Nước Mỹ phản ứng thế nào với đại dịch

myphanun-1585364059-73.jpg

Nước Mỹ cần học những bài học nếu muốn cứu chính mình khỏi những hậu quả khủng khiếp, cả trong hiện tại lẫn những đại dịch trong tương lai.

Đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới khi có đến 199 quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng, với 596.723 ca bệnh được xác nhận và 27.352 ca tử vong.

Mỹ đang là quốc gia có số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất thế giới với 104.142 ca, trong đó 1.695 trường hợp đã tử vong.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến Mỹ có số ca nhiễm bệnh nhiều đến vậy?

Nhìn từ châu Á

Ở châu Á, các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam và Singapore đã gần như ngăn chặn được sự bùng phát dịch bệnh, trong khi các nước như Mỹ và Anh lại phản ứng vụng về đến mức không tin nổi.

Mặc dù hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định đầy đủ rằng biện pháp nào có hiệu quả và biện pháp nào không, nhưng một số bài học thực tiễn lớn vẫn hết sức rõ ràng. Nước Mỹ sẽ cần học những bài học này thật nhanh nếu muốn cứu chính mình khỏi những hậu quả khủng khiếp, cả trong hiện tại lẫn những đại dịch trong tương lai.

Một cách hợp lý, phản ứng trước đại dịch có thể chia làm ba cấp độ chính, xếp thành từng tầng nối tiếp nhau. Ở nền tảng là hệ thống chăm sóc y tế quốc gia với nhiệm vụ mang đến khả năng tiếp cận rộng rãi cần thiết tới hoạt động xét nghiệm và điều trị.

Tầng thứ hai là bộ máy hành chính và phúc lợi quốc gia, có nhiệm vụ điều phối các biện pháp ứng phó bổ sung. Cấp độ này bao gồm các công việc như thiết lập các chốt xét nghiệm hàng loạt tại các cửa khẩu và trên toàn quốc, đảm bảo dự trữ vật tư y tế cần thiết, xây dựng các bệnh viện khẩn cấp… Điều này cũng có nghĩa là triển khai hỗ trợ thu nhập cho các cá nhân và doanh nghiệp trong trường hợp bắt buộc phải phong tỏa hoặc cách ly toàn dân, để giúp mọi người không thiếu thốn về tài chính và giúp cho nền kinh tế vượt qua khó khăn.

Phun khử trùng đường phố nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Tân Điếm, Đài Loan. (Ảnh: AFP)
Phun khử trùng đường phố nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Tân Điếm, Đài Loan. (Ảnh: AFP)

Tầng thứ ba là nhận thức của người dân: Dân chúng phải sẵn sàng nâng cao các thói quen vệ sinh của họ, chấp nhận những hạn chế quyết liệt với việc di chuyển và tránh tụ tập đông người để hạn chế làm virus lây lan.

Trong tất cả những hoạt động này, xét nghiệm rộng rãi xứng đáng được nhấn mạnh đặc biệt, vì bất kỳ phản ứng khẩn cấp nào cũng sẽ không thể phát huy tác dụng nếu không có nó. Một quốc gia không thể chiến đấu với dịch bệnh mà không biết căn bệnh này thực sự ở đâu.

Các nước có hiệu quả chống dịch tốt nhất đều đang làm tốt ở cả ba cấp độ này.

Đài Loan có hệ thống chăm sóc sức khỏe một người chi trả theo phong cách của Medicare (thực tế, hệ thống này được xây dựng dựa trên hệ thống Medicare của Mỹ, nhưng mở rộng độ bao phủ đến toàn dân), cho phép họ triển khai xét nghiệm, điều trị và cách ly mà không gặp trở ngại.

Việt Nam, quốc gia có GDP bình quân đầu người chỉ rơi vào khoảng 6.600 USD trong năm 2018 (bằng khoảng 12% so với Mỹ), ban đầu đã kiềm chế được dịch bệnh bằng việc nhanh chóng triển khai xét nghiệm rộng rãi, điều tra tiếp xúc

Họ cũng đã có các kế hoạch ứng phó với đại dịch được lập ra sau đợt bùng phát dịch SARS năm 2002; những kế hoạch này thường xuyên được đánh giá và thực hiện. Cuối cùng, công dân Đài Loan đã được giáo dục và chuẩn bị để đối mặt với bất cứ dịch bệnh nào một cách nghiêm túc, vì thế mọi người không tìm cách trốn cách ly và làm bệnh lây lan rộng hơn.

