Pháo sáng trên khán đài:

V-League 2018 đã mở màn với cảnh pháo sáng rực cháy trên khán đài sân Hàng Đẫy ở trận cầu tâm điểm giữa FC Hà Nội và Hải Phòng. Hình ảnh tương tự cũng xuất hiện ở nhiều sân bóng nổi tiếng trên thế giới, cho thấy bầu không khí cuồng nhiệt cùng sự hấp dẫn của môn thể thao Vua.

Nhưng bất kể trong hoàn cảnh nào, ở đâu thì việc đốt pháo sáng trên khán đài luôn là hành vi trái pháp luật, bởi nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, cả về an ninh trật sự lẫn sức khỏe con người, thậm chí là nguy hiểm đến tình mạng.

Đặc sản ở nhiều nền bóng đá

Thực tế, đốt pháo sáng được xem là một trong những phong cách cổ vũ đặc trưng của các nhóm ultras, tập hợp các cổ động viên trung thành và có phần cứng đầu nhất của đội bóng. Và các hội ultras thì hầu như nền bóng đá nào cũng có, đặc biệt là ở Đông Âu và Nam Mỹ.

Với các nền bóng đá Tây Âu, một số quốc gia và giải đấu vẫn còn tồn tại việc đốt pháo sáng. Cảnh đốt pháo sáng thường xuyên xảy ra ở các sân bóng nổi tiếng như San Siro tại Italy hay Velodrome tại Pháp. Dĩ nhiên, việc đốt pháo sáng cũng thường chỉ tập trung ở một khu vực khán đài vốn dành riêng cho nhóm ultras.

Trong khi đó, từ lâu nay, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã áp đặt lệnh cấm đốt pháo sáng ở các giải đấu quốc tế. Cũng từ đó, các Liên đoàn bóng đá Quốc gia và Ban tổ chức các giải vô địch quốc gia cũng áp dụng điều luật này ở các giải quốc nội.

Hình ảnh đốt pháo sáng hay xuất hiện trên các sân bóng ở Đông Âu (Nguồn: AFP)

Song, cũng có những nền bóng đá đã có lúc cổ súy cho hành động này. Cho đến năm 1997, việc đốt pháo sáng ở các sân vận động của Ba Lan được cho phép, thậm chí, cả Liên đoàn bóng đá và Ban tổ chức giải quốc nội còn quyết định trao thưởng (hàng tuần, hàng tháng và mỗi mùa giải) cho các khán đài được thắp sáng bởi pháo sáng rực rỡ nhất.

Với UEFA, án phạt thường là phạt tiền, thậm chí là cấm câu lạc bộ có cổ động viên đốt pháo sáng được tham dự giải đấu. Với các Liên đoàn bóng đá Quốc gia và Ban tổ chức giải đấu, án phạt dành cho các câu lạc bộ cũng là phạt tiền, kết hợp đóng cửa một số khu vực khán đài, thường là khu vực tập trung của các hội ultras. Một khi có vụ việc nghiêm trọng xảy ra từ đốt pháo sáng, những cá nhân cụ thể thực hiện hành vi này có thể hứng chịu những án phạt nặng liên quan đến tội phạm hình sự.

Tử vong vì pháo sáng

Về bản chất, pháo sáng được sử dụng trong hoạt động cứu nạn trên biển; chúng khó bị dập tắt nhanh chóng và dễ dàng. Pháo sáng có chứa hóa chất và có thể nguy hiểm cho người bị hen suyễn. Pháo sáng có thể cháy lên đến nhiệt độ 1600 độ C và vì thế làm nấu chảy thép.

Cảnh sát được huy động đứng ở khu vực khán đài dành cho các cổ động viên Corinthians sau vụ một fan của đội này bị tử vong vì dính pháo sáng hồi năm 2013 (Nguồn: AP)

Dựa trên những tính chất đó, việc đốt pháo sáng luôn chứa đựng nguy cơ gây nguy hiểm, và không chỉ giới hạn trong khu vực khán đài có pháo sáng được đốt. Nguy cơ gây cháy các hàng ghế, các khu khán đài luôn tồn tại. Thậm chí, có cả những trường hợp tử vong được ghi nhận từ việc đốt pháo sáng gây ra.

Năm 1992, Guillem Lazaro, một cậu bé 13 tuổi người Tây Ban Nha, đã tử vong sau khi bị ném pháo sáng trúng vào ngực ở một sân vận động tại Barcelona. Năm 1993, John Hill, 67 tuổi, qua đời sau khi bị ném pháo sáng trúng người trong một trận đấu tổ chức ở Cardiff. Năm 2013, một cậu bé 14 tuổi tử vong ở Brazil sau khi bị ném trúng một quả pháo sáng trong một trận đấu của Corinthians.

Nguy cơ gây cháy các hàng ghế, các khu khán đài luôn tồn tại. Thậm chí, có cả những trường hợp tử vong được ghi nhận từ việc đốt pháo sáng gây ra.

Đấy chỉ là một vài ví dụ được ghi nhận từ những vụ việc nguy hiểm dẫn đến chết người do hành vi đốt pháo sáng gây ra. Năm 2015, thủ thành đội tuyển Nga Igor Akinfeev bị một quả pháo sáng rơi trúng người trong trận đấu với Montenegro ở vòng loại Euro 2016.

Có thể, bạo lực sân cỏ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những ca tử vong trên, xuất phát từ các vụ đụng độ giữa cổ động viên hai đội. Trong đó, pháo sáng đã đóng vai trò như một công cụ gây thương tích. Và dù trong cơn tức giận hay hòa chung niềm vui, không thể lường trước được những nguy hiểm kéo theo từ việc đốt pháo sáng.

Nhân viên cứu hỏa phải xuống sân Hàng Đẫy để nhặt quả pháo sáng do các cổ động viên Hải Phòng ném xuống sân ở trận đấu gặp FC Hà Nội tại vòng 1 V-League 2018. (Ảnh: Ngọc Anh/Vietnam+)

Không chỉ gây nguy hiểm cho nhau, các cổ động viên quá khích còn dùng pháo sáng như một cách phản ứng tiêu cực với những gì diễn ra trên sân cỏ mà không theo ý muốn của họ. Trong trường hợp ấy, các cầu thủ, trọng tài, ban huấn luyện cho đến các nhân viên an ninh làm việc trên sân đều có thể trở thành mục tiêu của những cái đầu nóng, như cái cách mà Akinfeev đã “lĩnh đòn.”

Chịu phạt nặng vì đốt pháo sáng

Như đã nói, ở một số nền bóng đá, các hội ultras vẫn được đốt pháo sáng phản ánh sự thỏa hiệp giữa câu lạc bộ với các hội nhóm cổ động viên của họ, nhưng là trong phạm vi giải quốc nội. Bởi bước ra sân chơi châu lục, như tại châu Âu, thì UEFA chắc chắn sẽ không để yên.

Các câu lạc bộ chấp nhận đóng tiền phạt, nhưng nếu có sự việc nghiêm trọng thì buộc phải đóng cửa khán đài vài trận đấu.

Các câu lạc bộ chấp nhận đóng tiền phạt, nhưng nếu có sự việc nghiêm trọng thì buộc phải đóng cửa khán đài vài trận đấu. Ví dụ ở Ligue 1, từ đầu mùa giải 2017-18 đến nay, Marseille đã đóng số tiền phạt khoảng 300.000 euro vì các hội ultras đốt pháo sáng trên khán đài sân vận động Velodrome.

Những khu vực khán đài dành cho các hội ultras ở các sân vận động như La Beaujoire của Nantes hay Geoffroy-Guichard của St-Etienne bị đóng cửa vài trận đấu vì đốt pháo sáng là tình trạng không phải hiếm trong nhiều mùa giải nay.

Cổ động viên Ba Lan đốt pháo sáng trong trận đấu với Ukraine tại vòng đấu bảng Euro 2016 trên sân Velodrome tại Marseille, Pháp (Nguồn: AFP)

Sự thỏa hiệp đó là đơn giản vì câu lạc bộ cần người hâm mộ. Sự có mặt của các hội ultras luôn mang đến một bầu không khí đặc biệt cho các khán đài và tinh thần thi đấu của cầu thủ. Dẫu biết rằng sẽ phải chịu phạt, nhưng các câu lạc bộ lẫn các hội ultras vẫn chấp nhận, nếu không nói có những lúc yêu thích hành động này.

Những ví dụ khác ở Ligue 1: khi Chủ tịch Jean-Louis Triaud chia tay câu lạc bộ Bordeaux, trong trận đấu tri ân, ông leo lên khán đài đốt pháo sáng với hội UltraMarines; các cầu thủ lẫn Chủ tịch Jean-Michel Aulas của Lyon mùa giải này từng đốt pháo sáng với hội ultras Bad Gones sau chiến thắng trên sân nhà trước Olympique Marseille ở giai đoạn lượt đi.

Không chỉ ở Ligue 1, hành vi đốt pháo sáng cũng diễn ra ở các giải quốc tế lớn như kỳ Euro 2016 ở Pháp. Cho dù nhà chức trách có thắt chặt an ninh nghiêm ngặt đến đâu, những quả pháo sáng vẫn được mang vào một số sân đấu và được đốt trên khán đài.

Phạt nặng không phải là giải pháp duy nhất

Xét ở nhiều nền bóng đá và các câu lạc bộ ở châu Âu, những hội nhóm cổ động viên ultras đều được tổ chức và quản lý bài bản, có người đứng đầu cùng quy định của hội được đặt ra. Vì thế, sự đối thoại với lãnh đạo câu lạc bộ là hoạt động thường xuyên.

Nhân viên cứu hỏa là những người vất vả nhất khi pháo sáng được ném xuống sân (Nguồn: AFP)

Các câu lạc bộ hoàn toàn có thể áp đặt lệnh cấm sử dụng pháo sáng trong các trận đấu trên sân nhà đối với các hội cổ động viên ultras của họ, nhưng đấy không phải là một giải pháp mang tính lâu dài.

Đã từng có thời điểm trong suốt nhiều năm, câu lạc bộ PSG của Pháp nghiêm cấm sự xuất hiện của các hội ultras khét tiếng trong quá khứ ở cầu trường Parc des Princes.

Cách làm khả dĩ nhất và mang tính bền lâu vẫn là tìm cách giáo dục và tuyên truyền về những những nguy hiểm của hành vi đốt pháo sáng trên khán đài.

Nhưng đến mùa giải 2016-17, quy định này dần được tháo gỡ và mùa giải hiện tại, bầu không khí của sân đấu này trở nên sôi động hơn, kèm theo đó là cả những rắc rối: hội ultras đốt pháo sáng.

Sự mềm mỏng trong khâu quản lý và quan hệ giữa câu lạc bộ với các hội ultras về vấn đề đốt pháo sáng là cần thiết. Nhưng cho đến lúc này, cách làm khả dĩ nhất và mang tính bền lâu vẫn là tìm cách giáo dục và tuyên truyền về những những nguy hiểm của hành vi đốt pháo sáng trên khán đài. Ít ra thì đó cũng là cách làm của người Anh.

Nhưng đổi lấy sự yên bình trên các khán đài cũng có nghĩa là mất đi bầu không khí rực lửa. Mỗi vấn đề luôn tồn tại hai mặt, khó có sự lựa chọn nào là tốt nhất một cách tuyệt đối.

Cổ động viên Hải Phòng đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy ở trận gặp FC Hà Nội tại vòng 1 V-League 2018 (Ảnh: Trung Hiếu)

Stephen Hawking

Sáng 14/3, thế giới chấn động với thông tin nhà khoa học khuyết tật người Anh Stephen Hawking đã về cõi vĩnh hằng ở tuổi 76. Ông trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay yêu thương của người thân tại nhà riêng ở thành phố Cambridge (Anh).

Sự ra đi của ông tuy đột ngột, nhưng đã được tiên đoán từ cách đây gần 60 năm. Cuộc đời nhiều thành tựu của Hawking là minh chứng mãnh liệt nhất cho chân lý của ông: sống tận tụy từng phút giây, vì ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng.

Stephen Hawking – ẩn số lớn của khoa học

Dành cả cuộc đời để nghiên cứu vũ trụ, Stephen Hawking là người tìm ra câu trả lời cho những vấn đề hóc búa nhất của vật lý hiện đại. Song, bản thân ông cũng là một ẩn số lớn mà khoa học chưa thể giải mã, đó là: Làm sao ông có thể kéo dài sự sống tới hơn 55 năm so với dự báo của giới chuyên gia?

