Sự trở lại của bà Angela Merkel?

Mọi tín hiệu dường như cho thấy bà Angela Merkel sẽ tiếp tục lãnh đạo Chính phủ Đức sau cuộc bầu cử lập pháp vào ngày 24/9.

Trừ khi bà phạm sai lầm lớn hay xảy ra tai họa không lường trước được, bà sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư, cương vị mà bà nắm giữ kể từ năm 2005 với 3 nhiệm kỳ trong 12 năm liên tiếp. Nhưng khả năng tái đắc cử – hoàn toàn không chắc chắc – của bà cần một phép màu.

Thật vậy, từ cuối mùa Hè 2015 đến đầu năm 2017, tương lai của bà dường như đã bị tổn hại nghiêm trọng.

Thất bại được dự báo của bà là kết quả của việc mở cửa nước Đức – đồng nghĩa với việc mở cửa châu Âu bởi Đức là trung tâm của châu Âu – cho làn sóng di cư ồ ạt chưa từng thấy chủ yếu đến từ Trung Đông đang trong chiến sự, cũng như từ Afghanistan và các nước châu Phi khác, trong đó có Eritrea.

Lực lượng cử tri phe trung hữu của bà, cũng như các cử tri thiên hữu vẫn cho rằng bà phải chịu trách nhiệm về làn sóng thảm họa với rất đông người Hồi giáo nhập cư, không biết tiếng Đức và chỉ sống bằng của bố thí và tiền cứu trợ.

Sự bất đồng quan điểm, giữa người dân và bà Merkel, liên quan tới vấn đề nhập cư đã kéo theo một loạt thất bại cho đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2016. Đảng Xã hội Dân chủ (SPD), liên kết với chính phủ liên bang, cũng để mất lãnh địa, nhưng ít hơn đảng CDU.

Bị giằng xé giữa lòng từ thiện Cơ đốc giáo và việc bảo vệ các thành quả, giữa lòng trung thành với đảng và lợi ích riêng, các nghị sỹ không còn tin vào “ngôi sao chiếu mệnh” của bà Angela Merkel

Tuy nhiên, tại đại hội đảng CDU – được triệu tập vào ngày 6/12/2016 tại Essen, bà Merkel được bầu lại làm người đứng đầu đảng với tỷ lệ đa số phiếu áp đảo 89,5%.

Kết quả này phản ánh những cống hiến của bà kể từ khi bà được bầu làm Chủ tịch đảng CDU vào năm 2000 ở chính thành phố này. Do vậy, bà đương nhiên trở thành người đứng đầu chiến dịch tranh cử của cánh hữu trong cuộc bầu cử lập pháp nhưng với một dấu hiệu suy giảm: Tỷ lệ phiếu bầu của bà thấp hơn chút ít so với 96,4% mà bà đã giành được trong năm 2014 – khi bà được bầu lại vào vị trí Chủ tịch đảng CDU.

10 phút vỗ tay của 1001 nghị sỹ hoan nghênh bài phát biểu của nữ Thủ tướng này được đây đó giải thích như là màn chào tạm biệt đầy xúc động. Bởi vì vào thời điểm đó, công luận đã đoán trước sự kết thúc “thời đại Merkel.” Con số 6,9 điểm – tuy ít nhưng có ý nghĩa – thấp hơn so với kết quả bỏ phiếu tại đại hội trước là một lời cảnh báo đối với mọi ý định trở lại thứ “văn hóa tiếp đón” mà bà đã tuyên bố với những người di cư hồi cuối mùa Hè 2015.

Nhận thấy “gió đổi chiều,” trong bài phát biểu của mình, bà Merkel đã bày tỏ thái độ cương quyết đối với một số vấn đề nhạy cảm, bằng cách lên tiếng phản đối “khăn trùm Hồi giáo,” “các xã hội ngầm,” “các luật lệ bộ tộc”, “các quy tắc danh dự” và cho rằng không thể tái diễn “tình hình tương tự mùa Hè 2015”.

Thậm chí, bà đã nhắc lại khẩu hiệu “nước Đức chịu sự chi phối của Hiến pháp, chứ không phải của luật Hồi giáo” mà bà đưa ra trong những năm trước đó.

Tuy nhiên, tác động của lượng người tị nạn nhập cư ồ ạt – gần 2 triệu người trong năm 2015 và gần 1 triệu người vào năm 2016 – đã trở nên quá nặng nề. Bị giằng xé giữa lòng từ thiện Cơ đốc giáo và việc bảo vệ các thành quả, giữa lòng trung thành với đảng và lợi ích riêng, các nghị sỹ không còn tin vào “ngôi sao chiếu mệnh” của Angela.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Sự sỉ nhục đối với bà Merkel

Bước thụt lùi của bà Angela Merkel từ mùa Thu 2015: Các cuộc thăm dò tại thời điểm đó đã chỉ ra rằng uy tín của bà đã giảm 26 điểm kể từ mùa Xuân trước đó.

Ngày 6/11/2015, ARD (kênh truyền hình công số 1 của Đức) đã lưu ý rằng uy tín của bà tiếp tục giảm 5 điểm trong vòng 2 tháng, xuống dưới mức 50% so với ngưỡng hơn 70% mà bà đã đạt được trong nhiều năm. Chỉ còn 42% người Đức đặt niềm tin vào chính phủ của bà. Các phong trào dân túy đòi bảo vệ bản sắc nước Đức khi bà Thủ tướng không còn được xem là hiện thân cho điều này.

Giới truyền thông đã tìm cách trấn an người dân đang hoảng sợ trước sự “xâm lược” của những người tị nạn, đồng thời tăng cường đăng tải những hình ảnh về các gia đình khó khăn nhận được sự trợ giúp nhiệt tình của các tình nguyện viên. Nhưng một điều dễ nhận thấy là phần lớn người tị nạn là những thanh niên độc thân khỏe mạnh, từ 16 đến 35 tuổi. Phe cực hữu do vậy có lý do chỉ trích “báo chí dối trá”.

Ngày 13/3/2016, đảng CDU bị đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo sát trong cuộc bầu cử khu vực tại bang Saxe, miền Đông nước Đức, và trong cùng ngày, đảng CDU cũng chịu thất bại nặng nề tại bang Rhineland-Palatinate, miền Tây nước Đức khi bà Julia Klöckner – lãnh đạo trẻ tuổi của đảng CDU thuộc khu vực này – bị ứng cử viên đảng SPD Malu Dreyer đánh bại.

Bà Julia Kloeckner, Phó Chủ tịch đảng CDU, được nhận định là người kế nhiệm đầy tiềm năng của nữ Thủ tướng đương nhiệm đang bị lung lay quyền lực. Bà Merkel đã phủ nhận mọi trách nhiệm, và cho rằng thất bại chính trị của bà là do chính sách của Berlin.

Dưới sự lãnh đạo của bà Frauke Petry, đồng Chủ tịch đảng AfD, đảng này – vốn mang tư tưởng hoài nghi châu Âu – đã chuyển sang đường lối chống nhập cư và vượt qua ngưỡng 10% ý định bỏ phiếu của cử tri trong cuộc bầu cử lập pháp 2017 sắp tới. Điều đó khiến đảng AfD trở thành một đối thủ thực sự có thể có ảnh hưởng trong một liên minh chính phủ. Điều sỉ nhục tồi tệ nhất đối với bà Merkel là đã bị ứng cử viên đảng AfD bỏ xa trong cuộc bầu cử địa phương vào ngày 4/9/2016 tại bang Mecklenburg-Pomerania của bà.

Sau đó, đảng CDU lại chịu một thất bại lịch sử trong các cuộc bầu cử địa phương tại Berlin vào ngày 18/9/2016, với chỉ 17,5% số phiếu – thấp hơn 6 điểm so với cuộc bầu cử khu vực trước đó hồi năm 2011 và là số điểm tồi tệ nhất trong lịch sử bầu cử tại bang này. Đảng giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử chính là đảng AfD, nhảy vọt từ 0% lên 14% số phiếu, chỉ thấp hơn đảng CDU 3 điểm.

Các cuộc thăm dò ý kiến sau bầu cử đã chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng về người tị nạn là một yếu tố có tính quyết định (72%) đối với việc cử tri bỏ phiếu, đứng trước yếu tố an ninh (45%) và công bằng xã hội (29%).

