Deepfake có thể là vấn đề lớn trong cuộc bầu cử Mỹ 2020

politicalde-1571213524-97.jpg

Nếu như tin giả (fake news) là một vấn đề lớn cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 thì video “deepfake” thậm chí có thể là một vấn đề còn lớn hơn vào năm bầu cử 2020.

Công nghệ deepfake có thể được sử dụng để tạo ra các video các chính trị gia nói những điều họ chưa bao giờ nói hoặc làm những việc họ chưa bao giờ làm. Công nghệ này lần đầu tiên nhận được sự chú ý rộng rãi vào tháng 4/2018, khi diễn viên hài Jordan Peele tạo ra một video giả vờ cho thấy cựu Tổng thống Barack Obama xúc phạm Tổng thống Donald Trump trong một bài phát biểu.

“Deepfake có thể được tạo ra bởi bất cứ ai có máy tính, truy cập Internet và quan tâm đến việc gây ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử, “ (John Villasenor, giáo sư chuyên ngành trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng.)

Công nghệ này là một vấn đề không chỉ bởi vì các video là giả mạo và dễ dàng thực hiện, mà còn bởi vì chúng giống như tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội, chúng có thể được chia sẻ.

“Deepfake có thể được tạo ra bởi bất cứ ai có máy tính, truy cập Internet và quan tâm đến việc gây ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử, “ John Villasenor, giáo sư chuyên ngành trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng. Ông Villasenor giải thích rằng “chúng là một công cụ mới mạnh mẽ cho những người muốn (sử dụng) thông tin sai lệch để gây ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử.”

(Nguồn: techwire.net)
(Nguồn: techwire.net)

Các chuyên gia cảnh báo rằng phần mềm deepfake có thể bị biến thành một thứ vũ khí thông tin sai lệch và do dễ tạo nội dung giả mạo, video có thể được tạo và phân phối kịp thời, cho phép video giả đạt tới hàng triệu lượt xem chỉ trong vài giây.

Thuật ngữ “deepfake,” đề cập đến các video bị thao túng hoặc các hình thức trình diễn kỹ thuật số khác được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo một cách tinh vi mang lại hình ảnh và âm thanh có vẻ thực tế nhưng lại hoàn toàn bịa đặt.

Phần mềm deepfake có thể bị biến thành một thứ vũ khí thông tin sai lệch và do dễ tạo nội dung giả mạo, video có thể được tạo và phân phối kịp thời, cho phép video giả đạt tới hàng triệu lượt xem chỉ trong vài giây. 

Tác động tới bầu cử Mỹ năm 2020

Paul Barrett, giáo sư trợ lý luật tại Đại học New York, giải thích rằng có hai cách video deepfake có thể ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử.

Thứ nhất, ông Barrett nói, “một video deepfake làm khéo léo có thể thuyết phục cử tri rằng một ứng cử viên cụ thể đã nói hoặc làm điều gì đó mà ông/bà ấy không nói hoặc làm.”

Một video được phát hành trên Facebook vào tháng 6 cho thấy Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi dường như có biểu hiện như bị say xỉn khi phát biểu, trong thực tế, bà đã không làm như thế.

Ông Villasenor nói với hãng tin CNBC rằng các cuộc tấn công deepfake có thể làm suy yếu danh tiếng của các chính trị gia và dễ dàng ảnh hưởng đến tình cảm của cử tri, khiến chúng trở nên rất nguy hiểm.

“Nếu có vô số các nội dung deepfake trong suốt chiến dịch bầu cử, cử tri có thể trở nên hoài nghi về sự thật. Chủ nghĩa hoài nghi có thể dẫn đến thờ ơ, tỷ lệ cử tri đi bầu thấp và sự vỡ mộng với toàn bộ hệ thống chính trị,” ông Barrett nói.

Giới chức Mỹ với cuộc chiến mới chống lại mối nguy hại từ deepfake

Hiện tại, việc tạo ra các video giả không phải là tội phạm liên bang ở Mỹ. Nhưng “sử dụng một video giả để thực hiện một tội ác khác – chẳng hạn như tống tiền hoặc lừa đảo hoặc quấy rối – sẽ là bất hợp pháp theo luật hiện hành,” ông Barrett nói.

Ông Barrett nói thêm rằng tính hợp pháp của việc tạo ra các deefake có thể thay đổi trong tương lai, vì một số dự luật hy vọng hạn chế việc sử dụng chúng đã được giới thiệu trong Quốc hội Mỹ.

Các tiểu bang bao gồm California và Texas đã ban hành luật quy định các nội dung deepfake là bất hợp pháp khi chúng được sử dụng để can thiệp vào các cuộc bầu cử. 

Dự luật liên bang đầu tiên nhắm mục tiêu vào các deepfake, Đạo luật Cấm giả độc hại, được đưa ra vào tháng 12/2018. Trong khi đó, các tiểu bang bao gồm California và Texas đã ban hành luật quy định các nội dung deepfake là bất hợp pháp khi chúng được sử dụng để can thiệp vào các cuộc bầu cử.

