Цифровая трансформация для построения могущественнгого Вьетнама

hochiminh-1569293300-7.jpg

В 2019 году во Вьетнаме будет разработана национальная стратегия цифровой трансформации, направленная на развитие цифровой экономики и цифрового общества. Цифровая трансформация будет революционной трансформацией, в корне меняющей облик страны.

Это также новая задачи, возможности и вызовы для Вьетнама в эпоху цифровых технологий, но это также пробуждает силы развивать информационные технологии, чтобы способствовать цифровой трансформации Вьетнама.

В рамках вопроса о цифровой трансформации мы хотели бы представить серию статей «Цифровая трансформация для построения могущественного Вьетнама», состоящую из 3 статей, в которой четко анализируются возможности, проблемы и основы взгляды на цифровую трансформацию, а также правильное направление для успешного цифрового преобразования.

Цифровая трансформация – возможности и проблемы

VietnamPlus

Цифровая трансформация происходит в совсременном мире с высокой скоростью, затрагивет многие сферы и отношения в глобальной экономике и открывает большие возможности для повышения конкурентоспособности бизнеса.

Согласно исследованию, проведенному Microsoft в 2017 году в Азиатско-Тихоокеанском регионе, цифровая трансформация привела к увеличению ВВП примерно на 6% в 2017 году, ожидается, что за 2019 год это увеличение составит 25%, а с 2021 года – 60%.

Hạt nhân của công cuộc chuyển đổi số

VietnamPlus

Chuyển đổi số là sự chuyển dịch mang tính chất cách mạng và sẽ làm thay đổi diện mạo của Việt Nam.

Tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam 2019, với chủ đề “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường,” Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Các doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp số sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi số.”

Do vậy, mục tiêu của Việt Nam là phải phát triển được 100.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các doanh nghiệp này sẽ tập trung làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, triển khai ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển số của toàn Việt Nam.

Liên minh xây dựng quốc gia số

Hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam chuyển đổi số thành công, tháng 8/2019, Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam đã chính thức ra đời. Ở giai đoạn đầu tiên, Liên minh chuyển đổi số quốc gia là sự cam kết bắt tay đầu tư hạ tầng và platforms chuyển đổi số (nền tảng công nghệ số có sẵn) của 8 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ thông (Viettel, VNPT, FPT, MoibiFone, CMC, BKAV, VNG và MISA).

“Các doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp số sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi số.” (Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng)

Chủ tịch Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam Lê Đăng Dũng cho biết: Liên minh Chuyển đổi số ra đời bước đầu dựa trên cơ sở tập hợp của những doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam có sứ mệnh truyền cảm hứng trong toàn thể xã hội về chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp “anh cả” này sẽ chủ động thực hiện chuyển đổi số và tạo ra nền tảng, hạ tầng, dịch vụ, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam và toàn xã hội cùng tham gia vào công cuộc chuyển đổi số. Sau đó, Liên minh sẽ mở rộng để các doanh nghiệp có đủ năng lực cùng góp sức vào công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam.

Mục tiêu của Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam là hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp thúc đẩy nhanh, mạnh, hiệu quả quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn tại lễ ra mắt Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam. (Nguồn: mic.gov.vn)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn tại lễ ra mắt Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam. (Nguồn: mic.gov.vn)

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, có 3 nguyên tắc quan trọng để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đầu tiên là đảm bảo tính tương thích liên thông, bởi vì khi chuyển đổi số, Việt Nam sẽ  xây dựng rất nhiều nền tảng số, hệ thống thông tin và việc chia sẻ dữ liệu là yêu cầu tất yếu. Nguyên tắc thứ hai là mặc định số.

Để chuyển đổi số thành công, cần sự quyết tâm của Chính phủ, sự định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, sự ủng hộ của các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Tức là mỗi cơ quan, mỗi doanh nghiệp luôn luôn phải đặt ra cho mình câu hỏi tại sao hoạt động này chưa được số hóa bởi số hóa cần áp dụng cho toàn bộ quá trình chứ không phải từng công đoạn. Nguyên tắc thứ ba là phải đảm bảo an toàn an ninh mạng liên thông, bởi khi kết nối rồi, một đơn vị mất an toàn an ninh sẽ dễ dàng lây lan sang các đơn vị khác.

Để chuyển đổi số thành công, cần sự quyết tâm của Chính phủ, sự định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, sự ủng hộ của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Các đơn vị gia nhập Liên minh chuyển đổi số Việt Nam cam kết chung tay giải quyết các vấn đề hiện có, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để cùng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thành công ở từng đơn vị và lan rộng toàn xã hội.