Người đứng đầu đảng CDU tại bang Berlin, ông Frank Henkel, đã cố gắng hòa giọng với công luận bằng cách chỉ trích trang phục của người Hồi giáo. Cách làm của ông đã không thuyết phục. Đảng CDU đã mất uy tín.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Martin Schulz trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tại Berlin ngày 3/9. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Martin Schulz trong cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tại Berlin ngày 3/9. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Martin Schulz – người mang hy vọng của đảng SPD

Năm 2016, các đảng viên SPD đã không mấy tận dụng được sự sụt giảm uy tín của đảng CDU. Trái lại, họ đã mất uy tín tới mức kỷ lục. Giới lãnh đạo đảng SPD thừa nhận rằng đảng này đã từ bỏ mọi hy vọng lật đổ bà Merkel bất chấp những chỉ trích họ đã đưa ra để bêu xấu bà. Tham vọng duy nhất của họ chỉ còn là tiếp tục là những đối tác thiểu số trong chính phủ liên bang, ngang hàng với Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo Bavaria bảo thủ.

Ông Torsten Albig, một đảng viên SPD, đồng thời là Thống đốc bang Schleswig-Holstein, thậm chí đi tới chỗ gợi ý không giới thiệu ứng cử viên cạnh tranh với bà Angela Merkel trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2017.

Về phần mình, do các kết quả thăm dò bất lợi, Chủ tịch đảng SPD, ông Sigmar Gabriel, đã từ bỏ ý định trở thành ứng cử viên cánh tả trong cuộc chạy đua vào phủ thủ tướng. Nhưng cuối năm nay, một ngôi sao mới đã xuất hiện trong cuộc bầu cử này: Ông Martin Schulz, đảng viên đảng SPD, người vừa kết thúc nhiệm kỳ 5 năm làm Chủ tịch Nghị viện châu Âu.

Ông Schulz, từng là thị trưởng thành phố nhỏ bé Würselen (thuộc bang Rhineland), và nghị sỹ của đảng SPD tại Nghị viện châu Âu từ năm 1994, đã có lúc bị đánh giá là một người non nớt về chính sách đối nội. Đảng SPD từng dự tính đưa ông Schulz vào ghế ngoại trưởng thay thế ông Frank Walter Steinmeier sắp rời vị trí này để đảm nhiệm cương vị tổng thống.

Nhưng rất nhanh chóng đảng SPD đã nghĩ tới những trọng trách cao hơn dành cho ông Schulz. Vì một lý do rất đơn giản: Các cuộc thăm dò ban đầu về khả năng của ông ứng cử chức thủ tướng đã cho những kết quả khích lệ. Chính trị gia 61 tuổi này, xuất thân từ giới bình dân và ít học, dường như gần gũi với người dân.

Ngày 29/1/2017, trong một bài phát biểu được hoan nghênh nhiệt liệt, ông đưa ra một chương trình bầu cử tập trung vào cuộc chiến chống cánh hữu dân túy và cổ xúy một chính sách xã hội theo định hướng Marxist – một đường lối thiên tả hơn so với đường lối của ông Gabriel, một đảng viên SPD trung thành.

Ông Schulz đã tuyên bố với tạp chí Spiegel rằng: “Tôi muốn trở thành thủ tướng Đức.” Sau thông báo này, hai cuộc thăm dò dư luận của các kênh truyền hình ZDF và ARD đã cho thấy đảng SPD tiến thêm 3 điểm trong các ý định bỏ phiếu, với tỷ lệ tương ứng là 24% và 23%, còn đảng CDU đã mất 2 điểm, tụt xuống 35%.

Về mức độ được lòng dân, ông Martin Schulz “chia điểm” với bà Angela Merkel: cùng 40%. Tạp chí cánh tả Stern nhận định: “Bà Merkel hiện đang gặp khó khăn, một khó khăn lớn với ông Martin Schulz.”

Ông Manfred Güllner, Giám đốc Viện nghiên cứu Forsa, đã đưa ra cảnh báo với các đảng viên SPD rằng: “Ông Martin Schulz không có những định hướng chính trị rõ ràng. Đảng SPD có một sự tụt hậu lớn mà ông phải bù lấp.”

Nhưng vào ngày 6/2/2017, ông Schulz đã vượt lên trước bà Merkel trong cuộc thăm dò ý kiến do Viện nghiên cứu Insa thực hiện cho tờ nhật báo Bild.

Một cuộc thăm dò của Viện nghiên cứu Insa cho tạp chí Cicero, 50% người Đức cho biết họ muốn Schulz trở thành thủ tướng sắp tới của Đức, trong khi chỉ có 34% người Đức muốn bà Merkel kéo dài thêm nhiệm kỳ thứ tư.

Đảng SPD được cho là sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới với tỷ lệ 31% ý định bỏ phiếu so với tỷ lệ 30% của đảng CDU. Đây là lần đầu tiên kể từ khi làm thủ tướng, bà Merkel bị một đối thủ lấn lướt. Một cái ngưỡng bị vượt qua, một cái chốt bị bật. Bà Merkel không còn là một “độc cô cầu bại” nữa.

Theo một cuộc thăm dò khác của Viện nghiên cứu Insa cho tạp chí Cicero, 50% người Đức cho biết họ muốn Schulz trở thành thủ tướng sắp tới của Đức, trong khi chỉ có 34% người Đức muốn bà Merkel kéo dài thêm nhiệm kỳ thứ tư.

Ngày 19/3/2017, sau đại hội bất thường của đảng SPD tại Hanover, ông Schulz đã được 100% nghị sỹ bỏ phiếu tín nhiệm làm Chủ tịch đảng SPD và làm ứng cử viên cánh tả trong cuộc chạy đua vào phủ Thủ tướng. Điều này chưa từng xảy ra, bởi luôn có 1 hoặc 2 nghị sỹ phản đối việc chỉ chọn một ứng cử viên duy nhất! Như vậy, ông Schulz đã làm dấy lên niềm hy vọng sau 12 năm thất vọng.

Lý do dường như dễ hiểu: Ông sẽ trả thù cho 3 nhà lãnh đạo của đảng SPD đã bị bà Angela đánh bại trong các cuộc bầu cử trước đó, cụ thể là ông Gerhard Schröder năm 2005, ông Frank Walter Steinmeier năm 2009 và ông Peer Steinbrück năm 2013.

Tin rằng sẽ cho bà Merkel “đo ván” ngay từ giữa tháng 2/2017, đảng SPD đã triển khai “cỗ máy tranh cử” khi vận động cho ông Steinmeier tranh cử chức tổng thống và sắp xếp ông Sigmar Gabriel vào vị trí ngoại trưởng. Ông Martin Schulz sẽ có toàn bộ thời gian tập trung vào chiến dịch tranh cử, còn bà Merkel phải vừa tranh cử vừa bận điều hành đất nước.

Bị cánh hữu chỉ trích về chính sách nhập cư quá phóng khoáng và bị phản đối vì tư tưởng thiên về cánh tả, bà Merkel dường như đi thẳng tới thất bại.

  Cương lĩnh tranh cử của các đảng. (Nguồn: TTXVN)
  Cương lĩnh tranh cử của các đảng. (Nguồn: TTXVN)

Vận may trở lại

Trong khi tưởng như thất bại, bà Angela Merkel và đảng CDU của bà đã giành 3 chiến thắng liên tiếp mà chính bản thân bà cũng bất ngờ.

Chiến thắng đầu tiên là tại cuộc bầu cử khu vực của bang Saarland, vào ngày 26/3/2017. Đảng CDU đã tiến 5,5 điểm so với cuộc bầu cử khu vực trước đó tại bang này vào năm 2012, thu hút 40,7% số phiếu và chỉ thiếu 2 ghế để giành đa số tuyệt đối. Còn đảng SPD mất 1 điểm phần trăm và lùi xuống còn 29,6% số phiếu.

Ông Schulz đã sai lầm khi đề xuất thành lập một chính phủ liên minh cánh tả với đảng Xanh và đảng Cánh tả (Die Linke) tân Marxist, dưới sự lãnh đạo của đảng SPD.

Tuy nhiên, đại đa số người dân Đức vẫn bị ám ảnh về nước Cộng hòa dân chủ Đức và sự chia rẽ của nước Đức trước đây. Do vậy, đảng Xanh đã mất 1 điểm và chỉ với 4% số phiếu đạt được, đảng này đã bị loại khỏi Nghị viện bang Saarland, còn đảng Cánh tả mất 3,3 điểm trong cuộc bầu cử khu vực năm 2012, tụt xuống mức kỷ lục còn 12,8%. Kết quả là cánh tả đã không đạt được đa số phiếu.

Trong khi đó, ngay từ lần đầu tiên, đảng AfD đã chiếm ghế tại Nghị viện bang với 6,2% số phiếu. Bang Saarland chỉ có 800.000 cư dân, chiếm 1% dân số cả nước, nhưng kết quả này là một điềm lành đối với bà Merkel.