(Nguồn: AFP)

Stephen William Hawking sinh ngày 8/1/1942 – đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo Galilei – cha đẻ của khoa học hiện đại. Hawking bị chẩn đoán mắc bệnh Lou Gehrig’s (xơ cứng teo cơ) khi còn là một chàng sinh viên 21 tuổi đang theo đuổi luận án tiến sỹ về vũ trụ học tại Đại học Cambridge.

Các bác sỹ lúc đó cho rằng Hawking chỉ có thể sống được vài ba năm nữa, thậm chí sẽ không đủ thời gian để ông hoàn tất luận án tiến sỹ. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa được bệnh Lou Gehrig’s. Đây là một bệnh thần kinh tiến triển, gây thoái hóa và làm chết dần các tế bào thần kinh vận động, khiến não và cột sống không thể điều khiển các cơ tự chủ.

“Tôi chưa từng biết bất kỳ người nào mắc bệnh Lou Gehrig’s lại có thể sống thêm lâu tới vậy.” (ông Ammar Al-Chalabi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và chăm sóc người bệnh Lou Gehrig’s ở London)

Người mắc bệnh khó có thể nói, nhai, thở và di chuyển. Bệnh này tiến triển nặng dần đối với tất cả những người mắc phải, khoảng 50% số người bệnh tử vong trong vòng 5 năm sau khi phát hiện bệnh và khoảng 90% tử vong sau 6 năm. Trừ trường hợp của Stephen Hawking!

“Tôi chưa từng biết bất kỳ người nào mắc bệnh Lou Gehrig’s lại có thể sống thêm lâu tới vậy,” ông Ammar Al-Chalabi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và chăm sóc người bệnh Lou Gehrig’s ở London cho biết.

Ông Al-Chalabi gọi tuổi thọ của Hawking là “một điều phi thường,” trong khi giáo sư Rup Tandan thuộc khoa Thần kinh học của trường Đại học Vermont thì tiết lộ những người mắc bệnh này muốn kéo dài tuổi thọ phải nhờ vào sự trợ giúp của một chiếc “quạt gió” để có thể hô hấp, nhưng Hawking thì chẳng cần dùng tới.

Mang đến cái nhìn mới về vũ trụ

Stephen Hawking lần đầu tiên được công chúng biết đến khi ông cho ra mắt cuốn “A Brief History of Time” (Lược sử thời gian) năm 1988 – một cái nhìn đơn giản hóa về tổng quan vũ trụ. Cuốn sách này bán được hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới.

Những lý thuyết tiếp sau đó của Hawking đã cách tân nhận thức về các khái niệm như hố đen, học thuyết Big Bang về sự ra đời của vũ trụ hay sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).

Giống nhiều nhà vật lý khác, Hawking cũng tìm kiếm một lý thuyết của vạn vật có thể thống nhất lý thuyết hấp dẫn của Albert Einstein với vật lý lượng tử. Song điều ông thích thú nhất là chứng minh vũ trụ xuất hiện từ hư vô, một cách tự phát, không có sự can thiệp của một đấng “sáng thế” nào, thậm chí không cần một điều kiện ban đầu đặc thù nào.

(Nguồn: AFP)

Một nghị lực sống phi thường và tình yêu cho khoa học mãnh liệt

Tình yêu dành cho khoa học đã giúp Hawking đạt rất nhiều thành tựu, ngay cả khi ông bị tê liệt hầu như toàn thân, phải gắn mình vào xe lăn kể từ năm 1970 và chỉ có thể giao tiếp bằng cách khẽ cử động má phải.

Kể từ khi bị viêm phổi năm 1985 và phải trải qua phẫu thuật mở khí quản, Hawking đã cần đến sự trợ giúp y tế 24/24 giờ và nhờ tới một chiếc máy tính cùng một thiết bị tạo giọng nói để trò chuyện với người khác. Một bộ cảm biến hồng ngoại nhỏ xíu được gắn trên cặp kính của ông có chức năng kết nối với máy tính.

Bộ cảm biến sẽ nhận biết từng dao động trên má của Hawking và sẽ lựa chọn các từ ngữ để hiển thị trên màn hình máy tính. Những từ được hiển thị sau đó sẽ được phát âm thông qua thiết bị tạo giọng nói. Với công nghệ này, sẽ mất 10 phút để Hawking có thể truyền đạt một câu nói đơn giản.

Bộ phim được đề cử Oscar “Theory of Everything” nói về cuộc đời của Stephen Hawking

Theo trợ lý của ông, bà Judith Croasdell, “cách giao tiếp này chậm chạp đến mức gây bực mình cho người đối diện, nhưng ông ấy không để điều đó cản trở đến những suy nghĩ của mình.”

Tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể và không nghĩ tới căn bệnh của mình hay hối tiếc về những điều mà vì bệnh tật mình đã không thực hiện được. (Stephen Hawking)

Lúc sinh thời, Hawking cho biết ông thường không nghĩ đến những hạn chế về sức khỏe và tuổi thọ.

“Trên thực tế, tôi đã phải chung sống với bệnh tật trong suốt cuộc đời của một người trưởng thành,” ông tâm sự, “thế nhưng điều đó chẳng ngăn nổi tôi có được một gia đình đáng yêu và thành công trong sự nghiệp. Tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể và không nghĩ tới căn bệnh của mình hay hối tiếc về những điều mà vì bệnh tật mình đã không thực hiện được – kỳ thực thì những điều đó cũng chẳng có nhiều.”

Trước khi qua đời, Stephen Hawking là Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học của Đại học Cambridge. Trong suốt 30 năm trước đó, ông đã giữ cương vị giáo sư Lucasian – chức danh dành cho giáo sư toán học tại trường này.

Văn phòng của ông nằm trên tầng cao nhất của Đại học Cambridge. Căn phòng chứa đầy kỷ vật, như những bức ảnh gia đình, một mô hình tàu vũ trụ con thoi của NASA hay bức ảnh ông chụp cùng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân, bà Michelle Obama.

Trên giá sách có các tác phẩm của Carl Sagan, sách học thuyết của Isaac Newton, các bản dịch ra những thứ tiếng khác nhau của “A Brief History of Time” và nhiều cuốn sách vật lý khác. Trên tường là một tấm bảng đen viết đầy các phương trình, các bức chân dung của hai nhà khoa học Einstein và Newton, và đặc biệt là ảnh của đạo diễn Steven Spielberg cùng cô đào Marilyn Monroe.

Những bức ảnh treo tại văn phòng cho thấy nhà vật lý học đã đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, gặp gỡ nhiều nguyên thủ quốc gia và các giáo hoàng. Ông thậm chí cũng đã thử cảm giác bay vào vũ trụ trong một chuyến bay không trọng lực hồi tháng 4/2007 ở Florida (Mỹ). Đó cũng là lần đầu tiên trong vòng 40 năm, ông rời khỏi chiếc xe lăn của mình.

“Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của Stephen mà tôi từng chứng kiến,” Sam Blackburn – một trong những trợ lý của Hawking cho biết.

Ngôi sao truyền hình

Sự nổi tiếng của Hawking đã giúp ông trở thành khách mời trong những chương trình truyền hình mà ông ưa thích như “The Simpsons” và “Star Trek.”

Tình yêu với các nhân vật hoạt hình trong “The Simpsons” thậm chí còn được nhận biết ngay trong cách bày biện văn phòng của ông, như hình các nhân vật trên bàn làm việc hay một chiếc đồng hồ có hình Homer Simpson ở phía trước nơi ông ngồi.

Hình ảnh Stephen Hawking đã một vài lần xuất hiện trong bọ phim hoạt hình đình đám “The Simpsons.” (Nguồn: AP)

Không những thế, giọng nói đặc biệt của Hawking cũng được sử dụng làm điểm nhấn trong album “Division Bell” (1994) của ban nhạc Pink Floyd và trong album “OK Computer” của Radiohead ba năm sau đó.

Stephen Hawking từng kết hôn hai lần, có ba người con và những đứa cháu xinh xắn. Cùng với cô con gái cả Lucy, ông đã viết nhiều cuốn sách vật lý cho thiếu nhi.

Câu chuyện cổ tích về “điều phi thường” mang tên Stephen Hawking đã chính thức khép lại rạng sáng 14/3/2018 – đúng vào dịp kỷ niệm 139 năm ngày sinh của Albert Einstein. Tuy nhiên, những thành tựu khoa học của Hawking cũng như những cảm hứng từ cuộc đời ông chắc chắn sẽ còn tồn tại mãi về sau./.

Bạo lực học đường

Những ngày qua, dư luận đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc một giáo viên tiểu học ở Trường Tiểu học Bình Chánh, tỉnh Long An, phạt hàng chục học sinh lớp 4 quỳ hết tiết học vì có hai học sinh nói chuyện. Sự việc khiến phụ huynh học sinh bức xúc và được cho là gây sức ép khiến giáo viên phải quỳ xin lỗi.

Phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Phổ thông trung học FPT, về vấn đề này.

Biện pháp giáo dục sai sẽ ảnh hưởng đến nhân cách học sinh

– Thưa ông, sự việc ở trường Tiểu học Bình Chánh, tỉnh Long An, đang làm xôn xao dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Quan điểm của ông như thế nào?

Tiến sỹ Lê Trường Tùng: Tôi không ủng hộ cách làm của phụ huynh. Tuy nhiên, phải thấy rằng hầu hết các vụ phản ứng của phụ huynh đều do giáo viên có vấn đề trước. Và khi giáo viên có vấn đề trước thì chuyện phụ huynh phản ứng là khó tránh.

Ở vụ việc này, đầu tiên là do giáo viên sai trước khi chỉ vì vài học sinh nói chuyện mà bắt cả lớp quỳ, thời gian quỳ lâu, kéo dài cả tiết học, lại đã thực hiện nhiều lần.

Thỉnh thoảng lại xảy ra một vụ như vậy. Ví dụ vụ việc giáo viên đánh học sinh, phụ huynh xông vào trường hành hung giáo viên xảy ra ở trường Tiểu học Đặng Cương (Hải Phòng) năm 2017, hay ở Đà Nẵng năm 2016. Công an sau đó vào cuộc, xử phạt hành chính cả giáo viên và phụ huynh.

Vụ này cũng tương tự như vậy. Tôi tin khi công an vào cuộc, thì cả giáo viên và phụ huynh sẽ đều được xử theo đúng luật.

Tiến sỹ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Phổ thông trung học FPT. (Ảnh: FPT)

Mọi người cứ nghĩ có điều giáo viên được làm mà phụ huynh không được làm, nhưng quy định xử phạt hành chính trong giáo dục có quy định xúc phạm nhà giáo thì xử như thế nào, và cũng có điều quy định về xúc phạm, bạo lực học sinh thì xử phạt như thế nào.

Đáng buồn là nhiều khi nhà giáo không hiểu luật, không biết cái gì mình được làm, cái gì không được làm. Các cô nghĩ trong lớp chỉ mình với học sinh và mình là cô giáo, mình có quyền lực sau cánh cửa lớp đóng kín, và chỉ cần học sinh không nói thì không ai biết. Các cô đang lợi dụng chuyện đó để triển khai các giải pháp giáo dục chẳng mang tính giáo dục.

Dường như giáo viên của mình đang vượt quá giới hạn một cách rất vô tư. Chỉ khi học sinh, phụ huynh phản ứng mới biết cái đó là cả quá trình rồi, nhiều lần rồi, chứ không phải chỉ bực lên làm một lần rồi rút kinh nghiệm. Nó thậm chí đã thành cách thức dạy.

“Các cô nghĩ trong lớp chỉ mình với học sinh và mình là cô giáo, mình có quyền lực sau cánh cửa lớp đóng kín, và chỉ cần học sinh không nói thì không ai biết…”

Điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến học sinh, đặc biệt với giáo dục cấp một là giai đoạn đang trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Ví dụ như ở vụ việc này, khi giáo viên bắt học sinh quỳ được thì về nguyên tắc, học sinh hiểu có thể quỳ trước người có quyền hơn mình.

