VietnamPlus xin giới thiệu chùm bài phân tích chiến lược ngoại giao của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trên báo Yomiuri của Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp gỡ nhiều nguyên thủ quốc gia bên lề Hội nghị cấp cao G20 tại Hamburg (Đức) hồi tháng Bảy. Trong bối cảnh làn sóng chỉ trích Chính phủ Nhật Bản và đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền đang gia tăng, Thủ tướng Abe quyết tâm tìm ra cách thức của mình thông qua con đường ngoại giao. Chùm bài này sẽ liệt kê những trở ngại đối với quyết tâm của ông Abe.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị “tách bạch chính trị với kinh tế”
Tại hội nghị cấp cao Nhật-Trung diễn ra bên lề Hội nghị cấp cao G20 tại Hamburg, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một đề nghị đến Thủ tướng Abe như sau: “Chúng ta cần giải quyết các vấn đề chính trị theo từng trường hợp nhưng không được để chính trị cản trợ sự phát triển quan hệ kinh tế song phương”.
Với việc Trung Quốc và Nhật Bản đang đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như bất đồng giữa hai nước về quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku (còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), tại tỉnh Okinawa, ông Tập Cận Bình đã đưa ra đề nghị trên, điều mà được gọi là “tách bạch vấn đề chính trị với kinh tế.”
Ông Tập Cận Bình dường như muốn củng cố chỗ đứng của mình trước Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào mùa Thu. Nền kinh tế Trung Quốc đang giảm sút, vì vậy ông Tập Cận Bình hy vọng sẽ đạt được sự hợp tác với Nhật Bản trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” quy mô lớn của Trung Quốc.
Nền kinh tế Trung Quốc đang giảm sút, vì vậy ông Tập Cận Bình hy vọng sẽ đạt được sự hợp tác với Nhật Bản trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” quy mô lớn của Trung Quốc.
Hai nước đã nhất trí thúc đẩy mối quan hệ hai bên cùng có lợi dựa trên những lợi ích chiến lược chung theo hình thức sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề song phương bằng cách xác định hai lĩnh vực chính trị và kinh tế tách bạch nhau. Ý tưởng này đã được ông Shinzo Abe đề xuất vào năm 2006, thời điểm ông đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ đầu tiên, gửi đến Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc tiếp tục xấu đi kể từ khi Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa quần đảo Senkaku hồi năm 2012. Trong cuộc gặp cấp cao mới nhất, Thủ tướng Abe đã bày tỏ ý định hợp tác với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình đã hoan nghênh động thái đó song ông cũng nói với ông Abe rằng điều quan trọng là biến thái độ tích cực đó thành những dự án cụ thể.
Có những lo ngại rằng các vấn đề chính trị sẽ bị bỏ lại đằng sau các vấn đề kinh tế, tuy nhiên ông Abe đã ưu tiên cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là nhằm đạt được sự hợp tác với quốc gia có quan hệ với Triều Tiên, quốc gia mà trong thời gian gần đây đã đẩy mạnh phát triển các chương trình tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên, khoảng cách về vấn đề Triều Tiên vẫn còn khá lớn giữa ông Abe, người kêu gọi gia tăng sức ép chống Triều Tiên và ông Tập Cận Bình, người nhấn mạnh giải pháp đối thoại.

Bất đồng về vấn đề Triều Tiên
Với việc Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa của mình, một kịch bản tồi tệ trong đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sở hữu tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân đang dần trở nên khả thi hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc, với sức ảnh hưởng lớn đối với Triều Tiên, lại hành động rất chậm.
Ông Tập Cận Bình cho rằng “Cả Mỹ và Hàn Quốc cần kiềm chế các hành động khiêu khích. Chúng tôi sẽ tìm kiếm những điểm đối thoại với Triều Tiên”. Ông Abe nói với ông Tập: “Tôi cho rằng chúng ta nên thực hiện đối thoại với Triều Tiên trong tương lai song hiện tại là thời gian để tăng cường sức ép và tôi mong muốn Trung Quốc hợp tác với chúng tôi”.
