‘Ma trận vàng đen’

a1-1552962476-88.jpg

Lời tòa soạn!

Thời gian qua ngành than và ngành điện bỗng được nhắc đến nhiều hơn không phải bởi câu chuyện giá mà là hàng loạt nhà máy thủy điện trên cả nước lâm vào cảnh “đắp chiếu” hoặc hoạt động nửa vời, cầm chừng vì…thiếu nước. Cùng đó, một số nhà máy nhiệt điện cũng phải tạm ngừng hoạt động vì khan hiếm nguồn than.

Nguy cơ thiếu điện trong mùa khô sắp tới đang trở nên hiện hữu!

“Cuộc khẩu chiến Điện-Than” kéo dài đã khiến Chính phủ phải vào cuộc. Và trong phiên họp thường kỳ tháng 11 diễn ra ngày 3/12/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã lên tiếng cảnh báo nếu nguy cơ thiếu điện trong năm 2019 trở thành sự thực thì “một số đồng chí sẽ mất chức!”

Đi tìm hiểu cội rễ, Báo Điện tử VietnamPlus phát hiện ra rất nhiều nghịch lý, trong đó nổi lên là hành trình khó hiểu của than. Khi mà theo dự kiến năm 2019 nhiệt điện than sẽ chiếm tới 48% lượng điện của cả nước cũng là lúc phát lộ ra con đường vô cùng lắt léo và vòng vo của nguyên liệu cho nhiệt điện: Than trong nước được “xúc” lên xuất bán sang Trung Quốc với mức giá được cho là “bèo bọt,” để rồi, than lại nhập khẩu lại với giá cao từ các thị trường Indonesia, Nga, Australia… và cả Trung Quốc!

“Ma trận vàng đen” trong cơn khát năng lượng. (Video: P.V/Vietnam+)

Hiện nay, trong số 9,7 tỉ USD mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ vay do Chính phủ bảo lãnh, có những khoản chênh lên đến nhiều nghìn tỉ đồng, dẫn đến các dự án đầu tư tăng chi phí. Điển hình như Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 tăng gần 9.000 tỉ đồng so với phê duyệt ban đầu, trong đó khoảng 7.000 tỉ đồng là mức tăng từ việc nhập than cho nhiệt điện than.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao một quốc gia xuất khẩu than, chuyên “xúc” than lên bán lại thiếu than và phải nhập khẩu than với mức giá cao gấp nhiều lần như vậy?

Lý giải từ ngành than là “chưa kịp khai thác!”

Theo đó, để sản xuất ra một tấn than trung bình phải đào khoảng 13 mét khối đất đá do vậy, tốn nhiều thời gian. Và, để tránh thiếu nhiên liệu sẽ đẩy giá than lên cao từ đó tạo áp lực lớn lên chi phí sản xuất điện thì phải…nhập!

Tuy nhiên, dù không phải mấu chốt nhưng là nguyên nhân lớn dẫn đến việc thiếu nhiên liệu chính là sự thất thoát tài nguyên thì chưa được ngành than đề cập tới. Trong khi, căn cứ trên báo cáo công khai kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV riêng năm 2018 đã cho ra con số ít nhất khoảng 4 triệu tấn than chính phẩm đã bị các mỏ khai thác của TKV “tuồn ra ngoài.” Đáng nói hơn, con số này, thực tế mới chỉ chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong bức tranh “ma trận vàng đen” tồn tại trong suốt nhiều năm qua.

Dù sự kiện 104 tàu than bị bắt giữ năm 2008 cùng với các cuộc điều tra kéo dài hàng năm trời đã phần nào làm gián đoạn phong trào than lậu nhưng bản chất mới chỉ đánh vào “nồi cơm” của những trùm than bé nhỏ. Còn những ông, bà trùm quyền lực thật sự thì vẫn bình yên và như chưa từng gián đoạn “sứ mệnh” tẩu tán than lậu bấy lâu nay.

Chính tại thời điểm này, hoạt động khai thác, tẩu tán than lậu vẫn diễn ra “nóng bỏng” ở nhiều vùng đất mỏ.

Hàng chục, thậm chí cả trăm, ngàn tấn than ngày đêm vẫn được thẩm lậu ra ngoài, làm thất thoát một lượng tài nguyên khổng lồ gây thất thu ngân sách của Nhà nước và là nguyên nhân của thiếu nhiên liệu cho ngành điện!

Để góp một cái nhìn toàn cảnh về câu chuyện này, báo Điện tử VietnamPlus xin mời độc giả cùng nhóm phóng viên thâm nhập vào những “Thiên đường than lậu” để tìm hiểu về “ma trận vàng đen…”

Mời độc giả cùng nhóm phóng viên thâm nhập vào những “Thiên đường than lậu” để tìm hiểu về “ma trận vàng đen.” (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Mời độc giả cùng nhóm phóng viên thâm nhập vào những “Thiên đường than lậu” để tìm hiểu về “ma trận vàng đen.” (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Theo chân đội phu than

đột kích vào ‘thiên đường than lậu’

Giữa trưa nắng, bỏ qua lời can ngăn từ người thân, chúng tôi vào vai những người đi mua than về đốt gạch, giấu toàn bộ thiết bị chụp ảnh, ghi hình trong người, rồi bắt đầu hành trình đột kích vào “thiên đường than lậu” để ghi lại hoạt động khai thác, vận chuyển, tuồn bán than trái phép ngay giữa thành phố Thái Nguyên-một trong những “điểm nóng” về tuồn bán than lậu khét tiếng ở khu vực miền Bắc.

Vào thời điểm giữa tháng 12/2018, tại xã Sơn Cẩm (thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) có rất nhiều điểm tập kết than bên đường, có điểm than cục được chất cao lên đến vài ba mét. Chỉ cần vào hỏi mua than là ngay lập tức những người bán than tới trò chuyện và giới thiệu về các mặt hàng mà mình có, cũng như than lấy từ mỏ nào, chất lượng, giá cả ra sao. Họ nói vanh vách.

“Các anh mua chủng loại như nào, cám mấy, nhiệt mấy? Ở đây khối lượng không hạn chế, còn giá cả thì tùy loại than mà khách đặt hàng, nhiều hay ít có thể thỏa thuận, thương lượng. Yên tâm là than ở đây chất lượng y hệt ở trong công ty, nhưng giá cả thì rẻ hơn nhiều,” ông T., người tự xưng là chủ của một điểm chuyên thu gom, tập kết than lậu tại xóm 2, xã Sơn Cẩm sởi lởi “chào hàng.”

Sở dĩ ông T., khẳng định các loại than đen bóng ông bán đảm bảo chất lượng là bởi theo ông “hàng” được lấy từ Mỏ than Khánh Hòa – một trong số những mỏ than có tiếng nhất ở thành phố Thái Nguyên. Mỏ than này thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và rất nổi tiếng với hai bãi thải “khổng lồ” được đắp cao thành núi, đập vào mắt bất cứ ai đi ngang qua thành phố.

Với câu hỏi cần một nguồn hàng lớn và cung ứng thường xuyên, ông D., người làm thuê cho ông T., cười nhạt quả quyết: “Ở đây cỡ chục tấn than bọn chú làm chưa đến một giờ đồng hồ. Riêng xe ba chân chạy, mỗi ngày cũng lấy được khoảng 30-40 tấn. Yên tâm, hàng không thiếu, bọn cháu không phải lo.”

Ngổn ngang than lậu xung quanh Mỏ than Khánh Hòa, thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: H.V/Vietnam+)
Ngổn ngang than lậu xung quanh Mỏ than Khánh Hòa, thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

“Ở đây cỡ chục tấn than bọn chú làm chưa đến một giờ đồng hồ. Riêng xe ba chân chạy, mỗi ngày cũng lấy được khoảng 30-40 tấn. Yên tâm, hàng không thiếu, bọn cháu không phải lo.”

Thấy chúng tôi tỏ ra nghi ngờ, ông D., ngỏ ý dẫn chúng tôi đi một vòng quanh khu vực bãi thải của Mỏ than Khánh Hòa. Trên đường đi qua khu dân cư, ông D., chỉ tay vào những đống than cục chất đống ven đường và bảo “tất cả những đống than ở đây đều được lấy từ bãi thải của mỏ than Khánh Hòa, người đi mót tập kết ở đây để chờ có đầu nậu thu gom là bán với giá từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn.”

Thế ở đây ai cũng đi vào bãi thải “mót” than được à? Ông D., cười : “Làm gì có chuyện đó, không có ‘phí’ làm sao vào mót được? “ Ở đây, lúc nào có người báo xe lên đổ trên bãi, người lên mót mới đông. Còn bảo vệ thì nó ăn theo ca, mỗi người vào nhặt, bọn nó cũng phải ăn được khoảng 40%, lắm lúc nó kỳ kèo lắm đấy,” ông D. Nói thêm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, xung quanh Mỏ than Khánh Hòa nằm trên địa bàn xã Sơn Cẩm, có đến hàng chục điểm tập kết than, chủ yếu là than cục, loại than được bán với giá cao nhất tại mỏ này. Với lợi nhuận cao từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn than, mỗi ngày những phu than nơi đây cho biết họ có thể “mót” được vài tấn, có khi cả chục tấn than đem bán cho các điểm tập kết rồi tuồn lậu ra ngoài thị trường.

Cách xã Sơn Cẩm chừng vài cây số, hoạt động tập kết, tuồn lậu than tại xã Phúc Hà cũng diễn ra rất phổ biến, công khai ngay giữa ban ngày. Ghi nhận xung quanh bãi thải của Mỏ than Khánh Hòa, có rất nhiều điểm tập kết than “mọc” lên. Hàng ngày, rất nhiều xe máy, ôtô chở than cục từ bãi thải đổ về.

Xung quanh Mỏ than Khánh Hòa nằm trên địa bàn xã Sơn Cẩm, có đến hàng chục điểm tập kết than như thế này.(Ảnh: H.V/Vietnam+)
Xung quanh Mỏ than Khánh Hòa nằm trên địa bàn xã Sơn Cẩm, có đến hàng chục điểm tập kết than như thế này.(Ảnh: H.V/Vietnam+)

Thế ở đây ai cũng đi vào bãi thải “mót” than được à? Ông D., cười : “Làm gì có chuyện đó, không có ‘phí’ làm sao vào mót được? “ 

Chị H., một người dân có thâm niên cả chục năm bán hàng cạnh điểm tập kết than ở ngã ba xóm 8, xã Phúc Hà cho hay: “Ở đây ngày nào cũng có hàng chục lượt xe máy chở than vào, có hôm còn chở bằng ôtô đến. Hôm nay ô tô chở ít, chứ mọi hôm đổ ầm ầm. Nó lấy từ dưới moong rồi múc lên bãi thải, dân đi nhặt đông lắm.”

Đúng như lời chị H., tiết lộ, trong lúc chúng tôi đang trò chuyện thì có 4 chiếc xe máy chở theo những tải than cục đi vào bãi tập kết đổ xuống rồi nhanh chóng phủ bạt che kín. Khoảng vài phút sau, những phu than này lại phóng xe máy hướng về phía bãi thải Mỏ than Khánh Hòa.

“Mỗi ngày cùng với chiếc xe máy ấy và những chiếc bao tải, rổ, sàng, họ cũng chở được cả vài ba tấn than về đây tập kết. Than nhiều lắm,” chị N., nói thêm.

Để tận mắt chứng kiến hoạt động “tuồn” than bất hợp pháp của các phu than, chúng tôi nhanh chóng bám theo những chiếc xe máy từ bãi tập kết than đang hướng về phía moong khai thác của Mỏ than Khánh Hòa. Những chiếc xe máy chạy chao đảo qua hàng loạt ổ gà khiến bụi than rơi vãi trên đường bay mù mịt.

Chạy một đoạn, hàng loạt chiếc xe máy với đủ dụng cụ đồ nghề đi mót than dừng đỗ lại ở ven đường. Ngay bên mép moong mỏ khai thác có khoảng chục người dân đeo gang tay, mặt bịt kín khẩu trang gồm cả nam và nữ đang đứng nói chuyện rôm rả, thi thoảng lại chỉ tay xuống những chiếc máy đang bốc xúc dưới lòng moong.

Ngay bên mép moong mỏ khai thác có khoảng chục người dân đeo gang tay, mặt bịt kín khẩu trang gồm cả nam và nữ đang đứng nói chuyện rôm rả, thi thoảng lại chỉ tay xuống những chiếc máy đang bốc xúc dưới lòng moong.

Thấy người lạ tiếp cận, một người đàn ông đội mũ lưỡi trai màu đen, khoác trên mình bộ quần áo đồng phục như bảo vệ liền hỏi chúng tôi: “Thanh niên đâu đến đây thế, cứ tưởng giám đốc đến đuổi bọn tao.” Nghe chúng tôi giới thiệu là sinh viên đi chơi. Một người dân trong nhóm nói tiếp: “Lên trên bãi thải mà chơi, cứ đi như giám đốc ấy, rồi rút máy ra bảo nhà báo thì họ sợ cho phỏng vấn ngay mà.”

Sau đó, chúng tôi đã hòa mình vào đội quân mót than để nghe họ trò chuyện và cùng quan sát những chiếc máy xúc, xe chở than đang miệt mài làm việc dưới lòng moong. Được một lúc, bỗng các phu than tản ra, chỉ còn một người đàn ông mặc đồng phục bảo vệ ngồi lại. Ông đang chăm chú hướng ánh mắt xuống đáy moong quan sát hoạt động khai thác và đoàn xe vận chuyển than, đất đá. Thỉnh thoảng ông lại liếc mắt sang chúng tôi thở dài: “Hôm nay mõm rồi, không có xe nào lên cả.”

Than sau khi được mua-bán chui sẽ đưa đến trạm cân điện tử ở ngay ven Mỏ than Khánh Hòa để cân khối lượng. (Ảnh: H.V/Vietnam+)
Than sau khi được mua-bán chui sẽ đưa đến trạm cân điện tử ở ngay ven Mỏ than Khánh Hòa để cân khối lượng. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

Qua trao đổi, chúng tôi mới biết người đàn ông đó được xếp vào nhóm “người có chuyên môn,” có nhiệm vụ quan sát moong, khi nào thấy máy xúc than lẫn vào đá thải để đưa lên bãi thải sẽ tín hiệu cho đội quân chờ sẵn phía dưới, ngay lập tức các phu than phóng xe lên bãi thải để mót “vàng đen.”

Khi thấy đội quân mót than di chuyển, chúng tôi cũng nhanh chóng đi theo nhưng đi được một đoạn thì bị bảo vệ mỏ đuổi theo cản lại chỉ cho dân mót than lên bãi thải. Và chẳng bao lâu, những chiếc xe máy vừa lên quay xuống chở trên đó là những bao tải chất đầy than cục nối đuôi về các điểm tập kết.

“Lúc đổ nhiều thì không tính được, cứ đóng bao lăn xuống thôi, dĩ nhiên cần phải thông đồng bảo vệ, thợ máy xúc và ca gác. Than được xúc lẫn lộn cùng đá để đưa lên bãi,” một người đi “mót” than tiết lộ.

Để tránh bị nghi ngờ, chúng tôi tạm rút lui. Ngày hôm sau tiếp tục trở lại mỏ than Khánh Hòa, nhưng lần này chúng tôi chuyển sang vai người đi tìm mua than lậu về đốt gạch. Bước vào căn phòng giao ca của bảo vệ mỏ Khánh Hòa, chúng tôi lại gặp người bảo vệ ngồi “tâm sự” với đội quân mót than hôm trước, đang ngồi cùng trà lá với 2 bảo vệ khác, cách đó chừng 100 m, trạm bảo vệ bỏ trống.

Theo chân đội quân mót than vào “Thiên đường than lậu” giữa thành phố Thái Nguyên. (Video: P.V/Vietnam+)

Khi nghe chúng tôi nói sợ than trôi nổi giá cao, sản phẩm không chất lượng nên muốn vào công ty hỏi mua cho có giấy tờ hợp pháp thì một bảo vệ tên Th., cắt lời: giá chung cả thôi, vô mỏ mà mua có cân, có phiếu, muốn than cám than cục gì cũng có hết, mang ra khỏi trạm thoải mái…”

“Đừng mua than ở ngoài, không cẩn thận họ độn đá vào thì chết, ở trong mỏ giá đắt hơn nhưng chất lượng tốt hơn. Than bọn anh lấy lên, mỏ lấy mẫu rồi mang đi thử đủ nhiệt, đủ lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ở ngoài thì rẻ hơn, họ bán một tấn thì kiểu nào cũng có 3 tạ đá. Than củ chỉ mua của mỏ là tốt, mười hòn như mười luôn,” ông Th., nói thêm thêm.

Tuy nhiên khi thấy chúng tôi phân trần làm nhiều lò gạch, cần mua số lượng than lớn nên lăn tăn chi phí thì ông Th., lại quay ngoắt 180 độ: “Tôi có người em rể tên T., có cả than cám và than củ, nó dễ bán hơn, chứ ở mỏ thì than 6a, 6b không bán ra ngoài mà toàn để cho nhà máy nhiệt điện.”

Sau đó ông Th., cho số điện thoại và dặn “cứ tham khảo vì nó là doanh nghiệp ngoài, nó lấy than ở đây (ở mỏ-PV) và các nơi. Em rể mình trước làm Giám đốc mỏ Bá Sơn. Nó không làm nhỏ mà làm rất to. Than thổ phỉ thì cũng qua chúng nó nên mình không sợ. Ông ấy cầm cái ở các nhà máy gạch tuy nen và nhà máy của trại giam Phú Sơn… mấy chục năm nay rồi. Qua chúng nó thì rẻ hơn ở mỏ.”

Để có thêm kênh “hàng” từ phía mỏ, chúng tôi ngỏ ý muốn vào mỏ để tham khảo giá cả, cách mua bán, vận chuyển … một mặt ông Th., sốt sắng chỉ đường đồng thời lấy xe máy vào trước để nói chuyện hộ với bảo vệ trạm cân.

Đến nơi, chúng tôi được giới thiệu gặp N., người phụ trách tại trạm bán hàng của Công ty Kinh doanh than Bắc Thái, chi nhánh Thái Nguyên, thuộc TKV. Tại đây, N., cho chúng tôi xem bảng giá rồi “chào hàng” về các chủng loại, những loại than nào chỉ được khai thác phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, loại nào có thể “tuồn” ra ngoài.

“Bây giờ bọn em có mỗi hai chủng loại, một là cám 7 và 6b, nếu lấy nhiều bọn em sẽ làm hợp đồng lớn làm cả lô luôn về lâu về dài, chứ giá không thay đổi. Vừa rồi chúng em đến 20/11 mới kết thúc chương trình khuyến mãi cho khách hàng, giờ thì không còn chương trình gì nữa,” N., giới thiệu, rồi cho biết than hiện nay ngày một hiếm, phải nhập than từ nước ngoài về, nên giá cả không ổn định.

“Ngay công ty em, Cảng ở Đa Phúc cũng phải nhập từ nước ngoài về, nếu bên em nhập mà không khai thác nữa thì cũng hiếm than.

Than cục tại các điểm tập kết xung quanh Mỏ than Khánh Hòa được bán với giá từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn, tùy số lượng khách hàng mua. (Ảnh: H.V/Vietnam+)
Than cục tại các điểm tập kết xung quanh Mỏ than Khánh Hòa được bán với giá từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn, tùy số lượng khách hàng mua. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

“Ngay công ty em, Cảng ở Đa Phúc cũng phải nhập từ nước ngoài về, nếu bên em nhập mà không khai thác nữa thì cũng hiếm than. Hiện giờ bên em chỉ có cám 7, sang đầu năm có 7a, 7b và 6b, than cục thì bọn anh không dùng được vì giá tới 2,1 triệu/tấn. Ở đây chỉ có mỗi than của mỏ Bá Sơn, Núi Hồng, Khánh Hòa, Núi Hồng. Bọn em có cám 4 và cám 7b, chỉ dùng trộn với than Quảng Ninh dùng làm xi măng, đốt gạch là chính,” N., chia sẻ thêm.

Vẫn theo N., các chủng loại than ở Thái Nguyên thì chẳng than ở nơi nào đẹp và chất lượng cũng như đảm bảo về nguồn cung như ở mỏ Khánh Hòa. Còn những nơi khác thì hay nhập than linh tinh về trộn lẫn với nhau. “Những ngày cuối tháng 12/2018, trung bình mỗi ngày phía công ty giao cho nhà máy nhiệt điện từ 3-5 nghìn tấn. Ngoài ra, bên em vừa rồi bán cho công ty Hùng Cường mỗi tháng 800 tấn, họ lấy làm xi măng, còn gạch họ lấy 400 tấn nữa,” N., nói.