Ngay cả các nước có thu nhập trung bình cũng làm được những điều này. Việt Nam, quốc gia có GDP bình quân đầu người chỉ rơi vào khoảng 6.600 USD trong năm 2018 (bằng khoảng 12% so với Mỹ), ban đầu đã kiềm chế được dịch bệnh bằng việc nhanh chóng triển khai xét nghiệm rộng rãi, điều tra tiếp xúc, cách ly và áp dụng các biện pháp giáo dục công dân (mặc dù hiện nay Việt Nam đang phải đối phó với các ca nhiễm mới bắt nguồn từ người nước ngoài).

Nếu chính quyền nắm thế chủ động, những đợt phong tỏa toàn dân cùng sự tàn phá về mặt kinh tế có thể được hạn chế hay tránh được.

Việt Nam kiểm soát dịch bệnh từ sân bay, ngăn nguy cơ lây lan từ những người ở vùng dịch trở về. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Việt Nam kiểm soát dịch bệnh từ sân bay, ngăn nguy cơ lây lan từ những người ở vùng dịch trở về. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Bài học từ châu Âu

Các nước châu Âu lại đang tụt hậu đáng kể. Hầu hết các quốc gia ở châu lục này có hệ thống y tế đủ tốt hoặc thậm chí tốt hơn, nhưng bộ máy chính quyền của họ lại phản ứng quá vụng về trước dịch bệnh.

Italy có hệ thống chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới, và giới chức ở đây thực tế đã khá nhanh chóng triển khai việc xét nghiệm, phong tỏa và các biện pháp cách ly, nhưng vẫn chưa đủ nhanh để chặn đứng dịch bệnh.

Tồi tệ hơn, người dân Italy ban đầu còn rất coi thường cuộc khủng hoảng này. Rất nhiều người đã ngó lơ những lời khuyên về giữ khoảng cách xã hội và tiếp tục đến các buổi tụ tập đông người trong giai đoạn đầu của dịch bệnh – hành động này thậm chí còn được khuyến khích bởi những thông điệp không nhất quán từ một số nhà cầm quyền.

Thông báo phong tỏa miền bắc Italy đã bị rò rỉ trước khi hành động này được thực hiện, và hàng nghìn người dân đã chạy về phía nam và làm dịch bệnh lây lan ở đó. Và một khi dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát, ngay cả hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới cũng sẽ bị áp đảo, bởi không hệ thống nào được chuẩn bị để ứng phó với những đợt gia tăng khổng lồ về số lượng bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch như vậy.

Tuy nhiên, Italy đang nỗ lực hết sức để chống lại khủng hoảng, và dường như đã làm chậm được tốc độ phát sinh các ca nhiễm mới.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại Istituto Clinico Casalpalocco ở Rome, Italy ngày 25/3/2020. (Ảnh: THX)
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại Istituto Clinico Casalpalocco ở Rome, Italy ngày 25/3/2020. (Ảnh: THX)

Các quốc gia châu Âu khác, bị sốc một cách muộn màng trước ví dụ của Italy, đang quyết liệt tìm cách hạn chế dịch bệnh lây lan, nâng cao năng lực xét nghiệm và điều trị, và bảo vệ cho người dân. Ở đây, các quốc gia châu Âu nổi tiếng với chính sách an sinh xã hội hào phóng đã trở thành những ví dụ có ích.

Các nước như Đan Mạch và Na Uy vốn đã có quy định thời gian nghỉ ốm dài hạn, vì thế những người mắc bệnh không cần đi làm; ngoài ra, trợ cấp thất nghiệp cũng hỗ trợ cho những người bị mất việc do dịch bệnh… Các quốc gia này cũng nhanh chóng thông qua các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp để hạn chế việc sa thải nhân viên và ngăn chặn phá sản tới khi cơn khủng hoảng qua đi.

Phản ứng của Mỹ trước đại dịch

Ngược lại, nước Mỹ đã “ngã sấp mặt” trên mọi khía cạnh phản ứng. So với những tiêu chuẩn ở Đài Loan hay Italy, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ giống như một trò đùa cay đắng. Chúng ta không có bảo hiểm toàn dân, và những gì chúng ta có chỉ là một cơn ác mộng nặng nề và rời rạc mang phong cách Kafka, thường xuyên đẩy những người có bệnh đến bờ vực phá sản.

Phản ứng trực diện của Tổng thống Donald Trump cũng sai lầm khủng khiếp. Chúng ta vẫn không có đủ bộ xét nghiệm ít nhất là hai tháng sau thời điểm chúng ta đáng lẽ phải có chúng. Ông Trump cũng chưa bảo đảm được nguồn cung các thiết bị quan trọng như khẩu trang và máy thở, trong khi các bệnh viện đang dần cạn kiệt những trang bị này.

