Chủ tịch Hồ Chí Minh

img7944-1557907034-11.jpg

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành rất nhiều tình cảm, sự quan tâm sâu sắc cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng. Người luôn có niềm tin mãnh liệt rằng thế hệ trẻ chính là lực lượng hùng hậu để bảo vệ và xây dựng đất nước.

50 năm sau ngày Bác mất, các cháu thiếu niên, nhi đồng ngày nay liệu có nhớ lời Bác dạy và có vận dụng được những điều đó vào cuộc sống cũng như học tập của mình? Trong chương trình dạy học lịch sử, những kiến thức và thông tin về Bác được lồng ghép ra sao trong chương trình chính và các hạt động ngoại khóa?

Phóng viên Báo điện tử Vietnamplus đã có cuộc phỏng vấn nhanh các em nhỏ và giáo viên dạy lịch sử về vấn đề này.

Bác Hồ sống mãi trong trái tim thế hệ trẻ

Trong chương trình giáo dục theo chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay từ cấp học mầm non các em nhỏ đã bắt đầu được làm quen với Bác Hồ bằng những hình ảnh và câu chuyện giản dị về Bác. Các kiến thức về Bác tiếp tục được mở rộng và nâng cao ở chương trình học lớp 5 của bậc Tiểu học, lớp 8-9 của chương trình lịch sử Trung học Cơ sở… Vì thế, đa số các em được hỏi đều khẳng định có biết Bác Hồ, nhớ được 5 điều Bác Hồ dạy và nhiều hơn thế nữa.

Nguyễn Phương Linh, học sinh lớp 9, quận Ba Đình, Hà Nội.
Nguyễn Phương Linh, học sinh lớp 9, quận Ba Đình, Hà Nội.

“Em nhớ được 5 điều Bác Hồ dạy và cũng nhiều lần áp dụng được vào cuộc sống của mình. Ví dụ như, thật thà trong thi cử, làm bài được đến đâu thì tự làm; với dũng cảm em chưa có cơ hội thể hiện vì cũng chưa có gì đáng sợ xảy đến với em. Tuy em học không giỏi lắm nhưng em đặt mục tiêu khá cao nên đôi khi vẫn bị suy nghĩ nhiều. Em giữ gìn vệ sinh tốt nhưng lao động thì tự nhận thấy chưa được tốt,” Khánh Nguyên (14 tuổi, nhà ở đường Hồng Hà, Hà Nội) thật thà nói.

Trong khi đó, Nguyễn Phương Linh (ở quận Ba Đình, Hà Nội) lại nhớ: “Bác luôn muốn chúng em phải học tập chăm chỉ, giống như câu Bác thường nói: ‘Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.’ Những lời Bác dạy đã luôn giúp em có những quyết định và lựa chọn hành động cũng như suy nghĩ đúng đắn nhất, đặc biệt luôn giữ mình khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.”

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn thứ tư được chọn thi đầu vào lớp 10 năm nay sẽ là Lịch sử. Ngày 8/5 vừa qua, học sinh khối 9 trường Trung học Cơ sở Nguyễn Tri Phương cũng vừa trải qua kỳ thi thử môn học này.

Các em học sinh Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Tri Phương hào hứng tham gia buổi học ngoại khóa về Bác Hồ.
Các em học sinh Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Tri Phương hào hứng tham gia buổi học ngoại khóa về Bác Hồ.

Gặp Vũ Việt Anh, lớp 9a3 Nguyễn Tri Phương ngay khi em vừa kết thúc buổi thi với 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử, Việt Anh bảo cậu làm được gần hết.

Chàng trai có vóc dáng cao gầy với đôi mắt sáng ấy cho hay: “Theo em biết, sinh thời Bác Hồ rất quan tâm tới thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam. Bởi Bác quan điểm tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước. Đơn giản như 5 điều Bác Hồ dạy thôi, một là ‘Yêu Tổ quốc yêu đồng bào,’ tình yêu đơn giản nhất mà mỗi con người có được chính là tình yêu với Tổ quốc, với đồng bào. Hai là ‘học tập tốt, lao động tốt,’ tất nhiên rồi nhiệm vụ của học sinh là cố gắng học ở trường, vượt qua các bài thi. Những điều khác cũng quan trọng mà chúng em phải phát huy như giữ gìn vệ sinh thật tốt để bảo vệ sức khỏe, như Bác Hồ nói có sức khỏe mới xây dựng được đất nước: ‘tự tôi, ngày nào tôi cũng tập’.”

Việt Anh còn nhớ Bác dạy: ‘cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.’ Cậu cho rằng, đây đều là những đức tính, phẩm chất mà mỗi người cần tự phải rèn luyện và noi theo phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài 5 điều Bác Hồ dạy, Việt Anh còn nhớ Bác dạy phải ‘cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.’ Tuy đây là lời dạy của Bác với cán bộ nhưng Việt Anh cho rằng nó lại có giá trị với mọi người dân. Bởi đây đều là những đức tính, phẩm chất mà mỗi người cần tự phải rèn luyện và noi theo phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Là một người hâm mộ và yêu mến Bác Hồ nên hằng ngày em vẫn luôn cố gắng học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, như buổi sáng dậy sớm một chút tập thể dục để bảo vệ sức khỏe, vì có khỏe sau mới xây dựng được đất nước; cố gắng học tập vì học tập là con đường duy nhất đi đến thành công, trở thành người có ích cho xã hội và đất nước,” Việt Anh khẳng định.

