Nước Anh đã “sống chung với COVID-19” như thế nào

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc. Thật buồn khi chúng ta phải thừa nhận rằng, sẽ còn nhiều người tử vong do COVID. Nhưng nếu chúng ta không mở cửa trở lại vào mùa Hè, thì đến bao giờ chúng ta mới có thể trở lại trạng thái bình thường?” – Thủ tướng Anh Boris Johnson

“Chúng ta phải học cách sống chung với dịch” – Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói vậy trước khi đưa ra quyết định dỡ bỏ hầu hết các hạn chế vào ngày 19/7 vừa qua, ngày mà người dân Anh gọi là “ngày giải phóng” (freedom day).

Các doanh nghiệp đang đóng cửa được phép mở cửa trở lại, các sân bóng được đón khán giả vào sân, những lễ hội âm nhạc đông người ngoài trời được tổ chức rầm rộ, và việc áp dụng giãn cách xã hội và đeo khẩu trang để kiểm soát sự lây lan của virus không còn là quy định bắt buộc.

Từ chỗ là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất do COVID-19, Anh giờ được coi là hình mẫu để nhiều nước noi theo nhằm hướng tới một cuộc sống bình thường mới. Có người mô tả đó là chiến thắng, nhưng cũng có quan điểm cho rằng nước Anh đã “đầu hàng trước COVID-19” như bình luận của tờ Financial Times.

Chỉ mở cửa khi đã phủ vaccine

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc. Thật buồn khi chúng ta phải thừa nhận rằng, sẽ còn nhiều người tử vong do COVID. Nhưng nếu chúng ta không mở cửa trở lại vào mùa Hè, thì đến bao giờ chúng ta mới có thể trở lại trạng thái bình thường?” – ông Johnson phát biểu.

Trước thời điểm mở cửa, Anh là nước có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ hai ở châu Âu chỉ sau Nga, với 128.000 người chết. Số ca nhiễm mới cũng vẫn tiếp tục tăng nhanh khi biến thể Delta tràn tới châu Âu, với 25.000 ca mới mỗi ngày trước thời điểm “ngày giải phóng”. Song số tử vong đã giảm mạnh, có lúc giảm xuống còn dưới 20 ca/ngày. Bởi điều quan trọng là nước Anh đi đi tiên phong trong việc phủ vaccine cho người dân.

Trước thời điểm mở cửa, Anh là nước có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ 2 ở châu Âu sau Nga, với 128.000 người chết.

Các quan chức y tế cho biết chương trình tiêm chủng đã làm giảm số ca nhiễm mới và tử vong. Thời điểm tháng 7/2021, 86% số người trưởng thành ở Anh đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và 64% số họ đã tiêm đủ 2 liều. Theo kế hoạch của chính phủ, tới giữa tháng 9/2021, mọi người dân Anh từ 18 tuổi trở lên đều đã được bảo vệ nhờ các loại vaccine (chủ yếu là AstraZeneca).

Trước đó, theo AP, chính phủ Anh đã duy trì một trong những lệnh phong tỏa dài nhất thế giới, cũng đã từng trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại để có thêm thời gian phủ vaccine trong bối cảnh biến chủng Delta lây lan nhanh. Việc mở cửa cũng được thực hiện theo lộ trình, ở lãnh thổ Anh là chủ yếu, trong khi Scotland, Wales và Bắc Ireland có lộ trình riêng.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đeo khẩu trang khi rời nhiệm sở (Nguồn: Reuters)

Theo tờ The Conversation, việc dỡ bỏ các hạn chế là một quyết định mang tính chính trị, đã được cân nhắc dựa trên lợi ích cạnh tranh, mà các quan ngại về sức khỏe cộng đồng chỉ là một trong số đó. Lý do là các lệnh phong tỏa đã làm gián đoạn việc học, đứt gãy sản xuất, ảnh hưởng tới chăm sóc sức khỏe và hoạt động xã hội. Sự chậm trễ trong tiếp cận điều trị tại bệnh viện, tác động tâm lý khi phải ở nhà quá lâu cùng tình trạng thất nghiệp đều cần được tính đến.

