Thể thao Việt Nam

anh5-1507275430-10.jpg

Điều kỳ diệu nào đã tạo nên Hoàng Xuân Vinh? Ai đứng sau những chiến công của Ánh Viên, Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền? Tất cả những thành tựu lớn nhất của thể thao Việt Nam tới thời điểm này đã ra đời từ một bản đề án cách đây 4 năm.

SEA Games 2017 chứng kiến thành công vượt bậc của thể thao Việt Nam. Đoàn Việt Nam giành 58 Huy chương vàng, đứng thứ ba toàn đoàn, lần lượt xếp sau chủ nhà Malaysia (145 huy chương vàng) và Thái Lan (72 huy chương vàng). Trong 58 huy chương vàng ấy, phần lớn thuộc về các môn thể thao Olympic. Đây là kỳ SEA Games thứ hai liên tiếp, thể thao Việt Nam làm được điều đó. Thành công của Đại hội 2017 chứng minh rằng con đường thể thao Việt Nam đang đi, sự chuyển hướng chiến lược kéo dài nửa thập kỷ là đúng đắn.

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, võ thuật là ưu tiên của nền thể thao. Huy chương Olympic đầu tiên của thể thao Việt Nam cũng thuộc về một môn võ - Taekwondo
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, võ thuật là ưu tiên của nền thể thao. Huy chương Olympic đầu tiên của thể thao Việt Nam cũng thuộc về một môn võ – Taekwondo

Thời kỳ hội nhập

Để có một cái nhìn toàn cảnh về thành tựu của SEA Games 2017, chúng ta phải vặn ngược kim đồng hồ trở về kỳ SEA Games 1989 diễn ra cách đây 28 năm. Thật tình cờ, Đại hội năm ấy cũng được tổ chức tại Kuala Lumpur.

SEA Games 1989 là lần đầu tiên thể thao Việt Nam trở lại đấu trường khu vực. Trước đó, do ảnh hưởng của chiến tranh, thể thao miền Bắc nói riêng và thể thao Việt Nam không có điều kiện gia nhập ngôi nhà chung Đông Nam Á. Mãi tới năm 1989, thể thao Việt Nam mới lần đầu hội nhập. Ở kỳ Đại hội đầu tiên, đoàn Việt Nam chỉ giành được 3 Huy chương vàng.

Với những người làm thể thao bấy giờ, giai đoạn 1989-1997 là thời kỳ thử nghiệm. Đó là khoảng thời gian thể thao Việt Nam mới trở lại đấu trường khu vực và thế giới. Những nhà lãnh đạo thể thao cần thời gian để tìm hiểu thể thao thế giới, xác định thế mạnh của mình trước khi quyết định đường hướng phát triển.

Ngày ấy, SEA Games vẫn là khái niệm rất xa lạ ngay trong xã hội Việt Nam dù mỗi tấm huy chương vàng giành được lúc ấy đều cực kỳ khó khăn. Năm 1989, sau khi giành huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử cho thể thao Việt Nam, xạ thủ Ngô Ngân Hà về nước và từng đối diện với câu hỏi: “SEA Games là cái gì đấy?”.

Trong thời kỳ này, thể thao Việt Nam chưa từng vượt qua mốc 10 huy chương vàng. Mãi tới năm 1997 tại Indonesia, bước ngoặt đầu tiên mới xuất hiện.

Những chiến công của Nguyễn Thị Huyền và đồng đội là kết quả sau một quá trình đầu tư dài hạn của thể thao Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Những chiến công của Nguyễn Thị Huyền và đồng đội là kết quả sau một quá trình đầu tư dài hạn của thể thao Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Chiến lược “đi tắt đón đầu”

Jakarta 1997 chứng kiến bước nhảy vọt đầu tiên của nền thể thao khi đoàn Việt Nam giành tới 35 Huy chương vàng, lần đầu có mặt trong tốp năm nước đứng đầu Đại hội. Chiến công ấy là thành quả của chiến lược “đi tắt đón đầu”, ưu tiên đầu tư các môn thể thao đơn giản, kinh phí thấp, có khả năng giành huy chương nhanh chóng, tập trung vào các môn thế mạnh, gần gũi với văn hóa dân tộc như bắn súng, các môn võ thuật (Taekwondo, Judo, Vật, Wushu, Pencak Silat, Karatedo…).

Đây được xem là lựa chọn phù hợp của nền thể thao trong giai đoạn hội nhập khi chúng ta cần nhanh chóng có thành tích để thúc đẩy nền thể thao tiến lên. Đó cũng là lựa chọn gần như duy nhất của ngành thể thao trong giai đoạn đất nước còn nghèo, kinh phí cho thể thao rất hạn chế. Lựa chọn này đã ngay lập tức phát huy tác dụng ở một đất nước có truyền thống võ học và mới bước qua chiến tranh. Trong khoảng 15 năm kể từ đó, “đi tắt đón đầu” trở thành chiến lược chủ đạo của nền thể thao.