Khi chúng tôi đề cập đến việc cần nguồn hàng lớn, N., gợi ý: “Sang đầu năm chắc chắn chúng em sẽ có nhiều loại, cuối năm bọn em không có nhiều, đầu năm kế hoạch nhiều than mới lên nhiều. Than thì lấy ra từ mỏ, than nguyên khai lấy từ lòng đất lên, còn các công ty gần mỏ than Phấn Mễ họ lấy than linh tinh về rồi chế biến và bán. Hiện tại, ở đây còn than 6b nhưng lượng không đẹp bằng than ra giêng lấy.”

“Hiện còn cám 7a, 7c. Cám 7b rẻ hơn 7c, bên em không bán ra ngoài mà chỉ dùng cho nhà máy xi măng, nhiệt 7c khoảng 2.950 để cho nhà máy nhiệt điện. Chủng loại 7b không bán ra ngoài, đây là giá của Tập đoàn. Nếu khách lấy một hai chuyến vẫn có thể lấy, ví dụ trường hợp này là những trường hợp ưu tiên,” N., chia sẻ thêm./.

Với lợi nhuận cao từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn than, mỗi ngày những phu than nơi đây cho biết họ có thể “mót” được vài tấn, có khi cả chục tấn than đem bán cho các điểm tập kết rồi tuồn lậu ra ngoài thị trường. (Ảnh: H.V/Vietnam+)
Với lợi nhuận cao từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn than, mỗi ngày những phu than nơi đây cho biết họ có thể “mót” được vài tấn, có khi cả chục tấn than đem bán cho các điểm tập kết rồi tuồn lậu ra ngoài thị trường. (Ảnh: H.V/Vietnam+)

‘Tuồn’ lậu cả ngàn tấn than mỗi tháng bằng ‘suất ngoại giao’

Lần theo những tiết lộ động trời của các phu than về việc “ăn dơ,” thông đồng giữa bảo vệ với người mót than, nhóm phóng viên đã tiếp cận được rất nhiều xe tải chở than từ các điểm tập kết “vàng đen” quanh mỏ than Khánh Hòa để đưa đi tiêu thụ tại các nhà máy gạch, bệnh viện, trang trại chăn nuôi… Hoạt động mua bán, vận chuyển than tại đây diễn ra công khai, nên cũng chẳng cần đến hóa đơn chứng từ.

Điều bất ngờ hơn là, có trường hợp trưởng thôn còn khẳng định như đinh đóng cột tới 4-5 lần rằng đã “bắt tay” với lãnh đạo Mỏ than Khánh Hòa để mỗi tháng “tuồn” cả ngàn tấn than ra ngoài bằng “suất ngoại giao.” Thậm chí, vị này còn vỗ ngực khoe rằng: “Hàng của tôi là vô biên, hai bãi than làm mười năm nay chưa hết.”

Sau nhiều ngày tiếp cận “thiên đường than lậu” giữa thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi quyết định theo chân những chiếc “xe ma” chở than lậu đang vào “ăn hàng” tại các điểm tập kết than ở xung quanh Mỏ than Khánh Hòa, rồi chờ “giờ đẹp” (từ 12 giờ trưa đến 14 giờ chiều) rẽ đi các ngả đường khác nhau.

Theo đó, khoảng 10 giờ sáng 14/12, đi qua moong khai thác của Mỏ than Khánh Hòa, tại địa phận xã Phúc Hà, chúng tôi phát hiện hai xe ôtô tải mang biển kiểm soát 20C-04490 và xe 20L-7438 đang chuyển than cục lên thùng xe. Dù xe đã đầy than nhưng phải đến 12 giờ 25 phút, hai xe này mới rời bãi tập kết. Sau đó một xe đi qua cổng làng Nam Tiền, hướng về phía huyện Đại Từ để giao hàng cho khách.

Xe còn lại là xe 5 tấn mang biển kiểm soát 20L-7438 vào trạm cân ven mỏ rồi đi qua cửa Mỏ than Khánh Hòa đi qua cổng Công ty than Khánh Hòa hướng theo Quốc lộ 3 bốc thêm khoảng chục tải ngô để ngụy trang rồi đi tiếp… Đến xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, xe bất ngờ rẽ trái vào đường bê tông rồi đi khoảng hơn 1km đường đất đến một trang trại chăn nuôi gà nằm sâu trong núi để đổ than.

Lân la chúng tôi được biết, chủ nhân của chiếc xe chở than tên là Dũng, mua than của một người tên Sơn-chủ một điểm tập kết than ở ngay cạnh Mỏ than Khánh Hòa. Khi tiếp xúc, ông Dũng cho biết mua than với giá 2,2 triệu đồng/tấn. Nguồn than này được mua về để nhóm lửa sưởi ấm cho trang trại gà của ông ở sâu trong núi.

“Trước đó, tôi đã vào liên hệ mỏ Khánh Hòa để mua nhưng kế toán giới thiệu liên hệ với bảo vệ và nhận được giá bán là 2,3 triệu đồng/ tấn. Thấy đắt nên tôi ra ngoài hỏi thì được người dân giới thiệu đến ông Sơn để mua” – ông Dũng, một người mua than chia sẻ.

“Trước đó, tôi đã vào liên hệ mỏ Khánh Hòa để mua nhưng kế toán giới thiệu liên hệ với bảo vệ và nhận được giá bán là 2,3 triệu đồng/ tấn. Thấy đắt nên tôi ra ngoài hỏi thì được người dân giới thiệu đến ông Sơn để mua,” ông Dũng chia sẻ.

Đến chiều 14/12, nhóm phóng viên quay lại điểm tập kết than của ông Sơn thì số than mà chúng tôi vừa ghi nhận trong buổi sáng đã vơi đi hơn một nửa. Những chiếc xe tải 5 tấn thường xuyên đỗ ở đây để chở than đi tiêu thụ cũng không còn hỏi ra thì được cho hay các xe đã chở than đi tiêu thụ tại các nhà máy gạch, bệnh viện…

Đó là hành trình của những chiếc xe ôtô tải trọng từ 5 tấn trở lên, còn những xe nhỏ hơn như 2,5 tấn thì len lỏi khắp các ngõ ngách của các khu dân cư thuộc hai xã Sơn Cẩm và Phúc Hà để thu mua than rồi chở đến những nơi tập kết có đường giao thông thuận tiện cho xe tải trọng lớn vào bốc hàng.

Sau nhiều ngày liên tiếp theo dõi, đến khoảng 12 giờ ngày 16/12, nhóm phóng viên tiếp tục trở lại xóm 1, xã Phúc Hà thì bắt gặp xe ôtô tải mang biển kiểm soát 20K-9340 đang chở đầy than. Ngỏ ý muốn mua than, người lái chiếc xe ôtô tải giới thiệu tên là Thủy, chủ nhân của một điểm tập kết than lậu ở tổ 2, xã Phúc Hà.

“Nếu muốn mua than cục thì tôi bán với giá 1,8 triệu/tấn, hàng nhà tôi chỉ than củ thôi, than lấy từ mỏ Khánh Hòa, lấy mấy chục tấn cũng có. Than củ lấy từ mỏ ra, có đội riêng họ thông đồng với bảo vệ vào tận mỏ mà vác, có ngày tôi giao được mấy chục tấn” – ông Thủy, chủ một điểm bán than nói.

Ông Thủy cho biết: “Nếu muốn mua than cục thì tôi bán với giá 1,8 triệu/tấn, hàng nhà tôi chỉ than củ thôi, than lấy từ mỏ Khánh Hòa, lấy mấy chục tấn cũng có. Than củ lấy từ mỏ ra, có đội riêng họ thông đồng với bảo vệ vào tận mỏ mà vác, có ngày tôi giao được mấy chục tấn. Hàng than bây giờ người ta dùng ít, chứ một hai năm trước tháng nào tôi cũng bán khoảng 200 tấn than củ.”

Khi được hỏi về điểm đến của chiếc xe tải chở “vàng đen” trên, ông Thủy cho biết “hàng” được chở tới một bệnh viện tuyến huyện ở trên địa bàn tỉnh để tiêu thụ.

Trên đường quay trở lại Mỏ than Khánh Hòa, một xe tải khác biển kiểm soát 20C-03750 đã được chất đầy than trên thùng xe chuẩn bị khởi hành đưa than đi tiêu thụ.

Sau nhiều ngày lăn lộn các ngõ ngách quanh Mỏ than Khánh Hòa, nhóm phóng viên còn tiếp cận được những nhân vật cỡ “khủng” đã trực tiếp tham gia vào đường dây “tuồn” than lậu nổi tiếng ở thành phố Thái Nguyên, trong đó có ông H., trưởng một xóm tại xã Phúc Hà và vợ của ông, bà T.,.

Vẫn câu chuyện cũ là muốn mua than để đốt gạch, chúng tôi được vợ ông H. bà T., mời đến nhà trao đổi, nếu thống nhất sẽ làm hợp đồng mua bán luôn. Trước khi vào, chúng tôi được một người đàn ông tên D., xưng là em của ông H., dẫn đi xem một điểm nghiền than lậu rộng lớn ngay sát bãi thải của Mỏ than Khánh Hòa, tại xã Phúc Hà.

Chỉ tay vào đống than đã nghiền sẵn, ông D., cho biết: “Hiện chỗ này còn khoảng trên ngàn tấn, nếu các chú muốn lấy nhiều thì chỉ cần dùng máy múc xúc ở dưới nền lên là có “hàng” thôi. Cả cái nền xưởng này là than cả đấy, toàn là than từ mỏ Khánh Hòa. Đây là than bột, chủ yếu bán cho những người làm gạch để họ trộn.”

Theo quan sát của phóng viên, xưởng nghiền than này cách khu dân cư chỉ vài chục mét, nằm ngay dưới chân bãi thải Mỏ than Khánh Hòa. Sau khi xem hàng, chúng tôi được ông D., dẫn vào nhà ông H.,. Khi nghe chúng tôi ngỏ ý muốn mua than cám với số lượng lớn, bà T., cười bảo: “Yên tâm, hàng nhà cô không thiếu.”

Xưởng nghiền than của ông H., nằm nằm ngay dưới chân bãi thải Mỏ than Khánh Hòa, cách khu dân cư chỉ vài chục mét. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xưởng nghiền than của ông H., nằm nằm ngay dưới chân bãi thải Mỏ than Khánh Hòa, cách khu dân cư chỉ vài chục mét. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Để tạo niềm tin cho khách hàng, bà T., chia sẻ thêm: “Trước mấy lò gạch ở dưới Bắc Giang đến lấy ‘hàng’ suốt, mấy năm nhà cô không làm xuể phải nhờ cả thằng em làm. Giờ chỉ có hai hộ làm là nhà cô và thằng em. Đất ở Sóc Sơn vẫn phải dùng than trộn, gạch mới tốt được. Các cháu yên tâm, cô biết cô chỉ cho.”

Nếu là than củ thì nguồn “hàng” và giá cả thế nào? Tôi hỏi. “Nếu muốn lấy than củ, cô khắc tìm mối cho. Than của cô lấy từ mỏ Khánh Hòa, dùng để tạo phấn, giảm tốn kém. Mỏ bán đắt hơn bọn cô, chất lượng than chưa chắc đã tốt như của cô. Cô có bãi chứa ở ngoài kia, cho cháu xem đó chỉ là bãi sản xuất. Cháu nên nhớ cô làm từ 2008. Các cháu lấy nhiều, cô cắt bớt cho. Giá rẻ hơn mỏ nhiều.”

“Cô nói thật là đêm cô mới làm. Năm kia, ba bốn thằng bảo vệ Mỏ than Khánh Hòa vừa bị hạ cánh vì chúng nó tham tiền, nó hạ để bao che cho sếp thôi. Còn cô, mùng một mùng hai tết cũng vào lấy được nên hàng không phải lo. Hàng trộn của mỏ hơn cô khoảng 5 giá, nhưng chắc chắn họ không làm. Chúng nó chỉ bán than chất lượng cao cho nhiệt điện và xi măng thôi,” bà T., nói thêm.

“Quản lý trật tự, xây dựng, mỹ quan đô thị chẳng ai làm gì chú. Hàng của chú là vô biên, hai bãi than của nhà chú làm mười năm nay chưa hết” – ông H.,nói.

Trả lời về số lượng, phương thức vận chuyển bà T., khoát tay: “Yên tâm, hàng cô không thiếu. Nhiều khi xe 29 tấn nhưng lúc không có nhà, lái máy nó xúc lên 32 hay 35 tấn cô cũng kệ. Từ đầu năm đến nay, do mùa mưa và mấy nhà máy nghỉ nên nhà cô chỉ bán được có 4.000 tấn. Giờ than còn nhiều chứ năm ngoái, sợ không nghe điện thoại ấy chứ. Người đợi suốt đêm để chờ than, lúc nhiều thì khoảng 15 ngàn tấn/năm, còn túc tắc trung bình cỡ 7-8 trăm tấn/tháng. Cô thề dưới bóng đèn, có người lên lấy một xe 7,5 triệu đồng, và đặt thêm mấy xe nữa, nó đưa cô mấy chục triệu đặt hàng luôn…,” bà T., quả quyết.

Lấy lý do cần tìm hiểu kỹ, chúng tôi hẹn ngày trở lại, nếu thống nhất được giá sẽ làm hợp đồng mua bán luôn, vài ngày sau chúng tôi quay lại hỏi thêm về nguồn gốc của than. Ông H., nói: “Trước đây nhà chú có hai bãi than, một bãi gần mỏ, một bãi trên bãi thải họ mở rộng thu hồi rồi. Trước đây nhiều nhà làm gạch gần bãi rác Nam Sơn lên lấy. Hàng thì nhà chú thiếu gì, hết chú lại vào mỏ lấy, còn cả thằng em nữa. Hàng của bọn chú do mỏ, chúng nó tuồn ra, không có hóa đơn, nhưng hàng đảm bảo,”ông H., chắc chắn.

“Hàng ở đây là hàng ngoại giao, chú đây quản lý cả khu vực này, chú cần hô lên một cái là có ngay, cháu yên tâm chú có đủ hàng. Ở đây, cứ đụng cái, chỉ cần ai kêu là chú bắt mỏ phải dừng, nôm na thế. Chú cho cái đơn cái là bắt mỏ phải dừng ngay,” ông H., khoe về việc sở hữu “suất ngoại giao.”

Chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên về câu nói “suất ngoại giao,” ông H., tiếp lời: “Nói thật với các cháu là mua chui, mua không hóa đơn, nhất là cuối năm nhập hàng dễ như không. Còn đầu ra nhiều khách hàng họ tự tìm đến lấy chứ có đi bán hàng đâu. Nguồn hàng của chú lấy từ mỏ, đảm bảo đầy đủ, chất lượng yên tâm, sạch đẹp. Đêm đến, chú cho người đánh ôtô, máy xúc vào bãi của mỏ xúc thôi.”

Để chứng minh điều mình nói là đúng, ông mở cặp lấy ra tờ giấy ghi nội dung biên bản kiểm tra về ô nhiễm môi trường tại Mỏ than Khánh Hòa trong năm 2016, có chữ kỹ của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo mỏ than. Rồi ông đứng dậy với vẻ đầy tự hào nói: “Mỏ sợ chú là lập biên bản cho dừng luôn. Chú làm thẳng với Công ty Khánh Hòa, bắt dừng là phải dừng, cho làm mới được làm, vì thế công ty có kế hoạch cho, chứ không phải mua bán gì.”

Xem biên bản kiểm tra một lúc, rồi ông H., nói tiếp: “Quản lý trật tự, xây dựng, mỹ quan đô thị chẳng ai làm gì chú. Về phía công ty, ông H., phó giám đốc đi uống rượu với chú suốt, bảo lúc nào cũng có xuất ngoại giao cho chú, và cả lãnh đạo xã này. Hàng của chú là vô biên, hai bãi than của nhà chú làm mười năm nay chưa hết.”

Khu vực khai trường của Mỏ than Phấn Mễ, thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: P.V/Vietnam+) 
Khu vực khai trường của Mỏ than Phấn Mễ, thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: P.V/Vietnam+) 

Nghĩa là có “suất ngoại giao” nhưng vẫn phải trả tiền?.

Chúng tôi thắc mắc là than Khánh Hòa họ không bán ra ngoài, liệu “suất ngoại giao” này có phải mất chi phí “bôi trơn” cho bảo vệ?. Lúc này cả ông H., và bà T., tranh nhau nói: “Thực ra là ông bảo vệ không có quyền để tuồn than ra mà là sếp trên chỉ đạo, bảo vệ chỉ là màn che, bia đỡ đạn thôi. Cô có múc một hai đêm thì cô cho vài triệu, nếu không thì chúng nó phải lờ coi như không biết, sếp trên đã chỉ đạo rồi.”

Vậy mỗi lần nhập về mấy tấn?. Bà T., nói: “Mỗi lần cô nhập hàng về phải 1-2 ngày luôn, chứ mấy tấn là thế nào. Cô không nay một xe, mai một xe đâu, mà liền một lúc 70-80 xe tải, rồi nghiền xong gần hết lại vào bãi của mỏ lấy tiếp, có tháng cả ngàn tấn.”

“Tuồn” lậu than dễ thế này thì nhà mình nổi tiếng nhất vùng này rồi?. “Cô đang giao cho một ông ở Bắc Giang mỗi tháng 900 tấn. Nhưng không phải mình ăn được cả, chỉ được tý ti thôi. Hàng cô lấy 400-500 triệu. Năm ngoái cô nhập một phát 500 triệu, nghĩa là mỏ không đường đường chính chính cho được, nhưng có lượng than nghìn tấn các sếp cho vào kế hoạch cuối năm như đổ thải đổ thiếc đây cũng là ngoại giao đấy, nói chung các cháu không hiểu được đâu,” bà T., nói.

Nghĩa là có “suất ngoại giao” nhưng vẫn phải trả tiền?. “Mình lên đấy lấy phải trả tiền cho họ chứ, giờ bán than nó hiếm. Phải nói là mình mua được chứ không ai mua được. Tóm lại là các cháu không hiểu được đâu. Sếp to hẳn thì nó không cần, còn quản đốc các thứ nó cần có chi phí để lo việc này việc kia, nhỏ nhất là phải quản đốc mới làm được,” bà T., thông tin thêm.

Để làm rõ thông tin gây “sốc” nêu trên, chúng tôi tìm đến đặt lịch, hẹn gặp lãnh đạo Mỏ than Khánh Hòa, nhưng không có phản hồi. Gần 3 tuần sau, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus trở lại đặt lịch và làm việc, sau đó đã có buổi làm việc với ông Bùi Ngọc Hùng-phó giám đốc Mỏ than Khánh Hòa.

Trao đổi với phóng viên về “suất ngoại giao” nói trên, ông Hùng cho rằng: “Bên mình không ngoại giao bằng than bất kể cái gì cả. Mình khẳng định không có chuyện đó. Công ty kiểm soát toàn bộ bằng camera, nếu có cá nhân nào làm việc đó thì cá nhân đó quá liều lĩnh.”

Tuồn cả ngàn tấn “vàng đen” từ Mỏ than Khánh Hòa bằng “xuất ngoại giao” của gia đình ông trưởng thôn. (Video: P.V/Vietnam+)

Khi truyền đạt thông tin vị trưởng thôn sở hữu “suất ngoại giao” cho biết có “quan hệ” với cá nhân ông Hùng-phó giám đốc Mỏ than Khánh Hòa, ông Hùng mặt đỏ bừng quả quyết: “Nói thật nhé, có đưa đầu tôi cũng chẳng dám, không ai đi làm việc đó.”

Về thông tin bảo vệ “ăn dơ” với đội quân mót than để tuồn một lượng rất lớn than cục ra ngoài, ông Hùng đề nghị phóng viên gọi cho người mót than để kiểm chứng thông tin. Ngay sau đó, phóng viên đã kết nối với một người mót than tên T… Người này trước đó đã trực tiếp đánh xe ôtô tải trọng khoảng 2,5 tấn chở than cục từ bãi Mỏ than Khánh Hòa về bãi tập kết của mình ở ở tổ 2, xã Phúc Hà.

Qua điện thoại, khi chúng tôi ngỏ ý cần một lượng than lớn để mang về đốt gạch, người mót than tên T., nói: “Tôi mới xuất hàng xong. Mấy ngày nay xe 3 chân nó quét nhiều quá. Nếu lấy vài trăm tấn thì ba bốn hôm nữa là có ngay.”