Khi virus âm thầm lây lan trong dân chúng, Trump vẫn tuyên bố rằng “Virus corona ở Mỹ vẫn nằm trong tầm kiểm soát,” và truyền thông bảo thủ thì cho rằng dịch bệnh không ghê gớm bằng bệnh cúm.

Ông thậm chí chỉ mới huy động Công binh Lục quân Hoa Kỳ cách đây vài ngày. Những con tàu bệnh viện mà ông tự hào đang trên đường đến hóa ra lại đang phải cập cảng để bảo trì và sẽ mất nhiều ngày để ra khơi. Một biện pháp hỗ trợ kinh tế (bao gồm một số khoản dự phòng cho nghỉ phép có trả lương khẩn cấp và bảo hiểm thất nghiệp ở mức thấp hơn so với mức bình thường ở hầu hết các nước châu Âu) thì đang bị sa lầy tại Quốc hội.

Có lẽ điều tồi tệ hơn cả chính là Trump, các chính trị gia đảng Cộng hòa, và truyền thông cánh hữu liên tục hạ thấp mức độ nguy hiểm của dịch bệnh suốt nhiều tuần trong khi nó đang dần mạnh lên. Khi virus âm thầm lây lan trong dân chúng, Trump vẫn tuyên bố rằng “Virus corona ở Mỹ vẫn nằm trong tầm kiểm soát,” và truyền thông bảo thủ thì cho rằng dịch bệnh không ghê gớm bằng bệnh cúm.

Bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 được thiết lập tại  trung tâm Jacob K. Javits ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 được thiết lập tại trung tâm Jacob K. Javits ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chỉ trong vài ngày gần đây, những nhà tuyên truyền cho đảng Cộng hòa như Sean Hannity đã nhanh chóng đổi chiều, từ “Một lần nữa, tôi cảm thấy dường như mọi người đang muốn vùi dập ông Trump bằng trò lừa bịp mới này” sang “Chương trình này luôn xem xét virus corona một cách nghiêm túc. Chúng tôi chưa bao giờ gọi virus này là một trò lừa bịp.”

Kết quả là một sự chia rẽ đảng phái dai dẳng liên quan đến việc người Mỹ có hiểu được mối đe dọa từ sự bùng phát dịch bệnh hay không. Ở bất kỳ mức độ nào, tất cả những điều này đều cho thấy một bức phác thảo về một chương trình chính sách rộng lớn để khắc phục đợt bùng phát và chống lại những sự cố tương tự trong tương lai.

Đầu tiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe khốn khổ ở Mỹ cần được tăng cường mạnh mẽ trên cơ sở đối phó với trường hợp khẩn cấp, và đến cùng cần được thay thế bởi một hệ thống thực sự có hiệu quả, như chăm sóc y tế toàn dân.

Thứ hai, chính phủ liên bang đang rơi vào tình trạng hỗn loạn và cần được đại tu tổng thể. Để bắt đầu, chúng ta nên sao chép các hệ thống ứng phó với đại dịch của Đài Loan, để các đội ngũ phản ứng và nguồn cung luôn sẵn sàng được huy động khi có thông báo khẩn.

Rộng hơn, năng lực của nhà nước, vốn đã bị tàn phá bởi nhiều thập kỷ khắc khổ của đảng bảo thủ và chủ nghĩa giáo điều phản khoa học và phản chuyên môn phải được xây dựng lại toàn diện. Những người theo chủ nghĩa bảo thủ đã khăng khăng suốt nhiều thập kỷ rằng chính quyền không hề vô dụng, và giờ đây chúng ta đều đang phải trả giá.

Thứ ba, phong trào bảo thủ cần phải bị đánh bại toàn diện về mặt chính trị. Dường như có một số mặt trái nghiêm trọng khi để một người dẫn chương trình truyền hình thực tế đầy tự phụ ngồi vào vị trí dẫn dắt đất nước.

Tôi có rất ít hy vọng rằng những điều này sẽ xảy ra. Nhưng trong một cuộc khủng hoảng, đôi khi những điều bất khả thi lại có thể xảy ra một cách rất nhanh chóng. Hãy hy vọng rằng có ai đó đang cố gắng tiếp thu những bài học mà Đài Loan và các quốc gia dân chủ khác tại châu Á đang dạy cho chúng ta.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân có dấu hiệu sốt tới bệnh viện ở thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân có dấu hiệu sốt tới bệnh viện ở thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)