Vào tháng 6, Đạo luật trách nhiệm giải trình DEEPFAKES, đã được giới thiệu trước Quốc hội Mỹ. Nếu được thông qua, nó sẽ yêu cầu những người tạo ra các video giả phải dán nhãn nhận biết hoặc phải đối mặt với án tù 5 năm.

“Thật vậy, công nghệ này có thể được sử dụng cho cả giải trí, kinh doanh và chính trị, do đó khó có thể bị đặt ra ngoài vòng pháp luật,” Peter Singer, chiến lược gia an ninh mạng và quốc phòng đồng thời là chuyên gia cao cấp của Viện nghiên cứu chính sách New America.

Hình ảnh này được tạo ra từ video của một video giả có cựu Tổng thống Barack Obama cho thấy các yếu tố lập bản đồ khuôn mặt được sử dụng trong công nghệ mới cho phép bất cứ ai làm video người thật xuất hiện để nói những điều họ chưa từng nói. (Nguồn: AP)
Hình ảnh này được tạo ra từ video của một video giả có cựu Tổng thống Barack Obama cho thấy các yếu tố lập bản đồ khuôn mặt được sử dụng trong công nghệ mới cho phép bất cứ ai làm video người thật xuất hiện để nói những điều họ chưa từng nói. (Nguồn: AP)

Ông Singer nói thêm rằng mặc dù hợp pháp, nhưng các phần mềm làm nội dung deepfake nên được dán nhãn để cho người xem biết những gì họ thấy chỉ là một mô phỏng.

Công nghệ deepfake đang gia tăng khi dữ liệu cho thấy hầu hết người Mỹ lo lắng về tin giả.

Theo một cuộc khảo sát năm 2019 do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện, gần 7/10 người Mỹ tham gia khảo sát (68%) cho biết tin tức và thông tin bịa đặt ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người Mỹ đối với các tổ chức chính phủ. Khoảng một nửa (54%) trong số 6.127 người được hỏi cho biết thông tin sai lệch đã ảnh hưởng đến niềm tin của người Mỹ với nhau.

Gần 7/10 người Mỹ tham gia khảo sát (68%) cho biết tin tức và thông tin bịa đặt ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người Mỹ đối với các tổ chức chính phủ.

Cuộc khảo sát đó cũng cho thấy một nửa số người Mỹ được hỏi coi tin giả là một vấn đề lớn đối với đất nước. Đó là một phần lớn hơn so với những người nói rằng họ coi khủng bố (34%), nhập cư bất hợp pháp (38%), phân biệt chủng tộc (40%) và phân biệt giới tính (26%) là những vấn đề hàng đầu ở Mỹ.

Về phía các công ty Internet, gã khổng lồ mạng xã hội Facebook đã bị chỉ trích vì không thể xác định video giả khi video về bà Pelosi phát tán.

Đáp lại, Facebook và Microsoft hứa sẽ hợp tác với các trường đại học hàng đầu trên cả nước và tạo ra một cơ sở dữ liệu lớn về video giả để nghiên cứu các phương pháp phát hiện video deepfake.

Tạo ra những sự thù địch chưa từng bao giờ xảy ra

Sự nguy hiểm của công nghệ deepfake vượt ra ngoài biên giới các nước. Bởi vì nó dễ dàng tạo và phân phối trên Internet, từ các chính phủ cho đến những cá nhân, tổ chức khác có thể sử dụng deepfake để tác động sâu sắc, can thiệp vào các cuộc bầu cử ở các quốc gia khác.

“Deepfake có thể được sử dụng trên phạm vi quốc tế để gây bối rối hoặc đổ lỗi lên các nguyên thủ quốc gia hoặc các chính trị gia nổi tiếng khác,” chuyên gia Paul Barrett của Đại học New York nói. “Chúng cũng có thể bị lợi dụng để giúp khởi phát các xung đột quân sự bằng cách mô tả sai sự thật về những sự thù địch chưa từng xảy ra.”

Một người xem video quá trình ghép phát biểu của Tổng thống Mỹ Trump vào miệng cựu Tổng thống Obama để cho ra một video deepfake. (Nguồn: Getty Images)
Một người xem video quá trình ghép phát biểu của Tổng thống Mỹ Trump vào miệng cựu Tổng thống Obama để cho ra một video deepfake. (Nguồn: Getty Images)

Nhìn về phía trước, Trung tâm Kinh doanh và Nhân quyền Stern của Đại học New York đã công bố một báo cáo cho biết cuộc bầu cử năm 2020 có thể có khả năng chứng kiến cài mà trung tâm gọi là sự can thiệp từ Trung Quốc, Nga và Iran.

“Trong 15 năm qua, các doanh nghiệp, chính phủ và các đảng chính trị đã phải đối mặt với mối đe dọa về tấn công mạng máy tính, thường được gọi là chiến tranh mạng. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ chứng kiến là có một cặp song sinh được gọi là ‘likewar,’ tấn công con người trên mạng xã hội, bằng cách thúc đẩy các virus ý tưởng xấu độc lan truyền thông qua lượt thích, chia sẻ và lời nói dối,” ông Singer nói./.