Thông điệp về một thế giới hòa bình, yêu thương

Toàn cảnh quần thể chùa Tam Chúc – nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Chùa Tam Chúc được xây dựng ở Ba Sao (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) – mảnh đất sơn thuỷ hữu tình được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn.” Quần thể chùa có quy mô đặc biệt rộng lớn và là nơi diễn ra đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak tháng 5/2019.

Quần thể chùa Tam Chúc đang được xây dựng trên mảnh đất thuộc huyện Kim Bảng (Hà Nam), nơi có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, được ví như “Vịnh Hà Long trên cạn”.
Quần thể chùa Tam Chúc đang được xây dựng trên mảnh đất thuộc huyện Kim Bảng (Hà Nam), nơi có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, được ví như “Vịnh Hà Long trên cạn”.
Cổng Tam Quan đi vào chùa Tam Chúc.
Cổng Tam Quan đi vào chùa Tam Chúc.

Theo truyền thuyết, ngày xưa có 7 vì sao sáng sa xuống vùng Tam Chúc chính là 7 nàng tiên của nhà trời xuống trần thế ngao du. Khi thấy cảnh Tam Chúc “sơn thủy, hữu tình”, “tả thanh long, hữu bạch hổ” thì các nàng tiên quên đường về. Nhà trời đã sáu lần mang binh khí (chuông) xuống để gọi các nàng về nhưng lần nào cũng vô ích.

Sự tích “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh” bắt nguồn từ đó. Tiền lục nhạc nghĩa là mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ được ví là 6 quả chuông của nhà trời. Hậu thất tinh có nghĩa là phía sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về ban đêm. Ngày nay, vào những đêm trăng rằm, ánh sáng lung linh từ trên đỉnh núi rọi xuống làm bừng sáng cả một vùng trời Tam Chúc rộng lớn.

