‘Loạn quy hoạch’ làm biến dạng đô thị

hihihih-1591160493-52.png

Lời tòa soạn!

Sau hơn 100 ngày nỗ lực dập dịch COVID-19, với sự chung tay, dồn sức của nhân dân cả nước, đặc biệt là các giải pháp quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, virus corona chủng mới làm “chao đảo” đất nước đã cơ bản được khống chế. Người dân trên khắp dải đất hình chữ S dần trở lại cuộc sống, sau bao nỗi khắc khoải, âu lo.

Cũng phải nói, để chiến thắng đại dịch này, chúng ta đã trải qua thời gian dài sống với “liều thuốc đắng” giãn cách xã hội, chi hàng nghìn tỷ đồng để “không bỏ ai ở lại phía sau” và chịu tổn thất nặng nề về kinh tế, du lịch. Nhưng dù mất mát thế nào thì việc khống chế được con virus ngoại lai này cũng chỉ là cái giá vô hình mà hẳn ai cũng hài lòng, chấp nhận để ngăn cái chết, tìm lại cuộc sống tươi đẹp hơn.

Đó cũng là “cuộc giải phóng” lịch sử trong kỷ nguyên mới, mà vũ khí làm nên thắng lợi ấy là sức mạnh của “ý Đảng, lòng dân,” khi cả nước trên dưới một lòng cùng nỗ lực dập dịch với những “mũi tấn công” quyết liệt, không có vùng cấm.

Đến nay, nỗi lo bởi virus corona đã vơi… Thế nhưng, có một loại virus khác cũng lan nhanh như “nấm mốc,” khiến đại biểu Quốc hội nhiều tỉnh trăn trở, cử tri cả nước bất bình, lo lắng và đến nay vẫn chưa có “liều thuốc đặc trị” để ngăn chặn. Đó là virus “loạn quy hoạch” làm méo mó đô thị, biến dạng cảnh quan thiên nhiên.

Ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ thấy xưa, cha ông ta quai đê lấn biển, bạt núi ngăn sông là để mở rộng bờ cõi, bảo vệ vị trí xung yếu phòng thủ an ninh, bảo vệ tấc đất của Tổ quốc. Còn ngày nay thì sao? Các nhà quy hoạch, “ông trùm” bất động sản cũng ngày đêm mở đất, lấp lấn biển nhưng lại âm mưu thâu tóm tài nguyên thiên nhiên quốc gia thành của riêng, hay phục vụ lợi ích của nhóm người có quyền lực.

Thực tế, cùng với tốc độ đô thị hóa phát triển “nóng” hiện nay, các dự án bất động sản, du lịch tâm linh không chỉ đua nhau mọc san sát trên những mảnh đất vàng màu mỡ, mà còn “bủa vây” cả những dòng sông, bờ biển. Thậm chí, trên cả đỉnh núi cũng đã xuất hiện vô số tòa nhà cao vút với biệt thự, khách sạn hạng sang, lâu đài đầy kiêu hãnh như thách thức lòng người và bất chấp các quy định pháp luật.

Đó là chưa kể, hàng loạt những cuộc đấu thầu dự án “quân xanh quân đỏ” đã và đang bị thao túng bởi nhóm lợi ích, xã hội đen, thậm chí bị che đậy bởi quyền lực… khiến tài nguyên của quốc gia “chảy” vào túi quan, người dân thì mất đất, kêu cứu.

Hiện trường vụ cháy quán Karaoke 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), khiến 13 người chết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hiện trường vụ cháy quán Karaoke 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), khiến 13 người chết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Không thể phủ nhận, việc chạy đua với “bão” quy hoạch, phát triển “nóng” các dự án bất động sản đã đem lại lợi ích kinh tế nhất định, song thực trạng “quy hoạch chạy theo nhà đầu tư” hay nhóm lợi ích cũng đã và đang gây ra những hệ lụy đáng suy ngẫm, nhất là sự thất thoát tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Cảnh quan thiên nhiên bị phá nát, đô thị méo mó khó có thể phục hồi lại được.

Dù rằng, những năm qua đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dự án tai tiếng bị phanh phui, đã phá vỡ quy hoạch đô thị, làm xấu hồn cốt danh lam thắng cảnh; biết bao cán bộ “tham nhũng vặt” từ thôn tới tỉnh, đến những nhóm lãnh đạo cấp cao ở Trung ương vướng vào lao lý, bị khai trừ khỏi Đảng, xử lý hình sự… Vậy nhưng, đó cũng mới chỉ là một phần nổi của những “khối băng chìm” đang tồn tại trong “biển hồ đô thị” với vô vàn những “đại” dự án “củi tươi” chưa được xử lý triệt để.

Cứ thế, dưới lớp áo “phát triển du lịch,” các chủ dự án du lịch tâm linh, dự án bất động sản nghỉ dưỡng (condotel, cocobay), khách sạn, chung cư vẫn ngày đêm đua nhau phá rừng, bạt núi, ngăn sông, lấp lấn biển để hô biến thành những công trình xa xỉ mọc lên san sát như phố thị, thậm chí hóa thành cả vùng “đặc khu!”

Theo nhận định của giới chuyên gia về quy hoạch và các nhà quản lý, một trong số nguyên nhân khiến những “khối băng chìm” đô thị đến nay vẫn vô tư tồn tại, thách thức dư luận là bởi Việt Nam chưa từng tổ chức thanh-kiểm tra quyết định điều chỉnh quy hoạch, cũng chưa có vụ án nào xử lý người ký, lập quy hoạch sai.

Quy hoạch khu đô thị dễ dàng bị thay đổi đang khiến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước rơi vào “mớ bòng bong” như không gian sống ngột ngạt, sụt lún, triều cường, chất lượng sống của người dân đi xuống…

Thực tế, lâu nay mới chỉ có chuyện xử lý doanh nghiệp xây dựng trái phép, lừa đảo. Trong khi, quy hoạch khu đô thị dễ dàng bị thay đổi đang khiến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước rơi vào “mớ bòng bong” như không gian sống ngột ngạt, sụt lún, triều cường, chất lượng sống của người dân đi xuống, nhưng những người “vẽ” ra quy hoạch vẫn vô can.

Những bất cập trên cho thấy việc quy hoạch “nóng,” không hài hòa với bảo tồn là bước đi thụt lùi, nhất là khi hàng năm Nhà nước vẫn phải chi ngân sách cho việc sửa chữa, khắc phục hậu quả. Vì thế, hơn bao giờ hết cần đưa ra công lý người ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch méo mó. Cương quyết ngăn chặn “virus quy hoạch xây dựng méo mó” như dập dịch COVID-19, bằng những cuộc “đại phẫu” xử lý tận gốc sai phạm, để ổn định lại diện mạo đô thị, lấy lại niềm tin trong nhân dân…

Để rõ hơn về thực trạng trên, mời độc giả cùng phóng viên VietnamPlus đi vào thực tế để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng loạn quy hoạch; xây dựng méo mó, cũng như sự tồn tại của những con virus đang ẩn sâu trong “cơ thể đô thị” cả nước.

Từ đó rộng đường dư luận hiểu vì sao tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, hay vô số “đại dự án” sừng sững, chềnh ềnh gây nhiều hệ lụy cho các đô thị nhiều năm ầm ĩ và tốn không biết bao nhiêu giấy mực nhưng đến nay vẫn điềm nhiên tồn tại, chưa được xử lý?

Mỗi khi mưa xuống nhiều tuyến đường tại các đô thị lớn lại “biến thành sông,” tắc đường cục bộ; nắng lên, người dân lại “ngộp thở,” chịu cảnh ô nhiễm môi trường không khí, chất lượng sống của người dân đi xuống... (Nguồn ảnh: TTXVN)
Mỗi khi mưa xuống nhiều tuyến đường tại các đô thị lớn lại “biến thành sông,” tắc đường cục bộ; nắng lên, người dân lại “ngộp thở,” chịu cảnh ô nhiễm môi trường không khí, chất lượng sống của người dân đi xuống… (Nguồn ảnh: TTXVN)

‘Siêu dự án’ 

hô biến mất nhà cửa của dân nghèo thành thị

Chiều mùa hè năm 1999, trời nắng nóng như đổ lửa, được triệu tập gấp để tham dự “cuộc họp đặc biệt” của quận, bà Phan Thị Thủy tất tưởi đến hội trường Bình Khánh ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, bà được các cán bộ quận thông báo về việc giải tỏa khu vực chợ cũ để làm mới bằng dự án chợ An Khánh.

Không lâu sau, một gia đình với 4 thành viên đang có nhà cửa, sống ổn định, bỗng chốc phải ra đường với mức giá đền bù 0 đồng, đi ở mướn, sống cảnh vô gia cư chỉ vì dự án đến giờ vẫn đắp chiếu. Đó là những ký ức bà Thủy gần như khắc sâu trong tâm trí sau ngót hai thập kỷ khiếu nại liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đến nay, sau bao năm cơm nắm đi tìm chân lý từ thành phố đến Trung ương, điều mà người phụ nữ khốn khổ này và hơn 100 hộ dân khác cùng cảnh trong xóm tạm cư “tối” như cuộc đời họ nhận được vẫn chỉ là những lời hứa trôi theo năm tháng!

Đang yên lành bỗng thành vô gia cư…

Tôi thực hiện dòng phóng sự này đúng vào giai đoạn đỉnh điểm của dịch COVID-19 tại Việt Nam (sau sự xuất hiện của ca bệnh số 17), mặc dù việc di chuyển bằng máy bay đang được hạn chế và bản thân cũng có sự lo lắng, nhưng việc đã hẹn được những người dân – người thực việc thực ở Thành phố Hồ Chí Minh, với gần 20 năm cơm đùm, áo đúm đi khiếu nại về “siêu dự án” phá vỡ quy hoạch đô thị Thủ Thiêm đã khiến tôi gạt qua hết những lo ngại.

Ngồi như tượng trong căn nhà tạm cư đang dột nát, bà Phan Thị Thủy (67 tuổi) chao chát kể: Gần bốn thập kỷ trước, vợ chồng bà từ một vùng quê nghèo chuyển đến khu vực chợ An Khánh (bấy giờ thuộc địa bàn xã An Khánh) sinh sống. Vị trí lô đất nhà bà nằm sát ven đường nên cuộc sống mới cũng bắt đầu khá thuận lợi.

Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang,” sau hơn 10 năm “an cư lập nghiệp,” đến giữa năm 1999, cuộc sống đang yên của hàng chục hộ dân quanh khu vực bỗng chốc bị đảo lộn bởi thông tin giải tỏa để nhường chỗ cho dự án chợ An Khánh.

Chia sẻ của người dân quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh sau bao năm khiếu nại liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

“Nhận được thông báo giải tỏa trên, gia đình cô cũng như hàng chục hộ dân xung quanh không chấp thuận nên đi khiếu nại. Nhưng đến cuối năm 1999, tụi cô đã bị cưỡng chế, buộc phải rời nơi cư trú, với giá đền bù là 0 (không) đồng. Kể từ đó, gia đình cô với 4 thành viên phải đi ở nhờ nhà người thân, rồi đi thuê phòng trọ. Bị mất trắng, vợ chồng cô không thể làm được gì ngoài việc đi khiếu nại, cầu cứu từ thành phố đến Trung ương,” bà Thủy ngậm ngùi kể.

Câu chuyện tạm giãn đoạn bởi hai dòng ngấn lệ, người phụ nữ 67 tuổi đưa vạt áo nhàu nhĩ lên gò má lau vội nước mắt, rồi thở dài kể tiếp: “Tới tháng 10/2000, đoàn công tác liên ngành của ông Nguyễn Công Tạn (bấy giờ là Phó Thủ tướng Chính phủ) vô, sau đó có yêu cầu quận 2 và thành phố giải quyết cho người dân.”

“Nhờ đó, ông Lê Thanh Hải (lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) ra Quyết định 8770, nhưng cũng chỉ hỗ trợ tài sản và kinh phí cải tạo đất với số tiền 50.000 đồng/m2,” bà Thủy kể và cho biết nhà bà có 70m2, nhưng chính quyền chỉ đo 50m2 đất, tính ra chỉ được có mấy chục triệu đồng.

Trong khi, chợ An Khánh nằm ngoài ranh quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm nhưng sau đó lại giao cho doanh nghiệp, đô thị này quản lý. Hơn nữa, đất ở đây hiện có giá trên 300 triệu đồng/m2. Thế nên việc dân cảm thấy thiệt thòi, âu cũng là điều dễ hiểu.

“Đến giữa năm 2001, chính quyền mới đưa tụi cô vô khu tạm cư này. Trong suốt gần 20 năm qua, cuộc sống gia đình đầy rãy khó khăn…”- bà Thủy chia sẻ.

Không chấp nhận với kết quả trên, người dân ở phường Bình Khánh tiếp tục đi khiếu nại. “Đến giữa năm 2001, chính quyền mới đưa tụi cô vô khu tạm cư này. Trong suốt gần 20 năm qua, cuộc sống gia đình đầy rẫy khó khăn. Mọi thu nhập chỉ biết trong chờ vào cái quán càphê nhỏ mở ngay tại gian nhà tạm cư này.”

“Cứ thế, kiếm được đồng nào, tụi cô lại cơm nắm cùng bà con trong khu đi khiếu nại cho tới bây giờ. Quá mệt mỏi vì bao năm đi khiếu nại không được gì, mấy năm trước chồng cô, ông ấy đã tự tử, bỏ lại mẹ con rồi,” bà Thủy khóc nghẹn…

Một góc khu nhà tạm cư-nơi bà Thủy và các hộ dân đang sinh sống. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một góc khu nhà tạm cư-nơi bà Thủy và các hộ dân đang sinh sống. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Giá thị trường “trên trời,” giá bồi thường “dưới đất”

Ông Nguyễn Tấn Cứu, người công bố còn giữ tấm bản đồ quy hoạch khu Thủ Thiêm, cho biết gia đình ông có 82m2 đất ở C4/7 đường Lương Đình Của, quận 2. Đang an cư, đến năm 2004, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hồi đất của gia đình và người dân xung quanh để thực hiện “siêu dự án” Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cho rằng đất nhà mình nằm ngoài ranh quy hoạch dự án, ông Cứu đã tìm tới Cục Lưu trữ thành phố xin lại tấm bản đồ để phục vụ cho việc khiếu nại. Theo Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, bản đồ ông Cứu đang giữ là bản đồ năm 1998, không phải là bản đồ 1/5000 năm 1996. Tuy nhiên, bản đồ này khá chính xác với quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với dự án có quy mô diện tích lên tới 930ha, ảnh hưởng hơn 10.000 hộ gia đình (tương đương khoảng 15.000 người) thì việc xác định ranh giới quy hoạch và ranh giới thực địa như dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

“Nếu thành phố nói đất chúng tôi nằm trong quy hoạch thì yêu cầu đưa ‘bản đồ quy hoạch 367’ ra để chứng minh. Còn không thì yêu cầu trả đất, trả nhà, để chúng tôi trở về ổn định cuộc sống, sau bao năm phải rời nơi cư trú,” ông Cứu chia sẻ.

Thế nhưng, do tình trạng mập mờ pháp lý, không công khai bản đồ quy hoạch cho người dân vì lý do khó hiểu là “mất/thất lạc bản đồ 367 Thủ Thiêm” (thực chất là bộ đồ án đi kèm Quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996 do Thủ tướng phê duyệt quy hoạch), đã dẫn tới việc khiếu nại kéo dài đi cùng với vấn đề thu hồi đất trong ranh, ngoài ranh.

Nhớ lại thời điểm buộc phải di dời, ông Cứu thở dài kể: “Lúc bấy giờ, ông Lê Thanh Hải nói là phải dùng ‘bàn tay sắt’ đối với đô thị mới Thủ Thiêm và họ đã dùng cần cẩu, xe cơ giới để san ủi nhà, đất, trục xuất chúng tôi ra khỏi nơi cứ trú; giao ngay đất lại cho các doanh nghiệp. Sau đó ép chúng tôi về khu tạm trú này.”

Cùng chung cảnh sống “héo mòn” ở khu tạm cư cũ kỹ suốt hơn thập kỷ qua, bà Nguyễn Thị Tám cho biết trước đây, thời điểm thông báo quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm, khu vực nhà bà không nằm trong quy hoạch mà nằm ngoài ranh.

“Thấy vô lý, gia đình tôi đã khiếu nại, yêu cầu chính quyền chứng minh đất nằm trong quy hoạch, nếu đúng sẽ tự nguyện di dời, nhưng họ không chứng minh được thì dùng việc cưỡng chế yêu cầu chúng tôi đi,” bà Tám buồn rầu kể lại.

