Trên con đường bản địa hóa Cách mạng 4.0

Tự cường và sáng tạo

ASEAN bản địa hóa Cách mạng 4.0

VietnamPlus

Sau khoảng 300 năm, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp Anh cùng chiếc đầu máy hơi nước thế kỷ 18 đã biến chuyển cả thế giới.

Giờ đây, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT Internet vạn vật), công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới,… cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của loài người.

Tất cả những công nghệ này đang biến đổi nền kinh tế, xã hội và hệ thống chính trị với một tốc độ đáng kinh ngạc. Việt Nam sẽ phải “đuổi theo, bắt kịp” chuyến tàu Cách mạng 4.0, chứ không phải là tận dụng? Những thay đổi mà chúng ta thấy, những công nghệ mới sẽ có tác động khác nhau ở các quốc gia khác nhau.

Điều dễ nhận ra nhất, trong Cách mạng 4.0, nhiều ngành nghề sẽ bị mất đi, nhưng các chuyên gia cho rằng không nên bi quan mà cần lạc quan bởi các công việc mới sẽ được tạo ra. Các Chính phủ cần hoạch định ra chính sách để chủ động trước những thách thức, chuẩn bị cho một thời gian chuyển đổi, thay đổi, trả lời cho câu hỏi làm thế nào để sản xuất, tiêu dùng và giải trí.

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra trước thềm Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 diễn ra tại Việt Nam (từ ngày 11-13/9/2018), sự kiện đối ngoại lớn nhất trong năm của nước ta với sự tham dự của hầu hết lãnh đạo các quốc gia ASEAN và những nước đối tác quan trọng.

Với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4,” nội dung của diễn đàn gắn chặt với nội hàm ASEAN tự cường và sáng tạo trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là thời điểm phù hợp để các lãnh đạo ASEAN, các nước đối tác, các doanh nghiệp, nhà khoa học cùng trao đổi thảo luận để tìm động lực mới cho sự phát triển của ASEAN. Trong đó, câu hỏi lớn được đặt ra là sự thích ứng của ASEAN trước các biến chuyển địa chính trị, kinh tế. ASEAN cần định hình tầm nhìn của khối khi cuộc cách mạng công nghiệp đang thay đổi dòng chảy thương mại.

Loạt bài Mega Story của VietnamPlus là cuộc chuyện trò với các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý với các góc nhìn đa dạng về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 về bất bình đẳng, tìm các lĩnh vực tiềm năng trong bối cảnh hiện tại như cơ sở hạ tầng thông minh, năng lượng, công nghệ thông tin, việc làm, hàng không, du lịch, tiêu dùng,…

Tựu trung, trong khuôn khổ của ASEAN, khối các quốc gia Đông Nam Á cần gì, để sẵn sàng đi về tương lai?

Không ít các chuyên gia đã nhấn mạnh việc nắm chắc được bốn chữ “I” trong đó có Identity – bản sắc; Innovation – sáng kiến, theo đó chú trọng tới những tiến bộ về công nghệ; Inclusive – bao trùm, nhấn mạnh tới việc sử dụng công nghệ để lấp đầy khoảng cách số và Intergration – sự hội nhập, cần chăm chỉ hơn, đi đầu về xã hội.

Với Việt Nam, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế chính là kết nối và sáng tạo. Đây là hai đường ray cho con tàu kinh tế phát triển. Việt Nam là điểm kết nối giữa nền kinh tế thế giới với ASEAN. Việt Nam cũng là trái tim của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đổi mới và sáng tạo đang là trọng tâm phát triển vào lúc này và Việt Nam đang nỗ lực trở thành nền kinh tế sáng tạo, gắn liền với tinh thần khởi nghiệp. Việt Nam cũng là một trong 20/60 nền kinh tế được khảo sát là có chỉ số tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang lên rất cao và khởi nghiệp sáng tạo đã trở thành điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam.

Nếu xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp, kết nối và đổi mới sáng tạo, Việt Nam có quyền hy vọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở lại mạnh mẽ hơn và tạo làn sóng mới ở Việt Nam./.

Công nghệ thông tin Việt ở đâu trên bản đồ toàn cầu?

Trung Hiền

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), ngành công nghệ thông tin Việt Nam những năm gần đây đã khẳng định vị trí, vươn mình trên phạm vi toàn cầu.

Là người nhiều lần tham gia diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), ông Bình – người đồng thời là Chủ tịch FPT – nhận định, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF-ASEAN 2018) được tổ chức tại Việt Nam chính là cơ hội to lớn với FPT và là nơi gặp gỡ chia sẻ, kết bạn, hợp tác và học hỏi của nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt.

Đầu năm 2014, chú chim đập cánh Flappy Bird của lập trình viên Nguyễn Hà Đông xuất hiện, gây “bão” cho ngành công nghệ khi đạt lượt tải kỷ lục, khiến cộng đồng công nghệ thế giới biết tới Việt Nam nhiều hơn. Nhưng thực tế, dấu ấn công nghệ, viễn thông của Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu đã có từ trước đó với những cái tên như FPT, Viettel, VNPT…

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử VietnamPlus, ông Trương Gia Bình nhận định, ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã thực sự vươn mình trên phạm vi toàn cầu. Hiện, các doanh nghiệp công nghệ Việt không chỉ cung cấp các giải pháp, dịch vụ công nghệ cho các quốc gia trong khu vực ASEAN mà còn khẳng định được vị thế tại các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương…). Nhờ đó, Việt Nam đã phát triển được một đội ngũ hơn 780.000 nhân lực công nghệ thông tin, có kỹ năng chuyên sâu và đây cũng chính là lợi thế.

Với kinh nghiệm và tiềm lực hiện nay, nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin của đất nước hình chữ S đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các lĩnh vực viễn thông, internet, thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong khu vực ASEAN.

Ông Trương Gia Bình. (Nguồn: Nhân vật cung cấp)
Ông Trương Gia Bình. (Nguồn: Nhân vật cung cấp)

“Đặc biệt với Chương trình “Quốc gia khởi nghiệp” phát động từ 2016, đã có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp và phần lớn trong số này khởi nghiệp dựa trên các nền tảng công nghệ, họ đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển và khẳng định vị thế của Việt Nam tại khu vực,” ông Bình nói.

Ông Bình cũng cho hay, theo Chỉ thị 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo công cuộc xây dựng chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Do đó, năng lực công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ tiến nhanh trong giai đoạn tới tạo sự phát triển quan trọng cho Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã thực sự vươn mình trên phạm vi toàn cầu.

Theo ông Bình, với tốc độ tăng trưởng kinh tế dao động từ 5-7%, các doanh nghiệp địa phương khá nhỏ, các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là công ty Ấn Độ, trong khi bài toán công nghệ cần giải quyết tại các quốc gia ASEAN rất nhiều nên nếu doanh nghiệp Việt đủ năng lực, khát vọng sẽ có nhiều cơ hội.

Hiện, FPT cũng đã tham gia khá sâu góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới của một số lĩnh vực như thuế, tài chính công… tại một số quốc gia trong khu vực như Bangladesh, Myanmar.

Bàn về câu chuyện WEF-ASEAN được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần Doanh nghiệp và Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4,” người đứng đầu VINASA cho hay, Việt Nam nên thể hiện tinh thần tiên phong trong cuộc cách mạng này.

Theo ông Bình, WEF là diễn đàn số 1 trên toàn cầu, không có diễn đàn nào đông các nguyên thủ quốc gia tham dự đến như vậy. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp hàng đầu, các trường đại học, bệnh viện, nhóm xã hội lớn nhất thế giới tham dự. Đặc biệt, đây là diễn đàn duy nhất mà bạn thể nói bất cứ vấn đề gì mà nhân loại đang quan tâm. Lần này diễn ra ở ASEAN và ASEAN có thể nói bất cứ vấn đề gì mà ASEAN quan tâm.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Bình chia sẻ những thành tích quan trọng nhất mà FPT đạt được trong những năm gần đây đều gắn với WEF. Trong 7-8 năm qua, FPT không bỏ lỡ cơ hội tham dự WEF và đem những dịch vụ, giải pháp dựa trên công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 do FPT đầu tư nghiên cứu phát triển giới thiệu với các tập đoàn hàng đầu thế giới tại mỗi kỳ hội nghị. Nhiều tập đoàn trong số này đã là khách hàng của FPT.

