Cuộc chiến kỳ lạ 

iran-1501147771-43.jpg

Cạnh tranh truyền thống về địa chính trị giữa Saudi Arabia và Iran tạo ra một vòng quay hiếu chiến dựa trên xung đột gián tiếp tại Syria và Yemen.

Được Mỹ chống lưng, vì họ có một nhóm gây ảnh hưởng tại nước này, nên Saudi Arabia muốn áp đặt đường lối của họ đối với các nước Arab láng giềng. Và hãy coi chừng họ, như Qatar, đang không trở lại đúng hàng ngũ vốn có.

Để nhắc lại ai là ông chủ trong khu vực và khẳng định ảnh hưởng bá chủ của mình đối với những nước quân chủ láng giềng là ý nghĩa của cuộc tấn công ngoại giao mang tính hiếu chiến của Saudi Arabia đối với Qatar.

Vào ngày 5/6, Liên minh tình huống với các nước Bahrain và Ai Cập, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, đã thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao của họ với Doha, chính thức cáo buộc nước này “ủng hộ chủ nghĩa khủng bố” và tham gia nhiều vào hoạt động kinh doanh gây bất ổn với phía Iran.

Nhắc lại ai là ông chủ trong khu vực và khẳng định ảnh hưởng bá chủ của mình đối với những nước quân chủ láng giềng là ý nghĩa của cuộc tấn công ngoại giao mang tính hiếu chiến của Saudi Arabia đối với Qatar

Hậu quả là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã đóng cửa đường hàng không, đường biển của mình cũng như đường biên giới trên bộ duy nhất của bán đảo nhỏ bé Qatar, nơi mà vận chuyển 90% các sản phẩm thiết yếu của nước này, đặc biệt là thực phẩm.

Danh sách những đòi hỏi được gửi tới Doha không ngừng dài ra theo những tối hậu thư và coi thường chủ quyền của tiểu vương quốc này: Đóng cửa kênh truyền hình al-Jazeera, căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, cắt đứt mọi liên hệ với lực lượng Anh em hồi giáo, Hezbollah và các tổ chức thánh chiến…

Khủng hoảng bao trùm từ ngày 23/5. Ngày hôm đó, Hãng thông tấn Qatar phát một thông cáo liên quan đến thủ lĩnh Hồi giáo Tamim vì đã lên án hành động độc ác của Iran, Hamas, Hezbollah, ngay sau chuyến thăm chính thức của Donald Trump tại Riyad (20 và 21/5).

Ngay ngày 24/5, Doha cải chính thông tin này, khẳng định rằng hãng thông tấn nước này đã bị tin tặc tấn công và một “thông cáo giả” đã được phát đi. Tuy nhiên, điều này đã không đủ để ngăn cản leo thang căng thẳng.

(Nguồn: Dohanews)
(Nguồn: Dohanews)

Xung đột ngoại giao trước đó diễn ra giữa Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain với Qatar bị đẩy lên cao trào vào năm 2014, khi Qatar triệu hồi đại sứ của nước này về nước trong vòng 8 tháng để bày tỏ phản đối của họ đối với sự trấn áp của chế độ Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi nhằm vào tổ chức Những người anh em Hồi giáo.

Thái tử Mohammed Ben Zayed al-Nahyane, nhân vật có ảnh hưởng lớn của Abu Dhabi, ghét cay ghét đắng tổ chức này và từ 3 năm nay, báo chí địa phương tiến hành một chiến dịch ác liệt chống lại sự ủng hộ của Qatar với lực lượng Anh em Hồi giáo.

Cuộc khủng hoảng này đã làm rung chuyển mạnh mẽ Hội đồng hợp tác các quốc gia Arab vùng Vịnh, thường được gọi là Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), bao gồm 6 nước quân chủ thuộc bán đảo Arab: Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (một liên bang của 7 tiểu vương quốc trong đó có Abu Dhabi và Dubai), Kuwait, Oman và Qatar.