Nói về việc đền bù, tất cả người dân khi chia sẻ với tác giả bài viết này đều cho rằng đền bù là đất nằm trong quy hoạch, còn đây không nằm trong quy hoạch. Vì thế, nếu doanh nghiệp muốn lấy đất để làm dự án thì phải thỏa thuận với dân về giá cả.

Hiện tại, phương án giá tiền đền bù cho các gia đình ở khu tạm cư (chưa nhận) tính ra kể cả vấn đề hỗ trợ là 18 triệu đồng/m2. Trong khi giá thị trường khu đất người dân phải di dời là 300-400triệu đồng/m2. Đó cũng là lý do người dân không chấp nhận vì cho rằng giá thị trường “ở trên trời” còn giá bồi thường thì “như dưới đất.”

“Bao năm qua, chúng tôi đi khiếu nại, vừa rồi Đảng cũng đã kỷ luật một số cán bộ liên quan, nên chúng tôi yêu cầu thành phố phải làm đúng theo pháp luật. Nếu thành phố nói đất chúng tôi nằm trong quy hoạch thì yêu cầu đưa ‘bản đồ quy hoạch 367’ ra để chứng minh. Còn không thì yêu cầu trả đất, trả nhà, để chúng tôi trở về ổn định cuộc sống, sau bao năm phải rời nơi cư trú,” ông Cứu nói thêm.

Những sai phạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)
Những sai phạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)

Cần có một “Bao Công” để luận án, rõ tình

Quay trở lại “siêu dự án” Thủ Thiêm có đến gần 15.000 hộ dân thuộc diện đền bù, giải tỏa với hơn 60.000 nhân khẩu đã di dời. Theo tìm hiểu của phóng viên VietnamPlus, để làm cơ sở pháp lý triển khai việc xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 27/5/1996, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã trình Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồ án quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/5.000 (thời điểm đó thuộc huyện Thủ Đức).

Trên cơ sở tờ trình của Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/6/1996, Thủ tướng đã ký Quyết định 367 phê duyệt quy hoạch “siêu dự án” Thủ Thiêm. Quyết định nêu rõ quy mô dự án là 930ha, trong đó khu đô thị mới 770ha với dân số khoảng 200.000 người; khu tái định cư 160ha với dân số 45.000 người. Nhưng sau đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, dẫn đến vị trí, giới hạn khu đô thị Thủ Thiêm không thống nhất về tên gọi so với bản đồ và thực địa.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ đã công bố trong năm 2018, sai phạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm chủ yếu về điều chỉnh ranh quy hoạch và bố trí đất tái định cư, xảy ra trong giai đoạn đầu thực hiện.

Riêng khu tái định cư 160ha được nêu trong Quyết định 367, Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6ha để đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí,… sau khi Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch khu tái định cư.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ đã công bố trong năm 2018, sai phạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm chủ yếu về điều chỉnh ranh quy hoạch và bố trí đất tái định cư, xảy ra trong giai đoạn đầu thực hiện.

Hậu quả là không đủ đất để bố trí tái định cư theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 367 và Công văn số 190/CP-NN ngày 22/2/2002 của Chính phủ, dẫn đến làm phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng Thủ Thiêm bị đình trệ do người dân khiếu nại kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.

Chưa kể, các lần điều chỉnh quy hoạch của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm năm 2005 và 2012, còn loại bỏ chức năng trung tâm hành chính (18ha) mà trước đó Quyết định 367 của Thủ tướng đã xác định rõ; cũng như tăng chức năng đất ở lên hơn gấp 2 lần so với Quyết định 367…

Việc “siêu dự án” đô thị mới Thủ Thiêm sau nhiều lần bị điều chỉnh dẫn đến “biến dạng” đã rõ. Thế nhưng, điều khó hiểu là sau gần 20 năm, người dân Thủ Thiêm đòi đất tái định cư theo “bản đồ 367,” đến nay, tài liệu này hầu như không được nhắc đến trong những văn bản chính thức liên quan đến quá trình giải quyết. Thậm chí từng có thông tin công bố rằng “bản quy hoạch gốc” đã bị mất, bị thất lạc…

Những công trình ngổn ngang tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những công trình ngổn ngang tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Thay vào đó, các cơ quan hữu quan căn cứ vào Quyết định 6565/QĐ “sửa sai” của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Trung tâm Đô thị mới Thủ Thiêm vào năm 2005. Một văn bản từng gây nhiều tai tiếng vì điều khoản vượt quyền Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định 6565 thì quy mô Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là 737ha, gồm 657ha khu đô thị phát triển và 80ha đô thị chỉnh trang. Tuy nhiên, 160ha đất tái định cư thì đã bị bỏ ra ngoài quy hoạch chung 1/5.000 và đưa 80ha đô thị chỉnh trang nằm ngoài ranh giao đất của Chính phủ vào quy hoạch 1/5000. Điều này dường như trái với Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh quy định trách nhiệm của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 93/2001/NĐ-CP: “Xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết và điều chỉnh cục bộ quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ, hài hòa và phù hợp với từng giai đoạn phát triển, nhưng không làm thay đổi quan điểm và định hướng của quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”

Đến nay, sau 20 năm, những gian nhà tạm cư cũng đã xập xệ, như bao mái tóc đen chuyển màu sang trắng, hàng trăm hộ dân “cũ” ở ngoài ranh “siêu dự án” đô thị mới Thủ Thiêm không những vẫn chưa được ổn định cuộc sống mà còn phải giành cả tuổi già của mình để “đấu tranh” với hi vọng được trở về nơi đất tổ của mình.

“Bao năm qua đáng nhẽ con, cháu chúng tôi sẽ có một tuổi thơ yên bình như những đứa trẻ khác, chúng tôi cũng có một tuổi già để nghỉ ngơi vậy mà…,” nỗi trăn trở cùng những giọt nước mắt dấn ướt của ông Cứu, bà Thủy, bà Tám khiến ai cũng cảm thấy như trái tim thắt lại../.

Để rõ hơn về những vướng mắc liên quan đến khu dô thị mới Thủ Thiêm, đầu tháng 3/2020, phóng viên VietnamPlus đã đến các sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng) đặt lịch làm việc và nhiều lần liên hệ qua điện thoại, nhưng đến nay vẫn không nhận được phản hồi nào.

Hạ tầng nội khu của Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Hạ tầng nội khu của Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Xây trước, xin sau và cái bóng của ‘nhóm lợi ích’

Không chỉ “siêu dự án” Thủ Thiêm bị phá vỡ quy hoạch dẫn đến biến dạng đô thị, theo tìm hiểu của phóng viên VietnamPlus, trong suốt hai thập kỷ qua, tình trạng quy hoạch “thần tốc,” xây dựng trái phép, sai phép, “vượt” quy hoạch cũng lây lan nhanh như virus.

Mỗi dự án có những khoảng tối khác nhau, nhưng hầu như đều chung một kịch bản là xây trước, xin-chạy sau và giải pháp nhân đạo: “phạt cho sai phạm tồn tại.” Thực tế này không chỉ dẫn tới phá vỡ quy hoạch, thất thoát tài nguyên, gây ra khiếu kiện, mà còn xuất hiện những “vết hằn” của cái bóng quyền lực…

Tràn lan công trình xây “vượt” quy hoạch

Nói về những dự án xây dựng “lùm xùm” trong thời gian qua, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến công trình 8B Lê Trực hay HH Linh Đàm. Hai công trình đã và đang để lại nhiều tai tiếng, làm xấu diện mạo Thủ đô, gây bức xúc trong nhân dân.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần nổi của “khối băng chìm” đang tồn tại trong “biển hồ đô thị” từ Bắc vào Nam với nhan nhản dự án, công trình vi phạm. Thực tế này cũng đã được cử tri phản ánh, các đại biểu Quốc hội nêu ra rất nhiều trong các kỳ Đại hội.

Chỉ riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm, đô thị sầm uất nhất cả nước này đã có hàng nghìn công trình xây dựng không phép, sai phép bị phát hiện và xử lý. Thống kê năm 2017, cho thấy toàn thành phố có 2.856 công trình vi phạm; năm 2018 có 2.419 công trình; năm 2019 có 2.900 vụ vi phạm xây dựng công trình, nhà ở… Các công trình ấy đã góp phần phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Chỉ riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm, đô thị sầm uất nhất cả nước này đã có hàng nghìn công trình xây dựng không phép, sai phép bị phát hiện và xử lý…

Nhìn ra toàn quốc, đại biểu Quốc hội Thái Trường Giang (tỉnh Cà Mau) cho biết tình trạng xây dựng không phép, trái phép tràn lan, thực tế cho thấy hầu như công trình xây dựng nào cũng có vi phạm. Nguyên nhân là luật không quy định rõ về quản lý trật tự xây dựng và tốc độ phát triển đô thị nhanh, trong khi các quy trình phê duyệt quy hoạch đô thị chậm, các cấp chính quyền đôi khi buông lỏng quản lý.

Điều đáng nói là, rất nhiều công trình vô tư thi công “vượt đèn đỏ” khi chưa được phê duyệt quy hoạch, chưa có giấy phép, quá trình xây dựng gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng chính quyền địa phương vẫn không kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Sau bao năm, những băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng vẫn được người dân treo khắp các tòa nhà ở HH Linh Đàm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Sau bao năm, những băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng vẫn được người dân treo khắp các tòa nhà ở HH Linh Đàm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Đơn cử như dự án khu biệt thự và nhà phố Vườn Vạn Tuế-Sago Palm Garden (Vườn Vạn Tuế), tỉnh Hưng Yên. Mặc dù dự án này chưa có quyết định chủ trương đầu tư, cũng như còn “thiếu” các thủ tục pháp lý bắt buộc, nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên thi công xây dựng và thực hiện giao dịch mua bán nhà trái pháp luật.

Theo tài liệu mà phóng viên VietnamPlus thu thập được, dự án Vườn Vạn Tuế được xây dựng trên phần diện tích gần 51.000m2 từng được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên đồng ý cho Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Văn Giang thuê từ năm 2002, để thực hiện dự án nhà máy sản xuất gạch ngói tunnel trong thời hạn 50 năm.

Đến cuối tháng 2/2016 (tức 14 năm sau), Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên tiếp tục có quyết định cho phép Công ty cổ phần thương mại sản xuất vật liệu xây dựng Đại Hưng thay thế doanh nghiệp Văn Giang và trở thành chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất gạch ngói tunnel với quy mô sản xuất lên tới 15 triệu viên/năm.

Thế nhưng, chỉ hơn 3 tháng sau, ngày 11/6/2016, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng-“hàng xóm thân thiết” của doanh nghiệp Đại Hưng đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên, đề nghị di dời nhà máy sản xuất gạch ngói đến vị trị khác vì dự án này nằm cạnh Khu đô thị Ecopark nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cảnh quan khu đô thị, mà suốt 14 năm qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên và cả phía chủ đầu tư đã không nghĩ tới?

10 ngày sau đó, doanh nghiệp Đại Hưng liền có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhà máy gạch để thực hiện dự án Vườn Vạn Tuế. Như vậy, chỉ gần 4 tháng tiếp quản nhà máy sản xuất gạch ngói, doanh nghiệp đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm dự án bất động sản.

Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, ngày 30/11/2016, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ra Thông báo số 283/TB-UBND kết luận của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, đồng ý về chủ trương để doanh nghiệp Đại Hưng được điều chỉnh thành dự án Vườn Vạn Tuế. Lợi dụng thống báo này, chủ đầu tư đã ồ ạt triển khai thi công, dù dự án này chưa có quyết định chủ trương đầu tư, cũng như còn “thiếu” thủ tục pháp lý và thực hiện giao dịch mua bán nhà ngay trong lúc mới thi công.

Đến thời điểm cuối năm 2019, dự án Vườn Vạn Tuế đã thi công gần như hoàn thiện với đường nội bộ, điện chiếu sáng, cây xanh, hơn 200 công trình nhà biệt thự, liền kề đã được xây xong phần thô.

Các cổng ra vào của dự án được kết nối trực tiếp với hạ tầng của khu đô thị Ecopark, đều có bảo vệ, gác chắn…

Gần 2 thập kỷ nay, tốc độ đô thị hóa diễn ra chóng mặt đã khiến cuộc sống người dân ở các đô thị lớn càng trở nên ngột ngạt hơn. Một trong những yếu tố tạo nên sự “ngột ngạt” ấy là hàng nghìn công trình xây dựng trái phép, sai phép, xây “vượt” quy hoạch… (Video: Hùng Võ/Vietnam+)

“Thả gà ra đuổi” dự án xây dựng vi phạm

Điều đáng nói là, mặc dù dự án Vườn Vạn Tuế đã được lãnh đạo các Sở Xây dưng, Kế hoạch và Đầu tư xác nhận là đã xây dựng “vượt đèn đỏ” khi chưa có quyết định chủ trương đầu tư, cũng như chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý trình cơ quan chức năng thẩm định, nhưng khi người viết đề cập đến giải pháp xử lý thì không một ai đưa ra được giải pháp xử lý thỏa đáng trên tinh thần “thượng tôn pháp luật.”

Ngay cả đại diện lãnh đạo tỉnh Hưng Yên khi trao đổi với phóng viên VietnamPlus cũng thẳng thắn nhìn nhận thực tế trên và cho biết “trong vụ việc này cũng có phần trách nhiệm của các sở, ngành.” Nhưng, như một quy luật đã thành thói quen, dự án “xây trước, chạy sau” với quy mô 200 nhà biệt thự, liền kề đến nay vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” bất chấp việc sẽ không còn chuyện phạt cho tồn tại đối với những công trình vi phạm theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/1/2018!

Theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, kể từ ngày 15/1/2018, sẽ không còn chuyện phạt cho tồn tại đối với những công trình vi phạm. 

Nhìn nhận ở gốc độ cán bộ của cử tri, nhiều đại biểu quốc hội cũng đã không thể “ngồi yên,” liên tiếp nhắc tới tình trạng vi phạm trong hoạt động xây dựng như một mối đe dọa khi những “siêu, đại” dự án đang tồn tại như thách thức phát luật.

Thảo luận tại nghị trường Quốc hội ngày 27/11/2019 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, đại biểu Lê Quang Trí (tỉnh Tiền Giang) đã nêu lên thực trạng thời gian vừa qua có rất nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị, nhiều công trình xây dựng không phép. Có nhiều công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng, sai với thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang Lê Quang Trí. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang Lê Quang Trí. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Thực tế đã có nhiều công trình xây dựng vượt số tầng cho phép trong trung tâm thành phố, thị xã. Nhiều công trình xây dựng không phép trên đất nông nghiệp tại các huyện vùng ven của thành phố. Vi phạm nghiêm trọng trật tự xây dựng.

Không chỉ ở các đô thị lớn, vùng ven, mà ngay cả ở các tỉnh miền núi, vùng cao, tình trạng xây dựng trái phép, xây dựng “vượt đèn đỏ” cũng diễn ra phổ biến. Chỉ riêng lĩnh vực thủy điện, trong 10 năm qua, các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng đã quy hoạch trên 100 dự án thủy điện. Dù hai tỉnh này đã loại bỏ gần 40 dự án yếu kém, nhưng trung bình mỗi dòng sông vẫn phải “cõng” từ 3-6 nhà máy thủy điện. Điều đáng nói là, nhiều dự án thủy điện xây dựng trái phép, “làm trước, xin sau,” không tuân thủ các thủ tục pháp lý bắt buộc để được thi công, khai thác.

Từ đó gây hậu quả nghiêm trọng như sạt lở đất canh tác, đường quốc lộ, nhiều nhà dân, dẫn tới khiếu nại như: Thủy điện Bắc Mê, thủy điện sông Lô 2, Bát Đại Sơn.

Thậm chí, như tại Hòa Bình, một số dự án thủy điện đã xây dựng trái phép trên dưới 2 năm, đã phát điện, nhưng chỉ khi phóng viên VietnamPlus phản ánh, các sở, ngành mới “biết chuyện” và tiến hành lập biên bản xử phạt, yêu cầu doanh nghiệp lập hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng như dự án Thủy điện Suối Mu, hồ Trọng…

Sạt lở đất canh tác, đường quốc lộ nghiêm trọng. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Sạt lở đất canh tác, đường quốc lộ nghiêm trọng. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Sừng sững chiếc bóng của “nhóm lợi ích”

Thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa qua, về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho biết thời gian qua có nhiều công trình, dự án quy mô ban đầu chỉ vài trăm nhân khẩu, nhưng sau những lần điều chỉnh theo kiểu “đúng quy trình” thì quy mô đã lên đến 6.000-7.000 nhân khẩu.