Tuy nhiên, có lẽ cô lại coi đó là chuyện bình thường nên áp dụng nhiều lần. Đáng buồn hơn nữa là căn cứ thêm cách mà mọi người bàn tán, thì thấy dường như mọi người cũng có tư duy như vậy. Mọi người nghĩ học sinh quỳ là bình thường, kể cả học sinh không có tội quỳ cũng là bình thường, chỉ có cô giáo quỳ là không bình thường.

Khi những cái không bình thường được xem là bình thường thì nó là có vấn đề.

Học sinh càng dốt càng cần có người thầy giỏi. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Giáo viên phải có tố chất để chịu đựng được học sinh

– Nhiều người cho rằng đó là một biện pháp để giáo dục học sinh, nhất là khi học sinh vi phạm quy định, lười, hoặc hư. Ông nghĩ sao về điều này?

Tiến sỹ Lê Trường Tùng: Phải đồng ý làm giáo viên là khó thật. Lúc nào cũng có học sinh lười, nghịch ở các mức độ khác nhau. Thực tế, nuôi một đứa con đã đau đầu, trong khi một lớp mấy chục học sinh, mỗi em một tính, trách nhiệm rất lớn.

Nhưng chính vì thế mới cần giáo viên, tức là người có kỹ năng nghề nghiệp sư phạm, giống như kỹ năng của người bán hàng là lúc nào cũng phải vui vẻ với khách hàng, ngay cả khi đang bực chuyện gì đó.

Với giáo viên cũng thế, phải có tố chất để chịu đựng được học sinh, biết cách dạy học sinh dốt, biết cách dạy học sinh giỏi.

Ở trường FPT, chúng tôi quán triệt ngay từ đầu rằng trách nhiệm của nhà trường là phải đảm bảo cho tất cả học sinh phải học được, vì bậc phổ thông không phải là đào tạo tinh hoa. Bảo học sinh mất gốc, nhưng mình nhận các em vào thì mình phải có trách nhiệm. Nói học sinh lười, nhưng bản chất học sinh là lười nên thầy cô phải có trách nhiệm phải kích thích để học sinh học, hỗ trợ học sinh.

Giáo viên cần có kỹ năng sư phạm để biết cách dạy học sinh dốt, biết cách dạy học sinh giỏi. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Cái khó nhất là dạy học sinh dốt, học sinh lười, vì nói chung là học sinh lười. Nếu mọi học sinh đều chăm ngoan, đều giỏi thì cần gì đến người thầy?

Nếu ai cảm thấy đấy là áp lực rất lớn thì phải thừa nhận một điều là mình không đủ tố chất để làm việc trong ngành giáo dục, không đủ tố chất để làm giáo viên, chứ đừng lấy cái đó để làm biện minh cho những biện pháp phi giáo dục của mình.

Thế nên, ở bậc phổ thông mới có từ dạy dỗ, nghĩa là vừa dạy lại vừa phải dỗ. Đặc biệt, càng ở lớp thấp thì yếu tố dỗ lại càng quan trọng.

Nhưng thầy cô nhiều khi lạm quyền với học sinh, nhất là học sinh bậc mầm non, tiểu học, những em nhỏ mà có khi cô quát còn không dám khóc, cô lại còn dọa về không được nói với bố mẹ. Đó nói đúng ra là các thầy cô đang bắt nạt học sinh, lại ngụy biện là đang dạy học sinh. Nếu thế, phụ huynh cũng có thể nói thầy cô làm sai thì cũng phải dạy thầy cô. Nói thế thì không giải quyết được vấn đề gì.

“Học trò càng khó dạy thì càng phải dành việc đấy cho người giỏi nhưng ở mình hơi buồn cười là thầy giỏi dạy trò giỏi, dạy trường chuyên, lớp chọn. Thầy dốt lại dạy trò dốt thì quá khó!”

Đừng so sánh với việc ở nhà bố mẹ đánh con cái, vì đó là chuyện khác, và không phải phụ huynh nào cũng đánh con.

Cái quan trọng là khi dùng bạo lực với học sinh thì sau này học sinh sẽ nhiễm thói bạo lực. Ví dụ cô đánh học sinh thì sau này nếu trở thành giáo viên, các em lại đánh học sinh của mình, nếu làm công an thì đánh người dân, và các em sẽ xem đó là bình thường.

Lúc nào cũng có học sinh cá biệt, hiếu động, không muốn học, nhưng lại dùng bạo lực thì không ổn. Dùng biện pháp quân phiệt để áp buộc học sinh phải nghe thì nó không phải là giáo dục, và xã hội sẽ không phát triển được.

Đáng lẽ trong trường sư phạm phải dạy phương thức dạy học sinh dốt, phương thức dạy học sinh khó bảo, dạy học sinh cá biệt như thế nào.

Mặt khác, về nguyên tắc, học trò càng khó dạy thì càng phải dành việc đấy cho người giỏi. Về lý thuyết, thầy giỏi là thầy dạy được học sinh dốt, học sinh lười. Ở mình hơi buồn cười là thầy giỏi dạy trò giỏi, dạy trường chuyên, lớp chọn. Thầy dốt lại dạy trò dốt thì quá khó.

Ý kiến của Cục Nhà giáo về vụ “cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh”

Cần quy chế phạt rõ ràng

– Không dùng bạo lực, vậy có giải pháp nào để giáo dục học sinh, thưa ông?

Tiến sỹ Lê Trường Tùng: Nguyên tắc là học sinh vi phạm nội quy thì phải phạt, nhưng hình phạt như thế nào phù hợp và văn minh. Đã qua thời phạt bằng bạo lực, chưa kể đó còn là hành động phạm luật.

Trước tiên là phải đưa ra quy định cụ thể những điều gì không được làm, nếu vi phạm thì với từng điều cấm đó, sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào, mức độ ra sao. Tất nhiên, sẽ có trường hợp học sinh có hành động chưa đúng và mình cũng chưa kỷ luật được vì hành vi đó chưa có trong quy định, nhưng đó cũng là cơ hội để có thể bổ sung. Giả sử có nhiều người vi phạm thì có nghĩa chế tài chưa đủ tầm, và phải phải nâng phạt lên.

“Nguyên tắc là học sinh vi phạm nội quy thì phải phạt, nhưng hình phạt như thế nào phù hợp và văn minh. Đã qua thời phạt bằng bạo lực, chưa kể đó còn là hành động phạm luật.”

Về hình thức kỷ luật, có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

Ví dụ như ở Trường Phổ thông trung học FPT, chúng tôi phạt bằng hình thức lao động công ích. Với từng lỗi, học sinh có thể bị phạt trực lớp, quét lớp, phạt làm vườn, tưới cây… Một số trường khác thì áp dụng bắt học sinh chép bài, làm thêm bài về nhà, đứng úp mặt vào tường, hoặc học sinh nói chuyện thì phạt hai em đứng hai góc cuối lớp. Đứng hai góc để không còn nói chuyện. Đứng cuối lớp để các em vẫn nghe giảng được và không làm các bạn khác mất tập trung.

Giáo dục cho học sinh sống tuân theo pháp luật là phải như thế. Học sinh hiểu cái gì không được vi phạm và nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào.

Ở mình nhiều khi chế tài không rõ ràng, trong trường không quy định cụ thể những lỗi gì có thể phạt theo hình thức gì, mức độ thế nào, thầy cô phạt theo bản năng. Cụ thể như ở trường hợp xảy ra ở Long An, tôi tin nếu có quy định cụ thể và công khai từ trước việc học sinh nói chuyện trong giờ sẽ bị phạt thế nào thì chắc chắn không xảy ra mâu thuẫn.

Không chỉ trong nhà trường mà ngay cả trong cuộc sống. Ví dụ quy định “không dẫm lên cỏ” nhưng không có chế tài đi kèm. Vì thế, khi xảy ra vi phạm, chế tài được đưa ra một cách cảm tính và vì thế không có tính thuyết phục, khiến cả hai bên đều bực tức.

Nếu có chế tài rõ ràng thì sẽ không xảy ra tình trạng đó, vì khi anh vi phạm thì anh đã biết sẽ bị phạt thế nào và chấp nhận chịu phạt.

– Xin cảm ơn ông!

Li Jian

Đầu tư tới 200 triệu USD để kinh doanh xe cũ trên mạng ở Trung Quốc có thể là quyết định khiến nhiều người phải gãi đầu vì khó hiểu. Bởi Cheng Wei, nhà đồng sáng lập ứng dụng chia sẻ xe hơi kiểu Uber và Grab mang tên Didi Chuxing, từng tuyên bố rằng việc mua một chiếc ôtô trong tương lai gần sẽ trở thành điều bất thường, giống như việc mua một con ngựa để đi lại trong thời đại ngày nay.

Nhưng đừng nói điều đó với Li Jian, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Renrenche, công ty đã được nhận khoản đầu tư lớn kể trên từ Didi cách đây 6 tháng.

Li không phải là một thương gia bán xe cũ điển hình, với những chiến thuật bán hàng bằng cách gây áp lực khét tiếng vẫn tồn tại trong suy nghĩ của người phương Tây. Người đàn ông 38 tuổi này trông giống một lập trình viên phần mềm chỉ biết chúi mũi vào nghiên cứu tài liệu hơn.

Nhưng Li đã thành công trong việc thuyết phục Didi mua rất nhiều xe ôtô qua các giao dịch trực tuyến.

Li không phải là một thương gia bán xe cũ điển hình, với những chiến thuật bán hàng bằng cách gây áp lực khét tiếng vẫn tồn tại trong suy nghĩ của người phương Tây.

“Kế hoạch là Didi sẽ thông qua chúng tôi mua một triệu chiếc xe cả cũ và mới trong vòng 3 năm tới,” Li chia sẻ và nói thêm rằng một số ôtô sẽ được phân bổ cho các tài xế Didi qua các thỏa thuận cho thuê và thuê tài chính.

Renrenche đã trở thành nhà cung cấp ôtô bán chính thức cho ông vua dịch vụ gọi xe sau khi Didi đầu tư vào công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh này hồi năm ngoái, soán ngôi Tencent với tư cách nhà đầu tư lớn nhất.

Thỏa thuận đầu tư với Didi đã lập tức mang đến cú hích cho Renrenche. “Doanh số bán xe đã tăng 5 lần trong vòng 6 tháng qua nhờ ảnh hưởng từ Didi,” vị giám đốc điều hành 38 tuổi cho hay.

Li tin rằng 90% tài xế thuộc nền tảng ứng dụng gọi xe này tại Trung Quốc sẽ là những người thuê xe toàn thời gian, thay vì đóng vai trò chủ sở hữu phương tiện tư nhân cho thuê phương tiện trong thời gian rảnh rỗi.

“Sau cùng, đây là một quyết định kinh doanh. Khi hoạt động cho thuê hạ đầu vào thị trường và trở nên linh hoạt hơn, các tài xế sẽ dễ chấp nhận hơn,” ông nhận định.

Tháng trước, người phát ngôn Jiang Mingzhuo của Didi đã xác nhận rằng công ty – với cơ sở khách hàng hơn 450 triệu người – sẽ sử dụng các phương tiện thuộc sở hữu cá nhân như một phần của nền tảng chia sẻ xe ngắn hạn, mặc dù bà không bình luận về quy mô đội xe.

Doanh thu bán xe cũ tại Trung Quốc đã tăng trong vài năm qua nhờ những  thay đổi trong nền kinh tế.

Về phần mình, Li giải thích rằng các nền tảng trực tuyến đã khai sinh ra thị trường xe cũ toàn quốc một cách hiệu quả, vì sự nổi lên của các nền tảng bán hàng từ khách hàng tới khách hàng đã cho phép thống nhất các nguồn lực phân tán. Các nền tảng này cũng giúp những người bán không bị nản lòng vì nhiều quy trình không rõ ràng và thường rắc rối.

Renrenche kỳ vọng sẽ theo bước đối thủ Guazi.com tung ra dịch vụ bán hàng có bảo hành, giúp những người bán có ước tính doanh thu chính xác hơn cho phương tiện của họ, cũng như đưa ra dấu hiệu cho thấy khi nào nên bán.

Theo Li, một bể dữ liệu đồ sộ về các giao dịch trước đây là chìa khóa đằng sau sự tự tin này. Công ty khẳng định họ đang đi đúng hướng nhằm phá kỷ lục 300.000 xe được bán mỗi tháng vào tháng 3 này.

