Hy Lạp chống COVID-19 thế nào

hylapcovid-1586937437-2.jpg

Cứ 18 giờ chiều mỗi ngày, người dân Hy Lạp lại mở tivi và chuyển tới một kênh mà bình thường họ sẽ không để ý. Mỗi lần như vậy, họ đều bắt gặp cùng một cảnh tượng: hai người đàn ông ngồi cách nhau vài mét phía sau một chiếc bàn dài trong một căn phòng tràn ngập ánh sáng.

Bản tin hàng ngày về virus corona của Bộ y tế bắt đầu với Sotiris Tsiodras, giáo sư chuyên về các bệnh truyền nhiễm từng tốt nghiệp đại học Harvard có giọng nói nhẹ nhàng, thông báo những tin tức và số liệu mới nhất về tình hình dịch bệnh, thi thoảng thêm vào những lời yêu cầu khẩn thiết.

Tiếp lời ông là Nikos Hardalias, Bộ trưởng Bộ bảo vệ công dân, nhấn mạnh lại sự nghiêm trọng của tình hình và cảnh báo rằng công dân Hy Lạp “phải ở trong nhà.”

Vị giáo sư mọt sách và vị cựu thị trưởng đầy thực tế này là những gương mặt gắn liền với nỗ lực của chính phủ Hy Lạp để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Khi dịch bệnh COVID-19 tràn đến châu Âu, các nhà chức trách buộc phải thừa nhận, 18 tháng sau khi Hy Lạp thoát khỏi gói cứu trợ thứ ba, cả nước chỉ có 560 giường bệnh chăm sóc đặc biệt.

Những nỗ lực này dường như đang mang lại kết quả. Tính đến ngày 16/4, Hy Lạp có 2.192 ca nhiễm virus corona được xác nhận và 102 ca tử vong tính trên tổng dân số hơn 11 triệu người – thấp hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào tại châu Âu (Italy đã có tới 21.645 người tử vong, Tây Ban Nha gần 19.000 ca còn Pháp cũng đã hơn 17.000 người thiệt mạng).

Đối mặt COVID-19 trong vô vàn khó khăn

Nhiều người đồng ý rằng Hy Lạp đang vượt qua cuộc khủng hoảng tốt hơn so với dự kiến. Giáo sư Tsiodras gần đây đã cho phép mình nói về “sự san phẳng đường cong” ngay cả khi các nhà chức trách tin rằng lễ Phục Sinh vào ngày 19/4 sắp tới sẽ khó mà diễn ra một cách suôn sẻ. Theo truyền thống, người Hy Lạp sẽ đổ về các ngôi làng của tổ tiên ở vùng nông thôn để ăn mừng lễ hội lớn nhất trong lịch tôn giáo của họ.

Khả năng đối phó của Hy Lạp với một tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng ở mức độ như vậy không phải là chuyện đương nhiên. Sau gần một thập kỷ rối tung vì cuộc khủng hoảng nợ công, hệ thống chăm sóc y tế ở Hy Lạp vẫn chưa thể phục hồi.

Hy Lạp đối mặt với COVID-19 trong vô vàn khó khăn. (Nguồn: Guardian)
Hy Lạp đối mặt với COVID-19 trong vô vàn khó khăn. (Nguồn: Guardian)

Các bệnh viện công phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm giải cứu các khoản nợ từ các bên cho vay nước ngoài để giữ cho đất nước không bị chìm trong nợ và vẫn trụ được tại khu vực đồng euro.

Khi dịch bệnh tràn đến châu Âu, các nhà chức trách đã buộc phải thừa nhận, 18 tháng sau khi Hy Lạp thoát khỏi gói cứu trợ thứ ba, cả nước chỉ có 560 giường bệnh chăm sóc đặc biệt (ICU).

Thực tế khắc nghiệt này không cho phép thực hiện một chiến lược giảm nhẹ, hay suy tính về các chính sách tạo “miễn dịch cộng đồng.”