Đáng nói là, đằng sau câu chuyện điều chỉnh đúng quy trình ấy, lẩn khuất đâu đó bóng dáng của “nhóm lợi ích.” Có rất nhiều dự án như vậy xảy ra ở nhiều nơi, quy mô lớn hơn rất nhiều và để lại những hậu quả nặng nề. Dự án thì đi sai mục đích phát triển chung, phá vỡ quy hoạch làm biến dạng hình hài đô thị, tăng áp lực nặng nề lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng an sinh xã hội, cảnh quan đô thị trật tự lộn xộn.

Trong khi, chính quyền thì luôn khẳng định rằng sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật. Nhà nước thì mất cán bộ, chủ đầu tư thì vô can. Các thực thể vi phạm vẫn tồn tại lồ lộ, sừng sững, đầy thách thức. Chính vì thế, “xử lý nghiêm và triệt để đối với loại vi phạm kiểu này, tôi e rằng đó là điều không thể,” ông Sơn chia sẻ quan ngại.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình thì nhấn mạnh: Hãy nhìn vào hiệu quả công tác quản lý lãnh đạo của nhà nước sẽ thấy điều gì tạo nên một hiện trạng, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức vụ suy thoái, nếu không xuất phát từ tham nhũng trong công tác cán bộ?

Điều gì đằng sau những tòa nhà sai phép, không phép, hàng trăm căn hộ sai thiết kế vượt tầng, nếu không phải là tham nhũng làm ngơ trong công tác quản lý?

Cũng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 vừa qua, đại biểu Phạm Trọng Nhân (tỉnh Bình Dương) đã nêu thực trạng đáng quan ngại mà báo cáo thẩm tra dự luật Xây dựng chưa đề cập, đó là sự tồn tại thách thức dư luận và thể chế của các công trình như 8B Lê Trực, HH Linh Đàm cùng nhiều dự án, nhà thương mại, chung cư cao tầng mọc trên nền của một số cơ quan, tổ chức sau khi di dời trong nội đô Hà Nội.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Phạm Trọng Nhân. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Phạm Trọng Nhân. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Theo ông Nhân, một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên của luật hiện hành cũng như dự luật này là đảm bảo đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch thiết kế. Nhưng với 1.390 quy hoạch bị điều chỉnh từ 1 đến 6 lần, quy hoạch được điều chỉnh tăng tầng cao, giảm diện tích, đất công trình, hạ tầng kỹ thuật,… mà báo cáo giám sát đã nêu thì Luật Xây dựng nói chung và các nguyên tắc cơ bản nói riêng trong Luật Thủ đô, Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị được dày công nghiên cứu để chế định đã bị xem thường thế nào?

Những nguyên tắc, quy định liên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt, cấp phép, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng vướng mắc chỗ nào để sinh ra 8B Lê Trực, HH Linh Đàm, các tuyến đường sắt hay hàng ngàn chung cư sai phạm mà báo cáo giám sát đã nêu? Hay mới đây nhất, vụ xe container kéo sập cầu đường bộ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh mới vỡ lẽ dự án này không có hồ sơ thiết kế.

“Rõ ràng thể chế không sai nhưng khâu tổ chức thực hiện đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nhưng điều đáng nói là các điều khoản trách nhiệm của luật lại không biết gắn cho ai trong những sai phạm không hiệu quả được diễn ra,” ông Nhân chia sẻ.

Ngoài ra, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương cũng đề cập tới nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng và các hành vi bị nghiêm cấm có thể được xem là kim chỉ nam, điều chỉnh mọi hành vi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều quan trọng không phải là người dân hiểu và thi hành như thế nào bởi khó qua được cửa ải giấy phép hiện nay, chính cán bộ công chức phải hiểu và tổ chức thực hiện.

Vì thế, “nếu còn có sự thỏa hiệp, phạt cho tồn tại và quy hoạch còn phải chạy theo dự án vì một lý do nào đó thì 8B Lê Trực, HH Linh Đàm có lẽ sẽ tiếp tục chất vấn ở nhiều kỳ Quốc hội,” ông Nhân chia sẻ./.

Những tòa nhà, chung cư cao tầng mọc lên san sát giữa đô thị Hà Nội đang ngày chật hẹp. (Ảnh: CTV)
Những tòa nhà, chung cư cao tầng mọc lên san sát giữa đô thị Hà Nội đang ngày chật hẹp. (Ảnh: CTV)

‘Chiếc áo đô thị’ chật hẹp

Mỗi mảnh ghép một nỗi lo…

Xây dựng nhà chung cư, cao ốc đang là xu hướng phát triển tại Việt Nam. Phát triển các dự án chung cư cao tầng cũng là giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất. Tuy nhiên, thực trạng quy hoạch “chạy theo” nhà đầu tư, thiếu kiểm soát đã khiến “chiếc áo đô thị” trở nên chật hẹp, biến dạng với vô vàn nỗi lo.

Đáng sợ nhất là nguy cơ cháy nổ luôn ở ngưỡng cao, khi đã xảy ra hàng nghìn vụ hỏa hoạn, gây tổn thất nặng nề về kinh tế và cướp đi sự sống của nhiều người. Trong đó, số lượng vụ cháy xảy ra ở các đô thị chiếm hơn 60,1%. Thế nhưng, vẫn còn đó, hàng nghìn công trình chưa được nghiệm thu đã đưa vào sử dụng…

Đô thị căng phồng, không gian sống bó hẹp

Trong vòng 10 năm trở lại đây, việc quy hoạch chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư đã trở thành vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” làm tốn biết bao giấy mực nhưng vẫn chưa thể giải quyết, hẳn vì nhiều lý do. Vì thế, câu chuyện này vẫn đang là vấn đề nóng khiến người dân, cử tri cả nước và nhiều đại biểu quốc hội phải suy nghĩ.

Từ việc phát triển chung cư, cao ốc quá quá nhanh, không kiểm soát kịp thời đã dẫn tới một thực trạng là đô thị bị biến dạng, méo mó với mật độ nhà ở dày đặc; gây hệ lụy về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, diện tích đất cây xanh công cộng suy giảm, gia tăng nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân.

Chung cư, nhà cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều ở Hà Nội. (Ảnh: CTV)
Chung cư, nhà cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều ở Hà Nội. (Ảnh: CTV)

Minh chứng rõ ràng nhất để diễn tả về “chiếc áo đô thị” chật hẹp trên là khu HH Linh Đàm nằm trong khu đô thị Tây Nam Linh Đàm 76ha (Hoàng Mai, Hà Nội). Theo thiết kế ban đầu, khu chung cư HH Linh Đàm có diện tích khoảng 3ha, gồm 6 tòa nhà cao từ 25 đến trên 35 tầng. Nhưng sau nhiều lần “âm thầm” điều chỉnh, số tòa đã tăng lên gấp đôi là 12 tòa, cao 36-41 tầng với khoảng 20 căn hộ mỗi tầng.

Những sai phạm của của Tập đoàn Mường Thanh với tổ hợp chung cư HH Linh Đàm không chỉ làm biến dạng đô thị, mà còn khiến hàng chục vạn người dân mua nhà trở thành “con tin,” sống bất an bởi đã nhiều năm vẫn chưa có “sổ đỏ” nhà ở.

Đó cũng là lý do mà liên tiếp trong các kỳ họp Quốc vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã liên tục nhắc tới số liệu báo cáo giám sát về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai đô thị cho thấy: Từ tháng 7/2014 đến hết năm 2018, có 1.390 dự án được điều chỉnh quy hoạch từ 1-6 lần. Đặc biệt là việc điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của nhà đầu tư đã làm đô thị “căng phồng” khác với quy hoạch ban đầu.

Từ tháng 7/2014 đến hết năm 2018, có 1.390 dự án được điều chỉnh quy hoạch từ 1-6 lần. Đặc biệt là việc điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của nhà đầu tư đã làm đô thị “căng phồng” khác với quy hoạch ban đầu.

Chỉ riêng tại Hà Nội, báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố cho thấy qua rà soát 2.518 dự án khu đô thị mới, phát triển nhà ở trên địa bàn, các cơ quan chức năng đã ghi nhận có 232 dự án vi pham trật tự xây dựng. Trong đó, có 99 dự án xây dựng không phép, 85 dự án xây dựng sai phép, 31 dự án xây dựng sai quy hoạch, 17 công trình xây dựng gây lún, nứt, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

Đáng nói là, nhiều dự án sai phạm dù đã được cơ quan thanh tra ra kết luận nhưng vẫn chưa khắc phục triệt để. Thậm chí, theo ghi nhận của phóng viên VietnamPlus, rất nhiều dự án chung cư, nhà ở mới vi phạm về thiết kế, xây dựng khi chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, xây dựng vượt tầng vẫn tiếp tục diễn ra. Đơn cử như dự án khu biệt thự và nhà phố Vườn Vạn Tuế-Sago Palm Garden, Hưng Yên; dự án Green Pearl 378 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội…

Tất cả những vi phạm ấy, cứ thế “nở rộ” như những con virus lây lan khắp các tỉnh, thành phố. Trong khi, Luật vẫn chưa theo sát thực tiễn, trở thành lỗ hổng pháp lý, vướng mắc, lúng túng trong thực thi như vết dầu loang khiến đô thị quá tải.

Thậm chí, một số trụ sở cơ quan nhà nước sau khi di dời ra ngoài nội thành Hà Nội không được thu hồi phục vụ cho mục đích cộng cộng, mà còn biến thành chung cư cao tầng, gây sức ép về hạ tầng, dân số, đi ngược với mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

Theo quy định của Luật Thủ đô được thông qua vào năm 2012 và đã có hiệu lực được 8 năm, quỹ đất sau khi di dời sẽ được ưu tiên phát triển các công trình công cộng, phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế 9 cơ quan, bộ ngành đã được bố trí quỹ đất di dời nhưng vẫn có đến 7 cơ quan giữ lại trụ sở cũ và chuyển đổi sang xây dựng chung cư cao tầng thay vì được sử dụng để xây dựng công trình công cộng.

Hiện trường vụ cháy nghiêm trọng khiến 13 người thiệt mạng tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội xảy ra trong năm 2016. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hiện trường vụ cháy nghiêm trọng khiến 13 người thiệt mạng tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội xảy ra trong năm 2016. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hỏa hoạn, tang thương, tội lỗi và cụm từ “giá như…”

Đó là những câu từ đáng sợ mà hẳn bất cứ ai quan tâm, xem hình ảnh, video clips hay tận mắt chứng kiến những vụ hỏa hoạn khủng khiếp xảy ra tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, cũng có chung một nỗi hoang mang rằng: Giá như không có có sự bất cẩn, trách nhiệm cụ thể hơn thì hậu quả đâu đễn nỗi…

Không thể phủ nhận, phần nhiều vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ sự bất cẩn của người dân, một phần do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng. Nhưng một nguyên nhân không thể không nhắc đến là sự vô cảm và trách nhiệm của chủ đầu tư, cũng như những người làm công tác quản lý, giám sát công trình xây dựng.

Nhìn từ vụ cháy kinh hoàng tại quán Karaoke 68, Trần Thái Tông (Hà Nội) khiến 4 ngôi nhà bị thiêu rụi và 13 người tử vong cuối năm 2016; hay sự cố cháy nghiêm trọng tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, làm phát tán lượng lớn thủy ngân ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân xung quanh xảy ra cuối tháng 8/2019, chúng ta sẽ thấy những vụ cháy này không chỉ bắt nguồn từ sự bất cẩn, mà còn do “lỗ hổng lớn” trong khâu thực thi, giám sát.

Một vụ cháy xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Một vụ cháy xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Thực tế trên đã được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa qua. Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn Giám sát Quốc hội đã nêu con số 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt, hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, tính đến tháng 7/2018, vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng chưa được nghiệm thu nhưng đã đi vào sử dụng.

Ngoài ra, trong giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, trên cả nước cũng đã xảy ra 13.149 vụ cháy, địa bàn xảy ra cháy ở thành thị chiếm 60,11%. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật giao thông phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy còn nhiều bất cập, các quy chuẩn chưa được tuân thủ nghiêm ngặt.

Dẫn ra 50 vụ cháy lớn xảy ra trong giai đoạn 2014-2018, đại biểu Quốc hội Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cho biết đọc kỹ nội dung về trách nhiệm của các vụ cháy, có thể khẳng định nếu cơ chế xác định trách nhiệm người đứng đầu rõ ràng, ý thức về công tác phòng cháy của mỗi người cao hơn, cụ thể trong kiểm tra, kiên quyết trong duy trì công tác đảm bảo thì khoảng 40/50 vụ sẽ không cháy.

Cùng chung quan điểm, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng xây dựng các khu chung cư cao tầng là giải pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại các chung cư cao tầng, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân.

Tại nhiều nhà chung cư, nhà tái định cư và một số tòa nhà, chủ đầu tư chưa quan tâm đến việc tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy. Trong công tác quản lý có nhiều công trình không đáp ứng yêu cầu giấy phép, sổ đỏ, không có nước, chữa cháy không đảm bảo nhưng vẫn đi vào hoạt động.

Dẫn bài học từ Hàn Quốc, đại biểu Thạch Phước Bình cho biết từ những năm 90 của thế kỷ trước, trong những khách sạn cao tầng đều được trang bị cuộn thang dây cho 2 khách nghỉ trên một phòng, kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng khá cặn kẽ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các khách sạn, chung cư cao tầng, dù là chung cư cao cấp, việc này hầu như còn bỏ ngỏ.

“Điều này thật đáng trách và cũng đáng suy nghĩ. Cử tri đề nghị chúng ta phải hành động, hành động và hành động,” ông Bình nhấn mạnh.

Những vụ cháy nghiêm trọng xảy ra từ năm 2016 đến nay. (Nguồn: Vietnam+)

Hậu quả nặng nề, trách nhiệm người quản lý ở đâu?

Dẫn báo cáo giám sát của Quốc hội về hàng nghìn vụ cháy xảy ra, hàng trăm người thiệt mạng, cơ sở vật chất bị thiêu rụi, đại biểu Cao Thị Xuân (tỉnh Thanh Hóa) băn khoan rằng thiệt hại là rất lớn nhưng có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức hoặc xử lý liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong phòng cháy chữa cháy?

Đại biểu Cao Thị Xuân cho rằng công tác xử lý trách nhiệm về quản lý nhà nước thời gian qua không tương xứng với những tồn tại, sai phạm trong phòng cháy chữa cháy. “Tại sao có tình trạng này, là do vi phạm của chủ đầu tư hay do tiêu cực trong công tác kiểm tra, xử lý sai phạm? Điều gì sẽ xảy ra nếu hỏa hoạn tại hàng trăm chung cư, cao ốc đang ẩn chứa nguy cơ an toàn cháy nổ?” đại biểu Cao Thị Xuân nêu một loạt câu hỏi. Đồng thời đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Công an, chính quyền địa phương xử lý nghiêm tình trạng này, đặc biệt với các chung cư, nhà cao tầng khi đã đưa vào sử dụng.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu hỏa hoạn tại hàng trăm chung cư, cao ốc đang ẩn chứa nguy cơ an toàn cháy nổ?” đại biểu Quốc hội Cao Thị Xuân (tỉnh Thanh Hóa) nêu câu hỏi.

Đó cũng là lý do Đại biểu Cao Thị Xuân đề xuất trong Nghị quyết của Quốc hội về chuyên đề giám sát lần này cần có hẳn một điều về tái giám sát, đặc biệt là trong thực thi công vụ trong phòng cháy chữa cháy. Chỉ có giám sát thường xuyên, xử lý nghiêm minh mới khắc phục được những tồn tại như báo cáo đã nêu.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng đánh giá công tác thẩm định, nghiệm thu về phòng cháy đối với các công trình xây dựng cơ bản, dự án kinh tế nhà ở đô thị, khu kinh tế vẫn còn bất cập. Có đủ lý do giải trình của chủ đầu tư, cơ quan chủ quản, nhưng theo ông Hòa, đây là lỗ hổng rất lớn của công tác quản lý nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà xin nhận trách nhiệm về những hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực xây dựng và trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ. (Ảnh: TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà xin nhận trách nhiệm về những hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực xây dựng và trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ. (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư cao tầng không đảm bảo an toàn về điện cũng khá phổ biến, chiếm không gian, khoảng cách chung cư với nhau chưa đúng quy định. Trữ nước trong phòng cháy là hiếm thấy. Việc này cơ quan chức năng có biết không? Nếu không an toàn về phòng cháy, vẫn ngang nhiên thi công, nghiệm thu hoàn thành giao cho dân để ở, vấn đề này cũng cần phải làm rõ.

