu.

Như một hệ quả tất yếu, AfD sẽ đào sâu hơn nữa những chia rẽ trong xã hội Đức, đặc biệt trước những vấn đề nóng bỏng như cực đoan và bài ngoại. Nước Đức vốn đang chìm trong cuộc khủng hoảng người di cư, và sự lớn mạnh thần tốc của AfD càng có nguy cơ khiến xã hội bất ổn.

Như một hệ quả tất yếu, AfD sẽ đào sâu hơn nữa những chia rẽ trong xã hội Đức, đặc biệt trước những vấn đề nóng bỏng như cực đoan và bài ngoại.

Trái ngược với xu thế tụt dốc thê thảm của CDU, CSU và SPD, đảng Xanh lại giành chiến thắng ngoạn mục trong hai cuộc bầu cử cấp bang vừa qua.

Tại bang Bayern, đảng theo đuổi các mục tiêu bảo vệ môi trường, sinh thái và có thái độ chống phân biệt chủng tộc này giành 17,5% phiếu, tăng 8,9% so với năm 2013. Còn tại bang Hessen, đảng này vươn lên ngang hàng với SPD, tăng 8,7% phiếu bầu so với bốn năm trước.

Xu thế bảo vệ môi trường đang lan tỏa khắp nước Đức, với việc các thành phố lần lượt thông qua luật cấm lưu thông xe ôtô sử dụng nhiên liệu diesel, cũng như theo đuổi việc từ bỏ điện than và điện hạt nhân, điều này có vai trò không nhỏ của đảng Xanh. Đóng góp của đảng này đã được cử tri ghi nhận.

Trên thực tế, tình trạng bấp bênh của chính trường Đức đã xuất hiện kể từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu vào năm 2015, mà nước Đức với quyết định mở cửa của Thủ tướng Angela Merkel là tâm điểm.

Sự chia rẽ được phản ánh rõ qua kết quả cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội liên bang hồi tháng 9/2017, quá trình đàm phán thành lập cũng như vận hành của chính phủ, và mới nhất là kết quả bầu cử nghị viện các bang Bayern và Hessen.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, chính trường Đức dự báo sẽ còn gặp nhiều “giông bão” trong năm 2019, khi cuộc bầu cử nghị viện châu Âu, cũng như nghị viện các bang Brandenburg, Sachsen và Thüringen diễn ra./.

Tai nạn giao thông

Nhấn mạnh nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, những năm vừa qua, tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, mức giảm tai nạn giao thông chưa đạt mục tiêu đề ra là giảm 5-10%.

Phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với ông Khuất Việt Hùng về vấn đề này.

ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Ông đánh giá như thế nào về tình hình tai nạn giao thông chín tháng vừa qua?

Ông Khuất Việt Hùng: Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, các ngành, các cấp, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của một số Bộ, ngành, chính quyền các cấp…, tình hình tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cả nước tiếp tục có chuyển biến tốt.

Cụ thể, chín tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 13.242 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.012 người, bị thương 10.319 người. So với chín tháng của năm 2017, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí về số vụ giảm 1.120 vụ (giảm 7,8%), số người chết giảm 113 người chết (giảm 1,84%), số người bị thương giảm 1.467 người bị thương (giảm 12,4%).

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết vì tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 19 địa phương giảm trên 10% số người chết.

Tuy nhiên, vẫn còn 23 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2017, trong đó 9 tỉnh tăng trên 20%. Cần phải nhấn mạnh, mỗi năm tổn thất do tai nạn giao thông ở Việt Nam gây ra gần 50.000 tỷ đồng, bằng gần 30% ngân sách giáo dục và 60% giá trị xuất khẩu lúa gạo, tương đương 1,5 triệu người không có thu nhập trong một năm.

(Infographics: Thanh Trà)
(Infographics: Thanh Trà)

Dù tai nạn đã được kiềm chế nhưng việc kéo giảm tai nạn giao thông chưa thật bền vững, đặc biệt, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao. Ông nghĩ gì về thực tế này?

Ông Khuất Việt Hùng: Tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, mức giảm tai nạn giao thông chưa đạt yêu cầu, số người chết do tai nạn giao thông chỉ giảm 1,03%; còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt là các vụ tai nạn giao thông đường sắt liên tiếp.

