Thị trường chứng khoán Việt Nam:

tri7152a-1595177625-18.jpg

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập vào ngày 28/11/1996, theo Nghị định số 75/1996/NÐ-CP của Chính phủ và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định thành lập vào ngày 11/7/1998.

Tuy nhiên phải hai năm sau đó, Trung tâm Giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, ngày 28/7/2000, với hai mã cổ phiếu đồng thời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Để rồi Trung tâm GDCK Hà Nội (HASTC) mà bây giờ là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được ra mắt vào tháng 3/2005 đã góp phần từng bước hình thành và xây dựng một thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam.

Trải qua một chặng đường lịch sử 20 năm thăng trầm với những thành công và có cả thất bại, nhưng có thể khẳng định rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng ổn định, đi vào chiều sâu và phát huy tối đa vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.

Kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế

Hạnh Nguyễn

Nhận định về 20 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định đây là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần hoàn thiện cấu trúc thị trường tài chính và nền kinh tế thị trường.

“Hoạt động của thị trường chứng khoán đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và phát triển kinh tế của đất nước theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng ngân hàng,” ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Điểm tựa để cân bằng hệ thống tài chính

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết vào năm 2000, hầu hết vốn các doanh nghiệp phải vay vốn từ hệ thống ngân hàng, điều này dẫn tới dư nợ tín dụng lên đến 40% GDP. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán xuất hiện, từ số vốn huy động chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm khoảng 40.000 tỷ đồng cho nền kinh tế (năm 2006), đã nhanh chóng tăng lên 320.000 tỷ đồng (năm 2019).

Người đứng đầu ngành chứng khoán nhìn nhận điểm rõ nét trong 20 năm qua, với mức tăng trưởng bình quân hơn 50%/năm, vốn hóa thị trường chứng khoán đã đạt mức 5,5 triệu tỷ đồng và tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP tăng từ mức 0,3% (năm 2000) lên 104% GDP, tại thời điểm tháng 6/2020.

Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực-chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-Tiền tệ Quốc gia, ngay trong bối cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế qua thị trường chứng khoán vẫn ghi nhận mức 107.000 tỷ đồng trong 6 tháng và ước tính tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm được thực hiện qua kênh này bình quân 16,5%/năm (giai đoạn 2016-2019).

Thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần hoàn thiện cấu trúc thị trường tài chính và nền kinh tế thị trường.

Đến nay, đã có hơn 1.600 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch cùng nhiều doanh nghiệp huy động được nguồn vốn lớn trên thị trường chứng khoán cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo dựng hình ảnh, uy tín trên thương trường. Chính phủ cũng huy động được nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành các loại trái phiếu cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Nhờ sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng huy động được lượng vốn lớn thông qua phát hành cổ phiếu, đáp ứng yêu cầu bức thiết trong việc tăng vốn điều lệ. Cụ thể, từ 2005 đến nay, thông qua kênh dẫn vốn này, các ngân hàng đại chúng đã huy động được hơn 252.000 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu, giúp hệ thống ngân hàng thương mại tăng tổng vốn điều lệ từ 20.600 tỷ đồng lên khoảng 272.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán còn gián tiếp hỗ trợ cung vốn cho nền kinh tế trong giai đoạn nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại bị hạn chế do quá trình tái cấu trúc các tổ chức.

“Thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ đã giúp cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối và bền vững hơn. Ước tính, tỷ trọng vốn hóa khu vực chứng khoán trong tổng tài sản hệ thống tài chính hiện nay ở mức khoảng 30,6%, không cách quá xa so với mức 68,7% của khu vực các tổ chức tín dụng và cao hơn nhiều so với tỷ trọng 21% vào năm 2010,” ông Trần Văn Dũng khẳng định.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng (Ảnh: Vietnam+)
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng (Ảnh: Vietnam+)

Tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân

Trên thị trường tiền tệ, những năm gần đây tăng trưởng tín dụng tại khối ngân hàng thương mại bắt đầu giảm và dần tập trung vào cấp vốn ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán đã nổi bật lên với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế.

“Điều quan trọng là thị trường chứng khoán đã phát huy hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân lớn mạnh. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã phát triển rất tốt,” ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhìn nhận.