“Vấn đề dân cố tình vào nhặt than đã có clip báo đăng rồi, đây là vấn đề nguy hiểm đã yêu cầu mỏ nghiêm khắc xử lý. Nhưng họ tìm mọi cách để vào, mình không phủ nhận việc đó. Những cái gì còn tồn tại mình biết.”

Vậy than lấy từ mỏ nào, có đảm bảo chất lượng? “Than mót từ Mỏ than Khánh Hòa, chất lượng đảm bảo. Nếu lấy thì ba bốn hôm nữa gọi lại mà lấy,” ông T., nói.

Ngay sau cuộc gọi, ông Hùng nói: “Thông tin đó quá bình thường, không đánh giá được ông này lấy than ở mỏ nào, quanh đây có rất nhiều mỏ.”

Còn về thông tin tuồn than từ moong lên bãi thể để đội quân mót than vào bãi lấy, ông Hùng nói: “Vấn đề dân cố tình vào nhặt than đã có clip báo đăng rồi, đây là vấn đề nguy hiểm đã yêu cầu mỏ nghiêm khắc xử lý. Nhưng họ tìm mọi cách để vào, mình không phủ nhận việc đó. Những cái gì còn tồn tại mình biết.”

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, ông Nguyễn Thế Giang, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên cho biết, việc mót lại than từ bãi thải và buôn bán than ở ngoài mỏ thì còn liên quan đến nhiều ngành khác như quản lý thị trường, công thương.

“Sở Tài nguyên và Môi trường thì liên quan đến khai thác ngoài phạm vi hay không, ô nhiễm môi trường không. Còn các hoạt động trên bãi cần có sự kết hợp kiểm tra xử lý. Việc này chúng tôi sẽ kết hợp với các ngành kiểm tra, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định của pháp luật,” ông Giang nói./.

Khu lòng chảo Mỏ than Khánh Hòa tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.(Ảnh: H.V/Vietnam+)
Khu lòng chảo Mỏ than Khánh Hòa tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.(Ảnh: H.V/Vietnam+)

Trong quá trình đột kích vào “thiên đường than lậu” tại tỉnh Thái Nguyên, bằng phương pháp nghiệp vụ riêng, nhóm phóng viên đã ghi lại được những hình ảnh thường ngày của những xưởng tuyển than bên ngoài Mỏ than Phấn Mễ. Qua đó phát hiện những sự thật khó tin nhưng có thật về cách vận hành của đường dây “ăn cắp” than công khai bằng những bản “hợp đồng ma” để lách luật theo hình thức bán sái thải để tuồn “vàng đen” ra ngoài trái quy định.

Cận cảnh đoàn xe tải “ăn cắp” than từ bãi thải

Tháng 3/2018, qua các mối quan hệ xã hội, chúng tôi đã được một người tên T., từng lái xe chở than ở Mỏ than Phấn Mễ (vừa nghỉ việc) chia sẻ về “đường dây” móc nối từ các “mắt xích” mỏ, để tuồn bán than ra ngoài.

T., cho biết: “Bọn ở mỏ nó thông đồng với nhau, móc nối giữa lái xe, bảo vệ, điều độ, chủ yếu là điều độ. Nếu than đẹp lên bãi thải đổ gọn một chỗ sau đó cho máy lên xúc luôn; những cái sái đổ lung tung sau đó gom lại xúc đi tới các xưởng tuyển than ngoài phạm vi quản lý của mỏ.”

Theo lời T., thông thường, người dưới moong sẽ múc lẫn cả than và đá, sau đó chở về các công ty xung quanh mỏ. Có những hôm xẩm tối còn múc nguyên than lên rồi chở ra khỏi moong.

“Ví như 17 giờ chiều, cứ khai thác vào vỉa là họ xúc, hoặc buổi trưa cũng vậy. Nay ở mỏ, người quản lý mới lên ghê lắm, nhưng cho vào chương trình là lại làm. Trước đây thì ông cũ họ làm ác lắm. Họ xúc lên và đi đổ ngay. Cái nhà ở rìa mong mỏ, có hôm múc lên đổ ở đó luôn, để mấy hôm rồi bán luôn.”

“Họ làm suốt ngày suốt đêm, chẳng chừa giờ nào, giữa thanh thiên bạch nhật…”

Để chứng minh cho câu chuyện của người công nhân lái xe đã nghỉ việc là đúng, nhóm phóng viên tiếp tục tìm đến gặp anh H., một người từng mở xưởng chế biến than bên ngoài mỏ Phấn Mễ với nguồn than được lấy từ mỏ.

Qua trao đổi, anh H., cho biết: “Nếu muốn lấy than từ mỏ thì chỉ cho mỗi bảo vệ mấy trăm nghìn, tùy vào loại than, bán không qua trạm cân, không có hợp đồng. Các công ty đang làm đều là từ ăn trộm ăn cắp về, hợp đồng mua ở bãi thải sau khi tuyển chứ không phải bãi thải của mỏ. Họ làm suốt ngày suốt đêm, chẳng chừa giờ nào, giữa thanh thiên bạch nhật…”

Toàn cảnh hoạt động khai thác, vận chuyển xít, than trong và ngoài Mỏ than Phấn Mễ, tại thành phố Thái Nguyên. (Video: P.V/Vietnam+)

Từ những thông tin tiết lộ của những người từng vận chuyển, chế biến than ở ven Mỏ than Phấn Mễ, đầu tháng 3/2018, nhóm phóng viên có mặt tại khu vực khai thác lộ thiên của Mỏ than Phấn Mễ. Theo quan sát của chúng tôi, có khoảng 7-8 xưởng tuyển than tư nhân “sống ký sinh” ở xung quanh khu vực mỏ than Phấn Mễ.

Những xưởng tuyển than này, hàng ngày đã “điều động” những chiếc xe tải trọng lớn lên khu vực bãi thải của Mỏ than Phấn Mễ, chở một lượng rất lớn đất đá lẫn bột đen (nghi là than) về tập kết ngay trong xưởng. Sau đó, nguồn đất đá thải này được đưa lên dây chuyền sàng tuyển, rửa lấy than, “tuồn” ra thị trường tiêu thụ.

Trong buổi tiếp cận đầu tiên vào sáng 5/3/2018, chúng tôi đã ghi lại một video clip dài hơn 23 phút cận cảnh xe tải màu vàng mang biển kiểm soát 20C-017.22 (trên xe có ghi chữ T666) được một máy múc xúc đất đá màu đen từ bãi thải chở thẳng vào một xưởng chế biến than tư nhân ngay gần Mỏ than Phấn Mễ.

Hoạt động sàng tuyển xít lấy than diễn ra rầm rộ tại các xưởng tuyển xít than tư nhân bên ngoài Mỏ than Phấn Mễ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Hoạt động sàng tuyển xít lấy than diễn ra rầm rộ tại các xưởng tuyển xít than tư nhân bên ngoài Mỏ than Phấn Mễ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Khoảng một tháng sau, vào lúc 17 giờ 35 phút chiều 2/4/2018, chúng tôi tiếp tục ghi nhận xe tải mang biển kiểm soát 20C-011.20 đang đổ “hàng” (đất đá lẫn bột than) tại một xưởng tuyển bên ngoài mỏ. Ngày hôm sau, vào lúc 9 giờ 7 phút và 9 giờ 13 phút sáng 3/4/2018, tiếp tục ghi nhận các xe tải mang biển kiểm soát 20C-035.11 và 20C-035.91 vận chuyển sái từ bãi thải về xưởng tuyển bên ngoài mỏ.

Tại các xưởng tuyển “sống ký sinh” xung quanh khu vực Mỏ than Phấn Mễ, hoạt động tuyển rửa than cũng diễn ra rầm rộ. Tiếng máy sàng tuyển kêu vang cả một vùng trời. Ngoài đường, nước bùn than tràn lan đen như mực…

Sau hơn một tháng tiếp cận điều tra, phát hiện có người lạ, bỗng nhiên từ đâu ra đội bảo vệ xé vé, ghi chép lại các xe ra vào mỏ diễn ra rất bài bản-những hình ảnh nhiều ngày liên tiếp trước đó không thể bắt gặp. Nghi bị lộ, chúng tôi tạm thời rút khỏi khu vực “nóng” và hẹn ngày quay trở lại tìm hiểu tường tận hoạt động.

…xung quanh khu vực Mỏ than Phấn Mễ, hoạt động tuyển rửa than cũng diễn ra rầm rộ. Tiếng máy sàng tuyển kêu vang cả một vùng trời. Ngoài đường, nước bùn than tràn lan đen như mực…

Sau một thời gian “tạm lãnh,” đầu tháng 12/2018, nhóm phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus tiếp tục quay trở lại điều tra về hoạt động khai thác, đổ thải, tuồn than từ khu vực Mỏ than Phấn Mễ ra các xưởng tuyển rửa than bên ngoài khu vực mỏ.

Theo quan sát, cứ khoảng 40 phút lại có hai chiếc xe tải màu vàng, biển kiểm soát 20C-057.18 và 20C-071.20 chuyển sái (đất đá có lẫn than) từ khu vực bãi thải đi ra. Trên hai xe đó có dòng chữ Doanh nghiệp tư nhân thương mại Hải Bình chở thẳng từ bãi thải đổ tại một xưởng tuyển than tư nhân gần cầu treo Phục Linh.

Trong buổi chiều 15/12, có mặt tại bãi thải, chúng tôi tiếp tục ghi nhận rất nhiều xe tải chở “sái đen” từ lòng moong lên bãi thải đổ. Khi những xe này rút, những chiếc xe khác (thùng xe không chở gì) lại kéo lên bốc một lượng lớn đá và bột than về các khu xưởng tuyển than bên ngoài mỏ tập kết.

Chiều ngày 16/12, chiếc xe tải biển kiểm soát 20C-071.20 tiếp tục miệt mài lên bãi thải chở “hàng” về bãi tập kết ở đầu cầu. Cùng ngày, xuất hiện thêm xe tải biển kiểm soát 20C-067.26 tham gia với hành trình tương tự. Đáng nói là 16/12 là chủ nhật, mọi hoạt động của mỏ than Phấn Mễ đều tạm nghỉ!

Tiếp tục sang sáng 17/12, khi nhóm phóng viên chúng tôi tiếp cận bãi thải các xe theo lộ trình bãi thải Mỏ than Phấn Mễ – xưởng của Công ty Hải Bình hoạt động từ sớm, nhưng đến trưa bỗng thấy hoạt động này dừng lại. Nghi bị lộ, chúng tôi rời khỏi Mỏ than Phấn Mễ để về thành phố Thái Nguyên rồi đi đường vòng về phía trung tâm huyện Đại Từ để tiếp cận mỏ than qua xã Phục Linh chỉ để lại 1 nguồn tin riêng ở lại.

Đến khoảng 16 giờ 30 cùng ngày, nguồn tin ở mỏ báo ra đang có nhiều xe tải vào Mỏ than Phấn Mễ chở than lên đổ ở một số nơi quanh mỏ. Theo nguồn tin khẳng định, đó là than chứ không phải sái hay đá thải, chúng tôi vội vã quay lại.

Những chiếc xe tải trọng này chở đầy ắp bột đen óng được gắn tên là “xít thải” từ bãi thải Mỏ than Phấn Mễ về các xưởng tuyển tư nhân bên ngoài mỏ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Những chiếc xe tải trọng này chở đầy ắp bột đen óng được gắn tên là “xít thải” từ bãi thải Mỏ than Phấn Mễ về các xưởng tuyển tư nhân bên ngoài mỏ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Khi chúng tôi có mặt, nhìn xuống lòng moong, từng đoàn xe từ 5-7 chiếc, cứ một hai xe chở đá thải màu trắng lại có một xe than màu đen. Khi xe chở ra khỏi moong thì tỏa đi nhiều hướng khác nhau.

Theo bám chiếc xe tải màu xanh, biển kiểm soát 20C-048.45- thời gian được ghi nhận từ máy quay là 17 giờ 10 phút ngày 17/12- từ Mỏ than Phấn Mễ hướng thẳng lên bãi thải, rồi bất ngờ đổ xuống giữa ngã ba ven đường nguyên một xe than. Tại đây một chiếc máy xúc đang chờ sẵn để múc than lên xe tải của một xưởng tuyển ở ngoài mỏ.

Sử dụng “hợp đồng ma” để… “tuồn” than

Để rõ hơn về hoạt động vận chuyển sái thải và than nêu trên, ngày 18/12/2018, nhóm phóng viên quyết định mang hình ảnh và video clip đã ghi nhận được trong suốt hơn nửa năm qua tới gặp và làm việc với lãnh đạo Mỏ than Phấn Mễ.

Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Duy Khải-Phó Giám đốc Mỏ than Phấn Mễ cho biết, hiện mỏ than này đang khai thác theo hai công nghệ là hầm lò và lộ thiên (Bắc Làng Cẩm khai thác âm 210m, Làng Cẩm khai thác hầm lò âm 170m). Sản lượng mỗi năm mỏ được giao khai thác là 195.000 tấn.

“Riêng than mỡ ở mỏ tương đối hiếm, trữ lượng nhỏ nên sản lượng thấp. Đặc thù than mỡ là chỉ cấp cho gang thép, than luyện cốc, cốc luyện ra gang, gang làm ra phôi thép. Chúng tôi không được phép bán than ra ngoài, mà chỉ phục vụ vào công ty gang thép, mọi chi phí giá thành do gang thép hạch toán,” ông Khải nói.

Vậy nhưng, thực tế cho thấy, các loại “sái sau tuyển” mà Mỏ than Phấn Mễ bán đều được múc và vận chuyển từ dưới lòng moong mỏ than lên bãi thải, không qua khu vực nghiền tuyển của mỏ, mà đưa thẳng về các xưởng tuyển tư nhân ở bên ngoài.

Vẫn theo ông Khải, hiện Mỏ than Phấn Mễ sản xuất không đủ nên phải nhập khẩu thêm về lượng than đạt tiêu chuẩn về cốc. “Mỏ không bán cho cơ quan nào sản phẩm chính, còn sản phẩm phụ như sái sau tuyển, chúng tôi bán phục vụ dân sinh thôi. Các doanh nghiệp tư nhận mua bán sái của công ty đều có hợp đồng.”

Sau đó, vị Phó Giám đốc Mỏ than Phấn Mễ cũng cấp cho chúng tôi nhiều bản Hợp đồng kinh tế về việc mua bán sái thải và bã sái thải sau tuyển giữa Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên-Mỏ than Phấn Mễ với các công ty tư nhân như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Hoàng Sơn; Chi nhánh Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền Núi-Xí nghiệp than An Khánh Cù Vân; Công ty trách nhiệm hữu hạn Vũ Hải Lâm; Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Vận tải Hải Bình… với nội dung tên hàng là “sái thải sau tuyển loại to (đá xít), bã sái thải sau tuyển than vừa và bã sái thải sau tuyển than 3B.”

Theo như nội dung tên hàng của các bản Hợp đồng kinh tế nêu trên, thì Mỏ than Phấn Mễ chỉ có thể bán sái thải sau tuyển (nếu được bán đúng như nội dung ghi trong hợp đồng), đó là đá xít, bã sái thải sau tuyển than vừa và bã sái thải sau tuyển than 3B. Vậy nhưng, thực tế cho thấy, các loại “sái sau tuyển” mà Mỏ than Phấn Mễ bán đều được múc và vận chuyển từ dưới lòng moong mỏ than lên bãi thải, không qua khu vực nghiền tuyển của mỏ, mà đưa thẳng về các xưởng tuyển tư nhân ở bên ngoài.

Xe chở xít lẫn thải từ khu vực bãi thải Mỏ than Phấn Mễ về các xường sàng tuyển xít bên ngoài gây bụi mù mịt. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xe chở xít lẫn thải từ khu vực bãi thải Mỏ than Phấn Mễ về các xường sàng tuyển xít bên ngoài gây bụi mù mịt. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Trả lời câu hỏi sao xe của các doanh nghiệp được phép lên thẳng bãi thải để chở “hàng” về các xưởng tư nhân bên ngoài khu vực mỏ mà không như trong hợp đồng là “mua sái sau sàng tuyển” ở phân xưởng tuyển than của Mỏ than Phấn Mễ, ông Khải giãi bày: “Khai thác máy móc phải có cái chọn lọc, than tốt đổ vào bãi một, bãi hai, than xấu thì đổ vào bãi lấn đất, phải dùng lực lượng nhặt lại. Trong quá trình khai thác máy móc hoạt động thì việc lẫn than trên xe là có, khẳng định là có, nên người dân lên bãi nhặt là có. Còn xúc than lên bãi thải khẳng định không có, vì chúng tôi có hệ thống quản lý chặt chẽ, có người trên bãi thải, xe đi phải có vé, ngoài ra còn có quản đốc. Tổ chỉ huy ở dưới mỏ còn có một ông giám sát và quản lý than để phối hợp với công ty để giải quyết.”

“Thật ra khi có bóng dáng lãnh đạo vào là họ im hết, nhưng tại công trường, mỗi ca chỉ có một lãnh đạo…”  

Nhưng khi được phóng viên cho xem hình ảnh, ông Khải lại thừa nhận: “Những chuyện ăn trộm đúng là quản lý kiểu gì cũng có kẽ hở, ví như bịt cửa này nó khoét cửa kia, người ta gọi là mưu thầy vợ thợ, họ lắm mẹo, lắm bài lắm. Ở công trường không tránh khỏi trộm cắp được, chỉ có cách là làm sao để giảm thiểu đi thôi..”

“Thật ra khi có bóng dáng lãnh đạo vào là họ im hết, nhưng tại công trường, mỗi ca chỉ có một lãnh đạo,” ông Khải nói thêm.

Theo ông Khải, hiện có hai công ty đang chở thuê đất đá cho mỏ nên xe xuống moong là chuyện đương nhiên, các doanh nghiệp xung quanh hoạt động đều có giấy phép, mua bán. “Mỏ chỉ thuê bốc xúc và vận chuyển đất đá, chứ những xưởng xung quanh chúng tôi không liên kết với họ, họ chỉ mua những sái thải về họ nghiền,” ông Khải phân trần.

“Hợp đồng mua bán họ cho vào chỉ để lách luật”

Trên phương diện lãnh đạo chính quyền địa phương, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Khương, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phục Linh, huyện Đại Từ cho biết: Trên địa bàn có 4 doanh nghiệp, trong đó 1 doanh nghiệp khai thác đá và 3 doanh nghiệp làm than ở xung quanh Mỏ than Phấn Mễ.

Khi được hỏi về hồ sơ của các doanh nghiệp tuyển than trên địa bàn, ông Khương nói: “Mình không có hồ sơ của các doanh nghiệp, thực ra mình không quản lý. Qua kiểm tra cơ quan chức năng cấp tỉnh, huyện giao cho xã kiểm tra, nên chỉ kiểm tra nhắc nhở thế thôi, khi vấn đề nóng ngoài tầm kiểm soát thì địa phương làm văn bản đề nghị huyện. Còn than có vận chuyển lên đó không mình không kiểm soát được, do đó là đất của mỏ, địa phương không giám sát được.”

Xe chở xít lẫn thải từ khu vực bãi thải Mỏ than Phấn Mễ tiến vào một khu xường sàng tuyển xít bên ngoài. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xe chở xít lẫn thải từ khu vực bãi thải Mỏ than Phấn Mễ tiến vào một khu xường sàng tuyển xít bên ngoài. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Theo ông Khương, tại các kỳ tiếp xúc cử tri, ông cũng được nghe người dân phản ảnh, nhưng sự việc này do các cơ quan cuyên môn giải quyết, các báo cáo và đề án môi trường địa phương không nắm được. Mặc dù vậy ông Khương cũng thừa nhận: “Trong quá trình kiểm tra mình không yêu cầu ‘có thể’ là thiếu sót của địa phương..”

Còn ông Đặng Cương Quyết, Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cù Vân, huyện Đại Từ cho biết, trên địa bàn xã có doanh nghiệp Hải Bình thuê đất của dân, có cam kết bảo vệ môi trường theo yêu cầu của tỉnh, có giấy tờ đầy đủ. Chỉ có điều, trong quá trình làm thì gây bụi bẩn, bùn than tràn ra đường.

Ban đầu trao đổi với phóng viên là vậy, nhưng khi được hỏi là đã thấy các giấy tờ liên quan của công ty trên địa bàn bao giờ chưa, cũng như biên bản các lần kiểm tra, thì ông Quyết lại khẳng định: “Việc này liên quan liên quan đến cấp tỉnh, hoạt động của doanh nghiệp nằm ngoài tầm của xã, địa phương cũng không nắm được.”