Giống như Italy, dân số người cao tuổi ở Hy Lạp cũng khá lớn với khoảng 1/4 số người trong tuổi nghỉ hưu. “Có những thực tế và điểm yếu mà chúng tôi hiểu rất rõ,” tiến sỹ Andreas Mentis, giám đốc Viện Hellenic Pasteur chia sẻ. “Trước khi trường hợp đầu tiên được chẩn đoán, chúng tôi đã bắt đầu kiểm tra và cách ly người dân. Các chuyến bay từ nước ngoài đến, đặc biệt là từ Trung Quốc, đều được theo dõi. Sau đó, khi người dân bắt đầu từ Tây Ban Nha về nước, chúng tôi bảo đảm rằng họ đều được cách ly tại các khách sạn.”

“Có những vấn đề bạn có thể giải quyết chớp nhoáng, nhưng cũng có những vấn đề khác đòi hỏi sự thật và tính minh bạch.”

Tiến sỹ Mentis là một thành viên của hội đồng khoa học cố vấn cho chính phủ về dịch bệnh chết người này. Những hành động quản lý khủng hoảng mẫu mực – một điều mà ngay cả những đối thủ chính trị cũng phải thừa nhận – có liên hệ rất lớn tới việc ưu tiên cho khoa học thay vì chính trị, cũng như cho một cách tiếp cận mang tính quản lý mà theo lời của thủ tướng Kyriakos Mitsotakis là tập trung vào “độ nhanh nhạy của nhà nước, sự phối hợp, quyết tâm và hành động nhanh chóng.”

Alex Patelis, cố vấn kinh tế của ông Mitsotakis, cho biết: “Có những vấn đề bạn có thể giải quyết chớp nhoáng, nhưng cũng có những vấn đề khác đòi hỏi sự thật và tính minh bạch. Một điều rõ ràng là chúng tôi cần các chuyên gia và cần lắng nghe ý kiến của họ. Người Hy Lạp đã từng trải qua khủng hoảng; họ hiểu cảm giác đó là thế nào. Tôi nghĩ điều đó cũng đã giúp họ dễ thích nghi và chịu đựng hơn.”

Ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đầu

Ngay từ đầu, 25 ủy ban tại Hy Lạp đã thúc đẩy việc áp dụng lệnh phong tỏa, một lựa chọn tồi tệ với một quốc gia chỉ vừa mới có những dấu hiệu phục hồi kinh tế.

Hồi cuối tháng Hai, trước khi Hy Lạp ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19, các buổi diễu hành lễ hội đã bị hủy bỏ. Ngày 10/3 – tức vài tuần trước khi tất cả các nước còn lại ở châu Âu ra yêu cầu tương tự – các trường học đã được lệnh đóng cửa.

Chỉ trong vài ngày, các quán bar, quán càphê, nhà hàng, hộp đêm, phòng gym, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, cửa hàng bán lẻ, bảo tàng và các di tích khảo cổ cũng đều dừng hoạt động.

Những khung cảnh thê lương ở Italy đã vượt qua biển Adriatic và gây sốc cho không chỉ người dân Hy Lạp mà còn cho tất cả mọi người. Chúng cũng được Tsiodras và Hardalias dùng làm ví dụ trong quá trình khắc sâu thông điệp về sự nguy hiểm của dịch bệnh.

Hy Lạp quyết liệt chống COVID-91 ngay từ đầu. (Nguồn: Reuters)
Hy Lạp quyết liệt chống COVID-91 ngay từ đầu. (Nguồn: Reuters)

Các biện pháp này không được chấp nhận ngay lập tức, nhưng rất nhanh sau đó chính phủ đã buộc phải đóng cửa các bãi biển và các khu trượt tuyết, cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở nơi công cộng, cấm mọi người trừ cư dân thường trú đi lại tới các đảo và khi cuộc tranh cãi về sức mạnh của niềm tin và khoa học bùng lên – đối đầu với nhà thờ chính thống Hy Lạp khi các mục sư ở đây từ chối việc dừng tổ chức các buổi lễ và lễ ban thánh thể. Các tuyến hàng không tới các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất cũng bị đình chỉ.