Phát triển nền tảng công nghệ

Năm 2019, Việt Nam tuyên bố chiến lược về chuyển đổi số quốc gia để tiến tới một nền kinh tế số, xã hội số. Theo đó, xây dựng các yếu tố nền tảng công nghệ số (platform) là cốt lõi để công cuộc chuyển đổi số thành công. Trong Liên minh chuyển đổi số Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cần phải đi đầu, tập trung đầu tư hạ tầng, công nghệ và xây dựng platform để cung cấp cho doanh nghiệp khi tiến hành chuyển đổi số.

Đại biểu tham quan khu trưng bày các sản phẩm công nghệ tại Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số do VNPT tổ chức tại Quảng Ninh, ngày 6/9/2019. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) 
Đại biểu tham quan khu trưng bày các sản phẩm công nghệ tại Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số do VNPT tổ chức tại Quảng Ninh, ngày 6/9/2019. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) 

Hiện nay, Tập đoàn FPT đặt mục tiêu giảm 30-50% thời gian triển khai dự án chuyển đổi số cho tổ chức, doanh nghiệp bằng nền tảng và sản phẩm số toàn diện. FPT cũng dự định sẽ đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ chất lượng cao và chuyển giao phương pháp luận số hóa.

Sau 3 năm nỗ lực thực hiện chuyển đổi số, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT đã chia sẻ các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng phương pháp luận đặc thù. Khi có được phương pháp luận rồi các đơn vị bắt đầu đầu tư xây dựng các nền tảng thiết yếu để phục vụ quá trình chuyển đổi. Cuối cùng là tập trung tìm kiếm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số để thực hiện thành công việc chuyển đổi số.

 Tập trung đầu tư hạ tầng, công nghệ và xây dựng platform để cung cấp cho doanh nghiệp khi tiến hành chuyển đổi số.

Hiện nay, việc cung cấp hạ tầng và nền tảng công nghệ đã được nhiều doanh nghiệp trong Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam đầu tư và vận hành, nhưng quan trọng hơn là cần sự kết nối đồng bộ giữa các hạ tầng, nền tảng công nghệ này.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC nhấn mạnh các công ty công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ nền tảng cần tạo ra các sản phẩm giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhanh chóng tiếp cận thành quả của nền kinh tế số với mức chi phí nhỏ nhất, thời gian ngắn nhất và mức độ an toàn cao nhất. Ngoài ra, các đơn vị cần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số bằng việc xây dựng nền tảng cho từng ngành, từng lĩnh vực. Chuyển đổi số muốn thành công ở quy mô rộng là phải tạo nên nền tảng mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng, kết nối một cách dễ dàng.

Ông Nguyễn Đình Tuấn, Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Viễn thông Mobifone cho biết để thành công, các đơn vị cần cung cấp một nền tảng cho tất cả người sử dụng. Các nhà mạng cung cấp hạ tầng về kết nối, doanh nghiệp sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ khác, chuyển từ dịch vụ kết nối viễn thông sang kết nối với các thiết bị, dịch vụ công nghệ thông tin như kết nối hệ thống chính phủ điện tử, kết nối với các dịch vụ khác về an ninh, năng lượng, chăm sóc y tế tại gia đình doanh nghiệp…”

Sản phẩm VNPT Check (Truy xuất nguồn gốc của sản phẩm) do VNPT phát triển. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sản phẩm VNPT Check (Truy xuất nguồn gốc của sản phẩm) do VNPT phát triển. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Ông Ngô Diên Hy, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT chia sẻ VNPT thực hiện việc chuyển đổi từ nhà mạng viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số từ năm 2014. Đến nay, ngoài việc cung cấp hạ tầng viễn thông, VNPT sẽ đi theo hướng là cung cấp hệ sinh thái. Những hệ sinh thái thiết yếu cần được đầu tư như giáo dục, y tế, du lịch nông nghiệp, tài nguyên môi trường…

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong quá trình chuyển đổi số, Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Thứ nhất là doanh nghiệp công nghệ lớn (khoảng 10-20 doanh nghiệp) là các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, thị trường và nhân lực.

Thứ hai là các doanh nghiệp công nghệ đã có từ 10-20 năm kinh nghiệm, đang chủ yếu làm gia công thì nay sẽ chuyển sang làm sản phẩm, tập trung làm các nền tảng (platform) chuyển đổi số.

Trong quá trình chuyển đổi số, Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Tiếp đến là các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp, làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ số áp dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Cuối cùng là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá.

Để có được thứ hạng cao trên thế giới, mục tiêu là nhóm 50 vào năm 2025 và  nhóm 30 vào năm 2030, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam cần tập trung vào 5 yếu tố nền tảng gồm rhể chế, hạ tầng, an ninh mạng, nền tảng số có sẵn và đào tạo nhân lực. Áp dụng nền tảng số có sẵn là cách nhanh nhất để chuyển đổi số ở Việt Nam được triển khai toàn xã hội và xã hội trở thành xã hội số với các kết nối số.