Theo giới truyền thông Đức, bà Annegret Kramp-Karrenbauer, 54 tuổi, Thống đốc kiêm Chủ tịch đảng CDU bang Saarland, một người rất thân Pháp và được mệnh danh là “bà Merkel của bang Saarland”, được đương kim Thủ tướng coi là “thế tử” tiềm năng.

Chiến thắng thứ hai, vào ngày 7/5/2017 khi đảng của ông Martin Schulz lại thua cuộc tại bang Schleswig-Holstein. Tỷ lệ tham gia bỏ phiếu khá thấp (64% trong số khoảng 2,3 triệu cử tri) đã chứng tỏ cử tri của đảng SPD đã không được huy động tại bang miền Bắc này. Đảng CDU giành thêm 1,5% số phiếu, đạt 32,3% số phiếu, trong khi đảng SPD chỉ nhận được 26,9% số phiếu, giảm 3,5% số phiếu so với năm 2012.

Thống đốc kiêm Chủ tịch đảng SPD của bang này, ông Torsten Albig, đã đánh mất phe đa số. Ông Daniel Günther, 43 tuổi, lãnh đạo đảng CDU, đã cùng lãnh đạo đảng Dân chủ tự do (FDP), ông Heiner Garg, và ông Monika Heinold (lãnh đạo đảng Xanh) – người được đề bạt làm Bộ trưởng Tài chính của bang, thành lập một liên minh chính phủ. Ngày 1/6/2017, liên minh này đã đi đến thỏa thuận về ngân sách tương lai của bang, một điều kiện tiên quyết cho phép liên minh nắm quyền lãnh đạo trong 5 năm tới.

Cuối cùng, chiến thắng thứ ba, vào ngày 14/5/2017, khi đảng của bà Merkel đánh bại đảng SPD tại bang North Rhine-Westphalia, với 33% số phiếu so với 31,2% số phiếu của đảng này. Là bang đông dân nhất nước Đức với 18 triệu dân, trong đó có 13 triệu cử tri, bang North Rhine-Westphalia luôn là thước đo cho các cuộc bầu cử lập pháp quốc gia. Đây từng là lãnh địa của đảng SPD trong 50 năm qua (với sự gián đoạn ngắn từ năm 2005 đến năm 2010). Vốn là vùng mỏ, giờ đây trở thành khu công nghiệp và đô thị, Rhineland từng là một “địa chỉ đỏ.”

Vậy mà tại đây, đảng SPD đã phải chịu thất bại chưa từng có, với số phiếu bầu thấp nhất trong lịch sử của mình! 5 năm trước, đảng này đã giành được 39,1% số phiếu. Một tín hiệu thay đổi: chủ đề trọng tâm của cuộc bầu cử ở vùng Rhineland lần này là an ninh, chứ không còn là vấn đề di dân. Do vậy, bà Merkel, người có liên quan nhiều đến chiến dịch tranh cử tại bang Rhineland-Westphalian, đã một lần nữa được xem như là một nhân viên an ninh và người bảo trợ, chứ không còn là người chịu trách nhiệm về tình trạng nhập cư thái quá.

Việc mất 1/4 số phiếu đã khiến bà Hannelore Kraft, Chủ tịch đảng SPD tại bang Rhineland-Westphalia, nhanh chóng phải từ chức. Bà Kraft, từng được coi là một ứng cử viên tiềm năng ngồi vào chiếc ghế của bà Angela Merkel, đã phải nhường vị trí này cho ông Armin Laschet (56 tuổi), lãnh đạo đảng CDU, Giáo sư trường Đại học Bonn, một nhà tri thức thuộc phe trung hữu có ảnh hưởng lớn ở Đức. Chắc chắn, ông sẽ lãnh đạo bang của mình cùng với đảng FDP của ông Christian Lindner, người giành được 12,6% số phiếu.

Đảng CDU và đảng FDP có tổng cộng 100 ghế tại Nghị viện bang Rhineland-Westphalia, giành đa số trong tổng số 199 ghế, điều này cho phép họ nắm quyền lãnh đạo bang.

Ngày 14/5/2017, ông Martin Schulz đã tuyên bố rằng đó là một “đòn giáng mạnh” vào đảng của ông, đặc biệt kể từ khi ông chịu “thất bại nặng nề” tại bang quê hương ông. Dường như, ông dự đoán được thất bại của mình tại cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 9 này. Điều tồi tệ hơn là người ta cảm thấy ông sẵn sàng chấp nhận thua cuộc.

Như bằng phép thuật, các phương tiện truyền thông đột nhiên nhận thấy rằng chương trình tranh cử của ông Schulz có những lỗ hổng nghiêm trọng. Dĩ nhiên, ông Schulz đã lấp đi những lỗ hổng đó tại đại hội đảng SPD vào ngày 25/6, nhưng những lần xuất hiện của ông chỉ thu hút được rất ít công chúng. Ông Sigmar Gabriel đã dàn xếp để có những bài phát biểu cùng một lúc với ông Schulz, nhưng tại địa điểm khác, như để dồn ông Schulz tới chỗ bỏ cuộc, trong khi các bộ trưởng thuộc đảng CDU của bà Merkel ngược lại không muốn là cái bóng của bà.

Ông Schulz đã trở thành một nhân vật đơn độc, giống như ông Benoît Hamon trong cuộc vận động tranh cử tổng thống mới đây ở Pháp. Và ông Schulz hầu như không ra được đòn phản công với bà Merkel. Ông đã không thể cáo buộc bà đã tiếp nhận quá nhiều người nhập cư: Vì đảng SPD đã tán thành chính sách nhập cư này. Ông Schulz chỉ trích Donald Trump của Mỹ, Viktor Orban của Hungary và Jaroslaw Kaczinski của Ba Lan, nhưng bà Merkel cũng không tránh khỏi. Và số người nghèo và thua thiệt ở Đức đã không cao như những gì mà ông Schulz khẳng định.

Giọng điệu của ông đã làm nản lòng những người vừa sùng bái ông hôm qua. Người ta còn đi tới chỗ đề cập khả năng các đảng viên SPD sẽ yêu cầu ông từ bỏ cuộc đua, để cho bà Merkel được “rộng đường” tiếp tục làm thủ tướng. Cần có một cái gì đó hơn cả một phép màu để kéo ông Schulz thoát khỏi khó khăn. Xu hướng đã đảo chiều.

Dường như không gì có thể gây bất ổn cho bà Thủ tướng “không bị han rỉ” này. Liệu bà có đạt được kỷ lục về thời gian nắm quyền như Konrad Adenauer (3 nhiệm kỳ rưỡi với 14 năm nắm quyền) hay Helmut Kohl (4 nhiệm kỳ với 16 năm nắm quyền)? Vận may trở lại bất ngờ này sẽ khiến bà trở thành một thủ tướng trường cửu.

Trong nhiều năm, tạp chí Forbes đã đánh giá bà là “người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới.” Nhưng liệu điều đó có đủ để bà để lại một dấu ấn trong lịch sử?

Cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa đương kim Thủ tướng Angela Merkel (trái) - đại diện cho Liên minh Dân chủ-Xã hội Cơ đốc (CDU/CSU) và ông Martin Schulz - Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD). (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa đương kim Thủ tướng Angela Merkel (trái) – đại diện cho Liên minh Dân chủ-Xã hội Cơ đốc (CDU/CSU) và ông Martin Schulz – Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD). (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bước vào lịch sử

Ludwig Erhard, cha đẻ của học thuyết “phép màu kinh tế”, đã cho ra đời đồng D-Mark. Konrad Adenauer đã khiến nước Đức được viếng thăm nhiều hơn, và đã cùng Charles de Gaulle khôi phục châu Âu. Helmut Kohl đã thống nhất nước Đức và cùng với François Mitterrand xây dựng Liên minh châu Âu (EU) và phát hành đồng euro. Cuối cùng, Gerhard Schröder đã cải cách nền kinh tế Đức. Bà Merkel đã khôn ngoan khi kêu gọi ủng hộ cuộc cải cách của Schröder, trong khi đảng CDU vẫn giữ thái độ phản đối. Chính bà là người được hưởng lợi từ điều này.

Nhờ Nicolas Sarkozy, người đã khiến bà Merkel nhận thức được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bà đã tham gia, dù có phần do dự, giải cứu đồng tiền chung và các ngân hàng châu Âu. Cùng với Nicolas Sarkozy, bà đã cứu Hy Lạp thoát khỏi bờ vực phá sản sau hai cuộc điện thoại mà Barack Obama gọi cho bà. Cuối cùng, vì bà đã không có hành động gì để giải cứu Gruzia đang chịu sức ép của Nga, nên Sarkozy đã chiếm thế thượng phong. Chỉ là người quản lý tốt di sản, bà Angela Merkel đã không có được bất cứ thành tích nào trong thời gian cầm quyền của bà.