Thành lập năm 2014, Renrenche hoạt động ở hơn 80 thành phố Trung Quốc. Các nhà đầu tư của công ty bao gồm gã khổng lồ internet Tencent; Shunwei Capital – do giám đốc điều hành Lei Jun của công ty điện thoại thông minh Xiaomi đỡ đầu, cũng như Beijing Prometheus Capital, với ông chủ là Wang Sicong, con trai của tỷ phú bất động sản Wang Jianlin.

Li không đề cao khả năng tự đi tìm nguồn tài trợ của mình, mà cho rằng đó là công của ngành công nghiệp.

Mặc áo thun và đeo kính gọng đen khi đi làm tại văn phòng ở ngoại ô Bắc Kinh, Li không đề cao khả năng tự đi tìm nguồn tài trợ mà cho rằng đó là công của cả ngành công nghiệp.

“Thị trường ôtô cũ đủ lớn để thu hút sự chú ý,” ông nói. “Mặc dù người Trung Quốc nổi tiếng là hay do dự khi mua một chiếc xe cũ, nhưng thực tế là người mua xe cũ lại có rất nhiều sự lựa chọn.”

Doanh thu bán xe cũ tại Trung Quốc đã tăng trong vài năm qua nhờ những thay đổi trong nền kinh tế, khiến việc sở hữu một chiếc ôtô tại thị trường lớn nhất thế giới trở nên dễ dàng hơn. Thị trường khởi sắc còn nhờ sự hỗ trợ về chính sách, ví dụ như việc chính quyền nới lỏng các quy định thế chấp ôtô.

Li giải thích rằng các nền tảng trực tuyến đã khai sinh ra thị trường xe cũ. (Nguồn: scmp.com)

Theo Hiệp hội các nhà buôn ôtô Trung Quốc, trong năm 2017, 12,4 triệu chiếc xe cũ đã được bán tại nước này, tăng 19,3% so với năm trước. Tổng lượng người sở hữu ôtô trên cả nước đã vượt mốc 210 triệu.

Tuy nhiên, sự bùng nổ doanh thu xe cũ đã gây ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ. Vào tháng 11, Renrenche đã đâm đơn kiện Guazi vì công ty này cạnh tranh không lành mạnh.

Trong khi đó Youxin, một trong ba đối thủ hàng đầu, đã thuê ngôi sao Hollywood Leonardo DiCaprio làm đại diện quảng cáo hồi đầu năm nay. Không tỏ ra kém cạnh, Renrenche và Guazi lần lượt mời các ngôi sao trong nước là Huang Bo và Sun Honglei.

Ngành kinh doanh ôtô đã qua sử dụng đã thu hút nhiều gã khổng lồ công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Tập đoàn Alibaba Group Holding, chủ sở hữu tờ South China Morning Post, là nhà đầu tư lớn nhất đứng sau SouChe sau khi rót 335 triệu USD tiền vốn cho công ty khởi nghiệp này hồi tháng 11.

Sự bùng nổ doanh thu xe cũ đã gây ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ.

Tencent Holdings chống lưng cho cả Renrenche và Guazi. Công ty Guazi cũng sắp đạt đến mức 818 triệu USD tiền đầu tư từ gã khổng lồ mạng xã hội và giải trí. Về phần mình, Renrenche chuẩn bị thông báo một vòng gây vốn mới vào cuối tháng này.

Li cho biết sự thống nhất trong ngành là ít có khả năng xảy ra lúc này vì các đối thủ đều đang nâng cấp dịch vụ của mình.

Ví dụ, trong năm nay, Renrenche sẽ tập trung phát triển các dịch vụ tài chính tự động, đồng thời khám phá thị trường dịch vụ hậu mãi cùng Didi.

Ông cho biết mục tiêu là mở rộng từ nền tảng doanh thu từ khách hàng đến khách hàng (C2C) thành một nhà cung cấp dịch vụ toàn diện.

“Các dịch vụ tài chính sẽ là một cú hích lớn với doanh thu của chúng tôi, cho phép chúng tôi tiếp tục khai thác nền tảng khách hàng hiện tại,” Li chia sẻ. “Chúng tôi cũng sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ hậu mãi tiêu chuẩn, trong khi Didi đi đầu về việc xây dựng một mạng lưới ngoại tuyến gồm hơn 100 cửa hàng tại các thành phố lớn ở Trung Quốc.

Trước sự cạnh tranh của các đối thủ, Renrenche sẽ tập trung phát triển các dịch vụ tài chính tự động.

Cuba với cuộc bầu cử Quốc hội có tính bước ngoặt

Ngày 11/3, Cuba đã tiến hành bầu cử Quốc hội khóa VIII nhiệm kỳ 5 năm tới. 8,7 triệu cử tri đủ tiêu chuẩn tham gia bầu 605 đại biểu Quốc hội và 1.265 đại biểu của 15 hội đồng cấp tỉnh.

Sự kiện này được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế, trong bối cảnh đảo quốc Caribe này đang đẩy mạnh thực hiện tiến trình cập nhật mô hình kinh tế, được thông qua từ Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI (năm 2011).

Đặc biệt, Quốc hội mới có nhiệm vụ bầu Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, lãnh trọng trách lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ mới, đánh dấu sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo lần đầu tiên kể từ năm 1976.

Thông qua việc bỏ phiếu tự do, công bằng căn cứ theo Luật bầu cử năm 1992, các cử tri Cuba tiến đã tham gia bỏ phiếu tại 24.470 điểm bầu cử tại 168 quận, huyện cả nước.

Cử tri Cuba bỏ phiếu bầu chọn đại biểu Quốc hội và thành viên Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. (Ảnh: Lê Hà/TTXVN)

Theo thống kê sơ bộ, tính đến tối 11/3 (giờ địa phương), tức trưa 12/3 (giờ Hà Nội), hơn 7 triệu cử tri Cuba, tương đương 79%, đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình bất chấp thời tiết xấu tại một số khu vực.

Thống kê cho thấy, các tỉnh Mayabeque, Pinar del Rio và Granma (Gran-ma) là những tỉnh có tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu cao nhất. Khoảng 38.000 thanh thiếu niên trên 16 tuổi lần đầu tiên đi thực hiện quyền công dân theo Luật bầu cử Cuba.

Tham gia tranh cử Quốc hội lần này có hơn 50% là các ứng cử viên nữ, có khả năng đưa Quốc hội Cuba trở thành cơ quan lập pháp có thành phần là nữ giới đông đảo thứ hai thế giới. Độ tuổi trung bình của các ứng cử viên là 49; hơn 86% số ứng cử viên có trình độ đại học.

Quốc hội mới có nhiệm vụ bầu Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, lãnh trọng trách lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ mới, đánh dấu sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo lần đầu tiên kể từ năm 1976.

Ủy ban bầu cử Cuba cho biết cuộc bầu cử đã diễn ra trật tự, khẩn trương, với tinh thần nghiêm túc và có tổ chức của người dân. Bên cạnh 200.000 quan chức bầu cử, lực lượng thanh niên thuộc Liên đoàn sinh viên đại học (FEU) cũng được hủy động hỗ trợ tại các điểm bỏ phiếu. Tiến trình kiểm phiếu cũng diễn ra minh bạch trước sự chứng kiến và giám sát của quan chức bầu cử.

Kết quả sơ bộ đã được công bố vào 15 giờ ngày 12/3 (giờ địa phương), khoảng 3 giờ sáng 13/3 (giờ Hà Nội).Chủ tịch Ủy ban Bầu cử quốc gia Cuba (CEN) Alina Balseiro cho biết 605 Đại biểu Quốc hội đã được bầu với số phiếu ủng hộ quá bán, đúng theo quy định của pháp luật. Trong số các Đại biểu Quốc hội khóa mới của Cuba, tỷ lệ nữ giới chiếm tới 53,22%, đưa Cuba trở thành nước có tỷ lệ nữ nghị sĩ cao thứ 2 thế giới – chỉ sau Rwanda, trong khi tỷ lệ đại biểu da màu chiếm 40,66%. Tất cả các đại biểu này đều tốt nghiệp Phổ thông trung học (cấp 3), trong đó 86% có trình độ giáo dục từ cấp Đại học trở lên.

Quốc hội khóa VIII của Cuba sẽ chính thức ra mắt và họp phiên đầu tiên vào ngày 19/4 tới để bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước thứ nhất cùng các thành viên lãnh đạo khác.

Cuộc bầu cử thể hiện mong muốn của người dân Cuba tiếp tục con đường cách mạng mà lãnh tụ Fidel Castro đã vạch ra, cũng như bảo vệ bằng mọi giá những thành quả mà cách mạng mang lại. (Nguồn: AFP)

Cuộc bầu cử là sự kiện chính trị quan trọng đối với người dân đảo quốc Caribe bởi yếu tố chính trị và tinh thần của nó. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra sau ngày mất của cố Lãnh đạo Cách mạng Fidel Castro, và người dân Cuba đã tham gia bỏ phiếu với tinh thần nghiêm túc, tích cực, vừa thể hiện trách nhiệm công dân, nhưng đồng thời cũng là bày tỏ tình cảm tôn kính, niềm tin tưởng không phai nhạt đối với cố Chủ tịch Fidel Castro.

Như lời khẳng định của Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Diaz-Canel Bermudez, tổ chức tốt cuộc tổng tuyển cử này là thể hiện “lòng tôn kính đối với di sản của cố Lãnh đạo Fidel và lời cam kết với Cách mạng Cuba, đường lối xã hội chủ nghĩa và sự kính trọng với Chủ tịch Raul Castro.“

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra sau ngày mất của cố Lãnh đạo Cách mạng Fidel Castro.

Ông Canel, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Cuba, nhấn mạnh sự kiện chính trị này thể hiện sự nối tiếp, tinh thần đoàn kết và sự quyết tâm bảo vệ Cách mạng Cuba trong bối cảnh đất nước đang thúc đẩy cập nhật mô hình kinh tế và quan hệ ngoại giao với Mỹ căng thẳng.

Bên cạnh đó, Quốc hội khóa mới cũng đánh dấu sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo lần đầu tiên của Cuba kể từ năm 1976. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VII (cuối năm 2016), Chủ tịch Raul tuyên bố sẽ thôi chức Chủ tịch khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII.

Tại cuộc họp ngày 21/12/2017, Quốc hội cũng đã thông qua thời hạn mãn nhiệm của ban lãnh đạo hiện nay là tháng 3/2018 và Quốc hội khóa VIII sẽ tiến hành bầu ban lãnh đạo mới dự kiến vào ngày 19/4 tới.

Trong phát biểu mới nhất, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez đánh giá cuộc tổng tuyển cử năm nay “không chỉ đông đảo về lực lượng mà còn được nâng cao về chất lượng,” là nơi tập trung “những lá phiếu mang tính xây dựng cho đất nước.”

Quốc hội khóa mới của Cuba sẽ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2030 và tiến trình cập nhật mô hình kinh tế-xã hội trong 5 năm tới.(Nguồn: Reuters)

Ông cho biết tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, các đại biểu có nhiều trọng trách, như hoạch định những bước tiếp theo để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần VII (tháng 4/ 2016), định hình rõ mô hình kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa của Cuba, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2030 và tiến trình cập nhật mô hình kinh tế-xã hội trong 5 năm tới.

Trước mắt là các nhiệm vụ, mục tiêu cần hoàn thành trong năm 2018, như tích cực thúc đẩy phục hồi sau thiên tai, đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2%…, đòi hỏi Quốc hội cũng như ban lãnh đạo mới của Cuba tiếp tục nỗ lực, sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Quốc hội cùng ban lãnh đạo mới của Cuba cần có các định hướng, chính sách phù hợp với tình hình thế giới nhiều biến động hiện nay.

Bên cạnh đó, việc tăng cường đầu tư cho một số mũi nhọn kinh tế tế như du lịch, vận tải, Đặc khu phát triển cảng biển Mariel (nằm ở phía Tây La Habana) với hàng loạt dự án mới được chính phủ thông qua, đi đôi với các lĩnh vực cơ bản như phát triển y tế, giáo dục, thúc đẩy sản xuất lương thực… cũng là những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Cuba thời gian tới.