Cuộc khủng hoảng này đã làm rung chuyển mạnh mẽ Hội đồng hợp tác các quốc gia Arab vùng Vịnh, thường được gọi là Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC)

Sự hình thành của tổ chức này bắt nguồn từ Hội nghị thượng đỉnh Abu Dhabi diễn ra ngày 25/5/1981, 2 năm sau ngày thành lập Cộng hòa Hồi giáo Iran, thời điểm cao trào của cuộc tấn công Afghanistan do Hồng quân Liên Xô tiến hành vào tháng 12/1979 và cuộc chiến tranh Iraq-Iran nổ ra tháng 9/1980.

Trước hết, GCC là sự đáp lại mang tính phòng vệ trước những căng thẳng và xung đột tái diễn trong khu vực.

Nếu như những triều đại quân chủ này có được nguồn năng lượng và tài chính dồi dào (Tổng sản phẩm quốc nội-GDP chiếm hơn 70% GDP của thế giới Arab), thì yếu tố dân số ít và yếu kém về quân sự của họ so với những nước láng giềng (Iraq, Iran, Ai Cập, Israel) buộc họ phải thắt chặt quan hệ xung quanh một liên minh khu vực.

Ngoài hiệp ước liên chính phủ nhằm tạo ra một thị trường chung, mỗi quốc gia thành viên GCC, dưới nhiều hình thức khác nhau, ký kết với các quốc gia phương Tây để đảm bảo sự che chở về an ninh, trong đó quốc gia bảo trợ chính là Mỹ.

Lãnh đạo các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tại hội nghị ở Manama, Bahrain ngày 6/12/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Lãnh đạo các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tại hội nghị ở Manama, Bahrain ngày 6/12/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Vốn quen với sự tương trợ của Mỹ – tuy đã có bước thụt lùi từ 2 nhiệm kỳ của Barack Obama, các nước quân chủ vùng Vịnh đã thất bại trong việc tạo ra một lực lượng quân sự đa phương chung do sự ngờ vực ngự trị giữa các nhà lãnh đạo và ưu tiên của họ dành cho các hiệp định song phương với những nước công nghiệp xuất khẩu vũ khí lớn.

Do vậy, họ đã lựa chọn một thỏa thuận tăng cường an ninh được ký vào tháng 11/2012 tại Riyadh và được 5 trong số 6 nước phê chuẩn vào năm 2014, Nghị viện Kuwait đã phản đối thỏa thuận này. Thỏa thuận cho phép chia sẻ thông tin giữa các cơ quan tình báo quốc gia vùng Vịnh, cho phép thống nhất quyền tài phán và thiết lập các hệ thống giám sát để chặn các mạng xã hội, hình thức chính của “tự do ngôn luận” trong khu vực.

Mặc dù có những yếu kém về cấu trúc và sự cạnh tranh không ngừng giữa các thành viên, GCC xuất hiện là tổ chức liên chính phủ duy nhất vừa hữu hiệu lại vừa lâu bền trong thế giới Arab.

Mặc dù có những yếu kém về cấu trúc và sự cạnh tranh không ngừng giữa các thành viên, GCC xuất hiện là tổ chức liên chính phủ duy nhất vừa hữu hiệu lại vừa lâu bền trong thế giới Arab

Từ khi thành lập, GCC thường gặp khủng hoảng, đó là sự đối đầu thường xuyên giữa Saudi Arabia với các quốc gia thành viên khác.

Thực tế, sự nghiệp xây dựng nhà nước của vương quốc này được dựa trên sự xâm lăng về quân sự và quyết tâm truyền bá quốc giáo của nước này, lấy cảm hứng từ Hanbali [một trong bốn trường phái tư tưởng tôn giáo của Hồi giáo dòng Sunni tạo thành luật Hồi giáo] thông qua thuyết giáo của chủ nghĩa Wahhabi [học thuyết Hồi giáo bắt nguồn từ Saudi Arabia], gợi lên sự ngờ vực lớn, vậy mà Riyadh coi bán đảo Arab là không gian ảnh hưởng nghiễm nhiên của mình. Thất bại của dự án đồng tiền duy nhất của vùng Vịnh, dự kiến vào năm 2010, là một minh họa cho điều này.

Không muốn phụ thuộc về tài chính vào người hàng xóm Saudi Arabia, Vương quốc Hồi giáo Oman, vốn không giàu bằng các quốc gia thành viên khác của GCC, muốn có thêm thời gian để nền kinh tế nước này phát triển.