Cơ hội để bà để lại dấu ấn trong lịch sử đất nước chỉ xuất hiện vào năm 2015 với cuộc chiến tranh ở Syria và ở Iraq. Khi đó, nữ thủ tướng chấp nhận một sự mạo hiểm lớn khi mở rộng cánh cửa đất nước cho làn sóng người tị nạn bị xua đuổi bởi các cuộc xung đột. Liệu bà có nhận thức được điều này khi vào ngày 31/8/2015 đưa ra khẩu hiệu “Chúng ta sẽ làm được điều đó”? Đó không phải là điều hiển nhiên.

Lời tuyên bố của bà chào đón những người di cư đã gây lo sợ cho những người dân Đức không còn đặt niềm tin vào bà. Dĩ nhiên, các phương tiện truyền thông cánh tả, Quỹ Adenauer – một tổ chức thân cận với đảng CDU, và các giáo hội, đặc biệt là giáo hội Tin lành, ca ngợi lòng nhân đạo, tinh thần đạo đức Cơ đốc giáo của bà. Nhưng người Đức không còn để bị lừa dối nữa. Uy tín của bà cũng như của đảng CDU đã bị sụt giảm ngay lập tức trong các cuộc thăm dò dư luận.

Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục chính sách tiếp nhận người di cư với một sự bướng bỉnh đáng kinh ngạc. Bà cũng rao giảng những bài học đạo đức cho các nước thành viên EU – họ càng khó chấp nhận hơn nữa ý tưởng phân bổ những người di cư bất hạnh này vào lãnh thổ của họ vì đã không được tham vấn trước.

Ở phía Nam và Tây Nam châu Âu, cho đến Áo, các nước châu Âu đã bắt đầu lần lượt đóng cửa biên giới của họ. Đó là sự chấm dứt quyền tự do đi lại như người ta đã thấy trong khu vực Schengen. Và một ngày nào đó, Đức sẽ phải tăng cường kiểm soát biên giới của mình. Dù sao cũng còn có một chính trị gia châu Âu duy nhất, hay gần như duy nhất, đã tán thành chính sách nhập cư của bà Merkel. Đó là ông Emmanuel Macron, khi đó chưa là chủ nhân của Điện Élysée.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: CNN)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: CNN)

Cơn bĩ cực

Người ta tự hỏi về sự quả cảm của một con người vốn điềm tĩnh và cẩn trọng như bà Merkel. Là một phụ nữ Đông Đức, liệu bà có do dự khi xây dựng các bức tường xung quanh đất nước? Cách hành xử của bà có chịu ảnh hưởng bởi sự giáo dục Cơ đốc giáo? Liệu mục đích của bà có đơn giản chỉ là đạt giải Nobel hòa bình? Hay bà có muốn, hợp tác với giới chủ cung cấp nguồn nhân công giá rẻ cho nền kinh tế Đức đang phát triển?

Lời giải thích hợp lý nhất liên quan tới khía cạnh dân số: Bà Thủ tướng muốn bù lấp sự thâm hụt tỷ lệ sinh ở Đức bằng số người nhập cư nước ngoài. Bởi huyền thoại về “người nhập cư quá độ” đã thất bại. Phần lớn người nhập cư không muốn quay trở về đất nước bị tàn phá về cơ sở vật chất và sụp đổ về chính trị của họ.

Bà Merkel đã có một tầm nhìn dài hạn: cho phép nước Đức, từ nay tới giữa hoặc cuối thế kỷ này, giữ được quy chế là quốc gia đông dân nhất EU, trong khi với tỷ lệ sinh đẻ luôn ở mức 1,3-1,4 trẻ em trên mỗi bà mẹ, và dân số nước này đang co lại như tấm da lừa.

Trong khi cố nắm lấy cơ hội viết nên một chương trong những cuốn sách lịch sử như vậy, bà Merkel cũng đã cứu vãn tiếng xấu của đất nước bà ở Nam Âu và Đông Âu vốn không ủng hộ chính sách thắt chặt tiền tệ của bà. Bà đã đánh bóng hình ảnh mới cho mình – một phụ nữ có trái tim nhân hậu đứng đầu một nước Đức cao thượng.

Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được những người bài Đức trỗi dậy. Họ không đánh giá cao việc nước Đức mang lại cho họ những bài học về đạo đức. EU suýt tan rã. Các nước Tây Âu đã “giả điếc” trước những kêu gọi chia sẻ gánh nặng của bà. Pháp chỉ chấp nhận 64.000 người tị nạn, ít hơn Đức 30 lần. Trung Âu, đứng đầu là Hungary và Ba Lan, đã gần như ly khai. Và các nước Nam Âu – trừ Italy và Hy Lạp đóng vai các nước trung chuyển – đã chặn đường những người tị nạn. Nữ Thủ tướng Đức đã bị cáo buộc là đã tạo ra một làn sóng “khát vọng châu Âu.” Ở Đức, chính quyền đã lung lay.

Theo một cuộc điều tra thăm dò của Viện nghiên cứu Allensbach đăng trên tạp chí DieWelt ngày 13/11/2015, người dân Đức cho rằng Berlin đã mất kiểm soát đối với dòng người di cư và như vậy những người gốc Đức chỉ chiếm một số lượng không đáng kể. Bà Renate Kocher, Giám đốc Viện Allensbach, đã nhận thấy một “nỗi lo lắng sâu sắc trong dân chúng”. Theo Viện nghiên cứu Forsa, 50% người dân Đức lo ngại sự xâm nhập của người di cư. Chỉ những người sống xa các thành phố vẫn chưa sợ hãi điều này.

Trước những lời ca thán từ các tổ chức địa phương của CDU, Bộ trưởng Bộ Tài chính Wolfgang Schäuble tìm cách biện minh với việc ví làn sóng tị nạn này như một “trận tuyết lở” mà một người trượt tuyết bất cẩn đã sơ ý gây ra, nhưng sự so sánh này đã không được đón nhận, nhất là vì bà Merkel dường như đã cố tình hành động, chứ không phải vô tình.

Các phương tiện truyền thông đã lầm khi cho rằng phản ứng trên của ông Schäuble như là một sự công kích bà Merkel, và suy luận rằng ông đang tìm cách thế chỗ bà. Trong nhiều tháng, ông Schäuble đã được coi là ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng Đức. Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen và Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere cũng được nhắc đến như là những ứng cử viên thay thế bà Merkel.

Sự “xâm nhập của dòng người nhập cư” là một mảnh đất màu mỡ cho những nhân vật cực đoan. Phong trào dân túy cánh hữu Pegida (Người châu Âu yêu nước chống Hồi giáo hóa phương Tây) đã tràn ra các đường phố của thành phố Dresden. Phong trào Pegida – do Lutz Bachmann khởi xướng – lúc đầu đã tổ chức các cuộc biểu tình vào tối thứ Hai hàng tuần tại một công viên thuộc thành phố Dresden, sau đó tản đi khắp các thành phố và vùng miền trên nước Đức, như thành phố Leipzig, Kassel, Düsseldorf, Bochum, Munich, Würzburg, Rostock, Bonn, phía Đông Frisia, thậm chí tới Canada, với các băng rôn, áp phích ghi khẩu hiệu “chống Hồi giáo hóa”.

Mùa Thu 2015, “pháo đài Đức” (hàm ý nói về bà Merkel) dường như bị những người bần cùng trong xã hội tấn công. Các vụ trộm cắp, ẩu đả giữa những người di cư có nguồn gốc khác nhau khiến tình trạng mất an ninh gia tăng, các phần tử cực đoan đã tìm cách phóng hỏa các điểm tiếp nhận người di cư… Và người dân Đức lo sợ phải đóng thêm thuế để cứu trợ những người tị nạn. Nước Đức buộc phải cưu mang những người tị nạn trong các phòng tập thể thao, trong các lớp học, thậm chí trong các nhà thờ.

Chính phủ Đức kêu gọi các tình nguyện viên, nhưng lại hoàn toàn không có sự chuẩn bị. Người ta trưng dụng các khu đất hoang để dựng lên những căn nhà tạm bợ, nhưng bị các cư dân Đức phản kháng.

Một vài người cho người tị nạn tá túc ở nhà mình, và họ được nêu danh trên màn ảnh truyền hình, tuy nhiên hầu hết người Đức xua đuổi hoặc cô lập họ. Xã hội Đức đang trượt dần sang tư tưởng bài ngoại. Bà Merkel kêu gọi: “Hãy đi gặp và giúp đỡ họ!” Nhưng rất ít người Đức hưởng ứng.