Tại cuộc họp cấp cao Nhật-Trung này, ông Tập Cận Bình đã chỉ trích cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn và cam kết sẽ tiếp tục đối thoại với Triều Tiên. Điều này cho thấy ông Tập Cận Bình không thu hẹp được bất đồng với ông Abe.
Một cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung sau đó tập trung vào vấn đề Triều Tiên. Ông Tập Cận Bình không thay đổi lập trường nhấn mạnh đối thoại trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Trung Quốc tăng cường sức ép.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ nói rằng: “Triều Tiên có vai trò địa chính trị quan trọng đối với Trung Quốc, quốc gia không muốn đối đầu trực tiếp với các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc. Vì vậy, Trung Quốc không thực sự muốn thấy chế độ Triều Tiên hiện nay sụp đổ.”
Thậm chí như vậy, Tokyo vẫn tin rằng sự hợp tác với Bắc Kinh là cần thiết để ngăn chặn Triều Tiên tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa và vì vậy có ý định cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Một mục tiêu khác là để giảm sức ép từ Trung Quốc, vốn thường xuyên tấn công Nhật Bản ở biển Hoa Đông, trong đó bao gồm cả vùng lãnh hải gần Senkaku trong bối cảnh sự đe dọa từ phía Triều Tiên đang tăng dần.
Khi hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc bắt tay nhau, có quốc kỳ Nhật Bản và quốc kỳ Trung Quốc đằng sau họ. Trong các cuộc gặp trước đó, quốc kỳ của hai nước không bao giờ được đặt ở những vị trí để xuất hiện trong các bức ảnh.
Cuộc gặp cấp cao Nhật-Trung mới nhất nói trên cho thấy thiện chí của hai nhà lãnh đạo về việc cải thiện quan hệ song phương. Khi hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc bắt tay nhau, có quốc kỳ Nhật Bản và quốc kỳ Trung Quốc đằng sau họ. Trong các cuộc gặp trước đó, quốc kỳ của hai nước không bao giờ được đặt ở những vị trí để xuất hiện trong các bức ảnh chụp nghi thức. Vì vậy, chi tiết quốc kỳ lần này được xem là “một thông điệp từ phía Trung Quốc, quốc gia đã chuẩn bị cho cuộc gặp này với mục tiêu cải thiện quan hệ với Nhật Bản,” theo nhận định của một quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản.
Tuy nhiên, trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu, được dự đoán ông Tập Cận Bình sẽ bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, không dễ dàng để Trung Quốc thực hiện một bước chuyển hướng đột ngột sang chính sách hòa giải với Nhật Bản.
Đối với Nhật Bản, việc có được Trung Quốc tham gia tích cực vào liên minh quốc tế chống Triều Tiên đã trở thành vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã không tìm được cách thức tốt hơn để đạt được điều này ngoài việc thực thi những nỗ lực để cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Thuyết phục Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In
“Sẽ vô nghĩa khi thực hiện một cuộc đối thoại vì mục đích có một cuộc đối thoại với Triều Tiên,” ông Abe đã nói vậy trong một cuộc đàm phán cấp cao ba bên Mỹ-Nhật-Hàn ngày 6/7 dường như để thuyết phục Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Lời bình luận trên xuất phát từ đánh giá của ông Abe về khủng hoảng khi cho rằng Bình Nhưỡng có thể hiểu sai thông điệp nếu như cuộc đối thoại mà ông Moon đang hướng đến làm gián đoạn sự đoàn kết của ba quốc gia.
Ông Moon đã đồng ý với ông Abe khi nói rằng: “Chúng ta không nên làm gì gây ra sự xáo trộn giữa ba nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Tôi đồng ý là gia tăng sức ép”. Nhưng Tổng thống Hàn Quốc không quên nói thêm: “Nếu điều kiện phù hợp, chúng ta nên chuyển sang sự tiếp cận theo hướng đối thoại để Bình Nhưỡng không hành động một cách liều lĩnh.”