Với sự quyết tâm của chính phủ, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và sự đồng thuận của người dân, hy vọng trong tương lai, Việt Nam sẽ xây dựng được một nền tảng số có thể kết nối hàng triệu người, hàng ngàn doanh nghiệp, cùng chia sẻ thông tin, lợi thế, thúc đẩy mọi yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội cùng phát triển trong môi trường số./.

Chìa khóa phát triển kinh tế số

VietnamPlus

Thúc đẩy xây dựng nền kinh tế số là một trong những trọng tâm của Chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng.

Việt Nam cần tận dụng tốt nhất cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển bứt phá, xây dựng xã hội số, phát triển mạnh kinh tế số, đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.

Chuyển đổi số sẽ đem lại khoảng 1,1% tăng trưởng GDP mỗi năm cho Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa bởi chuyển đổi số chính là chìa khóa để xây dựng kinh tế số.

Tăng năng suất lao động và doanh thu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 đạt khoảng 102 triệu đồng/lao động (tăng 5,93% so với năm 2017). Tính chung giai đoạn 10 năm (từ năm 2007-2016), Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN (tăng bình quân hơn 4%/năm).

Tuy nhiên, năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 7% của Singapore, 17,6% của Malaysia và 36,5% của Thái Lan. Với sự phát triển nhanh chóng của quá trình chuyển đổi số, Việt Nam đang có cơ hội để vươn lên và nâng cao hơn nữa năng suất lao động.

Nhờ chuyển đổi số, năng suất lao động của Việt Nam đã tăng lên 8-10% (vượt qua mức 5-6%).

Ba yếu tố góp phần tăng năng suất lao động gồm đầu tư trang thiết bị máy móc, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất, nhân lực vốn có và thay đổi phương thức sản xuất. Quá trình chuyển đổi số là sự chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất số với sự ứng dụng công nghệ số, mối quan hệ số… để tạo ra chuỗi giá trị lớn hơn cho sản xuất. Nhờ chuyển đổi số, năng suất lao động của Việt Nam đã tăng lên 8-10% (vượt qua mức 5-6%).

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định cần sử dụng công nghệ nhiều hơn, nhất là công nghệ mới, công nghệ số để giải quyết các bài toán của mọi ngành nhằm nâng cao nâng suất lao động.

Mọi thao tác thiết bị bên ngoài trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ đều được tự động hóa. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Mọi thao tác thiết bị bên ngoài trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ đều được tự động hóa. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Ông Lim Choon Teck, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ HP Việt Nam dự đoán đến năm 2030, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đóng góp 62,1 tỷ USD vào GDP Việt Nam, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước đạt 16%.

Nghiên cứu của Microsoft vào năm 2017 cho biết, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam vào khoảng 15%, đến năm 2020 con số này dự kiến là 21%.

Theo kết quả điều tra của Công ty Tư vấn McKinsey (được thực hiện tại 2.000 doanh nghiệp trên thế giới), với nỗ lực chuyển đổi số, một doanh nghiệp điển hình có thể tăng doanh số thêm 11,2%, tăng lợi nhuận trước thuế và lãi đạt trên 7%. Rõ ràng chuyển đổi số mang lại những thay đổi to lớn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đóng góp 62,1 tỷ USD vào GDP Việt Nam, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước đạt 16%.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) là một trong những đơn vị, doanh nghiệp bắt kịp xu thế chuyển đổi số, áp dụng công nghệ mới trong hệ thống quản lý, phục vụ khách hàng, chuyển đổi hoạt động quản trị ngân hàng theo các thông lệ quốc tế.

Ông Lê Xuân Vũ, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân chia sẻ sau khi áp dụng chuyển đổi số, lượng khách hàng dùng kênh chuyển đổi số toàn diện của ngân hàng tăng gần 2 triệu, lượng giao dịch mỗi năm tăng gấp 5 lần so với năm trước. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2019, mô hình chuyển đổi số đã tạo ra doanh thu gần 300 tỷ đồng cho MB Bank, tăng nhiều lần so với những năm trước đây.”

Chuyển đổi số giúp tăng hiệu quả vận hành trong sản xuất, dịch vụ thương mại và dịch vụ công, giúp minh bạch hơn trong mọi lĩnh vực.

Phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Minh Khương, Đại học quốc gia Singapore chia sẻ các doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn ra cơ hội kết nối toàn cầu, từ đó có phương án đầu tư sản xuất các sản phẩm theo thế mạnh riêng. Các doanh nghiệp chuyển đổi số lưu ý tiếp cận với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, số hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình, gắn kết với các sản phẩm truyền thống hiện tại, tự động hóa quy trình sản xuất hiệu quả. Số hóa về mặt tư duy để có cái nhìn tổng thể quá trình kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả sản xuất ngày càng cao và sự phát triển doanh thu mạnh hơn.