Tuy nhiên, chính sự rút lui của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã rung hồi chuông báo tử cho liên minh tiền tệ này, Abu Dhabi nhất quyết từ chối trụ sở của ngân hàng trung ương tương lai chung đặt tại Riyadh.

(Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

Các sáng kiến của Saudi Arabia thường xuyên bị đánh giá là tham vọng bá chủ cả về chính trị lẫn tôn giáo. Điều này giải thích tại sao Vương quốc Hồi giáo Oman – một quốc gia-dân tộc có bản sắc hàng nghìn năm – lại luôn giữ khoảng cách với các dự án chính trị-quân sự của Saudi Arabia trong GCC.

Năm 2013, sau cuộc nổi dậy của dân chúng trong thế giới Arab, Quốc vương Saudi Arabia Abdallah đã đề xuất một cuộc cải cách GCC thành Liên minh vùng Vịnh, một dạng liên minh mà tổng thể các quốc gia thành viên theo đuổi cùng một đường lối chính trị, ngoại giao và an ninh.

Dự án này bị nhìn nhận như một mưu toan của Saudi Arabia nhằm đặt các nước quân chủ khác lệ thuộc vào mình như sự việc đã diễn ra với Bahrain từ sự can thiệp của quân đội Saudi Arabia vào tháng 3/2011. Chỉ có Oman là bày tỏ công khai sự phản đối được các nước láng giềng của nước này chia sẻ.

Ngày 8/12/2013, tại phiên họp thứ 9 của Đối thoại Manama về các vấn đề an ninh vùng Vịnh, Bộ trưởng Ngoại giao Oman, Yousuf Ben Alawi, đã phản ứng mạnh mẽ trước khả năng thay đổi đối với hiệp ước hợp tác vùng Vịnh.

Vụ việc khác thường này cản trở thông báo về một Liên minh tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 34 của những người đứng đầu quốc gia của GCC, diễn ra 3 ngày sau tại Kuwait. Sự bác bỏ của Oman được 4 nước thành viên khác hưởng ứng.

Các sáng kiến của Saudi Arabia thường xuyên bị đánh giá là tham vọng bá chủ cả về chính trị lẫn tôn giáo

Vào đầu những năm 1980, Muscat đã từng từ chối đề xuất của Saudi Arabia-Kuwait về thành lập một quân đội chung “Lá chắn của bán đảo” để hỗ trợ đội quân của Saddam Hussein, vốn vừa mới tuyên bố chiến tranh với Iran.

Theo Oman, một hành động như vậy có giá trị là một lời tuyên bố chiến tranh với Cộng hòa Hồi giáo. Từ đó, Oman đã luôn ưu tiên quan hệ láng giềng tốt đẹp với Iran và Yemen, điều có nguy cơ chọc giận các đối tác của nước này tại GCC.

Trong những năm 1980, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất thường thống nhất quan điểm với Oman. Hơn nữa, hiện nay, chính Kuwait và Qatar xích lại gần với các quan điểm không can thiệp do Muscat bảo vệ.

Đặc biệt, Vương quốc Hồi giáo đã ở thế trung lập trong xung đột tại Yemen, trong khi Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất can thiệp sâu vào vụ việc này từ ngày 26/3/2015 để chống lại nhóm phiến quân Houthi vốn liên minh với cựu Tổng thống Yemen Ali Abdallah Saleh và khôi phục lại chính quyền của Tổng thống Abd Rabbo Mansour Hadi.

Một ngôi trường bị phá hủy sau một cuộc không kích ở tỉnh Taez, Yemen ngày 16/3/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Một ngôi trường bị phá hủy sau một cuộc không kích ở tỉnh Taez, Yemen ngày 16/3/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, một tình thế mới đã xuất hiện trong những năm gần đây: Người Saudi Arabia không còn là đối tượng duy nhất bị hoài nghi có tư tưởng bá quyền. Từ khi các cuộc nổi dậy bùng phát tại Libya và hơn nữa là tại Yemen, chủ nghĩa can thiệp đã công khai và quan điểm hiếu chiến của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, khiến Oman và các nước quân chủ khác của vùng Vịnh lo lắng.