“Dư luận cho rằng sự dễ dãi của cơ quan chức năng, lợi ích riêng tư của nhóm người, trong đó có cơ quan, cá nhân thẩm duyệt phòng cháy tạo kẽ hở cho sự vi phạm về phòng cháy cũng là nguyên nhân khi cháy nổ xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng của người dân,” ông Hòa nhấn mạnh.

Về phía Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết trong báo cáo của Đoàn giám sát và các vị đại biểu quốc hội cũng rất bức xúc tại sao có những công trình chưa nghiệm thu mà trong đó có phòng cháy, chữa cháy thì đã đưa vào sử dụng. Một số các vi phạm đã phát hiện ra nhưng xử lý không nghiêm dẫn tới chủ đầu tư, một số chủ thể liên quan có biểu hiện nhờn.

“Tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực xây dựng và trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng. Trong thời gian tới sẽ làm hết sức mình để góp phần cùng với các bộ, ngành, các địa phương khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy,” ông Hà nói.

Nhắc lại ý kiến đại biểu quốc hội nói vì sao những thành phố lớn, đô thị lớn thì tỷ lệ cháy nhiều, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: “Chúng tôi cũng thấy có quy luật về kinh tế-xã hội càng phát triển thì các vụ cháy lại càng xảy ra với tần suất nhiều và phức tạp hơn. Hiện Bộ Công an cũng đang nghiên cứu và hoàn toàn không chủ quan về những thực tế phòng cháy, chữa cháy đã xảy ra trong thời gian qua..”/.

Vào khoảng 18 giờ 30 ngày 28/8/2019, vụ cháy lớn bùng phát và khói đen bao trùm khu xưởng gần 6000m2 của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tại quận Thanh Xuân (Hà Nội). Ngọn lửa lan sang khu dân cư, nhiều hộ dân phải sơ tán khỏi khu vực cháy. (Ảnh: TTXVN)
Vào khoảng 18 giờ 30 ngày 28/8/2019, vụ cháy lớn bùng phát và khói đen bao trùm khu xưởng gần 6000m2 của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tại quận Thanh Xuân (Hà Nội). Ngọn lửa lan sang khu dân cư, nhiều hộ dân phải sơ tán khỏi khu vực cháy. (Ảnh: TTXVN)

‘Quy hoạch miệng, dự án ma’: Mê hồn trận giúp ‘con voi chui lọt lỗ kim’

Quy hoạch miệng, “sốt ảo” đất nền, đó là thực trạng nhức nhối của thị trường bất động sản “giả, lậu, ma” tưởng chừng như “khó qua mắt luật pháp,” nhưng lại nở rộ và điềm nhiên diễn ra ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước bấy lâu nay.

Không thể phủ nhận, khi “chiếc áo đô thị” đang trở nên chật hẹp, nhiều nơi bị biến dạng đến “ngộp thở,” thì việc đi trước, đón đầu xu hướng dịch chuyển đất nền, dự án ở ngoại thành hay các tỉnh vùng ven là một thực tế tất yếu khó tránh.

Nhưng đằng sau việc hàng loạt các dự án ảo được quy hoạch từ miệng các ‘nhà đầu tư,” mà thực chất là cò đất tung ra lừa đảo người dân khiến bao nhiêu người nhà tan cửa nát, vỡ nợ, rơi vào bẫy tín dụng đen… đó chính là kẽ hở của pháp lý, cách thực thi và tham nhũng…

Dự án “ma” vẽ ra để… lừa đảo

Có thể nói, năm 2019 là một năm chao đảo của thị trường bất động sản cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam, khi hàng loạt công ty bất động sản làm ăn bất chính đã bị cơ quan chức năng “sờ gáy” điển hình như vụ Alibaba. Câu hỏi là, đằng sau những cú lừa táng tận lương tâm của Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba, liệu còn bao nhiêu dự án “ma” được vẽ ra để lừa đảo, lôi kéo, chiếm đoạt tiền của khách hàng?

Gõ vào google dòng chữ “lợi nhuận kinh doanh bất động sản,” trong vòng 0,41 giây đã cho ra con số 20 triệu kết quả. Rõ ràng, bất động sản có sức hút cực kỳ hấp dẫn. Nhưng bên cạnh mặt tích cực, bất động sản cũng là lĩnh vực được xem như “canh bạc hên-xui,” khiến nhiều đối tượng bất chấp thủ đoạn, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, lách luật để thực hiện các hành vi lừa đảo.

Trong khi, không ít khách hàng vì cả tin, thiếu hiểu biết và đôi khi vì lòng tham đã sập bẫy. Đó cũng là lý do khi gõ vào google cụm từ “dự án ma,” chỉ trong vòng 0,41 giây đã có 101 triệu kết quả. Riêng nội dung “sập bẫy dự án ma” đã lên tới hơn 1,3 triệu kết quả. Cũng gần ấy thời gian, google cho ra con số 18,5 triệu kết quả bài viết liên quan đến “quy hoạch miệng.” Những con số thật sự đáng lo ngại.

Những căn nhà tạm Công ty cổ phần địa ốc Alibaba xây dựng tại dự án ma ở xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Những căn nhà tạm Công ty cổ phần địa ốc Alibaba xây dựng tại dự án ma ở xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Đáng nói hơn là, mặc dù đã có bài học nhãn tiền từ vụ Alibaba, nhưng vừa qua, lợi dụng tình hình bất động sản đang phải “ngủ đông” vì dịch COVID-19 và cả nước đang nỗ lực dập dịch, ở một số nơi, nhiều đối tượng vẫn tiếp tục “vẽ” ra dự án “ảo” và ngang nhiên thổi giá lên cao, khiến nhiều người thờ ơ với dịch…

Đơn cử như tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội). Ghi nhận của phóng viên VietnamPlus vào những ngày giữa tháng 3/2020 cho thấy: Từ thông tin chưa được kiểm chứng về việc có tập đoàn lớn dự kiến xây khu đô thị trên địa bàn, một số đối tượng đã tung thông tin “sốt đất” và liên tục thổi giá lên cao, từ 8 triệu đồng lên 23 triệu đồng, khiến hàng trăm nhà đầu tư, cò đất kéo tới mua bán, kiếm lời.

Sự việc này chỉ được ngăn chặn khi báo chí phản ánh và chính quyền xã Đồng Trúc phát ra hàng loạt thông báo khẳng định hiện nay chưa có quy hoạch khu đô thị nào được duyệt trên địa bàn và kiên quyết giải tán “chợ đất” trái phép.

“Dự án ma” đất nền bủa vây vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: TTXVN)
“Dự án ma” đất nền bủa vây vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Trước đó, trong tháng 2/2020, tại xã Bình Ba và thị trấn Ngãi Giao (Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu), một số đối tượng cũng đã đưa thông tin gán ghép “dự án khu đô thị cao cấp Bình Ba” và rầm rộ quảng cáo, tạo cơn sốt đất “ảo” để trục lợi tiền bạc.

Tuy nhiên, những vụ việc nêu trên mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm bất động sản “giả, lậu” đã được ngăn chặn. Trên thực tế, có rất nhiều “siêu” hay “đại” dự án từng được quy hoạch nhưng thực chất chỉ là cái cớ để thâu tóm đất vàng, chờ giá lên cao rồi bán trục lợi. Đó cũng là lý do, chỉ trong vòng 0,37 giây, google đã cho ra 1 triệu kết quả liên quan đến vấn đề “thâu tóm đất vàng.”

Một ví dụ điển hình là khu du lịch Bình Tiên tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Theo điều tra của phóng viên VietnamPlus, dự án này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 8/2005, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 555 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh nâng mức đầu tư lên 2.579 tỷ đồng. Thời gian khởi công và gia hạn hoàn thành dự án trong 10 năm (từ 2005-2014).

Trước khi “vẽ” siêu dự án, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Bình Tiên đã trình kế hoạch đầu tư những hạng mục rất “khủng” ở khu du lịch này, như: Hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao với hơn 500 phòng, trung tâm hội nghị quốc tế 1.000 chỗ ngồi, 200 căn biệt thự, bến du thuyền, sân golf, khu tái định cư…

Sau hơn 13 năm xây dựng, trải qua 6 “đời” Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, đến năm 2018, “siêu” dự án chiếm hơn 190ha “đất vàng” Bình Tiên vẫn ngổn ngang, “đắp chiếu.”

Thế nhưng, sau hơn 13 năm xây dựng, trải qua 6 “đời” Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, đến năm 2018, “siêu” dự án chiếm hơn 190ha “đất vàng” Bình Tiên vẫn ngổn ngang, “đắp chiếu.” Trong khi, để thực hiện dự án hứa hẹn khơi sáng tiềm năng du lịch cho tỉnh nghèo này, 72 hộ dân đã phải di dời, nhường đất đai cho chủ đầu tư với mức giá bồi thường 4.000-5.000 đồng/m2, thậm chí có nơi chỉ có 1.200 đồng/m2.

Từ đó gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, bởi theo Quyết định số 87/2005/QĐ-UBND, ngày 21/12/2005 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận (tỉnh giáp ranh với Ninh Thuận), thì việc thu hồi đất để giao cho các dự án du lịch ven biển có giá đền bù từ 100.000-150.000 đồng/m2 tùy thuộc vào vị trí đất nằm gần hay xa bờ biển…

Đó là chưa kể, giá đất ở Bình Tiên, bây giờ đã “ở trên trời!”

Một số căn nhà điều hành được xây dựng dở dang và bỏ hoang nhiều năm qua ở khu du lịch Bình Tiên tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Một số căn nhà điều hành được xây dựng dở dang và bỏ hoang nhiều năm qua ở khu du lịch Bình Tiên tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Liên minh ma quỷ “nổ, lòe, lừa”

Dành không ít thời gian để nói về thực trạng này, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa qua, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho biết qua các phương tiện thông tin, đơn thư của cử tri thì lĩnh vực bất động sản đang là môi trường cho lừa đảo hoành hành mạnh nhất, hình thành nên các băng nhóm lừa đảo có tổ chức, chiếm đoạt tài sản gây nhiều hậu quả, hệ lụy cho kinh tế và trật tự xã hội.

Mặt khác, bất động sản cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra nợ xấu trong một số tổ chức tín dụng vô tình tiếp tay cho các dự án “ma” của băng nhóm lừa đảo này.

Hiện nay còn nhiều công ty lừa đảo hoạt động kiểu Alibabba, Angel Lina. Hình thành các dự án ma, phân lô bán nền được sinh ra từ liên minh ma quỷ, băng nhóm xã hội đen núp bóng doanh nghiệp với thủ đoạn lừa đảo chuyên nghiệp, tổ chức tinh vi.

“Hiện nay còn nhiều công ty lừa đảo hoạt động kiểu Alibabba, Angel Lina. Hình thành các dự án ma, phân lô bán nền được sinh ra từ liên minh ma quỷ, băng nhóm xã hội đen núp bóng doanh nghiệp với thủ đoạn lừa đảo chuyên nghiệp, tổ chức tinh vi. Nhưng đều có thủ đoạn với công thức: ban đầu thì ‘nổ, lòe, lừa,’ giăng bẫy được khách hàng vào mê hồn không dễ nhận biết; lừa lọc không từ một ai để thu tiền. Tiếp đó, dùng nhiều chiêu trò gian manh, ủy quyền hợp đồng sang nhượng, bán dự án lòng vòng trong đồng bọn và nhiều đối tượng khác,” ông Vượt nói.

Vị đại biểu này cũng nhấn mạnh, với chiêu thức kiểu “ve sầu thoát xác” nhằm vừa chiếm đoạt tiền, vừa che giấu hành vi, xóa dấu vết hồ sơ phạm tội… hàng trăm người bị lừa với băng rôn, biểu ngữ cũng không thể tìm gặp công ty lừa đảo. Từ đó đẩy nhiều gia đình vào khốn khổ, thậm chí đến bước đường cùng tuyệt vọng.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt. (Nguồn ảnh: TTXVN)

“Nhiều cử tri đặt ra câu hỏi nghi vấn nhưng hoàn toàn logic có phải tại cơ chế kẽ hở của pháp luật, sự lỏng lẻo quản lý nhà nước không? Hay nguyên nhân chính là do đường dây băng nhóm công chức cùng hội cùng thuyền cấu kết móc nối; vẽ đường bảo kê, cộng sinh, cổ phần chia chác cùng tạo ra môi trường tù mù, lùng bùng để băng nhóm tội phạm lộng hành chiếm đoạt tài sản, rồi đùn đẩy, bao che, chỉ trỏ lòng vòng. Người bị hại kêu trời nhưng không thấu,” đại biểu Đinh Duy Vượt trăn trở.

Nhìn nhận ở góc độ cơ quan quản lý đất đai, ông Bùi Văn Hải, Cục trưởng Cục Kiểm soát quản lý và Sử dụng đất (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng thừa nhận đúng là trong thời gian qua ở một số địa phương có tình trạng cá nhân, doanh nghiệp tự ý dùng đất nông nghiệp lập dự án phân lô bán nền, đất ở trái phép (dự án ma) nhưng chưa được xử lý triệt để…

Đề cập đến nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Đính-Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng bản chất của dự án “ma,” sốt đất ảo ngày càng tràn lan trên thị trường là do quy định giữa các Luật còn kẽ hở.

Đơn cử, Luật Kinh doanh bất động sản mặc định mọi hành vi rao bán khi dự án chưa hình thành là vi phạm, nên chỉ quản lý các hành vi từ thời điểm ký hợp đồng mua bán nền nhà, hoặc khi đã xây nền móng. Còn giai đoạn trước đó, tức là những thỏa thuận theo Luật Dân sự thì Luật Kinh doanh bất động sản lại không đề cập. Tuy vậy, nguyên nhân mẫu chốt dẫn tới việc gia tăng các dự án bất động sản “ma, ảo” là bởi sự tắc trách, lơ là quản lý của chính quyền địa phương.

“Tôi cho rằng, lý do khiến dự án bất động sản ‘ảo’ ngày càng nhiều là do sự buông lỏng quản lý, thậm chí là tiếp tay cho các doanh nghiệp của chính quyền địa phương. Nếu chính quyền địa phương quản lý chặt ngay từ đầu thì làm gì có những Alibaba,… có thể vô tư huy động vốn, lôi kéo, thổi giá, tụ tập một số lượng lớn khách hàng đến xem dự án, mà chính quyền lại không hay biết?” ông Đính lưu ý.

Để đảm bảo hoạt động xây dựng phù hợp với cảnh quan, diện mạo đô thị, giới chuyên gia cho rằng cần công khai, minh bạch quy hoạch. (Ảnh: CTV)
Để đảm bảo hoạt động xây dựng phù hợp với cảnh quan, diện mạo đô thị, giới chuyên gia cho rằng cần công khai, minh bạch quy hoạch. (Ảnh: CTV)

Vẫn còn vùng cấm, “giơ cao đánh khẽ”

Từ thực tế nêu trên, vị chuyên gia Hội Môi giới bất động sản kiến nghị đối với trường hợp chào bán đất trái pháp luật, rõ ràng là hành vi lừa đảo thì cương quyết phải dẹp, có thể xử lý hình sự. Về lâu dài, chính quyền địa phương cần phải công khai các dự án có đầy đủ hồ sơ pháp lý lên cổng thông tin địa phương, để đảm bảo công tác quản lý, cũng như tạo điều kiện cho người dân tra cứu, tham khảo.

Để xử lý vấn nạn trên, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cũng đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, các cơ quan tố tụng cần tập trung chỉ đạo tấn công quyết liệt điều tra, truy tố, trừng trị nghiêm “liên minh ma quỷ,” băng nhóm tội phạm có tổ chức mới xuất hiện này, nhằm ngăn chặn không để lừa đảo lộng hành, gây đau khổ cho người dân, người bị hại trên lĩnh vực đất đai và các lĩnh vực khác.

Cùng với đó, Bộ Công an và các cơ quan tố tụng xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm công chức tiếp tay, bảo kê, làm ngơ trước bức xúc của người dân hoặc để dự án “ma” tồn tại nở rộ kiểu “con voi chui lọt lỗ kim.”

Ông Vượt cũng lưu ý, qua tìm hiểu được biết nhiều địa phương phường, xã đã cắm biển cảnh báo, lắp camera theo dõi ngay tại lô đất của băng nhóm lừa đảo, nhưng cắm đi cắm lại băng nhóm lừa đảo vẫn “đổ bỏ,” thể hiện hành động liều lĩnh coi thường chính quyền và pháp luật, quyết thực hiện bằng được hành vi động lừa đảo.

Vì thế, cùng với các luật khác khắc phục dự án treo, ông Vượt cũng kiến nghị công khai, minh bạch quy hoạch; ngăn chặn, xử lý dự án “ma’ đang nở rộ. Đồng thời nghiêm trị các hành vi lừa đảo để nhân dân phấn khởi được thụ hưởng thành quả kinh tế, nhưng mong muốn có một môi trường xã hội, môi trường sống tương xứng, bình yên, tính mạng và tài sản được pháp luật bảo vệ.

