Những người mang lời thề Hippocrates

vnp1703qua-1584772887-49.jpg

Những ngày này, đội ngũ nhân viên y tế cả nước đang từng ngày, từng giờ căng mình đối diện mọi khó khăn, thử thách, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng để phòng chống dịch COVID-19.

Thế nhưng, mang trong mình lời thề Hippocrates, khoác trên người bộ đồ bảo hộ, họ không hề nao núng, vẫn hàng ngày, hàng giờ miệt mài chăm sóc bệnh nhân.

Trong ngành y tế hiện có 89.000 bác sỹ và có 126.000 điều dưỡng trên toàn quốc.

Tâm sự của “bác sỹ F1”

Tính tới chiều 21/3, sau hơn 2 tháng chiến đấu với dịch bệnh, những y bác sỹ nơi tuyến đầu đã chữa khỏi cho 17 bệnh nhân.

Trong cuộc chiến với COVID-19, nhân viên y tế là những “chiến sỹ” ở tuyến đầu của mặt trận chống dịch và họ luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong dịch bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Quốc Hùng khám cho bệnh nhân thứ 52 mắc bệnh COVID-19 tại Bệnh viện số 2. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bác sỹ Nguyễn Quốc Hùng khám cho bệnh nhân thứ 52 mắc bệnh COVID-19 tại Bệnh viện số 2. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong cuộc chiến với COVID-19, nhân viên y tế là những “chiến sỹ” ở tuyến đầu của mặt trận chống dịch và họ luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong dịch bệnh.

“Việc đầu tiên khi vào đến khu cách ly là tháo đồng hồ trên tay, cất đi để không nhìn vào đó, đỡ sốt ruột. Hàng ngày, sau khi tham gia hội chẩn trực tuyến với đồng nghiệp qua thiết bị công nghệ thông minh, cố gắng tìm xem xung quanh mình có vật dụng gì bị hỏng để sửa chữa, càng khó càng hay,” bác sỹ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh – người đang thực hiện nhiệm vụ là Giám đốc Bệnh viện số 2 (nơi điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) chia sẻ.

Là bác sỹ, ông Hùng hiểu hơn ai hết nỗi lo của xã hội khi có dịch. Với “cuộc chiến” dài ngày này, ông bảo, đội ngũ y-bác sỹ được tăng cường cho hai Bệnh viện dã chiến của tỉnh Quảng Ninh, ai cũng trong tâm lý sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Ngày 8/3 vừa qua, bác sỹ Hùng bắt đầu chuỗi 14 ngày trong khu cách ly của Bệnh viện số 2 dành cho người thuộc diện F1 tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 (4 bệnh nhân người nước ngoài trên chuyến bay VN0054 từ London về Nội Bài ngày 2/3 được phát hiện ở Quảng Ninh).

[Video]: Bác sỹ tại “tâm dịch” Quảng Ninh chia sẻ việc điều trị cho các bệnh nhân COVID-19:

Tiếp đó, vào ngày 13/3, Bệnh viện số 2 tiếp nhận thêm bệnh nhân 52 là hành khách trên chuyến bay từ London về Việt Nam ngày 9/3. Ngày 13/3, bệnh nhân được lấy mẫu và làm xét nghiệm tại Quảng Ninh cho kết quả dương tính. Sáng 14/3, mẫu bệnh phẩm được gửi lên Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bác sỹ Hùng và những người đồng nghiệp lại bắt tay vào một giai đoạn tiếp theo điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại tỉnh.

Hơn mười ngày thực hiện việc cách ly tại bệnh viện, bác sỹ Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ, 59 tuổi, 35 năm trong nghề y, chưa bao giờ ông thức dậy sau 6 giờ và cũng hiếm khi được nghỉ 2 ngày liên tiếp. Vì vậy, ông coi quãng thời gian cách ly 2 tuần là dịp để “sống chậm một chút.” Bởi lẽ, ông “vẫn tham gia điều hành bệnh viện chứ không ngồi một chỗ. Không tiếp xúc với bên ngoài, chứ vẫn tham gia hội chẩn trực tuyến, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.”