Một con số thống kê cho thấy, tỷ lệ tai nạn giao thông do người điều khiển môtô, xe máy, xe đạp điện chiếm trên 66% trong khi tỷ lệ nạn nhân là người đi môtô, xe máy bị thương vong do tai nạn giao thông chiếm trên 85% tổng số nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ; vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện vẫn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn giao thông tại…

Một con số thống kê cho thấy, tỷ lệ tai nạn giao thông do người điều khiển môtô, xe máy, xe đạp điện chiếm trên 66% trong khi tỷ lệ nạn nhân là người đi môtô, xe máy bị thương vong do tai nạn giao thông chiếm trên 85% tổng số nạn nhân

Những tồn tại này có nguyên nhân là do nhu cầu vận tải, số lượng phương tiện tiếp tục gia tăng, dẫn đến mật độ tham gia giao thông tăng rất cao; ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn yếu kém, số lượng hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông còn cao, đặc biệt là ở khu vực ngoài đô thị, trên các tuyến quốc lộ và khu vực nông thôn; chủ yếu là lái xe trong tình trạng vi phạm nồng độ cồn, sai phần đường, làn đường, vi phạm quy định về tốc độ, chở quá số người quy định, chuyển hướng không báo hiệu, người đi môtô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm; tình trạng trẻ em tự điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí cả môtô khi chưa được tập huấn các kỹ năng cơ bản để lái xe an toàn còn khá phổ biến.

Lực lượng thực thi công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn ngoài đô thị chưa đủ lực lượng, phương tiện để khép kín địa bàn tuần tra kiểm soát; còn tâm lý nể nang, thiếu cương quyết trong xử lý những hành vi vi phạm quy định pháp luật của người điều khiển phương tiện, đặc biệt là ở khu vực ngoài đô thị; vai trò,chức năng của lực lượng công an còn chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Ngoài ra, chính sự bất cập, hạn chế của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn, cụ thể là quy định về thiết bị và tính năng bảo đảm an toàn giao thông trên phương tiện kinh doanh vận tải còn chưa đầy đủ (hiện tại chưa có quy định khả năng nhận diện phản quang ban đêm đối với các xe ôtô tải, chưa có quy định bắt buộc về trang bị dây bảo hiểm cho ghế ngồi phía sau trên xe ô tô, đặc biệt là xe kinh doanh vận tải; chưa có quy định về thiết bị liên lạc rảnh tay cho người lái xe ô tô…); chưa cấm sử dụng điện thoại khi đi xe ôtô, không quy định thắt dây bảo hiểm với các hành khách trên xe khách, các quy định về các loại hình vận tải chưa rõ ràng, chưa có quy định bắt buộc về đào tạo và cấp chứng chỉ lý thuyết và thực hành lái xe an toàn cho trẻ em từ 16-18 tuổi điều khiển phương tiện xe đạp điện, xe máy điện, xe máy có dung tích động cơ nhỏ hơn 50cc tham gia giao thông…

Ngày 8/9/2018, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm Ngày sơ cấp cứu thế giới năm 2018 theo chủ đề “Ứng phó sớm nhất khi xảy ra tai nạn giao thông” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện các sở, ngành, thành phố và tình nguyện viên xung kích chữ thập đỏ 24 quận, huyện. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
Ngày 8/9/2018, Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm Ngày sơ cấp cứu thế giới năm 2018 theo chủ đề “Ứng phó sớm nhất khi xảy ra tai nạn giao thông” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện các sở, ngành, thành phố và tình nguyện viên xung kích chữ thập đỏ 24 quận, huyện. Ảnh: Thế Anh – TTXVN

– Vậy, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ có những giải pháp gì để đạt được mục tiêu giảm tai nạn giao thông từ 5%-10%, giảm tỷ lệ thương, vong do tai nạn giao thông đối với trẻ em 10% so với năm 2017, thưa ông?

Ông Khuất Việt Hùng: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình trật tự an toàn giao thông để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ Chỉ đạo và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong dịp lễ, Tết đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền theo chuyên đề gồm an toàn giao thông cho học sinh tới trường, an toàn giao thông khu công nghiệp, an toàn giao thông cho người đi môtô, xe gắn máy; an toàn giao thông đường cao tốc; an toàn giao thông đường đèo dốc; an toàn đường ngang đường sắt; an toàn bến khách ngang sông; sản xuất các sản phẩm truyền thông để tuyên truyền thống nhất trên toàn quốc.

Lực lượng thực thi công vụ tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa theo các chuyên đề, ưu tiên xử lý vi phạm an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc, vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy, xe đạp điện.

