Hà Nội

biadothi-1537496934-25.jpg

Liên quan đến đề xuất của thành phố Hà Nội với Thủ tướng Chính phủ về Đề án thu phí phương tiện vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông và phụ thu phí bảo vệ môi trường, đại diện cơ quan Nhà nước và chuyên gia giao thông nhìn nhận, đây là biện pháp kinh tế, nhằm mục đích hạn chế sự lựa chọn của người dân khi di chuyển tới các điểm có mật độ giao thông quá cao.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại và đặt ra dấu hỏi về tính hiệu quả của Đề án này khó được áp dụng và chưa thể thực hiện ngay, cần có thí điểm để điều chỉnh phù hợp với thực tế.

KHÔNG CẤM XE, MUỐN ĐI PHẢI NỘP PHÍ

Với đề xuất lập đề án thu phí phương tiện cơ giới vào khu vực nội đô, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho rằng, đây là biện pháp kinh tế nhằm tăng cường quản lý phương tiện, thông qua việc nộp phí lưu hành để giảm lưu lượng phương tiện tại một số khu vực.      Hơn nữa, biện pháp này cũng đang được các thành phố lớn như London (Anh), Singapore… áp dụng và khá hiệu quả khi giảm được lượng lớn xe ôtô đi vào nội đô, hạn chế ùn tắc, ô nhiễm môi trường.

Khi thu phí xe vào nội đô, lãnh đạo Hà Nội tin rằng sẽ trực tiếp tác động vào các chuyến đi của người tham giao giao thông có nhu cầu đi vào vùng cần hạn chế. Người tham gia giao thông có sự cân nhắc lựa chọn chuyến đi, lộ trình và phương tiện di chuyển cho phù hợp. 

Lãnh đạo Hà Nội tin rằng khi trực tiếp tác động vào các chuyến đi của người tham gia giao thông có nhu cầu đi vào vùng cần hạn chế, người tham gia giao thông sẽ cân nhắc lựa chọn chuyến đi, lộ trình và phương tiện di chuyển cho phù hợp.

Phụ thu phí bảo vệ môi trường cũng sẽ có những tác động nhất định đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển của người dân. Ảnh: Lê Minh Sơn
Phụ thu phí bảo vệ môi trường cũng sẽ có những tác động nhất định đến quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển của người dân. Ảnh: Lê Minh Sơn

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nhìn nhận, việc thu phí phương tiện chỉ nhằm hạn chế xe cá nhân vào một số khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông cao. 

LO NGẠI PHÍ CHỒNG PHÍ?

Ngay sau khi có đề xuất này, một số chuyên gia và người cảm thấy băn khoăn, lo lắng khi các phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính hấp dẫn với người dân, giải pháp thay thế cho phương tiện cá nhân gần như không có và câu hỏi đặt ra việc phụ thu phí trên là một hình thức để tăng nguồn thu chứ không phải là một biện pháp để cưỡng chế?

Bày tỏ sự đồng tình với đề xuất Hà Nội muốn dùng biện pháp kinh tế để hạn chế ùn tắc giao thông nội đô giờ cao điểm, bác Nguyễn An Hòa, (Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, ùn tắc giao thông tại đô thị đang trở thành “cơm bữa”. Tốc độ xe cá nhân gia tăng tỷ lệ nghịch với hạ tầng giao thông. Do đó, Hà Nội hạn chế xe cá nhân là cần thiết.

Trong khi tàu điện ngầm đang được xây dựng, đường sắt trên cao chưa kết nối toàn tuyến thì việc thu phí xe giờ cao điểm sẽ khiến nhiều người tính toán lại thời gian và lộ trình đi lại để tránh phải “móc hầu bao” chi trả cho “căn bệnh cố hữu” đô thị đó là ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. 

Tốc độ chung cư hóa ở Hà Nội là quá cao. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Tốc độ chung cư hóa ở Hà Nội là quá cao. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Tuy nhiên, bác Hòa cũng thừa nhận, các loại hình vận tải công cộng như xe buýt chưa thể thu hút được người dân tham gia do tỷ lệ đúng giờ chưa cao trong khi tàu điện ngầm đang được xây dựng, đường sắt trên cao chưa kết nối toàn tuyến thì việc thu phí xe giờ cao điểm sẽ khiến nhiều người tính toán lại thời gian và lộ trình đi lại để tránh phải “móc hầu bao” chi trả cho “căn bệnh cố hữu” đô thị đó là ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, hiện nay, nhiều quốc gia đã thực hiện theo xu thế chung là hạn chế phương tiện cá nhân vào nội đô giờ cao điểm. Thành phố không cấm xe hoạt động nhưng lại hạn chế bằng cách thu phí vào nội đô. Đồng thời, pháp luật điều chỉnh tính tự nguyện của người dân khi tham gia giao thông. Nếu có việc thật cần thiết và cấp bách, người dân mới vào nội đô. Ngược lại, họ sẽ tự điều chỉnh giờ tham gia giao thông, khu vực giao thông sao cho phù hợp nhất.

Về vấn đề phụ thu khí thải ô nhiễm môi trường, vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội bày tỏ quan điểm bác bỏ khi việc phụ thu khí thải ô nhiễm môi trường với phương tiện là không đúng, có hiện tượng phí chồng phí bởi chủ phương tiện giao thông đã phải đóng 3.000 đồng tiền thuế bảo vệ môi trường mỗi lít xăng khi mua và lưu hành xe.

“Nói cách khác, thành phố không cấm, người dân có thể sử dụng phương tiện cá nhân để đi vào các điểm này nếu chấp nhận trả thêm phí. 

CHƯA THỂ THỰC HIỆN MÀ CHỈ THÍ ĐIỂM SỚM NHẤT

Là đơn vị đã tham mưu cho thành phố Hà Nội đề xuất này, ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải bác bỏ không thể nói là “phí chồng phí” trong trường hợp này. Về bản chất, thu phí vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông chỉ áp dụng theo lượt di chuyển với mỗi phương tiện chứ không áp dụng rộng rãi trên tất cả các tuyến đường.

Mặt khác, khi nghiên cứu thu phí, Sở Giao thông Vận tải cũng đồng thời xem xét các khoản chi từ nguồn thu này, không để trùng lặp với các khoản chi khác đã có trong danh mục chi cho hạ tầng giao thông đường bộ.      Thẳng thắn đánh giá với điều kiện hiện nay việc thu phí phương tiện, đặc biệt trong giờ cao điểm là một việc không dễ, theo ông Hà, lượng phương tiện thủ đô lớn, lại có nhiều hướng lưu thông qua các khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông nên chắc chắn việc thu phí sẽ gặp không ít khó khăn.      Nhìn nhận khách quan mạng lưới giao thông công cộng còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu đi lại của người dân, ông Hà cho biết: “Nhóm nghiên cứu Đề án thu phí phương tiện vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông cũng đã tính đến việc đưa ra một lộ trình phù hợp, song song với phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Mục đích là hạn chế được xe cá nhân nhưng không gây thêm khó khăn cho người dân khi có nhu cầu đi lại.”      Đặt câu hỏi về lộ trình thực hiện đề xuất này, vị Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, với những điều kiện hiện có như tập quán tham gia giao thông; hệ thống vận tải hành khách công cộng… chắc chắn sẽ không thể sớm thực hiện việc thu phí phương tiện vào khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông.      “Dù có được Quốc hội thông qua sớm thì ít nhất đến năm 2019 vẫn chưa thể thực hiện được. Lộ trình mà Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND đề ra là tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Tuy nhiên, nếu được th gắng thí điểm trong thời gian sớm nhất để rút kinh nghiệm, đồng thời tiếp thu ý kiến của người dân nhằm có những điều chỉnh phù hợp đối với thực tế cũng như đặc thù của Hà Nội,” ông Hà khẳng định./. 

Cơ quan chức năng không xác định được xe nào thường xuyên vào nội thành, xe nào là xe chỉ hoạt động ở ngoại thành để thu phí môi trường. Chủ xe ở huyện Ba Vì thì không thể đóng phí môi trường như chủ xe ở quận Hoàn Kiếm.