Quần thể chùa có diện tích khoảng 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, núi đá, rừng tự nhiên,...
Quần thể chùa có diện tích khoảng 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, núi đá, rừng tự nhiên,…
Dấu tích chùa Tam Chúc có niên đại đã trên 1.000 năm, sau đó được xây dựng lại với quy mô cực lớn.
Dấu tích chùa Tam Chúc có niên đại đã trên 1.000 năm, sau đó được xây dựng lại với quy mô cực lớn.
Đường dẫn vào Tam Chúc được trang hoàng rực rỡ trong ngày Vesak 2019.
Đường dẫn vào Tam Chúc được trang hoàng rực rỡ trong ngày Vesak 2019.
Chùa có vị trí rất đẹp, bao quanh là núi ở giữa là hồ nước lớn. 
Chùa có vị trí rất đẹp, bao quanh là núi ở giữa là hồ nước lớn. 
Để tham quan hết quần thể chùa Tam Chúc, du khách sẽ phải mất cả ngày di chuyển bằng xe điện hoặc đi bộ. 
Để tham quan hết quần thể chùa Tam Chúc, du khách sẽ phải mất cả ngày di chuyển bằng xe điện hoặc đi bộ. 
Khu tâm linh chùa Tam Chúc được quy hoạch diện tích 144 ha trên sườn núi phía Tây gồm các hạng mục: Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan kết hợp các tòa tháp (gồm 1 tháp cao 150 m; 2 tháp cao 100m bố trí đăng đối).
Khu tâm linh chùa Tam Chúc được quy hoạch diện tích 144 ha trên sườn núi phía Tây gồm các hạng mục: Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan kết hợp các tòa tháp (gồm 1 tháp cao 150 m; 2 tháp cao 100m bố trí đăng đối).
Khu nhà hội nghị quốc tế nằm trong quần thể chùa Tam Chúc để tiếp đón các đoàn đại biểu trong ngày Đại lễ Phật đản. 
Khu nhà hội nghị quốc tế nằm trong quần thể chùa Tam Chúc để tiếp đón các đoàn đại biểu trong ngày Đại lễ Phật đản. 
Cờ của các quốc gia tham dự Vesak được treo lên suốt ngày Đại lễ Phật đản. 
Cờ của các quốc gia tham dự Vesak được treo lên suốt ngày Đại lễ Phật đản. 
Khu nhà hội nghị quốc tế có hình dáng tựa chiếc thuyền lớn trong lòng hồ nước.
Khu nhà hội nghị quốc tế có hình dáng tựa chiếc thuyền lớn trong lòng hồ nước.
Để chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản 2019, chùa Tam Chúc huy động khoảng hơn 2.000 người làm việc. 
Để chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản 2019, chùa Tam Chúc huy động khoảng hơn 2.000 người làm việc. 
Chùa Tam Chúc có mặt trước là hồ nước ngọt tự nhiên, nằm trong số những hồ nước tự nhiên rộng nhất Việt Nam. 
Chùa Tam Chúc có mặt trước là hồ nước ngọt tự nhiên, nằm trong số những hồ nước tự nhiên rộng nhất Việt Nam. 
Các mái chùa được thiết kế mang kiến trúc đình chùa Việt. 
Các mái chùa được thiết kế mang kiến trúc đình chùa Việt. 
Phật tử và du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh Tam Chúc với các chòm núi đá nổi lên (mang tên Lục Nhạc) như những ốc đảo giữa lòng hồ rộng lớn gắn với nhiều huyền tích xa xưa của vùng đất.
Phật tử và du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh Tam Chúc với các chòm núi đá nổi lên (mang tên Lục Nhạc) như những ốc đảo giữa lòng hồ rộng lớn gắn với nhiều huyền tích xa xưa của vùng đất.
Chùa Ngọc nằm trong quần thể rộng lớn của chùa Tam Chúc được thi công bởi các nghệ nhân Ấn Độ.
Chùa Ngọc nằm trong quần thể rộng lớn của chùa Tam Chúc được thi công bởi các nghệ nhân Ấn Độ.
Đứng trên cao, du khách có thể quan sát được tất cả quần thể rộng lớn lên đến 5.000 ha.
Đứng trên cao, du khách có thể quan sát được tất cả quần thể rộng lớn lên đến 5.000 ha.
Dự tính, quần thể chùa sẽ được hoàn thành vào năm 2048. Như vậy, thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.
Dự tính, quần thể chùa sẽ được hoàn thành vào năm 2048. Như vậy, thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.
  • 19-1557970755-12.jpg
  • 20-1557970760-93.jpg
  • 21-1557970767-34.jpg
  • 22-1557970775-59.jpg
Chùa Tam Chúc còn thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
Chùa Tam Chúc còn thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
Trong những ngày diễn ra Vesak 2019, hàng chục ngàn phật tử và du khách thập phương đã đến đây tham dự. 
Trong những ngày diễn ra Vesak 2019, hàng chục ngàn phật tử và du khách thập phương đã đến đây tham dự. 
Điện Tam Thế được thiết kế 3 tầng mái cong, mang kiến trúc đình chùa Việt  
Điện Tam Thế được thiết kế 3 tầng mái cong, mang kiến trúc đình chùa Việt  
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², đủ chỗ cho 5.000 Phật tử cùng hành lễ.
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², đủ chỗ cho 5.000 Phật tử cùng hành lễ.
Vesak 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc là cơ hội để truyền bá thông điệp từ bi, trí tuệ, hòa bình của đức Phật đồng thời là dịp quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế trong thời kỳ nước ta đẩy mạnh hội nhập, giao thương, hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực.   
Vesak 2019 được tổ chức tại chùa Tam Chúc là cơ hội để truyền bá thông điệp từ bi, trí tuệ, hòa bình của đức Phật đồng thời là dịp quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế trong thời kỳ nước ta đẩy mạnh hội nhập, giao thương, hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực.  

Đại lễ Vesak năm 2019 – nơi hội tụ của Phật giáo toàn cầu

Đại lễ Phật đản Vesak 2019, diễn ra từ ngày 10 đến ngày 14/5/2019 tại chùa Tam Chúc, Kim Bảng (Hà Nam). Đại lễ đã đón tiếp trên 20.000 người trong đó có 1.650 đại biểu đến từ hơn 112 quốc gia.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Phra Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Nepal K.P Sharma Oli… và hàng chục ngàn Phật tử đều đồng lòng và mong muốn xây dựng thế giới hòa bình, để góp phần giúp các quốc gia, dân tộc phát triển.