Những người ủng hộ Thủ tướng Angela Merkel tại cuộc vận động tranh cử của đương kim Thủ tướng ở Kappeln, miền bắc Đức ngày 20/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Những người ủng hộ Thủ tướng Angela Merkel tại cuộc vận động tranh cử của đương kim Thủ tướng ở Kappeln, miền bắc Đức ngày 20/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thiên nga đen

Quả là họa vô đơn chí. Vụ tai tiếng về khí thải của hãng xe Volkswagen đã giáng một đòn xuống nước Đức vào tháng 9/2015. Đây hẳn là điều tồi tệ cuối cùng mà nước Đức chờ đợi. Theo ngôn ngữ của giới cổ đông, “thiên nga đen” là một sự kiện bất ngờ làm xoay chiều thị trường chứng khoán, cũng như tiến trình lịch sử theo một hướng bất lợi.

Với vụ Volkswagen, nước Đức đã có “thiên nga đen” của riêng mình. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) – chuyên thử nghiệm các dòng xe mới – đã công bố rằng dòng xe thông dụng nhất của Đức đã phát thải nguồn khí độc hại của động cơ diesel, được ngụy trang bởi một phần mềm của hãng sản xuất linh kiện xe hơi Bosch.

Vụ này đã không chỉ bôi xấu hình ảnh của ngành công nghiệp ôtô Đức, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp Đức nói chung. Ngành công nghiệp ôtô chiếm tỷ trọng đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.

Năm 2014, ngành công nghiệp ôtô Đức đã sử dụng hơn 700.000 lao động và đạt doanh thu 367,9 tỷ euro. Mức tiền phạt mà tập đoàn Volkswagen phải trả cho các bên nguyên đơn của Mỹ đã nhanh chóng được ước tính lên tới 40 tỷ euro, nhưng con số này có thể tăng gấp đôi. Volkswagen có thể phải từ bỏ tham vọng trở thành nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.

Đây quả là một đòn nặng nề đối với cựu Bộ trưởng Môi trường Angela Merkel, vì dù sao đảng của bà cũng đã phụ thuộc vào sự vận động hành lang của giới công nghiệp ôtô, đó là không nói đến việc ông Gerhard Schröder – từng lãnh đạo Hội đồng giám sát của Volkswagen tại bang Basse-Saxe, và vẫn sử dụng xe Audi, một chi nhánh của hãng Volkswagen. “Cậu học trò ngoan” đã bị phạt vì gây ô nhiễm không khí.

Tiếp đến, các hãng xe hơi Fiat Chrysler, rồi Mercedes, Audi, Renault và các hãng xe khác đều đi theo vết xe đổ của Volkswagen. Những vụ tai tiếng về khí thải này đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp ôtô ở cả Mỹ lẫn châu Âu. Nhưng Volkswagen bị phát giác đầu tiên.

Nhiều người cho rằng thái độ bình thản của bà Merkel không phù hợp với mức độ báo động kép – những tai tiếng của “ngành công nghiệp bốn bánh” và sự xâm nhập của những người tị nạn. Dường như điều quan trọng đối với bà Merkel là kế hoạch gia tăng dân số bằng mọi giá. Nhưng liệu bà có phải trả giá cho điều đó trong cuộc bầu cử?

Là lãnh đạo đảng CSU và Thống đốc bang Bavaria, ông Horst Seehofer đã không ủng hộ bà. Trước một Thủ tướng không có khả năng thay đổi tình hình, đảng CSU tại bang Bavaria đã liên kết với chính phủ để ngăn chặn sự sụp đổ. Bà Angela Merkel đã cố gắng chuyển hướng sự chú ý khi đưa ra cảnh báo tại đại hội đảng CDU ở Darmstadt ngày 2/11/2015 về nguy cơ chiến tranh “có thể xảy ra giữa các nước Tây Balkan.”

Bà nói: “Tôi không muốn nhìn mọi thứ màu đen, nhưng điều đó có thể đến nhanh hơn chúng ta nghĩ…”. Vấn đề di dân liên quan đến nước Đức cũng như liên quan tới khu vực Balkans. Tuy nhiên, Đức đã từ chối đóng cửa biên giới Đức với Áo bằng một hàng rào hoặc một bức tường, mặc dù Vienna, giống như các nước láng giềng ở phía Nam và phía Đông, đã đóng cửa biên giới nước mình.

Theo ngôn ngữ của giới cổ đông, “thiên nga đen” là một sự kiện bất ngờ làm xoay chiều thị trường chứng khoán, cũng như tiến trình lịch sử theo một hướng bất lợi

Trái với bà Merkel, Seehofer cho rằng thời điểm thích hợp đã đến để ông thể hiện trong một phát biểu với tạp chí Spiegel sự thở phào nhẹ nhõm trước việc “gần như đóng cửa mọi ngả đường dẫn tới Balkans.” Theo ông, đó là một “bước ngoặt trong chính sách di cư.” Ông đe dọa sẽ đơn phương đóng cửa biên giới phía Nam bang Bavaria.

Nhưng bà Merkel vẫn rất điềm tĩnh. Ngay cả các đảng viên của CDU cũng cho rằng “không chỉ người Áo thất vọng khi thấy Berlin tiếp tục chỉ trích việc đóng cửa biên giới và áp dụng hạn ngạch người tị nạn,” trong khi Áo và các nước Balkan đã để cho Đức “sửa chữa sai lầm” bằng cách ngăn chặn luồng di cư.

Ông Christian Lindner, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (FDP), đã đổ trách nhiệm cho bà Merkel. Theo ông này, bà Thủ tướng nhắm tới “giải Nobel Hòa bình, trong khi các chính trị gia khác (ngầm hiểu là giới cầm quyền ở Nam Tư cũ, Hy Lạp, Áo và Hungary) làm một việc tồi tệ” (ngầm hiểu là: ngăn chặn sự xâm nhập của người di cư).

Đầu tháng 11/2015, người dân bang Bavaria đã đấu tranh yêu cầu giới chức trách thảo luận về một kế hoạch khẩn cấp mà ba đảng trong chính phủ đã thông qua. Chắc chắn, kế hoạch đó không đề cập đến các trại tị nạn mà đảng CSU đề xuất và đảng SPD mô tả là “những nhà tù”, mà đề cập tới 5 “điểm tiếp nhận” trong đó có 2 điểm ở bang Bavaria – ở đây giấy phép cư trú được cấp hoặc từ chối một cách nhanh chóng.

Trung tâm quốc gia quản lý người nước ngoài có nhiệm vụ cấp giấy phép này và tiến hành trục xuất những đối tượng không được cấp giấy phép cư trú từ các điểm tiếp nhận nói trên ra khỏi biên giới Đức. Những người di cư không được tự ý ra khỏi những điểm tiếp nhận này, nếu không đơn xin tị nạn của họ sẽ bị hủy bỏ và họ sẽ bị cắt viện trợ. Rõ ràng, Chính phủ Đức mong muốn giảm bớt những xung đột giữa người di cư và người dân Đức.

Ông Horst Seehofer nói: “Nếu làm được điều này, thì có nhiều khả năng lấy lại được niềm tin của người dân.” Tuy nhiên, dân chúng Đức đánh giá những biện pháp này là chưa đủ. Họ vẫn không hài lòng.

Thủ tướng Đức Angela Merkel trong lần thăm một trại tị nạn ở Heidenau, bang Sachsen. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong lần thăm một trại tị nạn ở Heidenau, bang Sachsen. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bà Merkel bị bêu xấu

Ngày 18/11/2015, bà Merkel đã đi đến Thổ Nhĩ Kỳ, để nhân danh EU đàm phán một thỏa thuận, mà theo đó Ankara cam kết giữ lại trên lãnh thổ của họ một phần lớn người di cư chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh ở Syria sang châu Âu. Để thuyết phục Erdogan, bà đã làm cho ông “hoa mắt” vì một khoản viện trợ trị giá 3 tỷ euro.

Khi ký hiệp định này vào ngày 18/3/2016, Tổng thống Erdogan lại ra điều kiện: Thổ Nhĩ Kỳ phải được nhận thêm 3 tỷ euro viện trợ ngoài 3 tỷ đã nhận hồi tháng 11/2015, cũng như được nối lại các cuộc đàm phán gia nhập EU và miễn thị thực đối với người Thổ Nhĩ Kỳ tới các nước EU kể từ ngày 1/6/2016. Điều may mắn là yêu cầu miễn thị thực này phải phụ thuộc vào 72 điều kiện mà Pháp đã nhấn mạnh, do vậy không thể được thực hiện ngay lập tức. Thỏa thuận nói trên đã gây ra một sự phẫn nộ nào đó ở châu Âu, đặc biệt ở Pháp.

