Giải tỏa gánh nặng chi phí điều trị bệnh viêm gan

Người đàn ông sơ gan 61 tuổi, sau đợt điều trị gần một tháng tại Bệnh viện Bạch Mai sức khỏe đã tốt hơn. Ông không còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn như trước nữa.

Ngồi trên chiếc giường bệnh, ông Lã Minh Kế, 61 tuổi, ở huyện Hải Hậu, Nam Định “thở phào” vì sắp kết thúc đợt điều trị 1 tháng tại đây. Điều ông không phải bận tâm trong suốt bốn năm qua đó là hầu như toàn bộ chi phí điều trị bệnh của ông được bảo hiểm y tế chi trả.

Theo thống kê của ngành y tế, ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao nhất, nhì trong khu vực, với tỷ lệ khoảng 15% dân số nhiễm viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm viêm gan C chiếm khoảng 2%. Ước tính dân số Việt Nam 100 triệu người thì có khoảng 15 triệu người nhiễm viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm viêm gan C.

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thường có khoảng trên 40 bệnh nhân viêm gan đều trị nội trú và có khoảng hơn 1.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Ông Lã Minh Kế, cho hay, ông điều trị bệnh viêm gan ở Bệnh viện Bạch Mai đã 4 năm. Đợt này là đợt điều trị đầu tiên của năm nay. Mỗi năm ông đi điều trị bệnh viêm gan 1 lần trong khoảng một tháng. Theo phác đồ điều trị của bác sỹ, ông phải uống thuốc hàng ngày.

Ông Kế kể, ông phát hiện ra bệnh từ năm 2008. Khi đó ông còn khỏe và không có biểu hiện gì. Trong một lần đi mổ thận, ông được bác sỹ thông báo mắc bệnh viêm gan C. Tuy nhiên, ông thấy cơ thể mình vẫn khỏe mạnh bình thường nên ông không đi điều trị. Khi ở giai đoạn viêm gan C ông chủ quan không đi điều trị, đến khi bệnh chuyển sang xơ gan mới điều trị, vào năm 2012.

Biểu hiện đầu tiên là ông thấy mệt mỏi, chán ăn, người buồn nôn vào Bệnh viện Bạch Mai.

Ông Lã Minh Kế, cho hay, ông điều trị bệnh viêm gan ở Bệnh viện Bạch Mai đã 4 năm.

Ông Kế là bệnh nhân viêm gan C điều trị lâu dài. Mọi năm trước mỗi năm ông thường vào viên 2-3 lần/năm. Năm nay ông áp dụng thuốc tốt nên từ đầu năm đến nay đây là đợt đầu tiên ông nhập viện.

Nói về quá trình điều trị ông Kế cho hay: “Tôi là người có bảo hiểm và bảo hiểm đúng tuyến, nếu mà không có bảo hiểm y tế chi trả chi phí sẽ tốn kém rất nhiều. Nếu không có bảo hiểm y tế thì chưa biết thế nào, có khả năng không đi được bởi việc chi trả của tôi quá sức, không thể điều trị được. ở đây, tôi thấy có nhiều bệnh nhân trẻ, khoảng 30-40 tuổi, họ chủ quan không mua thẻ bảo hiểm y tế, một tháng nằm viện của tôi mất khoảng 60 triệu, bình thường là 48-50 triệu, nếu không có bảo hiểm y tế khả năng tôi sẽ không đủ chi phí và điều kiện để điều trị tại đây.”

Không như ông Kế, anh B.V.Ng, 27 tuổi, ở Hòa Bình vừa phát hiện mình mắc bệnh viêm gan C.

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thường có khoảng trên 40 bệnh nhân viêm gan đều trị nội trú và có khoảng hơn 1.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Bệnh nhân cho hay, trước đó sức khỏe của anh hoàn toàn bình thường, anh thấy người vẫn khỏe mạnh. Gần đây thấy người sút cân, chán ăn anh đi khám thì phát hiện mình mắc bệnh viêm gan C.

Bệnh nhân Ng. tâm sự, do anh làm tự do nên không mua bảo hiểm y tế, đợt này điều trị, do không có bảo hiểm y tế nên chi phí mất khoảng 60-70 triệu là một sức ép quá lớn đối với anh.

Anh Ng. cho hay: “Nằm viện với chi phí cao tôi mới thấm thía. Những bác cạnh mình, cùng bị bệnh viêm gan C nhưng được bảo hiểm y tế chi trả nên mọi người không phải lo về chi phí. Sau đợt điều trị này tôi về phải mua thẻ bảo hiểm y tế ngay.”

Quả thực, có nằm viện điều trị với chi phí thực tế với những bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế là bài học đắt giá nhất.

Người dân ngồi trước phòng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh viêm gan. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 

Theo bác sỹ Đỗ Duy Cường – Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai), một người mắc viêm gan B phải đối mặt đó là việc điều trị lâu dài và suốt đời. Bệnh nhân phải chịu gánh nặng chi phí điều trị.

Với bệnh nhân viêm gan B điều trị mỗi tháng phải dùng thuốc kháng virus để điều trị. Việc điều trị bây giờ có thể điều trị lâu dài, suốt đời. Mỗi tháng bệnh nhân mất tiền triệu dành cho thuốc kháng virus, chưa kể tiền xét nghiệm tải lượng virus chi phí cũng khá cao.