Quốc hội cùng ban lãnh đạo mới của Cuba cần có các định hướng, chính sách phù hợp với tình hình thế giới nhiều biến động hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã và đang có những quyết định đảo ngược chính sách cải thiện quan hệ với Cuba. Chính trường tại các nước Mỹ Latinh cũng có những diễn biến phức tạp, như những bê bối chính trị ở Brazil, khủng hoảng ở Venezuela, những thay đổi sau cuộc bầu cử Quốc hội ở Colombia v.v. đều ảnh hưởng tới môi trường chính trị nói chung của khu vực và ít nhiều tác động tới tình hình Cuba.

Những lá phiếu của người dân Cuba sẽ quyết định thành phần cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước nhiệm kỳ mới, cũng là quyết định đường hướng sách lược phát triển của đất nước trong những năm tới. Kiên định con đường cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phát huy những thành tựu mọi mặt đạt được thời gian qua, người dân Cuba tin tưởng tiếp tục gặt hái thành công trên con đường xây dựng và phát triển đất nước./.

(Nguồn: AFP)

Việt Nam-New Zealand

Sau 43 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975 và xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2009, mối quan hệ giữa Việt Nam-New Zealand đã ngày càng được củng cố và tăng cường với việc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao trên cả bình diện song phương và đa phương cũng như sự hợp tác giữa các bô, ngành và địa phương hai nước.

Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ là nguồn động lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, tạo đà mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong tương lai.

New Zealand – quốc đảo thiên nhiên tươi đẹp

New Zealand, còn có tên khác là Aotearoa (có nghĩa là “miền đất mây trắng”), nơi mà thổ dân Maori sinh sống đầu tiên vào khoảng năm 800 sau công nguyên. Tên gọi này đã toát lên vẻ đẹp của đất nước này cùng với lòng tự hào của những người dân nơi đây.

New Zealand nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, gồm 2 đảo lớn thuộc đất núi lửa còn trẻ hợp thành một lãnh thổ rộng hơn 270.000 km2. Đảo phía Bắc, còn gọi là “đảo sôi sục”; đảo phía Nam, còn gọi là đảo Ngọc (vì ở đó có nhiều ngọc) – đó còn là vương quốc của cừu và núi non.

New Zealand là một trong những vùng đất có phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới

Được mệnh danh là Đất nước của thiên nhiên trinh nguyên, New Zealand là một trong những vùng đất có phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới. New Zealand có ít thành phố, ít đường sá nên trung bình 1 km2 chỉ có 12 cư dân sinh sống. Có lẽ, thật ít có vùng đất nào mà con người được sống hòa mình với thiên nhiên đến vậy.

Là đất nước không giàu tài nguyên, chỉ có một số khoáng sản như khí đốt thiên nhiên, gỗ, than, song New Zealand lại có nhiều đồi, núi, sông, hồ, đồng bằng thấp nên rất thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển. New Zealand có cơ sở kinh tế nông-công nghiệp phát triển, trong đó kinh tế nông nghiệp của New Zealand có nhiều thành tựu để các nước khác tham khảo.

Công viên Quốc gia Abel Tasman ở New Zealand. (Nguồn: doc.govt.nz)

Là nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thu nhập bình quân đầu người thuộc loại cao (41.107 USD – năm 2017), nhưng khác với nhiều quốc gia thuộc nhóm nước nói trên, New Zealand có tỷ trọng nông nghiệp rất lớn, chiếm 57% trong cơ cấu GDP và 3/4 sản phẩm nông nghiệp dùng để xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Điều này phản ánh tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp cũng như trình độ phát triển khá cao của ngành này.

New Zealand cũng là một quốc gia phát triển được xếp hạng cao trong các bảng đánh giá quốc tế về nhiều mặt. Với dân số khoảng 4,5 triệu người, New Zealand có chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ 7 thế giới, đứng đầu thế giới về chỉ số phát triển xã hội (SPI) với các đánh giá về sức khỏe, vệ sinh, chỗ ở, an toàn cá nhân, tiếp cận thông tin, tính ổn định, khoan dung, hòa nhập và tiếp cận với giáo dục. Những chỉ số này cao hơn hẳn so với các quốc gia phát triển khác trên thế giới.

Những năm gần đây, New Zealand đạt nhịp độ tăng trưởng cao, thuộc loại hàng đầu trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (năm 2016 tăng 3,6%, năm 2017 tăng 3,5%), được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng cao về khả năng cạnh tranh, có môi trường kinh doanh vào loại tốt nhất thế giới.

Đặc biệt, New Zealand đầu tư cho giáo dục, văn hóa và phúc lợi của người dân ở mức trên 25% GDP, một con số rất cao so với nhiều nền kinh tế phát triển khác. Cũng nhờ sự cố gắng không ngừng của chính phủ, các công ty, tập đoàn và doanh nghiệp, New Zealand ngày một tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững hơn trên trường quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern, ngày 10/11/2017 tại Đà Nẵng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam-New Zealand: Đối tác toàn diện

Cách xa nhau về địa lý nhưng Việt Nam và New Zealand đã có quan hệ ngoại giao từ rất sớm. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 19/6/1975, nhưng từ giữa thập niên 1990 mối quan hệ này mới thật sự được quan tâm thúc đẩy và nhanh chóng phát triển vượt bậc về mọi mặt trong những năm gần đây. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện từ tháng 9/2009.

Việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện mở ra trong quan hệ hai nước, tạo xung lực mới cho sự hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trong những năm gần đây quan hệ hai nước phát triển nhanh, mạnh, thể hiện mức độ gắn kết ngày càng gia tăng thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn cũng như giao lưu nhân dân.

New Zealand luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính phủ và nhân dân New Zealand luôn ủng hộ và đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là việc Việt Nam tổ chức thành công các hội nghị quan trọng với vai trò nước chủ nhà APEC 2017.

Nhân dịp Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng (vào tháng 11/2017), hai nước đã ký Chương trình Hành động Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2017-2020 nhằm đưa quan hệ song phương phát triển vững chắc, ổn định và sâu sắc hơn nữa trong thời gian tới. Chương trình Hành động trong đó đề ra định hướng cho quan hệ hai nước trong 4 năm tới, tập trung vào các lĩnh vực trụ cột như: quan hệ chính trị, quốc phòng-an ninh, kinh tế-thương mại, hỗ trợ phát triển và giao lưu nhân dân.

Quang cảnh cuộc Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-New Zealand năm 2017. (Nguồn: TTXVN)

Theo Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Việt Dũng, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới New Zealand khẳng định Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong đó luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với các nước bạn bè, trong đó có New Zealand.

Đại sứ nhấn mạnh đây sẽ là nguồn động lực để làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, được xác lập năm 2009, ngày càng đi vào thực chất, tạo đà để mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong tương lai, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên mà hai bên có nhu cầu và thế mạnh. Đây cũng là dịp để hai bên thúc đẩy, tăng cường hơn nữa sự tin cậy về chính trị, tạo nền tảng vững chắc để đưa quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi đi vào chiều sâu theo các định hướng được đề ra trong Chương trình Hành động Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2017-2020.

Đại sứ Nguyễn Việt Dũng cho biết trong 43 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975 và xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2009, mối quan hệ giữa Việt Nam-New Zealand đã ngày càng được củng cố và tăng cường với việc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao trên cả bình diện song phương và đa phương cũng như sự hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước.

Trong thời gian 5 năm gần đây, tần suất trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước thật sự đáng ghi nhận: Toàn quyền New Zealand đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 9/2013; Thủ tướng Việt Nam và New Zealand tiến hành các chuyến thăm chính thức lẫn nhau nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước lần lượt vào tháng 3 và tháng 11 năm 2015; tân Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, ngay sau khi nhậm chức Thủ tướng vào cuối tháng 10/2017 đã nhận lời và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters ký kết Chương trình hành động Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2017-2020. (Nguồn: TTXVN)

Đại sứ khẳng định mối quan hệ Việt Nam-New Zealand, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước trân trọng và dày công vun đắp, cùng với tiềm năng của mỗi nước, sẽ vươn lên tầm cao mới – quan hệ đối tác chiến lược – trong tương lai không xa, nhân dịp hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (2009-2019) và kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975-2020), vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Về đầu tư, tính đến hết tháng 12/2017, New Zealand có 29 dự án còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 102,4 triệu USD, đứng thứ 45/125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. New Zealand tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và New Zealand có lợi thế như nông nghiệp, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng… Đồng thời, New Zealand cũng hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực và công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường thế giới.

Quan hệ Việt Nam-New Zealand cùng với tiềm năng của mỗi nước, sẽ vươn lên tầm cao mới – quan hệ đối tác chiến lược – trong tương lai không xa

Về viện trợ phát triển (ODA), Chính phủ New Zealand luôn dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA ổn định và tăng dần theo từng năm, tập trung vào các lĩnh vực an sinh xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn; phát triển nguồn nhân lực; quản lý và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu… Trong giai đoạn từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2018, New Zealand cam kết cung cấp cho Việt Nam 26,66 triệu NZ$ (tương đương 18,6 triệu USD).

Hợp tác về văn hóa-giáo dục tiếp tục là nền móng vững chắc cho mối quan hệ giữa Việt Nam và New Zealand với việc ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn New Zealand làm điểm đến du học để tiếp thu nền giáo dục hàng đầu thế giới. Năm 2017, cũng là năm nở rộ các mối quan hệ hợp tác mới giữa các cơ sở giáo dục của New Zealand với các đối tác Việt Nam, góp phần làm phong phú mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước.

Một lễ ký kết trong khuôn khổ Diễn đàn Giáo dục Việt Nam–New Zealand năm 2015. (Nguồn: TTXVN)

Thông qua hợp tác giáo dục và đào tạo, New Zealand sẽ mở rộng và củng cố các mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia, trong đó Việt Nam là đối tác quan trọng của New Zealand ở Đông Nam Á. Hiện có khoảng 2.500 sinh viên Việt Nam đang học tại New Zealand bằng học bổng hoặc tự túc.

Ngoài ra, trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, hai bên luôn duy trì, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau, đặc biệt là trong khuôn khổ các cơ chế của ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), APEC và Liên hợp quốc. Việt Nam đánh giá cao lập trường của New Zealand trong vấn đề Biển Đông trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế; mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của New Zealand đối với lập trường, quan điểm của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề này.

Năm 2018 sẽ mang lại nhiều điểm nhấn hơn cho quan hệ song phương Việt Nam-New Zealand (Đại sứ Wendy Matthews)

Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh để tăng cường hiệu quả hợp tác giữa hai nước, việc đầu tiên và có tầm quan trọng hàng đầu là phải triển khai hiệu quả sự hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên mà hai bên đã đề ra trong Kế hoạch hành động 2017-2020.

Trong mỗi lĩnh vực, hai bên cần khai thác những dư địa mới và tạo ra những đột phá mới, dấu mốc mới trong từng lĩnh vực như: thương mại-đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo, nông nghiệp, kết nối hàng không và du lịch…

Cùng với đó, Việt Nam và New Zealand tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác làm ăn tại thị trường của nhau để khai thác triệt để tiềm năng do các Hiệp định tự do thương mại (FTA) mang lại, tận dụng các FTA để đưa hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp tiếp cận thị trường sở tại, đồng thời đẩy mạnh thông tin thị trường, đổi mới việc xúc tiến thương mại, xây dựng mục tiêu cho từng nhóm hàng hóa, sản phẩm cụ thể.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern dự và phát biểu tại Đối thoại ‘Sử dụng hiệu quả tài nguyên và tăng trưởng bền vững’ trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017. (Ảnh: TTXVN)

Đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 1,7 tỷ USD

Trong hợp tác kinh tế-thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình khoảng 20%/năm. Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương đạt 707 triệu USD, năm 2017 đạt 907,5 triệu USD. Hai nước đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 1,7 tỷ USD vào năm 2020, đưa hợp tác kinh tế trở thành lĩnh vực trụ cột của quan hệ song phương.

Nông nghiệp là lĩnh vực sôi động và có đóng góp quan trọng trong hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia. Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sang New Zealand bao gồm: trái cây nhiệt đới, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, hải sản.