Góp thêm tiếng nói chống tham nhũng, đại biểu Nguyễn Văn Được (Hà Nội) cho rằng thời gian qua Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã chỉ đạo rất quyết liệt nên đã đưa ra xét xử một số vụ án lớn, đây là điều đáng mừng.

Tuy nhiên, việc xử lý vẫn chưa triệt để, vẫn còn vùng cấm, “giơ cao đánh khẽ.” Vì thế, tới đây phải làm quyết liệt.

“Nhân dân cả nước nói chung, cựu chiến binh nói riêng đã hiến hàng triệu m2 đất, hàng triệu ngày công để đóng góp xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình công cộng cho đất nước. Vậy mà có những lợi ích nhóm, có những cá nhân, loại cỡ bự thiếu trách nhiệm gây thất thoát lớn còn dã tâm tham nhũng của nhà nước, của nhân dân hàng nghìn tỷ đồng,” ông Được chia sẻ.

Đại biểu Nguyễn Văn Được cũng đề nghị nhà nước, cơ quan pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng cho nhà nước; những trường hợp nào xử lý nội bộ cũng phải công khai, thông báo họ tham nhũng những gì, có bao nhiêu tiền để dân chúng biết. “Bởi, có những vụ án chỉ xử lý nội bộ, nhưng tiền của có thể họ ăn cả đời không hết, vì thế, phải công khai, minh bạch khi xử lý nội bộ,” ông Được nhấn mạnh./.

Công an thị xã Phú Mỹ tạm giữ 10 người gây rối tại dự án ma ở xã Tóc Tiên, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Công an thị xã Phú Mỹ tạm giữ 10 người gây rối tại dự án ma ở xã Tóc Tiên, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Dự án kinh doanh núp áo du lịch tâm linh

‘tận diệt’ tài nguyên

Hơn một thập kỷ nay, “du lịch tâm linh” đã trở thành loại hình phát triển mới ở Việt Nam, vừa đáp ứng nhu cầu thờ tự, tín ngưỡng, vừa giúp hàng triệu người dân, du khách có cơ hội đi thưởng ngoạn, chiêm ngưỡng “chốn bồng lai tiên cảnh.”

Nhưng, đi kèm tính chất du lịch tâm linh trong sáng ấy cũng đã bộc lộ động cơ “lấy thánh, thần ra kinh doanh” để trục lợi. Và cứ thế, vì tham vọng hay lợi nhuận, hàng loạt dự án du lịch tâm linh đua nhau “ra đời,” đồng thời với “hô biến” hàng trăm nghìn hécta đất rừng, đất lúa, tài sản thiên nhiên của quốc gia…

Kinh tế du lịch tâm linh: Được và mất!

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa, lịch sử lâu đời, đa sắc tộc và tôn giáo. Vì thế dọc chiều dài đất nước hình chữ S, 63 tỉnh-thành phố, địa phương nào cũng có di tích thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, có khoảng 3.000 địa danh được xếp hạng di tích quốc gia và hàng nghìn địa điểm tâm linh nổi tiếng đã đi vào sách sử.

Đánh trúng tâm lý “trước vãn cảnh, sau thăm chùa,” rất nhiều khu di tích vốn yên bình, hài hòa với thiên nhiên cũng đã trở thành biểu tượng của “kinh tế mới” để mở đường cho phát triển du lịch tâm linh, tạo nguồn thu cho doanh nghiệp đầu tư cũng như ngân sách địa phương.

…bên cạnh cái được dễ đo đếm là những cái mất vô hình, những cái mất có vẻ như xa lạ với tư duy người làm du lịch cũng như người hưởng dịch vụ, đó là giá trị phi vật thể, giá trị tâm linh bị lợi dụng vào các mục đích xấu, thu lợi bất chính.

Thế nhưng, bên cạnh cái được dễ đo đếm là những cái mất vô hình, những cái mất có vẻ như xa lạ với tư duy người làm du lịch cũng như người hưởng dịch vụ, đó là giá trị phi vật thể, giá trị tâm linh bị lợi dụng vào các mục đích xấu, thu lợi bất chính.

Thực tế cho thấy, trong vòng một thập kỷ qua, trên cả nước đã xuất hiện hàng trăm khu du lịch tâm linh với diện tích đất khó có thể thống kê đầy đủ. Và, đằng sau những “dự án tâm đức” ấy là hàng nghìn hécta rừng-tài sản của quốc gia bị biến thành “của riêng” với những lâu đài, tòa tháp bê tông cao vút đầy kiêu hãnh như thách thức lòng người và bất chấp các quy định pháp luật về quy hoạch, môi trường…

Công trình xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ thuộc khu vực Tràng An cổ ở Ninh Bình. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Công trình xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ thuộc khu vực Tràng An cổ ở Ninh Bình. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV vừa qua, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (thành phố Đà Nẵng) đã đặt ra nhiều câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, trong đó đề nghị làm rõ căn cứ cho việc cấp hàng nghìn hécta đất tại Ninh Bình, Hà Nam,… để doanh nghiệp xây chùa Bái Đính, Tam Chúc. Việc xây chùa có nằm trong quy hoạch sử dụng đất không? Chùa do ai sở hữu?…

Trả lời chất vấn bằng văn bản sau đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà dù không nêu rõ trách nhiệm của ai, nhưng đã khẳng định việc giao đất ở dự án chùa Tam Chúc chưa rõ ràng về nội dung. Các quyết định giao đất chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định. Như vậy là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Việc giao đất cho các đơn vị để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh (Chùa Bái Đính) cũng chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất là giao có thu tiền hay không thu tiền, không xác định thời hạn sử dụng…

Đáng chú ý là Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết từ năm 2006 đến năm 2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành 9 quyết định thu hồi diện tích gần 520 hécta đất (chiếm 51,5 % so với quy hoạch được duyệt). Nhưng sau 13 năm kể từ khi bắt đầu giao đất, xây chùa Bái Đính vẫn “không biết” gần 520 hécta đất thuộc về ai…

Điều này thật vô lý. Gần 520 hécta đất không phải là “chiếc kim” dễ vùi lấp hay bẻ gãy, mà là tài nguyên vô giá của quốc gia được thiên nhiên trao tặng. Thế nhưng, suốt hơn thập kỷ, Nhà nước không thu được một đồng nào từ thuế sử dụng đất, lại còn mất bao nhiêu tiền đầu tư cho hạ tầng cơ sở. Thất thoát ấy, ai chịu trách nhiệm?

“Việt Nam có nên quy hoạch cả ngàn hécta cho du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng hay không? Trên thế giới có nước nào dành cả ngàn hécta để làm khu du lịch tâm linh như nước ta không?”

Đó cũng là lý do, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) từng dẫn ra câu hỏi “nóng” chất vấn trước toàn thể Quốc hội: “Việt Nam có nên quy hoạch cả ngàn hécta cho du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng hay không? Trên thế giới có nước nào dành cả ngàn hécta để làm khu du lịch tâm linh như nước ta không?”

Một góc khuôn viên chùa Tam Chúc lúc đang trong giai đoạn hoàn thiện tại tỉnh Hà Nam. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Một góc khuôn viên chùa Tam Chúc lúc đang trong giai đoạn hoàn thiện tại tỉnh Hà Nam. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Một dự án tâm linh “gánh” ba dự án kinh doanh

Mặc dù tình trạng “lấy thánh, thần ra kinh doanh” để trục lợi đã trở thành chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội và cả ở diễn đàn Quốc hội, nhưng thời gian gần đây, không ít doanh nghiệp vẫn “đổ” hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào các dự án du lịch tâm linh khiến hàng trăm hécta đất rừng, lúa bị “xóa sổ.”

Thậm chí, một số nơi còn ngang nhiên xây dựng chùa trái phép, lấn chiếm diện tịch đất lớn. Đơn cử như tại Nghệ An, dù mới được Ủy ban Nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương xây chùa Linh Sâm (khoảng hơn 34 tỉ đồng), chưa được cấp phép, nhưng từ tháng 9/2019, chùa này đã được xây dựng ngay cạnh bên trái Đền Hữu (được công nhận là Di tích lịch sử-kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 2009).

Mới đây nhất, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh lại có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng hơn 47ha đất lúa năm 2019 để thực hiện dự án Khu Du lịch sinh thái-tâm linh Lạc Thủy tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Pacific-Hòa Bình làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 3.038 tỷ đồng.

Tuy nhiên, người phát ngôn Chính phủ cho biết dự án của tỉnh Hoà Bình hiện nay chưa đủ điều kiện để Chính phủ xem xét. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, có ý kiến.

Trước đó, tháng 7/2018, ông Nguyễn Văn Trường-Giám đốc doanh nghiệp xây dựng tư nhân Xuân Trường (Ninh Bình) cũng đã đề xuất Hà Nội cho xây khu du lịch tâm linh Hương Sơn rộng 1.000ha tại chùa Hương, với tổng vốn đầu tư tới 15.000 tỉ đồng nhưng đã phải dừng lại trước làn sóng phản đối gay gắt của dư luận.

Nhắc tới “đại gia” Xuân Trường, dư luận hẳn sẽ nghĩ ngay tới một loạt “đại” dự án tâm linh xuất hiện trải khắp các tỉnh phía Bắc do doanh nghiệp này xây dựng như: Quần thể danh trắng Tràng An-Bái Đính, Ninh Bình với diện tích 6.000ha; khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên trên 25.000ha (có tổng vốn đầu tư 15.000 tỉ đồng); Khu du lịch chùa Tam Chúc-Hà Nam với diện tích 5.100ha;…

Điều đáng nói là, dù hầu hết các dự án tâm linh của Xuân Trường xin diện tích đất rất lớn, nhưng thực tế cho phần diện tích tâm linh chỉ là một phần nhỏ, cõng cho phần lớn diện tích cho việc xây các khu dịch vụ đi kèm để kinh doanh. Đơn cử như chùa Tam Chúc, quy mô công trình là 4.000ha, nhưng chỉ có 1.205ha xây khu tâm linh, còn lại là đất mặt nước và đất xây các khu vui chơi giải trí; khu du lịch tâm linh đảo Cái Tráp có tới 108ha dành cho khu dịch vụ…

Bàn về thực trạng trên, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng cần phải xem xét cẩn thận việc sử dụng quỹ đất của người dân để xây dựng những khu tâm linh kết hợp du lịch. Nếu tỉnh nào cũng muốn xây dựng khu tâm linh thì quỹ đất sẽ ngày càng cạn kiệt mà đất thì không sinh ra được, sẽ ngày càng mất đi.

Dự án khu biệt thự Đường Đệ xây dựng trên khu vực núi Cô Tiên, phường Vĩnh Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Dự án khu biệt thự Đường Đệ xây dựng trên khu vực núi Cô Tiên, phường Vĩnh Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. (Nguồn ảnh: TTXVN)

“Tận diệt” tài nguyên là bước đi thụt lùi

Không chỉ lấy quỹ đất, nhiều khu “rừng cấm” trên cả nước cũng bị “xâm chiếm” để doanh nghiệp ồ ạt xây dựng các dự án phát triển du lịch. Đơn cử như vụ ồn ào 40 biệt thự xây dựng trái phép ở Sơn Trà, Đà Nẵng, hay như những sai phạm trầm trọng tại di tích Tràng An.

Tại bán đảo Sơn Trà, lật ngược thời gian, trong vòng 10 năm (từ năm 2003 đến 2013), chính quyền Đà Nẵng đã lần lượt phê duyệt, chấp thuận giao chủ đầu tư 18 dự án du lịch nghỉ dưỡng trên bán đảo với tổng diện tích hơn 1.222 ha. Quy mô lưu trú của các dự án khoảng 1.902 biệt thự, 24 bungalow, 306 buồng khách sạn…

Trong 10 năm (từ năm 2003 đến 2013), chính quyền Đà Nẵng đã cấp phép 18 dự án vượt so với quy hoạch phê duyệt lên tới 166,5ha. 

Thế nhưng, ngày 9/11/2016, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà đến 2025, định hướng 2030 với diện tích 1.056ha. Như vậy trong 10 năm trước đó, chính quyền Đà Nẵng đã cấp phép 18 dự án vượt so với quy hoạch phê duyệt lên tới 166,5ha. Điều đáng nói là, cho đến năm 2017 sau khi cấp phép hàng loạt dự án, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa đánh giá tổng thể, hiện trạng đa dạng sinh học trên bán đảo này. Điều này đã tạo ra sự “nhập nhằng” về diện tích rừng đặc dụng ở Sơn Trà.

Hoạt động xây dựng xâm hại vùng di sản văn hóa-thiên nhiên thế giới Tràng An tại tỉnh Ninh Bình. (Video: HV/Vietnam+)

Tại Ninh Bình, trong khi gần 520ha đất còn “chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng…,” thì tại vùng lõi của di sản văn hóa-thiên nhiên thế giới Tràng An, lại tiếp tục diễn ra tình trạng lấn chiếm đất, xây dựng nhiều công trình resort, homestay sai phép, xâm hại di sản. Theo Quyết định 230/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ, di sản thế giới Tràng An được UNESCO công nhận vào năm 2014, có diện tích 12.252ha. Trong đó, vùng bảo vệ nghiêm ngặt có 6.226ha, còn lại là diện tích vùng đệm. Vùng lõi di sản Tràng An được phân thành vùng cấm, hạn chế xây dựng.

Thế nhưng, tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham (hơn 33ha), hình ảnh mà người viết ghi nhận cho thấy di sản Tràng An đang bị xâm hại rất nghiêm trọng. Khu du lịch này nằm trên địa bàn huyện Hoa Lư, do Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại-du lịch Doanh Sinh đầu tư. Từ năm 2016 đến nay, doanh nghiệp này đã xây sai phép, vượt hơn 1.810m2, khiến nơi đây mất dần vẻ đẹp vốn có.

Từ năm 2016 đến đầu năm 2020, Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại-du lịch Doanh Sinh đã xây sai phép, vượt hơn 1.810m2, khiến vùng lõi di sản Tràng An mất dần vẻ đẹp vốn có…

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, ngày 3/3/2020, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoa Lư đã thừa nhận thực trạng trên. Tuy nhiên, theo ông, việc quản lý di sản là quản lý chung của các sở, ban, nghành. Vì thế, huyện sẽ làm việc với các bên để có hướng xử lý các trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên sau hơn nửa năm phát hiện vi phạm, phía Công ty cổ phần dịch vụ thương mại-du lịch Doanh Sinh vẫn chưa tháo dỡ dứt điểm các công trình sai phép trong vùng lõi di sản Tràng An, mà còn “cù nhầy” kiến nghị xin giữ lại một số công trình trái phép. Điều này trái với Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực là từ ngày 15/1/2018, là sẽ không còn chuyện “phạt cho tồn tại,” mà buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Từ những câu chuyện trên cho thấy, nếu khai thác tài nguyên không gắn liền với bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, núp áo phát triển du lịch mà “phá hoại” tài nguyên quốc gia, quan trọng hơn cả, khi đặt lợi ích cá nhân, doanh nghiệp lên trên lợi ích Nhà nước thì việc phát triển kinh tế với mũi nhọn du lịch chính là những bước đi thụt lùi./.

Công trình Panorama Mã Pì Lèng xây dựng trái phép tại khu vực Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Công trình Panorama Mã Pì Lèng xây dựng trái phép tại khu vực Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Hệ lụy điều chỉnh quy hoạch: Tư nhân làm, ngân sách chịu!

Sau gần hai thập kỷ “nới lỏng” cho doanh nghiệp phát triển “nóng,” quy hoạch chạy theo dự án nhưng thiếu kiểm soát đã khiến nhiều đô thị bị biến dạng với những hậu quả nhãn tiền như ùn tắc giao thông, hỏa hoạn, sụt lún, ngập nước…

Không chỉ các đô thị lớn phải “trả giá” cho việc quy hoạch méo mó, mà ngay như tại Phú Quốc-một hòn đảo nằm giữa bốn bề sóng biển, ấy vậy mà hễ cứ mưa lại ngập lụt nhiều ngày. Hay như Đà Lạt, thành phố núi đồi mà ai cũng nghĩ “nước ở trên cao sao giữ lại,” thế mà cứ trời đổ mưa, thành phố ngàn hoa lại ngập nặng.

Và trớ trêu thay, Nhà nước hàng năm vẫn phải chi không ít ngân sách cho việc sửa chữa, khắc phục hậu quả từ hệ lụy quy hoạch.