Nhằm duy trì sự hợp tác với Seoul trong vấn đề Triều Tiên, ông Abe đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ tin cậy với ông Moon.
Vấn đề phụ nữ mua vui vẫn là một vướng mắc trong quan hệ Nhật-Hàn. Không có triển vọng cho việc di dời bức tượng phụ nữ mua vui dựng trước tổng lãnh sự Nhật Bản ở Busan và Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul.
Trong cuộc đàm phán song phương Nhật-Hàn, ông Abe nói với ông Moon: “Tôi hy vọng ông sẽ sớm thăm Nhật Bản vì sẽ có nhiều người ủng hộ ông tại Nhật Bản.” Đáp lại, Tổng thống Hàn Quốc nói: “Xin mời ông thăm Hàn Quốc khi Olympics mùa Đông Pyeongchang được tổ chức vào tháng Hai. Người dân Hàn Quốc sẽ nồng nhiệt chào đón ông.”
Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập đến các chương trình trao đổi giữa quê hương của hai ông là tỉnh Yamaguchi (quê ông Abe) và tỉnh Shimonoseke và Busan ở Đông Nam Hàn Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề phụ nữ mua vui vẫn là một vướng mắc trong quan hệ song phương. Không có triển vọng cho việc di dời bức tượng phụ nữ mua vui dựng trước tổng lãnh sự Nhật Bản ở Busan và Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Khi ông Abe lần nữa yêu cầu ông Moon về vấn đề này, ông Moon đã đề cập đến quan điểm cứng rắn của người dân Hàn Quốc và nói: “Chúng tôi cần thời gian. Tôi hy vọng ông không tập trung vào vấn đề này”. Ông Moon đã kiềm chế không nói về mong muốn của ông là đàm phán lại thỏa thuận song phương về vấn đề phụ nữ mua vui.
Có những lo ngại từ Chính phủ Nhật Bản rằng ông Moon có thể mở lại vấn đề phụ nữ mua vui. Một quan chức ngoại giao cấp cao Nhật Bản nói: “Chúng tôi không thể mâu thuẫn với Hàn Quốc trong thời gian này vì chính quyền của ông Moon vốn đang có xu hướng hòa giải Bắc-Nam, trong khuôn khổ liên minh ba nước Mỹ-Nhật-Hàn”.

Tổng thống Trump khó lường đẩy ông Abe vào tình thế căng thẳng về chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump là một ẩn số không đoán trước được trong cuộc gặp cấp cao Mỹ-Nhật ngày 8/7.
Khi ông Abe và các quan chức khác bước vào phòng Hội nghị quốc tế ở Hamburg, Đức, họ được Tổng thống Trump và phu nhân Melania, khoác áo jacket màu đỏ, chào đón. Đây là điều bất thường khi một đệ nhất phu nhân có mặt tại một hội nghị các nhà lãnh đạo thế giới, thế nhưng bà Melania đã có mặt trong suốt thời gian diễn ra hội nghị.
Một quan chức ngoại giao cấp cao Nhật Bản dự hội nghị nói: “Tôi đang tự hỏi liệu họ có biết gì về các quy định ngoại giao hay không?”.
Chuyển sang đối thoại kinh tế
Trước hội nghị này, phái đoàn Nhật Bản dự kiến ưu tiên nêu vấn đề Triều Tiên trong các cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, chủ đề của cuộc gặp bị đổi hướng sau khi Tổng thống Trump bất ngờ nêu lên vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, cũng tham dự hội nghị, liên tục bình luận rằng thương mại ôtô đặc biệt mất cân đối và những hàng rào phi thuế quan đang tồn tại tại thị trường Nhật Bản.
Với quan điểm đối thoại kinh tế Mỹ-Nhật giữa Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, ông Abe trả lời: “Tôi muốn thỏa thuận sâu hơn về mối quan hệ kinh tế đôi bên cùng có lợi giữa hai nước chúng ta”.