Dẫn chứng, ông Dũng cho hay Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), trước cổ phần hóa giá trị tài sản của Nhà nước khoảng 100 triệu USD nhưng sau khi cổ phần hóa, giá trị vốn hóa của Nhà nước mặc dù chỉ còn lại một phần song vẫn đạt hàng tỷ USD, lớn hơn rất nhiều con số trước đây. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự đóng góp của một doanh nghiệp như Vinamilk cho xã hội đã vượt lên trên các con số đơn thuần… Hay những doanh nghiệp tư nhân khác, như tập đoàn Vingroup, thời kỳ đầu những người lãnh đạo của tập đoàn đưa vốn về nước không phải là lớn, song đến nay, thông qua thị trường chứng khoán, Vingroup đã huy động hàng tỷ USD mỗi năm.

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP của đất nước là lớn nhất, chiếm khoảng 43% và dự kiến sẽ trở thành động lực chính trong thời gian tới.

Theo người đứng đầu ngành chứng khoán, vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước đang lớn lên rất nhiều. Điểm lại cách đây khoảng chục năm, Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp 1 tỷ USD thì bây giờ đã có đến 27 doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều phát huy tốt trong nền kinh tế. Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP của đất nước là lớn nhất, chiếm khoảng 43% và dự kiến sẽ trở thành động lực chính trong thời gian tới.

Đặc biệt, trong khu vực kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán giữ vai trò đầu tàu.

Về định hướng phát triển thị trường trong thời gian tới, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trở thành một thị trường chứng khoán hiện đại, với đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ ngang tầm với khu vực và thế giới. Mục tiêu của ngành là phấn đấu đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á và châu Á.

“Thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển theo chiều sâu, bền vững và phát huy tối đa vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Luật Chứng khoán mới sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2021 cùng với việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và hệ thống công nghệ thông tin mới hiện đại là những điều kiện nền tảng đã được chuẩn bị tốt cho một giai đoạn mới phát triển về chất, đa dạng về sản phẩm và đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm tài chính của khu vực,” vị tự lệnh ngành phát biểu./.

Tọa đàm “Tầm quan trọng của đào tạo kiến thức tài chính cho nhà đầu tư,” tại HoSE.. Ảnh: Hứa Chung/ TTXVN
Tọa đàm “Tầm quan trọng của đào tạo kiến thức tài chính cho nhà đầu tư,” tại HoSE.. Ảnh: Hứa Chung/ TTXVN

Tạo ra ‘sự sống’

với các khái niệm về thị trường chứng khoán

Hạnh Nguyễn

“Việc cho ra đời thị trường chứng khoán đã tạo ra một khái niệm, một phạm trù mà trước đây Việt Nam chưa từng có. Tạo ra những cái mà mình chưa có kinh nghiệm là rất khó, dĩ nhiên ngoài việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đã có thị trường chứng khoán thì vẫn phải triển khai sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. ‘Việc đi từ số 0 đến có’-có thể được gọi là việc tạo ra ‘sự sống’ với các khái niệm về thị trường chứng khoán.”

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital chia sẻ với báo chí về chặng đường 20 ngành quỹ đi cùng thị trường chứng khoán Việt Nam.

– Là thành viên nước ngoài đầu tiên đến với thị trường chứng khoán Việt Nam, ông có cảm nhận như thế nào sau hai thập kỷ đồng hành cùng thị trường?

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital

Ông Dominic Scriven: Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital (DC) được thành lập từ năm 1994, trước khi thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương 6 năm và có thể nói DC đã gắn bó cùng thị trường từ những ngày đầu mở cửa.

Lúc đó, thị trường rất nhỏ chỉ có 2 công ty niêm yết nhưng bây giờ phát triển với hơn 1.600 công ty, cùng một loạt các thị trường phái sinh trái phiếu, cổ phiếu, OTC (thị trường phi tập trung).

Tôi cho rằng Việt Nam đã làm khá thành công và vai trò của thị trường vốn được xác định là then chốt cho nền kinh tế cũng như ngành tài chính. Xuất phát điểm từ “số 0” tròn trĩnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua bao thăng trầm để có được quy mô như hiện nay, đó là thành tựu vô cùng to lớn. Khi “sự sống” của thị trường chứng khoán được tạo ra thì các thành viên thị trường phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và phát triển “sự sống” này. Phải có những khái niệm về xây dựng và phát triển thị trường cụ thể tăng chiều rộng, chiều sâu, phát triển về quy mô hoạt động và đặc biệt là vai trò của thị trường chứng khoán. Qua chặng đường hình thành và phát triển đầy ấn tượng, những người đặt nền móng, những người “lái tàu” cho thị trường hoàn toàn có thể tự hào về điều này.