Xuất khẩu nông sản của New Zealand sang Việt Nam chiếm khoảng hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của New Zealand sang Việt Nam, bao gồm: sản phẩm sữa, nguyên liệu ngành dệt may, hoa quả, gỗ nguyên liệu và khoáng sản. Sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả giữa các cơ quan nông nghiệp hai nước trong thời gian gần đây về kiểm dịch đã cho phép một số mặt hàng nông sản được xâm nhập thị trường của nhau như: cá tra, xoài cát Hòa Lộc, thanh long của Việt Nam…

Việt Nam và New Zealand hợp tác trồng thanh long. (Nguồn: Vietnam+)

Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác lớn thứ 17 của New Zealand. Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng…

Bên cạnh đó, Hiệp định AANZFTA (ký ngày 27/2/2009, hiệu lực từ ngày 1/1/2010) có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và New Zealand.

Các lợi thế có được từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), có hiệu lực từ tháng 1/2010, việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký tại Chile ngày 8/3 vừa qua, sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước và các nước liên quan thông qua việc mở cửa thương mại hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy dòng vốn đầu tư và những mối liên kết gần gũi hơn thông qua giải quyết một loạt vấn đề.

Đặc biệt, Việt Nam và New Zealand cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) cùng với 9 nước ASEAN và 5 nước đối tác khác của ASEAN gồm Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Đây sẽ là Hiệp định lớn nhất thế giới và giúp tạo ra một thị trường chung rộng lớn cho hàng hóa xuất khẩu của cả Việt Nam và New Zealand từ đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân hai nước.

Giới phân tích cho rằng với đà tăng trưởng gần đây cùng với thuận lợi là nền kinh tế Việt Nam và New Zealand có tính chất bổ sung cho nhau trên nhiều phương diện và những đóng góp quan trọng trong thương mại dịch vụ trên các lĩnh vực giáo dục, hàng không, du lịch, dịch vụ tư vấn… khả năng đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều về hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước lên mức 2,5 tỷ NZD (tương đương 1,7 tỷ USD) vào năm 2020 như mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Đánh giá về quan hệ hợp tác Việt Nam-New Zealand trong thời gian tới, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews nhấn mạnh: “Mối liên kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và New Zealand đang ngày một phát triển và năm 2018 sẽ mang lại nhiều điểm nhấn hơn cho quan hệ song phương”./.

(Nguồn: TTXVN)

Mỹ-Triều Tiên

Đỉnh điểm của “cơn lốc ngoại giao” là từ mà báo chí Mỹ dành để chỉ sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí gặp nhau vào tháng 5 tới.

“Bất ngờ, không thể tin được” cũng là những từ ngữ mà nhiều chuyên gia phân tích quốc tế thốt ra khi nghe tin về sự kiện mà nếu diễn ra, nó sẽ là cuộc gặp cấp cao Mỹ-Triều đầu tiên từ trước tới nay, là “dấu mốc lịch sử” được kỳ vọng mở ra cơ hội tạo đột phá trong giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Bầu không khí hòa giải giữa hai miền Triều Tiên, được tạo lập từ đầu năm 2018, khi Triều Tiên nhận lời mời của Hàn Quốc cử phái đoàn tham dự Olympic Mùa Đông PyeongChang, với hàng loạt động thái “ngoại giao thể thao” hay “ngoại giao ăn tối”, dường như đang trở thành “chìa khóa” mở cửa đối thoại Mỹ-Triều.

Thông báo của Nhà Trắng xác nhận kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho thấy những chuyển động xoay chiều nhanh chóng và tích cực nếu so sánh với tình hình chỉ vài tháng trước, khi bán đảo Triều Tiên liên tục trong tình trạng cận kề “miệng hố chiến tranh” với những tuyên bố đe dọa cứng rắn từ cả Washington lẫn Bình Nhưỡng.

Thông báo của Nhà Trắng xác nhận kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho thấy những chuyển động xoay chiều nhanh chóng và tích cực.

Trong tiến trình chuyển động tích cực này phải khẳng định vai trò rất lớn của chính quyền Hàn Quốc, trong đó chính sách của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ưu tiên đối thoại và ngoại giao để giải quyết căng thẳng với Bình Nhưỡng, đang bắt đầu phát huy tác dụng.

Sau một năm căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington liên tiếp bị đẩy lên cao với “vòng luẩn quẩn” thử tên lửa – đe dọa chiến tranh – siết chặt trừng phạt, trong thông điệp Năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bày tỏ thiện chí sẵn sàng đối thoại với Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chủ động nắm bắt mọi cơ hội dù mong manh nhất để cải thiện quan hệ liên Triều, qua đó tìm cách đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Sau thành công của “Chính sách Ánh Dương” dưới thời các cựu Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun, các nỗ lực của ông Moon Jae-in, mà giới chuyên gia gọi là “Chính sách Mặt Trăng” (theo họ “Moon” của Tổng thống trong tiếng Anh có nghĩa là Mặt Trăng) đã phần nào từng bước “gỡ nút thắt” cho những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, vốn bị đẩy lên nấc thang mới trong suốt cả năm 2017.

Bà Kim Yo Jong, em gái và là cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham dự lễ khai mạc Olympic PyeongChang 2018. (Ảnh: Getty Images) 

Hai chuyến thăm của phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc nhân Olympic Mùa Đông PyeongChang 2018, trong thành phần đoàn có bà Kim Yo Jong – em gái và là cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cùng chuyến thăm của đoàn đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng hôm 5/3, đã trở thành những “cú hích” làm thay đổi cục diện.

Chính sách mềm dẻo và kiên nhẫn của chính quyền Hàn Quốc đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên “đáp lại” với những tuyên bố được xem là “nhượng bộ đáng kể”, từ việc chủ động đề nghị tổ chức thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4 tới, đến cam kết ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa trong khi tiến hành đối thoại với Hàn Quốc, đồng thời sẵn sàng đối thoại với Mỹ về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên nếu các mối đe dọa quân sự đối với Bình Nhưỡng được xóa bỏ.

Đây là sự thay đổi quan điểm rõ rệt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau khi Bình Nhưỡng nhiều lần cương quyết rằng chương trình hạt nhân sẽ không thể là chủ đề của bất cứ cuộc đàm phán nào.

Bên cạnh đó, việc Tổng thống Mỹ chấp nhận đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong-un có thể được xem là một bước ngoặt lớn sau một năm hai nhà lãnh đạo liên tục sa vào các cuộc “khẩu chiến nảy lửa”, biến bán đảo Triều Tiên thành một “thùng thuốc súng” trực nổ tung.

Việc Tổng thống Mỹ chấp nhận đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong-un có thể được xem là một bước ngoặt lớn.

Tuy nhiên, lịch sử tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhiều năm qua cho thấy còn quá sớm để hy vọng căng thẳng hiện nay sẽ nhanh chóng được giải quyết. Nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về đề xuất đối thoại của Triều Tiên liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa.

Hiện chưa rõ những “đảm bảo an ninh” mà Triều Tiên mong muốn để đổi lại việc từ bỏ chương trình hạt nhân chính xác là gì. Trước đây, Bình Nhưỡng từng đề nghị Mỹ rút quân đội khỏi Hàn Quốc, ngừng các cuộc tập trận chung và chấm dứt liên minh an ninh Mỹ-Hàn.

Triều Tiên cũng muốn ký một hiệp định hòa bình với Mỹ, nước mà họ đã ký hiệp định đình chiến khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chứ không phải với Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc, ông Chung Eui-yong trong cuộc gặp tại Bình Nhưỡng ngày 5/3 vừa qua.(Ảnh: AP)

Giới chuyên gia lo ngại Bình Nhưỡng có thể đưa ra những yêu cầu “bất khả thi” kiểu như trên đối với cả Mỹ lẫn Hàn Quốc và sẽ khiến đối thoại rơi vào bế tắc. Ngược lại, về phía Mỹ, mặc dù tỏ tín hiệu chấp thuận gặp gỡ cấp cao với lãnh đạo Triều Tiên, song vẫn tuyên bố không từ bỏ các biện pháp trừng phạt, gây sức ép với Bình Nhưỡng, cho thấy Washington ton vẫn chưa có sự tin tưởng thực sự đối với Triều Tiên.

Bên cạnh đó, một số vấn đề về nhân sự, như Mỹ không có đại sứ tại Hàn Quốc, hay quan chức phụ trách đàm phán với Triều Tiên, ông Joseph Yun, mới đây đã đệ đơn xin nghỉ hưu và Washington chưa tìm được người thay thế…, cũng đặt ra các khó khăn cho Washington để có thể đàm phán hiệu quả.

Hơn nữa, trong một năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới thấy những cách tiếp cận khó đoán của ông trong vấn đề Triều Tiên, khi vừa tuyên bố sẵn sàng “trút lửa thịnh nộ” đã khẳng định sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chính vì vậy, dư luận thế giới vui mừng, nhưng vẫn thận trọng trước những diễn biến mới nhất trong vấn đề Triều Tiên.

Trong giải quyết mọi vấn đề mâu thuẫn, dù gay gắt đến đâu, đối thoại hòa bình luôn là giải pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, song nó luôn kèm theo điều kiện tiên quyết là sự tin cậy, chân thành và thiện chí của tất cả các bên. Với những tín hiệu tích cực mới nhất từ Mỹ và Triều Tiên, hy vọng về một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa trên Bán đảo Triều Tiên đã được “thắp lên”.

Tuy nhiên, phía trước vẫn còn vô vàn chông gai, đòi hỏi các bên cần vượt qua được những rào cản của sự thiếu lòng tin hay mâu thuẫn lợi ích dai dẳng nhiều thập kỷ qua mới có thể thực sự tạo được “bước ngoặt lịch sử” như kỳ vọng.

Trẻ em Triều Tiên vui đùa. (Ảnh: AFP)

CPTPP

Sau nhiều nỗ lực đàm phán, rà soát thủ tục pháp lý và hoàn tất các thủ tục nội bộ, 11 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đã ký kết thỏa thuận tại Chile rạng sáng 9/3 (theo giờ Việt Nam).

Là một nước thành viên tham gia đàm phán và ký kết, Việt Nam đang đứng trước hàng loạt cơ hội, song cũng đối mặt với không ít thách thức từ CPTPP.

Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận và tận dụng triệt cơ các cơ hội, biến cơ hội thành lợi ích, đồng thời tìm ra giải pháp hữu hiệu để “hóa giải” các thách thức. Có như thế, CPTPP mới đem lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Cơ hội phía trước

Là hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất được kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây, CPTPP đem lại lợi ích cụ thể cho Việt Nam cả về chính trị-đối ngoại lẫn kinh tế, xã hội.

Trước hết, tham gia CPTPP sẽ giúp tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam cả ở khu vực và quốc tế bởi đây là minh chứng cụ thể, là bước tiến mới trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt Nam.

Tham gia hiệp định sẽ củng cố thêm sức mạnh kinh tế cho Việt Nam thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh (phải) cùng đại diện 10 nước tham gia lễ ký Hiệp định CPTPP. (Nguồn: AFP/ TTXVN)

Nếu chỉ tính riêng về triển vọng kinh tế, Việt Nam là quốc gia được đánh giá sẽ đạt được lợi ích lớn nhất từ CPTPP so với các thành viên khác. Theo tiến sỹ Trần Toàn Thắng – Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch-Đầu tư (đơn vị trực tiếp thực hiện đánh giá tác động của CPTPP), CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD và có thể tăng tới 2,01% nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ.

Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico…, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển.

Ước tính, Việt Nam có thể tăng tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 4% (tương đương 4,09 tỷ USD). Mặt khác, quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thông qua CPTPP giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, có thể thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn.

Cùng với đó là cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bởi nhu cầu đối với các ngành xuất khẩu trọng điểm như dệt may, da giày, đánh bắt cá gia tăng… sẽ dẫn tới việc mở rộng các ngành sản xuất nội địa, thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia đối với nhiều ngành nghề. Từ đó, cấu trúc kinh tế của Việt Nam cũng phải được điều chỉnh toàn diện.

Theo Ngân hàng Thế giới, CPTPP có thể giúp Việt Nam giảm được gần 1 triệu người thuộc diện đói nghèo 

Xuất khẩu và đầu tư cũng có vai trò quyết định trong tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, CPTPP có thể giúp Việt Nam giảm được gần 1 triệu người thuộc diện đói nghèo.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phần quan trọng khác chính là việc giúp Việt Nam đẩy nhanh cải cách thể chế trong nước để vận hành nền kinh tế thị trường một cách toàn diện và triệt để, tạo môi trường đầu tư-kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bởi khi tham gia, Việt Nam sẽ phải đưa ra những cam kết rõ ràng hơn trong việc cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, CPTPP sẽ thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng cân bằng hơn và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài.