Trong tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Mỹ đã chỉ trích những tiêu chuẩn xe hơi cỡ nhỏ của Nhật Bản và hệ thống kiểm tra xe, trong số các vấn đề khác là những hàng rào phi thuế quan cản trở Mỹ xuất xe sang thị trường Nhật Bản.
Chính quyền của ông Trump đã quyết định rút khỏi TPP vì cho rằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương sẽ đem lại nhiều điều khoản có lợi hơn cho Mỹ.
Hồi đầu mùa Hè này, Văn phòng Thủ tướng đã chỉ định một số quan chức trong phái đoàn của ông Aso giải quyết cuộc đối thoại kinh tế này, trong đó bao gồm cả Thứ trưởng Tài chính Kazuyuki Yamazaki, người từng đảm nhận vị trí Thứ trưởng Ngoại giao; Tổng cục trưởng chính sách công nghiệp và kinh tế Tadao Yanase, từng đảm nhận chức vụ thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế tại Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp và Thứ trưởng các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Masatsugu Asakawa.
Một quan chức cấp cao của Chính phủ Nhật Bản cho biết cuộc cải tổ nhân sự được xem là nhằm phục vụ cho sự chuyển hướng trong đối thoại kinh tế Nhật-Mỹ, hỗ trợ ông Aso trong việc đàm phán với Mỹ.
Chính quyền của ông Trump đã quyết định rút khỏi TPP vì cho rằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương sẽ đem lại nhiều điều khoản có lợi hơn cho Mỹ.
Một quan chức Nhật Bản nói: “Chúng ta phải chuẩn bị cho khả năng Mỹ sẽ có những kiến nghị mạnh mẽ cho một hiệp định tự do thương mại Mỹ-Nhật”, xác nhận sự thận trọng ngày một gia tăng từ phía Chính phủ Nhật Bản.
Chính sách Triều Tiên không nhất quán
Trong khi nhiều nhà lãnh đạo giữ khoảng cách với Tổng thống Trump, ông Abe nói rằng: “Tôi thích trao đổi với những người thẳng thắn và cởi mở như ông Trump.” Ông từng có 3 cuộc gặp tay đôi và 7 cuộc nói chuyện điện thoại với ông Trump kể từ khi ông Trump nhậm chức hồi tháng Một.
Một mối quan hệ tin tưởng đã được xây dựng giữa hai bên, hai người gọi nhau bằng tên riêng, với một số người nhận định rằng đó là sự thể hiện mối quan hệ thân thiết nhất từ trước đến nay giữa nhà lãnh đạo hai quốc gia.
Tuy nhiên, những rủi ro từ ông Trump gần đây đã xuất hiện. Một ví dụ là chính sách không nhất quán của ông đối với Triều Tiên. Ông Trump chỉ trích chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của cựu Tổng thống Barack Obama là một sự thất bại và bày tỏ sẵn sàng thực thi các hành động quân sự với tuyên bố mọi lựa chọn đều đã được đặt Lên bàn. Sau vụ tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ vào Syria hồi tháng 4, nhiều người có thể tin rằng ông Trump có khả năng tấn công Triều Tiên, một nguồn tin thân cận ngoại giao Nhật-Mỹ cho biết.
Bản thân ông Trump đã đẩy chính mình vào sự rối rắm khi nói rằng ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nếu điều kiện phù hợp.
Tuy nhiên, lập trường của Chính quyền Trump đã trở nên mờ mịt khi nhiều thành viên trong nội các đưa ra các bình luận tiêu cực về hành động quân sự nhằm vào Triều Tiên. Bản thân ông Trump đã đẩy chính mình vào sự rối rắm khi nói rằng ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nếu điều kiện phù hợp.
Triều Tiên có thể đã chú ý đến tình hình này trước khi tiến hành thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày 4/7. Mặc dù ông Trump kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tăng cường sức ép kinh tế đối với Triều Tiên tại cuộc gặp song phương Mỹ-Trung ngày 8/7, song yêu cầu của ông dường như đã thất bại. Một quan chức cấp cao của Chính phủ Nhật Bản cho biết: “Chính quyền của ông Trump thiếu các chính sách đối ngoại và an ninh phù hợp đã đẩy chính họ rơi vào mớ bòng bong chính sách.”