Tuy nhiên, đại dịch cũng là chất xúc tác cho một chính quyền vừa được bầu hồi tháng 7 năm ngoái nhờ chương trình nghị sự cải cách, và khi Hy Lạp tiến hành phong tỏa toàn quốc, chính phủ đã tuyên bố rằng họ đang tận dụng cuộc khủng hoảng để tiến hành những cải cách về kỹ thuật số đã bị chậm trễ quá lâu nhằm bảo vệ sức khỏe của công dân cũng như hiện đại hóa nhà nước.

Đại dịch cũng là chất xúc tác cho một chính quyền vừa được bầu hồi tháng 7 năm ngoái nhờ chương trình nghị sự cải cách, và khi Hy Lạp tiến hành phong tỏa toàn quốc

“Khi đại dịch bùng phát, nhu cầu đơn giản hóa các quy trình của chính phủ trở nên tối quan trọng,” Bộ trưởng quản trị kỹ thuật số Kyriakos Pierrakakis của Hy Lạp chia sẻ với tờ Guardian. “Một trong những điều đầu tiên chúng tôi làm để hạn chế việc mọi người ra khỏi nhà là cho phép họ được kê đơn qua điện thoại. Chỉ riêng điều đó đã giúp 250.000 công dân không cần đến gặp bác sĩ trong 20 ngày. Nó cũng đã giúp giảm đáng kể số lượng người ra khỏi nhà, và đó là một việc tốt.”

Các tài liệu cần cán bộ có mặt tại các văn phòng chính phủ phê duyệt với một mê cung các thủ tục hành chính quan liêu đã được đưa lên trực tuyến, giúp tiết kiệm hàng nghìn lượt đi lại hàng ngày. “Bằng việc thay đổi bản chất của sự tương tác giữa công dân với nhà nước, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục giành lại được lòng tin của công chúng với thể chế,” Pierrakakis chia sẻ.

Trong khi đó, Hy Lạp đã tăng được gần gấp đôi số đơn vị ICU. Tuy nhiên, các bác sỹ cho biết việc xét nghiệm, hiện đang bị hạn chế với những ngoại lệ vô cùng hiếm ở các bệnh viện, cần được áp dụng rộng rãi hơn nữa để tăng sự tự tin.

Những nỗ lực đã mang lại kết quả

Với hai trại tị nạn được cách ly sau khi những người bị tạm giữ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS CoV-2, quan ngại về những nơi giống như những “quả bom y tế nổ chậm” đang nổi lên.

Chi phí cho một nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào du lịch vốn đã cao – và đó là trước khi gói tài trợ khẩn cấp trị giá 14.5 tỷ euro cho phúc lợi nhà nước và hoãn thuế được cân nhắc.

“Nếu chúng tôi vượt qua được, nếu chúng tôi chứng minh được mình có khả năng và có thể làm được việc, những chuyện còn lại sẽ suôn sẻ,” Patelis nhận định.

Tuy nhiên lúc này, chính phủ Hy Lạp đang bất ngờ được biểu dương bằng những lời khen vì đã san phẳng được đường cong.

“Nếu chúng tôi vượt qua được, nếu chúng tôi chứng minh được mình có khả năng và có thể làm được việc, những chuyện còn lại sẽ suôn sẻ,” Patelis nhận định. Ông nói thêm rằng mục tiêu của Athens là khôi phục lại một phần uy tín đã bị đổ vỡ trong những năm phải nhận cứu trợ.

“Càng xử lý nhanh một cuộc khủng hoảng y tế bao nhiêu, chi phí kinh tế phải bỏ ra trong ngắn hạn càng lớn bấy nhiêu, nhưng lợi ích thu được trong dài hạn cũng sẽ lớn như vậy.”

Hy Lạp đã đạt được những kết quả quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19. (Nguồn: Getty Images)
Hy Lạp đã đạt được những kết quả quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19. (Nguồn: Getty Images)