Tầm quan trọng của máy thở

maythoco-1585708861-58.jpg

Đại dịch COVID-19 do virus SARS CoV-2 gây ra, đang ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca nhiễm SARS CoV-2 trên toàn cầu đã lên đến 858.669, trong đó có 42.151 trường hợp tử vong.

Trước sự bùng phát của đại dịch, sự hỗ trợ của khoa học-công nghệ sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong. Máy thở góp phần quan trọng khi mà tình trạng số ca nhiễm virus corona trên thế giới đang ngày càng tăng nhanh.

Một sự thiếu hụt máy thở sẽ khiến nhiều người có nguy cơ tử vong, vì thế các cơ quan y tế trên toàn thế giới đang nỗ lực tìm cách để cung cấp thêm máy thở cho các bệnh viện nhằm đối phó với số lượng bệnh nhân nhiễm virus corona đang ngày càng tăng lên.

“Lý do khiến đây là một khủng hoảng là vì nếu không có máy thở, bệnh nhân sẽ chết,” giáo sư David Story chia sẻ.

Mặc dù phần lớn những người mắc COVID-19 chỉ có những triệu chứng nhẹ, có khoảng 6% cần được điều trị tại bệnh viện, và những bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn.

Chính phủ Australia đã thể hiện sự tự tin rằng họ có thể tránh được tình trạng thiếu hụt máy thở. Chia sẻ với tờ Guardian Australia, các chuyên gia cho biết những nỗ lực này là rất quan trọng, vì việc thiếu máy thở có thể gây nguy hiểm cho nhiều người.

“Lý do khiến đây là một khủng hoảng là vì nếu không có máy thở, bệnh nhân sẽ chết,” giáo sư David Story, phó giám đốc Trung tâm Điều trị Tích cực Tích hợp thuộc Đại học Melbourne, kiêm bác sỹ gây mê tại Bệnh viện Austin cho hay.

Giáo sư Sarath Ranganathan, một thành viên hội đồng quản trị của Quỹ Nghiên cứu Phổi Australia kiên giám đốc phụ trách y học hô hấp và giấc ngủ tại Viện Nhi Hoàng gia của Melbourne cho biết: “Những kinh nghiệm ở Italy và Tây Ban Nha, cùng mô hình được sử dụng bởi các nhà toán học trên toàn cầu cho thấy số lượng người sẽ bị nhiễm COVID-19 thể nặng sẽ vượt quá năng lực chăm sóc bằng cách sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp.

“Nếu không được tiếp cận với máy thở, những bệnh nhân có khả năng sống sót sẽ tử vong.”

Máy thở đóng vai trò thiết yếu trong việc cứu sống bệnh nhân. (Ảnh: Getty  Images)
Máy thở đóng vai trò thiết yếu trong việc cứu sống bệnh nhân. (Ảnh: Getty Images)

Máy thở là gì và nó hoạt động như thế nào?

Một máy thở cơ học là một cỗ máy được dùng để hỗ trợ cho các bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến phổi, bao gồm bệnh viêm phổi.

Trước khi một bệnh nhân được dùng máy thở, nhân viên y tế – thường là bác sỹ gây mê – sẽ thực hiện một thủ tục gọi là đặt nội khí quản.

Sau khi bệnh nhân được gây mê và tiêm thuốc giãn cơ, một chiếc ống sẽ được luồn qua miệng vào trong khí quản.

Đây là một thủ tục thường quy, nhưng với các bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế cần hết sức cần thận để bảo đảm họ không bị nhiễm virus. “Chúng tôi cho nhân viên mặc đồ bảo hộ gần như kín toàn thân,” giáo sư Story nói.

Ống thở sau đó được gắn vào máy thở và nhân viên y tế có thể điều chỉnh tốc độ đẩy không khí và oxy vào phổi, cũng như điều chỉnh sự pha trộn oxy.

Khi nào một bệnh nhân cần dùng máy thở?

Trước khi quyết định cho một bệnh nhân dùng máy thở, giáo sư Story cho biết các bác sỹ phải tìm thấy các dấu hiệu “suy hô hấp.”

“Nhịp thở sẽ tăng, bệnh nhân sẽ trông có vẻ đau đớn, nồng độ Co2 trong máu tăng lên và họ có thể bị choáng và lẫn lộn,” ông nói.

Nhịp thở bình thường là 15 nhịp/phút. Nếu con số này tăng lên khoảng 28 nhịp/phút, đó là một dấu hiệu cho thấy có thể phải dùng tới máy thở.

Giáo sư John Wilson, chủ tịch trường Cao đẳng Y khoa Hoàng gia Australia, đồng thời cũng là một bác sỹ hô hấp cho biết, trước khi dùng máy thở cơ học, các bác sỹ có thể thử những cách khác để tăng nồng độ oxy trong cơ thể bệnh nhân.