(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)

Hơn mười ngày thực hiện việc cách ly tại bệnh viện, bác sỹ Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ, 59 tuổi, 35 năm trong nghề y, chưa bao giờ ông thức dậy sau 6 giờ và cũng hiếm khi được nghỉ 2 ngày liên tiếp. Vì vậy, ông coi quãng thời gian cách ly 2 tuần là dịp để “sống chậm một chút.”

“Sinh nghề tử nghiệp! Đã vào nghề này thì chúng tôi xác định phải là lực lượng để người dân nhìn vào, để cho người dân yên tâm, nếu dịch có xảy ra thì người bệnh cũng có chỗ để gửi gắm sự tin tưởng. Đó là điều hạnh phúc của nhất của những người làm ngành y,”  bác sỹ Hùng bộc bạch.

Trong khi đó, chia sẻ về vấn đề trường hợp nhân viên y tế mắc bệnh COVID-19, giáo sư Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho hay: “Chúng tôi đã lường trước một ngày nào đó thấy nhân viên y tế, sinh viên của trường dương tính với SARS-CoV-2. Với chúng tôi, đây không phải là điều bất ngờ bởi họ cũng chỉ là người dân bình thường. Đi siêu thị, họ cũng có thể gặp 1 nguồn lây và dễ dàng nhiễm bệnh ngay huống chi hàng ngày hàng giờ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng có nguy cơ rất lớn.”

Buổi giao ban của các bác sỹ tại Bệnh viện số 2 của tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: T.T/Vietnam+)
Buổi giao ban của các bác sỹ tại Bệnh viện số 2 của tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: T.T/Vietnam+)

“Chúng tôi đã lường trước một ngày nào đó thấy nhân viên y tế, sinh viên của trường dương tính với SARS-CoV-2. Với chúng tôi, đây không phải là điều bất ngờ bởi họ cũng chỉ là người dân bình thường. Đi siêu thị, họ cũng có thể gặp 1 nguồn lây và dễ dàng nhiễm bệnh.”

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong ngành y tế hiện có 89.000 bác sỹ và có 126.000 điều dưỡng trên toàn quốc. Đây là nguồn nhân lực rất quý giá để Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả tham gia vào khoanh vùng dập dịch và điều trị cho người bệnh.

Sinh viên Y sẵn sàng vào điểm nóng

Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19, bên cạnh những nhân viên y tế đang ngày ngày nỗ lực cứu chữa chăm sóc người bệnh, những sinh viên ngành y cũng đang là các chiến sỹ xung kích với tinh thần: “Đâu cần sinh viên y có, đâu khó có sinh viên y.”

Giáo sư Tạ Thành Văn cho hay kể từ khi dịch bệnh bùng phát, ngoài nhiệm vụ học tập phục vụ bệnh nhân, các sinh viên của trường còn có nhiều hoạt động hỗ trợ ngành y tế. Nhà trường đã tổ chức các đoàn cán bộ sinh viên của trường tham gia các công việc trong phòng chống.

Sinh viên trường y trong buổi ra quân hỗ trợ Sở Y tế Hà Nội và ngành y tế chống dịch COVID-19.(Ảnh: PV/Vietnam+)
Sinh viên trường y trong buổi ra quân hỗ trợ Sở Y tế Hà Nội và ngành y tế chống dịch COVID-19.(Ảnh: PV/Vietnam+)

Giáo sư Văn phân tích: “Là trường đại học chuyên ngành sức khỏe, chúng tôi xác định có trách nhiệm chung tay cùng Chính phủ và Bộ Y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhất là trong bối cảnh dịch đang lan rộng là lúc ngành y tế đang cần rất nhiều nhân lực.”

Trong thời gian qua thầy, trò của Trường Đại học Y Hà Nội được huy động tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thủ đô, theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và đề nghị của Sở Y tế Hà Nội.