Bộ Giao thông Vận tải xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường bộ, làm gờ, gồ giảm tốc tại các vị trí đường ngang, lối đi tự mở qua đường sắt; đào tạo các kiến thức và kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn đối với học sinh làm cơ sở cho việc tổ chức giảng dạy và cấp chứng nhận kỹ năng lái xe cơ bản dành cho người dưới 18 tuổi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, xe máy có phân khối nhỏ hơn 50cc… tham gia giao thông.

  • 2-1540823111-86.jpg
  • 3-1540823121-26.jpg
  • 5-1540823203-98.jpg
  • 7-1540823161-94.jpg
  • 10b-1540823260-14.jpg
  • 12-1540823275-41.jpg
  • 13-1540823329-36.jpg
  • 8-1540823712-72.jpg
  • 9-1540823720-76.jpg

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tài liệu giảng dạy an toàn giao thông chính khóa hiện hành cho phù hợp hơn về nội dung, lứa tuổi, cấp học và thời lượng giảng dạy của các cấp học theo lộ trình; tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.

Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ phương án từ năm 2019 giao Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí xử phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông được điều tiết từ ngân sách Trung ương về ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ưu tiên cho lực lượng công an, Thanh tra giao thông vận tải và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn, tổ dân phố, tập trung tuyên truyền vào các đối tượng có nguy cơ gây TNGT cao như lái xe khách, thanh thiếu niên trên địa bàn nông thôn; phát huy hiệu quả hệ thống đài truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn…

– Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi./.

Để hạn chế tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép, đội CSGT huyện Nho Quan đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông; xử lý các vi phạm nhằm giảm tai nạn giao thông. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Để hạn chế tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép, đội CSGT huyện Nho Quan đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông; xử lý các vi phạm nhằm giảm tai nạn giao thông. Ảnh: Minh Đức – TTXVN

Nước Mỹ có thể học được gì?

Suốt nhiều thập kỷ qua, Mỹ luôn là nước đi đầu trong việc hỗ trợ các quốc gia khác phát triển, bất kể là thông qua các chương trình của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) như Nông dân tới Nông dân, các chương trình giáo dục như học bổng Fulbright, hay các hoạt động tình nguyện như Đoàn Hòa bình.

Nhưng tình thế đã thay đổi – ít nhất là khi xét tới những tiến bộ về tài chính toàn diện. Các quốc gia như Kenya và Việt Nam đã và đang có những bước tiến vượt bậc so với Mỹ. Trong khi hàng chục triệu người Mỹ không có tài khoản ngân hàng hay không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính, những quốc gia này lại đang nhanh chóng phát triển các hệ thống tài chính hiện đại, giúp hàng triệu người tiếp cận với những dịch vụ trước đây chưa từng có.

Đương nhiên, môi trường của các thị trường mới nổi có sự khác biệt rất lớn với những thị trường đã cân bằng như Mỹ, và các giải pháp không chỉ đơn giản là sự sao chép và áp dụng từ thị trường này sang thị trường khác. Nhưng xét về tốc độ tiến bộ ở mỗi nước này, rất đáng dành thời gian để tìm hiểu xem họ đã làm được điều đó bằng cách nào, và nước Mỹ vẫn còn thiếu sót ở đâu.

(Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

Câu khẩu hiệu “muốn nghèo là điều xa xỉ” vẫn tiếp tục là sự thật ở Mỹ. Trong khi những khách hàng giàu có bị cám dỗ bởi những tổ chức tài chính với những lời đề nghị tham gia hấp dẫn và miễn phí kèm theo thời gian chơi golf, những người ở dưới đáy kim tự tháp phải trả tiền cho mọi dịch vụ cơ bản, bao gồm phí giao dịch viên, in sao kê bằng giấy và phí duy trì tài khoản hàng tháng.

Với nhiều người, việc không có khả năng tiếp cận một chi nhánh ngân hàng thực tế – các chi nhánh ngân hàng chỉ tập trung ở các vùng đô thị – cũng có nghĩa là họ chẳng thể tiếp cận với bất kỳ dịch vụ ngân hàng nào.

Kết quả là, “khoảng 6,5% số hộ gia đình ở Mỹ không có tài khoản tại ngân hàng, trong khi 18,7% “không sử dụng ngân hàng” – họ có tài khoản, nhưng cũng dùng cả chi phiếu hoặc các khoản vay nóng. Nhìn chung, hơn 60 triệu người trưởng thành ở Mỹ không có tài khoản ngân hàng hoặc “không sử dụng ngân hàng.”