Tại Đức, sự bất bình đã chuyển sang sự căm phẫn sau các vụ xâm hại tình dục mà nạn nhân là hàng trăm phụ nữ Đức, xảy ra tại sân trước nhà thờ Cologne vào đêm 31/12/2015. Theo các nạn nhân, thủ phạm là một đám đông nam giới đến từ “các nước Arab hoặc Bắc Phi.”

Một trận mưa những lời chỉ trích đổ lên đầu các nhà chức trách và cảnh sát – những người đã thụ động trước những vi phạm đó. Phe cánh tả đã tự hỏi về những khác biệt văn hóa giữa người châu Âu và những nhóm người dường như không thể đồng hóa này.

Cơn giận dữ của người dân Đức gia tăng khi vào tháng 2/2016, một di dân người Maroc đã dùng dao tấn công một cảnh sát ở tại nhà ga Hanover.

Cuối tháng 2/2016, chỉ 39% người Đức hài lòng về cách giải quyết vấn đề nhập cư của bà Merkel và 59% trong số họ hoàn toàn không hài lòng. Bộ trưởng Nội vụ Đức, ông Thomas de Maiziere, đã can thiệp khi nêu rõ rằng Đức sẽ không để những người tị nạn xâm nhập vào lãnh thổ nước này một cách không kiểm soát.

Có lẽ dưới sức ép của những người thân cận – nhận thấy phe cực hữu phản đối chính sách ưu tiên nhập cư đang trỗi dậy, gây bất lợi cho đảng CDU, bà Merkel đã phải thay đổi giọng điệu.

Bà đã ngừng chỉ trích Hy Lạp ngăn chặn làn sóng tị nạn khi đóng cửa biên giới Hy Lạp-Macedonia. Thậm chí, người ta nêu rõ thời điểm bà thay đổi thái độ. Ngày 1/3/2016, khi tiếp Thủ tướng Croatia Tihomir Oreskovi, bà đã phát biểu rằng có “đủ chỗ ngủ và cư trú ở Hy Lạp” và “không người tị nạn nào có thể xin tị nạn ở một nước EU theo sự lựa chọn của họ.”

Tháng 3/2016, các đảng tham gia chính phủ đã chuẩn bị xây dựng một kế hoạch khẩn cấp mới. Ông Seehofer đã bày tỏ mong muốn giới hạn số người tị nạn mà nước này tiếp nhận ở mức 200.000 người mỗi năm nhưng bà Merkel và ông Gabriel đã từ chối xác định một hạn ngạch như vậy.

Chính phủ Đức đã ban hành quy định, theo đó giấy phép cư trú chỉ được cấp với điều kiện người tị nạn phải theo các khóa học ngôn ngữ và hòa nhập. Những khóa học bắt buộc này một phần là trách nhiệm của những người tị nạn mới đến Đức. Yêu cầu xin đoàn tụ gia đình chỉ được chấp thuận sau 2 năm cư trú. Người tị nạn sẽ không được trợ cấp bằng các khoản tiền mặt nữa, mà bằng các phiếu mua hàng. Bất chấp những quy định này, mức độ được lòng dân của bà Angela Merkel và ông Sigmar Gabriel vẫn sụt giảm trong suốt năm 2016.

Đặc biệt là kể từ khi các vụ tấn công khủng bố nhằm vào Đức đã xảy ra vào ngày 18/7, ngày 24/7 và ngày 30/10, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ tấn công khủng bố bằng xe tải hồi tháng 12/2016 – chiếc xe tải điên đã lao vào khu chợ Giáng sinh ở Berlin, làm 12 người chết và 48 người bị thương.

Cảnh sát tuần tra bên trong khu chợ Giáng sinh ở Berlin ngày 21/12/2016 sau khi xảy ra vụ tấn công. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cảnh sát tuần tra bên trong khu chợ Giáng sinh ở Berlin ngày 21/12/2016 sau khi xảy ra vụ tấn công. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tất cả thủ phạm của cuộc tấn công này đều trẻ, một số còn rất trẻ, tất cả đều là người Hồi giáo và phần lớn trong số họ đến Đức theo những làn sóng di dân. Trên các đường phố, người Đức tránh đường mỗi khi nhìn thấy người nhập cư.

Bà Merkel cuối cùng cũng đã thừa nhận rằng nhiều người tị nạn đã hòa nhập tốt nhưng “vẫn còn nhiều việc phải làm.” Khẩu hiệu “Chúng ta sẽ làm được điều đó” của bà đã bị loại khỏi từ ngữ của bà.

Đảng CSU và đảng CDU tiếp tục tranh cãi nhau. Ông Seehofer đã thông báo một tình hình “hết sức nguy hiểm” và yêu cầu xem xét lại chính sách của bà Merkel. Nữ Thủ tướng Đức đã trả đũa bằng cách kêu gọi một “cách hành xử đúng mực”, cứ như thể bang Bavaria đã phạm sai lầm.

Ông Seehofer đã yêu cầu một thái độ cứng rắn: “Chúng ta phải ngăn chặn những người tị nạn ngay ở biên giới.” Để buộc bà Merkel hoặc là thay đổi chính sách, hoặc là rút lui, ông Seehofer đã đe dọa sẽ đích thân ứng cử, hoặc giới thiệu một trong những người bạn ở Bavaria của ông tranh cử với bà Thủ tướng vào tháng 9/2017.

Bà Merkel đã ít nhiều thừa nhận sai lầm của mình và hứa sẽ không đóng vai trò như là mẹ Teresa khi dang rộng vòng tay đón nhận những con người đau khổ trên hành tinh này. Cuối cùng thì bà cũng nhượng bộ và căng thẳng đã giảm. Đồng thời, bị truyền thông chính phủ “tẩy não” một cách hiệu quả, người Đức đã bắt đầu quen với sự hiện diện – đã có phần giảm bớt – của người nhập cư. Và do vậy, những chỉ trích của ông Seehofer đã bớt phần gay gắt.

Băng rôn vận động tranh cử của đảng CDU, SPD và FDP tại Stuttgart, tây nam Đức ngày 22/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Băng rôn vận động tranh cử của đảng CDU, SPD và FDP tại Stuttgart, tây nam Đức ngày 22/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ba quân chủ bài của bà Merkel

Gia nhập đảng CSU

Bà Merkel đã lấy lại được ưu thế nhờ sự liên minh đảng CSU trước thềm cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 9. Ngày 28/5, ông Seehofer và bà Merkel đã đánh dấu sự đình chiến tại buổi mít tinh tranh cử chung ở Munich-Trudering.

Trong vòng 2 năm, ông Seehofer đã không ngừng công kích mạnh mẽ bà Merkel nhằm mục đích làm cho bà mất lợi thế tại phe cực hữu. Đảng CSU đã luôn đóng vai trò thu hút những nhân vật cực hữu, với mục đích ngăn chặn sự hình thành một lực lượng giống như đảng Mặt trận quốc gia (FN) tại Pháp, ngoài các đảng cực hữu truyền thống.

Mọi thứ đã trở lại trật tự, đảng AfD đã thụt lùi, chỉ đạt dưới 10% ý định bỏ phiếu, và lực lượng tham gia biểu tình của phong trào Pegida đã giảm. Đây là quân chủ bài đầu tiên của bà Merkel.

Ông Seehofer tuyên bố: “Chúng tôi hành động vì người Đức, vì sự an toàn và hạnh phúc của họ”. Ông cũng nhấn mạnh rằng liên minh đảng CDU và đảng CSU mong muốn trở thành “lực lượng chính trong cuộc bầu cử ngày 24/9 tới” và muốn ngăn chặn những “thí nghiệm” của liên minh “Đỏ-Xanh-Đỏ đậm” (liên minh giữa đảng SPD, đảng Xanh và đảng Die Linke). Ông cũng thừa nhận rằng mối quan hệ giữa ông với bà Merkel bị tác động bởi cuộc khủng hoảng người tị nạn, và giờ đây sự đối đầu giữa họ đã chấm dứt, và hai người đã quyết tâm “tiến hành cuộc vận động tranh cử chung”.

Ngày 23/4/2016, ông đã tuyên bố rằng ông sẽ vẫn đứng đầu đảng CSU, liên kết với đảng CDU của bà Angela Merkel để cạnh tranh trong cuộc đua tranh cử liên bang”rất khó khăn” vào ngày 24/9 tới, cũng như trong cuộc bầu cử địa phương tại bang Bavaria một năm sau đó.

Có một chi tiết quan trọng là ông Seehofer (hiện 67 tuổi) từng tuyên bố rằng ông sẽ từ bỏ quyền lực và nghỉ hưu. Tuy nhiên, nhiều quan chức cấp cao của đảng CSU đề nghị ông tiếp tục đảm nhiệm hai vai trò thống đốc bang Bavaria và chủ tịch đảng CSU tại bang này cho dù ông đã cao tuổi.