Với bệnh viêm gan C, đây là bệnh vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh. 4 năm trở về trước, điều trị bằng thuốc cổ điển rất đắt tiền, chi phí có thể lên tới hàng trăm triệu đồng bởi việc tiêm và điều trị kéo dài hàng năm, có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả điều trị chỉ 30-40%.

Khoảng 4 năm gần đây với sự ra đời của các thuốc kháng virus tác động trực tiếp (DAAs) điều trị viêm gan C với phác đồ đơn giản, không có tác dụng phụ và giá thành rẻ hơn so với chi phí trước đây nhiều. Thời gian điều trị cho bệnh nhân rút ngắn với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao (trên 95%) đã đem lại sự sống cho nhiều người bệnh.

Ảnh 4: Bác sỹ Đỗ Duy Cường – Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 

Tuy nhiên, thuốc mới điều trị viêm gan C hiện nay vẫn chưa được bảo hiểm y tế chi trả. Một đợt điều trị với chi phí khoảng 30-40 triệu là gánh nặng rất lớn đối với nhiều người.

”Chúng tôi mong muốn, viêm gan B đã được đưa vào chương trình bảo hiểm y tế chi trả thì viêm gan C chỉ điều trị trong 12 tuần, khoảng 3 tháng, điều trị tỷ lệ khỏi cao cần được đưa vào bảo hiểm y tế chi trả,” bác sỹ Cường cho hay.

Theo thống kê của ngành y tế, Việt Nam có gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Một điều đáng lo ngại hiện nay là rất nhiều bệnh nhân mắc viêm gan C chưa được điều trị.

Nguyên nhân là do chi phí cho điều trị vẫn còn cao và chưa được bảo hiểm y tế chi trả, do đó bệnh nhân viêm gan C mãn tính khó khăn trong trong tiếp cận điều trị do giá thành của thuốc kháng virus cao.

Trả lơi một số thắc mắc về việc bảo hiểm y tế chi trả chi phí cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan, ông Đàm Hiếu Trung – Phó Giám đốc Trung tâm giám định Bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) dẫn chứng về một trường hợp bệnh nhân xơ gan trên nền bệnh nhân bị ung thư điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), trong đó các thuốc đặc trị chi trả cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả lên tới gần 1 tỷ đồng liên quan đến bệnh gan.

một người mắc viêm gan B phải đối mặt đó là việc điều trị lâu dài và suốt đời. Bệnh nhân phải chịu gánh nặng chi phí điều trị.

Ông Trung cho hay, bảo hiểm y tế hiện nay vẫn chi trả cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C. Tuy nhiên hiện nay Bộ Y tế đang sửa đổi Thông tư 40 –thông tư chi trả thuốc bảo hiểm y tế. Việc bảo hiểm y tế chi trả những thuốc gì là do Bộ Y tế quy định.

“Trong công tác phát triển điều trị, luôn luôn có những thuốc mới và những dịch vụ kỹ thuật mới được thay đổi. Thực tế, khi đưa vào một loại thuốc mới hay dịch vụ kỹ thuật mới vào bảo hiểm y tế chi trả, các nhà hoạch định chính sách đều đánh giá ba tác động đó là: tác động của loại thuốc đó với người bệnh như thế nào, tác động đối với quỹ bảo hiểm y tế chi trả như thế nào và hiệu quả sử dụng ra sao. Điều này được một hội đồng đánh giá, khi Bộ Y tế đưa vào danh mục thì quỹ bảo hiểm y tế sẽ chi trả,” ông Trung phân tích.

Trước ý kiến cho rằng hiện nay bảo hiểm y tế chưa thanh toán chi phí cho các bệnh nhân viêm gan C khi điều trị, ông Trung nhấn mạnh: “Chúng ta phải hiểu rằng các quy định về danh mục thuốc, danh mục kỹ thuật được bảo hiểm y tế chi trả là do Bộ Y tế quy định. Chứ không có chuyện bảo hiểm y tế không thanh toán thuốc điều trị viêm gan C.”

Ông Lê Văn Phúc – Phó Trưởng Ban Chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+) 

Ông Lê Văn Phúc – Phó Trưởng Ban Chính sách Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay, viêm gan C là bệnh khá phổ biến, theo đánh giá thì bệnh nhân điều trị bệnh này rất tốn kém.

“Với một mức đóng bảo hiểm y tế như hiện nay, năm 2017 trung bình 1 triệu đồng/người/ năm thì nếu bảo hiểm y tế chi trả tất cả các chi phí điều trị viêm gan C như các nước thì rõ ràng quỹ không thể trả được, chúng ta cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố khác bởi còn rất nhiều loại bệnh khác nữa như ung thư, tim mạch, đến các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh không lây nhiễm khác,” ông Phúc giải thích.

Vì vậy, theo ông Phúc, việc đưa một loại thuốc nào đó vào trong danh mục thì cần phải đánh giá tác động, đánh giá hiệu quả chi phí và cân đối với nguồn ngân sách, nguồn quỹ bảo hiểm y tế. Việc này sẽ được cân đối với Bộ Y tế để có phối hợp tốt, lựa chọn thuốc điều trị hợp lý./.

Tiêm vắcxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất phòng bệnh viêm gan. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)
Exit mobile version