Cuộc lột xác ngoạn mục

image1-1551324810-82.jpg

Trong khuôn khổ hoạt động đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tổ chức tại Hà Nội, hãng tin CNN đã có bài viết về sự thay đổi của thành phố, từ một nơi phải chịu đựng nhiều đau thương mất mát vì chiến tranh, tới chỗ thành địa điểm thúc đẩy hòa bình.

VietnamPlus xin được giới thiệu nội dung lược dịch của bài viết đáng chú ý này:

“Ngày 18/12/1972, hai tốp máy bay ném bom B-52 của Mỹ gầm rú khi chúng xuất kích từ căn cứ không quân U-Tapao ở Thái Lan và Andersen ở Guam để bắt đầu cái mà các sĩ quan Không quân Mỹ gọi là “chiến dịch lớn nhất trong lịch sử không lực.”

Đích đến của chúng là Hà Nội. Nhiệm vụ của chúng là ném bom một thành phố được canh phòng tốt nhất thế giới vào thời điểm ấy. Hoạt động ném bom đã lặp đi lặp lại suốt 11 ngày.

1-1551325152-34.jpg 1b-1551325157-84.jpg

Nhưng tuần này, cùng thành phố đã bị ném bom ấy đã đón tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, khi họ có cuộc gặp tay đôi lần thứ hai.

Thời điểm năm 1954, cả thành phố chỉ có khoảng 53.000 người sinh sống và rộng chừng 152 km vuông. Ngày hôm nay nó đã rộng tới 3.000 km vuông, với quy mô dân số hơn 7 triệu người. Các tòa cao ốc khi nhau mọc lên tại các khu ngoại ô mới, nằm ở vành đai của thành phố. Cửa hàng và tiệm ăn mọc lên khắp nơi.

Cuộc lột xác của thành phố bắt đầu kể từ khi chiến tranh kết thúc. Người ta tin rằng cuộc cải cách kinh tế mang tên Đổi Mới của Việt Nam là một trong những lý do chủ chốt để nơi đây được lựa chọn là điểm tổ chức cuộc gặp giữa hai ông Trump và Kim.

2-1551325269-6.jpg 2b-1551325272-72.jpg

Với Washington, Việt Nam là bằng chứng cho thấy sự thù địch không kéo dài mãi mãi. Với Bình Nhưỡng, mối quan tâm nằm ở nền kinh tế sôi động của Việt Nam Duong Van Mai Elliott, một người gốc Việt từng có 4 năm sống ở Hà Nội và đã viết một cuốn sách lọt vào vòng chung kết giải Pulitzer danh giá, vẫn còn nguyên những cảm xúc về Hà Nội xưa cũ.

Bà nói rằng khi ấy Hà Nội là “một thành phố rất tĩnh mịch, lãng mạn, cổ kính, giàu truyền thống và lịch sử.” “Thời kỳ ấy, người Pháp đã ở Việt Nam trong gần 80 năm và Hà Nội đã có một diện mạo mang chất Pháp, phủ lên trên cái nền cổ kính,” Elliott kể.

Bà nhớ rằng gần như chẳng ai sở hữu xe hơi. Tắc đường và ô nhiễm là những thứ chưa từng tồn tại. “Khu phố cổ với những con đường và cửa hiệu nhỏ nhắn, nơi bà ngoại tôi từng có một cửa hàng bán lụa, vẫn còn khá nguyên vẹn dù đã có nhiều thay đổi, với sự xuất hiện của hàng loạt tiện nghi hiện đại như vỉa hè được ốp lát, điện và nước sạch.”

6-1551325535-54.jpg 6b-1551325542-4.jpg

Hà Nội chịu tổn nhất nặng nề nhất trong cuộc chiến với Mỹ vào cuối năm 1972, trong khuôn khổ Chiến dịch Linebacker II, còn được biết tới với cái tên vụ đánh bom Giáng sinh. Mục đích của chiến dịch là gây sức ép với Việt Nam trên bàn đàm phán và chính quyền Tổng thống Mỹ Richard Nixon nghĩ rằng một chiến dịch gây sốc và sợ hãi sẽ có hiệu quả.

Trong một cuộc trò chuyện vào ngày 17/12/1972 ở Washington, Cố vấn An ninh quốc gia Henry Kissinger nói với Nixon rằng ông ta nghĩ người Việt Nam sẽ run rẩy sợ hãi. Nixon đáp lại rằng người Việt hẳn sẽ phải kinh ngạc khi bị ném bom.