Cái nhìn lạnh lùng vào ông Trump
Ông Trump đang bị chỉ trích mạnh mẽ về vụ bê bối liên quan đến Nga, khiến chính quyền của ông gặp rắc rối. Trong tình huống này, ông càng đẩy mạnh tư tưởng hướng nội “Nước Mỹ trước tiên” bằng cách rút khỏi TPP và Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu.
Ông Abe thường đóng vai trò trung gian giữa các nhà lãnh đạo với ông Trump, người thường bị cô lập tại các hội nghị quốc tế, như Hội nghị thượng đỉnh G7. Có một sự quan ngại rằng sự lạnh lùng nhằm vào ông Trump này có thể sẽ hướng sang ông Abe. Liệu ông Abe có thể cân bằng quan hệ tốt đẹp với ông Trump để làm thay đổi quan điểm hướng nội của ông Trump hay không?

Abe và Putin tiếp tục chia rẽ về giải pháp cho vấn đề lãnh thổ
Trong buổi sáng sớm ngày 30/6, sự kiện viết chữ Hàn Quốc tại một vị trí xây dựng có sự tham gia của một nhóm khảo sát công tư Nhật Bản, những người đã đến đảo Shikotan để nghiên cứu các hoạt động kinh tế chung giữa Nga với Nhật Bản ở khu vực được Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc, còn Nga gọi là Nam Kuril.
Một công ty Hàn Quốc tham gia sự kiện đó nói: “Nga đã gửi thông điệp rằng nếu như Nhật Bản không đầu tư vào khu vực Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril, các nước khác có thể đầu tư”, một nguồn tin thân cận với Chính phủ Nhật Bản tiết lộ.
Phát triển không cần Nhật Bản
Nhật Bản và Nga đã nhất trí bắt đầu thảo luận về các hoạt động kinh tế chung trong cuộc gặp cấp cao Nga-Nhật hồi tháng 12/2016. Ý tưởng này đóng vai trò trụ cột trong cách “tiếp cận mới” của Thủ tướng Abe. Được thông báo hồi tháng 5 năm ngoái, cách tiếp cận này yêu cầu mở ra tiến trình đàm phán về các vấn đề lãnh thổ, vốn không có tiến triển từ hơn 70 năm nay, kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Các lĩnh vực kinh tế tiềm năng là du lịch và ngư nghiệp. Tuy nhiên, kể từ khi Nga quyết tâm thúc đẩy đàm phán với điều kiện tất cả các hoạt động đó phải tuân thủ luật pháp Nga, việc tạo ra một “hệ thống đặc biệt” không làm phương hại đến vị trí pháp lý của cả Nga và Nhật Bản là một điều vô cùng khó.
Tuyên bố như một lời đe dọa rằng Nga sẽ tiến lên phía trước để phát triển khu vực này mà không cần Nhật Bản nếu như đàm phán về các hoạt động kinh tế chung bị đình trệ.
Ngày 6/7, một ngày trước khi cuộc gặp cấp cao Nga-Nhật diễn ra tại Hamburg, Đức, Phó Thủ tướng Nga Yury Trutnev, phụ trách phát triển kinh tế vùng Viễn Đông, đã khiến Nhật Bản giật mình với tuyên bố rằng Nga sẽ xác định Vùng lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril là đặc khu kinh tế của Chính phủ Nga. Các công ty xúc tiến hoạt động tại đây sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác, nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuyên bố này như một lời đe dọa rằng Nga sẽ tiến lên phía trước để phát triển khu vực này mà không cần Nhật Bản nếu như đàm phán về các hoạt động kinh tế chung bị đình trệ.