Không hề tình cờ khi tấm huy chương Olympic đầu tiên của thể thao Việt Nam thuộc về Trần Hiếu Ngân ở môn Taekwondo. 

Không hề tình cờ khi tấm huy chương Olympic đầu tiên của thể thao Việt Nam thuộc về Trần Hiếu Ngân ở môn Taekwondo. SEA Games 2005 tại Philippines là minh chứng rõ nét cho chiến lược này khi 6/10 môn mang về nhiều huy chương nhất cho thể thao Việt Nam là các môn võ thuật.

Đỉnh cao của chiến lược “đi tắt đón đầu” đến vào năm 2003 tại kỳ SEA Games được tổ chức trên sân nhà. Đoàn Việt Nam lần đầu tiên đứng nhất toàn đoàn với 158 huy chương vàng, trong đó, những môn võ thuật đã mang tới “cơn mưa vàng.”

Nhưng sau chiến công ấy, những dấu hiệu về sự đi xuống của thể thao Việt Nam đã xuất hiện. Sau hai thập kỷ hội nhập, thể thao Việt Nam mới chỉ có hai tấm huy chương Olympic. Tại ASIAD, thể thao Việt Nam gần như không chen chân được vào nhóm các môn thể thao Olympic. Thành tích của đoàn Việt Nam qua các kỳ Á vận hội đi xuống dần đều.

ASIAD 2002, đoàn Việt Nam có bốn huy chương vàng. Đến năm 2014, toàn đoàn chỉ giành duy nhất một huy chương vàng của Dương Thúy Vi ở môn wushu. Cần lưu ý rằng, wushu không phải là môn Olympic, mang tính biểu diễn và được chấm theo cách đầy cảm tính. ASIAD 2014 cũng là “điểm đáy” của đồ thị thể thao Việt Nam khi chúng ta đứng thứ 25 châu Á, xếp thứ sáu tại Đông Nam Á. Điều nghịch lý là chỉ trước đó một năm, thể thao Việt Nam vẫn đứng thứ ba tại SEA Games Myanmar với 74 tấm Huy chương vàng.

SEA Games 2013 bắt đầu chứng kiến sự chuyển hướng của thể thao  Việt Nam. Đó cũng là kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á đầu tiên của kình ngư trẻ  Nguyễn Thị Ánh Viên. (Ảnh: TTXVN)
SEA Games 2013 bắt đầu chứng kiến sự chuyển hướng của thể thao Việt Nam. Đó cũng là kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á đầu tiên của kình ngư trẻ Nguyễn Thị Ánh Viên. (Ảnh: TTXVN)

“Cuộc chiến” nội bộ ngành thể thao?

Không phải tới khi đoàn Việt Nam thảm bại ở ASIAD 2014, những người có trách nhiệm mới nhìn thấy sai lầm của thể thao Việt Nam. Từ giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI, những lời tiên đoán về sự đi xuống của nền thể thao đã xuất hiện.

Sau một thời kỳ dài đặt trọng tâm vào võ thuật, thể thao Việt Nam đã bỏ quên điền kinh, bơi lội, thể dục dụng dụ. Đó mới là ba môn thể thao cơ bản của chương trình Olympic, là những môn thể thao phổ biến, được cả thế giới theo dõi và là thước đo đánh giá sức mạnh của một nền thể thao.

Trước đó, những tấm huy chương vàng sáng chói, danh hiệu tốp ba Đông Nam Á đã làm nhiều lãnh đạo ngành thể thao lóa mắt. Họ đã không nhận ra thể thao Việt Nam đang ngày càng tụt hậu ở những mặt trận quan trọng nhất.

Hàng chục thậm chí hàng trăm huy chương ở Đông Nam Á đã không phản ánh đúng thực lực của thể thao Việt Nam khi chúng ta liên tiếp “trắng tay” ở sân chơi châu lục và thế giới.

Trong khoảng nửa thập kỷ, thể thao Việt Nam xen kẽ những chiến thắng ở SEA Games và các thất bại ở ASIAD cũng như Olympic. Hàng chục thậm chí hàng trăm huy chương ở Đông Nam Á đã không phản ánh đúng thực lực của thể thao Việt Nam khi chúng ta liên tiếp “trắng tay” ở sân chơi châu lục và thế giới.

Cùng thời điểm đó, SEA Games vướng vào hàng loạt bê bối. Các nước chủ nhà tìm cách vơ vét huy chương, các kỳ Đại hội đầy rẫy “thuyết âm mưu,” những vụ chia chác thành tích, những lần thay đổi thể thức không giống ai khiến uy tín của SEA Games sụt giảm nghiêm trọng. Chiến thắng ở đấu trường này vì thế không còn là điều gì đấy đáng tự hào. Từng là nơi đánh dấu sự trở lại oai hùng của con người Việt Nam trong thể thao, SEA Games bắt đầu được gọi với một cái tên mới: “Ao làng Đông Nam Á.”