Ngoài ra, CPTTP có tính mở, khi có nước khác tham gia hiệp định thì lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Là nước tham gia từ đầu thì Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình.

May hàng xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Thách thức không nhỏ

Đánh giá về các thách thức của CPTPP với Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và các chuyên gia kinh tế nhận định văn kiện này không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước…

Hiệp định này còn đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa, các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Bên cạnh đó, cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.

Tất cả tạo ra sức ép to lớn trong bối cảnh năng lực cạnh tranh quốc gia và của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, Việt Nam có trình độ phát triển được xem là thấp nhất trong các thành viên CPTPP. Những tác động tiêu cực từ những yêu cầu phải mở cửa thị trường mua sắm công, thuế nhập khẩu hay thiếu chiến lược đầu tư hiệu quả… có thể khiến cho lợi ích tổng thể của nền kinh tế bị suy giảm.

Trong khi đó, quá trình cải cách thể chế trong nước chậm chạp có thể không bắt kịp với tiến trình chuyển đổi nhanh chóng khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập trong CPTPP, cản trở Việt Nam khai thác những cơ hội mà hiệp định này mang lại.

Việt Nam sẽ phải mở cửa chào đón hàng hóa, dịch vụ của các nước đối tác, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân nhà” 

Việt Nam sẽ phải mở cửa chào đón hàng hóa, dịch vụ của các nước đối tác tại thị trường trong nước, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân nhà.” Trong bối cảnh khả năng thích nghi của doanh nghiệp Việt Nam với kinh tế thị trường còn kém thì nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa cũng vì thế gia tăng.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam, cho rằng áp lực cạnh tranh ở đây không chỉ có doanh nghiệp mà cả khu vực quản lý nhà nước, gồm cả thể chế và con người.

Ông Trường ví von doanh nghiệp là 1 cỗ xe, còn toàn bộ thể chế chính là con đường. Theo ông, “con đường nhỏ, gập ghềnh thì có mua Rolls Royce cũng chỉ chạy ngang bằng Matiz thôi. Nhưng ngay cả khi pháp chế tốt rồi mà người vận hành không tốt, con đường dày đặc barie thì doanh nghiệp sẽ mua Matiz chứ không mua Rolls Royce.”

Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhìn nhận sau khi đàm phán thành công và ký kết, thách thức hội nhập mới trở thành hiện thực đúng nghĩa. Theo ông, đây sẽ là thời điểm cần đến năng lực thực thi, năng lực hội nhập thực tế, là những thứ mà Việt Nam còn “yếu và thiếu,” do vậy vẫn còn nhiều việc phải làm.

Theo chuyên gia này, vấn đề mấu chốt là phải tích cực chuẩn bị các năng lực thực thi để tuân thủ và năng lực vận hành để đáp ứng các điều kiện khắt khe, đòi hỏi rất cao của một hiệp định được coi là tiến bộ nhất.

Ông cho rằng đây là vấn đề năng lực bộ máy, năng lực con người, hệ thống luật lệ, chính sách và cơ chế bảo đảm sự tương thích, nguồn nhân lực, lực lượng doanh nghiệp. Đó là khối lượng công việc rất lớn và phức tạp, với những chất lượng rất mới. Nghĩa là phải hành động theo tư duy đổi mới mạnh mẽ, với tinh thần cải cách cơ cấu triệt để và xây dựng thể chế vượt trội.”

 (Nguồn: TTXVN)

Hướng đi của doanh nghiệp

Để tận dụng được các lợi ích và khắc phục những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số giải pháp. Trước hết cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo hiệp định này đối với những mặt hàng ta đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Doanh nghiệp cần có cái nhìn bao quát đối với hiệp định, không chỉ tìm hiểu thông tin về lĩnh vực trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng nêu trên.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác nêu trên để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu./.

CPTPP, với cam kết mở cửa thị trường, là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới cũng như hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho 11 quốc gia. 

Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.

Tàu chở container vào bốc dỡ hàng tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Gian nan cô đỡ thôn bản ở vùng cao

Họ là những cô đỡ thôn bản miệt mài chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ở các vùng cao. Chế độ phụ cấp “bèo bọt,” không có, nhiều cô đỡ thôn bản tại khắp các buôn, sóc, thôn, bản trên cả nước vẫn gắn bó với công việc vì tình cảm, trách nhiệm với đồng bào mình.

Cùng nghe những tâm sự của họ để thấy được sự vất vả nhưng những gì mà cô đỡ thôn bản đã làm được ở trên những mảnh đất vùng cao khó khăn thật đáng trân trọng, tự hào.

Mang theo con nhỏ đi học làm cô đỡ

Ở cao nguyên đá Đồng Văn, hơn 6 năm nay, cô đỡ thôn bản Thào Thị Se tận tụy gắn bó với công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Dáng người đậm, gương mặt tròn đôn hậu, Thào Thị Se, 30 tuổi, người H’Mông ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tâm sự, làm cô đỡ thôn bản nhiều khó khăn và áp lực, có những lúc cô muốn buông xuôi tất cả, nhưng nghĩ đến những người phụ nữ và em nhỏ cần mình, Se lại cố, lại tự nhủ mình không được bỏ nghề.

Se tâm sự, làm cô đỡ thôn bản nhiều khó khăn và áp lực, có những lúc cô muốn buông xuôi tất cả, nhưng nghĩ đến những người phụ nữ và em nhỏ cần mình, Se lại cố, lại tự nhủ mình không được bỏ nghề. 

Phố Cáo là một trong những xã vùng cao biên giới của huyện Đồng Văn. Đường đến các thôn bản khó khăn, nhiều thôn không đi được bằng xe máy mà phải đi bộ mấy giờ đồng hồ mới tới nơi. Ở xã, trước kia có tất cả 5 cô đỡ thôn bản, thì đến nay đã có 4 cô đỡ bỏ nghề, không làm nữa chỉ vì quá vất vả và chế độ phụ cấp ít ỏi.

Tâm sự về những ngày đầu tiên đi học, Se cho hay, năm 2010, Se được đi học cô đỡ thôn bản ở tỉnh Hà Giang. Đó là lần đầu tiên Se được xuống thành phố Hà Giang và phải xa nhà.

“Đó thực sự là một khó khăn với em, vì khi đó em mới sinh con nhỏ được 3 tháng, phải mang cả con theo khi đi học. Khổ lắm nhưng các thầy cô giáo của Sở Y tế tỉnh Hà Giang đã động viên và giúp đỡ em nhiều, còn nuôi cả người trông con cho em đi học nên em đã cố gắng học tốt và trở về nhà.”

Cô đỡ thôn bản Thào Thị Se. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Học xong, về làm việc ở xã Phố Cáo, công việc của Se rất vất vả, trong khi đó tiền phụ cấp thấp. “Em chỉ được phụ cấp 200.000 đồng một tháng, từ năm 2017 tiền phụ cấp này không còn. Tuy nhiên, không vì thế mà em bỏ việc. Em đã được trạm y tế phân công phụ trách 3 thôn bản.”

“Em chỉ được phụ cấp 200.000 đồng một tháng, từ năm 2017 tiền phụ cấp này không còn. Tuy nhiên, không vì thế mà em bỏ việc. Em đã được trạm y tế phân công phụ trách 3 thôn bản.”  

Những năm qua, Se đã phối hợp cùng trưởng thôn để tuyên truyền tới bà con về công tác chăm sóc sức khỏe như ăn chín, uống sôi… Hàng tháng, Se tranh thủ thời gian đến từng hộ gia đình có phụ nữ có thai để khám thai, vận động chị em đến trạm đẻ; hướng dẫn họ về cách vệ sinh cá nhân, cách vệ sinh cho con nhỏ và cách cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Trong vòng 6 năm, Se đã đỡ đẻ tại nhà cho 55 ca, thăm và khám cho gần 1.000 thai phụ, phát hiện chuyển viện kịp thời nhiều ca khó, nguy hiểm như ngôi ngang, chuyển dạ đẻ non, tiền sử sản giật, chuyển dạ kéo dài…

Cô đỡ thôn bản Thào Thị Se thăm khám cho một sản phụ. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Se kể: “Có được kết quả như ngày hôm nay là do chồng em và gia đình đã tạo điều kiện cho em. Có những lúc chồng cũng không đồng ý lắm vì nhiều người gọi em quá, thêm vào đó, từ năm 2017 em không có phụ cấp nên chồng không muốn tiếp tục cho em đi làm nhưng nể bà con trong thôn bản nên em đã thuyết phục chồng để tiếp tục công việc.”

“Em cũng bảo mọi người từ giờ em không đến nhà khám nữa nhưng mọi người vẫn nhảy qua tường rào gọi đi. Không đi không được vì dân không hiểu, họ nghĩ đi học về là có lương. Em yêu công việc nhưng không còn phụ cấp nữa thì cũng phải tìm việc khác để kiếm thu nhập giúp gia đình nhưng người dân gọi cũng không thể không đi”, Se cho biết.

Bà đỡ mát tay của người dân tộc Xê đăng

Những con đường mòn ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) gập ghềnh sỏi đá. Vậy mà, đã bao năm nay cô đỡ thôn bản Y Ngọc, 38 tuổi, người Xê đăng, ở thôn Kạch lớn II, xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vẫn ngày đêm lặn lội, cặm cụi để chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi đây.

Xã Đăk Sao, huyện Tu Mơ Rông là xã đặc biệt khó khăn, cách Trung tâm huyện 33km, đường đi lại rất hiểm trở. Dân số của xã khoảng 3.198 người, 100% người dân tộc Xê đăng; xã có 10 thôn, trong đó 7 thôn cần phải có cô đỡ thôn bản vì đường xá xa xôi, phong tục lạc hậu.

Y Ngọc đã có 8 năm làm cô đỡ thôn bản. Y Ngọc cho hay, học xong phổ thông cơ sở, cô được chọn đi học lớp cô đỡ thôn bản từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010 tại bệnh viện Từ Dũ 6 tháng, sau đó được tham gia các khóa đào tạo nâng cao do Bộ Y tế tổ chức. Ngoài ra, hàng năm Ngọc còn được Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh đào tạo cập nhật thêm các kiến thức, kỹ năng mới về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Cô đỡ thôn bản Y Ngọc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Sau khi được đào tạo về địa phương, Y Ngọc được trạm y tế xã Đăk Sao giao cho nhiệm vụ là cô đỡ thôn bản, kiêm nhân viên Y tế thôn bản của thôn Kạch lớn II, xã Đăk Sao.

Tâm sự về công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao, Y Ngọc cho hay, người dân đa phần đi làm rẫy nên khi mang thai thường ít đến cơ sở để khám thai, khi đẻ thì có tập quán đẻ tại nhà, nhờ người thân đỡ đẻ vì xấu hổ. Ngoài ra, bà con còn nhiều phong tục chăm sóc cho trẻ sơ sinh, trẻ em chưa đúng. Điển hình như: không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm khi mới 2-3 tháng tuổi nên nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ đau ốm không đưa đến Trạm y tế khám và điều trị sớm, không được chữa bệnh kịp thời nên có trẻ đã tử vong.

 Y Ngọc cho hay, người dân đa phần đi làm rẫy nên khi mang thai thường ít đến cơ sở để khám thai, khi đẻ thì có tập quán đẻ tại nhà, nhờ người thân đỡ đẻ vì xấu hổ. 

Sau khi đi học lớp cô đỡ thôn bản về, Ngọc tuyên truyền, vận động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, khám thai, tư vấn chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai tại nhà; Phát hiện các trường hợp thai nghén có nguy cơ, các dấu hiệu nguy hiểm của bà mẹ trong chuyển dạ, sau sinh, các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh, sơ cứu và chuyển tuyến trên. Chính vì vậy, những hủ tục nơi “rừng thiêng nước độc này” dần được thay thế bằng kiến thức sinh sản có chuyên môn mà Ngọc chuyển tới cho người dân qua công tác, chăm sóc sức khỏe và thăm khám đúng kỹ thuật.