Ngày tiếp theo, khi ông Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau lần thứ 18, vấn đề đặc khu kinh tế được thảo luận. Ông Abe khẳng định việc Nga xác định Vùng lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril là đặc khu kinh tế của Chính phủ Nga là “không thể chấp nhận được” vì điều này có thể phương hại đến kế hoạch thực hiện các hoạt động kinh tế chung. Ông Putin đã lảng tránh câu trả lời và sự thay đổi này đã thể hiện khoảng cách giữa hai bên.

Tình hình thế giới thay đổi
Một trong những động lực cho việc giải quyết vấn đề Vùng lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril dường như đã bị nguội đi. Tại cuộc gặp cấp cao với ông Putin hồi tháng 5 năm ngoái, ông Abe đã đề nghị “kế hoạch hợp tác kinh tế 8 điểm” trong đó bao gồm năng lượng và phát triển vùng Viễn Đông. Đề nghị đó được dự kiến sẽ dẫn dắt đàm phán nhằm giải quyết vấn đề Vùng lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril.
Ông Abe rất hy vọng rằng kế hoạch đó có thể dẫn đến giải pháp cuối cùng cho vấn đề lãnh thổ gai góc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng khi ông Putin thăm quê hương ông Abe hồi tháng 12/2016 để tham dự cuộc gặp cấp cao song phương tại đây, ông Abe đã hiểu ra rằng không điều gì có thể dẫn đến việc Nga trao trả các hòn đảo đó.
Ông Trump đã bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ với Nga và vì vậy “sự nhiệt tình của ông Putin đối với Nhật Bản đã nguội lạnh.”
Tình hình quốc tế được cho là một trở ngại lớn cho vấn đề này. Khi Nga bị cộng đồng quốc tế cô lập do cuộc khủng hoảng tại Ukraine hồi năm 2014, Chính phủ Nga được cho là đã tin rằng “bằng việc liên kết với Nhật Bản, Nga có thể khoét một lỗ hổng trong vòng vây của Mỹ chống Nga.” Tình hình này đã thay đổi khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Ông Trump đã bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ với Nga và vì vậy “sự nhiệt tình của ông Putin đối với Nhật Bản đã nguội lạnh.”
Mặc dù quan hệ Nga-Mỹ chưa cải thiện kể từ khi ông Trump nhậm chức nhưng ông Putin không thể hiện điều gì cho thấy thiện chí để cải thiện bất đồng lãnh thổ với Nhật Bản. Ông nhiều lần bày tỏ quan ngại rằng nếu Vùng lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril được trao trả, quân đội Mỹ có thể được triển khai tại khu vực này theo hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.
Một quan chức ngoại giao cấp cao Nhật Bản cho biết: “Các hành động của Mỹ xung quanh bán đảo Triều Tiên do những căng thẳng liên quan đến Triều Tiên có thể đã khiến ông Putin trở nên lo ngại hơn.”
Những hy vọng hậu bầu cử
Tuy nhiên, phía Nhật Bản vẫn hy vọng về một “quyết định táo bạo” nếu ông Putin tái cử tổng thống vào tháng 3/2018. Ngày 9/7, ông Putin gặp cựu Thủ tướng Yoshiro Mori, người từng thăm Nga. Ông Putin nói rằng ông sẵn sàng đàm phán với ông Abe để hoàn tất hiệp định hòa bình trong đó bao gồm cả giải quyết vấn đề Vùng lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril.
Về phần mình, ông Abe đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi bước vào nhiệm kỳ hai. Đảng Dân chủ tự do đã chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Tokyo và tỷ lệ ủng hộ chính phủ đã giảm mạnh do vụ bê bối liên quan đến vụ Học viện Kake.
Ông Abe dường như nghĩ rằng ông có thể dùng vấn đề ngoại giao để lèo lái con tàu chính phủ nhưng có thể đó là nhiệm vụ khó khăn.
Ngày 8/7, ông đã đăng trên Facebook của mình như để cổ vũ bản thân: “Tôi định đạt kết quả trong vấn đề đàm phán hiệp định hòa bình với Nga, dựa trên mối quan hệ tin cậy giữa các nhà lãnh đạo, tôi quyết tâm giải quyết từng vấn đề”./.