Thời điểm mở cửa cũng được cân nhắc bởi khi đó là mùa Hè, học sinh không phải đến trường. Việc dỡ bỏ hạn chế sẽ khiến ca nhiễm tăng nhanh, thậm chí có thể lên tới 100.000 ca/ngày. Nhưng theo các nhà dịch tễ, nếu để kéo dài làn sóng dịch thứ ba sang mùa Thu, thay vì đạt đỉnh dịch vào mùa Hè, thì sẽ làm tăng nguy cơ về đỉnh dịch nghiêm trọng hơn vào thời điểm cuối năm, khi thời tiết lạnh hợn kéo theo những trận cúm mùa trở lại.

Lệnh phong tỏa đã làm gián đoạn việc học, đứt gãy sản xuất, ảnh hưởng tới chăm sóc sức khỏe và hoạt động xã hội.

The Conversation

Do đó, việc dỡ bỏ các hạn chế muộn hơn có thể làm tăng áp lực lên Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tại thời điểm cơ quan này cũng phải gồng mình với áp lực điều trị thường thấy vào mùa Đông. “Xét rằng số ca nhiễm tăng lên là không thể tránh khỏi khi các lệnh hạn chế cuối cùng được dỡ bỏ, việc mở cửa trở lại ngay bây giờ là có logic,” tờ The Conversation kết luận. “Bây giờ không phải thời điểm tốt nhất để dỡ bỏ các hạn chế, mà là thời điểm ít tồi tệ nhất để mở cửa.”

Hơn nữa, nhờ sự bảo vệ của chiến dịch tiêm vaccine, người được tiêm đủ liều sẽ giảm được 90% khả năng biến chứng nặng. Dĩ nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo người dân cần tuân thủ việc đeo khẩu trang cũng như một số biện pháp an toàn khác. Nhà tâm lý học Stephen Reicher, thành viên ủy ban cố vấn khoa học của chính phủ, nói rằng các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của chính phủ cần được duy trì.

Và như thế, lần đầu tiên sau 16 tháng, người dân Anh lại được bước vào hộp đêm gọi rượu ở quầy bar. Họ cũng không phải quét mã QR khi đi vào nhà hàng, rạp phim như ở các nước EU.

Người dân Anh ăn mừng “ngày từ do” 19/7 khi mọi hạn chế được dỡ bỏ (Nguồn: Sky News)

Lợi ích kinh tế lớn hơn sức khỏe cộng đồng?

Nhưng bất chấp những cân nhắc thiệt hơn như thế, kế hoạch “giải phỏng” của chính phủ Anh vẫn bị cả phe đối lập lẫn giới khoa học phản đối. Lãnh đạo Công đảng, Keir Starmer, nói rằng chính phủ đã hành động “liều lĩnh”.

Ông nói: “Một cách tiếp cận cân bằng, một kế hoạch phù hợp, có nghĩa là giữ được các biện pháp bảo vệ quan trọng như đeo khẩu trang ở nơi tập trung và phương tiện giao thông công cộng.” Nhưng trên thực tế, sau “ngày giải phóng,” rất nhiều người dân Anh đã phớt lờ những quy định này. Nhiều nhà lập pháp coi hành động của chính phủ Anh là coi lợi kích kinh tế lớn hơn sức khỏe cộng đồng!

Hơn 100 bác sĩ và nhà khoa học đã ký tên vào một bức thư gửi chính phủ, đăng trên tạp chí y khoa uy tín Lancet, phê phán quyết định của chính phủ Anh là “nguy hiểm và là thí nghiệm vô đạo đức.”

Trong tuần đầu tiên của tháng Chín (từ 3-9/9), nước Anh đã ghi nhận 921 ca tử vong do COVID-19, tăng 144% so với tuần trước đó.

Nguồn: coronavirus.data.gov.uk

Richard Tedder, nhà vi trùng học tại Đại học Hoàng gia London nói “việc dỡ bỏ hạn chế khi dịch bệnh vẫn lây lan mạnh có thể dẫn đến tình trạng kháng vaccine” và “chúng ta dường như đang đùa với lửa.”

Một số ý kiến chỉ trích nhẹ nhàng hơn thì nói, việc mở cửa lại hoàn toàn có thể khiến công chúng có ấn tượng sai lầm rằng các rủi ro đi kèm với việc bị lây nhiễm hiện là con số 0. Theo The Conversation, căn bệnh này có thể để lại những hậu quả lâu dài về sức khỏe. Nhiều người có thể bị mắc COVID kéo dài, một hội chứng vẫn chưa được hiểu rõ và do đó còn ít các dịch vụ y tế để hỗ trợ.