Xuất phát điểm từ “số 0” tròn trĩnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua bao thăng trầm để có được quy mô như hiện nay, đó là thành tựu vô cùng to lớn.

Nhìn về nền tài chính của Việt Nam, hệ thống ngân hàng mặc dù là lâu đời nhất, “chuyên dùng” và được biết đến nhiều nhất song bên cạnh đó vẫn có thị trường vốn. So sánh quy mô thị trường vốn (trong đó có thị trường cổ phiếu, trái phiếu…) hiện không thấp hơn nhiều so với thị trường ngân hàng.

Trong 20 năm qua, thị trường vốn đã phát triển ngang bằng với quy mô của thị trường ngân hàng, cho nên vào thời điểm hiện nay không thể nói thị trường vốn là mới, là nhỏ. Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương về nhu cầu nguồn vốn phát triển trung, dài hạn của Nhà nước, của ngân sách, của các doanh nghiệp là phải tiếp cận tới thị trường vốn chứ không phải là một thị trường nào khác.

Vì vậy, vai trò, tiềm năng và tương lai phát triển của thị trường vốn là rất khả quan và có nhiệm vụ lớn. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội và cũng là vinh dự của thị trường vốn Việt Nam.

       Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam, thuộc Dragon Capital tiến hành niêm yết trên sàn giao dịch chính của Sở giao Dịch Chứng khoán London. (Ảnh: Vietnam+)
      Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam, thuộc Dragon Capital tiến hành niêm yết trên sàn giao dịch chính của Sở giao Dịch Chứng khoán London. (Ảnh: Vietnam+)

– Ông đánh giá như thế nào về các công ty quản lý quỹ trên thị trường sau 20 năm qua?

Ông Dominic Scriven: Đối với sự phát triển của ngành thì quỹ đầu tư là một trong những chủ thế hoạt động trên thị trường chứng khoán từ thời kỳ đầu, là một trong những thành viên của thị trường gồm có doanh nghiệp niêm yết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, có các Sở giao dịch chứng khoán, ngân hàng giám sát lưu ký… tất cả đều đã có mặt ngay từ thời kỳ đầu và cùng phát triển cho đến ngày hôm nay.

Tuy nhiên, có thời điểm các chủ thể này phát triển hơi quá mức, chẳng hạn như số lượng công ty chứng khoán vượt quá 100 công ty, công ty quản lý quỹ vượt quá 50 công ty. Song, qua từng thời kỳ phát triển rồi tái cấu trúc, một số thành viên thị trường yếu kém đã bị loại hoặc tự đào thải, trong khi đó một số thành viên khác ngày càng tăng trưởng ngày càng mạnh hơn.

Hiện nay có khoảng 10 công ty chứng khoán lớn trên thị trường, một số công ty quản lý quỹ và vài ba ngân hàng lưu ký tương đối mạnh. Nhưng, vấn đề cần phải lưu ý, mô của các công ty quản lý quỹ nói chung chưa phù hợp với yêu cầu.

Hay nói cách khác, nhìn vào hoạt động giao dịch chứng khoán hàng ngày, trên thị trường trái phiếu thì ngân hàng thương mại vẫn là thành phần tham gia chính, chiếm phần lớn giao dịch và vai trò của các quỹ hầu như là không có. Hay hoạt động giao dịch cổ phiếu thì các thành phần tham gia đầu tư kinh doanh chính gồm có chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam mà chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân (có cả cá nhân lớn) và thành phần này dựa nhiều vào tín dụng cầm cố. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm một phần nhất định nhưng chưa đáng kể.

Nhìn vào hoạt động giao dịch chứng khoán hàng ngày, trên thị trường trái phiếu thì ngân hàng thương mại vẫn là thành phần tham gia chính, chiếm phần lớn giao dịch và vai trò của các quỹ hầu như là không có.

Trong thời gian tới, nếu muốn có một thị trường đầy đủ các đối tượng tham gia, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có chuyên môn, có quy mô thì không thể không có các các công ty quản lý quỹ. Và cần phải nhấn mạnh là các công ty quản lý quỹ của Việt Nam ở trong nước chứ không phải ở nước ngoài.