Tới nay, đã có 124 sinh viên năm cuối hệ y tế dự phòng của trường tình nguyện viết đơn đăng ký và tham gia hỗ trợ Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19; có 2 đợt các bác sỹ, nhân viên y tế của Trường đại Học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tham gia lấy mẫu, phân loại bệnh nhân ở Sân bay Nội Bài. Họ đã làm việc từ 4 giờ chiều đến 1-2  giờ sáng, bất kể thời gian. Hiện nay những đội quân xung kích đó vẫn túc trực lấy mẫu xét nghiệm…

Tới nay, đã có 124 sinh viên năm cuối hệ y tế dự phòng của trường tình nguyện viết đơn đăng ký và tham gia hỗ trợ Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19,

“Các sinh viên sẽ tham gia nhiều công việc phòng, chống COVID-19 như điều tra dịch tễ học các trường hợp về từ vùng dịch; thu thập thông tin, nhập số liệu vào máy tính, thu thập mẫu xét nghiệm; giám sát vệ sinh khử khuẩn chống dịch…,” giáo sư Văn cho biết thêm.

Trước câu hỏi về việc nhà trường liệu có lo ngại trường hợp nhân viên y tế và sinh viên bị cách ly hay mắc bệnh COVID-19?, giáo sư Văn thẳng thắn: “Nếu chúng tôi lo sợ thì đã không cử sinh viên và con em mình đi. Chúng tôi hiểu cấu trúc gene, dịch tễ học, lâm sàng, diễn biến của virus gây bệnh COVID-19 từ đó dựa trên nghiên cứu khoa học, quyết định sinh viên vẫn đi học bình thường.”

“Các sinh viên trường y tham gia chống dịch là chuyện rất bình thường. Khi dịch bệnh ở một giai đoạn khác, ngành y tế huy động thêm, chúng tôi sẵn sàng tiếp ứng và tham gia với lực lượng sinh viên sau đại học, bác sỹ nội trú các chuyên ngành khác nhau. Trường Y còn có 6.000 sinh viên sau đại học, còn lớp bác sỹ nội trú, chuyên gia y tế trong nhiều lĩnh vực. Tất cả đều sẵn sàng,” giáo sư Văn khẳng định.

[Video]: Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội tiếp sức mùa dịch:

Ông cũng cho biết  Đại học Y Hà Nội đã xây dựng kịch bản để ứng phó. Các thầy thuốc chắc chắn sẽ không chùn bước trước dịch bệnh. Họ sẽ luôn có mặt ở tuyến đầu trong cuộc chiến sinh tử với “giặc COVID-19.”

 Đại học Y Hà Nội đã xây dựng kịch bản để ứng phó. Các thầy thuốc chắc chắn sẽ không chùn bước trước dịch bệnh. Họ sẽ luôn có mặt ở tuyến đầu trong cuộc chiến sinh tử với “giặc COVID-19.”

Theo các dự báo, đại dịch COVID-19 còn sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Và, dù biết khó khăn, nguy hiểm trước mắt nhưng những người mặc áo blouse trắng luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất. Và có lẽ, điều họ cần bây giờ chính là sự ủng hộ tinh thần từ cộng đồng. Đây sẽ là liều thuốc tốt nhất giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc chiến còn nhiều cam go ấy…/.

Ngày 20/3, Bộ Y tế thông báo hai nhân viên y tế đầu tiên của Việt Nam mắc COVID-19.

Đó là hai nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai gồm một người 54 tuổi làm ở phòng khám ngoại trú HIV và một người 34 tuổi làm công việc tiếp đón bệnh nhân ở Phòng khám sàng lọc, đều thuộc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Theo thông tin từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hơn 200 người có liên quan tới 2 ca bệnh nói trên bước đầu có kết quả âm tính.

Trong khi đó, tính tới chiều 21/3, Việt Nam ghi nhận 91 ca bệnh mắc COVID-19. Có 17 trường hợp đã khỏi bệnh, chưa có trường hợp tử vong.

Theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân số 52 mắc COVID-19 tại Bệnh viện số 2, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân số 52 mắc COVID-19 tại Bệnh viện số 2, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: PV/Vietnam+)