Đó là lúc “cuộc chiến” ngầm trong giới thể thao bắt đầu nổ ra.

Nguyên Chánh văn phòng Tổng cục Nguyễn Hồng Minh là tác giả chính  của Đề án đào tạo Vận động viên trọng điểm hướng đến ASIAD 18 và Olympic 2020.  (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)
Nguyên Chánh văn phòng Tổng cục Nguyễn Hồng Minh là tác giả chính của Đề án đào tạo Vận động viên trọng điểm hướng đến ASIAD 18 và Olympic 2020. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)

Chiến thắng của phe cấp tiến và sự ra đời Đề án đầu tư trọng điểm

Thực ra, những mầm mống thay đổi đầu tiên của thể thao Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện từ SEA Games 2003 trên sân nhà. Trong kỳ Đại hội đầu tiên tại Việt Nam, nước chủ nhà đã tiến hành đầu tư ồ ạt cho thể thao, nâng cấp cơ sở vật chất và tăng cường huấn luyện viên, vận động viên ở nhiều nhóm nội dung mới.

Huấn luyện viên Nguyễn Thị Nhung từng kể rằng cô được mời lại bộ môn bắn súng vào đầu những năm 2000 để chuẩn bị cho SEA Games tại Việt Nam (nhờ đó, chúng ta mới có Hoàng Xuân Vinh của ngày hôm nay).

Giai đoạn ấy, ngành thể thao chia thành hai phe. Phe bảo thủ thỏa mãn với những thành tựu cũ, từ chối mọi thay đổi, muốn duy trì hệ thống và phương pháp cũ. Phe cấp tiến nhìn ra những hạn chế của nền thể thao, tiếp thu các tư tưởng tiến bộ của thể thao thế giới, muốn thay đổi toàn diện và dành ưu tiên cho nhóm môn Olympic. Hai luồng tư tưởng này mâu thuẫn với nhau và liên tục đấu tranh suốt một thời gian dài.

Ban đầu, phe cấp tiến gặp nhiều chỉ trích. Nguyên trưởng bộ môn thể dục dụng cụ Nguyễn Hồng Minh kể rằng từng có một vị lãnh đạo phá lên cười khi ông tuyên bố thể dục dụng cụ sẽ giành huy chương tại SEA Games. Ngày ấy, mỗi tấm huy chương của thể dục dụng cụ hay bơi lội đều là một kỳ công vượt quá mong đợi.

Nguyên trưởng bộ môn thể dục dụng cụ Nguyễn Hồng Minh kể rằng từng có một vị lãnh đạo phá lên cười khi ông tuyên bố thể dục dụng cụ sẽ giành huy chương tại SEA Games.

Sau một thời kỳ dài đấu tranh, nhóm cấp tiến từng bước chiến thắng. Ngày 4/10/2013 trở thành bước ngoặt lịch sử kế tiếp của thể thao Việt Nam. Đó là ngày Phó Tổng cục trưởng Lâm Quang Thành chủ trì buổi làm việc với tổ soạn thảo Đề án đào tạo Vận động viên trọng điểm hướng đến ASIAD 18 và Olympic 2020. Người soạn thảo bản đề án lịch sử ấy chính là ông Nguyễn Hồng Minh – khi ấy đang là Chánh văn phòng Tổng cục.

Bản đề án năm ấy có đoạn: “Việc đầu tư xây dựng đào tạo vận động viên trọng điểm cho ASIAD 18 và Olympic là điều cấp thiết của Thể thao Việt Nam, do đó Đề án được xây dựng và đi vào thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Thể thao nước nhà.”

“Đề án xác định, các vận động viên được đầu tư trọng điểm cho hai sân chơi quan trọng chính là ASIAD 18 và Olympic. Những vận động viên được tuyển chọn đầu tư trọng điểm chủ yếu được lấy từ các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia đã trải qua các đợt tuyển chọn, sàng lọc từ các địa phương.”

“Theo Đề án, dự kiến sẽ lựa chọn 50-60 vận động viên trọng điểm loại một (thuộc các nhóm môn Olympic), được đầu tư kinh phí đào tạo, tập huấn nâng cao thành tích phấn đấu giành huy chương tại ASIAD 18 và các kỳ Olympic sắp tới.”

Thực hiện đề án này, thể thao Việt Nam có sự thay đổi chiến lược mang tính bước ngoặt. Chúng ta chuyển sự ưu tiên từ các môn võ cho nhóm môn Olympic, thay đổi tư duy ngắn hạn để tập trung cho dài hạn, dồn nguồn lực lớn cho điền kinh, bơi lội, chấp nhận thời kỳ quá độ và tăng cường xã hội hóa.