Số liệu về COVID-19 tại Vương quốc Anh ngày 10/9 (Nguồn: data.gov.uk)

“Nếu một biến thể mới đáng lo ngại xuất hiện và lây lan nhanh chóng, nhất là một biến thể có khả năng trốn tránh sự bảo vệ của vaccine hoặc gây ra bệnh nặng hơn, thì chính phủ có thể phải xem xét áp dụng lại một số biện pháp y tế công cộng. Những biện pháp này có thể bao gồm cả phong tỏa trở lại!,” báo này viết.

Tờ Financial Times thì cảnh báo: “Sự lây nhiễm hàng loạt có nguy cơ tràn ngập các bệnh viện, suy giảm lực lượng lao động, làm bệnh tật ở trẻ và yếu, và tạo ra các biến thể kháng vaccine – tất cả đều có thể dẫn đến tình trạng bị khóa chặt hơn nữa và cuối cùng là ít tự do hơn.”

Học sinh tại Anh đến trường lo nỗi lo của các phụ huynh (Nguồn: Guardian)

Tờ này cũng đề nghị chính phủ nên chịu trách nhiệm và đề ra các quy tắc, thay vì khuyến cáo chung chung kiểu “người dân nên thận trọng.” Financial Times cũng cho rằng nên có những hạn chế giống như như Hà Lan và Israel đã làm. Đây là những nước cũng tiến tới mục tiêu “sống chung” như nước Anh song đều đã “hạn chế tốc độ và thắt dây an toàn.”

“Nếu đại dịch đã dạy chúng ta bài học gì, thì đó là cần phải linh hoạt và hành động nhanh chóng trước loại virus đang tiến hóa này,” The Conversation bình luận. “Có khả năng là virus sẽ sớm trở nên đặc hữu và tồn tại lâu dài. Nó có thể sẽ đi theo con đường tương tự như những người anh em họ hàng của mình – những chủng virus corona khác ở người, luân chuyển liên tục và gây ra cảm lạnh thông thường hàng năm. Nếu như vậy, chúng ta chấp nhận rủi ro rằng hàng năm, một số người sẽ nhiễm bệnh và một số sẽ tử vong, như những gì đang xảy ra với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.”

“Sự lây nhiễm hàng loạt có nguy cơ tràn ngập các bệnh viện, suy giảm lực lượng lao động, làm bệnh tật ở trẻ và yếu, và tạo ra các biến thể kháng vaccine – tất cả đều có thể dẫn đến tình trạng bị khóa chặt hơn nữa và cuối cùng là ít tự do hơn.”

Financial Times

Tờ này cũng đánh giá khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng khi chưa có vaccine dành cho trẻ em. Bởi “những đứa trẻ chưa có miễn dịch có thể trở thành bể chứa cho virus, và những đợt bùng phát dịch ở trẻ em có thể xảy ra đột ngột và gây nhiều tác hại.”

“Không dễ để cân bằng giữa tác hại và lợi ích của việc dỡ bỏ hạn chế sớm. Sẽ luôn có những sự đánh đổi,” tờ The Conversation kết luận.

So sánh hệ số lây nhiễm giữa chủng Covid-19 thường với các chủng Delta và cúm Tây Ban Nha

Thế giới đã có cơ hội để hành động ngay từ khi đại dịch mới bắt đầu bùng phát và tình hình có thể đã không tồi tệ như hiện nay nếu cơ hội đó không bị bỏ lỡ.

trưởng nhóm kỹ thuật của WHO, Maria Van Kerkhove nói tại buổi họp báo ngày 7/9

Độ bao phủ vaccine ở Việt Nam còn thấp, nền kinh tế, y tế còn yếu, nếu áp dụng sống chung với COVID-19 như kiểu Âu, Mỹ là tự sát. Bi kịch ở TP.HCM không nên lặp lại.

Giáo sư Nguyễn Thanh liêm, nguyên giám đốc bệnh viện nhi nói trên báo quốc tế ngày 6/9

Mấu chốt của phòng chống dịch là phát hiệm sớm và cách ly các ca nhiễm. Phải thực hiện 4 sớm: phát hiện sớm, báo cáo sớm, cách ly sớm và điều trị sớm.

Viện sĩ lý lan quyên, thành viên tổ chuyên gia cao cấp ủy ban y tế quốc gia trung quốc
Mai Nguyễn

Tổng hợp từ AP, Guardian, The Conversation, Financial Times