Chạy theo kinh tế, đánh đổi môi trường

Liên tiếp những năm gần đây, hàng loạt cơn lũ, lũ quét, triều cường, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều địa phương bị phá rừng trên cả nước, khiến hàng trăm người chết và mất tích; hàng nghìn ngôi nhà bị đổ sập, nhiều công trình hư hỏng, cuốn trôi.

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hễ cứ mưa xuống, triều cường lên, đường phố lại bị ngập úng. Một số thời điểm, nhiều đoạn đường thậm chí còn biến thành sông, cây xanh bỗng bật gốc đè lên xe cộ gây chết người…

Ngay cả hòn đảo ngọc nằm giữa bốn bề sóng nước như Phú Quốc hay ven biển Nha Trang, những năm vừa qua cũng liên tiếp bị sạt lở, ngập nghiêm trọng mỗi khi mưa xuống. Theo lý giải của giới chuyên gia quy hoạch, ngoài yếu tố thiên tai thì nguyên nhân chính dẫn đến ngập lụt ở Phú Quốc, Nha Trang là do các dự án xây dựng ồ ạt đã lấp sông suối, chặn dòng chảy tự nhiên khiến nước dồn ứ dâng cao gây ngập lụt. Đặc biệt, các công trình mới xây dựng quây kín bờ biển khiến vùng đất phía trong thành thung lũng, nước mưa không thể nào thoát nên mới gây ra ngập úng, sạt lở.

Thực trạng trên khiến bất cứ ai quan tâm, xem hình ảnh, video, clip hoặc tận mắt chứng kiến những khu rừng bị tàn phá tan hoang, để nhường chỗ cho những tòa nhà cao tầng bê tông kiên cố, trung tâm thương mại sầm uất, những biệt thự to đùng vương giả đến những căn nhà siêu mỏng, siêu méo chen chúc lấn vỉa hè, lòng đường, lấn sông, lấn biển, hẳn đều có chung nỗi hoang mang như câu nguyền “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” đã hiển hiện…

Cho đến nay, môi trường vẫn đang bị xem nhẹ trong cuộc đua phát triển đô thị giữa các tỉnh, thành phố. Đáng lưu tâm hơn, đó là tư duy đánh đổi môi trường lấy kinh tế. Dù rằng, những nỗi lo trên đã được Thủ tướng Chính phủ cảnh báo, dẫn chứng, nhắc nhở tại nhiều cuộc họp, cũng đã có rất nhiều bài học nhãn tiền, nhưng không những nó không được khắc phục mà thậm chí còn ngày càng tệ hại hơn.

Tình trạng cây xanh bật gốc, đổ, gãy diễn ra thường xuyên sau mỗi trận mưa tại nhiều tuyến đường ở Hà Nội. Theo nhận định của giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do lỗi quy hoạch, bê tông hóa vỉa hè đường. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Tình trạng cây xanh bật gốc, đổ, gãy diễn ra thường xuyên sau mỗi trận mưa tại nhiều tuyến đường ở Hà Nội. Theo nhận định của giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do lỗi quy hoạch, bê tông hóa vỉa hè đường. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đã chỉ ra rằng một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên của luật là đảm bảo đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch thiết kế; quy định phải thẩm định hồ sơ dự án…

Nhưng với 1.390 quy hoạch bị điều chỉnh từ 1 đến 6 lần, quy hoạch được điều chỉnh tăng tầng cao, số tầng, tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, giảm diện tích đất cây xanh công cộng, hạ tầng kỹ thuật,… mà báo cáo giám sát về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai đô thị đã nêu thì Luật Xây dựng nói chung và các nguyên tắc cơ bản nói riêng trong Luật Thủ đô, Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị được dày công nghiên cứu để chế định, dường như đã bị xem thường.

với 1.390 quy hoạch bị điều chỉnh từ 1 đến 6 lần, quy hoạch được điều chỉnh tăng tầng cao, số tầng, tăng mật độ xây dựng… thì Luật Xây dựng nói chung và các nguyên tắc cơ bản trong Luật Thủ đô, Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị, dường như đã bị xem thường. 

Không chỉ quy hoạch đô thị mà vấn đề quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường cũng đã và đang bị phớt lờ, trong khi công tác thanh kiểm tra, xử phạt vi phạm chưa hiệu quả, nếu không muốn nói “nhắm mắt cho qua” dẫn tới tình trạng vi phạm của doanh nghiệp; xâm phạm và phá hủy tài nguyên thiên nhiên của quốc gia ngày càng phổ biến, bất chấp pháp luật, gây ra những hậu quả nặng nề.

Nhiều cử tri, đại biểu quốc hội cũng bày tỏ bức xúc khi nhiều doanh nghiệp ngang nhiên biến “của công” thành “của ông” thông qua hoạt động xây dựng dự án, khai thác rừng núi, lấm chiếm sông, biển ồ ạt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Điều đáng nói là, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, đất đai ngày càng thu hẹp dần để nhường chỗ cho những “siêu, đại” dự án du lịch. Nhưng dường như những sản phẩm ấy chỉ dành cho số ít người giàu, còn phần đông người dân vẫn chưa có khả năng sở hữu hay sử dụng dịch vụ cao cấp ấy. Sự hài hoà giữa kiến trúc vương giả và thiên nhiên trong yêu cầu chú trọng bảo tồn giờ chỉ là điều xa xỉ.

Đó là chưa kể quá trình thi công xây dựng còn gây ảnh hưởng tới đường xá, công trình. Hoạt động xẻ núi, lấp biển ngày đêm đã làm thất thoát tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân trong vùng dự án, gây ra những hệ lụy lâu dài đến công tác bảo tồn, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

Cảnh tượng đường biến thành sông, người và phương tiện bì bõm trong biển nước mỗi khi mưa xuống đã trở nên phổ biến tại các đô thị, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Cảnh tượng đường biến thành sông, người và phương tiện bì bõm trong biển nước mỗi khi mưa xuống đã trở nên phổ biến tại các đô thị, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Tùy tiện trong thay đổi, điều chỉnh quy hoạch

Trước những hệ lụy liên quan đến hậu quy hoạch, trong báo cáo hoạt động chất vấn chuyên đề vừa được Bộ Xây dựng gửi tới Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đã chỉ ra một loạt tồn tại, hạn chế như: Công tác lập, phê duyệt quy hoạch đô thị tại hầu hết các địa phương thực hiện chưa đồng bộ.

Kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm chưa gắn kết với quy hoạch, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, không đảm bảo đầu tư đồng bộ giữa nhà ở, khu đô thị, trụ sở… với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đồng thời thiếu một số công trình kết nối hạ tầng (nhất là giao thông) giữa đô thị và các địa phương lân cận, làm cho tình trạng ngập úng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

Đặc biệt là quỹ đất sau khi di dời các nhà máy xí nghiệp ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng, chưa tuân thủ theo đúng định hướng quy hoạch chung, gây gia tăng áp lực về dân số và quá tải về hạ tầng.

Trong quá trình thẩm định quy hoạch, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan (ở Trung ương cũng như địa phương) còn nhiều hạn chế, chưa thống nhất; việc lấy ý kiến cộng đồng còn chưa đúng đối tượng theo quy định, chưa tổng hợp, giải trình đầy đủ, thấu đáo các nội dung góp ý của cộng đồng dân cư; chưa đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước, chủ đầu tư và cộng đồng.

Nhìn nhận ở góc độ chuyên gia, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng quy hoạch khu đô thị dễ dàng bị thay đổi đang khiến nhiều đô thị trên cả nước rơi vào “mớ bòng bong.” Thực trạng của việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cũng là nguyên nhân dẫn đến không gian sống ngột ngạt, chất lượng sống của người dân đi xuống.

“quy hoạch khu đô thị dễ dàng bị thay đổi đang khiến nhiều đô thị trên cả nước rơi vào “mớ bòng bong,” kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng.

“Cần phải nhận thức rằng việc phê duyệt cũng như điều chỉnh quy hoạch các khu đô thị là những thành phần nằm chung trong một tổng thể. Trong quy hoạch từng dự án, từng khu lại cần phải nằm trong quy hoạch chung của địa phương và các vùng lân cận. Theo đó, với quy hoạch đô thị, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo tỷ lệ về cây xanh, mặt nước; đảm bảo các dịch vụ giao thông, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, mua sắm; đảm bảo về tỷ lệ cấp thoát điện, nước, viễn thông, rác thải… trên mật độ dân số,” ông Tùng phân tích.

Liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng nhận xét: Hiện nay khi làm quy hoạch thì phải trải qua rất nhiều các cấp thẩm định để ra được quyết định phê duyệt, thế nhưng khi điều chỉnh lại không theo nguyên tắc nào. Việc quan trọng nhất trước khi điều chỉnh quy hoạch một khu đô thị là làm rõ: Vì sao lại điều chỉnh? Điều chỉnh đó có vi phạm những quy định của thành phố, Nhà nước, Chính phủ hay không? Điều chỉnh này khác gì, có trái với quy hoạch đã được duyệt lần đầu không?… Thế nhưng, hầu như các yêu cầu trên đều bị bỏ quên trong quá trình điều chỉnh quy hoạch. Cũng cần quy rõ trách nhiệm, ai cấp nào ký quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị đó thì đến lúc điều chỉnh, cấp đó phải ký điều chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.

“Chúng ta cũng chưa bao giờ đi thanh kiểm tra các quyết định điều chỉnh quy hoạch, chưa hề có vụ án nào xử lý về chuyện đó. Đến nay, việc xử lý sai phạm mới chỉ dừng lại ở xử lý các doanh nghiệp xây dựng trái phép, lừa đảo, nhưng có lẽ đã đến lúc đưa ra vành móng ngựa cả người ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch. Họ phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, pháp luật về những chữ ký của mình,” ông Tùng nhấn mạnh.

Tình trạng xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn diễn ra phổ biến. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Tình trạng xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn diễn ra phổ biến. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Cá nhân-tư nhân làm, ngân sách chịu

Những ảnh hưởng, thiệt hại về kinh tế đã rõ ràng. Thế nhưng, việc khắc phục hậu quả vẫn còn phụ thuộc vào “bầu sữa” ngân sách của Nhà nước. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng không thể để tiếp diễn mãi cảnh vô lý: “Tư nhân làm, ngân sách chịu,” các cá nhân, doanh nghiệp, nhóm lợi ích thì thu lợi, còn ngân sách nhà nước phải è cổ chạy theo để giải quyết hậu quả.

Nhiều ý kiến cho rằng không thể để tiếp diễn mãi cảnh vô lý: “Tư nhân làm, ngân sách chịu.”

Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng hiện một số công trình, các chung cư cao tầng tại các trung tâm thành phố đang ngày càng quá tải, gây ra nhiều hệ lụy như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm không khí, mất an toàn cháy nổ, kể cả động đất nếu xảy ra. Những công trình đắt nhất cũng gây thất thoát, lãng phí kép…

Vì thế, nếu không xử lý, khắc phục cơ bản việc buông lỏng kỷ cương trật tự xây dựng, đoạn tuyệt với việc phạt cho tồn tại như xây dựng sai quy hoạch, sai mục đích sử dụng đất, tùy tiện điều chỉnh quy hoạch thì Nhà nước và người dân là thua thiệt.

Nói thêm về điều này, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ: Trên thế giới, việc đập phá công trình xây dựng sai phép hầu như không được áp dụng vì nó dẫn đến những bất ổn xã hội, làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tiền của của xã hội. Phương pháp giải quyết của họ là cơ quan quản lý sẽ phạt số tiền gấp 5-6 lần số tiền lãi thu được từ phần xây dựng trái phép.

Ở ta, người quản lý trước phê duyệt cho xây dựng, cơi nới thêm, nhiệm kỳ sau người quản lý khác lại đập phá… các công trình Công viên Thanh Hà, Tòa nhà 8B Lê Trực… là những ví dụ vô cùng đau xót bởi hệ lụy từ lỗi thiếu trách nhiệm của cấp giám sát, quản lý và cuối cùng xã hội thiệt, người dân thiệt.

Không chỉ người dân ở các đô thị mới bị ảnh hưởng, mà ngay cả ở các vùng núi, khu vực nông thôn, thực trạng cơ quan chức năng thiếu sâu sát hay buông lỏng quản lý cho doanh nghiệp “thoải mãi” phá núi, xây dựng công trình, nhà máy… cũng đã và đang khiến người dân phải sống khốn khổi với ô nhiễm.

Dù nằm trong bán kính “vùng ảnh hưởng” bởi hoạt động của Nhà máy xi măng Sông Lam, nhiều lần kiến nghị lên tỉnh, 2 lần gửi tâm thư cầu cứu Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nhưng đến nay, gần 160 hộ dân xã Bài Sơn vẫn phải “sống chung” với ô nhiễm…

Đơn cử như việc Nhà máy xi măng Sông Lam được đầu tư xây dựng từ năm 2016 tại xã Bài Sơn, (Đô Lương, Nghệ An). Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, nhà máy này phải đảm bảo bán kính an toàn cho khu dân sinh (khoảng cách từ dự án đến điểm rơi bụi và khí độc phát sinh trong quá trình hoạt động) cách lò nung khoảng 900m, cách hàng rào 600m.

Thế nhưng, suốt gần 4 năm qua, gần 160 hộ dân nằm trong bán kính “vùng ảnh hưởng,” trong đó nhiều hộ dân có nhà cửa nằm cách lò nung của nhà máy chưa tới 300m, vẫn không được di dời, ngày-đêm còn bị tra tấn bởi tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi; mỗi khi mưa bão xuống lại tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất, vùi lấp nhà cửa…

Dù rằng người dân xã Bài Sơn đã nhiều lần gửi đơn thư phản ánh tới cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An; 2 lần nhờ phóng viên VietnamPlus gửi tâm thư cầu cứu tới tận tay Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nhưng đến nay, điều mà người dân nhận được vẫn chỉ là những “lời hứa” không hẹn ngày giải quyết?

Trong khi, tài nguyên khoáng sản của quốc gia với những núi đá mà thiên nhiên ban tặng, hàng ngày vẫn cứ bị khai phá, “móc ruột,” chuyển về nhà máy xi măng để thu hàng nghìn tấn clinker đưa đi tiêu thụ, tiền chảy vào túi doanh nghiệp../.

Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc từng xảy ra tại khu vực Nhà máy xi măng Sông Lam tại xóm Đô Sơn, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. (Nguồn ảnh: PV/Vietnam+)
Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc từng xảy ra tại khu vực Nhà máy xi măng Sông Lam tại xóm Đô Sơn, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. (Nguồn ảnh: PV/Vietnam+)

Trôi nổi quả bóng trách nhiệm: Cấp trên làm sai, cấp dưới chịu tội

Trong quá trình tìm hiểu về hoạt động xây dựng làm biến dạng đô thị tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, phóng viên VietnamPlus đã được nghe không ít cán bộ, lãnh đạo cấp cơ sở (xã, phường) trải lòng về những “áp lực vô hình” từ trên dội xuống, khiến chính họ bị doanh nghiệp xem thường và bất lực trong xử lý các vụ việc.

Nhiều “siêu, đại” dự án xây dựng sai phạm, “có vấn đề” song cơ sở vẫn phải “nhắm mắt cho qua,” đến khi sự việc vỡ lở, chịu trách nhiệm chính lại là họ. Trong khi, những người trực tiếp ký phê duyệt dự án, có liên quan đến dự án sai phạm ở cấp cao hơn thì vô can, hoặc có chăng cũng chỉ bị nhắc nhở, “rút kinh nghiệm.”

Rút được những kinh nghiệm gì từ sai phạm?

Câu chuyện dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế-Sago Palm Garden tại xã Phụng Công (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) là một ví dụ điển hình trả lời cho câu hỏi vì sao hàng loạt dự án xây dựng khi chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, còn thiếu các thủ tục pháp lý, thậm chí xây dựng trái phép, sai phép vẫn xuất hiện ngày càng phổ biến và điềm nhiên “trơ gan cùng tuế nguyệt.”

Liên quan đến dự án này, mới đây, Thanh tra tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội nghị công bố kết luận thanh tra, cho thấy tại thời điểm thanh tra (tháng 3/2020), dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế-Sago Palm Garden mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương. Tuy nhiên, trên thực tế, chủ đầu tư là Công ty cổ phần thương mại sản xuất vật liệu xây dựng Đại Hưng (Công ty Đại Hưng) đã triển khai xây dựng hơn 200 nhà biệt thự, liền kề và đã chào bán trên thị trường.

Dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế-Sago Palm Garden mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương. Tuy nhiên, trên thực tế, chủ đầu tư đã triển khai xây dựng hơn 200 nhà biệt thự, liền kề.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Hưng Yên kết luận Công ty Đại Hưng còn tồn tại một số sai phạm về việc thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư; báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư theo quy định; chưa đăng ký biến động thay đổi tên pháp nhân; vi phạm quy định pháp luật về đất đai; vi phạm pháp luật về đầu tư; vi phạm quy định pháp luật về xây dựng…

Đồng thời, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…cũng chưa được Công ty Đại Hưng nộp vào ngân sách Nhà nước.

Dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế-Sago Palm Garden mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương nhưng đã xây xong phần thô hơn 200 công trình biệt thự, liền kề. (Ảnh: CTV)
Dự án Khu biệt thự và nhà phố vườn Vạn Tuế-Sago Palm Garden mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương nhưng đã xây xong phần thô hơn 200 công trình biệt thự, liền kề. (Ảnh: CTV)

Tại Kết luận thanh tra cũng nêu rõ trách nhiệm của các sở ngành để xảy ra sai phạm, tồn tại liên quan đến dự án. Cụ thể là các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường chưa sâu sát, chưa kiên quyết xử lý khi phát hiện sai phạm của đơn vị; Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định chưa bảo đảm nội dung theo quy định; Ủy ban Nhân dân huyện Văn Giang, xã Phụng Công chưa sâu sát trong công tác quản lý nhà nước về quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, chưa có biện pháp phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm.

Loạt sai phạm trên là rất nghiêm trọng, nhưng tại Hội nghị công bố kết luận thanh tra, ông Bùi Thế Cử, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên cũng chỉ yêu cầu các đơn vị có sai phạm cần ‘nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm,” kèm theo chỉ đạo khá chung chung, “mơ hồ”: Các sở, ngành, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, thanh tra theo đúng nhiệm vụ, chức năng để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về đất đai, xây dựng. Cùng với đó, chủ động rà soát, nghiên cứu các văn bản để tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh, bảo đảm việc triển khai xây dựng của Công ty Đại Hưng đúng quy định.

Theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, kể từ ngày 15/1/2018, những công trình vi phạm sẽ phải tháo dỡ, không còn chuyện phạt cho tồn tại!

Như vậy, sau một loạt sai phạm mà nguyên nhân chính là do trong suốt gần 3 năm trời lãnh đạo và cán bộ các sở, ngành, địa phương tỉnh Hưng Yên “chưa sâu sát, chưa kiên quyết xử lý khi phát hiện sai phạm,” để doanh nghiệp vô tư “xây chui, bán lụi,” đến nay cũng chỉ phải rút kinh nghiệm…

Về phía Công ty Đại Hưng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên yêu cầu chấm dứt và khắc phục các sai phạm. Với yêu cầu này, có vẻ như theo quy luật, công trình vi phạm vẫn vô tư tồn tại, chờ đến giờ G để được “hợp thức hóa.”

Nếu thế, việc xử lý trên sẽ là không đúng với tinh thần Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng,… đã được chính Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nêu ra tại kỳ họp Quốc hội thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Kể từ ngày 15/1/2018, những công trình vi phạm sẽ phải tháo dỡ, không còn chuyện phạt cho tồn tại!

Hạng mục cáp treo thuộc Dự án khu du lịch tâm linh–sinh thái Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Hạng mục cáp treo thuộc Dự án khu du lịch tâm linh–sinh thái Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Xử lý kiểu “nhẹ trên, nặng dưới”

Nếu như ở Hưng Yên, hàng loạt cán bộ “chưa sâu sát, kiên quyết xử lý khi phát hiện sai phạm” để “đại” dự án bất động sản xây dựng “vượt đèn đỏ” trong suốt gần 3 năm trời, chỉ bị yêu cầu “rút kinh nghiệm,” thì tại Bắc Giang, việc xử lý sai phạm tại dự án Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử cũng khiến dư luận bất bình.

Cụ thể, trong khi nhiều cán bộ cấp dưới bị khởi tố hình sự vì “vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” thì lãnh đạo huyện Sơn Động dù trực tiếp chỉ đạo chi trả tiền bồi thường, gây thiệt hại (ban đầu) hơn 4,5 tỷ đồng lại chỉ bị kiến nghị xử lý hành chính.

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, trong ngày 23/4/2020, bà Nguyễn Thị Hương, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết hiện vụ án đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh khởi tố, điều tra theo quy định. “Bên tôi cũng đã nắm được tình hình vì báo chí đã phản ánh. Tuy nhiên, đến thời điểm này tôi vẫn không nhận được bất kể kiến nghị gì của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh,” bà Hương nói và cho biết hiện vụ việc đã kết thúc điều tra rồi.

“…đến thời điểm này tôi vẫn không nhận được bất kể kiến nghị gì của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh,” bà Nguyễn Thị Hương, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Giang.

Được biết, trên cơ sở điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang cũng đã quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và Bản kết luận điều tra đến Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang đề nghị truy tố hàng loạt các bị can công tác tại Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động và cán bộ xã Tuấn Mậu, nay là Thị trấn Tây Yên Tử.

Về phần ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Động, theo Kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra, ông Tâm được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Động phân công là Chủ tịch Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử.

Tuy nhiên, khi ký ban hành các quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ 2 hộ sang cho 6 hộ đã chủ quan, không nghiên cứu kỹ về chế độ, chính sách trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, dẫn đến phê duyệt phương án sai về chế độ hỗ trợ cho các hộ dân, thiệt hại số tiền ban đầu lên tới hơn 4,5 tỷ đồng.

Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ 2 hộ dân sang cho 6 hộ dân, đã dẫn đến phê duyệt phương án sai về chế độ hỗ trợ cho các hộ dân, thiệt hại số tiền ban đầu lên tới hơn 4,5 tỷ đồng. (Ảnh: CTV)
Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ 2 hộ dân sang cho 6 hộ dân, đã dẫn đến phê duyệt phương án sai về chế độ hỗ trợ cho các hộ dân, thiệt hại số tiền ban đầu lên tới hơn 4,5 tỷ đồng. (Ảnh: CTV)

Dù vậy, ông Tâm cũng chỉ bị Cơ quan Cảnh sát điều tra kiến nghị xử lý hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng kiến nghị này thực sự rất khó hiểu và khó thuyết phục được dư luận về sự nghiêm minh, thượng tôn pháp luật. Bởi trong khi những cán bộ khác vốn làm theo chỉ đạo lại bị đề nghị truy tố còn người đứng đầu thoát tội.

Về việc xử lý cán bộ liên quan đến sai phạm tại dự án Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử (Bắc Giang), chia sẻ với báo chí, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần phải xem xét vai trò, trách nhiệm, hậu quả do ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Động và các cá nhân gây ra.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, kết luận của cơ quan điều tra đã cho thấy rất rõ vai trò của ông Tâm, cũng như hậu quả làm thiệt hại hơn 4,5 tỷ tỷ đồng (số tiền thiệt hại ban đầu). Như vậy không chỉ là hành vi thiếu trách nhiệm, mà còn liên quan đến lý do thật sự của việc ký các quyết định gây thiệt hại như thế?

“Nếu chỉ xem xét xử lý hành chính, và cơ quan Đảng chỉ xem xét xử lý ở mức nhẹ thì không công bằng. Bởi mọi công dân phải bình đẳng trước pháp luật, có tội phải xử lý, có công phải được khen thưởng. Ông Tâm là người có tội, hành vi phạm tội rõ ràng đã được cơ quan điều tra chỉ rõ thì tại sao không xem xét trách nhiệm hình sự, trong khi những người dưới quyền lại bị chịu trách nhiệm, bị truy tố?” đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng trăn trở.

Cũng lập luận này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân, cơ quan điều tra, các cơ quan nội chính tỉnh Bắc Giang phải xem xét làm rõ sai phạm theo đúng pháp luật, nếu cơ quan điều tra của tỉnh không làm được thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ việc. Đồng thời, các cơ quan Đảng phải xem xét trách nhiệm Đảng viên của ông Tâm.

“Ông Tâm là người có tội, hành vi phạm tội rõ ràng đã được cơ quan điều tra chỉ rõ thì tại sao không xem xét trách nhiệm hình sự, trong khi những người dưới quyền lại bị chịu trách nhiệm, bị truy tố?”- đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi.

Có cùng nỗi trăn trở trước “sức ép” làm theo chỉ đạo, ông Hoàng Văn Tuệ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Tây Yên Tử cho rằng: Nếu làm theo phương án ban đầu là bồi thường cho 2 hộ dân, thì sẽ không cán bộ nào bị bắt cả, đường này cấp trên lại chỉ đạo chuyển sang làm bồi thường cho 6 hộ dân người dân tộc thiểu số để được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Sau này phát hiện sai và đã thu hồi Quyết định, thu hồi tiền cho Nhà nước nhưng tới nay (đầu tháng 5/2020) vẫn chưa thu hồi hết.

“Lúc đó tôi đâu có trong Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng, mà chỉ được giao tuyên truyền và vận động bà con bàn giao đất cho Nhà nước để thực hiện dự án, khi vụ việc bị vỡ lở cá nhân tôi cũng bị Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Động kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và đang đợi Huyện ủy tiếp tục kỷ luật về Đảng. Nhiều cán bộ cũng dính vào vòng lao lý…,” ông Tuệ chia sẻ thêm./.

(Nguồn ảnh: TTXVN)
(Nguồn ảnh: TTXVN)

Buông lỏng kỷ cương trật tự xây dựng: ‘Anh em song sinh’ với tham nhũng

Trong hành trình tìm hiểu về “khối băng chìm quy hoạch đô thị” với hàng nghìn dự án, công trình xây dựng “vượt” quy hoạch, làm méo mó đô thị, biến dạng cảnh quan, phóng viên Báo điện tử VietnamPlus đã ghi lại hàng loạt khoảng tối “có vấn đề” trong công tác thanh-kiểm tra, xử lý sai phạm. Từ đó hé lộ muôn kiểu tham nhũng bởi vết hằn của cái bóng quyền lực, dẫn tới những vụ khiếu kiện kéo dài, có những vụ diễn ra trong suốt nhiều năm, làm mất niềm tin trong nhân dân.

Điều gì sau những dự án vi phạm?

Hẳn những ai từng theo dõi “Sinh Tử”-bộ phim truyền hình dài tập thuộc thể loại chính luận, hình sự dựa trên những vụ án có thật mang hơi thở xã hội, đều thấy rõ hành vi tham nhũng, cán bộ mẫu cán của dân “thỏa hiệp” với doanh nghiệp bất động sản để “cùng hội cùng thuyền” ăn chia lợi nhuận phi pháp.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một bộ phim đi sâu phản ánh hoạt động nội bộ của các cơ quan, chính quyền một tỉnh. Lần đầu tiên công chúng được chứng kiến đời sống của quan chức trên phim, cách họ thực hiện công vụ, lối sống. Từ đó hé lộ những tham quan, cái kết của sự tha hóa, lợi ích nhóm.

Bộ phim kết thúc, với tình tiết Chủ tịch tỉnh Việt Thanh thừa nhận sai lầm. Nhưng hành động được nhìn nhận là ‘dám làm dám chịu” này chỉ có ở trên…phim. Thực tế, thì sao? Gõ vào google cụm từ “tham nhũng xây dựng,” trong 0,33 giây đã cho ra gần 111 triệu kết quả, tương tự từng đó thời gian, google cho ra hơn 2,6 triệu kết quả liên quan đến “tham nhũng đất đai.”

Dưới lớp áo phát triển du lịch, các chủ dự án bất động sản nghỉ dưỡng, condotel đua nhau xây dựng trên những khu rừng tự nhiên, giá rẻ và vốn là đất công do Nhà nước quản lý, sau đó “hóa phép,” rao bán giá “trên trời”

Kết quả này cho thấy thực trạng cá nhân, doanh nghiệp ngang nhiên thâu tóm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, biến “của công” thành “của ông” thông qua hoạt động xây dựng dự án ngày càng phổ biến. Dưới lớp áo phát triển đô thị, phát triển kinh tế du lịch, các chủ dự án bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, chung cư condotel đua nhau xây dựng trên những khu rừng tự nhiên, giá rẻ và vốn là đất công do Nhà nước quản lý, sau đó “hóa phép” thành những khu đất vàng, rao bán giá “trên trời” và đút túi khối tài sản riêng đồ sộ.

Điều này dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp, nhà dân ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho những tòa nhà cao tầng bê tông kiên cố, trung tâm thương mại… ảnh hưởng lớn đến môi sinh.

Điều gì đằng sau những tòa nhà sai phép, không phép, hàng trăm căn hộ sai thiết kế vượt tầng? (Ảnh: CTV)
Điều gì đằng sau những tòa nhà sai phép, không phép, hàng trăm căn hộ sai thiết kế vượt tầng? (Ảnh: CTV)

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa qua, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đã nghiêm khắc đặt ra câu hỏi: Điều gì đằng sau những tòa nhà sai phép, không phép, hàng trăm căn hộ sai thiết kế vượt tầng, nếu không phải là tham nhũng, không phải từ sự suy thoái biến chất của các cán bộ, đảng viên có chức vụ?

Việc 4 người là cán bộ thuộc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và Trung tâm phát triển quỹ đất Thái Bình, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình bắt sau khi điều tra vợ chồng Đường Dương (doanh nghiệp “đen” bất động sản) phần nào cho thấy những mảng tối trong đấu giá đất không chỉ ở vùng quê lúa này.

Ngay tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua cũng đã có không ít lãnh đạo, cán bộ thuộc các cấp quận, huyện bị xử lý do thiếu trách nhiệm, gây ra hậu quả nghiêm trọng tại một loạt dự án bất động sản như: Các dự án của Tập đoàn Mường Thanh ở Linh Đàm, tổ hợp chung cư-thương mại CT6 Xa La, Đại Thanh, Thanh Hà-Cienco 5… Đây chính là những chung cư, có số căn hộ vượt quá so với quy hoạch, trong số này, không ít căn hộ không phép đã bán cho người dân, khách hàng, dẫn tới khiếu kiện kéo dài nhưng đến bây giờ vẫn chưa làm được sổ đỏ.

“Điều gì đằng sau những tòa nhà sai phép, không phép, hàng trăm căn hộ sai thiết kế vượt tầng, nếu không phải là tham nhũng, không phải từ sự suy thoái biến chất của các cán bộ, đảng viên có chức vụ?” đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đặt câu hỏi.

Hay như vụ việc thâu tóm “đất vàng” ở Đà Nẵng. Theo cáo trạng được Viện Kiểm sát công bố tại tòa, Trần Văn Minh (cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng) và các đồng phạm vì những động cơ khác nhau đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các quy định về quản lý đất đai, giúp cho Phan Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Hành vi trái pháp luật của ông Minh và đồng phạm đã tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ trực tiếp được nhận chuyển giao tài sản, quyền quản lý, khai thác đối với 15/22 nhà, đất công sản và 6/7 dự án đất; tạo cơ hội cho Vũ có quyền quyết định việc chuyển nhượng, khai thác, sử dụng… nhằm trục lợi từ những giá trị tăng thêm của các bất động sản, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 22 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù tại cơ quan điều tra, bị cáo Vũ không hợp tác khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng căn cứ theo kết quả điều tra, cơ quan tố tụng hoàn toàn đủ cơ sở xác định, Phan Văn Anh Vũ với động cơ thâu tóm thị trường bất động sản trên địa bàn để trục lợi đã lợi dụng chủ trương trái pháp luật tại các văn bản pháp lý của Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng do ông Trần Văn Minh ký…

Không chỉ những dự án chung cư cao tầng, các dự án thủy điện cũng góp phần phá vỡ quy hoạch khi có không ít dòng sông cõng 4-6 dự án thủy điện, ngăn chặn dòng chảy, gây chết người, ảnh hưởng đến hạ du. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Không chỉ những dự án chung cư cao tầng, các dự án thủy điện cũng góp phần phá vỡ quy hoạch khi có không ít dòng sông cõng 4-6 dự án thủy điện, ngăn chặn dòng chảy, gây chết người, ảnh hưởng đến hạ du. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Chi phí ngầm gây suy thoái đạo đức

Về chế tài xử lý vi phạm tình trạng xây dựng không phép, trái phép, theo đại biểu Quốc hội Thái Trường Giang (tỉnh Cà Mau), thực tế tình trạng này xảy ra tràn lan, hầu như công trình xây dựng nào cũng có vi phạm, không nhiều thì ít. Nguyên nhân, theo đại biểu Thái Trường Giang là do trong điều luật về quản lý trật tự xây dựng không được rõ ràng, trong khi đó tốc độ phát triển đô thị quá nhanh và các cấp chính quyền quản lý xây dựng tại địa phương đôi khi buông lỏng quản lý.