“Khoảng 6,5% số hộ gia đình ở Mỹ không có tài khoản tại ngân hàng, trong khi 18.7% “không sử dụng ngân hàng”

Không nhất thiết phải như vậy. Lấy ví dụ tại Kenya: 82% dân số ở đây có tài khoản tài chính – tỷ lệ cao nhất ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara – và cao gần gấp đôi so với năm 2011 theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Kenya có thể bứt phá như vậy trong khi Mỹ vẫn dậm chân tại chỗ chủ yếu vẫn là nhờ hệ thống ví di động M-Pesa. Sáng chế công nghệ thấp này – có thể sử dụng được trên cả điện thoại di động thông thường thay vì chỉ trên điện thoại thông minh – đã đặt chân đến Kenya rất lâu trước khi Venmo trở thành cơn sốt mới của những người thuộc thế hệ Thiên niên kỷ.

Ra mắt năm 2007 bởi nhà khai thác mạng di động Safaricom, M-Pesa cho phép người dùng thanh toán mọi thứ, từ các hóa đơn dịch vụ tiện ích tới đồ ăn tại các hàng quán ven đường. Hệ thống này rất đơn giản: Người dùng cất tiền trong ví điện tử trên điện thoại của họ và dùng ví này để trả tiền cho các dịch vụ bằng cách gửi tiền ngay qua tin nhắn tới người dùng khác với mức phí rất thấp hoặc thậm chí là miễn phí.

Bị những lợi ích của dịch vụ này thuyết phục, người dân Kenya đã đổ xô đi cài đặt ứng dụng này. Không chỉ gần như tất cả những người có tài khoản tài chính sử dụng nền tảng M-Pesa, hàng triệu người trước đây chưa từng có tài khoản tài chính cũng đã sử dụng hệ thống ví điện tử này. Theo số liệu năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, thực tế có tới 73% người dân Kenya sử dụng tài khoản tiền trên di động.

Sự phát triển tương tự cũng diễn ra ở Việt Nam. Sau nhiều thập kỷ chìm trong chiến tranh và các chính sách kinh tế thất bại khiến Việt Nam trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới, đất nước này đã trở thành một “Trung Quốc thu nhỏ” về mặt kinh tế trong 10 năm qua với sự chiếm lĩnh của cuộc cách mạng di động. Điện thoại thông minh và cước sử dụng tương đối rẻ, giúp hàng triệu người Việt Nam tiếp cận với thế giới trực tuyến.

Những kết quả thu được cũng ở tốc độ nhanh như chớp. Theo Ngân hàng Thế giới, tới năm 2014, cứ ba người ở Việt Nam thì có một người có tài khoản ngân hàng chính thức. Con số này chỉ bằng khoảng một nửa so với tỷ lệ trung bình trên toàn cầu. Nhưng khi ví điện tử nổi lên như một lựa chọn thay thế, ngày càng có nhiều người tiếp cận được với hệ thống tài chính.

MoMo, một dịch vụ thanh toán trực tuyến ở Việt Nam, hiện đã có 5 triệu người dùng. Và chỉ mới trong tháng vừa qua, Grab – Uber Đông Nam Á – đã ra mắt giải pháp thanh toán qua di động GrabPay, dự kiến sẽ đưa thêm hàng triệu người nữa vào hệ thống tài chính.

Tới năm 2014, cứ ba người ở Việt Nam thì có một người có tài khoản ngân hàng chính thức.

Các sáng kiến như vậy cũng tồn tại ở Mỹ. Hiện nay có rất nhiều người sử dụng PayPal, Venmo, Zelle hoặc một số ứng dụng ngân hàng di động khác. Và một báo cáo gần đây của Bộ Tài chính về công nghệ tài chính đã nhấn mạnh rằng trong 7 năm qua, hơn 3.330 công ty “công nghệ tài chính” (fintech) mới đã được thành lập. Các công ty này cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính, bao gồm các khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ vốn trước đây luôn gặp khó khăn trong việc đi vay, thanh toán điện tử và đầu tư.

Tuy nhiên, việc áp dụng các sáng kiến tài chính một cách nhanh chóng và ở quy mô lớn tại Mỹ vẫn còn là một thách thức. Trong khi các thị trường mới nổi như Việt Nam nhìn chung vẫn tụt hậu khi xét về khía cạnh tài chính toàn diện, nhưng họ lại thường ở vị trí có lợi thế để đột phá do không phải chịu gánh nặng của những lề thói lỗi thời và cơ sở hạ tầng như tại các nước phát triển.