Tới cuối Chiến dịch Linebacker II, Không lực Mỹ đã tổ chức hơn 700 cuộc ném bom B-52 và thả tổng cộng 15.000 tấn bom đạn xuống Hà Nội. Hơn 1.300 người ở Hà Nội đã thiệt mạng vì chiến dịch.

4-1551325371-13.jpg 4b-1551325374-77.jpg

Elliott nói rằng họ hàng của bà ở lại Hà Nội vẫn còn nhớ các cuộc ném bom dịp Giáng Sinh là trải nghiệm đáng sợ nhất trong suốt cuộc chiến. “Các ngôi nhà rung lắc ngả nghiêng,” Elliott nói. “Họ tưởng như sẽ chết tới nơi. Những người còn sống sót kể lại rằng khi ra khỏi (nơi trú ẩn), họ thấy xác người chết nằm khắp nơi. Tới ngày hôm nay họ vẫn không thể quên mùi xác người thối rữa.”

Bệnh viện Bạch Mai bị trúng bom trong chiến dịch, khiến nhiều bệnh nhân và bác sĩ thiệt mạng. Một trong những khu vực chính của bệnh viện đã bị hư hại nghiêm trọng. Bác sĩ Carl Bartecchi từ Đại học Colorado tới bệnh viện này 2 lần một năm để giảng dạy các học viên ở đây trong khoảng 2-3 tuần. Ông đã làm công việc này kể từ năm 1997, thời điểm thành phố rất khác so với hiện nay.

“Anh phải chạy xe vào trong nội ô và trước kia cánh đồng lúa có ở khắp nơi. Anh có thể thấy những con trâu và nông dân làm việc ngoài đồng,” Bartecchi kể. “Giờ thì công trình mọc lên khắp nơi, với những dãy cọ đều tăm tắp nằm bên đường. Nhiều cây cầu mới tinh nối vào trung tâm thành phố và dọc đường anh thấy hàng loạt tòa nhà cao tầng.”

3-1551325337-64.jpg 3b-1551325340-94.jpg

Nhưng khu vực phố cổ vẫn giữ được nét duyên dáng riêng. “Phố cổ, nằm ở phía Bắc hồ Hoàn Kiếm, không thay đổi nhiều lắm,” ông nói. “Đó là một khu vực ngăn nắp.”

Cuộc lột xác của Hà Nội chỉ bắt đầu từ năm 1986, hơn một thập kỷ sau khi Việt Nam thống nhất. Đó là khi Việt Nam triển khai chương trình Đổi Mới nhằm cải cách thị trường, thúc đẩy kinh tế. Kể từ đó tới nay, thành phố tiếp tục sống trong một mối quan hệ giao thoa giữa cũ và mới.

Nguyễn Quí Đức là một cộng tác viên cho Đài phát thanh quốc gia Mỹ ở Hà Nội vào năm 1989 và đã trở lại thành phố vào năm 2006. Ông có giấy phép kinh doanh và hiện là một chủ nhà hàng. Ông ghi nhận rằng mấy năm qua, đã có nhiều sự thay đổi tốt đẹp diễn ra. Đời sống được cải thiện và người dân có nhiều tiền hơn.

5-1551325405-45.jpg 5b-1551325409-0.jpg

Về phần mình, Elliott cho biết bà chưa thấy quả ngọt từ quá trình đổi mới kinh tế vào năm 1993, thời điểm bà trở lại Hà Nội lần đầu kể từ khi ra đi.”Khi ấy chẳng có gì thay đổi nhiều. Tôi vẫn nhớ các con phố đều vắng vẻ. Người dân đi lại trên những chiếc xe đạp cũ kỹ. Có rất ít nhà hàng, quán cà phê và người dân thì cũng không có tiền để thụ hưởng những dịch vụ ấy,” bà kể.

Nhưng sau đó mỗi lần trở về, bà lại thấy thành phố tốt đẹp dần lên. Bà nói rằng thành phố mà hai ông Trump và Kim chiêm ngưỡng hôm nay không còn những vết sẹo chiến tranh nữa. Nó đã là một đô thị hiện đại pha lẫn những nét cổ kính.

Hai ông sẽ chạy xe trên các xa lộ mới dẫn vào thành phố, băng qua “một cây cầu treo mới tinh bắc qua sông Hồng, đi ngang nhiều tòa nhà mới xây, nhiều cao ốc, nhà máy, cửa hàng, quán cà phê và khách sạn”, như lời bà Elliott. “Họ sẽ chứng kiến một thành phố phục hồi sau cuộc chiến tàn khốc và đang phát triển mạnh trong nền kinh tế toàn cầu – một đô thị đầy niềm tin vào lời hứa của tương lai.””

7-1551325593-18.jpg 7b-1551325598-37.jpg