Thử nghiệm để phát triển

Để kinh tế số thực sự phát triển mạnh tại Việt Nam cần sự dẫn dắt của Chính phủ và một chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia trình Thủ tướng trong năm 2019.

Đề án cần xác định rõ ai phải làm gì, trong bao lâu và bằng cách nào để đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số trên cả nước trên phạm vi cả nước trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đề án cần chỉ ra nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số.

 Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia trình Thủ tướng trong năm 2019. 

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong việc xây dựng nền kinh tế số, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng cách tiếp cận “sandbox.” Sandbox được hiểu là khung pháp lý thử nghiệm trong một khoảng thời gian giới hạn để các mô hình công nghệ mới có thể hoạt động, được bảo vệ và phát triển.

Áp dụng sandbox đối với những cái mới khi không biết quản lý cái mới thế nào thì cho cái mới được phát triển trong một không gian, thời gian nhất định. Khi đó, các vấn đề của cái mới sẽ được bộc lộ một cách rõ ràng, từ đó cơ quan quản lý hình thành chính sách, quy định quản lý phù hợp cho những vấn đề mới chưa có tiền lệ.

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), 3 lĩnh vực có thể chuyển đổi số nhanh nhất tại Việt Nam gồm: Công nghệ thông tin với mức độ sẵn sàng lên đến 77,3%. Tiếp đến là lĩnh vực tài chính, ngân hàng (69,3%) và thương mại điện tử (65,5%). Để phát triển kinh tế số, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tập trung đầu tư phát triển Fintech (Financial technology: công nghệ trong tài chính).

Hệ thống các công ty, thương hiệu Fintech ở Việt Nam. 
Hệ thống các công ty, thương hiệu Fintech ở Việt Nam. 

Từ năm 2008 đến nay, Fintech phát triển nhanh và mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc phương thức, mô hình kinh doanh, cũng như tác động đến hành vi của các chủ thể tham gia thị trường (khách hàng, các nhà cung ứng dịch vụ khách hàng, các công ty cung cấp các dịch vụ bổ trợ, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan).

Ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, đối với việc phát triển Fintech, nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng đã có những chính sách cụ thể, riêng biệt để thúc đẩy hình thái này nhằm tạo bước tăng trưởng đột phá. Việt Nam có tiềm năng phát triển Fintech rất lớn. Số lượng các công ty Fintech tăng nhanh chóng và trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, Viettel, VNPT quan tâm, hỗ trợ đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp. Dự báo giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam sẽ tăng lên mức 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

Khi góp ý cho Đề án Chuyển đổi số quốc gia, các chuyên gia công nghệ cho rằng, khung pháp lý thử nghiệm Sandbox phải được triển khai thử nghiệm thành công trong quá trình xây dựng Đề án chuyển đổi số để có thể đem đến những lợi ích thiết thực cho người dân trong nền kinh tế số.

Dự báo giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam sẽ tăng lên mức 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

Không chỉ tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, khung pháp lý thử nghiệm Sandbox trong một thời gian giới hạn, còn giúp các doanh nghiệp Fintech nói riêng, các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung có thể yên tâm thử nghiệm nhiều công nghệ mới, góp phần phát triển nền kinh tế số.

Chủ tịch Ngân hàng LienVietPostBank Nguyễn Đình Thắng khẳng định: Để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số với tài chính, ngân hàng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần ban hành ngay khung pháp lý về chuyển đổi số riêng với ngân hàng số, ví điện tử, cổng thanh toán số… Để làm được việc đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần cho phép các ngân hàng được thử nghiệm Sandbox.

Các đại biểu tham quan, tìm hiểu Trung tâm và các gian hàng demo trong ngày ra mắt Trung tâm Đổi Mới Sáng Tạo về Internet vạn vật tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), tháng 4/2019. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Các đại biểu tham quan, tìm hiểu Trung tâm và các gian hàng demo trong ngày ra mắt Trung tâm Đổi Mới Sáng Tạo về Internet vạn vật tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), tháng 4/2019. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Kinh tế số là một xu thế toàn cầu của thời đại công nghệ 4.0, là cơ hội và cũng là thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ Việt Nam sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ, cho phép thử nghiệm các công nghệ, mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận sandbox, cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn.

Những “đặc khu công nghệ,” “đặc khu đổi mới sáng tạo” với nội hàm là nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ, có thể được Chính phủ xem xét.

Kỷ nguyên số sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ và Việt Nam muốn phát triển kinh tế số thì cần phải đầu tư để chuyển đổi, mà sự chuyển đổi lớn nhất là chuyển đổi số để xây dựng kinh tế số, xã hội số giúp Việt Nam vươn tầm với các quốc gia công nghệ phát triển trong khu vực và trên thế giới./.