“Vừa rồi huyện có đoàn kiểm tra nhưng mình không đi. Còn những thông tin anh em phản ánh hôm nay mình mới biết,” ông Quyết cho biết thêm.

Không chỉ cấp cơ sở tỏ ra ‘ngạc nhiên,’ mà ngay cả lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên khi nghe phóng viên thông tin và cho xem hình ảnh hoạt động vận chuyển, “tuồn” sái thải, than ở Mỏ than Phấn Mễ ra ngoài cũng tỏ ra “bất ngờ.”

Hình ảnh xe tải trọng lớn chở than từ bãi thải Mỏ than Phấn Mễ về các xưởng tuyển bên ngoài xuất hiện thường xuyên, từ ngày này qua ngày khác. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Hình ảnh xe tải trọng lớn chở than từ bãi thải Mỏ than Phấn Mễ về các xưởng tuyển bên ngoài xuất hiện thường xuyên, từ ngày này qua ngày khác. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Việc này liên quan liên quan đến cấp tỉnh, hoạt động của doanh nghiệp nằm ngoài tầm của xã, địa phương cũng không nắm được.”

Tại buổi làm việc với phóng viên vào ngày 5/1/2019, ông Nguyễn Thế Giang, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên cho biết: “Sở không cấp đề án bảo vệ môi trường cho đơn vị nào ở quanh Mỏ than Phấn Mễ. Việc vận chuyển trên bãi thải thì liên quan đến nhiều ngành khác nữa. Nếu vận chuyển xít, than thẳng từ mỏ, từ bãi thải ra ngoài thì cái này liên quan đến thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thoát thuế VAT theo sản lượng khai thác.”

Về nội dung bán sái, bã sái thải sau tuyển than của Mỏ than Phấn Mễ, ông Giang nói: “Anh biết câu chuyên ở đó là 3 gầu đá 2 gầu than, hoặc là chuyển lên bãi thải sẽ có đội quân mót ở bãi luôn. Anh sẽ rà soát lại vì Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nên phải xem có được phép bán xít đi không. Nếu không được phép mình sẽ thông tin để kiểm tra, xử lý việc đó.”

Còn về nội dung liên quan những hợp đồng bán sái, bã thải, sau khi nghe phóng viên trao đổi và xem hợp đồng, ông Giang và một cán bộ phòng khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên đều nhận định: “Ngay câu chữ trong hợp đồng đã thấy mập mờ rồi. Nếu bán sái thải như thông tin phản ánh trên là không được phép. Báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định, đổ vào chỗ nào đó phải trồng cây. Chữ trong hợp đồng mua bán họ cho vào chỉ để lách luật…”

Với cách quản lý xã đổ huyện, huyện đổ tỉnh, môi trường đổ quản lý kinh tế… và sự ngỡ ngàng đến khó tin của các cơ quan chức năng địa phương, cứ thế hàng chục, thậm chí cả trăm tấn than ngày đêm được công khai thẩm lậu ra ngoài./.

Một đống xít lẫn than ở bên ngoài khu vực Mỏ than Phấn Mễ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Một đống xít lẫn than ở bên ngoài khu vực Mỏ than Phấn Mễ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

CHÍNH QUYỀN BAO CHE

‘thiên đường than lậu’ vô tư tồn tại?

Trong quá trình điều tra về than lậu tại các vùng mỏ Thái Nguyên, nhóm phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus liên tiếp nhận được tin báo rằng, hoạt động vận chuyển, tuồn bán xít than trái phép ở Quảng Ninh, thời gian gần đây cũng đang diễn ra rầm rộ bằng cả đường bộ và đường biển. Cuối tháng 12, chúng tôi quyết định xuôi về vùng đất cảng.

Sau gần hai tháng bám địa bàn, nhóm phóng viên đã phát hiện “thiên đường than lậu” với hàng chục điểm tập kết xít thải để tuyển than trái phép nằm trong Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Xít thải sau khi “tuồn” từ các mỏ than đến đây sẽ được đưa lên máy móc tuyển rửa lấy than bùn, rồi xuất bán đi khắp nơi ở trong nước, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài bằng tàu biển..

Điều đáng nói là, thực trạng trên diễn ra công khai ngay giữa ban ngày, hỏi người dân trên địa bàn phường Cẩm Thịnh, dường như ai cũng biết tới “thiên đường than lậu” này. Vậy mà, lãnh đạo chính quyền sở tại lại chối bay “sự thật” rằng “làm gì có bến bãi than lậu nào.” Vì sao vậy?

Hãy tưởng tượng “thiên đường than lậu” nơi đây như một lòng chảo khá lớn. Để đi hết chu vi trên phần đất bằng của lòng chảo bằng ôtô cũng phải mất cả giờ đồng hồ. Xung quanh lòng chảo, ở phía Bắc và Tây Bắc có khai trường của các mỏ than Cọc Sáu, Đèo Nai, Thống Nhất, Cao Sơn, Khe Chàm III; phía Đông giáp với Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, hệ thống kho bãi, khu xử lý của Công ty tuyển than Cửa Ông – TKV, phía Đông và Đông Nam giáp với biển, là nơi có những cầu cảng để tàu ra vào chở “hàng.”

Trung tâm của lòng chảo là Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh đang trong quá trình san lấp bằng hàng loạt đống xít thải đen óng. Hoạt động đổ thải, sàng tuyển, bốc than diễn ra rầm rộ như thể “đại công trường.” Tiếng máy xúc, máy tuyển rửa xít, còi tàu, xà lan lấy than kêu vang vẳng làm náo động cả vùng.

Chính sự phân bố dày đặc khai trường, bến bãi của các đơn vị khai thác, kinh doanh than nhà nước đã vô hình tạo “điều kiện cần” cho than lậu “cộng sinh” và phát triển. Tuy nhiên, muốn cộng sinh cũng phải phân rõ đẳng cấp. Loại “nhất đẳng” là loại có bến bãi hoàn toàn nằm trong khu vực bến bãi nhà nước, có thể “tàng hình” một cách chủ động. Đại diện của mô hình này phần lớn có bến bãi tập trung ở khu vực km6, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả.

Một điểm sàng tuyển xít than ngay trong khu vực Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Một điểm sàng tuyển xít than ngay trong khu vực Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

 Loại “nhất đẳng” là loại có bến bãi hoàn toàn nằm trong khu vực bến bãi nhà nước, có thể “tàng hình” một cách chủ động.

Còn loại “nhị đẳng” tập trung ở ven vịnh Bái Tử Long với các đại diện như M., “Xít”, H., “Xăm”, T., “Bò”, D., “Than”… là loại có bến bãi hoàn toàn nằm ngoài khu vực bến bãi nhà nước. Một số hoạt động “ký sinh” ngay trong Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh để tự do “xơi hàng.” Mặc dù vậy, nó chỉ cách biệt so với quần thể bến bãi nhà nước bởi một đoạn đường ngắn bằng cả đường bộ và biển. Vì vậy, mô hình cộng sinh “nhị đẳng” ít nhiều vẫn được hưởng chút lợi lộc “san sẻ” với tư cách là những bến bãi “hàng xóm” của các nhà nước.

Hoạt động than lậu tại lòng chảo rộng lớn nhưng thưa thớt dân này diễn ra cả ngày lẫn đêm, từ ngày này qua ngày khác. Ngoài những bãi, điểm tuyển rửa xít quy mô công nghiệp, áp dụng máy móc kỹ thuật hiện đại để tuyển, thì ẩn hiện giữa những “rừng” lau, vườn chuối ở ven Bái Tử Long còn có rất nhiều điểm người dân chỉ cần dùng máy bơm nước vào những đống xít là than bùn theo nước chảy xuống máng. Sau đó, chỉ cần vớt lên phơi khô là có thể xuất bán, vận chuyển bằng ôtô tải đi đường bộ, và tàu vận chuyển đường biển, tùy khối lượng khách hàng cần mua.

Sau nhiều ngày theo dõi, nhập vai điều tra, nhóm phóng viên đã ghi lại toàn bộ quá trình vận chuyển, hoạt động trái phép của những tổ chức, cá nhân tuyển rửa xít lấy than trái phép diễn ra rầm rộ một cách công khai. Chỉ tính thời điểm tháng 12/2018, trong và ngoài khu vực Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh đã có tới gần 20 bãi, điểm tập kết, tuyển rửa xít lấy than trái phép.

Một mỏ than thuộc TKV trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Một mỏ than thuộc TKV trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Ấy vậy mà, khi gặp và trao đổi với ông Lâm Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả về hoạt động nêu trên, ông Dũng lại khẳng định như đinh đóng cột rằng “ở trên địa bàn không có bến bãi trái phép nào cả.”

“Về mặt nhà nước, mình kiểm tra thường xuyên, mỗi tháng đích thân chủ tịch đi kiểm tra 3 đêm, trực 3 buổi. Rất yên tâm trong lĩnh vực quản lý, không có bến bãi trái phép nào cả. Như tại cụm công nghiệp 10/10, tỉnh và thành phố vừa kiểm tra xong, từ đất cát đến bến bãi nó sạch tinh luôn. Sáng nay cả Công an kinh tế xuống, người dân nhắn cho bí thư, cứ có thông tin mình đi kiểm tra ngay, gần đây Cẩm Phú làm rất tốt, mình kiểm tra thấy thế,” ông Dũng cười nói.

Tuy nhiên, khi nhóm phóng viên đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường đi kiểm tra cùng để tận thấy hoạt động tuyển rửa từ các bãi, điểm tập kết xít, than trên địa bàn, ông Dũng liền từ chối với lý do “đang bận, đi đâu mình sẽ cho anh em đi cùng.”

Ngẫm nghĩ một lúc rồi ông Dũng nói tiếp: “Trước đây có bãi xít ở đấy, vừa rồi có một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần kinh doanh than họ bàn giao hết đất. Riêng Cẩm Phú có 16 hécta ở khu vực đó. Hiện nay đang trong quá trình san lấp mặt bằng, chắc người ta sàng xảy ít xít.”

Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi về việc sàng tuyển xít như vậy có được phép không? Nhưng vị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Phú chỉ im lặng.  

Xít lãn than đổ ngổn ngang ngay trước trụ sở ban quản lý dự án Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xít lãn than đổ ngổn ngang ngay trước trụ sở ban quản lý dự án Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Trong lúc phóng viên đang trao đổi với ông Dũng, thì ông Nguyễn Thế Quân-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Phú (phụ trách môi trường) xuất hiện và cùng trao đổi. Như đã nghe câu chuyện của chúng tôi từ lâu, ông Quân liền nói: “Riêng về chỗ xít, đấy không phải là than, đấy là bã được sàng tuyển than rồi. Ngày xưa ta lu lèn lấp biển, giờ họ đào gom lại cái to thì bỏ đi, còn cái nhỏ người ta dùng nước rửa lấy cám xít để vận chuyển về trong quê tôi vôi, làm gạch để giảm chi phí, đó chỉ là tận dụng nếu không cũng làm đất đổ nền.”

Phóng viên lại đặt câu hỏi như vừa trao đổi với ông Dũng rằng việc sàng tuyển xít trên có được phép không? Xít lấy từ đâu, tại sao xít lại đen óng và sau khi tuyển rửa lại ra nhiều than bùn như vậy? Ông Quân trả lời rằng, từ khi cụm công nghiệp mới sinh ra, các điểm sàng tuyển bị tháo dỡ hết, hiện chỉ còn một cái cuối cùng là chỗ sát cụm công nghiệp. Một số trường hợp đã bị phạt rồi.

“Tôi phải nói thẳng là môi trường ở đó mắt trực quan nhìn vào là không được, nó không phải là bụi, mà ảnh hưởng bùn xuống dòng chảy. Trường hợp vi phạm sẽ xử phạt hành chính, nhưng anh em chúng tôi phạt không quá 5 triệu đồng. Thấy bức xúc nên có phạt hai ba lần,” ông Quân nói thêm.

Vẫn lời đề nghị lãnh đạo phường cùng đi kiểm tra thực tế, nhưng ông Quân không những không hợp tác, còn đặt lại câu hỏi và nói: “Nếu kiểm tra bây giờ anh có nghiệp vụ gì về than, anh phân biệt thế nào là than, anh cứ đen là than. Hai nữa người ta nói về nguồn gốc, chúng tôi đã nói rồi, sở dĩ cụm công nghiệp người ta đang bóc cái nền lên để làm đường, ra thấy đang làm đường. Trong khi đó họ vun cái đấy lên để đưa ra mép biển, trong quá trình đó người ta tận dụng để đưa lên sàng tuyển, đưa vào nước để sục lấy ‘cái nhẹ’ nó chảy theo nước đó ra.”

Xít thải lẫn than được các xe tải trọng lớn chở về tập các điểm tập kết trong và ngoài khu vực Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xít thải lẫn than được các xe tải trọng lớn chở về tập các điểm tập kết trong và ngoài khu vực Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Trước yêu cầu của phóng viên, ông Quân cực chẳng đã cùng một cán bộ khác lấy xe máy phóng một mạch ra khu vực Ban quản lý Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh. Ngay khi vào khỏi cổng ban quản lý, ông Quân bất ngờ rẽ vào nói chuyện trước với một người thanh niên là chủ của một điểm tuyển rửa xít ở trong cụm công nghiệp.

Trong lúc chờ ông Quân nói chuyện, chúng tôi quan sát thấy ngay trong cổng Ban quản lý là đống than lớn đến khoảng vài nghìn tấn. Xung quanh, xe tải, máy xúc, máy sàng tuyển rửa, cùng hàng chục công nhân đang vận hành máy móc tuyển xít lấy thân hoạt động ầm ầm. Dù thấy lãnh đạo phường xuống kiểm tra nhưng mọi hoạt động vẫn diễn ra. Nước thải trong quá trình tuyển rửa xả thẳng xuống cống 4 cửa rồi chảy ra Vịnh Bãi Tự Long, khiến nước biển đen như mực.

Thấy phóng viên đang ghi hình, ông Quân vội vàng đi ra, vừa đi vừa quát lớn “đã bảo phải dừng trước ngày 31/12/2018 rồi sao đến bây giờ vẫn làm thế này, khẩn trương dừng ngay…” Lời Phó Chủ tịch phường vừa dứt, ông chủ của bãi tập kết tuyển rửa xít lấy than cười làm hòa: “Thầy hôm nay nóng thế,” rồi quay sang bảo với chúng tôi: “Bọn em cũng sắp nghỉ rồi.”

Nước thải sau khi tuyển rửa xít lấy than được xả thẳng ra vịnh Bái Tử Long. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Nước thải sau khi tuyển rửa xít lấy than được xả thẳng ra vịnh Bái Tử Long. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Người ta làm khổ lắm, làm được cân đó nhục lắm, nói thẳng với anh em thế. Họ chở ở đâu đến để xử lý. Sau đó than bùn vét lên để đông đặc lại để chở về quê bán, câu chuyện là từ đó chứ không phải than nguyên khai đâu…”

Sau gần 30 phút chúng tôi và ông Quân cùng rời khỏi hiện trường, suốt quãng thời gian đó mọi hoạt động tuyển rửa xít lấy than vẫn diễn ra bình thường. Cũng không có một biên bản nào được lập để yêu cầu bãi tuyển này dừng hoạt động tuyển rửa xít lấy than trái phép.

Bất ngờ hơn là, trên đường rời khỏi hiện trường, ông Quân còn nói với chúng tôi rằng: “Người ta làm khổ lắm, làm được cân đó nhục lắm, nói thẳng với anh em thế. Họ chở ở đâu đến để xử lý. Sau đó than bùn vét lên để đông đặc lại để chở về quê bán, câu chuyện là từ đó chứ không phải than nguyên khai đâu. Còn về nguyên tắc nghiêm cấm toàn bộ không có bến bãi chế biến. Chứ bây giờ đào được gánh than nhục lắm, nước đó bơm lên nước ngập tận cổ, nhục lắm.”

Chúng tôi tiếp tục đề nghị ông Quân cùng đi kiểm tra tiếp tại 4 bãi tập kết và tuyển rửa xít lấy than khác nằm trong và ngoài Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh. Đến đâu thì ông Quân mà người cán bộ đi cùng cũng vào trước gặp các trùm than lậu có lẽ là để yêu cầu tạm dừng. Nhưng chắc do quá bất ngờ nên mọi hoạt động bốc xúc, tuyển rửa xít lấy than tại các bãi vẫn tiếp tục vận hành theo guồng quen thuộc cho đến khi chúng tôi lấy các phương tiện ghi hình ra tác nghiệp.

Ghi nhận tại hiện trường các bãi này cho thấy, có rất nhiều xe tải, máy xúc, máy sàng tuyển bên cạnh các đống xít “khổng lồ” cao như nóc nhà cấp 4. Mỗi điểm có hàng chục người tụ tập, đó là công nhân cùng đội quân canh gác với điệu bộ hình dáng ăn mặc vô cùng “anh chị giang hồ.”

Sau khi kiểm tra thực tế, ông Quân thừa nhận tất cả những bãi đó đều hoạt động trái phép, nhưng “phường chỉ ‘quản lý hộ’ do những điểm tuyển xít lấy than này thuộc địa phận của phường, việc quản lý chính thức là thuộc cấp nhà nước.”

Xe chở xít, than thường xuyên ra vào khu vực “Thiên đường than lậu” tại hai phường Cẩm Phú và Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xe chở xít, than thường xuyên ra vào khu vực “Thiên đường than lậu” tại hai phường Cẩm Phú và Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Trước đây, về xít, Cẩm Phả cho 6 điểm tận thu tận dụng là của Công ty than S.H và Công ty than T.L thuộc Tổng Công ty Đông Bắc. Còn năm nay có cụm công nghiệp vào làm tôi dẹp hết. Chỗ các điểm tuyển rửa vừa xem, theo bản đồ là của Cẩm Thịnh, nhưng chúng tôi không phải đổ lỗi cho nhau. Đâu cũng có sự quản lý nên chúng tôi có sự phối hợp. Đó là bãi Cẩm Thịnh chứ có phải của mình đâu,” ông Quân giãi bày thêm.

Lời ông Quân nói là vậy, nhưng khi mang nội dung thông tin trên tới gặp lãnh đạo Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Thịnh, ông Bùi Đình Việt-Phó Chủ tịch phường lại một mực khẳng định trụ sở cụm công nghiệp, những bãi, điểm tập kết và tuyển rửa than mà ông Quân đưa phóng viên đi kiểm tra hoàn toàn nằm trên đất của phường Cẩm Phú chứ không phải của Cẩm Thịnh!.

“Phần nào liên quan đến đất của chúng tôi quản lý là chúng tôi vẫn phải kiểm tra, tránh tình trạng vận chuyển than trái phép hoặc mua về sàng sảy. Vừa rồi có điều chỉnh địa bàn thì toàn bộ mặt bằng cụm công nghiệp là của phường Cẩm Phú. Trước đây có 6 hộ của Cẩm Thịnh, nhưng bây giờ đã điều chỉnh lại, anh Dũng Chủ tịch Cẩm Phú là người đi điều chỉnh,” ông Việt khẳng định như đinh đóng cột.

Hoạt động bốc xúc, tuyển rửa xít lấy than tại Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh. (Video: P.V/Vietnam+)

Sau khi xem hình ảnh nhóm phóng viên cung cấp, ông Việt tiếp tục khẳng định: “Trong khu đấy (Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh) có 4-5 hộ đang sàng sảy tạp nham. Đầu năm, chúng tôi đã kiểm tra toàn bộ tổng thể, cả Cẩm Phú và Cẩm Thịnh cùng phối hợp, bên Cẩm Thịnh là hộ ông Lê Công Lợi. Hiện tại đất này ông ấy quản lý. Hộ này đang lọc rửa xít. Họ không được phép làm, chúng tôi đã cho lập biên bản và xử phạt hành chính, đây có thể là họ lén lút làm tiếp.”

“Ở Cẩm Thịnh đã có thanh tra nhưng chưa có kết luận. Đồng chí lãnh đạo trực tiếp đang không có nhà và chương trình làm việc lịch kín hết rồi, các phóng viên cứ để điện thoại lại khi nào đặt được lịch chị sẽ gọi…”

Để rõ hơn về “quả bóng trách nhiệm” nêu trên, nhóm phóng viên tiếp tục đặt lịch làm việc với lãnh đạo thành phố Cẩm Phả. Tuy nhiên, sau khi nắm bắt nội dung công việc, bà Nguyễn Thị Minh Huyền-Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả nói: “Ở Cẩm Thịnh đã có thanh tra nhưng chưa có kết luận. Đồng chí lãnh đạo trực tiếp đang không có nhà và chương trình làm việc lịch kín hết rồi, các phóng viên cứ để điện thoại lại khi nào đặt được lịch chị sẽ gọi…”

Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 3 tháng đặt lịch, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi từ phía Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả.