Sáng 12/5/2019, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 đã khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Hà Nam) với sự tham dự của hơn 1.650 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu... đến từ hơn 112 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sáng 12/5/2019, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 đã khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Hà Nam) với sự tham dự của hơn 1.650 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu… đến từ hơn 112 quốc gia và vùng lãnh thổ.
So những lần tổ chức trước, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần này tổ chức tại Việt Nam có số lượng các nguyên thủ quốc gia tham dự nhiều nhất. 
So những lần tổ chức trước, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần này tổ chức tại Việt Nam có số lượng các nguyên thủ quốc gia tham dự nhiều nhất. 
Các chư tăng, hòa thượng từ các quốc gia, lãnh thổ với đủ màu da, tiếng nói đã hội tụ về đây trong ngày hội lớn nhất năm.
Các chư tăng, hòa thượng từ các quốc gia, lãnh thổ với đủ màu da, tiếng nói đã hội tụ về đây trong ngày hội lớn nhất năm.
  • 31-1557994463-7.jpg
  • 32-1557994468-93.jpg
  • 33-1557994473-21.jpg
  • 34-1557994479-58.jpg
  • 35-1557994486-28.jpg

Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Ủy viên Hội đồng Trung ương Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho biết, Phật đản hay còn gọi là Vesak, là ngày kỷ niệm Phật Sĩ Đạt Đa sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 trước Công nguyên, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn). Ngày Phật đản hay lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia.

Với 2 lần tổ chức thành công Đại lễ trước đây, vào năm 2008 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội và 2014 tại chùa Bái Đính - Ninh Bình, mọi công tác đón tiếp khách, các hoạt động văn hóa, tâm linh bên cạnh cũng đã được thực hiện phong phú và đa dạng hơn. 
Với 2 lần tổ chức thành công Đại lễ trước đây, vào năm 2008 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội và 2014 tại chùa Bái Đính – Ninh Bình, mọi công tác đón tiếp khách, các hoạt động văn hóa, tâm linh bên cạnh cũng đã được thực hiện phong phú và đa dạng hơn. 
Nhiều lãnh đạo cấp cao các nước đến tham dự Vesak 2019 tại Việt Nam như: Phó Tổng thống Ấn Độ, Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc...
Nhiều lãnh đạo cấp cao các nước đến tham dự Vesak 2019 tại Việt Nam như: Phó Tổng thống Ấn Độ, Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi lễ tắm Phật truyền thống. Đại lễ Vesak còn có lễ cầu nguyện quốc thái dân an; hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới; triển lãm cổ vật phật giáo; diễu hành xe hoa…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi lễ tắm Phật truyền thống. Đại lễ Vesak còn có lễ cầu nguyện quốc thái dân an; hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới; triển lãm cổ vật phật giáo; diễu hành xe hoa…
Ban tổ chức đại lễ Vesak 2019 cũng đã nhận được hơn 500 bài tham luận của học giả quốc tế và Việt Nam, cùng làm rõ chủ đề của Vesak 2019 - Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Ban tổ chức đại lễ Vesak 2019 cũng đã nhận được hơn 500 bài tham luận của học giả quốc tế và Việt Nam, cùng làm rõ chủ đề của Vesak 2019 – Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Đại lễ Vesak 2019 có chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Bên cạnh đó, Đại lễ Vesak 2019 còn có 5 diễn đàn xoay quanh chủ đề: Sự lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững, cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, về giáo dục, về tiêu thụ có trách nhiệm, cuối cùng là Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0.
Đại lễ Vesak 2019 có chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. Bên cạnh đó, Đại lễ Vesak 2019 còn có 5 diễn đàn xoay quanh chủ đề: Sự lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững, cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, về giáo dục, về tiêu thụ có trách nhiệm, cuối cùng là Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0.
Gần 400 bài tham luận của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt đã được gửi đến hội thảo, được các học giả thảo luận sôi nổi tại các phiên, trong đó tập trung phân tích về giáo lý của Phật giáo, hướng con người tới hòa bình, tránh xa xung đột, cùng nhau hành động đi đến một xã hội tốt đẹp hơn, thế giới bền vững hơn.
Gần 400 bài tham luận của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt đã được gửi đến hội thảo, được các học giả thảo luận sôi nổi tại các phiên, trong đó tập trung phân tích về giáo lý của Phật giáo, hướng con người tới hòa bình, tránh xa xung đột, cùng nhau hành động đi đến một xã hội tốt đẹp hơn, thế giới bền vững hơn.