Công nhân sản xuất trong nhà máy điện thoại của Samsung. (Nguồn: Samsung Việt Nam)
Công nhân sản xuất trong nhà máy điện thoại của Samsung. (Nguồn: Samsung Việt Nam)

“WEF chính là thị trường mà FPT tìm kiếm những tập đoàn lớn nhất trên thế giới, để làm những việc hoàn toàn mới giống như là là hợp tác xây dựng dữ liệu hàng không mở Skywise với Airbus, phục vụ tất cả các hãng hàng không,” ông Bình cho biết.

Việc WEF tổ chức tại Việt Nam được coi là cơ hội to lớn với FPT. Còn với các doanh nghiệp khác, ông Bình cho rằng sẽ là cơ hội gặp gỡ và có thể sẽ tìm kiếm được đối tác hoặc có thể học hỏi được một điều gì đó từ các tập đoàn hàng đầu thế giới.

Vẫn theo ông Trương Gia Bình, ở WEF, người ta vẫn nói các cuộc cách mạng trước đó chưa có quốc gia nào chạm vào được. Bản thân WEF cũng thành lập những viện nghiên cứu để đánh giá tác động của cuộc cách mạng 4.0.

“Nói cho cùng cách mạng là dựa vào con người, chúng ta có gần 100 triệu dân, trẻ, ham học và đặc biệt là về toán, tin. Việt Nam rất có lợi thế nếu tham gia cuộc cách mạng này,” ông Bình bày tỏ quan điểm.

Dây chuyền sản xuất điện thoại made in Vietnam - Bphone. (Nguồn: Bkav)
Dây chuyền sản xuất điện thoại made in Vietnam – Bphone. (Nguồn: Bkav)

“Nói cho cùng cách mạng là dựa vào con người, chúng ta có gần 100 triệu dân, trẻ, ham học và đặc biệt là về toán, tin. Việt Nam rất có lợi thế nếu tham gia cuộc cách mạng này,” ông Bình bày tỏ quan điểm.

Cũng theo ông Bình, tại WEF-ASEAN, Việt Nam nên thể hiện tinh thần tiên phong trong 4.0 để các bạn thế giới nhìn vào và thấy điểm mới, sức hấp dẫn mới của Việt Nam. Và, Việt Nam giờ đây đang bàn chính những câu chuyện mà họ đang quan tâm và họ có thể cần Việt Nam như chính Việt Nam cần họ.

Nói về khu vực ASEAN, ông Bình cho hay với cơ cấu dân số, địa chính trị, ASEAN đang là khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Tuy nhiên ASEAN đang ở giai đoạn phải chuyển từ phương thức tăng trưởng từ các lao động chi phí thấp chuyển sang ứng dụng và phát triển công nghệ. Do vậy, điều quan trọng nhất phải đặt vấn đề đào tạo nhân lực 4.0 trong khu vực.

“Cách mạng 4.0 là rất đúng lúc cho ASEAN để chuyển đổi. Và, chính cuộc cách mạng này cũng giúp ASEAN tăng cường kết nối hơn. Chúng ta có thể nghĩ đến một ASEAN kết nối từ nguồn nhân lực, tài chính, đến sản xuất, dịch vụ… để chính công nghệ thông tin có thể làm ASEAN không biên giới, giúp ASEAN cạnh tranh với các khu vực khác,” ông Bình bày tỏ./.

Việt Nam làm gì

để ‘đuổi theo’ nền tài chính 4.0?

Lê Dũng

Định hướng chính sách phát triển nền tài chính nước nhà trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh là có, nhưng vấn đề là phải thực thi ngay để có hiệu quả trong cuộc sống.

Vấn đề làm ông lo lắng là nước ta sẽ “đuổi theo” cuộc cách mạng 4.0 chứ không phải tận dụng. Bởi thế, việc kết nối giữa các nước đang là đòi hỏi bắt buộc để Việt Nam không bị rơi lại phía sau.

Phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi kỹ hơn với phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) về vấn đề này.

– Không chỉ Việt Nam mà cả các nước ASEAN và nhiều nước trên thế giới đang nói nhiều tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo ông, cuộc cách mạng mới liệu có giúp nền tài chính Việt Nam thay da đổi thịt?

Phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh: Ta đang phát triển kinh tế một cách nhanh chóng. Mức thu nhập của người được nâng cao rõ rệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tài chính đi vào đời sống. Các hoạt động tài chính trong đó có thanh toán, chứng từ, hóa đơn bằng phương thức điện tử đang được người dân hưởng ứng nhanh.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, định hướng chính sách để xây dựng nền tài chính 4.0 là có nhưng vấn đề là phải thực thi ngay để có hiệu quả trong cuộc sống. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, định hướng chính sách để xây dựng nền tài chính 4.0 là có nhưng vấn đề là phải thực thi ngay để có hiệu quả trong cuộc sống. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Đặc biệt, nước ta có lực lượng người trẻ thu nhập ngày một cao chiếm tỷ trọng lớn. Đây là điểm mạnh để ta triển khai ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động tài chính vì rõ ràng người trẻ tuổi thường sẽ bắt nhịp nhanh hơn.

Các hoạt động thuế, hải quan nếu ứng dụng được công nghệ cao rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người. Tất cả thông tin có thể được công khai và tra cứu trên các thiết bị thông minh. Người dùng có thể tra cứu đơn giản xem khoản này đóng bao nhiêu tiền, đóng ra sao mà không cần biết mặt anh cán bộ thuế là ai. Bởi thế, chuyện móc nối và đỏi hỏi như trước tới nay sẽ không còn và rõ ràng người nộp thuế rất thoải mái.

Nếu có vấn đề gì, người nộp thuế tính sai thì nếu có hệ thống quản lý thông minh, hệ thống có thể phản hồi ngay lập tức, như vậy tiện lợi cho cả 2 bên. Rõ ràng, việc cán bộ, thuế, hải quan đòi “cái nọ cái kia” sẽ không còn nữa. Và, với dịch vụ như vậy, người nộp thuế sẽ sẵn sàng chấp nhận mức chi phí cao hơn.

Hoặc ví dụ như với thuế xuất nhập khẩu, hiện các quy định về các mặt hàng chịu thuế rất phức tạp, có hàng vạn dòng, mặt hàng nhóm khác nhau có mức thuế khác nhau nên cán bộ “lợi dụng” được. Nếu có máy tính thực hiện, tự động sắp xếp thì người làm ăn chân chính… thích quá.

– Vậy với thách thức, ông lo lắng điều gì khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới Việt Nam?

Phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh: Đầu tiên, đã nói tới công nghệ cao thì đầu tư hạ tầng kỹ thuật cần sự đồng bộ và đặc biệt là trang bị ban đầu khá nặng nề, đòi hỏi khoản chi lớn.

Đây là bài toán khó vì đây không phải là đòi hỏi thông thường mà là nền tảng công nghệ cao như blockchain, công nghệ chia sẻ giữa các chủ thể, dần dần là trí thông minh nhân tạo, Internet vạn vật.

Điều này đòi hỏi ta phải có đường hướng phát triển lâu dài để đầu tư. Nếu không có tầm nhìn dài hạn, mà chỉ “giật gấu vá vai” thì sẽ lãng phí.

Vấn đề khác đi đôi với cách mạng công nghiệp là trình độ của người dùng. Làm sao phổ cập các tính năng công nghệ cho đại đa số quần chúng cũng là đòi hỏi tương đối tốn kém vì phải trang bị trình độ công nghệ thông tin cho xã hội. Việc này cần đào tạo chứ không tự nhiên mà có.

Một điều lo lắng nữa là tin tặc. Với mặt bằng thế giới như hiện nay, không chỉ tội phạm trong nước mà còn ở tầm quốc tế nên việc phòng ngừa, bảo mật và chống tin tặc cũng là bài toán khó với nền tài chính.

Một trong những cái khó khi ta ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực tài chính là định hướng chính sách ta có nhưng triển khai thực tế là vấn đề phải thực thi ngay để có hiệu quả. Người Việt Nam nhiều khi chính sách có nhưng triển khai thực hiện lại không làm được. Nếu ta cứ chậm trễ, tách rời giữa đường hướng và thực tiễn thì rõ ràng ta sẽ không có thực thi công nghệ 4.0 trong hoạt động tài chính.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sản sinh ra những loại hình kinh doanh mới giống như Uber, Grab? (Ảnh: TTXVN)
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sản sinh ra những loại hình kinh doanh mới giống như Uber, Grab? (Ảnh: TTXVN)

Ta hoàn toàn có thể đi tắt đón đầu 4.0, nếu không làm thì sẽ phải đuổi theo cuộc cách mạng công nghiệp.

– Ai cũng biết cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang tới những dòng đầu tư mới. Nhưng, ông có lo chính cuộc cách mạng ấy sẽ sản sinh ra những loại hình kinh doanh mới giống như Uber, Grab hoặc tiền ảo mà chính cơ quan quản lý các nước cũng có nhiều ý kiến trái chiều?

Phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh: Rõ ràng, đi đối với kỹ thuật cao là nhiều vấn đề nảy sinh. Theo tôi, ta phải lấy nền tảng là chính sách của Nhà nước để làm chuẩn trong triển khai cách mạng công nghiệp 4.0.

Ví dụ như với tiền ảo, ta phải theo quy định của Nhà nước, ta chỉ sử dụng đồng tiền chính thức để thực thi trong thanh toán. Cách thực thi tốt nhất là cứ đúng theo luật pháp của Việt Nam.

Đi đôi với cách mạng công nghiệp 4.0 là trình độ của người dùng, đây là vấn đề cần thời gian đào tạo chứ không tự nhiên có. (Ảnh: TTXVN)
Đi đôi với cách mạng công nghiệp 4.0 là trình độ của người dùng, đây là vấn đề cần thời gian đào tạo chứ không tự nhiên có. (Ảnh: TTXVN)

– Vậy việc kết nối giữa các nước trong khu vực để cùng xử lý vấn đề còn gây tranh cãi thì sao, thưa ông?

Phó giáo sư, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh: Thực ra việc kết nối cộng đồng quốc tế là đòi hỏi bắt buộc trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 vì biên giới giữa các nước trong thời kỳ này gần như không còn.

Ví dụ như vấn đề chuyển tiền hay rửa tiền, đây là vấn đề cực kỳ phức tạp đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu không có sự kết hợp giữa các quốc gia thì khó mà quản được vấn đề này.

Với các nước ASEAN, đây là nước trong khu vực ta đang hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN. Các thành viên quốc gia trong cộng đồng hướng tới có thể di chuyển đầu tư, lao động hay thậm chí sinh sống giữa nước này và nước kia dễ dàng hơn. Bởi vậy, nếu không có biện pháp kết hợp các nước ngay thì rất khó để quản lý./.

Đề xây dựng được nền tảng công nghệ cao, một trong những bài toán với Việt Nam là chi phí đầu tư ban đầu khổng lồ. (Ảnh: forbesmiddleeast.com)
Đề xây dựng được nền tảng công nghệ cao, một trong những bài toán với Việt Nam là chi phí đầu tư ban đầu khổng lồ. (Ảnh: forbesmiddleeast.com)

Doanh nghiệp ASEAN

Vai trò bản địa hóa công nghệ trên các nền tảng lớn

Nguyễn Hạnh

Tự gây dựng công ty và trở thành triệu phú trẻ, Thomas Pitchyen Hongpakdee, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Smart ID Group đồng thời là chủ sở hữu thương hiệu Anitech – được biết đến với các sản phẩm công nghệ, điện tử gia dụng, phụ kiện máy tính, điện thoại dẫn đầu thị trường Thái Lan và đang mở rộng sang các nước trong khu vực ASEAN.

Không chỉ là một thương gia thành đạt, trong con mắt giới trẻ Thái Lan, Thomas Hongpakdee còn được biết tới với vai trò nhạc công và là một ca sỹ đầy ấn tượng.

Anh cho biết có tình yêu đặc biệt và đã từng đến Việt Nam hơn 20 lần trong các chuyến công tác và kỳ nghỉ. “Tôi thực sự yêu thành phố Hội An và mong muốn quay trở lại đó một lần nữa,” doanh nhân người Thái Lan chia sẻ.

Doanh nghiệp khu vực đang làm gì, muốn gì ở cuộc Cách mạng 4.0? Về câu hỏi này, bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), VietnamPlus đã có cuộc phỏng vấn độc quyền Thomas Pitchyen Hongpakdee, xoay quanh những câu chuyện về xu hướng phát triển công nghệ tương lai tại khu vực.

Thomas Hongpakdee khởi nghiệp từ một công ty công nghệ, công việc cải tiến mạch tích hợp cho các thiết bị chơi game như Xbox và Playstation. (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Thomas Hongpakdee khởi nghiệp từ một công ty công nghệ, công việc cải tiến mạch tích hợp cho các thiết bị chơi game như Xbox và Playstation. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

– Song hành với các “đế chế” công nghệ quốc tế, những nhà sản xuất ASEAN đã làm gì để chiếm lĩnh thị trường không chỉ ở nội địa, khu vực mà còn phát triển ra toàn cầu?

Thomas Pitchyen Hongpakdee: ASEAN là thị trường khổng lồ với dân số gần 636 triệu người, tỷ lệ dân số trẻ cao, năng động và yêu công nghệ. Vì thế, các nhà sản xuất công nghệ luôn đặt nó vào trong tầm ngắm.

Chính đam mê tạo lập một hệ sinh thái (Ecosystem) về cuộc sống công nghệ đã đưa Thomas Hongpakdee tới thành công.
Chính đam mê tạo lập một hệ sinh thái (Ecosystem) về cuộc sống công nghệ đã đưa Thomas Hongpakdee tới thành công.

Với các doanh nghiệp trong khu vực, cơ hội là rất lớn nhưng các thách thức cũng không nhỏ. Đó là sự tăng trưởng và bành trướng của những doanh nghiệp khổng lồ đến từ phương Tây và Trung Quốc. Họ có sự hỗ trợ của thị trường nội địa lớn cùng với nền tảng thành công vang dội, do đó tiềm năng đầu tư hầu như không giới hạn.

Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp công nghệ trong khu vực là mới khởi nghiệp và đang trong giai đoạn ban đầu. Công bằng mà nói, rất khó để doanh nghiệp khu vực đạt tốc độ tăng trưởng đủ nhanh để có thể bắt kịp và hơn thế nữa là cạnh tranh với những người khổng lồ.

Tại nhiều quốc gia trong khu vực, doanh nghiệp còn gặp những khó khăn đến từ hệ thống pháp lý phức tạp với các quy tắc và quy định chồng chéo. Điều này gây thêm cản trở cho doanh nghiệp khi họ muốn khởi sự và phát triển trong nhiều mô hình kinh doanh mới.

Chính đam mê tạo lập một hệ sinh thái về cuộc sống công nghệ đã đưa Thomas Hongpakdee tới thành công. Đặt mục tiêu phát triển “Mỗi sản phẩm Anitech cho mỗi người dân của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)” bằng cách truyền cảm hứng về một cuộc sống thông minh cho giới trẻ trên từng sản phẩm, Thomas đã đoạt được nhiều giải thưởng về kinh doanh trong khu vực.

Vì vậy, trong tương lai dễ nhận thấy, sự phát triển ngành công nghệ trong ASEAN có cấu trúc của một thị trường nền tảng lớn và các sản phẩm công nghệ (như thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, xe điện, robot và những thứ tương tự) dưới sự quản lý độc quyền của các “đế chế” đến từ phương Tây và Trung Quốc. Tuy nhiên bên cạnh đó, các công ty công nghệ nội địa giữ vai trò phụ trợ, bản địa hóa công nghệ trên các nền tảng lớn như phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc các hệ thống có thể tích hợp trong nền tảng lớn. Điều này bao gồm cả phần cứng và phần mềm.

Cá nhân tôi cho rằng, bằng cách này, cơ hội và cơ cấu phát triển của các doanh nghiệp công nghệ ASEAN sẽ là rất khác biệt nếu như các đạo luật và nghị định của các chính phủ ở mỗi nước được điều chỉnh để hỗ trợ cho các công ty công nghệ địa phương và kiềm tỏa những “Gã khổng lồ” công nghệ nước ngoài theo cái cách mà Trung Quốc vẫn làm với doanh nghiệp Mỹ, cho dù điều này là vô cùng khó khăn trên thực tế.

Anitech là thương hiệu hàng điện tử tiêu dùng nổi tiếng. (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Anitech là thương hiệu hàng điện tử tiêu dùng nổi tiếng. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

– Thách thức luôn song hành với cơ hội và đâu là câu chuyện của Anitech trong quá trình đi đến thành công?

Thomas Pitchyen Hongpakdee: Anitech là thương hiệu hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu với hơn 1.000 mã sản phẩm thuộc nhiều hạng mục, từ máy tính và thiết bị game cho tới các thiết bị điện tử gia dụng và sản phẩm Internet vạn vật (IoT). Năm 2002, chúng tôi khởi nghiệp từ một công ty công nghệ tại Paris (Pháp) từ việc cải tiến mạch tích hợp cho các thiết bị chơi game như Xbox và Playstation và sau đó hướng doanh nghiệp sang mô hình thiết kế và phát triển những thiết bị ngoại vi máy tính cho những thương hiệu toàn cầu như HP, Dell’s, Acer, Lenovo…

Anitech là thương hiệu hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu với hơn 1.000 mã sản phẩm. (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Anitech là thương hiệu hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu với hơn 1.000 mã sản phẩm. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Từ năm 2006, chúng tôi lại chuyển hướng sản xuất sang tập trung phát triển thương hiệu riêng của mình bằng việc cho ra mắt sản phẩm chuột máy tính Anitech đầu tiên trên thị trường.

Cho tới nay, Anitech đã phân phối hơn 2 triệu sản phẩm của riêng mình thông qua hơn 5.000 cửa hàng bán lẻ tại Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, cũng như đang mở rộng thị trường sang Indonesia và Philippines. Chúng tôi đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên thị trường chứng khoán Thái Lan.

– Kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ đồng nghĩa với cập nhật và sáng tạo không ngừng, bạn có thể cho biết tính cạnh tranh của những sản phẩm mới đến từ Anitech?

Thomas Pitchyen Hongpakdee: Các sản phẩm mới ra mắt của chúng tôi là ổ cắm thông minh IoT, theo đó, Anitech là thương hiệu đầu tiên trên thế giới phát triển loại ổ cắm có gắn eSim (Sim điện tử) trực tiếp vào mạch điện, giúp ổ cắm điện có khả năng kết nối Internet mà không cần sử dụng wifi.

Anitech là thương hiệu đầu tiên trên thế giới phát triển loại ổ cắm có gắn eSim (Sim điện tử) trực tiếp vào mạch điện.
Anitech là thương hiệu đầu tiên trên thế giới phát triển loại ổ cắm có gắn eSim (Sim điện tử) trực tiếp vào mạch điện.

Chúng tôi biến ý tưởng ổ cắm eSim thành hiện thực để giải quyết vấn đề khó khăn hiện nay là ở các khu vực ngoại ô, người ta sẽ ít được sử dụng Internet qua wifi. Thực tế này khiến người nông dân Thái Lan không thể thực hiện các ý tưởng về trang trại thông minh.

Bằng cách sử dụng ổ cắm eSim, người nông dân có thể sử dụng thiết bị IoT trong trang trại của mình để làm các công việc hàng ngày như tưới cây, tắt-bật đèn, tắt-bật kiểm soát không khí trong khi không có mặt ở nhà để làm các công việc khác.

Nhưng bằng cách sử dụng ổ cắm eSim, người nông dân có thể sử dụng thiết bị IoT trong trang trại của mình để làm các công việc hàng ngày như tưới cây, tắt-bật đèn, tắt-bật kiểm soát không khí trong khi không có mặt ở nhà để làm các công việc khác. Cùng lúc, trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data) của chúng tôi có thể học được thói quen của người nông dân và cuối cùng sẽ tự vận hành các công việc này để tăng hiệu quả.

– Như vậy những sản phẩm công nghệ thế hệ 4.0 đã được Anitech khai thác và phát triển trên thị trường, vậy trong công ty điều này, đã được vận dụng như thế nào?

Thomas Pitchyen Hongpakdee: Chúng tôi đã ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số trong vận hành công ty từ nhiều năm nay. Điểm thuận lợi, chúng tôi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và hầu hết nhân viên đều thuộc thế hệ trẻ, do đó không quá khó để số hóa mọi thứ trong công ty.

Trong công ty, tài sản quý giá nhất là dữ liệu và chúng tôi có chính sách đầy đủ để bảo vệ nó. Hệ thống của chúng tôi sử dụng 100% điện toán đám mây, cho phép nhân viên làm việc ở bất kỳ nơi nào bên ngoài văn phòng, trong khi đó máy chủ vận hành với tiêu chuẩn thế giới và có thể phòng tránh mọi thiệt hại dữ liệu trong trường hợp thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra.

Đối với Anitech, công nghệ 4.0 không có gì đặc biệt và thay vì lối sống hàng ngày, chúng tôi buộc phải làm quen với nó

Tất cả thiết bị của từng đội-nhóm được kết nối với các bộ cảm biến và được theo dõi báo cáo cho văn phòng 5 phút/lần, thông tin liên lạc được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số, hệ thống ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) cũng thực hiện trên nền tảng đám mây.

Đối với Anitech, công nghệ 4.0 không có gì đặc biệt và thay vì lối sống hàng ngày, chúng tôi buộc phải làm quen với nó./.

Anitech là thương hiệu đầu tiên trên thế giới phát triển loại ổ cắm có gắn eSim (Sim điện tử) trực tiếp vào mạch điện, giúp ổ cắm điện có khả năng kết nối Internet mà không cần sử dụng wifi.
Anitech là thương hiệu đầu tiên trên thế giới phát triển loại ổ cắm có gắn eSim (Sim điện tử) trực tiếp vào mạch điện, giúp ổ cắm điện có khả năng kết nối Internet mà không cần sử dụng wifi.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu

Trung Hiền-Ánh Tuyết

Với chủ đề “Phát huy tinh thần doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4,” Hội nghị WEF ASEAN 2018 diễn ra tại Hà Nội từ 11-13/9 được xem là cơ hội để doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu.

Phóng viên Báo điện tử VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng  Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) về vấn đề này.

“TỰ CƯỜNG VÀ SÁNG TẠO”

– Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng WEF ASEAN 2018 là cơ hội cho doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. Xin ông nói rõ về vấn đề này?

Ông Phạm Hồng Quất: WEF ASEAN 2018 dự kiến thu hút sự tham dự của lãnh đạo chính phủ các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế, chuyên gia tư  tư vấn và đại diện các tập đoàn công nghệ có uy tín trên thế giới và khu vực.

Chủ đề của WEF ASEAN 2018 đề cập đến những vấn đề được chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp các nước ASEAN cùng quan tâm, đồng thời gắn kết với chủ đề của ASEAN năm nay là hướng tới “ASEAN tự cường và sáng tạo.”

Hội nghị cũng là cơ hội để doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tiếp cận chính sách hỗ trợ phát triển của các chính phủ, xu hướng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp công nghệ có uy tín trên thế giới và khu vực, từ đó thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư phát triển giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp các nước ASEAN.

Bảng mạch điện thoại do Viettel sản xuất. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
Bảng mạch điện thoại do Viettel sản xuất. (Ảnh: T.H/Vietnam+)

Thông qua diễn đàn trao đổi, các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN có tiềm lực tài chính, công nghệ và thị trường cũng nhận biết được tiềm năng và cơ hội để hợp tác đầu tư cùng nhau để phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới, mở rộng quy mô thị trường, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, các chương trình hỗ trợ và tiếp cận xu hướng công nghệ mới ở quy mô khu vực và quốc tế, định hướng cho chiến lược đầu tư phát triển và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức khi tham gia quá trình toàn cầu hóa, trong đó nổi lên là áp lực cạnh tranh từ các nước ASEAN cả trong sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp sáng tạo của Việt Nam chỉ có thể tận dụng được những lợi thế khi thực sự tham gia sâu vào thị trường ASEAN, có quan hệ hợp tác, cạnh tranh với các đối tác, đối thủ trong lĩnh vực cụ thể. Qua trải nghiệm thực tế trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trưởng thành, có bản lĩnh để phát triển nhanh và bền vững hơn.

SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ MẤU CHỐT

Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhiều nước trên thế giới, gồm cả các nước ASEAN, đang coi doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là lực lượng doanh nghiệp trẻ cần ưu tiên đầu tư phát triển. Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của lực lượng này tại Việt Nam trong thời gian gần đây?

Ông Phạm Hồng Quất: Khi tham gia sâu hơn vào quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ của Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển của mình.

Trên thực tế, có một số doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã khai thác thương mại hóa thành công nhiều bằng độc quyền sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tạo ra sản phẩm mới có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và bước đầu bước ra thị trường quốc tế.