Các khoản đầu tư tài chính và hậu cần của tiểu vương quốc Abu Dhabi ở phía Nam nước này, thêm vào đó, tiểu vương quốc này còn triển khai tích cực hoạt động quân sự tại đường biên giới, khiến cho giới chức Vương quốc Hồi giáo Oman không bình tâm được.

Tình hình tại Yemen cho thấy rõ tính phức tạp chi phối quan hệ giữa các nước quân chủ vùng Vịnh. Tuy nhiên, trước đó có sáng kiến can thiệp hòa giải để tìm một giải pháp thương lượng cho cuộc nổi dậy năm 2011, nhưng xung đột vũ trang bị sa lầy.

Đặc biệt, dường như từ nay có sự tranh chấp gấp bội giữa Riyadh và Abu Dhabi về quốc gia phía Nam này, đặc biệt là tại tỉnh Hadramaout, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất bị nghi ngờ thực hiện chia cắt khu vực này vì lợi ích kinh tế và tài chính của mình. Căng thẳng này giữa 2 đồng minh – mặt khác cùng hành động để “trừng phạt” Qatar – sau này, có thể trở thành một hồ sơ nhạy cảm khác trong GCC.

Nhận thức sự cạnh tranh khu vực của Iran và các thể thức hành động mà Riyadh muốn áp đặt để kiềm chế Iran đã chia các thành viên GCC thành 2 khối

Tính tích cực đối với hoạt động quân sự của Abu Dhabi gây lo ngại cho Oman và Kuwait, trong khi triều đại al-Khalifa của Bahrain, chào đón can thiệp quân sự của Saudi Arabia vào tháng 3/2011 chống lại phe đối lập đòi dân chủ, từ nay thống nhất quan điểm ngoại giao của Riyadh.

Mặc dù bị tố cáo và vào đầu tháng 6 vừa qua bị loại khỏi liên minh quân sự Arab-Sunni, vốn can thiệp vào Yemen, thì Qatar vẫn phải đứng về phía Saudi Arabia trong vấn đề Nam Yemen – Doha không muốn chứng kiến Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất tăng cường ảnh hưởng tại tiểu vùng này.

Nhìn chung, nếu như các nước thành viên GCC coi Iran là một cường quốc bá quyền, thì việc xem xét mối đe dọa của nước này lại thay đổi tùy theo cách nhìn nhận các nước quân chủ nơi đây. Nhận thức sự cạnh tranh khu vực của Iran và các thể thức hành động mà Riyadh muốn áp đặt để kiềm chế Iran đã chia các thành viên GCC thành 2 khối.

Một bên là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (với Abu Dhabi ở tuyến đầu) và Bahrain chủ trương một đường lối cứng rắn đối với sự can thiệp của Iran dưới nhiều hình thức trong khu vực: Cử các lữ đoàn quân tới Syria và Iraq, xây dựng nguồn lực chỉ huy cho đội quân người Hồi giáo dòng Shiite, hỗ trợ hậu cần cho Hezbollah hoặc có quan điểm ủng hộ người thiểu số Shiite tại Saudi Arabia và ủng hộ phe đối lập Shiite tại Bahrain. Bên còn lại là Oman và Kuwait, cởi mở hơn đối với việc làm trung gian hòa giải về ngoại giao.

Như vậy, chính Oman chứ không phải các nước quân chủ khác của vùng Vịnh được thông báo về việc diễn ra các cuộc đàm phán bí mật Mỹ-Iran trước khi ký kết Hiệp định về hạt nhân Iran vào tháng 7/2015.

Toàn cảnh vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và P5+1 tại Vienna, Áo ngày 6/7/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Toàn cảnh vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và P5+1 tại Vienna, Áo ngày 6/7/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tại Qatar, thủ lĩnh Hồi giáo Tamim, nối ngôi cha mình, thủ lĩnh Hồi giáo Hamad vào ngày 25/6/2013, đã lựa chọn một nền ngoại giao khu vực ít chia rẽ và phù hợp hơn các nước láng giềng bằng việc xích lại gần hơn với Riyadh – ít nhất là cho tới cuộc khủng hoảng mới đây.

Tuy nhiên, cho dù Qatar e ngại ưu thế vượt trội của nước láng giềng lớn của mình, thì nước quân chủ này vẫn đứng trong hàng ngũ của phe ưu tiên hòa dịu giữa 2 phe của vùng Vịnh.