Mọi điều đã diễn ra như thể bà Merkel đã không chỉ lắng nghe ông Seehofer, mà cả lãnh đạo đảng Die Linke, ông Gregor Gysi – người đã gợi ý bà Merkel nên “hữu khuynh hóa” chính sách của bà để đối phó với đảng AfD. Bà đã làm theo gợi ý đó, đồng thời hứa sẽ đẩy nhanh việc trục xuất người xin tị nạn bị từ chối, và đưa họ vào các trung tâm tị nạn thay vì phân bổ họ trên khắp các thành phố của Đức.

Đảng CDU đã giành lại lợi thế nhờ một chiến lược tranh cử mới. Thay vì phân tán lực lượng để kiếm chác một vài phiếu bầu của cử tri đảng Xanh cánh tả hay của những cử tri hoài nghi châu Âu cánh hữu, thậm chí lôi kéo cử tri tự do của đảng FDP, từ nay đảng CDU tập trung vào cử tri đoàn truyền thống của mình. Nhận định rằng đa số người Đức nghiêng về cánh hữu, đảng CDU muốn huy động tất cả cử tri cánh hữu có ý định bỏ phiếu trắng.

Sở dĩ đảng CDU giành chiến thắng ngoạn mục tại bang North-Rhine-Westphalia trong cuộc bầu cử cấp bang hồi tháng 5/2017 vừa qua là nhờ đảng này đã thực hiện chiến lược tranh cử tiếp cận cử tri mới nói trên. Cách “gõ cửa từng nhà, gặp mặt từng người” này đã tỏ ra hiệu quả.

Các nhóm vận động cử tri của đảng CDU đi khắp các khu phố xinh đẹp và ngôi làng giàu có, gõ cửa từng căn hộ và các biệt thự, bắt chuyện người dân trên đường phố, phân phát tài liệu cho người già. Đó là đường lối chỉ đạo của đảng CDU trong suốt mùa Hè 2017.

Cảng hàng hóa ở Hamburg, Đức. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Cảng hàng hóa ở Hamburg, Đức. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Một nền kinh tế khỏe mạnh

Quân chủ bài thứ hai của bà Merkel, và không kém quan trọng, là nền kinh tế đang phát triển của nước Đức. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 4,3% vào năm 2016, rồi giảm xuống 3,9% vào năm 2017, với nhiều việc làm cho giới trẻ. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ 25 năm qua.

Theo số liệu do Cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố vào ngày 12/1/2017, tỷ lệ tăng trưởng GDP, nhờ tiêu dùng và ngoại thương gia tăng, đã tăng lên mức 1,9% vào năm 2016. Năm thứ ba liên tiếp, Đức đã công bố thặng dư ngân sách và nợ công của nước này tiếp tục giảm, xuống mức 68% GDP và tiến gần tới mức trần 60% theo quy định của EU – mức trần sẽ đạt được từ nay đến năm 2024.

Mặc dù giảm nhẹ, nhưng tài khoản vãng lai vẫn dư thừa nhờ vào thặng dư thương mại lớn. Mà Merkel và Bộ trưởng Tài chính hứa hẹn sẽ giảm 6 tỷ euro thuế cho người dân Đức trong năm 2017 và năm 2018, cũng như gia tăng các hoạt động đầu tư.

Đức sẽ hiện đại hóa các nhà máy điện than để giảm bớt mức độ gây ô nhiễm, và mong muốn từ nay tới năm 2050 các nguồn năng lượng tái tạo có thể đạt 80% tổng sản lượng điện, bởi về nguyên tắc, nước này sẽ từ bỏ điện hạt nhân vào năm 2022.

Làn sóng nhập cư không làm cho nền kinh tế Đức suy yếu, mà trái lại đã thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng, tạo ra hiệu ứng phục hồi kinh tế thực sự. Đây là giả thuyết được các nhà kinh tế học Đức đưa ra vào cuối năm 2015. Cục thống kê liên bang Đức cũng khẳng định điều này, đồng thời chỉ ra rằng lực lượng nhập cư đã mang lại 0,5 điểm tăng trưởng cho nước Đức trong năm 2016 (tăng 1,4% so với năm trước).

Để tiếp nhận khẩn cấp từ 1 đến 2 triệu người tị nạn, nước Đức đã chi 20 tỷ euro để cung cấp lương thực và dịch vụ y tế cho họ, một việc làm hiếm hoi ở thời điểm trước đó. Kết quả là chi tiêu công của Đức đã tăng 4,2%.

Một sự gia tăng chưa từng xảy ra kể từ năm 1992, năm tiếp theo ngày thống nhất nước Đức. Sự gia tăng đột ngột dân số khuyến khích chi tiêu của các hộ gia đình (tăng 2%). Tổng cộng, tiêu dùng cá nhân và chi tiêu công đã tăng 2,5%, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng Đức trong năm 2016.

Nhưng đó là sự phục hồi tăng trưởng nhất thời do tăng cầu chứ không phải do tăng cung. Vả lại, sự phục hồi này đã giảm bớt vào năm 2017. Điều đáng lưu ý là trong số những người tị nạn gốc Syria, rất ít người là kỹ sư, bác sĩ và nhà nghiên cứu cần thiết cho nền kinh tế Đức. Phần lớn sinh viên Syria tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu công việc ở Đức.

Công nhân làm việc tại công trường xây dựng ở Duisburg, Đức ngày 17/8. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Công nhân làm việc tại công trường xây dựng ở Duisburg, Đức ngày 17/8. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Hiệu ứng Macron

Quân chủ bài thứ ba của bà Merkel là mối quan hệ Paris-Berlin. Việc Emmanuel Macron thắng cử tổng thống trong cùng năm diễn ra cuộc bầu cử lập pháp ở Đức đã củng cố thêm nhận định rằng động cơ Pháp-Đức của châu Âu có thể tái khởi động.

Sau sự thờ ơ của Jacques Chirac trước sứ mệnh châu Âu, sau những thay đổi “đồng bóng” của Nicolas Sarkozy, và sau thái độ thụ động của François Hollande, Emmanuel Macron và một số thành viên chủ chốt thân cận của ông đã đưa việc thúc đẩy mối quan hệ Pháp-Đức nằm trọng tâm trong chương trình hành động của mình.

Ông Macron có lẽ sẽ không can thiệp sâu hơn vào chiến dịch tranh cử ở Đức cho dù ngày 16/3 vừa qua ông đã được bà Merkel tiếp đón tại Văn phòng Thủ tướng Đức và được đề nghị giúp đỡ, nhưng mối quan hệ Pháp-Đức tốt đẹp ở cấp nguyên thủ quốc gia đã không giúp cải thiện mối quan hệ châu Âu. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên trong sáng vì Tổng thống Pháp không yêu cầu tương trợ đối với các khoản nợ châu Âu.

Do vậy, sẽ không xảy ra việc phát hành các trái phiếu châu Âu – một viễn cảnh gây ác mộng cho những người đóng thuế Đức vốn dị ứng với ý tưởng đưa EU trở thành “liên minh giao dịch.” Trước tiên, Pháp sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của mình. Đức sẽ đầu tư vào Pháp và châu Âu – nhưng một cách tự nguyện, bởi trái với những đồn đoán, Đức không bị ràng buộc bởi Hiệp ước Maastricht, cho dù thặng dư thương mại của nước này vượt 6% GDP.

Đức đã thở phào nhẹ nhõm khi ông Emmanuel Macron giành chiến thắng trước bà Marine Le Pen trong cuộc đua tranh cử tổng thống. Trong con mắt của bà Merkel, ngày 7/5/2017 ông Macron đã cứu EU và đồng tiền chung châu Âu. Ngay từ ngày 15/5/2017, trong chuyến thăm xã giao đầu tiên tới phủ thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và bà Thủ tướng Đức đã ngay lập tức nhất trí về đồng euro mà bà Merkel thường nói rằng nó còn hơn cả “một đồng tiền”.

Trước sự hiện diện của ông Nicolas Sarkozy, bà đã tuyên bố: “Những dân tộc có chung đồng tiền không gây chiến với nhau.” Bà đã khiến giới truyền thông ngạc nhiên khi quả quyết rằng “có thể sửa đổi các hiệp ước châu Âu để củng cố Khu vực đồng euro.” Ông Macron đáp lại: “Tôi cho rằng việc thay đổi các hiệp định của châu Âu không phải là điều cấm kỵ”. Tổng thống Macron cũng nói: “Chúng tôi muốn xây dựng một lộ trình Pháp-Đức cho châu Âu”, và bà Merkel nói thêm “những lợi ích của Đức gắn chặt với những lợi ích của Pháp”.