Các ý kiến tại hội thảo trong khuôn khổ Đại lễ đều cho rằng, điểm cốt lõi của chính niệm là con đường ngắn nhất đưa đến thành đạo. Để đạt được hòa bình bền vững, phải thực hành chính niệm từ bên trong bản thân, nâng cao khả năng thực hành chính niệm, kết hợp kỹ năng lãnh đạo với chính niệm… Hòa bình bền vững có thể được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo tài ba ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhà lãnh đạo phải thực sự có có trí tuệ, sống cuộc đời chính niệm và an lạc.

Sẽ không có hòa bình thực sự nếu như không có an tĩnh trong tâm hồn. Nếu như tâm thức của chúng ta đều an lạc và từ bi, xã hội và thế giới này sẽ tràn ngập bình an và nhân văn. Để nuôi dưỡng sự an lạc và trí tuệ, dường như hành thiền là một trong những cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Các đại biểu chụp ảnh tập thể trong ngày khai mạc Đại lễ Vesak 2019. 
Các đại biểu chụp ảnh tập thể trong ngày khai mạc Đại lễ Vesak 2019. 

Trong thông điệp gửi tới Đại lễ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi “Tất cả chúng ta, dù là Phật tử hay không Phật tử, hãy cùng suy nghiệm về cuộc đời đức Phật nhằm tiếp nhận nguồn cảm hứng từ những lời dạy minh triết của Ngài. Trong thời điểm gia tăng sự bất bình đẳng và thiếu độ lượng hiện nay, thông điệp của đức Phật về bất bạo động và phụng sự tha nhân trở nên thích ứng hơn bao giờ hết. Vào ngày đại lễ Vesak Liên hợp quốc, chúng ta hãy cùng làm mới sự cam kết về việc xây dựng thế giới hòa bình và chân giá trị cho tất cả mọi người trên hành tinh này.”

Cũng trong ngày đầu tiên, các đại biểu đã tổ chức lễ tắm phật, thả chim bồ câu... trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn Phật tử.
Cũng trong ngày đầu tiên, các đại biểu đã tổ chức lễ tắm phật, thả chim bồ câu… trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn Phật tử.
Nghi thức thả chim bồ câu cùng bóng bay biểu tượng của sự hoà bình, an lạc trên toàn thế giới.
Nghi thức thả chim bồ câu cùng bóng bay biểu tượng của sự hoà bình, an lạc trên toàn thế giới.

Đại lễ Vesak 2019 được tổ chức tiếp tục kết nối tinh thần Phật giáo, kết nối những người con Phật trên khắp năm châu, bằng thông điệp về tình yêu thương, sự sẻ chia và tuệ giác sáng suốt, hãy cùng nhất tâm hành động để xoa dịu những khổ đau của nhân sinh, mang lại hạnh phúc, hòa bình, an lạc cho tất cả mọi người trên thế giới.

Các tăng, ni thực hiện nghi thức lễ Tắm Phật tại điện Pháp Chủ, chùa Tam Chúc. 
Các tăng, ni thực hiện nghi thức lễ Tắm Phật tại điện Pháp Chủ, chùa Tam Chúc. 

Nguồn gốc của lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích Đức Phật đản sinh. Theo Phật sử, khi Phật đản sinh, trên trời có chín vị rồng tới phun hai dòng nước nóng và lạnh tắm rửa cho Ngài.

Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trỗi nhạc trời chúc mừng Thái tử. Về sau, lễ tắm Phật là một trong những nghi thức long trọng trong lễ hội kỷ niệm Phật đản.

Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức lễ Tắm Phật. Đến thời điểm tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. 
Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức lễ Tắm Phật. Đến thời điểm tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính đảnh lễ, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. 
Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.
Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.
Ngay trong tối 12/5, chương trình nghệ thuật quốc tế “Đại lộ di sản” chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 đã diễn ra. Chương trình bao gồm 2 phần: phần I với chủ đề “Việt Nam - Đất Phật ngàn năm” và phần II với chủ đề “Đại lộ di sản.”
Ngay trong tối 12/5, chương trình nghệ thuật quốc tế “Đại lộ di sản” chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 đã diễn ra. Chương trình bao gồm 2 phần: phần I với chủ đề “Việt Nam – Đất Phật ngàn năm” và phần II với chủ đề “Đại lộ di sản.”