Lấy ví dụ, không người tiêu dùng nào ở Kenya mơ về việc viết một tờ séc. Thế nhưng ở Mỹ, séc bằng giấy vẫn là một bộ phận phiền toái, nhưng được chấp nhận trong đời sống tài chính.

Vậy nước Mỹ cần phải làm gì?

Đầu tiên, cần mở rộng phạm vi phủ sóng di động ở vùng nông thôn Hoa Kỳ. Ủy ban Truyền thông Liên bang ước tính có 30% người dân sống ở vùng nông thôn Hoa Kỳ thiếu tiếp cận với internet băng thông rộng. Rất nhiều trong xấp xỉ 15 triệu người Mỹ vẫn không được tiếp xúc với Internet băng thông rộng cũng như các dịch vụ tài chính cơ bản nếu chính phủ và các nhà khai thác mạng di động không hành động.

Trong thập niên 1930 và 1940, chính phủ liên bang đã thành lập một hệ thống tài trợ và cho vay để bảo đảm toàn dân được tiếp cận với điện và dịch vụ điện thoại. Các doanh nghiệp và các khách hàng ở thành thị chịu phí cao hơn một chút để trợ cấp cho việc mở rộng kết nối ở nông thôn. Cách tiếp cận tương tự có thể có ích với việc mở rộng tiếp cận băng thông rộng ngày nay.

(Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

Thứ hai, nâng cao hiểu biết về tài chính. Những nỗ lực giáo dục học sinh trung học về các kỹ năng tài chính cơ bản vẫn đang được thực hiện trong vài năm qua. Những nỗ lực này chủ yếu tập trung vào các cộng đồng có thu nhập thấp, và có xu hướng thu được kết quả tốt.

Nhưng số người thiếu kiến thức về tài chính ở Mỹ lớn hơn nhiều so với học sinh trung học. Việc đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn đòi hỏi sự ôn lại các bài học một cách thường xuyên. Ví dụ, môi trường lãi suất thấp trong thập kỷ vừa qua về cơ bản đã định hình lại cách mà người lao động nên tiếp cận với tiết kiệm hưu trí. Vay mượn quá nhiều cũng tiếp tục tạo ra những thách thức đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở Mỹ.

Số người thiếu kiến thức về tài chính ở Mỹ lớn hơn nhiều so với học sinh trung học.

Thứ ba, cập nhật các quy tắc và quy định từ các nhà hoạch định chính sách và ngân hàng trung ương để khuyến khích thay vì ức chế sự đổi mới. Một sự chắp vá của các cơ quan quản lý nhà nước và sự không chắc chắn ở mức cao về phương hướng quy định trong tương lai khiến các công ty công nghệ tài chính gặp khó khăn trong việc tổ chức quy mô kinh doanh và khiến các nhà đầu tư đang tìm cách rót vốn cho họ hay các ngân hàng truyền thống đang cân nhắc hợp tác với họ phải đau đầu.

Trong khi Hoa Kỳ vẫn là nhà của một số tên tuổi lớn nhất trong ngành, nhiều doanh nghiệp tỷ đô đang xuất hiện ở những vùng địa lý khác, cụ thể là tại các hệ sinh thái thân thiện với sự đổi mới ở châu Á. Một cách giải quyết nhanh chóng mà các nhà quản lý nên cân nhắc là: Giới thiệu những “hộp cát,” tức là những lĩnh vực mà quy định cho phép việc thử nghiệm có trách nhiệm. Chúng sẽ cho phép các nhà cung cấp thử nghiệm các giải pháp mới ở quy mô hạn chế trước khi giới thiệu chúng cho các nhóm khách hàng lớn hơn.

Nếu chính phủ và khu vực tư nhân hành động trong lĩnh vực này và trên các mặt trận khác, tài chính toàn diện một ngày nào đó sẽ là điều có thể ở Mỹ. Nhiều người Mỹ có thể chưa từng nghĩ rằng họ có thể đạt được điều đó bằng cách học hỏi từ Kenya và Việt Nam. Nhưng đó có lẽ chính xác là những gì nước Mỹ cần làm.

(Kai Keller là người lãnh đạo dự án ổn định tài chính, đổi mới và tăng trưởng kinh tế của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Peter Vanham là cây bút chính của Diễn dàn Kinh tế Thế giới. Các ý kiến được trình bày trong bài viết này là ý kiến riêng của họ).

(Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)