Ý tưởng chủ đạo của Tổng thống Macron – củng cố ngân sách châu Âu và bổ nhiệm một bộ trưởng tài chính châu Âu – đã nhận được sự ủng hộ của Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble vốn là người đầu tiên đề xuất thành lập tại Strasbourg một hội đồng tư vấn của Khu vực đồng euro, một đề xuất mà Sigmar Gabriel và Emmanuel Macron cũng đưa ra khi cả hai còn là bộ trưởng kinh tế.

Việc củng cố ngân sách châu Âu chắc chắn là dự án Pháp-Đức quan trọng nhất trong 2 hoặc 3 năm tới để “khởi động châu Âu” theo như đề xuất của bà Merkel

Cùng với việc tăng cường quốc phòng châu Âu trong khuôn khổ Hội đồng Quốc phòng Pháp-Đức và việc chấm dứt “tình trạng manh mún về công nghiệp” nhờ “Quỹ Phòng thủ châu Âu,” việc củng cố ngân sách châu Âu chắc chắn là dự án Pháp-Đức quan trọng nhất trong 2 hoặc 3 năm tới để “khởi động châu Âu” theo như đề xuất của bà Merkel.

Một cuộc thăm dò dư luận chung của Viện nghiên cứu Allensbach (Đức) và Viện Kantar Public (Pháp) được thực hiện hồi tháng 4/2017 đã đưa ra một bức tranh tương phản về bầu không khí ở hai nước. Người Đức gần như hoàn toàn lạc quan, trong khi người Pháp lại chìm đắm trong một bầu không khí ảm đạm. Lý do chủ yếu nằm ở tình hình kinh tế của hai nước, người Đức đánh giá tình hình kinh tế của họ đang tốt đẹp trong khi người Pháp cho rằng nền kinh tế của họ đang rất tồi tệ.

Trong khi 51% người Đức nghĩ rằng thế hệ trẻ có những cơ hội tốt đẹp trong tương lai, thì 76% người Pháp lại cho rằng những vận rủi đang chờ đón họ. Chỉ có 27% người Pháp ủng hộ chế độ kinh tế Pháp, trong khi 61% người Đức hài lòng về chế độ kinh tế Đức. Nhưng chẳng phải bầu không khí ở Pháp đã chuyển sang chiều hướng lạc quan vào buổi tối ngày 7/5/2017 đó sao?

Ngoài ra, còn tồn tại một thực tế là Đức không còn có lựa chọn thay thế nào khác cho cặp đôi Pháp-Đức. Brexit đã khiến Anh rời khỏi EU. Ba Lan giữ thái độ biệt lập. Tây Ban Nha và Italy không thể sánh kịp với Pháp – nước vẫn duy trì một số ngành công nghiệp mũi nhọn, một nền nông nghiệp, các phòng thí nghiệm, đồng thời là một cường quốc quân sự có sức mạnh răn đe hạt nhân với các tàu ngầm và máy bay ném bom mang tên lửa, có các lãnh thổ nước ngoài và là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, còn phải kể tới quyền lực tối cao của Tổng thống Pháp, trong khi Thủ tướng Đức chịu sự ràng buộc trước Quốc hội liên bang và Tòa Hiến pháp. Giống như ông Macron, bà Merkel đã duy trì sự độc lập của mình với Nga, và các mối quan hệ của bà với Washington trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Donald Trump thắng cử.

Thủ  tướng Đức Angela Merkel (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái)  trong cuộc gặp tại Hội nghị nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi  hàng đầu thế giới (G20) ở Hamburg, Đức ngày 7/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong cuộc gặp tại Hội nghị nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Hamburg, Đức ngày 7/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Vào ngày 26/5/2017, ngay sau khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO và hội nghị G7 đầy sóng gió với sự tham gia của Tổng thống Donald Trump, bà đã tuyên bố trước 2.500 thành viên đảng CDU và đảng CSU tại bang Bavaria, đồng thời ám chỉ tới những tranh luận với ông Donald Trump: “Cái thời mà chúng ta có thể hoàn toàn dựa vào người khác đã qua. Những ngày gần đây, tôi đã cảm nhận được điều đó, và do vậy tôi có thể nói rằng chúng ta, những người châu Âu, phải quyết định số phận của chúng ta. Dĩ nhiên, trong khi vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè với Mỹ, Anh, với cả Nga và các nước khác, chúng ta cần biết rằng với tư cách là người châu Âu, chúng ta phải đấu tranh cho tương lai và vận mệnh của chúng ta.”

Thủ tướng Đức còn nói thêm rằng các mối quan hệ giữa Đức và Pháp có một tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh này.

Những phát biểu của bà Merkel đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền chính trị thế giới. Dù không ra khỏi NATO, Đức đã tự giải thoát khỏi chiếc ô quân sự và chính trị vốn đã bảo vệ Đức trong suốt Chiến tranh Lạnh cho tới năm 2017. Châu Âu đã quay trở lại tình huống mà de Gaulle và Adenauer mơ ước khi ký kết hiệp ước Pháp-Đức năm 1963, đó là xây dựng một châu Âu độc lập trước các siêu cường, trong đó động cơ của châu Âu sẽ là cặp đôi Pháp-Đức.

Theo các cuộc thăm dò dư luận, nếu như các cuộc bầu cử lập pháp diễn ra trong tháng 4/2017, liên minh đảng CDU và CSU sẽ giành được 36% số phiếu, đảng SPD 31% số phiếu, đảng Die Linke 9% số phiếu, đảng Xanh và và đảng AfD đều giành được 7% số phiếu, và đảng FDP giành được 6% số phiếu. So với cuộc bầu cử lập pháp trước đó vào năm 2012, đảng Die Linke đã giành thêm được một chút lợi thế, còn đảng Xanh mất phiếu chút ít.

Bà Merkel bám chặt quyền lực với sự ương bướng của một “cô bé tinh nghịch” vốn dĩ đã được Thủ tướng Helmut Kohl tín nhiệm khi tuyển mộ hồi tháng 3/1990

Dù là một đảng mới ra đời, đảng AFD cũng vượt ngưỡng tỷ lệ ủng hộ 5% theo quy định để có ghế trong Quốc hội liên bang sau khi đã giành ghế nghị viện tại 16 bang kể từ năm 2014. Cuộc thăm dò ý kiến này cho phép hình dung kết quả của cuộc bầu cử lập pháp vào ngày 24/9.

Bà Merkel may mắn thoát khỏi vụ “đắm tàu” trong khóa lập pháp vừa qua. Bà bám chặt quyền lực với sự ương bướng của một “cô bé tinh nghịch” vốn dĩ đã được Thủ tướng Helmut Kohl tín nhiệm khi tuyển mộ hồi tháng 3/1990. Bà đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chính trị.

Hai lần đảm nhiệm chức bộ trưởng dưới thời Thủ tướng Kohl, bà Merkel đã đưa đảng CDU vượt qua giai đoạn khó khăn sau khi đảng này thất bại trong cuộc bầu cử lập pháp năm 1998 và bị mất uy tín do vụ tai tiếng “quỹ đen” – ông Kohl đã “quên” công khai số tiền mà giới tài phiệt quyên góp cho đảng CDU của ông vận động tranh cử.

Kể từ ngày 22/11/2005, bước đột phá chính trị này đã giúp bà trở thành người đứng đầu Chính phủ liên bang Đức, giành chiến thắng sát sao trước đương kim Thủ tướng Gerhard Schröder – khi ấy còn chưa tin vào thất bại của mình bất chấp kết quả bầu cử được công bố.

Chắc chắn, các ứng cử viên đối thủ của bà Merkel hy vọng vào những yếu tố khó lường có thể cản trở bà Thủ tướng tái đắc cử. Nhưng người đàn bà khiêm tốn và sùng đạo, có tính kỷ luật và tiết kiệm, và là con gái của mục sư Horst Kasner đã quá cố này không có điều gì để chê trách. Hơn nữa, bà không phải là người phụ nữ dễ lùi bước trước khó khăn. Bà cũng không dễ bị chọc giận bởi những từ cấm kỵ vốn không thiếu trong tiếng Đức.

Không có điều gì thiếu nhất quán và không minh bạch ở nhà vật lý cần mẫn và lao động say mê này, một người mà những hoạt động giải trí hiếm hoi được dành cho các buổi hòa nhạc tại nhà hát nhạc kịch hay các buổi leo núi cùng chồng./.

Các kỳ bầu cử Quốc hội Đức. (Nguồn: TTXVN)
Các kỳ bầu cử Quốc hội Đức. (Nguồn: TTXVN)