Cô Vũ Mỹ Lệ chia sẻ việc học kiến thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà trường các cách học lịch sử hiện nay.

Những tiết học sống động về Bác Hồ

Ngay từ cấp học mầm non, tiểu học, các bé đã cùng cô học và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, nghe cô kể và trò chuyện về tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. Đến cấp trung học cơ sở, các em sẽ được học và tìm hiểu kỹ hơn về con người, chặng đường hoạt động cách mạng của Bác, đặc biệt trong chương trình học lớp 8, lớp 9.

Đánh giá những nội dung thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình sách giáo khoa, cô Vũ Mỹ Lệ (giáo viên dạy sử tại quận Thanh Xuân) cho rằng: “Nếu chỉ tìm hiểu như nội dung trong sách giáo khoa thì thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ rất khô khan, thiếu những hình ảnh sinh động nên nhà trường và các thầy cô đều chủ động có nhiều biện pháp để giúp các con cảm thấy gần gũi với nhân vật lịch sử này hơn.”

Làm sao để các em có thể kéo dài hứng thú trong cả tiết học, với các thầy cô thực sự là “bài toán” mà họ cần phải dành nhiều tâm huyết và đầu tư nghiêm túc, công phu cho bài giảng của mình.

“Ví dụ như, nhà trường sẽ kết hợp với bên đoàn, đội có nhiều chủ điểm sinh hoạt theo tháng hoặc theo tuần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh hoạt theo chủ điểm sức khỏe thì các cô sẽ đưa tấm gương Bác Hồ rèn luyện thân thể để các con noi gương, nghỉ giữa giờ ở trường sẽ có bài tập vận động để hưởng ứng tinh thần tập luyện của Bác.”

Qua mỗi tiết học lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh, cô Mỹ Lệ và các đồng nghiệp đều nhận thấy tình cảm yêu mến của các em học sinh dành cho Bác Hồ, sự hào hứng trong thái độc học tập khi được tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp vị cha già kính yêu của dân tộc.

Đội viên thiếu niên trường Trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc mừng sinh nhật Bác Hồ (19/5/1956). (Ảnh tư tiệu TTXVN) 
Đội viên thiếu niên trường Trung học Trưng Vương (Hà Nội) đến chúc mừng sinh nhật Bác Hồ (19/5/1956). (Ảnh tư tiệu TTXVN) 

Thế nhưng làm sao để các em có thể kéo dài hứng thú trong cả tiết học thì với các thầy cô thực sự là một “bài toán” mà họ cần phải dành nhiều tâm huyết và đầu tư nghiêm túc, công phu cho bài giảng của mình.

“Chúng tôi sẽ giao phần bài tập về nhà cho các con chuẩn bị trước. Chẳng hạn như quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác cho từng giai đoạn sẽ giao bài tập cụ thể để các con có hướng làm bài. Tùy theo năng lực, sở thích mà các con có thể vẽ tranh mô tả các hoạt động của Bác hoặc sưu tập những hình ảnh về Bác trong cả giai đoạn đó; hoặc các con cũng có thể làm các clip vì trên mạng có rất nhiều tư liệu… Sự chuẩn bị đó sẽ giúp các con thuyết trình, nhận xét, trao đổi hiệu quả; dưới sự dẫn dắt của thầy cô các con sẽ tiếp cận được với nhân vật tốt hơn, từ đó phát triển tình cảm, yêu thương cũng như cảm thấy trân trọng, biết ơn về những việc làm của Bác đối với dân tộc,” cô Mỹ Lệ chia sẻ.

Để các tiết học lịch sử trở nên hấp dẫn, nhiều thầy cô cho biết thường phải khai thác thêm các thước phim tư liệu, chuẩn bị giáo cụ trực quan cho các bài giảng và cho các em học sinh tự sưu tầm tư liệu trước mỗi tiết học. Không chỉ được học tập trong khuôn khổ nhà trường, khi tiếp cận tấm gương Hồ Chủ tịch, các em học sinh còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, trong đó lồng ghét sinh động các kiến thức về Bác.

Không chỉ được học tập trong khuôn khổ nhà trường, khi tiếp cận tấm gương Hồ Chủ tịch, các em học sinh còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, trong đó lồng ghét sinh động các kiến thức về Bác.

“Nhìn chung phần học về chiến sỹ cộng sản Nguyễn Ái Quốc luôn hấp dẫn các em học sinh hơn là những phần về chủ trương chính sách, đường lối ở các chiến dịch. Học lịch sử về Bác luôn là chủ đề hay trong lịch sử Việt Nam. Trong phần học này, chúng tôi cho các em đến Bảo tàng Hồ Chí Minh tìm hiểu câu chuyện lịch sử trực tiếp qua những hiện vật, hoặc tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông… Những kênh thông tin này sẽ khơi gợi trí tò mò và tác động đến đam mê tìm hiểu lịch sử của các em, giúp các em hiểu bài, nắm bài kỹ hơn,” cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên sử trường Trung học Cơ sở Nguyễn Tri Phương cho hay.

Theo cô Lan Anh, muốn tiết học lịch sử trở nên hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của học sinh cần cho các em đi thực địa. Nhưng trong thực tế, do kinh phí giáo dục hạn chế nên nhà trường cũng chưa làm được nhiều, các em mới chỉ được đến thăm quan các khu di tích, bảo tàng về Bác trên địa bàn Hà Nội./.

Cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên sử trường Trung học Cơ sở Nguyễn Tri Phương chia sẻ việc giáo dục lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà trường.