Những điều trên cho thấy mặc dù ngành quản lý quỹ cũng đã có bước tiến đáng kể nhưng để phát triển nhanh hơn nữa còn là một chặng đường rất dài ở phía trước với nhiều việc phải làm để các quỹ có thể tạo được nguồn vốn tin cậy, các hành động với trách nhiệm của cổ đông cần chuyên nghiệp hơn để tăng tính quản trị.

Một nền kinh tế phải có một mức phát triển nhất định thì người dân mới có nhu cầu để đầu tư vào các công cụ tài chính. (Ảnh: Vietnam+)
Một nền kinh tế phải có một mức phát triển nhất định thì người dân mới có nhu cầu để đầu tư vào các công cụ tài chính. (Ảnh: Vietnam+)

Do đó, tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư đối với công ty quản lý quỹ là một vấn đề cần ưu tiên. Các công ty quản lý quỹ đã làm việc và trao đổi nghiên cứu rất nhiều với các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và các cán bộ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhằm phát triển ngành trở thành một phần trong kế hoạch của các nhà đầu tư.

– Với tư các là một nhà đầu tư kỳ cựu tại thị trường Việt Nam, theo ông thì thời gian tới, các công ty quản lý quỹ cần có những bước chuy mình như thế nào để trở thành một trụ cột của thị trường? 

Ông Dominic Scriven: Từ kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán, chúng ta quay lại khái niệm từ “số 0 đến có” với ngành quỹ vì khái niệm mới, với người dân (nhà đầu tư) lấy tiền của mình gửi đến một công ty để tham gia hoạt động đầu tư chứng khoán còn tâm lý lo lắng. Vì vậy, điểm mấu chốt là phải có tính thuyết phục và theo tôi có hai nguyên nhân chính về cả khách quan và chủ quan.

Về khách quan, một nền kinh tế phải có một mức phát triển nhất định thì người dân mới có nhu cầu để đầu tư vào các công cụ tài chính. Bởi nếu mức phát triển vẫn thấp thì người dân còn phải lo cho những nhu cầu cấp bách hơn như ăn uống, nhà cửa… Trên thực tế, mức thu nhập trung bình của một người Việt Nam ở các địa phương khác nhau, do đó nền kinh tế cần phải phát triển đến một mức nào đó để họ thấy là tiền gửi ngân hàng là đủ, nhà ở là đủ… sau đó, tiền dư thừa sẽ cân nhắc đầu tư vào các công cụ tài chính khác.

Về nguyên nhân chủ quan, là một trong những thành viên tham gia trực tiếp trên thị trường chứng khoán, các công ty quản lý quỹ có nhiệm vụ chào bán những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư với các loại phí hợp lý. Đặc biệt, các công ty quản lý quỹ cần phải tạo được một bề dày kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và uy tín trong giới đầu tư. Điều này là không dễ, bởi nhà đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi cho các công ty quản lý quỹ là đầu tư vào chứng khoán có được bảo toàn vốn và sinh lãi như ngân hàng không? Nhưng như chúng ta đã biết, đầu tư vào chứng khoán không đảm bảo an toàn vốn và họ cần thấy rõ phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư. 

Vậy làm sao để nhà đầu tư hiểu được điều đó? Đây là một vấn đề thách thức, làm sao để giúp nhà đầu tư hiểu và nâng cao nhận thức phải tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động đầu tư của họ.

Ngoài ra, nội tại các quỹ cũng phải mạnh dạn trao đổi, giải thích, giải trình, thuyết phục, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư để họ thấy đầu tư là phải xứng đáng. Hiện nay, một số công ty quản lý quỹ đã rất nỗ lực để làm được điều này và mặc dù còn gặp khó khăn nhưng có sự cạnh tranh như vậy là để cùng nhau xây dựng nên một thị trường phát triển.

Bên cạnh sự nỗ lực của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, với Luật Chứng khoán mới vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021, các thành viên của thị trường mong muốn cơ quan quản lý sớm ban hành những Nghị định, Thông tư hướng dẫn để Luật sớm đi vào hoạt động. Đây là điều quan

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng hội đàm với Ngài Philip Hammond, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Vương Quốc Anh trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tài chính tại Anh Quốc. (Ảnh: SSC)
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng hội đàm với Ngài Philip Hammond, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Vương Quốc Anh trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tài chính tại Anh Quốc. (Ảnh: SSC)