Nhịp thở bình thường là 15 nhịp/phút. Nếu con số này tăng lên khoảng 28 nhịp/phút, đó là một dấu hiệu cho thấy có thể phải dùng tới máy thở.

Những phương pháp trợ thở “không xâm lấn” này bao gồm cho đeo mặt nạ khí và dùng bình oxy.

Giáo sư Story cho biết với bệnh COVID-19, nhân viên y tế sẽ tránh các biện pháp không xâm lấn vì bệnh nhân vẫn có thể sẽ ho và làm văng ra các giọt bắn, gia tăng nguy cơ truyền virus sang nhân viên y tế.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: THX/TTXVN)
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: THX/TTXVN)

Một bệnh nhân cần máy thở sớm như thế nào và trong bao lâu?

Giáo sư Ranganathan cho biết khi bác sỹ nhận thấy một bệnh nhân cần dùng máy thở, “người đó cần được dùng nó thật sớm”.

Ông cho biết: “Bệnh nhân có thể chịu được trong một thời gian ngắn khi sử dụng các hình thức trợ thở thủ công như dùng túi khí hay hệ thống mặt nạ với oxy, nhưng thường thì việc nối bệnh nhân với máy thở cần được tiến hành trong vòng 30 phút trong trường hợp khẩn cấp.”

Ở những bệnh nhân COVID-19 thể nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARD) có thể xuất hiện và đe dọa tính mạng của họ. Khi đó, máy thở được dùng để cung cấp lượng nhỏ oxy và không khí với tốc độ cao cho bệnh nhân.

Điều này có nghĩa là một bệnh nhân có thể cần dùng tới máy thở trong vài tuần.

Để tránh các biến chứng từ việc đặt ống thở xuyên qua họng, giáo sư Story cho biết phẫu thuật mở khí quản được thực hiện để đưa ổng thẳng vào khí quản qua cổ.

“Bệnh nhân có thể tỉnh táo hơn khi dùng phẫu thuật mở khí quản và lỗ hổng sẽ tự liền lại,” ông cho biết.

“Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng ARDS, họ sẽ cần được chăm sóc tích cực suốt nhiều tuần và sẽ tử vong nếu không có máy thở.”

Vì sao thiếu máy thở lại là một vấn đề?

Một trong những phương án rõ ràng nhất để tránh bị thiếu máy thở là giảm số lượng người mắc bệnh ngay từ đầu. Điều đó có nghĩa là làm theo tất cả các lời khuyên y tế, bao gồm cách ly xã hội và các quy tắc vệ sinh.

Ở Australia, Hiệp hội Chăm sóc sức khỏe và Bệnh viện Australia, Hiệp hội Điều trị Tích cực Australia và New Zealand và bộ trưởng bộ Y tế Karen Andrews đều đã bày tỏ sự tự tin rằng họ có thể tránh được sự thiếu hụt máy thở.

Để tránh thiếu máy thở trong đại dịch COVID-19, cách tốt nhất là làm theo tất cả các lời khuyên y tế, bao gồm cách ly xã hội và các quy tắc vệ sinh.

Chính phủ Australia cũng đang thử xem máy thở dùng cho động vật tại các phòng khám thú y có thể được chuyển đổi công năng để dùng cho người hay không. Máy hỗ trợ ngừng thở khi ngủ và máy gây mê cũng là những lựa chọn thay thế.

Giáo sư Story cho biết máy thở dùng trên các xe cứu thương có thể được dùng như biện pháp dự phòng.

Tất cả những công tác này đóng vai trò thiết yếu trong việc cứu sống bệnh nhân nếu các biện pháp cách ly xã hội và phong tỏa cộng đồng không làm giảm được lượng bệnh nhân cần được chăm sóc tích cực.

Giáo sư Wilson cho biết: “Các nhân viên y tế chịu trách nhiệm điều trị các ca đe dọa đến tính mạng như COVID-19 cực kỳ quan tâm đến khả năng sử dụng biện pháp hỗ trợ phù hợp cho số lượng lớn bệnh nhân dự kiến sẽ bị suy hô hấp.”

“Về bản chất, điều này có nghĩa là nhiều người sẽ không được trợ thở cơ học và nhân viên y tế, gia đình người bệnh và chính bệnh nhân sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn vì thiếu sự hỗ trợ. Có rất nhiều tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức ở đây, và không trường hợp nào có thể dễ dàng được giải quyết.”

 Anh cải tiến máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) để phục vụ điều trị bệnh nhân  nặng. (Ảnh: AFP/TTXVN)
 Anh cải tiến máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) để phục vụ điều trị bệnh nhân nặng. (Ảnh: AFP/TTXVN)