Bản thân cô đã phối hợp với Trạm Y tế xã hay cô đỡ thôn bản của thôn khác thực hiện nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, tổ chức chiến dịch uống vitamin A cho trẻ em… hướng dẫn phụ nữ mang thai cách chăm sóc bản thân khi mang thai, tiêm phòng uốn ván đầy đủ, chăm sóc trẻ em sau sinh.

Đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, Ngọc đã tư vấn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Nhiều cặp vợ chồng đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên đã góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên tại thôn từ 35% năm 2009 xuống còn 8,7% năm 2017.

Cô đỡ thôn bản Y Ngọc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho một phụ nữ mới sinh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, cô đã thăm khám giúp chị em phụ nữ phát hiện thai sớm, kiểm tra sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi, phát hiện những trường hợp thai có dấu hiệu bất thường.

Tính riêng năm 2017, Y Ngọc đã thực hiện 132 lượt khám thai, phát hiện hiện 02 bà mẹ có nguy cơ và chuyển lên tuyến trên để khám và điều trị kịp thời.

Những nỗ lực tuyên truyền vận động bà con của Ngọc trong thời gian qua đã được đền đáp, tỷ lệ bà mẹ có thai đi khám từ 50% năm 2009 tăng lên 93% năm 2017, tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế tăng từ 20% năm 2009 lên đến 60,9% năm 2017.

Mỗi năm, Y Ngọc đỡ đẻ tại nhà an toàn cho khoảng 10 bà mẹ khi chuyển dạ không đến hoặc không kịp đến cơ sở để sinh đẻ. Những năm gần đây, do được tư vấn nên nhiều bà mẹ đã đến đẻ ở trạm y tế xã nhưng vẫn yêu cầu cô đỡ lên Trạm Y tế tham gia đỡ đẻ nên hàng năm cô vẫn tham gia đỡ cho 2-4 bà mẹ đẻ tại trạm.

Trong quá trình theo dõi chuyển dạ, Ngọc cũng phát hiện các bất thường, xử trí và chuyển tuyến kịp thời nên không có trường hợp tai biến nào xảy ra cho bà mẹ và sơ sinh. Kết quả hoạt động này đã góp phần đưa tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được thăm khám sau sinh của thôn tăng từ 30% năm 2009 tăng lên 93% năm 2007.

Cô đỡ thôn bản Y Ngọc chăm sóc cho một trẻ sơ sinh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Mong được cấp phương tiện đi lại

Cô đỡ thôn bản được coi là cánh tay nối dài của ngành y tế. Kể từ khi những cô đỡ đầu tiên được đào tạo cách đây 25 năm, đến nay đã có 2.611 cô đỡ thôn bản hiện đang hoạt động. Nhờ có sự đóng góp của các cô đỡ thôn bản mà công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.

Tuy nhiên, hiện nay những chính sách, chế độ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản vẫn còn nhiều bất cập chưa “níu giữ” được cô đỡ thôn bản gắn bó với nghề.

Chia sẻ về vấn đề này, Thào Thị Se bày tỏ: “Em mong lãnh đạo các cấp quan tâm để tất cả các cô đỡ thôn bản chúng em đều có phụ cấp hàng tháng như những nhân viên y tế thôn, bản khác để chúng em có tiền mua xăng xe máy đi khám thai, tuyên truyền vận động cho bà con và tiền điện thoại để gọi điện nhờ trạm y tế và các thầy cô giáo mỗi khi em cần hỗ trợ.”

“Em mong lãnh đạo các cấp quan tâm để tất cả các cô đỡ thôn bản chúng em đều có phụ cấp hàng tháng như những nhân viên y tế thôn, bản khác để chúng em có tiền mua xăng xe máy đi khám thai cho các sản phụ vùng cao.”

Còn với Y Ngọc, cô thẳng thắn: “Trong thời gian tới, em kính mong lãnh đạo Đảng, chính quyền và ngành y tế các cấp tiếp tục quan tâm để mọi cô đỡ thôn bản đều được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của Chính phủ. Bản thân em đã có chế độ phụ cấp do được kiêm nhiệm làm nhân viên y tế thôn, bản, tuy nhiên còn rất nhiều bạn khác, tuy đã được đào tạo và đang làm cô đỡ thôn, bản nhưng vẫn chưa được hưởng phụ cấp.”

Nếu có điều kiện, Ngọc cũng mong mong mỗi cô đỡ thôn bản đều được cấp phương tiện đi lại, vật dụng chuyển tuyến như võng, cáng, đèn pin, áo mưa… để giảm khó khăn, vất vả cho cô đỡ thôn bản khi thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại cộng đồng./.

Cô đỡ thôn bản Thào Thị Se đi bộ để tới nhà người dân chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bước ngoặt lịch sử

Việc Australia và Timor Leste vừa chính thức ký Hiệp ước phân định ranh giới trên biển và Thỏa thuận chia sẻ nguồn lợi khai thác tại mỏ khí đốt Greater Sunrise đã khép lại tranh chấp kéo dài một thập kỷ qua giữa 2 nước và đưa hai quốc gia láng giềng ở Nam Thái Bình Dương đến sự hòa giải.

Phát biểu với báo giới sau lễ ký tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Mỹ, có sự chứng kiến của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tuyên bố thỏa thuận lịch sử này mở ra chương mới trong quan hệ song phương. Hiệp ước vạch rõ đường ranh giới lãnh hải lâu dài giữa hai nước cũng như cho phép cùng phát triển và quản lý mỏ khí đốt Greater Sunrise vốn hứa hẹn đem lại nguồn thu hàng tỷ USD cho hai bên.

Về phần mình, Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề phân định biên giới của Timor Leste Agio Pereira ca ngợi đây một bước ngoặt lịch sử đối với Timor Leste cũng như đối với tình hữu nghị Timor Leste-Australia.

Ngoài phân định biên giới trên biển, theo thỏa thuận chung, Australia đồng ý để Timor Leste nhận được mức phân chia cao hơn từ nguồn lợi khai thác mỏ khí đốt Greater Sunrise, được phát hiện năm 1974, nằm ở ngoài khơi cách bờ biển Timor Leste khoảng 150 km về phía Đông Nam và cách bờ biển Darwin, Tây Bắc Australia, khoảng 450 km. Cụ thể, Timor Leste sẽ nhận 70% doanh thu nếu khí đốt khai thác được đưa đến một nhà máy chế suất ở quốc gia này và 80% nếu khí đốt được khai thác chuyển tới Australia để xử lý.t

Đường ranh giới lãnh hải giữa hai nước Australia và Timor Leste. (Nguồn: Chính phủ Australia)

Theo các chuyên gia, mỏ này có trữ lượng gần 190 tỷ mét khối khí tự nhiên và 226 triệu thùng khí ngưng tụ (condensates), với tổng trị giá khoảng 40-50 tỷ USD. Khu mỏ vốn do liên danh các tập đoàn Woodside Petroleum, ConocoPhillips, Royal Dutch Shell và Osaka Gas khai thác, tuy nhiên, đã phải tạm ngừng khai thác do tranh chấp giữa Timor Leste và Australia.

Cũng như các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải của các nước khác trên thế giới, đây từng là vấn đề hóc búa khó giải quyết, nhưng nhờ thiện chí của lãnh đạo hai nước, tranh chấp đã được giải quyết một cách thỏa đáng và đây có thể xem như kinh nghiệm tốt cho các nước đang có tranh chấp chủ quyền trên biển.

Timor Leste là quốc gia non trẻ nhất ở khu vực Đông Nam Á, có vùng biển tiếp giáp Australia và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu khí. Sau khi tách ra khỏi Indonesia năm 2002, Timor Leste đã đàm phán với Australia để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước nhưng không đạt kết quả. Chính phủ Timor Leste hồi tháng 8/2016 đã quyết định đưa tranh chấp này lên Tòa trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở ở La Hay (Hà Lan) để phân giải.

Timor Leste là quốc gia non trẻ nhất ở khu vực Đông Nam Á, có vùng biển tiếp giáp Australia và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu khí 

Ngày 26/9/2016, PCA cho biết tòa này có đủ thẩm quyền giải quyết và tiến hành giai đoạn hòa giải trong năm 2017 để hai bên thương lượng trước khi tòa phân xử.

Theo các luật sư của Australia, Canberra đã bắt đầu trao đổi thư từ với Dili ngay từ năm 2003 để giải quyết tranh chấp, và vấn đề đã có kết quả thỏa đáng với Hiệp định mang tên “Một số thỏa thuận trên biển ở biển Timor” (CMATS) ký năm 2006, bao trùm vùng mỏ khí đốt rất rộng Greater Sunrise, nằm giữa hai nước. Hiệp định này khi đó ấn định mức phân chia 50-50 nguồn lợi khai thác các mỏ năng lượng nằm giữa Australia và Timor-Leste.

Tuy nhiên, PCA cho rằng việc trao đổi thư từ giữa Canberra và Dili không cấu thành một thỏa thuận vì những thư từ này không có tính ràng buộc về pháp lý. Ngoài ra, theo thẩm phán của PCA trong Ủy ban trọng tài, tranh chấp phải được đặt trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, chứ không phải Hiệp định năm 2006.

Năm 2012, chính Timor Leste cũng từng đòi hủy bỏ Hiệp định CMATS, sau khi cáo buộc Australia sử dụng gián điệp để giành lợi thế thương mại trong các cuộc đàm phán về Hiệp ước khí đốt ở biển Timor. Tuy nhiên, đến tháng 6/2015, Dili đã rút lại những cáo buộc này, sau khi Australia trả lại một số tài liệu nhạy cảm.

(Nguồn: Renova-timor)

Sau nhiều vòng thương lượng, đến tháng 8 năm ngoái, sau các cuộc đàm phán giữa hai nước do Đan Mạch làm trung gian chủ trì, Australia và Timor Leste đã đạt được thỏa thuận mang tính đột phá về đường biên giới lãnh hải.

PCA cho biết hai nước láng giềng ở Nam Thái Bình Dương đã đạt thỏa thuận về “những yếu tố quyết định trong phân định ranh giới lãnh hải giữa 2 nước tại biển Timor.” Australia và Timor Leste nhất trí thiết lập cơ chế đặc biệt cho khu mỏ Greater Sunrise, mở đường cho việc phát triển và phân chia thu nhập từ khu vực này.

Chính phủ 2 nước cũng nhất trí rằng thỏa thuận này đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương, cũng như tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân 2 nước. Việc hai nước tự dàn xếp thỏa thuận đã giúp PCA tránh phải đưa ra một phán quyết bất lợi cho một trong hai bên.

Cựu Thủ hiến bang Victoria, miền Nam Australia, ông Steve Bracks cho rằng đòi hỏi của Timor-Leste là hoàn toàn hợp lý. Trong khi đó, giáo sư Damien Kingsbury đến từ Đại học Deakin (Australia) lập luận tranh chấp lấy đi quyền lợi kinh tế của các nước nhỏ yếu hơn và họ có thể mất nhiều quyền lợi hơn, nếu tòa án không giải quyết theo hướng họ yêu cầu. Theo ông, những quyền lợi trong các lĩnh vực dầu khí bị ảnh hưởng bởi vụ kiện của Timor-Leste là một ví dụ điển hình. Điều này quan trọng đối với Timor-Leste, vì nếu tòa không ra phán quyết có lợi cho họ, Dili sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Phát ngôn viên của liên doanh điều hành mỏ khí Greater Sunrise cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng việc ký kết hiệp ước sẽ giúp đem lại cơ sở pháp lý và tài chính chắc chắn để phát triển mỏ Greater Sunrise vì lợi ích của tất cả các bên.”

Rõ ràng, việc Australia và Timor Leste ký kết hiệp ước phân định biên giới và phân chia nguồn lợi khai thác khí đốt đã thể hiện tinh thần thiện chí, hòa giải, nỗ lực khôi phục quan hệ gần gũi và tiếp tục hợp tác vì sự phát triển và lợi ích kinh tế của hai bên cũng như lợi ích chung của khu vực./.  

Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề phân định biên giới của Timor Leste Agio Pereira (trái) cho rằng ‘Hiệp ước là một bước ngoặt lịch sử đối với Timor Leste cũng như đối với tình hữu nghị Timor Leste-Australia.’ (Nguồn: THX/TTXVN)
Exit mobile version