Những kết quả sau đó lại SEA Games và Olympic đã chứng minh rằng con đường thể thao Việt Nam đang đi là đúng đắn.

Chiến thắng của Hoàng Xuân Vinh ở Olympic là minh chứng cho sự định hướng đúng đắn của thể thao Việt Nam. (Ảnh: AP)
Chiến thắng của Hoàng Xuân Vinh ở Olympic là minh chứng cho sự định hướng đúng đắn của thể thao Việt Nam. (Ảnh: AP)

Huy chương vàng Olympic là bằng chứng sống

Năm 2013, những dấu hiệu đổi thay đầu tiên của thể thao Việt Nam bắt đầu xuất hiện khi chúng ta giành 15 Huy chương vàng ở hai môn thể thao quan trọng nhất là điền kinh và bơi lội. Đến năm 2015, đoàn Việt Nam thực sự bùng nổ ở Singapore với 11 tấm Huy chương vàng điền kinh, 10 ở bơi lội, 8 cho đấu kiếm, 9 của thể dục dụng cụ và 8 với rowing. Đó đều là các môn thể thao Olympic, có trong chương trình thi đấu Thế vận hội.

“SEA Games 28 là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử của Việt Nam, dù số lượng vận động viên tham dự ít nhất,” ông Hồng Minh tự hào nói về kỳ SEA Games ấy.

Thành công ở Singapore 2015 chứng minh rằng con người Việt Nam, với những hạn chế về thể lực, vẫn có thể thi đấu và chiến thắng ở những môn thể thao cơ bản danh giá nhất.

Thành công ở Singapore 2015 chứng minh rằng con người Việt Nam, với những hạn chế về thể lực, vẫn có thể thi đấu và chiến thắng ở những môn thể thao cơ bản danh giá nhất.

Khi nền móng của thể thao ở khu vực được tôn cao, đoàn Việt Nam bắt đầu tự tin hướng ra thế giới. Tấm Huy chương vàng Olympic của Hoàng Xuân Vinh là đỉnh cao của thể thao Việt Nam. Nhưng chi tiết thực sự cho thấy thể thao nước nhà đã thay đổi là việc chúng ta có tới 23 vận động viên góp mặt ở Rio de Janeiro 2016 – nhiều nhất trong lịch sử.

Đến SEA Games 2017, thành tựu của thể thao Việt Nam được tôn lên thêm một bậc khi điền kinh vượt qua người Thái để thống trị SEA Games (17 Huy chương vàng so với 9 của Thái Lan). Nói về chiến công ấy, ông Minh xúc động: “Rõ ràng, điền kinh đã có một thắng lợi lớn và tuyệt đối. Một điều kỳ diệu khác là điền kinh Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Thái Lan – một đội tuyển từng ngự trị Đông Nam Á và có Huy chương vàng ASIAD. Lần này, đội tuyển ấy đã phải thua chúng ta.”

Với định hướng đúng đắn ấy, thể thao Việt Nam đang tự tin hướng tới ASIAD 2018.

Lê Tú Chinh - phát hiện mới của điền kinh Việt Nam ở SEA Games  2017. (Ảnh: TTXVN)  
Lê Tú Chinh – phát hiện mới của điền kinh Việt Nam ở SEA Games 2017. (Ảnh: TTXVN)  

Những niềm hy vọng “vàng” ở ASIAD 2018ASIAD 2018 vào năm sau là kỷ niệm 5 năm Đề án đầu tư trọng điểm của thể thao đi vào hoạt động. Á vận hội tại Indonesia cũng chính là đích ngắm đầu tiên của đề án năm ấy. Đây sẽ là thước đo mới cho sự tiến bộ của thể thao Việt Nam sau nửa thập kỷ thay đổi.

“Cô gái nhanh nhất Đông Nam Á” Lê Tú Chinh và đàn chị Nguyễn Thị Huyền sẽ là hai niềm hy vọng lớn của thể thao Việt Nam ở ASIAD. Thành tích của Chinh và Huyền đều nằm trong nhóm cạnh tranh huy chương. Nội dung tiếp sức 4×100 m, Dương Thị Việt Anh (nhảy cao), Vũ Thị Mến (nhảy xa) cũng đều có thông số tương đương tốp ba ASIAD 2014.

Đặc biệt, thành tích 6,68 m nhảy xa của Bùi Thị Thu Thảo đã vượt xa con số 6,55 m của Huy chương vàng ASIAD 2014 Maria Natalia Londa (Indonesia).

Ngoài điền kinh, hy vọng chiến thắng cũng được đặt lên vai nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh và bộ đôi lực sỹ Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn.