Hitzfeld và Bayern

ottmarhitzf-1547472766-4.jpg

Nước mắt đã rơi. Rất nhiều. Và chính Ottmar Hitzfeld đã khiến chúng tuôn rơi. Bắt đầu từ ông, rồi đến Karl-Heinz Rummenigge, những thành viên ban điều hành và rồi là Uli, ngay cả ông chủ cũng nhỏ lệ.

Đó là ngày 17/5/2008. Giữa tiếng hò reo của 69.000 người, người đàn ông cầm trên tay bó hoa giản dị màu đỏ và trắng đi như trôi trong âm thanh và sắc màu, sau này được ông mô tả là “sự pha trộn giữa áp lực và sự nhẹ nhõm…”

Không phải là Ottmar Hitzfeld chưa từng để lại dấu ấn nào trong suốt sự nghiệp của mình. Bộ sưu tập của ông bao gồm 7 danh hiệu Bundesliga, ba cúp vô địch DFB, hai lần vô địch Champions League cũng như một lần vô địch World Cup Club là vô cùng đồ sộ mà mỗi chiến tích đều có câu chuyện riêng để kể.

Thế nhưng, với Hitzfeld, những gì đọng lại nhất ở hôm nay đều gắn với thời gian làm huấn luyện viên tại Munich. Hai nhiệm kỳ với tổng cộng 8 năm (1998-2004, 2007-08), vào cái ngày ông kết thúc thời gian làm việc tại FC Bayern, chính cũng là khoảnh khắc mà tất cả mọi người nhận ra họ sẽ nhớ người đàn ông này đến mức nào.

“Tôi rất tự hào khi được dẫn dắt FC Bayern, công việc này vô cùng thú vị,” Hitzfeld chia sẻ. Cựu tiền đạo này rất vui với hành trình từ vùng Lörrach bình yên tới Munich, nơi ông thường xuyên tới thăm con trai và ba đứa cháu tại thủ phủ của bang Bavaria.

Lần này, ông tới để thăm lại nỗi ám ảnh cũ của mình đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70, và cuộc phỏng vấn được dành riêng cho ông tại Säbener Straße vị huấn luyện viên không bao giờ xuất hiện với hình ảnh của một kẻ lập dị mà được trân trọng vì phong cách lãnh đạo thầm lặng và cẩn trọng.

(Nguồn: Dfb)
(Nguồn: Dfb)

Hitzfeld không chỉ thuộc về riêng Bayern, nhưng định mệnh đã được an bài để có một ngày sẽ gắn bó với câu lạc bộ này. Đó là một ngày của năm 1998, khi Franz Beckenbauer nói với Hitzfeld, khi đó đang giữ cương vị giám đốc thể thao tại Borussia Dortmund rằng “Ottmar, anh sẽ là huấn luyện viên tiếp theo của Bayern!”

Khi nghe được câu đó, tất cả những gì Hitzfeld có thể làm là cười, nhưng rồi mọi chuyện xảy ra rất nhanh. Hitzfeld nhớ lại một thời điểm quan trọng: “Cơn giận dữ bùng nổ của Giovanni Trapattoni – và sau đó mọi thứ diễn ra rất nhanh.” Tương tự, ông cũng cần rất ít thời gian tại bàn đàm phán với Beckenbauer, Uli Hoeneß và Karl Hopfner.

Được trải nghiệm cuộc sống bên trong câu lạc bộ này, rất nhiều cá tính khác nhau, gia đình Bayern, tinh thần “Mia san Mia” – tất cả là triết lý của Hitzfeld .

Đó là cái cột mốc khởi đầu trong nhiểu cột mốc lịch sử mà Hitzfeld đã tạo dựng ở Bayern. Nhắc lại chuyện này Franz Beckenbauer chia sẻ,khi ấy như có một điều gì mách bảo khiến ông tin chắc chắn rằng nhà phân tích đầy thực tế này sẽ trở thành người dẫn dắt Hùm xám xứ Bavaria Đi đến những thành công.

Munich không giống Dortmund, nhưng Hitzfeld, người con út trong một gia đình nha sỹ trung lưu có 4 người con, vẫn cảm thấy thật tuyệt vời. “Được trải nghiệm cuộc sống bên trong câu lạc bộ này, rất nhiều cá tính khác nhau, gia đình Bayern, tinh thần “Mia san Mia” (Chúng tôi là Chúng tôi),” tất cả những điều đó đã là triết lý của Hitzfeld suốt nhiều năm.

Điều đó càng đặc biệt hơn khi một người có bằng cao học về toán học kiêm giáo viên thể thao như ông tiếp quản một đội bóng như FC Bayern , nơi “luôn có một chút kịch tính.”

Biệt danh “FC Hollywood” xuất phát từ thời kỳ khi những thành công lớn được tôn vinh dưới thời Hitzfeld.

Đội bóng được xây dựng quanh những cầu thủ như đội trưởng Stefan Effenberg, thủ môn xuất sắc nhất thế giới Oliver Kahn, Giovane Elber, Mehmet Scholl và Bixente Lizarazu “là một thể thống nhất và phát triển từ cốt lõi vững chắc của mình.

Scholl từng nói rằng Hitzfeld là “huấn luyện viên giỏi nhất tôi từng có” và đến nay ông vẫn duy trì quan hệ tốt với hầu hết các cựu cầu thủ, ngay cả khi ông đôi lúc từng “nổi giận và đưa ra những hình phạt rất nặng.” Đó chỉ là một phần câu chuyện.

Thành công đã từng bước đến với Bayern khi Hitzfeld – người vô tình trùng tên với Ottmar, em trai của Fritz Walter – nhào nặn nên một kỷ nguyên mà đến tận ngày nay người ta vẫn nhắc đến với thái độ vô cùng trìu mến. Bất kể đó là những cuộc đua danh hiệu kịch tính hồi năm 2000 (khi Unterhaching đánh bại Leverkusen – “chúng tôi chỉ biết cười toe toét”) và 2001 (“những cảm xúc bùng nổ sau quả phạt trực tiếp của Patrik Andersson”) hay những trận chung kết tuyệt vời tại Champions League.

Ký ức buồn của Hitzfeld. (Nguồn: Getty Images)
Ký ức buồn của Hitzfeld. (Nguồn: Getty Images)

“Thất bại trước Manchester United năm 1999 là “trận đấu cay đắng nhất đời tôi. Thật tàn bạo. Tôi quẫn trí đến gục xuống đất,” Hitzfeld mô tả.

Tuy nhiên, thất bại này cũng đã thúc đẩy tất cả mọi người để đạt được thành công hai năm sau đó. Hitzfeld nói rằng một điểm mạnh của cá nhân ông là ông “luôn có khả năng hướng về tương lai. Bạn cần có cách tiếp cận tích cực nếu bạn muốn giúp mọi người đạt được những mục tiêu của họ.”

“Thất bại trước Manchester United năm 1999 là “trận đấu cay đắng nhất đời tôi. Thật tàn bạo. Tôi quẫn trí đến gục xuống đất.”

Ngày 23/5/2001, sau khi giành chiến thắng 5-4 trong loạt sút luân lưu trước Valencia, Bayern đã biến giấc mơ của họ thành sự thật.

Trong 31 năm sự nghiệp đầy ấn tượng của mình, cho đến khi kết thúc vai trò huấn luyện viên vào năm 2014 sau kỳ World Cup với đội tuyển Thụy Sĩ, Hitzfeld không chỉ có những danh hiệu và những chiếc cúp. Ông luôn để lại dấu ấn và tình cảm với các đội bóng mà ông từng huấn luyện: Zug, Aarau, Grasshoppers, Dortmund, Bayern và Thụy Sĩ với hình ảnh một quý ông lịch thiệp, trung thành đồng thời cũng là một chuyên gia với bàn tay vững vàng.

Khi Hasan Salihamidzic, giám đốc thể thao hiện tại rảo bước qua bảo tàng của câu lạc bộ FC Bayern, ông lập tức bị thu hút bởi vị cựu huấn luyện viên. Chiếc áo khoác dài trong tủ Champions League tại bảo tàng trông giống hệt như khi Hitzfeld vẫn còn đang mặc nó. Và ngay cả những chữ viết trên bảng chiến thuật từ “đêm kỳ diệu ở Milan” vẫn còn rất rõ ràng và dễ đọc.

Hitzfeld được giám đốc điều hành Karl-Heinz Rummenigge của Bayern mô tả là “quý ông vĩ đại nhất tôi từng gặp trong môn thể thao này, ông luôn suy nghĩ tới nát óc trước mỗi trận đấu…” và chính bản thân Hitzfeld cũng thừa nhận rằng: “Tôi luôn cảm thấy rất căng thẳng.”

Chính thái độ làm việc này khiến nếu phải liệt kê mọi danh hiệu, bạn sẽ chẳng thể kể hết được. Nhưng dẫu sao không thể không nhắc tới hai chức vô địch Champions League, một lần năm 1997 với Borussia Dortmund, khi Karl-Heinz Riedle và Lars Ricken đối đầu với Juventus. Lần sau đó là vào năm 2001 với Bayern Munich. Tại giải các câu lạc bộ Thụy Sĩ, ông cũng giành được những thành công tương tự. Ở thời điểm kết thúc sự nghiệp, ông đã đưa đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ lên một tầm cao mới, và kể từ đó Thụy Sĩ luôn có mặt trong nhóm các đội tuyển đẳng cấp thế giới.

Với Hitzfeld giải quyết những vấn đề giữa các cá nhân mới là và luôn là, điều quan trọng nhất. “Với tôi mà nói, khi nhìn lại, điều quan trọng là triết lý lãnh đạo của tôi với những giá trị về sự trân trọng, cởi mở, chân thành và suy nghĩ tích cực được tôn trọng.” Và chỉ khi đó, những thành công thể thao mới đến. “Với tôi, tất nhiên, mỗi danh hiệu đều đặc biệt.”

Hitzfeld có đôi khi tỏ ra hối hận khi đã không rút lui khỏi vị trí huấn luyện viên của Bayern lần đầu tiên hồi năm 2003 – “nếu làm thế sức khỏe của tôi có lẽ đã tốt hơn rồi.” Ông đã phải điều trị chứng suy nhược từ năm 2004 trở đi tại quê nhà ở Rừng Đen, cho tới khi Bayern lại tới gõ cửa nhà ông một lần nữa.

Một con người đặc biệt, một huấn luyện viên xuất sắc, một cá tính phi thường – bất kể bạn hỏi ai, nhận định về Ottmar Hitzfeld vẫn luôn là như vậy.

Quyết định quay lại vào năm 2007 đột ngột nảy ra trong đầu ông trên sườn dốc trượt tuyết ở Engelberg. “Nếu hồi đó tôi nghĩ thêm một đêm nữa, có khi tôi đã từ chối mất rồi,” ông cười. Tuy nhiên, với lần quay lại đó, ông đã cùng đội bóng lập lại cú đúp vào năm 2008 và có được sức mạnh để hoàn tất công việc huấn luyện tại Thụy Sĩ. Ông đã lãnh đạo đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ trong sáu năm trước khi quyết định nghỉ hưu vào năm 2014.

Trước giải vô địch thế giới tại Brazil, Ottmar Hitzfeld đã quyết định rằng như vậy là đã đủ và ông muốn kết thúc sự nghiệp cầm quân của mình với nhiệm vụ cuối cùng với đội tuyển Thụy Sĩ. Đó đã là một cái kết xứng đáng khi Hitzfeld đưa Thụy Sĩ lọt vào vòng 1/16.

Bây giờ Hitzfeld sống “như một người về hưu”: đọc báo, mua bánh mì và xem bóng đá. Đôi khi ông có các buổi giảng bài hay tham gia các buổi nói chuyện, hoặc cùng vợ là bà Beatrix đi thăm con trai ở Munich hoặc đến ngôi nhà trên núi, hay chơi golf vào mùa hè.

Thi thoảng, những tin đồn lại nổi lên. Gần đây nhất, trước sinh nhật lần thứ 70 hai ngày, rộ tin người Trung Quốc muốn ký hợp đồng với ông và sẽ trả lương 25 triệu euro cho một năm rưỡi được ông phục vụ.

Một con người đặc biệt, một huấn luyện viên xuất sắc, một cá tính phi thường

Nhưng Hitzfeld đã thảo luận với gia đình. Và sau đó, ông đã từ chối một cách thân thiện nhưng dứt khoát. Với ông, kết thúc có nghĩa là kết thúc. Tiền bạc không còn thống trị thế giới của ông nữa. Bây giờ, ông thích được nghỉ ngơi sau khi đã có đủ sự căng thẳng cho cả một đời người!

Ở tuổi 70, ông chơi golf, đi du lịch và trên tất cả là dành thời gian cho gia đình. “Tôi cảm ơn Chúa mỗi ngày vì cuộc sống mà tôi được trải qua,” ông nói về những thói quen hàng ngày và mô tả chúng là “hoàn toàn không có chút căng thẳng nào.”

Từ ngày 21/10/2016, ông là Đại sứ của Quỹ Sepp Herberger – DFB, với ông đây không chỉ là một nhiệm vụ, mà là còn một vấn đề tình cảm. “Việc đảm nhận vai trò này khiến tôi cảm thấy tự hào,” ông chia sẻ. Sepp Herberger, huấn luyện viên huyền thoại mà Quỹ được đặt tên theo, luôn khiến Hitzfeld ấn tượng với những phẩm chất và những quy tắc lãnh đạo của mình.

Herberger là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất tới Hitzfeld trong hành trình trở thành một trong những huấn luyện viên thành công nhất trên toàn thế giới.

Khi Hitzfeld 5 tuổi, đội tuyển quốc gia Đức do Sepp Herberger dẫn dắt đã giành chức vô địch thế giới vào ngày 4/7/1954. Kể từ đó, bóng đá đã gắn chặt vào cuộc đời ông, và Sepp Herberger đã trở thành hình mẫu phấn đấu của ông. “Herberger đã chứng tỏ những phẩm chất tuyệt vời của một con người, ông ấy đã cống hiến cho xã hội suốt cả cuộc đời và đã làm rất nhiều điều cho thế hệ sau cũng như giúp cho các tù nhân tái hòa nhập.”

Và Hitzfeld cảm thấy mình có nghĩa vụ tiếp nối di sản đó và ông đã dành nhiều thời gian nghỉ ngơi của mình cho việc này. Cùng với các đại diện khác của Quỹ là Horst Eckel, Wolfgang Dremmler, Jens Nowotny, Nadine Keßler, Uwe Seeler, Timo Hildebrand, Otto Rehhagel và Tina Theune, ông đã đưa ra những vấn đề mà bình thường ít ai nói đến.

Cụ thể, chúng liên quan đến việc tái hòa nhập tù nhân, bóng đá cho người khuyết tật và khiếm thị, các dự án và sáng kiến trong lĩnh vực trường học và câu lạc bộ, và DFB-Sozialwerk, dự án hỗ trợ những thành viên gặp khó khăn trong đại gia đình bóng đá.

“Với những thành công của mình, Ottmar Hitzfeld cùng với Sepp Herberger là những con người vĩ đại nhất, Hitzfeld đã tỏ ra vô cùng vinh dự và hạnh phúc khi tham gia vào công tác của quỹ chúng tôi,” Eugen Gehlenborg – Phó Giám đốc kiêm Chủ tịch Quỹ Herberger chia sẻ.

“Vì thế, chúng tôi biết ơn ông từ tận đáy lóng và hy vọng ông sẽ luôn đồng hành cùng chúng tôi, “ Eugen Gehlenborg nói thêm.

