Thượng đỉnh

Bất chấp những thách thức của các đối thủ chính trị ở trong nước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định từ chối đi đến một “thỏa thuận” mà ông cho là không hoàn hảo với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra ở Hà Nội trong hai ngày 27-28/2 vừa qua. 

Theo National Interest, “sự cám dỗ” hẳn là rất lớn. Hội nghị tạo cơ hội để ông Trump giải quyết những khó khăn ở trong nước. Ông Trump đã đầu tư vốn liếng chính trị vào đó, nhằm đạt được một sự đột phá với Triều Tiên, cùng lợi ích to lớn có thể đạt được là Giải thưởng Nobel Hòa bình, được lịch sử ghi nhận. Nhưng cuối cùng ông Trump đã thuận theo câu châm ngôn “một thỏa thuận tồi còn tồi tệ hơn là không có thỏa thuận”.

Theo Nhà Trắng, sự đổ vỡ của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội bắt nguồn từ việc ông Kim Jong-un khăng khăng rằng Washington phải dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt. Trong khi đó, đấy lại là “công cụ hữu hiệu” trong chính sách “gây sức ép tối đa” mà chính quyền Trump đã thành công khi kéo chính quyền Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán ở cấp cao nhất.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho đã nói rằng ông Kim Jong-un muốn “dỡ bỏ những lệnh trừng phạt làm tổn hại đến nền kinh tế quốc gia cũng như cuộc sống của tất cả người dân Triều Tiên”, nhấn mạnh đến 5 trong số 11 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang được thực thi nhằm vào Triều Tiên. Và điều quan trọng là tất cả các nghị quyết đó đều không liên quan trực tiếp đến quân đội.

Tuy nhiên, việc dỡ bỏ những lệnh trừng phạt đó cũng có nghĩa “trò chơi kết thúc” đối với Mỹ trong việc gây sức ép tối đa trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc họp mở rộng với các quan chức hai nước trong ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội, ngày 28/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc họp mở rộng với các quan chức hai nước trong ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội, ngày 28/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, việc dỡ bỏ những lệnh trừng phạt đó cũng có nghĩa “trò chơi kết thúc” đối với Mỹ trong việc gây sức ép tối đa trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên.

Đổi lại, Bình Nhưỡng chỉ chấp nhận đóng cửa các cơ sở sản xuất nguyên liệu hạt nhân thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon, nơi có lò phản ứng hạt nhân chính của Triều Tiên và nhà máy tái chế plutoni (nhưng không bao gồm lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ và các kho chứa triti ở Yongbyon).

Theo phía Mỹ, ông Kim Jong-un cũng không đồng ý đóng cửa các cơ sở hạt nhân bí mật khác vốn được cho là đang làm giàu urani cấp độ cao. Để đưa những vấn đề này vào thỏa thuận, ngay cả khi ông Kim Jong-un thực thi bước đi cụ thể thì cũng khó có thể đi đến một lịch trình rõ ràng cho vấn đề giải giáp hạt nhân một cách “hoàn toàn, có kiểm chứng và không thể đảo ngược” (CVID) mà các nhà đàm phán Mỹ đang theo đuổi. Có thể nói, cuộc gặp Thượng đỉnh Hà Nội được xem là mô hình mới nhất trong số các cuộc đàm phán lịch sử quen thuộc của Triều Tiên: Nỗ lực tận dụng những biện pháp có lợi để đổi lấy những nhượng bộ không thể đảo ngược của Mỹ.

Trong khi đó, ở Hà Nội, Mỹ đã tránh được việc đưa ra một tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên vốn mới chỉ tạm dừng bằng một thỏa thuận đình chiến từ năm 1953. Một bản tuyên bố có thể giúp Triều Tiên kiểm soát được việc thực thi các lệnh trừng phạt hoặc chí ít ngăn ngừa việc tăng cường các lệnh trừng phạt trong tương lai. Sức ép chính trị để tránh sự khiêu khích từ sự hợp tác quân sự với Hàn Quốc cũng có thể xuất hiện mà trước hết là những tranh cãi về khả năng Mỹ rút quân đồn trú ở Hàn Quốc về nước. Quan niệm về một Triều Tiên cô lập và cản trở mong muốn của cộng đồng quốc tế sẽ giảm dần. Vậy liệu cộng đồng quốc tế còn ủng hộ chính sách “gây sức ép tối đa”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp riêng tại ngày làm việc thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội, ngày 28/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp riêng tại ngày làm việc thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội, ngày 28/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trump đã thành công trong việc khích động Kim Jong-un đề cập với báo chí về khả năng thiết lập văn phòng liên lạc tại mỗi nước, một mô hình của sự hiện diện ngoại giao.

Hơn nữa, Trump đã thành công trong việc khích động Kim Jong-un đề cập với báo chí về khả năng thiết lập văn phòng liên lạc tại mỗi nước, một mô hình của sự hiện diện ngoại giao. Đây đã từng là điều mơ ước của Mỹ kể từ thời chính quyền Bill Clinton. Triều Tiên thực ra đã có sự hiện diện ngoại giao ở Mỹ thông qua Phái đoàn thường trực của nước này tại Liên hợp quốc ở New York (mặc dù lệnh hạn chế đi lại đồng nghĩa với việc các nhà ngoại giao Triều Tiên không thể tới Thủ đô Washington). Trong khi đó, Mỹ chỉ có được sự hiện diện ở Bình Nhưỡng thông qua Đại sứ quán Thụy Điển.

Một văn phòng liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng sẽ có thể mở ra cánh cửa tạo lập các kênh liên lạc mới cũng như hoạt động thu thập thông tin cho Mỹ, trong khi văn phòng liên lạc của Triều Tiên ở Washington cũng chỉ là một sự “bổ sung” cho Bình Nhưỡng. 

Với việc các cuộc đàm phán ở Hà Nội đổ vỡ, viễn cảnh cho cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim trở nên xa vời. Điều đó có nghĩa việc Trump khó khăn bỏ qua một thỏa thuận tồi với Triều Tiên làm gợi nhớ đến thất bại của cuộc gặp thượng đỉnh hồi năm 1986 tại Reykjavík (Iceland) giữa Tổng thống Ronald Reagan và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Cuộc gặp đó đã kết thúc khi ông Reagan từ chối chấp nhận những hạn chế đối với Sáng kiến phòng thủ chiến lược của Mỹ (SDI). Tuy nhiên, điều này lại đặt nền tảng cho việc đạt được hiệp ước về Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà hai nước ký kết năm 1987.

Có thể Hà Nội sẽ là một minh chứng cụ thể để Bình Nhưỡng tính toán phá vỡ những nguyên tắc cố hữu của mình, gia tăng đàm phán và trở lại với thái độ mềm dẻo hơn. Tuy nhiên, đó không phải là những gì chúng ta nên đặt cược.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy tay tạm biệt khi rời Hà Nội về nước sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai sớm hơn kế hoạch ban đầu, ngày 28/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy tay tạm biệt khi rời Hà Nội về nước sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai sớm hơn kế hoạch ban đầu, ngày 28/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)