Chỉ riêng tại Hà Nội, tìm hiểu phóng viên VietnamPlus cho thấy giai đoạn 2015-2016, trên địa bàn thành phố có 38/40 công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn tồn tại nổi cộm, như: Công trình 8B Lê Trực (Ba Đình); tòa nhà Hòa Bình Green City số 505 Minh Khai (Hai Bà Trưng); dự án nhà ở thấp tầng 108 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân); chung cư Mỹ Sơn Tower 62 Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân); chung cư 89 Phùng Hưng (Hà Đông); tòa 04-HH02 (Nam Từ Liêm)…

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia thì những công trình vi phạm này và công trình vi phạm tương tự, việc xử phạt hành chính bằng tiền dường như không mang lại hiệu quả răn đe. Với mức phạt tối đa hiện nay được áp dụng là 1 tỷ đồng, rõ ràng là quá nhỏ so với lợi nhuận chủ đầu tư thu được từ việc làm trái phép. Đơn cử, nếu xây vượt thêm một tầng, chủ đầu tư sẽ “sở hữu” được thêm vài chục căn hộ, số tiền lợi nhuận có thể thu được lên tới cả trăm tỷ đồng.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Thái Trường Giang. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Thái Trường Giang. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Vì thế, chủ đầu tư sẵn sàng chịu phạt, cùng đó là chi tiền để “bôi trơn” cán bộ, đoàn kiểm tra khi tổ chức thanh tra dự án, nhằm tìm cách hợp thức hóa phần sai phạm của mình. Từ đó nảy sinh tiêu cực, xuất hiện thói quen nhũng nhiễu, vòi vĩnh trong các cơ quan liên quan, thậm chí là nảy sinh cả một đội ngũ “phóng viên đếm tầng” (giả mạo có, cộng tác viên hạng bét có và cả phóng viên có biên chế) của một số tạp chí, báo…

Từ những khoản tham nhũng “vặt” như món quà tặng xa xỉ, khoản lót tay kiểu “nhẹ nhàng, tình cảm, không đáng là bao” trị giá từ vài chục triệu lên tới cả vài trăm triệu… ở cấp tổ, phường khi phát hiện những căn nhà xây vượt tầng, vượt tum đến nhứng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vòi vĩnh, nhũng nhiễu một cách bài bản, lớp lang của các cán bộ công chức cộm cán.

Có thể nhìn từ một ví dụ như vụ việc cán bộ Thanh tra Bộ Xây dựng “nhận tiền hối lộ” trong quá trình thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra giữa năm 2019. Theo kết quả điều tra ban đầu của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 12/6, tại Ban quản lý dự án huyện Vĩnh Tường, tổ công tác của Công an tỉnh này đã bắt quả tang Đặng Hải Anh (cán bộ Phòng thanh tra xây dựng) đang thực hiện hành vi nhận 90 triệu đồng của một doanh nghiệp trên địa bàn. Khi bị bắt, Đặng Hải Anh thừa nhận hành vi nhận tiền để không giảm trừ khối lượng giá trị của một số hạng mục công trình mà doanh nghiệp đã thi công trên địa bàn.

Cùng ngày, tổ công tác của Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt quả tang Nguyễn Thị Kim Anh (Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng) khi đang nhận 68 triệu đồng của kế toán Ủy ban Nhân dân xã Tân Tiến. Đồng thời bà Kim Anh cũng nhận 91,5 triệu đồng của một công chức tài chính kế toán Ủy ban Nhân dân thị trấn Thổ Tang,…

Tại kỳ họp 43 diễn ra đầu tháng 3/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận việc kiểm tra tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng, đặc biệt là liên quan đến vụ cán bộ thanh tra Bộ này bị bắt quả tang nhận tiền hối lộ tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra trong năm 2019.

Cơ quan kiểm tra cao nhất của Đảng nhận định: Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng đã vi phạm Quy chế làm việc, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên và trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, để một số cán bộ, đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, nhận hối lộ trong quá trình thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Vi phạm của Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2015-2020 và các cán bộ nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của Bộ Xây dựng và ngành Thanh tra, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Các thành viên trong đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị khởi tố. (Nguồn: TTXVN)
Các thành viên trong đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị khởi tố. (Nguồn: TTXVN)

Lấy phòng ngừa để đẩy lùi nạn tham nhũng

Đóng góp ý kiến, đại biểu Quốc hội Bố Thị Xuân Linh (tỉnh Bình Thuận) cho rằng Đảng ta xác định đấu tranh chống tham nhũng là một nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội, không chủ quan. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh không có vùng cấm.

Theo đại biểu Bố Thị Xuân Linh, sự quyết tâm, nỗ lực đó đã góp phần khắc phục tình trạng “trên nóng dưới lạnh.” Cử tri cho rằng “lò lửa chống tham nhũng” đang cháy, sức nóng của dư luận đang dâng cao và lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, nạn tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành.

Vì thế, cần phải tập trung phát hiện và ngăn chặn từ gốc, lấy phòng ngừa để đẩy lùi nạn tham nhũng ngay từ lúc manh nha trong tư tưởng của mỗi cá nhân, tổ chức. Muốn vậy cần phải nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu về ý thức chấp hành pháp luật, tăng cường công khai, minh bạch tài sản của tất cả cán bộ công chức để giảm tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tham nhũng.

“Có nhiều công trình khó xử lý, cán bộ không biết quy trách nhiệm cho ai,” đại biểu Quốc hội Bố Thị Xuân Linh trăn trở.

Về công tác quản lý, giám sát công trình, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng cần phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý trật tự xây dựng. Theo ông, những quy định về xây dựng hiện nay được quy định rất chặt nhưng việc vi phạm về trật tự xây dựng vẫn tràn lan và phổ biến. Thế nhưng, có nhiều công trình khó xử lý, cán bộ không biết quy trách nhiệm cho ai.

“Tôi cho rằng nguyên nhân ở đây là chúng ta đang có một kẽ hở trong việc quy trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng. Đó là trách nhiệm của cơ quan, Ủy ban nhân dân địa phương hay là thanh tra xây dựng trong việc quy định này. Hai việc này đang có vẻ lập lờ và chồng lấn,” ông Cường nói và đề nghị trong dự thảo này phải phân định rất rõ ràng trách nhiệm quản lý về trật tự xây dựng và quản lý quy hoạch đó phải là trách nhiệm của ở cơ quan chính quyền địa phương.

Ngoài ra, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng cần quy định rất rõ chế tài xử lý khi sai phạm xảy ra đối với chủ đầu tư cũng như cơ quan cán bộ quản lý nhà nước có liên quan./.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng cần quy định rất rõ chế tài xử lý khi sai phạm xảy ra đối với chủ đầu tư cũng như cơ quan cán bộ quản lý nhà nước có liên quan. (Ảnh: CTV)
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng cần quy định rất rõ chế tài xử lý khi sai phạm xảy ra đối với chủ đầu tư cũng như cơ quan cán bộ quản lý nhà nước có liên quan. (Ảnh: CTV)

Xử lý sai phạm làm méo mó đô thị: Không có vùng cấm

Từ quyết tâm đẩy lùi tham nhũng đã được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai,” nhân dân cả nước kỳ vọng sẽ được đẩy mạnh vào lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, qua đó xử lý dứt điểm các “siêu, đại” dự án sai phạm, lấy lại niềm tin nhân dân.

Kỷ luật cán bộ thật đau xót, nhưng không thể không làm…

Sau 4 năm phát động phong trào chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhân dân cả nước đã thấy sự thay đổi trong cách điều hành, quản lý và loại bỏ các cán bộ “sâu mọt” đã gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Người dân, cử tri tin tưởng vào người đứng đầu của đất nước.

Tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” mà người đứng đầu đất nước nhấn mạnh được minh chứng bằng việc nhiều cán bộ cấp cao đã bị kỷ luật, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự về những sai phạm của mình.

Thực tế cho thấy ngoài những lãnh đạo cộm cán đã phải vào “lò chống tham nhũng” như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng,… thời gian qua, nhân dân cả nước cũng đã chứng kiến hàng loạt vụ đại án liên quan đến đất đai, xây dựng, nhiều người từng là lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh, thành phố đã bị kỷ luật, chịu án phạt.

Đơn cử như vụ việc sai phạm ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm-“siêu dự án” để xảy ra nhiều vi phạm, làm biến dạng đô thị, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và chính quyền thành phố, gây bức xúc trong xã hội khiến người dân phải khiếu kiện tới gần 20 năm, mới đây, Ban Bí thư đã quyết định kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015 bằng hình thức khiển trách.

Ông Lê Thanh Hải bị cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015 (Ảnh tư liệu)
Ông Lê Thanh Hải bị cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015 (Ảnh tư liệu)

Theo đó, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015; ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Tại kỳ họp 44, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã xem xét, kết luận một số nội dung trong đó có nội dung liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi. Qua xem xét, giải quyết tố cáo đối với ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy và ông Trần Ngọc Căng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Lê Viết Chữ và ông Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Cũng tại kỳ họp, căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng do đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong vụ án hình sự xảy ra tại Quân chủng Hải quân.

Ngoài ra, một loạt “đại” dự án khác cũng đã được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ, kiên quyết xử lý sai phạm như 8B Lê Trực hay HH Linh Đàm…

Công tác phá dỡ tầng 18 công trình sai phạm tại số 8B Lê Trực. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Công tác phá dỡ tầng 18 công trình sai phạm tại số 8B Lê Trực. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (thành phố Đà Nẵng) đã nêu lên thực trạng sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài sản công diễn ra hầu khắp các địa phương ở nhiều cấp, kéo dài trong nhiều năm nhưng chậm được phát hiện và chấn chỉnh để đề ra biện pháp ngăn chặn, thiệt hại ở mức độ đặc biệt lớn, đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đại biểu Nguyễn Bá Sơn, có dự án từ quy mô ban đầu vài trăm nhân khẩu, sau nhiều lần điều chỉnh, quy mô đã lên đến 6.000-7.000 nhân khẩu, những dự án như vậy xảy ra ở nhiều nơi, quy mô lớn gấp nhiều lần và để lại những hậu quả nặng nề cho cuộc sống của người dân.

Điều đáng lo là, “đằng sau câu chuyện ‘điều chỉnh đúng quy trình’ là bóng dáng của nhóm lợi ích, trong khi dự án đi sai mục đích phát triển chung, phá vỡ quy hoạch, chính quyền địa phương thì luôn khẳng định sẽ xử lý nghiêm nhưng rồi, đô thị thì biến dạng, không gian sống của người dân bị xâm phạm, Nhà nước mất cán bộ… còn chủ đầu tư vô can, các thực thể vi phạm vẫn tồn tại lồ lộ, sừng sững, đầy thách thức,” đại biểu Nguyễn Bá Sơn nhận định.

Mặc dù vậy, theo ý nhiều cử tri và thực tế ghi nhận của phóng viên VietnamPlus, những vụ việc nêu trên cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm với hàng loạt “siêu, đại” dự án sai phạm đã góp phần lấp lấn biển, “tận diệt” tài nguyên thiên nhiên và làm méo mó quy hoạch, biến dạng đô thị, cần phải đưa ra để xử lý.

Và mặc dù vẫn còn có những vụ việc chưa đi tới hồi kết đang chờ hướng xử lý cuối cùng, nhưng việc kỷ luật nhiều quan chức cao cấp có sai phạm trong việc quản lý, xây dựng, sử dụng đất trong vài năm trở lại đây là chỉ dấu cho thấy có nhiều hy vọng cho việc ngăn chặn tiêu cực trong tham nhũng làm tổn hại đến lợi ích dân tộc.

“Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta,” Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thẳng thắn chia sẻ.

Nói về những cán bộ cấp cao đã bị kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thẳng thắn chia sẻ: “Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta.”

Lời chia sẻ của người đứng đầu đất nước càng trở nên thấm thía và chắc chắn “cuộc chiến chống tham nhũng” sẽ còn diễn ra như kỳ vọng của nhân dân.

Lời chia sẻ của người đứng đầu đất nước càng trở nên thấm thía và chắc chắn “cuộc chiến chống tham nhũng” sẽ còn diễn ra như kỳ vọng của nhân dân. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Lời chia sẻ của người đứng đầu đất nước càng trở nên thấm thía và chắc chắn “cuộc chiến chống tham nhũng” sẽ còn diễn ra như kỳ vọng của nhân dân. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Lòng dân ủng hộ, không bỏ ai ở lại phía sau…

“Xử lý cán bộ như thế đủ nghiêm chưa? Lần trước toàn nói là tắm từ vai xuống, giờ là từ đầu xuống. Lòng dân ủng hộ, đang làm rồi phải làm tiếp, không dừng lại. Cho nên tôi nói hình ảnh cả lò nóng lên, tất cả vào cuộc là thế,” chia sẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và quận Tây Hồ (Hà Nội) trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, ngày 12/10/2017 đã tiếp thêm niềm tin cho cử tri và nhân dân cả nước trong công cuộc chống tham nhũng.

Mới đây, trong cuộc chiến chống lại COVID-19, tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi càng sáng rõ hơn bởi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trí, sức mạnh của “ý Đảng, lòng dân.” Cũng nhờ tinh thần đó, Việt Nam đã vượt qua khó khăn, chiến thắng được đại dịch.

Những cán bộ tham nhũng liên quan đến đất đai, quy hoạch xây dựng, tài nguyên quốc gia cho tới thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 cũng đã bị đưa vào “lò chống tham nhũng” xử lý.

Tuy nhiên, bên cạnh việc xử lý cán bộ, người dân cũng mong chờ sự công bằng về quyền lợi của chính mình, bởi nhiều vụ án vẫn chưa thấy hướng xử lý khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại mà người dân bị ảnh hưởng.

Đơn cử như sai phạm của loạt dự án nhà ở do Tập đoàn Mường Thanh xây dựng ở Hà Nội, khiến hàng vạn hộ dân đến nay vẫn chưa có sổ đỏ. Nhiều cử tri cho rằng sai phạm thuộc về chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đến việc quản lý, cấp phép.

Vì thế, nếu buộc công trình phải khắc phục, cắt ngọn thì việc giải quyết đền bù cho người dân ra sao, cơ chế nào để giúp người dân đã bỏ tiền tỷ ra mua nhà có được quyền sở hữu chính đáng tài sản của mình?

Hay như “siêu dự án” Khu đô thị mới Thủ Thiêm, do chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh quy hoạch trái với quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khiến 160ha đất tái định cư bị bỏ ra ngoài quy hoạch chung 1/5.000 và đưa 80ha đô thị chỉnh trang (trong đó có diện tích đất của người dân) nằm ngoài ranh giao đất của Chính phủ vào quy hoạch 1/5.000 đẩy trăm người dân mất đất, mất chỗ ở và phải đi khiếu nại tới gần 20 năm… cách nào để khắc phục hậu quả, đền bù cho họ?

Chia sẻ với phóng viên VietnamPlus, ông Nguyễn Tấn Cứu-một trong số hơn 100 người dân bị mất đất vì “siêu dự án” Khu đô thị mới Thủ Thiêm cho rằng: “Chúng tôi đã khiếu nại gần 20 năm qua, chưa có cơ quan nào dám lên tiếng, nhưng lần này Đảng, Nhà nước đã đưa công khai tên họ ông Lê Thanh Hải và những người liên quan ra ánh sáng với các mức án kỷ luật. Người dân chúng tôi rất mừng vì Đảng, Nhà nước đã thấu hiểu lòng dân. Tuy nhiên đó là mặt xử lý Đảng thôi, còn về mặt khắc phục hậu quả thì chính quyền chưa nói tới.”

“Chúng tôi mong các cấp lãnh đạo yêu cầu những người đã sai phạm thì phải khắc phục hậu quả,” bà Nguyễn Thị Tám.

Có chung nỗi đau mất đất, mất nhà, bà Nguyễn Thị Tám cho hay: “Bây giờ hướng xử lý của Đảng đã rõ ràng, những người vi phạm cũng đã bị xử lý. Tuy nhiên, quyền lợi của chúng tôi đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Vì vậy, chúng tôi mong các cấp lãnh đạo yêu cầu những người đã sai phạm thì phải khắc phục hậu quả, để quyền lợi của người dân chúng tôi được giải quyết thỏa đáng” và “không ai bị bỏ lại phía sau,” bởi vì sai phạm của một số cán bộ, lãnh đạo./.

Nhân dân cả nước kỳ vọng sẽ xử lý dứt điểm các “siêu, đại” dự án sai phạm, lấy lại niềm tin nhân dân. (Ảnh: CTV)
Nhân dân cả nước kỳ vọng sẽ xử lý dứt điểm các “siêu, đại” dự án sai phạm, lấy lại niềm tin nhân dân. (Ảnh: CTV)