Lắp ráp Bphone. (Nguồn: Bkav)
Lắp ráp Bphone. (Nguồn: Bkav)

Trong lĩnh vực y dược, nông nghiệp, công nghiệp dân dụng có thể kể đến như Công ty Minh Long (gốm sứ) ở Bình Dương; Công ty Sao Thái Dương (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng) ở Hà Nam; Công ty Thiên Dược (thực phẩm chức năng) ở Bình Dương; Công ty Biogroup Hà Nội (chế phẩm sinh học nông nghiệp), Công ty OIC New Nhật Hải (thực phẩm chức năng), Công ty CP giống cây trồng trung ương ở Hà Nội; Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình; Công ty Sơn Hải Phòng…

Với việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp khoa học và công nghệ không chỉ tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng, đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu mà còn tạo ra động lực thúc đẩy đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để phát triển bền vững.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh chóng và mức độ lan tỏa của công nghệ mới cũng khiến cũng cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của nước ngoài đặc biệt là của các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước châu Âu, ASEAN xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt. Việc cạnh tranh còn có thể làm phát sinh các vấn đề tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, có những sản phẩm khoa học và công nghệ mới cần đặc biệt chú ý vấn đề bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cùng với chiến lược đầu tư phát triển thị trường đúng đắn.

Thực tế có một số sản phẩm công nghệ mới được các cơ quan, tổ chức quốc tế đánh giá cao, trao tặng những giải thưởng lớn nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong phát triển thị trường trong nước cũng như quốc tế. Kết nối doanh nghiệp khoa học trong khu vực.

– Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ làm gì để phát triển đội ngũ này lớn mạnh, thưa ông?

Ông Phạm Hồng Quất: Chúng tôi là một trong số các đơn vị được lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ giao xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Cục đã và đang phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ tích cực triển khai nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh hoặc ban hành mới một số chính sách cần thiết cho phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

– Ông nhận định thế nào về việc kết nối giữa các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong khối ASEAN? Cục sẽ làm gì để thúc đẩy việc kết nối để cùng phát triển này?

Ông  Phạm Hồng Quất:  Hiện có nhiều cơ hội mà thị trường tài chính có thể tạo ra trong thời điểm hiện tại như cung cấp các khoản vay như vay cho tài trợ xuất khẩu, hỗ trợ nguồn cung, hỗ trợ giao dịch, các mô hình công cụ chuyển đổi tài chính… Ngoài ra, còn nhiều nguồn tài chính hỗ trợ khác nhau như tài trợ cá nhân, đầu tư thử nghiệm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các công ty vốn mạo hiểm, công ty quản lý quỹ…

Chúng tôi cũng đang triển khai một số hoạt động kết nối, trao đổi và hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở phạm vi trong nước và quốc tế. Qua đó, tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu/trường đại học để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp; thúc đẩy doanh nghiệp khoa học công nghệ tham gia thiết lập và phát triển mạng lưới ươm tạo và thương mại hóa công nghệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu, khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và kết nối với các cơ sở có uy tín ở trong nước và nước ngoài…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần chủ động, tích cực hơn trong tham gia xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở phạm vi quốc gia và khu vực, nơi mà các chủ thể hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể biết đến nhau, giao lưu, tìm hiểu nhau và tạo nên một mạng lưới liên kết chặt chẽ để phát triển hoạt động đối mới sáng tạo ở khu vực ASEAN và toàn cầu.

– Trân trọng cảm ơn ông!

Nhà máy sản xuất Bphone (Nguồn: Bkav).
Nhà máy sản xuất Bphone (Nguồn: Bkav).

Ngành cơ khí Việt ‘bắt nhịp’ cách mạng công nghệ 4.0

Xuân Quảng

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi như đòn bẩy để các doanh nghiệp có thể tiến xa hơn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

Hiện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rất ý thức được tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dây chuyền sản xuất, hệ thống phân phối hàng hoá…

Đối với ngành cơ khí, một lĩnh vực được coi là xương sống của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng như nền kinh tế, trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đơn cử kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí năm 2016 đạt trên 13 tỷ USD và tạo ra được nhiều công ăn việc làm, giúp ổn định cuộc sống người lao động.

Theo các chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giúp cho ngành cơ khí của Việt Nam rút ngắn khoảng cách về trình độ sản xuất của Việt Nam với các nước có nền công nghiệp phát triển.

Để hiểu thêm về vấn đề này, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã có một số chia sẻ với VietnamPlus nhằm thấy rõ hơn những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành cơ khí của Việt Nam.

Chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp

– Thưa ông, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động gì đối với ngành cơ khí của Việt Nam?

Ông Đào Phan Long: Ngành công nghiệp cơ khí của Việt Nam trong 15-20 năm gần đây đã đạt được một số thành tựu nhất định. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia sản xuất được các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa thay thế dần hàng nhập khẩu và từng bước xuất khẩu được một số sản phẩm ra thị trường toàn cầu.

Dây chuyền sản xuất và tích hợp hệ thống tự động hóa công ty Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, cụm công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh. (Nguồn: Hà Nội_TTXVN) 
Dây chuyền sản xuất và tích hợp hệ thống tự động hóa công ty Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, cụm công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh. (Nguồn: Hà Nội_TTXVN) 

Tuy vậy, các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cũng đang chịu áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà cũng như trên thị trường quốc tế. Đáng chú ý, thế giới hiện đang biến chuyển rất mạnh về cuộc cách mạng 4.0, điều này đã tác động lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành.

Để thích ứng với cuộc cách mạng này, phía Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cũng mong muốn có một hệ thống chính sách đồng bộ để các doanh nghiệp cơ khí có thể mở rộng đầu tư, nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh.

Như các bạn thấy, khi có thị trường và đơn hàng thì các doanh nghiệp sẽ tìm cách đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ để hội nhập với quá trình sản xuất công nghiệp cơ khí của quốc tế.

Như chúng ta biết, bản chất của công nghiệp 4.0 là làm thế nào để tăng năng suất lao động, sản phẩm có chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp nhất. Như vậy, doanh nghiệp nói chung, lĩnh vực cơ khí nói riêng cũng đều có mục đích chung là hướng tới những tiêu chí trên.

Bản chất của công nghiệp 4.0 là làm thế nào để tăng năng suất lao động, sản phẩm có chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp nhất. Như vậy, doanh nghiệp nói chung, lĩnh vực cơ khí nói riêng cũng đều có mục đích chung là hướng tới những tiêu chí trên.

Dây chuyền sản xuất và tích hợp hệ thống tự động hóa công ty Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, cụm công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh. (Nguồn: TTXVN)
Dây chuyền sản xuất và tích hợp hệ thống tự động hóa công ty Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, cụm công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh. (Nguồn: TTXVN)

Đối với cuộc cách mạng trên, không có cách nào khác các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Còn bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực này là kết nối vạn vật, là kết nối doanh nghiệp và kết nối toàn cầu. Muốn làm được việc đó thì cần sự chuẩn bị về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chứ không thể một sớm một chiều có thể làm ngay được.

Trong thời gian qua, có một số doanh nghiệp thuộc VAMI đã chủ động nhập khẩu máy móc thiết bị để có thể tham gia vào quá trình sản xuất kết nối và tự động hóa. Theo tôi, đây cũng là sự tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp này rồi chứ không phải ngồi chờ đến hiện nay mới phát động.

“Từ robot đến máy móc đều là cơ khí, cho nên vai trò của cơ khí tham gia 4.0 là quá trình cần nhận thức lại đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Bản chất là hợp tác và kết nối

– Với tư cách Chủ tịch VAMI, theo ông cần có chính sách gì để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí thích ứng tốt hơn với cuộc cách mạng 4.0?

Ông Đào Phan Long: Thực tế, sản xuất công nghiệp cơ khí của mỗi quốc gia là hạ tầng kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác, do vậy dù có trí tuệ nhân tạo và có kết nối đều phải có sự tham gia của lĩnh vực cơ khí. Đơn cử, từ robot đến máy móc đều là cơ khí, cho nên vai trò của cơ khí tham gia 4.0 là quá trình cần nhận thức lại đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản thậm chí nhiều nước ASEAN và cả Mỹ, khẩu hiệu của họ là tạo việc làm cho người lao động trong nước, đơn hàng cho các doanh nghiệp của họ và thậm chí là họ bằng mọi cách để giải quyết khâu đó.

Còn về phía các doanh nghiệp cơ khí cũng có nguyện vọng Nhà nước bằng cơ chế chính sách đảm bảo cho doanh nghiệp cơ khí nội địa có sức cạnh tranh và từng bước tham gia vào chuỗi để làm sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều nước đã thực hiện chính sách yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ và có chính sách để cơ khí và doanh nghiệp bản địa có chân vào mạng lưới cung cấp sản phẩm phụ trợ cho họ.

– Ông có nhắc đến việc kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và FDI hiện nay? Liệu các doanh nghiệp nội đã đáp ứng được các yêu cầu để tham gia vào chuỗi cung ứng chưa?

Ông Đào Phan Long: Gần đây hệ thống doanh nghiệp chế tạo cơ khí đã vào Việt Nam rất nhiều, tuy vậy nhiều ý kiến cho rằng, phía doanh nghiệp chúng ta vẫn chưa tham gia sâu được chuỗi cung ứng của họ, đây cũng là câu hỏi rất lớn cho các doanh nghiệp nội.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp lớn như Samsung… họ đều có các công ty hợp tác từ bên ngoài Việt Nam đã làm phụ trợ cho họ và đã quen chế tạo các linh kiện và chi tiết cho họ nên khi có một đối tác mới sẽ là một khó khăn.

Sửa chữa ô tô tại Công ty cơ khí ô tô Minh Biên, phường Quán Bàu, Thành phố Vinh, Nghệ An. (Nguồn: TTXVN)
Sửa chữa ô tô tại Công ty cơ khí ô tô Minh Biên, phường Quán Bàu, Thành phố Vinh, Nghệ An. (Nguồn: TTXVN)

Do vậy, theo tôi để doanh nghiệp nội có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cũng cần những chính sách để kết nối giữa hai phía, đơn cử như chính sách đảm bảo để doanh nghiệp đầu tư và nhận sản phẩm của nhau lâu dài.

Nhiều nước đã thực hiện chính sách yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ và có chính sách để cơ khí và doanh nghiệp bản địa có chân vào mạng lưới cung cấp sản phẩm phụ trợ cho họ. Có được điều này, chắc chắn nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ mạnh dạn đầu tư để tham gia sâu hơn vào chuỗi.

Việc tham gia vào chuỗi là nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, chỗ nào làm tốt, rẻ và có chất lượng lao động tốt thì chắc chắn họ sẽ tự tìm đến để đặt hàng.

Cũng phải nói thêm rằng, việc tham gia vào chuỗi là nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, chỗ nào làm tốt, rẻ và có chất lượng lao động tốt thì chắc chắn họ sẽ tự tìm đến để đặt hàng.

Tôi xin nhắc lại, bản chất của công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực cơ khí vẫn là hợp tác và kết nối, làm thế nào để năng suất lao động tăng lên.

– Xin cảm ơn ông./.

Dây chuyền sản xuất và tích hợp hệ thống tự động hóa công ty Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, cụm công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh. (Nguồn: Hà Nội_TTXVN)
Dây chuyền sản xuất và tích hợp hệ thống tự động hóa công ty Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, cụm công nghiệp Nguyên Khê, Đông Anh. (Nguồn: Hà Nội_TTXVN)

Kỹ năng là ‘tấm vé’ việc làm trong Cách mạng 4.0

Hồng Kiều

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ với tốc độ chưa từng thấy đối với thị trường lao động. Những công nghệ như tự động hóa robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ in 3D… đang dần xâm nhập vào quá trình sản xuất và làm thay đổi cơ cấu thị trường lao động trong thời gian qua.

Dự báo, hàng triệu việc làm trong khu vực ASEAN sẽ được thay thế bằng robot.

Lực lượng lao động trong khu vực ASEAN được dự báo sẽ mở rộng thêm 11.000 người lao động mỗi ngày trong vòng 15 năm tới. Tuy nhiên, các robot công nghiệp hiện đang cạnh tranh với lực lượng lao động sản xuất có tay nghề thấp, trí thông minh nhân tạo (AI) lại đe dọa các việc làm dịch vụ ở ASEAN và các loại phương tiện tự lái đang hoạt động ở Đông Nam Á có thể khiến hàng nghìn người mất việc.

Tại Việt Nam, lần lượt 75% số lao động trong ngành điện tử và 86% trong ngành may mặc và giày dép bị tác động rủi ro của tự động hóa.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ASEAN trong giai đoạn chuyển đổi, dưới tác động của cuộc cách mạng tự động hóa và số hóa, hàng triệu người lao động sẽ đối mặt với nguy cơ mất việc. Dự báo, riêng trong ngành công nghiệp ôtô, trên 60% số lao động ở Indonesia và 73% số lao động ở Thái Lan không tránh khỏi ảnh hưởng rủi ro của tự động hóa.

Tại Việt Nam, lần lượt 75% số lao động trong ngành điện tử và 86% trong ngành may mặc và giày dép bị tác động rủi ro của tự động hóa. Đây cũng là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, ngành dệt may-da giày có đặc điểm chủ yếu là thâm dụng lao động và kỹ năng tay nghề thấp. Năng suất lao động trong ngành này thấp một cách báo động, chỉ ở mức 20% của Thái Lan và gần tương đương với Campuchia.

Trong khi đó, không như tên gọi của ngành, ngành sản phẩm điện-điện tử cũng hướng tới sản xuất có giá trị thấp và các công việc lắp ráp kỹ năng thấp. Trong bối cảnh đó, công nghệ tạo ra các cơ hội đáng kể để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng, cải thiện năng lực cạnh tranh và điều kiện làm việc.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những thay đổi trong kỷ nguyên số. Ảnh: Văn Việt/TTXVN 
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những thay đổi trong kỷ nguyên số. Ảnh: Văn Việt/TTXVN 

Tuy nhiên, nghiên cứu của ILO cho thấy, Việt Nam vẫn chưa phải chứng kiến tác động của công nghệ tại nơi làm việc ở mức độ tương tự như một số nước láng giềng khác tiến bộ hơn. Điều này chủ yếu là do bởi giá lao động vẫn còn cạnh tranh và chi phí đầu tư công nghệ tương đối đắt đỏ. Tuy nhiên, những sáng kiến như tự động hóa bằng robot đã bắt đầu thâm nhập vào các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả ngành dệt may, da giày và ngành sản phẩm điện-điện tử.

Trong những năm gần đây, máy cắt tự động đã được sử dụng nhiều trong ngành dệt may ở một số quốc gia ASEAN như Campuchia và Indonesia. Mỗi máy cắt này thay thế 15 công nhân trong công đoạn cắt và công ty có thể đạt điểm hòa vốn đầu tư máy trong vòng 18 tháng. Máy cắt tự động đã được áp dụng trong công ty dệt may có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2015.

Ông David Lamotte, Phó Giám đốc ILO khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: Nguyễn Hồng
Ông David Lamotte, Phó Giám đốc ILO khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: Nguyễn Hồng

Trong khi đó, các doanh nghiệp ASEAN, xét về tổng thể, không phải là các doanh nghiệp dẫn đầu về áp dụng công nghệ và sáng kiến cải tiến, doanh nghiệp Việt Nam dường như cũng theo xu hướng này. Đó là một vấn đề lớn khi Trung Quốc – một công xưởng trung tâm – đang vượt qua ASEAN với kế hoạch “Made in China 2025”.

Ông David Lamotte, Phó Giám đốc ILO khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhận định. “Chắc chắn trong những năm tới sẽ có sự chuyển dịch vì chi phí công nghệ sẽ giảm trong khi chi phí lao động tăng lên. Câu hỏi ở đây không phải là liệu có hay không mà vấn đề chỉ là khi nào?”

Nhằm nắm lấy cơ hội mà cuộc Các mạng công nghiệp 4.0 đưa đến, doanh nghiệp và lực lượng lao động cần phải được chuẩn bị để vượt qua những thách thức về công nghệ.

Lực lượng lao động Việt Nam sẽ tăng lên 62 triệu người vào năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, hàng năm nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650.000 việc làm. Đây thực sự là một áp lực không hề nhỏ trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo ILO, Việt Nam nên cải thiện các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động thông qua sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo để hiện đại hóa hệ thống phát triển kỹ năng nghề nhằm đón đầu những xu hướng đang thay đổi tại nơi làm việc và những đổi mới công nghệ.

Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, hàng năm nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650.000 việc làm. Đây thực sự là một áp lực không hề nhỏ trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.  

Ông David Lamotte cho rằng, khuyến khích thế hệ trẻ đam mê theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học là việc quan trọng, bởi người lao động theo học các ngành khoa học này thường được người sử dụng lao động trong lĩnh vực sản xuất tìm kiếm.