Nếu như trong quá khứ, những căng thẳng không phải là hiếm khi xảy ra giữa 6 nước quân chủ vùng Vịnh, thì sự ác liệt trong phản ứng mới đây của Saudi Arabia-Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đối với một quốc gia thành viên của GCC đã để lại những dấu ấn.

Các cuộc tấn công dữ dội về truyền thông và các biện pháp trả đũa về ngoại giao, chính trị và kinh tế được thông qua để chống lại Qatar là chưa từng có.

Trong khi các quốc vương vùng Vịnh đã luôn chú ý giải quyết các bất đồng “trong gia đình” và tránh những nhìn ngó từ bên ngoài, thì cuộc khủng hoảng này lại do chính các nhà lãnh đạo trong khu vực tạo ra với việc sử dụng phương pháp khiêu khích, dứt khoát và có tính quyết định.

Trong khi các quốc vương vùng Vịnh đã luôn chú ý giải quyết các bất đồng “trong gia đình” và tránh những nhìn ngó từ bên ngoài, thì cuộc khủng hoảng với Qatar lại do chính các nhà lãnh đạo trong khu vực tạo ra

Điều này phản ánh sự thay đổi thế hệ và văn hóa chính trị của những chức sắc đương quyền, trong số đó có Thái tử Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Mohammad bin Zayed al-Nahyane và thái tử của Saudi Arabia, Mohammad bin Salman – người vốn coi trọng mô hình chiến lược phát triển kinh tế của Dubai và ủng hộ quan điểm chống Iran và chống Anh em Hồi giáo của người đứng đầu nước này. Ông thấy ở đó mô hình quyền lực mà ông dự kiến thể hiện là bộ óc của vương quốc.

Người dân vùng Vịnh có xuất thân từ cùng những bộ lạc và có quan hệ hôn phối bên trong đường biên giới của họ, đã rất bất bình trước sự phá vỡ tình đoàn kết này giữa các triều đại của GCC, ảnh hưởng tới hàng nghìn gia đình.

Các nhà lãnh đạo của Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, thậm chí đã đe dọa thực hiện các hình phạt nặng nhất (tới 15 năm tù tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và 10 năm tại Saudi Arabia) đối với tất cả những người thể hiện cảm tình với Doha.

Các cường quốc, đặc biệt là Mỹ, cũng như đại đa số các nước hồi giáo, nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan hay thậm chí Maroc (tuy nhiên, đây là đồng minh lớn quen thuộc của Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất), đều phó thác cho lý lẽ.

Tại Washington, những thông tin trên Twitter của Tổng thống Trump đã cho thấy sự tin tưởng của ông vào vụ tố cáo này, tuy nhiên, ngay lúc đó, đã có những quan điểm trái với suy nghĩ của ông từ hai nhân vật có ảnh hưởng trong Chính quyền Mỹ, là tướng James Mattis (Bộ trưởng Quốc phòng) và Rex Tillerson (Bộ trưởng Ngoại giao).

(Nguồn: Reuters)
(Nguồn: Reuters)

Đối với sáng kiến của Kuwait và Oman nhằm chơi con bài hòa giải, những sáng kiến này nhận được sự ủng hộ lớn của quốc tế.

Tình hình này tiềm ẩn những hậu quả không thể lường trước được, cho thấy những nước quân chủ thuộc GCC không xứng với tư cách của họ, mà đứng đầu là Saudi Arabia, vốn đã thất bại trong việc thể hiện như một cường quốc trong khu vực Arab.

Abu Dhabi sau này cũng có thể phải chịu những hậu quả từ việc hăng hái quá mức của những nước gây bất ổn, dẫn tới làm mất lòng không chỉ láng giềng của mình mà cả chủ thể bảo trợ Mỹ.

Trái với mục đích theo đuổi của các nước gây bất ổn nêu trên, cuộc khủng hoảng này đã tăng cường đáng kể vai trò của Iran, xuất hiện như một cường quốc khu vực vững vàng và gắn kết, có khả năng điều chỉnh một phần những căng thẳng bên trong của họ qua trò chơi bầu cử xa lạ với phía bên kia của vùng Vịnh./.