Ở góc độ cấp tỉnh, phóng viên đã liên hệ với ông Đặng Huy Hậu-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, sau đó được đồng chí thư ký giới liệu gặp ông Nguyễn Ngọc Thu-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Thu lại giao ông Phạm Văn Cường-Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc. Qua trao đổi, ông Cường cho biết: “Không biết về ‘thiên đường than lậu’ nêu trên vì chưa được cấp huyện, phường báo cáo.”

“Chúng tôi sẽ yêu cầu thành phố Cẩm Phả kiểm tra và thông tin tới phóng viên,” ông Cường nói, nhưng cũng tương tự phía Thành phố Cẩm Phả, thời gian cứ trôi mà thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn bặt vô âm tín./.

Xít thải lẫn than được đổ thành từng đống khổng lồ trong và ngoài Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xít thải lẫn than được đổ thành từng đống khổng lồ trong và ngoài Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Lộ diện những ‘bà trùm’

sở hữu bãi xít than lớn nhất Quảng Ninh

Tiếp tục tìm hiểu về “thiên đường than lậu” ở Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, nhóm phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã nhận được nhiều luồng tin từ người dân về danh tiếng của hai người phụ nữ tên P.T và L “Xít.”- hai “bà trùm” có tiếng đang sở hữu bãi xít “khổng lồ” lớn nhất nhì tỉnh Quảng Ninh, do Công ty tuyển than Cửa Ông-TKV thải ra khoảng 1 triệu tấn xít/năm.

Theo quy trình, mỗi khi đoàn tàu chở xít cập bãi (ven Bãi Tự Long, sát Cụm công nghiệp Cẩm Thinh), những chiếc máy xúc, máy ủi lại kéo đến “ăn hàng.” Sau đó, xít được đưa lên máy tuyển rửa tại chỗ để lấy than đem bán, hoặc gián tiếp bằng cách bán xít cho các đơn vị khác tuyển rửa, đưa đi tiêu thụ… trong và ngoài nước.

Điều đáng nói là, hoạt động tuyển rửa xít, xuất bán than trên hoàn toàn “lậu,” nên hai bà trùm chỉ nhận lời xuất “hàng” với số lượng lớn. Nếu vận chuyển bằng đường biển, mỗi đơn hàng phải lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tấn.

“THIÊN ĐƯỜNG THAN” MỖI NĂM THẢI MỘT TRIỆU TẤN XÍT

Qua tìm hiểu được biết, tại “thiên đường than” ở thành phố Cẩm Phả hiện đang có hàng chục Công ty than thuộc Tập đoàn TKV hoạt động, khai thác gồm: Đèo Nai, Thống Nhất, Cao Sơn, Cọc 6, Tây Nam Đá Mài… Than sau khi đào, múc lên từ các mỏ sẽ được chở về Công ty tuyển than Cửa Ông.

Mỗi năm, Công ty tuyển than Cửa Ông tuyển ra khoảng 9 triệu tấn than, trong đó, có khoảng 1 triệu tấn xít sau tuyển được chở đến bãi xít nằm trên địa bàn phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả. Và, người đứng ra tiếp quản, sở hữu bãi xít “khổng lồ” này chính là hai “bà trùm” than lậu P.T và L “Xít.”

Trong vai người đi mua than, ghé vào quán ven đường đối diện trạm thu phí… dò hỏi, chúng tôi được bà chủ quán nước thông tin tường tận từ phương thức vận chuyển xít, than đến số điện thoại cá nhân của bà trùm P.T.

“Than ở đây lấy từ các mỏ, tuỳ vào mối quan hệ của từng người. Hàng ngày thấy xe chạy ầm ầm qua đây. Người ta cũng chở cả từ trên km6 phường Quang Hanh (‘thiên đường than lậu’ vừa bị ‘khai tử’) xuống. Không chỉ bán trong nước đâu, bà P.T còn xuất khẩu than ra nước ngoài. Muốn mua than, điện cho bà í nhé, số điện thoại 0937…06. Ở đây chỉ có bà ấy là làm lớn nhất…,” bà chủ quán nước chia sẻ.

Xe chở xít lẫn than thường xuyên ra vào khu vực bãi xít khổng lồ ở bên cạnh Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+) 
Xe chở xít lẫn than thường xuyên ra vào khu vực bãi xít khổng lồ ở bên cạnh Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+) 

Những hoạt động này diễn ra cả ngày lẫn đêm. Tàu ra vào cảng liên tục.   

Từ thông tin của bà chủ quán nước, những ngày cuối tháng 12/2018, nhóm phóng viên tiếp cận bãi xít thải, một bên đã được quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp (đơn vị thi công đang xây dựng cơ sở hạ tầng), một bên là bãi chứa xít của Tuyển than Cửa Ông. Ở bãi xít, ngày nào cũng có tàu của Công ty tuyển than Cửa Ông chở xít ra đổ, chất thành từng đống cao như núi, rộng vài héc ta.

Ngay sau khi đoàn tàu hỏa đổ xít đen óng xuống bãi, những chiếc máy xúc cỡ lớn lại kéo tới xúc lên ô tô rồi chở thẳng ra cảng. Tại cảng có hai chiếc máy cẩu bốc xít lên những chiếc xà lan và tàu vài trăm nghìn tấn mang số hiệu ở các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình chở đi tiêu thụ bằng tàu biển.

Những hoạt động này diễn ra cả ngày lẫn đêm. Tàu ra vào cảng liên tục. Thậm chí có cả tàu mang số hiệu của nước ngoài cũng luôn chờ sẵn tại cảng.

Không chỉ xít được chở đi, trên bãi còn nhiều đội quân mót than nhặt than cục để ra từng đống. Hàng loạt máy sàng tuyển cùng máy xúc, ô tô tải, máy bơm nước ra sức tuyển xít lấy than như một đại công trường. Than sau khi tuyển được dồn thành đống, sau đó một loạt xe ôtô tải trọng lớn tới “ăn hàng” rồi tỏa đi khắp nơi. Có những xe chở thẳng ra cảng đổ lên tàu, vận chuyển bằng đường biển.

HÀNH TRÌNH TIẾP CẬN “BÀ TRÙM THAN LẬU” NỨC TIẾNG ĐẤT MỎ

Ngỏ ý muốn mua một lượng than lớn (khoảng 5-7 trăm tấn) vận chuyển vào Cửa Lò, chúng tôi gọi điện cho “bà trùm” P.T để hỏi giá cả và phương thức vận chuyển. Tuy nhiên, lượng than mỗi tháng cần mua mà chúng tôi nghĩ là “khủng khiếp” ấy lại chỉ là một con số nhỏ, lẻ với “bà trùm” P.T. Qua điện thoại, “bà trùm” gằn giọng: “Vào đó vận chuyển bằng đường biển, nhưng 5-7 trăm tấn thì chạy gì. Ít quá.” Cũng có lẽ vì “ít quá” nên “bà trùm” dập tắt luôn điện thoại.

Tiếp tục nhiều lần liên hệ thương thuyết về số lượng, đến cuối 12/2018, chúng tôi đã hẹn được “bà trùm” P.T trước cổng bệnh viện Cọc 7 (Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả). Qua điện thoại, bà mời chúng tôi lên xe để trao đổi. Trên xe còn một người lái xe đội mũ cối, đeo kính đen, hàng ghế sau có một người thanh niên thân hình vạm vỡ.

Hoạt động tuyển rửa, tuồn bán xít, than diễn ra rầm rộ tại khu vực bãi xít khổng lồ do “bà trùm” L., “xít” tiếp quản. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Hoạt động tuyển rửa, tuồn bán xít, than diễn ra rầm rộ tại khu vực bãi xít khổng lồ do “bà trùm” L., “xít” tiếp quản. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Mua được. Than chị lấy từ mỏ Đèo Nai. Nhưng xe bọn em phải chạy ra. Trong mỏ thì rẻ hơn, nhưng khâu vận chuyển bọn em có đủ tầm để chạy không. Trong mỏ này, không cần đến hoá đơn…”

Mới bước lên xe, chưa kịp chào hỏi làm quen thì người lái xe đã thăm dò: “Các anh sao lại có số điện thoại của chị thế, các anh ở Vinh mà đi xe biển 30E à?” Chúng tôi giải thích là có bạn ở Hà Nội cho mượn xe nên người lái xe không hỏi nữa.

Sau đó, lái xe đưa chúng tôi thẳng về phía trung tâm thành phố Cẩm Phả, qua nhiều con đường nhỏ ngoằn nghèo khiến cánh nhà báo trẻ chúng tôi khá lo lắng. Người lái xe quay lại nói tiếp: “Các anh là người trên bộ đúng không, hay là nhà báo?” Thấy chúng tôi cười, gã lái xe nói tiếp: “Không, anh hỏi thật, mới đầu gặp nhau mà đã có số điện thoại của chị (bà trùm P.T), thấy lạ.”

Xâm nhập vào bãi xít “khổng lồ” mỗi năm tiếp nhận triệu tấn xít của hai “bà trùm” than lậu ở thành phố Cẩm Phả. (Video: P.V/Vietnam+)

Chưa kịp trả lời thì người đàn ông ngồi bên cạnh có điện thoại. Nội dung cuộc điện thoại trao đổi về giá mua bán than với số lượng vài chục nghìn tấn, than ở Cẩm Phả, xuống hàng tại Đồng Nai và Hồ Chí Minh. Sau đó, bà trùm P.T yêu cầu người này gọi cho một người tên là Mão, để “hỏi xem chỉ tiêu của ông còn không?”

Sau cuộc điện thoại, người đàn ông báo với bà P.T rằng: “Anh ấy nói chỉ tiêu năm nay chỉ còn 600 tấn thôi, khi nào lấy thì thông báo.”

Trở lại câu chuyện, sau khi nghe chúng tôi ngỏ ý muốn mua than về đốt gạch ở Cửa Lò, “bà trùm” P.T nhanh miệng nói: “Bây giờ, bọn em xem nhà máy đốt nhiệt gì, chứ chưa nắm được thì khó lắm, giá thì đơn giản thôi. Nhưng giờ không biết nhà máy đốt cái gì, 6.000 hay 3.000, 4.000, nhiệt ấy, 4a, 4b, ví dụ thế. Cám 4a, 4b là đắt nhất, xong đến cám 5, cám 7. Bọn em hỏi xem rồi bảo chị.”

Tuy nhiên về số lượng “bà trùm” P.T rõ ràng: “Đường biển vào Cửa Lò thì không vấn đề nhưng số lượng 5-700 tấn thì tàu cỡ đó không chạy được còn đường bộ thì tốn chi phí vận chuyển.”

Một chiếc tàu chở than rời khỏi khu vực “thiên đường than lậu” tại phường Cẩm Thịnh hướng ra biển đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Một chiếc tàu chở than rời khỏi khu vực “thiên đường than lậu” tại phường Cẩm Thịnh hướng ra biển đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Tại hiện trường, hoạt động đổ xít, bốc xúc, tuyển rửa, vận chuyển xít, than đi tiêu thụ bằng cả đường bộ và đường biển vẫn luôn diễn ra nhộn nhịp từ ngày này qua ngày khác.

Khi đặt vấn đề mua than trong các mỏ của TKV “bà trùm” khẳng định chắc nịch: “Mua được. Than chị lấy từ mỏ Đèo Nai. Nhưng xe bọn em phải chạy ra. Trong mỏ thì rẻ hơn, nhưng khâu vận chuyển bọn em có đủ tầm để chạy không. Trong mỏ này, không cần đến hoá đơn…”

Khẳng định để lấy được than từ các mỏ và vận chuyển được phải “có tầm,” “bà trùm” P.T bảo: “Ngày xưa chị chuyên bán than sang Trung Quốc bằng đường biển, nhưng năm nay thôi rồi. Giờ nói chung khó khăn lắm, không có nhiều hàng. Tàu chỉ chở 1.000-2.000 tấn. Bây giờ đi cóp đi nhặt dồn vào ít một.”

Đang dở câu chuyện thì điện thoại “bà trùm” rung lên. Vừa bấm máy nghe thì đầu dây bên kia nói: “Nó không chạy, chắc nó sợ mấy nhà báo hôm nay xuống đây…” Sau đó “bà trùm” tắt máy, nhìn chúng tôi một lúc với vẻ mặt nghi ngờ rồi bảo “Chị có việc phải đi, hẹn bọn em dịp khác.”

Xe tải, máy xúc hoạt động hết công suất tại khu vực bãi xít khổng lồ do “bà trùm” L., “xít” tiếp quản. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xe tải, máy xúc hoạt động hết công suất tại khu vực bãi xít khổng lồ do “bà trùm” L., “xít” tiếp quản. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Ngoài “bà trùm” P.T, thì tại bãi xỉ than của Công ty tuyển than Cửa Ông còn một người phụ nữ “nổi tiếng” được nhắc đến chẳng kém, đó là bà L “Xít.” Thông qua một mối quen, chúng tôi xin được số điện thoại của bà L., và gọi điện trao đổi.

Chia sẻ qua điện thoại với khách, bà L., cho biết vị trí bãi xít của Tuyên than Cửa Ông nằm trên đất của gia đình, gần điểm của bà trùm P.T (theo như lời bà T., giới thiệu thì bà trùm P.T là đứa em xã hội). Than của bà chủ yếu tuyển từ xít ra nên không đẹp, nhưng nếu làm gạch cũng được, than được bán với giá 960.000-970.000đ/tấn. Xít thì bán theo khối 60.000đ/khối.

“Ở đây người ta chạy (xít) ra bao nhiêu thì có từng đấy, nó thuộc về nhà máy tuyển than cửa Ông. Không có hoá đơn đâu, bọn chị làm gì có hoá đơn. Tàu 5-6 trăm tấn chở đi Hải Dương với ở gần gần đây. Chứ đi Nghệ An ít cũng phải tàu nghìn tấn chị mới chở,” “bà trùm” L., “xít” nói.

Ngay sau cuộc điện thoại, chúng tôi tiếp tục mục sở thị bãi xít “khổng lồ” của hai bà trùm P.T và L “Xít.” Tại hiện trường, hoạt động đổ xít, bốc xúc, tuyển rửa, vận chuyển xít, than đi tiêu thụ bằng cả đường bộ và đường biển vẫn luôn diễn ra nhộn nhịp từ ngày này qua ngày khác.

Trong ảnh là “bà trùm than lậu” P.T, một trong hai “bà trùm” đang khai thác bãi xít khổng lồ ở tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Trong ảnh là “bà trùm than lậu” P.T, một trong hai “bà trùm” đang khai thác bãi xít khổng lồ ở tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

VAI TRÒ CỦA TUYỂN THAN CỬA ÔNG TRONG VIỆC BÁN XÍT, THAN?

Ngày 28/12/2018, đem thông tin ghi nhận được tại “thiên đường than lậu” tới trao đổi với lãnh đạo Công ty tuyển than Cửa Ông. Tại đây, ông Toản-Phó Chánh văn phòng Công ty cho biết lãnh đạo đang đi vắng và hẹn lịch sáng hôm sau.

Ở góc độ cá nhân, ông Toản cho biết trong thời gian tới, chương trình kế hoạch của tập đoàn là chở xít lại mỏ, còn xử lý như nào thì chưa biết.

“Theo công nghệ sàng tuyển xong sẽ chở về mỏ, mình khai thác về than có lẫn đất đá. Than khai thác từ tất cả các mỏ thuộc Tập đoàn TKV chở về đây tuyển, mỗi năm tuyển khoảng 9 triệu tấn, năm nay khả năng chương trình của Tập đoàn cũng như lãnh đạo công ty sẽ tăng lên. Chương trình đưa xít về mỏ là chương trình của Tập đoàn để không gây ảnh hưởng đến môi trường, hoàn nguyên lại để trồng cây keo,” ông Toản nói thêm.

Tàu chở than thường xuyên ra vào khu vực “thiên đường than lậu” tại phường Cẩm Thịnh để “ăn hàng” rồi hướng ra biển đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Tàu chở than thường xuyên ra vào khu vực “thiên đường than lậu” tại phường Cẩm Thịnh để “ăn hàng” rồi hướng ra biển đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Làm việc với nhóm phóng viên vào sáng 29/12, ông Phạm Thanh Tùng-Phó Giám đốc Công ty tuyển than Cửa Ông cho biết: “Nhiệm vụ chính của Công ty tuyển than Cửa Ông nhiệm là sàng tuyển. Than các mỏ đem về đây tuyển ra đá thải, vừa rồi tỉnh kiểm tra hết các khu vực bãi xít để phân định xem hoạt động trên bãi xít như thế nào cũng như quản lý đất đai như nào. Đợt đó mình cũng đi cùng đoàn.”

Ông Tùng cũng khẳng định, theo kết luận của chánh thanh tra tỉnh, Tuyển than Cửa Ông không quản lý tí đất nào ở khu vực bãi xít. Có một số khu sàng tuyển xít gần bãi xít thì đất quản lý hiện tại theo tỉnh giao cho thành phố, rồi thành phố giao cho Phường Cẩm Thịnh. Còn tuyển than trước đây đổ thải theo giấy phép của tỉnh, tỉnh ký đó không phải thuê của dân.’

“Vừa rồi mình đã bàn giao cho cụm công nghiệp san lấp, chứ Than Cửa Ông không quản lý đất đai. Ở đó nó rộng lắm, có khu cảng, phải địa chính mới nắm được. Nếu thành phố và địa chính cho hộ gia đình người ta làm phải có giấy phép chứ Than Cửa Ông không đồng ý cho ai làm cả,” ông Tùng nói thêm.

Về việc đổ xít ra “thiên đường than lậu,” ông Tùng cho hay: “Từ trước tới nay vận chuyển xít ra đó bằng hệ thống toa xe tự lật. Tuyển than Cửa Ông không quản lý khu đó. Chỗ đó xít thải ra theo tiêu chuẩn Việt Nam, vì trước đó đã có bộ phận giám định kiểm tra mẫu rồi mới đưa ra bãi thải chứ không phải có than chuyển ra đó. Yên tâm là Tuyển than Cửa Ông làm rất chắc chắn.”

“Chỗ này liên quan đến quản lý của chính quyền, chúng tôi không biết.”

Khi chúng tôi đề cập thông tin về việc nhiều điểm sàng tuyển xít đang hoạt động trái phép trên bãi đổ xít thải của Tuyển than Cửa Ông, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản của quốc gia, trong khi giữa chính quyền địa phương lại chưa phân định rõ ràng ai là người đang quản lý đất cũng như tài sản trên đất, ông Tùng cho hay: “Chỗ này liên quan đến quản lý của chính quyền, chúng tôi không biết.”

Trước đó, khi trao đổi với ông Phong, Chánh văn phòng Công ty tuyển than Cửa Ông qua điện thoại, phóng viên đã thông tin việc bán xít thải cũng như sàng tuyển xít lấy than trái phép, ông Phong có nhắc đến tên hai bà trùm than lậu là L “Xít” và bà P.T đang là chủ khu đất đó.

Tuy nhiên khi làm việc với ông Tùng thì ông khẳng định không biết đó là hộ nào: “Mình không biết hộ đó là hộ nào, chắc anh Phong anh nghe thông tin phong phanh ở đâu. Đất nếu một là giao cho doanh nghiệp bên mình quản lý mình biết ngay, hai là giao cho địa phương quản lý. Xít mình đổ ra phục vụ san lấp, bãi xít đó rất rộng, mình đổ từ lâu rồi. Việc quản lý tiếp ở đó là địa phương quản lý, địa phương chịu trách nhiệm, đất của địa phương mà.”

Suy nghĩ một lúc rồi ông Tùng chia sẻ tiếp: “Bãi rộng thế họ hoạt động như nào sao biết được, mỗi năm công ty thải ra đó khoảng 1 triệu tấn. Xít thải ra theo tiêu chuẩn chỉ là xít, trong viên xít có lẫn tạp chất, khẳng định là xít thải một trăm phần trăm. Bây giờ tỉnh yêu cầu Tuyển than Cửa Ông hết 2019 làm thủ tục quy hoạch kéo người theo đường sắt chở xít vào mỏ. Nếu không làm xong thì tỉnh yêu cầu dừng không đổ thải nữa. Và không đổ thải thì phải dừng nhà máy tuyển.”