“Điều này rất quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn nữ trẻ, bởi phụ nữ dễ bị nguy cơ mất việc hơn nam giới khi tự động hóa trở nên phổ biến hơn trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,” ông David Lamotte nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), sự “chảy máu chất xám” bắt đầu mạnh mẽ hơn, đặc biệt đối với nguồn nhân sự cấp trung và cấp cao. Ngày càng có nhiều nhân sự giỏi trong một số ngành như IT, kế toán/kiểm toán có những cơ hội dịch chuyển việc làm tốt tại các nước trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vận hành thử robot i611 vận hành. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vận hành thử robot i611 vận hành. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN 

Theo báo cáo về “Nhân lực Công nghệ Việt Nam trước làn sóng công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo (AI) & Chuỗi khối (Blockchain)” do Tập đoàn Navigos Group vừa công bố, 50% nhân lực ngành công nghệ cho biết nếu có đề nghị làm việc tại nước ngoài tại các công ty khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng các công nghệ mới như AI hay blockchain thì họ sẽ quyết định dịch chuyển. Trong số đó, 25% cho biết sẽ sang nước ngoài làm việc vài năm và trở về Việt Nam, có 22% sẽ cân nhắc giữa việc đi và ở.

Ông Gaku Echizenya, Giám đốc điều hành của Navigos Group cho rằng, các doanh nghiệp nước ngoài được đánh giá là ứng dụng rất nhạy bén những công nghệ mới, chính vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần tăng tốc hơn trong cuộc chạy đua công nghệ. Bên cạnh đó, cần mở ra nhiều hơn các sân chơi dành cho cộng đồng công nghệ để trao đổi, học hỏi, thực hành những công nghệ mới.

“Trước nguy cơ ‘chảy máu chất xám’ trong lĩnh vực công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng và chính sách giữ chân nhân tài, tạo điều kiện để phát triển sản phẩm tiên phong sáng tạo, mở ra cơ hội được tiếp xúc công nghệ mới cho đội ngũ nhân viên,” ông Gaku Echizenya nói.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều thách thức song hành cùng các cơ hội mới. Khi nói về nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, bà Kim Lê, Giám đốc Nhân sự Toàn Quốc của ManpowerGroup Việt Nam nhận định: “Chúng tôi cho rằng tương lai của việc làm không nhất thiết phải là sự đánh đổi giữa con người và máy móc, sự phát triển của kỷ nguyên số là cơ hội để các chính phủ có thể tạo nhiều việc làm mới hơn”.

Tự động hóa là xu thế không thể đảo ngược và việc sở hữu những kỹ năng cần thiết chính là “tấm vé” cho người lao động có được công việc trước những thay đổi của thị trường lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo ManpowerGroup, công nghệ đang tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các mô hình mới có thể giúp giải quyết những vấn đề trong thị trường lao động hiện tại, ví dụ như sự ra đời của nền kinh tế tự do “gig economic” với hàng nghìn việc làm ngắn hạn được tạo ra thông qua việc hình thành các start-up công nghệ như Uber, Lyft, AirBnB, Grab…

Để nắm bắt được cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các chuyên gia cho rằng việc chú trọng vào kỹ năng và sự sẵn sàng của lực lượng lao động Việt Nam là rất quan trọng. Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nhằm đổi mới hệ thống phát triển kỹ năng để đáp ứng tốt hơn với môi trường làm việc luôn thay đổi và những sáng kiến cải tiến công nghệ mới.

Tự động hóa là xu thế không thể đảo ngược và việc sở hữu những kỹ năng cần thiết chính là “tấm vé” cho người lao động có được công việc trước những thay đổi của thị trường lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.

Tự động hóa sẽ giúp tăng năng suất lao động. Ảnh minh họa: Đồng Thúy/TTXVN 
Tự động hóa sẽ giúp tăng năng suất lao động. Ảnh minh họa: Đồng Thúy/TTXVN 

Thế giới khuyến khích dùng di động

Việt Nam mở rộng chi nhánh

Minh Thúy

Ngân hàng kỹ thuật số đang là xu thế tất yếu, đặt tất cả các ngân hàng trên toàn cầu vào cuộc chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng số.

Ngành ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, các ngân hàng thương mại cũng đã và đang có những đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kết hợp với các công ty Fintech để đưa ra các dịch vụ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặc dù vậy, trong cuộc trao đổi với tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, thì so với các nước trong khu vực ASEAN các ngân hàng Việt Nam vẫn còn tụt lại khoảng cách khá xa.

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) được tổ chức tại Hà Nội (từ ngày 11-13/9), phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.– Theo ông, ngành ngân hàng Việt Nam đang bị thụt lùi hay đã bắt kịp với những tác động cuộc cách mạng công nghệ 4.0?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Trong thời đại công nghệ 4.0 các ngân hàng đã và đang đầu tư và cải tiến rất đáng kể về mặt công nghệ thông tin. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì vẫn còn giữ khoảng cách khá xa.

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Thứ nhất về đầu tư, trong các năm vừa qua các ngân hàng đầu tư rất nhiều vào công nghệ thông tin nhưng nhiều ngân hàng sử dụng các công nghệ lỗi thời. Ngay cả Core Banking bây giờ cũng khác với Core Banking cách đây 10 năm rất nhiều. Hiện một số vẫn còn sử dụng Core Banking 10 năm trước đây và họ chỉ nâng cấp thôi chứ chưa thay đổi toàn bộ Core Banking.

Thứ hai về con người, các ngân hàng đã gửi cán bộ của mình sang các nước lân cận như Ấn Độ, Singapore để học hỏi về công nghệ cao vì những nước này là một trong những quốc gia phát triển mạnh về công nghệ thông tin và họ cũng có nhiều công ty công nghệ thông tin cung cấp những phần mềm cho các ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều cán bộ, chuyên viên đó không được tái đào tạo để theo kịp với xu hướng mới nhất của thế giới. Chính vì vậy, những cán bộ được đào tạo vẫn rất ít so với tổng số cán bộ nhân viên đang làm việc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nói một cách tổng quát, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa theo kịp được những tiến bộ của hệ thống tài chính trên thế giới. 

Cụ thể là trong khi các ngân hàng trên thế giới đã rút gọn hệ thống chi nhánh và cung cấp dịch vụ ngân hàng qua các ứng dụng công nghệ thông tin và khuyến khích khách hàng giao dịch với ngân hàng qua các ứng dụng trên Internet Banking, điện thoại di động thì các ngân hàng Việt Nam vẫn mở rộng hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm kinh doanh với số lượng các cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại chỗ ngày càng đông đảo.

Nói một cách tổng quát, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa theo kịp được những tiến bộ của hệ thống tài chính trên thế giới. So với hệ thống tài chính trên thế giới bao gồm các nền kinh tế phát triển hàng đầu như Mỹ, Hong Kong, châu Âu, Singapore rồi đến những nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia thì hệ thống công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đi sau xu hướng của thế giới rất xa.

Hiện nay, các nước trong khu vực ASEAN đã có những cơ sở hạ tầng bao gồm tất cả những hệ thống phần cứng, hệ thống điện toán đám mây, hệ thống điện toán theo thời đại công nghệ 4.0. Ngay cả những sản phẩm trong ngân hàng của họ, có những ứng dụng phát triển vượt bậc so với cách đây 10 năm, cứ mỗi một năm thì các ngân hàng trong khu vực đều có những ứng dụng rất mới về công nghệ thông tin.

Khách hàng chỉ cần chạm nhẹ thiết bị di động có cài đặt VNPAY QR là có thể mua được những mặt hàng mình muốn. (Nguồn: VietinBank)
Khách hàng chỉ cần chạm nhẹ thiết bị di động có cài đặt VNPAY QR là có thể mua được những mặt hàng mình muốn. (Nguồn: VietinBank)

Hạn chế giao thoa

– Trong khuôn khổ hợp tác của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ngành ngân hàng khu vực sẽ được hưởng lợi gì từ làn sóng cách mạng công nghệ 4.0?

Về nhân sự nhưng có lẽ là các ngân hàng Việt Nam phải cải tiến nhiều hơn nữa để gửi những chuyên viên của mình ra nước ngoài học hỏi cũng như mời gọi những chuyên gia của nước ngoài trong khu vực ASEAN vào Việt Nam để đào tạo cho các cán bộ công nghệ thông tin của các ngân hàng tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Chắc chắn khi ngành ngân hàng Việt Nam làm việc với hệ thống ngân hàng trong khu vực ASEAN sẽ học hỏi được rất nhiều những tiến bộ cũng như những kinh nghiệm của họ về công nghệ thông tin trong hệ thống tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, sự giao thoa giữa các ngân hàng Việt Nam với ngân hàng các nước ASEAN vẫn còn rất hạn chế. Việt Nam cũng đã gửi các cán bộ sang các nước xung quanh để học hỏi, ngược lại cũng có nhiều ngân hàng nước ngoài có mặt ở Việt Nam đã chia sẻ với các ngân hàng trong nước về công nghệ thông tin.