Trong sự nghiệp cầu thủ, kỷ niệm cùng đội tuyển Đức tham dự Olympic năm 1972 không bao giờ phai mờ trong tâm trí ông – dẫu cho khi đó đội tuyển không giành được huy chương. Ông đã 5 lần có mặt trong đội hình 11 cầu thủ đầu tiên ra sân của đội tuyển Olympic Đức tại Munich. Sau đó, ông trở thành một phần của “cơn bão 100 bàn thắng” đưa VfB Stuttgart quay lại giải Bundesliga. Trong chiến thắng 8:0 trước SSV Jahn Regensburg, một mình ông đã ghi 6 bàn – tính đến nay đó vẫn là kỷ lục của bóng đá chuyên nghiệp Đức.

Không phải vô duyên vô cớ mà Liên đoàn Bóng đá Đức trao cho Ottmar Hitzfeld giải thưởng “Thành tựu trọn đời” năm 2016. Sau Dettmar Cramer, Udo Lattek, Gero Bisanz, Otto Rehhagel và Jupp Heynckes, Hitzfeld là huấn luyện viên thứ sáu được DFB vinh danh vì những cống hiến của mình.

Hitzfeld biết rõ rằng bóng đá thường bị gói gọn trong  Bundesliga, Champions League và đội tuyển quốc gia. Nhưng nền tảng không nằm ở những giải đấu mà ở đó người ta kiếm được một đống tiền.

“Tôi rất tự hào khi được góp mặt trong danh sách này và tạo ra một điều gì đó lớn lao mà trước đây tôi không bao giờ dám mơ,” Hitzfeld chia sẻ. “Đối với tôi, sự tôn vinh này cũng là một bước ngoặt, và khi bạn nhận được một giải thưởng cho những cống hiến cả đời của bạn, bạn sẽ càng cảm nhận được rõ hơn rằng sự nghiệp của mình đã thực sự kết thúc, rằng công việc của mình cuối cùng cũng đã hoàn thành.”

Hitzfeld biết rõ rằng bóng đá thường bị gói gọn lại trong giải Bundesliga, Champions League và đội tuyển quốc gia. Nhưng nền tảng không nằm ở những giải đấu mà ở đó người ta kiếm được một đống tiền. Nó nằm ở những quảng trường trong các thành phố, trong những ngôi làng. Chỉ có ở đó, môn thể thao này mới thể hiện được sức mạnh tích hợp và vô vàn khả năng của nó một cách đúng đắn.

Về hưu, nhưng Hitzfeld không xa bóng đá. Như tất cả những người đã “mắc nợ” với trái túc cầu, ông vẫn lặng lẽ theo dõi, quan sát Borussia Dortmund và Bayern. “Công việc của tôi đã xong rồi. Tôi hoàn toàn thoải mái, cũng không hề nhung nhớ cuộc sống hàng ngày của một huấn luyện viên, nhưng tôi không bao giờ thiếu sự quan tâm đến Bayern và Dortmund.

Nhưng tất nhiên, ông cũng để tâm tới bức tranh lớn. “Đội tuyển quốc gia Đức đang có những cầu thủ trẻ với tài năng phi thường,” Hitzfeld nhắc đến Leroy Sané, Timo Werner, Thilo Kehrer, Serge Gnabry, Kai Havertz, Julian Brandt và Leon Goretzka…,” ông nhận định.

Đồng thời, ông hoàn toàn tin tưởng ở Joachim Löw: “cho tới giải Vô địch châu Âu năm tới, anh ấy sẽ một lần nữa tạo ra được một đội bóng hùng mạnh,” Hitzfeld nói.

Trong lễ sinh nhật thứ 70, “Tướng quân” – biệt danh mà những người đồng hành đặt cho Hitzfeld chia sẻ: “Tôi rất biết ơn vì được tổ chức sinh nhật lần thứ 70 của mình trong phạm vi gia đình với sức khỏe tốt nhất và sự hài lòng lớn nhất!” Đó chính là Hitzfeld!