Trong chương trình nghệ thuật quốc tế “Đại lộ di sản,” ở phần I, khán giả đã được xem những phóng sự về di sản tín ngưỡng Việt Nam và thưởng thức những màn trình diễn được dàn dựng công phu, hoành tráng, tái hiện sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam như: Việt Nam Phật giáo rạng ngời, Phật trong cõi nhân gian, Khai giác…

Phần II chương trình là những màn trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia như: Múa Nivarna (Ấn Độ), múa Nirtta Ranga (Srilanka), múa Ondel Ondel (Indonesia), tiết mục múa “Lục cúng hoa đăng” – điệu múa quan trọng nằm trong hệ thống các vũ khúc Cung đình triều Nguyễn (Việt Nam), múa The Defeat of Mara (Thái Lan), Múa Awa Odori (Nhật Bản), Bạch mã thồ kinh (Trung Quốc), múa Cham (Bhutan)…

Chùa Tam Chúc lung linh trong đêm pháo hoa chào mừng Đại lễ Vesak.
Chùa Tam Chúc lung linh trong đêm pháo hoa chào mừng Đại lễ Vesak.

Trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – Vesak 2019, ngày 13/5, các đại biểu đã dành cả ngày thảo luận về 5 chuyên đề xoay quanh chủ đề chính của Đại lễ năm nay là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.”

Gần 400 bài tham luận của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt đã được gửi đến hội thảo, được các học giả thảo luận sôi nổi tại các phiên, trong đó tập trung phân tích về giáo lý của Phật giáo, hướng con người tới hòa bình, tránh xa xung đột, cùng nhau hành động đi đến một xã hội tốt đẹp hơn, thế giới bền vững hơn.

Trong chương trình Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 - Vesak 2019, chiều 13/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, đông đảo tăng, ni, Phật tử đã tham dự nghi lễ cầu nguyện Quốc thái dân an.
Trong chương trình Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16 – Vesak 2019, chiều 13/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, đông đảo tăng, ni, Phật tử đã tham dự nghi lễ cầu nguyện Quốc thái dân an.

Những người tham gia Nghi lễ đã đại diện cho gần 100 triệu con người Việt Nam cũng như hàng tỷ người trên khắp thế giới nói lên tình yêu thương và lòng biết ơn với Đức Phật. Nhờ buổi lễ, mọi người có cơ hội mở rộng lòng mình, dẹp bỏ cái tôi để hướng đến chúng sinh rộng rãi, cùng nhau chung tay xây dựng một hành tinh yêu thương, tử tế.