Càng ngày việc trao đổi giữa hai bên càng ngày càng nhiều, đặc biệt là về kinh nghiệm, về ứng dụng mới, về nhân sự nhưng có lẽ là các ngân hàng Việt Nam phải cải tiến nhiều hơn nữa để gửi những chuyên viên của mình ra nước ngoài học hỏi cũng như mời gọi những chuyên gia của nước ngoài trong khu vực ASEAN vào Việt Nam để đào tạo cho các cán bộ công nghệ thông tin của các ngân hàng tại Việt Nam. Đây là những chương trình đào tạo tốn phí nhưng chúng ta phải xem như chi phí thường xuyên mà phải xem như đầu tư dài hạn.

Một trong những đầu mối có thể làm là Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội này cần phải trao đổi thông tin nhiều hơn nữa với các Hiệp hội ngân hàng trong khu vực để họ có thể giới thiệu các chương trình đào tạo với nhau mà Việt Nam cần phải phải tận dụng.

“Vẫn là nền kinh tế tiền mặt”

– Trong quá trình tiếp xúc, ông thấy sản phẩm nào mà các ngân hàng Việt Nam cần học hỏi của các ngân hàng trong khu vực ASEAN?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Xu hướng về các sản phẩm ngân hàng càng ngày hiện đại. Trước đây rút tiền phải qua hệ thống ATM hoặc vào ngân hàng, dùng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ để thanh toán. Ngày hôm nay những nước trong khu vực đã tiến đến bước không cần phải dùng thẻ ATM, thẻ tín dụng nữa… Tất cả những cái đó giờ thanh toán qua những ứng dụng công nghệ thông tin không có đường dây, cũng không có thẻ vật chất nữa. Hiện ở Việt Nam mới chỉ có một số ngân hàng đưa ứng dụng này vào trong thanh toán như BIDV, VietinBank, TPBank, Sacombank… con số này cần phải mở rộng hơn nữa.

Theo tôi, nếu các ngân hàng Việt Nam cứ mở rộng thêm các chi nhánh, ATM thì vẫn tiếp tục ở trong tình trạng lạc hậu.

Tuy nhiên, ở Việt Nam có một số hạn chế: Thứ nhất, thành phần dân trí sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn rất hạn chế chỉ chiếm khoảng 30%, tỷ lệ này phải tăng lên từ 60-70% trong vòng vài năm tới. Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt, hiện ở các doanh nghiệp thì thấp hơn nhưng trong khu vực dân cư phải chiếm đến 90%, việc này cần phải có một sự cải tiến rất mạnh để người dân tích cực mở tài khoản của các ngân hàng nhằm hạn chế việc dùng tiền mặt trong nền kinh tế thì mới phát triển được.

Thứ 3, hiện tại các khách hàng Việt Nam vẫn sử dụng những sản phẩm truyền thống, chẳng hạn như đến các phòng giao dịch để rút tiền, gửi tiền, chuyển tiền hoặc rút tiền tại ATM.

Thanh toán bằng VNPAYQR của SHB. (Nguồn: SHB)
Thanh toán bằng VNPAYQR của SHB. (Nguồn: SHB)

– Ông có dự báo cụ thể gì về bức tranh ngân hàng Việt Nam sau những ảnh hưởng to lớn của công nghệ, đặc biệt là của trí tuệ nhân tạo (AI) và tại sao?

Ông Nguyễn trí Hiếu: “Trí tuệ nhân tạo” ngày càng được phát triển và ứng dụng nhiều trong ngành ngân hàng như blockchain, đồng tiền kỹ thuật số…. Ở Việt Nam đang có nhiều công ty Fintech tham gia vào thị trường Việt Nam và ngày càng có ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính.

Công nghệ 4.0 đi theo hướng trí tuệ nhân tạo bao gồm lưu giữ và bảo toàn tất các các dữ liệu trên hệ thống blockchain. Công nghệ thông tin thay thế cho con người trong nhiều khâu quản lý rủi ro như phân loại tất cả các khách hàng kể cả khách hàng gửi tiền và sử dụng những tiêu chí được mặc định để xác định nhu cầu của khách hàng và xác nhận khả năng trả nợ của khách hàng vay tiền.

Trí tuệ nhân tạo có thể duyệt xét khả năng trả nợ của một khách hàng dưới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tiêu chí trong vòng một vài giây đồng hồ trong khi ngân hàng truyền thống cần một nguồn nhân lực lớn để thực hiện việc này.

Cụ thể, trí tuệ nhân tạo có thể duyệt xét khả năng trả nợ của một khách hàng dưới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tiêu chí trong vòng một vài giây đồng hồ trong khi ngân hàng truyền thống cần một nguồn nhân lực lớn để thực hiện việc này.

Hiện tại một số ngân hàng đã sử dụng trí tuệ nhân tạo với những tiêu chí như thế để xác định được một người vay ngân hàng được hay không. Hơn nữa, những công ty Fintech kết nối với các công ty điện nước, các hãng điện thoại, với các trung tâm thương mại… để có thu thập dữ liệu về một người nào đó và từ dữ liệu khổng lồ đó họ phân tích xem người đó có thể đi vay được không, với số tiền bao nhiêu, lãi suất nào và thời hạn vay bao lâu.

Trí tuệ nhân tạo khác với hình thức cho vay cổ truyền là nó có thể có những dữ liệu thông tin vô cùng lớn so với cách cho vay truyền thống vì các ngân hàng không thể có được bộ nhớ lớn như vậy được.

Mô hình giao dịch truyền thống. (Ảnh: CTV)
Mô hình giao dịch truyền thống. (Ảnh: CTV)

Thứ hai là công nghệ thông tin sẽ sử dụng tất cả những thuật toán để định nghĩa người đó có khả năng được vay hay không với chi phí thời gian rất ít. Trong khi nếu sử dụng cách duyệt xét tín dụng truyền thống như thông qua nhân viên tín dụng, hội đồng phê duyệt thì việc duyệt xét tín dụng chỉ có thể dựa trên một số tiêu chí, mất nhiều thời gian và gặp nhiều rủi ro về cơ sở dữ liệu, việc thực hiện các quy trình và ngay cả rủi ro về đạo đức nghề nghiệp.

Sự khác biệt rõ ràng là trong vòng vài giây trí tuệ nhân tạo có thể quyết định về một hồ sơ tín dụng mà con người không thể làm nhanh hơn và chính xác hơn. Đây là một tiến bộ rất lớn của nhân loại với những công nghệ thông tin trong giai đoạn 4.0.

Sự khác biệt rõ ràng là trong vòng vài giây trí tuệ nhân tạo có thể quyết định về một hồ sơ tín dụng mà con người không thể làm nhanh hơn và chính xác hơn.

– Vậy ở Viêt Nam đã có ngân hàng nào áp dụng chưa thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Một số ngân hàng ở Việt Nam đã áp dụng. Có ngân hàng áp dụng blockchain để lưu giữ những dữ kiện về khách hàng của mình, có những ngân hàng đang kết nối với các công ty Fintech trong vấn đề cho vay, trong vấn đề đi tìm khách hàng…

Về mặt tiện ích thì rõ ràng trước đây khi vào trung tâm thương mại thường phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ ATM, thẻ tín dụng nhưng hiện nay có nhiều cửa hàng không cần phải thẻ tín dụng nữa mà có thể thanh toán bằng QR Code, Samsung Pay. Tuy nhiên trong ngành ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều ngân hàng sử dụng công nghệ thông tin truyền thống trong thanh toán như thẻ ngân hàng, chuyển khoản qua internet banking. Người Việt vẫn còn thói quen dùng tiền mặt trong sinh hoạt hằng ngày.

Xin cảm ơn ông!

Ứng dụng VietinBank iPay Mobile có tính năng quét mã QR (QR Pay) để thanh toán. (Nguồn: VietinBank)
Ứng dụng VietinBank iPay Mobile có tính năng quét mã QR (QR Pay) để thanh toán. (Nguồn: VietinBank)