Hai chiếc máy cẩu bốc xít, than lên những chiếc xà lan và tàu hơn nghìn tấn mang số hiệu ở các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình chở đi tiêu thụ bằng tàu biển. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Hai chiếc máy cẩu bốc xít, than lên những chiếc xà lan và tàu hơn nghìn tấn mang số hiệu ở các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình chở đi tiêu thụ bằng tàu biển. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Việc đó liên quan đến cảng biển và nhiều thứ khác, chúng tôi chỉ đổ thải thôi chứ không có mối liên hệ hay quan hệ gì cả. Bãi rộng mênh mông như thế làm sao chúng tôi biết được…

Trả lời câu hỏi do phóng viên đặt ra về vị trí Tuyển than Cửa Ông đang ở đâu trong câu chuyện xít thải đó là tài nguyên của nhà nước, nhưng cá nhân lại vô tư tuyển rửa, tuồn bán trái phép bằng cả đường bộ và đường biển với số lượng rất lớn… ông Tùng lập luận: “Việc đó liên quan đến cảng biển và nhiều thứ khác, chúng tôi chỉ đổ thải thôi chứ không có mối liên hệ hay quan hệ gì cả. Bãi rộng mênh mông như thế làm sao chúng tôi biết được. Quyết định đổ thải của tỉnh giờ đã giao hết cho thành phố, phường nói chúng tôi thuê đất của dân là không đúng, chúng tôi được phép đổ theo các quyết định của tỉnh. Chúng tôi làm đúng!”

Trong khi đó, ở phía địa phương cấp cơ sở, ông Nguyễn Hồng Chương-cán bộ địa chính phường Cẩn Thịnh lại cho rằng: “Bây giờ họ không có văn bản tỉnh cho mượn đất thì làm sao họ làm được. Bây giờ tôi mang đồ của tôi đổ vào sân nhà anh thì anh có nghe không. Tuyển Than Cửa Ông trả lời như thế là rất vô trách nhiệm, là không đúng.”

Cũng nội dung này, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Đình Việt-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Thịnh chia sẻ: “Xít của Tuyển than Cửa Ông có ô số 5 và số 3. Hiện số 3 vẫn là xít thải, số 5 hiện tại cụm công nghiệp lấy toàn bộ, san lấp mặt bằng xong rồi. Còn toàn bộ ô số 3 là đất của nhà bà L. Toàn bộ xít đấy được vận chuyển ra ô đất đó. Xít đổ ra thì bà ấy quản lý, Cửa Ông ký hợp đồng với nhà bà ấy để đổ xít ra và xử lý, tận dụng lại.”

Như vậy, trong khi chính quyền địa phương và Công ty tuyển than Cửa Ông chưa bên nào chịu trách nhiệm quản lý bãi xít thải mỗi năm tiếp nhận cả triệu tấn, thì ngày này qua ngày khác trong suốt nhiều năm qua nguồn tài nguyên không nhỏ của Quốc gia đã “được” hai “bà trùm” P.T và L “Xít” tuyển xít lấy than tuồn bán đi khắp nơi cả trong lẫn ngoài nước../.

Đoàn tàu chở xít từ Công ty tuyển than Cửa Ông ra đổ tại bãi xít mỗi năm tiếp nhận triệu tấn ở phường Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Đoàn tàu chở xít từ Công ty tuyển than Cửa Ông ra đổ tại bãi xít mỗi năm tiếp nhận triệu tấn ở phường Cẩm Thịnh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

‘Thiên đường than lậu’

sau lệnh ‘khai tử’

Ngày 10/12/2018, “thiên đường than lậu” tồn tại suốt một thập kỷ tại km6 (Quang Hanh, Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã chính thức bị khai tử theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, nhưng vào những ngày cuối tháng 12/2018 và tháng 2/2019, ở nhiều thời điểm khác nhau mà nhóm phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus có mặt tại khu vực này, máy móc phục vụ tuyển rửa xít lấy than vẫn vô tư công khai hoạt động…

Than lậu – “nồi cơm ngon” khó bỏ?

Ngược lại thời gian cách đây 10 năm, sự kiện 104 tàu than bị bắt giữ năm 2008 cùng với các cuộc điều tra kéo dài hàng năm trời đã phần nào làm giãn đoạn phong trào than lậu. Tuy nhiên, “trận chiến” này dẫu được cho là rất mạnh tay này thực chất mới chỉ đánh vào “nồi cơm” của những trùm than bé nhỏ và chỉ đủ làm chao đảo một phần bến bãi của than lậu ở các khu vực của tỉnh Quảng Ninh.

Những “ông trùm” quyền lực thật sự thì vẫn bình yên và như chưa từng gián đoạn “sứ mệnh” tẩu tán than lậu từ năm nay qua năm khác. Các bến cảng than lậu tại km6 này hoạt động bằng hình thức núp bóng dưới các loại giấy phép theo kiểu thu mua chế biến, tận thu đất đá xít mỏ, than mót… Các loại giấy phép này đã tiếp tay cho ông chủ các bến bãi hợp thức hóa nguồn than trôi nổi và trộm cắp từ các than mỏ trong khu vực để tuồn đi khắp nơi.

Có thể nói, tình trạng vận chuyển và buôn bán trái phép xít, than ở Quảng Ninh diễn ra thường lệ, y như “nồi cơm” đến bữa phải ăn. Nhìn lại quãng thời gian 20 năm qua thì thấy rõ một điều là vài ba năm, than lậu lại rộ lên. Tuy các lực lượng chức năng đã truy bắt được khá nhiều vụ nhưng chưa bao giờ ngăn chặn triệt để.

Xe tải chở xít, than thường xuyên ra, vào khu vực “Thiên đường than lậu” ở km6, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xe tải chở xít, than thường xuyên ra, vào khu vực “Thiên đường than lậu” ở km6, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Có thể nói, tình trạng vận chuyển và buôn bán trái phép xít, than ở Quảng Ninh diễn ra thường lệ, y như “nồi cơm” đến bữa phải ăn.

Ghi nhận của nhóm phóng viên tại “Thiên đường than lậu” ở km6, phường Quang Hanh vào những ngày đầu năm 2019, các điểm tuyển rửa máy móc nằm sâu trong vịnh Bái Tử Long vẫn hoạt động ầm ầm hết công suất cả ngày, gây khói bụi, nước thải đen đục được xả thẳng xuống vịnh gây ô nhiễm môi trường. Nhiều đoạn, xít thải đổ lấn rộng ra biển.

Ngoài những bến cảng được cấp phép phục vụ hoạt động chế biến, tiêu thụ của TKV và Tổng Công ty Đông Bắc, hầu hết là các bến bãi đều sử dụng sai mục đích, chế biến, kinh doanh than trái phép… Nhiều kho chứa than còn được xây dựng nhà công vụ, hàng rào, lắp đặt hệ thống sàng tuyển, chế biến than một cách kiên cố. Một số dự án ở đây cũng biến tướng, làm trái quy định.

Từ vài năm trước, các đơn vị thuộc Bộ Công an và Cảnh sát biển Việt Nam đã lập chuyên án, bắt giữ nhiều tàu than trái phép có nguồn gốc từ các cảng bến thuộc km6…Tuy vậy, ngoại trừ dàn lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển 324 vướng vào lao lý, còn những ông chủ cảng than lân cận dường như đã thoát hiểm.

Trước tình trạng các cảng bến than trái phép ngang nhiên hoạt động như “chốn vô pháp,” đầu tháng 12/2018, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và xử lý “Thiên đường than lậu” trên địa bàn và báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/2/2019.

“Thiên đường than” tại khu vực phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
“Thiên đường than” tại khu vực phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Máy xúc, máy bơm xả nước tuyển xít lấy than, khi những đống than ráo nước, những chiếc xe tải lại lao tới “bốc hàng” đưa đi tiêu thụ, bằng cả đường bộ và đường biển…Tất cả diễn ra hết đỗi nhịp nhàng và sôi động.

Về phía địa phương, ngày 15/8, ông Nguyễn Văn Đọc-Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng đã có chuyến thị sát khu vực tại khu vực km6, qua đó phát hiện nhiều sai phạm như: Nhiều vị trí có hiện tượng lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép. Mục đích của cụm cảng này chỉ là cảng hàng hoá, song nhiều đơn vị đã biến cụm cảng thành nơi tập kết, chế biến, tiêu thụ, lắp đặt hệ thống sàng tuyển than…

Theo ông Nguyễn Văn Đọc, sai phạm trên xuất phát từ việc cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thời gian qua đã buông lỏng công tác quản lý các dự án về đất đai, không thường xuyên kiểm tra các khu vực quy hoạch dự án, cũng như không kiên quyết xử lý các vi phạm liên quan.

Trước tình trạng trên, ông Đọc đã yêu cầu lập đoàn kiểm tra đồng bộ, toàn diện việc sản xuất, chế biến, kinh doanh than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.

Tuy nhiên, vào thời điểm chúng tôi có mặt ở Cẩm Phả, cuối tháng 12/2018, từng đoàn xe chở xít từ các hướng lao tới đổ “hàng” tại các điểm tập kết ở km6 vẫn diễn ra. Kế đó là công đoạn máy xúc, máy bơm xả nước tuyển xít lấy than, khi những đống than ráo nước, những chiếc xe tải lại lao tới “bốc hàng” đưa đi tiêu thụ, bằng cả đường bộ và đường biển…Tất cả diễn ra hết đỗi nhịp nhàng và sôi động.

Cùng thời điểm chúng tôi có mặt tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 29/12/2018, lực lượng Cảnh sát biển đã bắt giữ tàu hàng số hiệu HD 1544 từ Quảng Ninh đi Hải Phòng, trên tàu chở 500 tấn than cám không có hồ sơ, giấy tờ chứng nhận sở hữu…

“Bãi than lậu đã được dọn dẹp ‘sạch sẽ’…”

Đó là khẳng định của ông Hoàng Mạnh Thắng-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Quang Hanh.

Ông Thắng cho biết, sau khi có kết luận thanh tra, thành phố Cẩm Phả đã vào cuộc rất tích cực, đã chỉ đạo các phòng ban, đặc biệt là với phường Quang Hanh. Chúng tôi cũng đã vào cuộc cùng các phòng ban chuyên môn của thành phố để khắc phục, giải toả những công trình xây dựng trên diện tích đất chưa được quy hoạch.

“Đến bây giờ, cụm cảng km6, các tổ chức cá nhân đã chấp hành nghiêm kết luận của thanh tra, đến nay công trình tạm đã được tháo dỡ hơn 2.000m bờ tường và một số công trình tạm trên diện tích đã đo, việc tập kết xít thải, các công trình xây dựng đã được khắc phục hoàn toàn. Ngoài ra, thành phố Cẩm Phả cũng đã chỉ đạo công an lập trạm kiểm soát và kiểm soát toàn bộ riêng xít thải,” ông Thắng nhấn mạnh.

Tại khu xưởng này luôn đóng kín cửa, chỉ tới khi có xe tải chở than đến mới mở cửa. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Tại khu xưởng này luôn đóng kín cửa, chỉ tới khi có xe tải chở than đến mới mở cửa. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Vài ba đống xít họ không tận dụng được nữa thì họ để đấy. Chứ đến nay đã giải quyết được chín mấy phần trăm rồi. Sau này ban quản lý dự án được Thành phố giao thì sẽ san phẳng hết…”

Tại cụm cảng km 6 có 2 đơn vị của nhà nước là Công ty Kho Vận Cẩm Phả thuộc TKV và Công ty Vận tải chế biến kinh doanh than của Tổng công ty Đông Bắc. 2 đơn vị thực hiện theo đúng chức năng được phép – bến bãi, cảng than. Còn lại các đơn vị khác đều là trái phép, hoạt động với tư cách là những bến bãi “hàng xóm” của các nhà nước.

Tuy nhiên, khi phóng viên đưa ra hình ảnh và video ghi nhận về việc các xưởng tuyển xít lấy than vẫn đang hoạt động, những đoàn xe tải trọng chở “hàng” đến điểm tập kết, thì ông Thắng lại lấp liếm: “Vài ba đống xít họ không tận dụng được nữa thì họ để đấy. Chứ đến nay đã giải quyết được chín mấy phần trăm rồi. Sau này ban quản lý dự án được thành phố giao thì sẽ san phẳng hết…”

“Thẩm quyền và kiểm soát thì cũng của địa phương. Nói thật là anh em tôi cũng cố gắng nỗ lực để cấm việc tái diễn nhưng chắc chắn là cái kiểm soát sẽ phối hợp giữa các lực lượng. Trong 3 tháng vừa rồi ngày nào tôi cũng xuống cảng nhưng có mỗi hôm qua là không, phải đi họp,” ông Thắng giãi bày thêm.

Để rõ hơn hoạt động trên, chúng tôi đề nghị ông Thắng cùng xuống hiện trường kiểm tra, nhưng ông Thắng khoái thác vì lý do “bận họp” và cử một cán bộ địa chính đi cùng. Vị cán bộ này khi mục thị cảnh tuyển rửa xít lấy than diễn ra rầm rộ ở những điểm chúng tôi đưa đến thì cho biết: “Tôi mới về được mấy hôm, nội dung muốn trao đổi cụ thể thì tôi sẽ báo cáo lãnh đạo rồi lãnh đạo sẽ trao đổi lại với các bạn…”

Hoạt động đổ xít, tuyển rửa xít, tập kết xít lẫn than tại “thiên đường than lậu” ở khu vực km6, phường Quang Hanh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Hoạt động đổ xít, tuyển rửa xít, tập kết xít lẫn than tại “thiên đường than lậu” ở khu vực km6, phường Quang Hanh. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Vài ba hộ người ta tận thu chỗ đấy, chứ vứt đi thì nói thật là tài sản của người ta thì cũng phí…”

Một ngày sau, chúng tôi trở lại làm việc với lãnh đạo phường Quang Hanh vẫn với nội dung về trách nhiệm của địa phương trong việc kiểm tra, ngăn chặn tình trạng “thiên đường than lậu” vẫn hoạt động sau văn bản của tỉnh, ông Hoàng Mạnh Thắng, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Quang Hanh cho rằng: “Thực trạng bây giờ là còn một số đơn vị cá nhân, còn ít thôi. Còn cái xít bùn còn lại, người ta xin với thành phố Cẩm Phả là để tận dụng. Thời hạn thì thành phố sẽ ra thông báo gửi cho tất cả những đơn vị còn xít đang trong giai đoạn thu gom tận dụng cho hết. Sau 5/1/2019, đơn vị nào không tận dụng hết được thì thành phố và phường sẽ thu gọn, xúc đi, san phẳng hết để trả lại mặt bằng.”

Với những điểm vẫn đang hoạt động mà chúng tôi nêu, ông Thắng giải thích: “Vài ba hộ người ta tận thu chỗ đấy, chứ vứt đi thì nói thật là tài sản của người ta thì cũng phí, bùn thì chất lượng nó tốt hơn xít, họ tận dụng vào, trộn vào để bán cho những lò gạch, lò vôi. Xít đấy chỉ có khoảng 10-15% than thôi, cái đấy của Công ty kinh doanh than…”

Triển khai quyết định cấp trên kiểu “linh động”

Trả lời việc các điểm sàng tuyển của TKV và Công ty Đông Bắc vẫn hoạt động dù theo văn bản phải dừng từ 10/12/2018 ông Hoàng Mạnh Thắng lập luận: “Cái đấy thì vượt quá thẩm quyền của phường. Vừa rồi chúng tôi cũng được tham gia với tổ công tác thành phố, làm việc với Công ty kho vận, Công ty chế biến của Đông Bắc. Vì theo đề nghị của tỉnh là như thế, nhưng họ cũng phải sắp xếp, bố trí để ổn định sản xuất.”

“Thông tin chúng tôi nắm được là công ty chế biến được phép chế biến ở đó, nhưng nay theo yêu cầu của tỉnh là không được thì họ phải di chuyển đi. Công ty nhà nước, hàng nghìn công nhân thì họ phải tìm vị trí nào trong mỏ, phải có thời gian cho họ. Trong buổi làm việc, họ xin thành phố là cho họ đến hết tháng. Nhưng đến 5/1 mà chưa được thì cũng phải thực hiện thôi,” ông Thắng nói thêm.

Bên ngoài “Thiên đường than” của Nhà nước là những bãi, điểm tập kết, tuyển rửa xít lấy than “lậu.” (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Bên ngoài “Thiên đường than” của Nhà nước là những bãi, điểm tập kết, tuyển rửa xít lấy than “lậu.” (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Xem lại văn bản một lúc rồi ông Thắng nói tiếp: “Thôi quyết định của nhà nước như thế, người ta khắc phục và thành phố Cẩm Phả cũng đang khắc phục từ những năm trước đây. Đến bây giờ người ta còn lại thì cũng cần có thời hạn cho người ta di chuyển. Cũng tạo điều kiện để người ta tận dụng chứ không vứt đi thì cũng phí nguồn khoáng sản của nhà nước.”

Ông Thắng cho hay: “Bây giờ thì đang giải quyết tồn tại đây. Như tớ là phải nhiệt tình, trách nhiệm tham gia cùng đoàn công tác thành phố khắc phục, giải quyết hậu quả suốt từ tháng 8 đến giờ vẫn chưa hoàn thành với tỉnh đâu. Việc gia hạn là chỉ với những đơn vị, cá nhận ngoài ngành than thôi. Các đơn vị rửa xít là vừa rồi đã cưỡng chế, cơ bản là người ta tự nguyện tháo dỡ, còn lại một ít thì cho họ tận thu, cũng phải ‘linh động’với anh em..”

Chúng tôi tiếp tục đặt vấn đề, tại sao lại để tình cảm can thiệp vào việc thực hiện, triển khai các văn bản pháp luật, đặc biệt là sai phạm đã diễn ra trong suốt rất nhiều năm, quyết định có đã 3 năm (từ 2015) thì Phó Chủ tịch phường Quang Hanh phân trần: “Hiện nay ngoài Công ty Đông Bắc và TKV còn các tổ chức cá nhân kia đã được tập trung giải quyết từ mấy tháng nay. Quyết định 1268 không điều chỉnh 2 đơn vị được phép, còn những cái ngoài 2 đơn vị kia thì điều chỉnh, đã khắc phục, giải quyết, giờ chỉ còn tồn tại một ít xít tận dụng. Hai đơn vị kia người ta đang chế biến mà bắt người ta dừng thì cũng phải có lộ trình.”

Nếu chiếu theo ý kiến mà ông Thắng nói, thì rõ ràng than lậu gần như đã không còn “cửa sống,” nhưng thực tế thì đang diễn ra trái ngược với những thông tin lãnh đạo chính quyền địa phương cung cấp.

“Văn bản mới, từ ngày 10/12/2018 đề nghị họ-các đơn vị thuộc TKV và Đông Bắc dừng sàng tuyển. Văn bản này ban hành 4/12, đến nay được khoảng 20 ngày, thì lộ trình này anh em tớ phải căn cứ vào văn bản này, phối hợp với công an thành phố. Phòng tài nguyên và môi trường đã có biên bản làm việc, trong buổi làm việc thì họ đề nghị cho họ thêm thời gian. Thành phố đề nghị họ đến 31/12 phải chấm dứt chế biến và di chuyển cái máy này đi nơi khác. “Còn những đơn vị bị điều chỉnh bởi Quyết định 1268 thì đến nay anh em tớ vẫn đang khắc phục,” ông Thắng nói thêm.

Chưa nói đến việc quản lý, xử lý nghiêm theo chỉ đạo của tỉnh và Chính phủ với các sai phạm, lộn xộn bến bãi. Nếu chiểu theo ý kiến mà ông Thắng nói, thì rõ ràng than lậu gần như đã không còn “cửa sống,” nhưng thực tế thì đang diễn ra trái ngược với những thông tin lãnh đạo chính quyền địa phương cung cấp.

Vậy sự thực sau lời của lãnh đạo phường Quanh Hanh là gì? Và than lậu ở đâu ra, thế lực nào đứng sau mà khó xử lý đến thế?./.

Những đống xít, than ngổn ngang trong khu vực “thiên đường than lậu” ở km6, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Những đống xít, than ngổn ngang trong khu vực “thiên đường than lậu” ở km6, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Ngang nhiên khai thác than

khi tỉnh đã yêu cầu dừng hoạt động

Cả một “đại công trường” khai thác than trái phép, hoạt động công khai bất chấp lệnh cấm của chính quyền địa phương…

Không chỉ chứng kiến hoạt động tuyển rửa xít, tuồn bán “vàng đen” trái phép tại hàng loạt “thiên đường than” ở các tỉnh miền Bắc, trong quá trình điều tra về than lậu, nhóm phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus còn phát hiện ra cả một “đại công trường” khai thác than trái phép, hoạt động công khai bất chấp lệnh cấm của chính quyền địa phương.

“Đại công trường” này thuộc mỏ than Suối Bàng (Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La) và mỏ than Suối Bàng II (Công ty cổ phần đầu tư Khoáng sản KTB) tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Hai mỏ than này nằm “treo” trên vách núi cao cả nghìn mét so với mực nước biển và đều đang hoạt động trái với giấy phép được cấp.

Những ngày giữa tháng 11/2018, phóng viên có mặt tại hiện trường khai thác than mỏ Suối Bàng II thuộc Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản KTB (Công ty KTB) cách Ủy ban Nhân dân xã Suối Bàng chỉ vài cây số. Thời điểm có mặt tại mỏ, máy móc bốc xúc và xe tải vận chuyển than xuống cảng ven hồ thủy điện Hòa Bình diễn ra hết sức rầm rộ. Phía bên trong hầm, công nhân đang chuyển những chiếc máng đầy than được kéo bằng ròng rọc…

Tại một lán trại gần hầm khai thác than có khoảng chục công nhân đang nghỉ ngơi chờ đến ca làm việc của mình. Một công nhân cho biết: “Than ở đây rất tốt, có thể sánh ngang với than ở Quảng Ninh, lâu nay mỏ vẫn hoạt động bình thường, khai thác kết hợp cả lộ thiên và hầm lò.”

Mỏ than Suối Bàng II được Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La cấp phép khai thác tại Giấy phép số 3099/QĐ-UBND ngày 19/7/2010. Theo giấy phép này, Công ty KTB được phép khai thác hầm lò nhưng hiện nay phía doanh nghiệp đã đào xới tan hoang, san cả đồi, có những điểm đào sâu hàng chục mét với diện tích lên đến vài hécta.

Lán trại của Mỏ than Suối Bàng II tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Lán trại của Mỏ than Suối Bàng II tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Với hình thức khai thác hầm lò thì chủ đầu tư Mỏ than Suối Bàng II chỉ cần thực hiện Cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Việc khai thác lộ thiên như hiện nay cần lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, các điểm đổ thải trên triền đồi của mỏ than Suối Bàng II đã bị sạt lở, trôi theo sông suối xuống ruộng lúa, và thung lũng phía dưới. Ngoài ra, việc vận chuyển than từ mỏ xuống cảng ở ven hồ đi qua các khu dân cư nhưng không được che cẩn thận bị rơi vãi, khi trời nắng gây ra hiện tượng bụi mù mịt. Nhiều hộ dân phải căng bạt bịt kín nhà vì bụi, mưa xuống là đường trở nên lầy lội, đầy bùn đen.

Cách khu mỏ của Công ty KTB khoảng 1km là khai trường khai thác than của Công ty cổ phần Khoáng sản Sơn La. Tại đây, cả một quả đồi bị đào tung, bãi thải luôn được xe tải và máy ủi đổ ầm ầm xuống khe núi, nhiều chỗ bị sạt lở. Công ty cổ phần Khoáng sản Sơn La được Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La cấp phép khai thác mỏ Suối Bàng tại Giấy phép số 1975/QĐ-UBND ngày 30/8/2011.

Trong quá trình khai thác than tại xã Suối Bàng, cả hai Công ty đã từng bị Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La đình chỉ khai thác để khắc phục những tồn tại, khuyết điểm sau khi đoàn kiểm tra lập biên bản. Tuy nhiên, cả hai Công ty vẫn chưa được thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà vẫn tiếp tục khai thác.

Bãi thải của Mỏ than Suối Bàng thuộc Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Bãi thải của Mỏ than Suối Bàng thuộc Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Theo giấy phép này, Công ty KTB được phép khai thác hầm lò nhưng hiện nay phía doanh nghiệp đã đào xới tan hoang, san cả đồi, có những điểm đào sâu hàng chục mét với diện tích lên đến vài hécta.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc khai thác của hai mỏ than trên đã ảnh hưởng đến môi trưởng và cuộc sống đồng bào của 4 bản thuộc xã Suối Bàng gồm Bản Bó (hơn 70 hộ), bản Pưa Ta (57 hộ), bản Suối Khẩu (37 hộ) và bản Nà Lồi (55 hộ). Toàn xã Suối Bàng có 12 bản, trong đó 6 bản đặc biệt khó khăn, 3 bản chưa có điện lưới quốc gia (bản Sôi, Chiềng Đa, Suối Khẩu)…gồm 879 hộ với 3.599 khẩu. Trong đó, số hộ nghèo chiếm 52,10% (458 hộ), cận nghèo là 82 hộ.

Mới đây nhất, ngày 19/9/2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Văn bản số 3248/UBND-KT yêu cầu Công ty KTB tiếp tục dừng hoạt động khai thác than tại mỏ than Suối Bàng II, xã Suối Bàng, để khắc phục những tồn tại khuyết điểm gồm: Lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt khu vực được phép khai thác, thống kê, kiểm kê số lượng khoáng sản còn lại năm 2017; nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền chậm nộp là hơn 9,7 tỷ đồng; làm thủ tục cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.

Ngoài ra, văn bản của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La cũng đề nghị Công ty KTB điều chỉnh dự án đầu tư cho phù hợp với với phương pháp thực tế khai thác; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung; điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho phù hợp với dự án đầu tư điều chỉnh; điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác…

Khai trường khai thác than tại Mỏ than Suối Bàng II, tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. (Video: P.V/Vietnam+)
Khai trường khai thác than tại Mỏ than Suối Bàng II, tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. (Video: P.V/Vietnam+)

Việc khai thác mỏ than đã ảnh hưởng đến môi trưởng và cuộc sống đồng bào của 4 bản thuộc xã Suối Bàng gồm Bản Bó (hơn 70 hộ), bản Pưa Ta (57 hộ), bản Suối Khẩu (37 hộ) và bản Nà Lồi (55 hộ).

Đồng thời yêu cầu Công ty KTB tiếp tục hạ độ cao bãi thải, kè rọ đá dưới chân bãi thải, trồng cây keo lên tất cả các bãi thải, khắc phục hậu quả đã sạt lở và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tính mạng do hai bãi thải gây ra; nộp tiền sử dụng số liệu thông tin thống kê kết quả thăm dò mỏ than khi có quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thời gian hoàn thành trong 90 ngày kể từ ngày 19/9/2018, nếu không thực hiện sẽ bị thu hồi giấy phép khai thác. Văn bản cũng yêu cầu và giao các Sở, ban ngành liên quan giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện những nội dung trong văn bản và yêu cầu công ty KTB báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường ngày 25 hàng tháng.

Tuy nhiên khi làm việc với phóng viên, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La lại cho rằng, hiện nay chưa nhận bất kỳ thông tin văn bản nào từ phía Công ty KTB và việc họ tiếp túc khai thác Sở cũng không nắm được.

Dù hàng loạt tồn tại của doanh nghiệp khai thác than đã được chỉ ra, trong khi nguồn tài nguyên khoáng sản của Quốc gia bị đánh cắp, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng…nhưng các ngành chức năng tỉnh Sơn La lại đổ lỗi cho nhau. Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm cho những sự việc đã diễn ra?

Trước đó, ngày 16/8/2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La cũng đã ban hành Văn bản số 2823/UBND-KT đề nghị Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La khắc phục những tồn tại, khuyết điểm trong việc khai thác than tại Mỏ than Suối Bàng.

Văn bản yêu cầu Công ty cổ phần khoáng sản Sơn La lập hồ sơ thuê đất theo quy định pháp luật đất đai hiện hành; lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt theo quy định; xử lý hai bãi thải đất đá có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống sản xuất nhân dân 2 bản Pưa Ta, bản Bó với mức độ nguy hiểm nhất là trong năm 2018. Thời gian hoàn thành là 90 ngày kể từ ngày ký văn bản.

Khu vực khai trường Mỏ than Suối Bàng II. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Khu vực khai trường Mỏ than Suối Bàng II. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Chúng tôi là cơ quan quản lý cấp tỉnh, không thể trong một sớm một chiều có mặt kiểm tra được, nội dung đã rất rõ là theo Điều 18 và 81 của Luật khoáng sản là trách nhiệm của cơ sở.”

Trao đổi với phóng viên, ông Đoàn Văn Học- Trưởng Phòng Tài nguyên khoáng sản (Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La) cho hay: “Họ (mỏ than Suối Bàng II) đang dừng hoạt động để khắc phục, 2 bãi thải thì họ đã thuê Đoàn xã kè rọ thép vào cái bãi thải. Hiện tỉnh vẫn có Văn bản dừng hoạt động và yêu cầu khắc phục.”

“Trước đây tỉnh xử phạt 1 lần rồi, cấp phép hầm lò nhưng họ khai thác lộ thiên, nhưng hiện họ vẫn khai thác lộ thiên. Chúng tôi là cơ quan quản lý cấp tỉnh, không thể trong một sớm một chiều có mặt kiểm tra được, nội dung đã rất rõ là theo Điều 18 và 81 của Luật khoáng sản là trách nhiệm của cơ sở.”

“Phòng tôi đây có 2 anh em, không thể đi hết được, dưới địa phương phải có trách nhiệm… Về biên bản kiểm tra dù tôi ký với chức danh trưởng đoàn nhưng ‘không có giá trị gì về pháp lý cả,’ sở không thể mà nắm được địa bàn, đó là thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương,” ông Trưởng Phòng Tài nguyên Khoáng sản của Sở Tài Nguyên và Môi trường Sơn La bộc bạch.

“Mà nói thật với các anh là đường xa, chúng tôi mà có ở đây đi xuống kiểm tra, thì đến nơi họ cũng đã thu hết máy móc về rồi. Sai thì sai rồi nhưng không thể nắm hết được, lỗi là do xã, huyện. Ông phải giám sát việc dừng như nào chứ làm sao trên Sở giám sát được…”

Trước những thông tin từ Đoàn Văn Học- Trưởng Phòng Tài nguyên khoáng sản (Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La), phóng viên tiếp tục trao đổi với ông Lò Cầm Hoàng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Suối Bàng để xác định trách nhiệm.

Toàn cảnh khai trường khai thác than tại Mỏ than Suối Bàng II thuộc Công ty cổ phần đầu tư Khoáng sản KTB. (Video: P.V/Vietnam+)

Ông Hoàng phân trần: “Để khỏi ‘đổ trách nhiệm’ về xã thì Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi giấy phép cho họ nghỉ hẳn, có thế dân mới đỡ khổ. Chứ Sở xuống kiểm tra, lập biên bản rồi yêu cầu xã giám sát, báo cáo nhưng báo cáo lên không xử lý thì xã cũng chịu.”

“Giờ làm sao có biện pháp thu hồi hoặc đuổi họ đi, trước đây có công văn yêu cầu dừng để khắc phục sạt lở, trồng rừng… nhưng giấy tờ cũ không phù hợp với thực tại vì vậy phải thêm văn bản bổ sung. Tuy nhiên, thời gian cũng đã lâu nhưng đến nay xã cũng chưa nhận được giấy tờ gì cả,” ông Hoàng chia sẻ thêm.

Còn ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vân Hồ lại tỏ ra hoàn toàn bất ngờ với việc mỏ than Suối Bàng II đang khai thác. Ông nhấn mạnh: “Bây giờ làm gì còn than nữa mà chuyển. Chắc là họ chuyển cái cũ thôi, chứ mình vừa vào đó tháng trước…”

Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập đến trách nhiệm của chính quyền sở tại, ông Anh nói: “Họ được yêu cầu nghỉ khai thác để đợi đánh giá tác động môi trường, việc này phóng viên nên gặp Phòng Tài nguyên và Môi trường, nhưng họ có hoạt động không thì tôi không biết…” Nói đoạn, ông Huy Anh tắt máy với lý do “bận đi họp trên tỉnh!”./.

Đường vào Mỏ than Suối Bàng II tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Đường vào Mỏ than Suối Bàng II tại xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Bí ẩn dòng suối than quanh Bái Tử Long:

‘Vị đắng’ từ các mỏ ‘vàng đen’

Việc quản lý, sử dụng than “vô tội vạ” như một thứ tài nguyên có thể tái tạo không chỉ gây thất thoát than, lãng phí tài nguyên, làm suy giảm ngân sách của quốc gia mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh của người dân vùng mỏ.

Thực trạng dòng suối quanh năm đầy ắp “bùn than” chảy ra từ khu vực khai thác “vàng đen” của các mỏ than Cọc 6, Đèo Nai, Cao Sơn (thuộc TKV) qua khu dân sinh rồi đổ ra vịnh Bái Tử Long tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là minh chứng có hồn nhất cho thấy điều này.

Ngay giữa thành phố Cẩm Phả có một con suối kỳ lạ có tên là “suối hóa chất.” Dòng suối này có chức năng tiêu nước lũ cho 3 mỏ lộ thiên của ngành than (gồm Cao Sơn, Đèo Nai và Cọc Sáu). Vì thế, cứ mỗi khi mưa xuống, thủy triều lên, con suối dài gần 2 km chạy qua hai phường Cẩm Phú và Cẩm Sơn, thành phố Cẩm Phả lại chất chứa đầy bùn than, nước đen như mực.

Hỏi người dân nơi đây, hầu như ai cũng biết và kể hàng năm mỗi khi mưa xuống, nước mưa lại cuốn theo dòng than trên các khai trường đổ xuống suối trở thành “phù sa” nuôi sống không ít người hành nghề đãi “vàng đen.” Nhiều người coi thứ tài nguyên này là “lộc trời cho,” nên đã dùng máng, máy bơm, máy xúc, thậm chí xô, chậu xuống suối múc than như công việc hàng ngày. Có thời điểm “lộc trời” tràn xuống suối quá nhiều, người đi múc than cũng đông như trảy hội, thậm chí lên tới cả vài trăm người, tập trung ở các khu vực đầu nguồn gần các mỏ than bất chấp cả việc đã có trường hợp tử vong trong lúc vớt “lộc.”

Đơn cử như đợt mưa lũ lịch sử hồi giữa năm 2015 đã cuốn trôi nhiều bãi chứa than của các công ty than Cọc 6, Mông Dương, Cao Sơn, đặt tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả khiến hàng nghìn mét khối than đá, than cám đổ xuống suối và theo dòng nước xiết trôi ra biển…

Hệ thống đường ống hút nước từ lòng moong Mỏ than Cọc Sáu lên mương nước về khu xử lý, và xả ra suối hóa chất. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Hệ thống đường ống hút nước từ lòng moong Mỏ than Cọc Sáu lên mương nước về khu xử lý, và xả ra suối hóa chất. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Ngay giữa thành phố Cẩm Phả có một con suối kỳ lạ có tên là “suối hóa chất.”

Được biết, thời gian gần đây phường đã tuyên truyền để người dân hạn chế đi vớt than, bên dòng suối than đã được dựng những tấm bê tông khắc rõ dòng chữ “cấm hút than,” nhưng hiện tượng này vẫn còn khá rầm rộ. Điều này nhóm phóng viên chúng tôi đã tận mắt chứng kiến khi có mặt tại đây vào những ngày cuối tháng 12/2018 và tháng 2/2019.

Tại dòng suối hóa chất, khu vực giáp ranh giữa hai phường Cẩm Phú và Cẩm Sơn. Mặc dù số người dân lao xuống suối vớt than thì không nhiều, nhưng thay vào đó, số lượng các máy hút than được lắp đặt giữa dòng “suối than” đen như mực thì san sát. Phía hai bên bờ là những “ao than” được be để chứa than bùn, đợi than khô đưa lên xe vận chuyển đi tiêu thụ. Mỗi khi thủy triều xuống, dòng suối hóa chất chứa “lộc trời” này lại “phơi mình” cùng hàng chục cái ao lớn, nhỏ được đắp vuông vắn nhìn y như những thửa ruộng muối, chỉ khác là trong “ruộng” chứa đầy than bùn.

Thực trạng “vàng đen” từ khu vực khai thác của các mỏ than trên địa bàn Cẩm Phả trôi xuống dòng suối, rồi người dân đổ xô đi vớt như một thứ “lộc trời” nêu trên không chỉ gây thất thoát tài nguyên của quốc gia, bộc lộ những “lỗ hổng” trong trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, mà còn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng người dân, đến các vấn đề an sinh xã hội, môi trường nhưng đang chưa được chính quyền địa phương nhận thức đúng.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, ông Lâm Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Phú cho rằng “việc than trôi xuống suối nếu không khai thác để chảy ra biển cũng là lãng phí…” Khẳng định là vậy, nhưng khi phóng viên đề cập đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại địa bàn, nhất là khi đã có trường hợp người đi vớt than bị tử nạn, ông Dũng lại phân bua: “Những năm trước vào mùa mưa thì từ mỏ nó chảy xuống, người dân có tận thu, còn năm nay có thể nói là tuyệt đối không có tình trạng mưa gió người dân nhảy xuống vớt than nữa. Thi thoảng nước biển dâng lên, có thể họ hút bùn dưới suối lên để đóng than thôi.”

Phương tiện, máy móc hút than bùn ngổn ngang giữa suối hóa chất, thuộc địa bàn phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Phương tiện, máy móc hút than bùn ngổn ngang giữa suối hóa chất, thuộc địa bàn phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Phú cho rằng “việc than trôi xuống suối nếu không khai thác để chảy ra biển cũng là lãng phí…”

Tuy nhiên, khi chúng tôi thông tin về việc nhiều máy hút than từ dưới suối với công suất lớn vẫn hoạt động trong suốt những ngày qua thì ông Dũng lại nói: “Các cơ sở xung quanh, phường cả công an, quân sự tiến hành kiểm tra suốt nhưng chúng tôi chưa xử lý được biên bản. Mỗi tháng đích thân Chủ tịch đi kiểm tra 3 đêm và trực ba buổi vì vậy về quản lý nhà nước thì rất yên tâm, không có bến bãi trái phép gì cả. Như tại cụm công nghiệp 10/10 tỉnh và thành phố vừa kiểm tra xong, từ đất cát đến bến bãi đều ‘sạch tinh.’”

“Tình trạng hút than, múc than dưới suối lên đều đã bị ngăn chặn rồi,” ông Dũng khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Cẩm Phú phụ trách môi trường cho biết: “Các hệ thống nước thải của các mỏ muốn thải ra môi trường phải xử lý trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt năm 2018, Quảng Ninh có chủ đề nâng cao chất lượng môi trường, theo đó, phường Cẩm Phú được thành phố và tỉnh khen làm tốt công tác môi trường, giờ không còn hút than đâu.”

Không những chối bỏ hoạt động bốc, hút than “vô tội vạ” trên dòng suối hóa chất, ông Quân còn “khóc thay” cho các điểm tập kết xít, than rằng: “Người ta làm khổ nhục lắm, làm được cân than thì nhảy xuống nước ngập đến tận cổ. Về nguyên tắc nghiêm cấm toàn bộ không có bến bãi chế biến, chứ bây giờ cho ra biển mà sục rất nhiều than,” Phó chủ tịch Cẩm Phú nói.

Những điểm tập kết than ven suối hóa chất, khu vực thuộc địa bàn phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Những điểm tập kết than ven suối hóa chất, khu vực thuộc địa bàn phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Người ta làm khổ nhục lắm, làm được cân than thì nhảy xuống nước ngập đến tận cổ. Về nguyên tắc nghiêm cấm toàn bộ không có bến bãi chế biến, chứ bây giờ cho ra biển mà sục rất nhiều than…” 

Trong khi đó, trao đổi với phía doanh nghiệp, một cán bộ Văn phòng Công ty Cổ phần than Cọc 6 – TKV cho biết, Công ty đã cải tạo khu vực khai thác, bãi thải nhiều lần rồi, đồng thời đã hạn chế tới mức tối đa để khi nước mưa xuống than không bị chảy ra ngoài như những năm trước đây nữa.

“Cách đây hơn 10 năm, hiện tượng người dân nhảy xuống mương, suối xúc than là có, còn 5-7 năm gần đây không có nữa. Nếu còn thì qua hệ thống nước mình bơm từ moong nó chảy vào khu xử lý nước thải của công ty rồi thải ra cũng chỉ còn một ít. Đó gọi là mương hóa chất, nước sau khi qua xử lý mới xả theo suối chảy ra vịnh Bái Tử Long,” vị cán bộ Văn phòng Công ty Cổ phần than Cọc 6 nói. Tuy nhiên, khi nhóm phóng viên đề nghị được tới xem khu xử lý nước thải để đảm bảo rằng “nước sau khi qua xử lý mới xả theo suối chảy ra vịnh Bái Tử Long” thì cán bộ văn phòng của Công ty cổ phần than Cọc 6 lại đưa ra lý do “khu xử lý nước do bộ phận khác quản lý, nếu muốn xem thì phải liên hệ lên trên tập đoàn.”

Đã có những tấm bê tông khắc chữ cấm xúc hút than đặt ngay bên bờ suối hóa chất, nhưng hoạt động khai thác than dưới suối vẫn diễn ra thường xuyên. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Đã có những tấm bê tông khắc chữ cấm xúc hút than đặt ngay bên bờ suối hóa chất, nhưng hoạt động khai thác than dưới suối vẫn diễn ra thường xuyên. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Để rõ hơn về công tác quản lý than, cũng như các biện pháp giảm thất thoát nguồn than mỗi khi xảy mưa lũ, có thể dẫn tới các sự cố trôi “lộc trời” nêu trên, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã nhiều lần đề nghị được gặp trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Công ty cổ phần than Cọc 6, nhưng câu trả lời chúng tôi nhận được luôn là “lịch của lãnh đạo đã kín hết, không thể sắp xếp được.”

Theo “quy trình” của những người vớt “lộc trời,” than sau khi được hút từ dưới suối lên sẽ được máy xúc bốc lên ôtô tải chở đến những điểm tuyển rửa than trái phép để bán, hoặc bán cho những cơ sở đốt gạch…

Ngoài ra, dọc hai bên suối có hàng chục hộ gia đình làm nghề đóng than hoa, và thu gom lại để đem bán cho những cơ sở thu mua lớn. Tuy nhiên, trong quá trình ghi nhận thực tế trên địa bàn hai phường Cẩm Phú và Cẩm Thịnh, nhóm phóng viên còn nhận thấy ở nhiều điểm tập kết và những khu xưởng chế biến than dọc đường chính vào các khu mỏ than trên địa bàn, nguồn than không chỉ được lấy từ tình trạng than bùn trôi, vớt, hút trái phép từ dòng suối hóa chất trên mà còn có rất nhiều than củ, than cám.

Thông thường những điểm tập kết này được quây bạt kín cổng, khi đã tập kết đủ than thì đóng cửa cho xe tải có thùng kín vào chở đi khắp nơi tiêu thụ. Trong quá trình tìm hiểu, nhóm phóng viên được một “trùm” than lậu trên địa bàn thành phố Cẩm Phả tiết lộ rằng nguồn than này được “lấy từ các mỏ than trên địa bàn…”./.

Bãi xít thải của Mỏ than Cọc Sáu trên đỉnh núi cao, thuộc địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Bãi xít thải của Mỏ than Cọc Sáu trên đỉnh núi cao, thuộc địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

‘Cuộc chiến than lậu’

sẽ chẳng bao giờ kết thúc nếu…

Theo nhận định của giới chuyên gia về năng lượng, trong ngành than có ba chỉ tiêu hiện vật đang bị “đánh cắp” nhiều nhất (có tổ chức và bài bản nhất) là “than,” “đất đá bốc” và “mét lò.” Cả ba loại này rất dễ bị các mỏ cố tình khai gian để “ăn cắp.”

Nếu người quản lý không muốn quản lý, hoặc buông lỏng quản lý (quản lý không đúng kỹ thuật) thì “cuộc chiến chống than lậu” sẽ chẳng bao giờ kết thúc và giá “vàng đen” khai thác trong nước sẽ còn tăng cao hơn giá than nhập khẩu nhiều lần…

Điều đáng lo ngại là, nếu bài toán “than lậu” không được giải quyết, trong khi nguồn than trong nước ngày càng khan hiếm và không đủ đáp ứng cho nhu cầu của nhiệt điện, tương lai, “cơn khát” năng lượng sẽ trở thành gánh nặng cho đất nước.

Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, một chuyên gia về năng lượng, nguyên là Trưởng ban Chiến lược của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho hay, đối với ngành than, trong thời gian qua, các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước (Bộ Công Thương) đã mắc sai lầm là chuyển từ thái cực quản rất chặt (kinh tế kế hoạch) sang thái cực ủy quyền/buông lỏng (kinh tế thị trường) một cách rất “vô tư.” Trong khi các cơ quan có chức năng giám sát nhà nước (thuế, hải quan, kiểm toán, cảnh sát biển, biên phòng, công an kinh tế,…) thì vẫn tiếp tục quản lý theo kiểu “đười ươi giữ ống.”

Ông Sơn cho rằng “lỗ hổng” lớn nhất dẫn tới thực trạng thất thoát nguồn than là “lỗ hổng” về kiến thức. Kể từ khi ngành than được thành lập như một tập đoàn kinh tế đến nay, những người có trách nhiệm quản lý, từ các cán bộ quản lý cấp cao (các vụ trưởng, thứ trưởng của các bộ quản lý ngành) đến các chủ tịch, tổng giám đốc của TKV đã không hiểu đúng (hoặc chưa hiểu được) đặc thù của ngành than nói riêng và của ngành khoáng sản nói chung.

Ngay từ khi vừa được thành lập, Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là TKV) đã mắc sai lầm nguy hiểm là xóa sổ 100% các công ty xây lắp mỏ vốn có chức năng xây dựng các mỏ than mới để lập ra thêm các công ty khai thác than (đã có quá nhiều và manh mún). Tiếp sau đó, Tổng Công ty Than Việt Nam (TVN) đã tổ chức “chia” lại số ít các khoáng sàng than của các mỏ cho các đơn vị không có chức năng khai thác theo kiểu “chia bánh ăn phần” với lý do “tăng sản lượng xuất khẩu than.”

Trong khi các cơ quan có chức năng giám sát nhà nước (thuế, hải quan, kiểm toán, cảnh sát biển, biên phòng, công an kinh tế,…) thì vẫn tiếp tục quản lý theo kiểu “đười ươi giữ ống.”

Một bãi tập kết, sàng tuyển xít, than nằm ven sông Kinh Thầy, trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Một bãi tập kết, sàng tuyển xít, than nằm ven sông Kinh Thầy, trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Theo ông Sơn, việc phân chia trên của TVN đã phá vỡ toàn bộ quy hoạch bài bản đã được Liên Xô trước đây giúp xây dựng dẫn đến các đơn vị xây lắp lại tranh giành khai trường với các đơn vị khai thác đã được quy hoạch trước đó. Trong khi đó, việc đầu tư duy trì công suất (theo đúng nghĩa kinh tế) của các mỏ hiện có lại không thể thực hiện được. Do không còn “ruộng cày,” nên TKV đã nhập nhèm coi “đầu tư duy trì công suất” (bằng nguồn vốn sản xuất) là “đầu tư mở rộng sản xuất” hay “đầu tư mới” (bằng nguồn vốn đầu tư được cấp phát và/hoặc vay ngân hàng).

“Cứ như vậy, ngành than hoàn toàn không có ‘đầu tư tái sản xuất mở rộng’ trong một thời gian dài, ước tính koảng 20 năm mà chỉ ‘bóc ngắn cắn dài’ để xuất khẩu. Cho đến gần đây, khi TKV thành lập lại các đơn vị xây lắp thì các mỏ than cũ đã bị ‘bóc lột’ gần hết, trong khi các mỏ mới thì chưa xây dựng kịp,” ông Sơn nhấn mạnh.

Theo nhận định cá nhân, ông Sơn cho rằng, sở dĩ TKV chỉ xúc than lên bán nhưng vẫn làm nên khoản nợ “khổng lồ” lên tới hơn 100.000 tỷ đồng như báo chí thời gian qua phản ánh là do công tác quản lý kém.

“Về bản chất kinh tế, so với các ngành sản xuất vật chất, thì các ngành khai thác (khoáng sản, thủy sản, lâm sản) phải có mức lãi tối thiểu là 30%. Vì, trong cơ cấu chi phí sản xuất (giá thành sản phẩm) của các ngành khai thác (như than, bauxite, titan) không có khoản mục ‘nguyên liệu chính.’ Khoản mục này thường chiếm ít nhất 30% ở các ngành sản xuất vật chất như thép, xi măng, vật liệu xây dựng…

Xe chở xít, than từ bãi thải Mỏ than Phấn Mễ về xưởng tập kết, sàng tuyển bên ngoài khu vực mỏ, thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Xe chở xít, than từ bãi thải Mỏ than Phấn Mễ về xưởng tập kết, sàng tuyển bên ngoài khu vực mỏ, thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Mặt khác, trong quá khứ (giai đoạn từ năm 1995-2013) vì ngành than đã được quản lý phát triển theo tư duy ‘tăng trưởng GDP’ và chạy theo thành tích xuất khẩu, còn hiện nay không có chiến lược dài hạn, cộng với thực trạng quản lý kém, thất thoát nguồn than lớn nên chúng ta đang phải ‘trả giá’ bằng việc phải nhập khẩu than,” ông Sơn phân tích.

Về thực trạng thất thoát than, ông Sơn chia sẻ: Trước đây có khái niệm “than thổ phỉ”- được khai thác bằng con đường “thổ phỉ” và xuất khẩu sang Trung Quốc bằng con đường “biên mậu.” Khi đó, số liệu thống kê hàng năm của hải quan Trung Quốc và hải quan Việt Nam chênh lệch nhau từ 5-8 triệu tấn/năm, tức là mỗi năm có 5-8 triệu tấn than bị đánh cắp để xuất “biên mậu” sang Trung Quốc.

Còn hiện nay, sau khi nguồn than lậu trên đã bị TKV kết hợp với tỉnh Quảng Ninh “dẹp” đi, thì “phong trào ăn cắp than” biến tướng sang hình thức “than lậu,” hay là “than ngoài luồng.” Hình thức này, diễn ra rầm rộ, công khai hơn và hướng thẳng vào thị trường nội địa thay vì xuất khẩu như trước.

“Chỉ căn cứ vào báo cáo công khai kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV cũng có thể thấy rõ: năm 2018, ít nhất khoảng 4 triệu tấn than chính phẩm đã bị các mỏ khai thác của TKV ‘tuồn ra ngoài,’-đó là thực chất của vấn đề,” ông Sơn nhấn mạnh.

Trước đây, số liệu thống kê hàng năm của hải quan Trung Quốc và hải quan Việt Nam chênh lệch nhau từ 5-8 triệu tấn/năm. (Ảnh: P.V/Vietnam+) 
Trước đây, số liệu thống kê hàng năm của hải quan Trung Quốc và hải quan Việt Nam chênh lệch nhau từ 5-8 triệu tấn/năm. (Ảnh: P.V/Vietnam+) 

Vị chuyên gia về năng lượng khẳng định, trong ngành than có ba chỉ tiêu hiện vật bị “đánh cắp” nhiều nhất (có tổ chức và có bài bản nhất) là “than,” “đất đá bốc” và “mét lò.” 

Vị chuyên gia về năng lượng, nguyên là Trưởng ban Chiến lược của TKV cũng khẳng định, trong ngành than có ba chỉ tiêu hiện vật bị “đánh cắp” nhiều nhất (có tổ chức và có bài bản nhất) là “than,” “đất đá bốc” và “mét lò.” Cả ba thứ này rất dễ bị các mỏ cố tình khai gian (để ăn cắp).

“Nếu người quản lý thực sự muốn quản lý, chỉ cần quản lý đúng bài bản, đúng kỹ thuật, ngược lại, nếu người quản lý không muốn quản lý hoặc buông lỏng quản lý thì ‘cuộc chiến than lậu’ chẳng bao giờ kết thúc. Giá than khai thác trong nước sẽ còn tăng cao hơn giá than nhập khẩu,” ông Sơn nhấn mạnh.

Theo nhận định của ông Nguyễn Tiến Chỉnh – nguyên Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển TKV: “Việc thất thoát than chắc chắn là có, nhưng thất thoát đi đâu thì cần phải tìm hiểu thêm. Ở đây, thất thoát là lợi ích của Nhà nước vơi đi, chủ yếu là đưa váo túi cá nhân. Tham ô là ở chỗ đấy. Còn hòn than nó ở chỗ nọ chỗ kia thì nó cuối cùng nó cũng phải đưa vào tiêu dùng.”

Nguyên Trưởng ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển TKV cũng khẳng định, bức tranh hiện hữu năm nay-2019 là thiếu năng lượng trong đó có nguyên do từ thiếu than.

Nguyên nhân của nguy cơ thiếu than là do năng lực sản xuất, TKV đã không tích cực đầu tư phát triển các mỏ để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Trong khi thực tế nguy cơ thiếu nước dẫn đến không thể hoạt động hết công suất của thủy điện là đã rõ. Bối cảnh này, cho thấy nguồn năng lượng sẽ phụ thuộc vào than, dẫn nguy cơ thiếu điện.

Chia sẻ rõ hơn về việc nhập khẩu than, ông Chỉnh cho biết, than của Việt Nam là than antraxit có đặc thù là dùng tốt cho công nghiệp. Nhưng đây là loại than hiếm, nếu dung để đốt điện sẽ là lãng phí vì vậy trên thế giới họ hạn chế dùng than này để phục vụ đốt điện. Về chủng loại than, theo ông Chỉnh, nếu đốt điện thì chỉ dùng từ cám 5 trở xuống, đây là cám xấu, cám lẫn đất đá nhiều để tận dụng (tức là cám 5, 6, 7, thậm chí cám tiêu chuẩn ngành). Riêng than cám 4, 5a, 3,2,1, không bao giờ được dùng cho đốt điện. Còn than nhập khẩu, phần lớn là để pha trộn với các chủng loại cho phù hợp.

Khu vực khai trường Mỏ than Khánh Hòa, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Khu vực khai trường Mỏ than Khánh Hòa, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

“Than thì vẫn được đưa ra sử dụng, dù với hình thức nào, nhưng việc quản lý không tốt sẽ dẫn đến lợi ích của Nhà nước bị thất thoát.”

Nhưng thực tế, do nguồn than thuận lợi và thích hợp cho đốt điện là là bitum Việt Nam không có, phải nhập khẩu từ Indonesia, nhưng những nhà máy dùng công nghệ than này lại không nhiều. Vì vậy, những nhà máy công nghệ cũ dùng than antraxit vẫn chiếm số lượng lớn và yêu cầu một lượng than cao cấp nhiều hơn cho sản xuất đã gây nên tình trạng lãng phí cấp số cộng.

Đề cập đến việc quản lý lỏng lẻo và thất thoát than, ông Chỉnh cho rằng: “Than thì vẫn được đưa ra sử dụng, dù với hình thức nào, nhưng việc quản lý không tốt sẽ dẫn đến lợi ích của Nhà nước bị thất thoát.”

“Mặt khác, nếu khâu quản lý tốt nhưng vẫn thiếu than thì vẫn phải nhập khẩu. Nhập khẩu là do cung cầu và năng lực sản xuất của ta hiện nay khác nhau, quy hoạch phát triển của ngành than cũng không đáp ứng đủ yêu cầu cho phát triển năng lượng điện. Dự kiến các nhà máy nhiệt điện sau này chỉ định sẽ phải dùng than nhập khẩu chứ không phải than trong nước,” ông Chỉnh chia sẻ.

Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Chiến lược của TKV cũng đưa ra lời cảnh báo rằng, với thực trạng quản lý, thất thoát than như hiện tại, chắc chắn Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than ngày càng nhiều. Điều này là không thể tránh khỏi vì trữ lượng than của Việt Nam hiện nay tính theo đầu người chỉ còn khoảng 20 tấn/người, trong khi mức bình quân của thế giới là 150 tấn/người.

Khó khăn lớn trong nhập khẩu than của Việt Nam là không có nhiều cảng biển nước sâu có thể tiếp nhận được các tầu tải trọng trên 50.000 DWT- giống như cụm cảng Hòn Nét ở vịnh Bái Tử Long, cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, hay cụm cảng Sơn Dương (đang bị Formosa chiếm mặt tiền).

Không phải cứ có nhiều tiền là nhập khẩu được than.”

Ngoài ra, “rào cản lớn nhất trong nhập khẩu than của Việt Nam là các nhà quản lý có trách nhiệm không hiểu gì về bản chất của thị trường than thế giới. Không phải cứ có nhiều tiền là nhập khẩu được than,” ông Sơn lưu ý./.

Hoạt động tuyển rửa xít than tại một bãi tập kết xít, than nằm ven sông Kinh Thầy, trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: P.V/Vietnam+)
Hoạt động tuyển rửa xít than tại một bãi tập kết xít, than nằm ven sông Kinh Thầy, trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. (Ảnh: P.V/Vietnam+)

Lời kết

Sau gần một năm tiếp cận, dành nhiều tháng đi thực tế, nhập vai tại một số mỏ than của các “ông lớn” như Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc, Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, tại các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Sơn La… nhóm phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã tiếp cận được muôn vàn kiểu khai thác, tiêu thụ… than lậu.

Từ sự móc nối của lực lượng bảo vệ mỏ, bộ phận điều độ… với người mót (lấy) than đến các cách vận chuyển, tuồn than ra khỏi mỏ đến những nơi trung chuyển. Từ việc sử dụng than vô tội vạ khiến những dòng suối, cụm công nghiệp bỗng đầy than, xít thải đến sự bao che, làm ngơ của lãnh đạo địa phương cho các điểm tập kết than trái phép tồn tại “vô tư.” Từ những kiểu vận chuyển thô sơ lượng nhỏ, quy mô hẹp đến các phương thức lan tỏa than số lượng lớn đi các thị trường khắp cả nước bằng đường bộ, đường biển…

Qua những ghi nhận của nhóm phóng viên, một sự thật đau xót đã được hé lộ: Để những tấn “vàng đen” lậu từ các mỏ than được “tuồn” trót lọt ra thị trường phải qua một chuỗi công đoạn vô cùng tinh vi và chặt chẽ với nhiều hình thức lách luật như “xuất ngoại giao,” “hợp đồng ma”… Cùng đó là sự góp sức của nhiều “mắt xích” tạo nên một dây chuyền khép kín để né tránh kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chống buôn lậu…

Thời kỳ trước đây, khi còn rộ “phong trào” khai thác than bằng con đường “thổ phỉ” và xuất khẩu sang Trung Quốc bằng con đường “biên mậu,” số liệu thống kê hàng năm của hải quan Trung Quốc và hải quan Việt Nam đã chênh lệch nhau từ 5-8 triệu tấn/năm, tức là mỗi năm có 5-8 triệu tấn than bị đánh cắp để… xuất lậu.

Còn hiện nay, sau khi con đường “biên mậu” đã được kiểm soát, đánh chặn, thì “phong trào ăn cắp than” lại biến tướng sang hình thức “than lậu,” hay là “than ngoài luồng.” Hình thức này, diễn ra rầm rộ, công khai hơn và hướng thẳng vào thị trường nội địa thay vì xuất khẩu như trước.

Số lượng than bị thất thoát là không thể tưởng tượng nổi khi mà chỉ một vị trưởng thôn thôi, mỗi tháng cũng có thể đánh hàng loạt chiếc xe tải vào một khu mỏ ở Thái Nguyên để “tuồn lậu” gần 1.000 tấn than!. Rồi các hình thức tuồn lậu than bằng “xuất ngoại giao” được áp dụng cho các cán bộ các cấp trong và ngoài địa phương, sự nhập nhèm của những hợp đồng sái thải, đổ xít…

Than bị thất thoát đã rõ, số lượng của nó lớn “khủng khiếp”như thế nào cũng dễ dàng cộng ra và dòng chảy của nó đã từ lợi ích, tài sản quốc gia vào túi cá nhân, nhóm lợi ích.

Thông qua loạt bài Mega Story “Ma trận vàng đen” trong cơn khát…năng lượng, Báo Điện tử VietnamPlus mong muốn mang tới cho độc giả những góc nhìn cụ thể hơn về thực trạng quản lý, khai thác “vàng đen” tại các vùng mỏ trên cả nước, như một hồi chuông cảnh tỉnh, kiến nghị, thúc giục các cơ quan chức năng liên quan, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức nghiên cứu lưu ý và sớm đưa ra cách giải quyết, cũng như hướng quản lý, khai thác, sử dụng than hiệu quả hơn.

Bởi nếu còn buông lỏng quản lý, hay không thay đổi cách quản lý, thì “cuộc chiến chống than lậu” sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Lợi ích của Nhà nước sẽ còn tiếp tục mất đi và giá “vàng đen” khai thác trong nước sẽ còn tăng cao hơn giá than nhập khẩu nhiều lần.

Bởi nếu còn buông lỏng quản lý, hay không thay đổi cách quản lý, thì “cuộc chiến chống than lậu” sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

Khi đó, “cơn khát” năng lượng sẽ trở thành gánh nặng cho đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người dân./.