Các hòa thượng, chư tăng đã cùng với hàng ngàn Phật tử làm lễ cầu nguyện Quốc thái dân an.
Các hòa thượng, chư tăng đã cùng với hàng ngàn Phật tử làm lễ cầu nguyện Quốc thái dân an.
Cũng trong tối 13/5, hơn 5 vạn Phật tử đã tham dự lễ hội hoa đăng, thắp nến cầu nguyện hòa bình cho thế giới tại chùa Tam Chúc, nơi tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019.
Cũng trong tối 13/5, hơn 5 vạn Phật tử đã tham dự lễ hội hoa đăng, thắp nến cầu nguyện hòa bình cho thế giới tại chùa Tam Chúc, nơi tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019.
Các ngọn đèn hoa đăng đã được thắp lên xếp thành một đóa sen ngũ sắc. 
Các ngọn đèn hoa đăng đã được thắp lên xếp thành một đóa sen ngũ sắc. 
Tham dự lễ hội hoa đăng có nhị vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm: Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Hòa thượng Thích Thanh Đàm và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chư tôn Hòa thượng; các Thượng tọa, Đại đức, tăng ni,...
Tham dự lễ hội hoa đăng có nhị vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm: Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Hòa thượng Thích Thanh Đàm và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chư tôn Hòa thượng; các Thượng tọa, Đại đức, tăng ni,…
Lễ hội hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới thu hút hơn 5 vạn Phật tử tham gia, có 200 tăng ni và 10.000 Phật tử ngồi thiền, tụng kinh cầu nguyện.
Lễ hội hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới thu hút hơn 5 vạn Phật tử tham gia, có 200 tăng ni và 10.000 Phật tử ngồi thiền, tụng kinh cầu nguyện.
Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt, mỗi lời cầu nguyện gửi vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là biểu tượng của ánh sáng xóa hết mọi khổ đau, cùng nhau xây dựng một cuộc sống tươi đẹp.
Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt, mỗi lời cầu nguyện gửi vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là biểu tượng của ánh sáng xóa hết mọi khổ đau, cùng nhau xây dựng một cuộc sống tươi đẹp.
Trong bầu không khí trang nghiêm và thanh tịnh, đúng 19 giờ tối, hàng vạn Phật tử đã tề tựu đông đủ, thành kính cung nghinh Chư tôn đức quang lâm chứng minh cho buổi lễ. 
Trong bầu không khí trang nghiêm và thanh tịnh, đúng 19 giờ tối, hàng vạn Phật tử đã tề tựu đông đủ, thành kính cung nghinh Chư tôn đức quang lâm chứng minh cho buổi lễ. 
Phát biểu tại lễ hội hoa đăng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi tới các vị giáo phẩm, phật tử Việt Nam và quốc tế lời chúc tốt đẹp trong tình thân ái và hữu nghị.
Phát biểu tại lễ hội hoa đăng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi tới các vị giáo phẩm, phật tử Việt Nam và quốc tế lời chúc tốt đẹp trong tình thân ái và hữu nghị.
Buổi lễ kết thúc nhưng vẫn còn hàng ngàn Phật tử mang hoa đăng thả xuống hồ cầu nguyện. 
Buổi lễ kết thúc nhưng vẫn còn hàng ngàn Phật tử mang hoa đăng thả xuống hồ cầu nguyện. 
Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, an lạc cho mình và mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một cuộc sống tươi đẹp. 
Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, an lạc cho mình và mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một cuộc sống tươi đẹp. 
Sau ba ngày từ 12-14/5/2019 làm việc, thuyết trình học thuật, thảo luận... Đại lễ Vesak 2019 đã thành công viên mãn và ra Tuyên bố Hà Nam 2019.
Sau ba ngày từ 12-14/5/2019 làm việc, thuyết trình học thuật, thảo luận… Đại lễ Vesak 2019 đã thành công viên mãn và ra Tuyên bố Hà Nam 2019.

Đại lễ Vesak 2019 đã thông qua Tuyên bố chung Hà Nam: “Đại lễ Vesak góp phần nâng cao sự hiểu biết, chia sẻ và hợp tác lẫn nhau giữa các truyền thống và tổ chức Phật giáo, cũng như các cá nhân, thông qua việc gặp gỡ, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo và các học giả nhằm giải quyết những vấn đề quan tâm chung mang tính toàn cầu. Sau khi cùng thảo luận, chúng tôi đồng thuận thông qua và công bố thông điệp về hòa bình, xã hội bền vững và các vấn đề liên quan khác dựa trên lời dạy của Đức Phật về từ bi và trí tuệ”.

Phát biểu tại lễ Bế mạc, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khẳng định: Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc đã trở thành ngày hội văn hoá chan hoà tinh thần đoàn kết quốc tế, nêu cao thông điệp hoà bình, đoàn kết và yêu thương trên nền tảng tư tưởng của đức Phật-bậc minh triết được Liên Hợp quốc suy tôn và nhân loại ngưỡng mộ, là nơi gặp gỡ đẹp nhất của những người con Phật và những người yêu quý đạo Phật. Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc năm 2019 được tổ chức tại Việt Nam, một lần nữa ngọn cờ nhân văn hoà bình, hữu nghị và hợp tác của Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc lại được gương cao và tung bay trong nắng vàng tươi đẹp của Việt Nam – đất nước yêu chuộng hoà bình, nhằm tiếp tục kết nối sức mạnh, tình đoàn kết, gắn bó, tinh thần nhập thế và sự nỗ lực cùng nhau hành động của những người con Phật trên khắp thế giới, vì hoà bình, hợp tác và tiến bộ xã hội.

“Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc đã trở thành ngày hội văn hoá chan hoà tinh thần đoàn kết quốc tế, nêu cao thông điệp hoà bình, đoàn kết và yêu thương trên nền tảng tư tưởng của đức Phật”

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019 là sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; khẳng định truyền thống lịch sử, giá trị nhân bản của Phật giáo, một tôn giáo hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Qua đó, Vesak 2019 cũng tăng cường mối quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với Giáo hội và các truyền thống Phật giáo các nước trên toàn thế giới; khẳng định vai trò, vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước.