‘Hố sâu kỹ thuật số’

ttxvngiaun-1519958927-96.jpg

Từ điện toán đám mây đến trí tuệ nhân tạo, công nghệ đang bắt đầu cách mạng hóa cách thức vận hành của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong khi những chuyển động này đang làm giàu cho nhiều nền kinh tế tiên tiến thì thế giới đang phát triển lại có nguy cơ bị tụt lại phía sau.

Shamel Azmeh, giáo sư về phát triển quốc tế và kinh tế chính trị quốc tế thuộc Đại học Bath, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, nhận định như vậy trong bài viết “Lấp hố ngăn cách mới về kỹ thuật số của nền kinh tế toàn cầu.”

Bản dịch bài viết được đăng tải độc quyền trên VietnamPlus, thông qua dự án Project Syndicate.

Từ điện toán đám mây đến trí tuệ nhân tạo, công nghệ đang bắt đầu cách mạng hóa cách thức vận hành của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong khi những chuyển động này đang làm giàu cho nhiều nền kinh tế tiên tiến thì thế giới đang phát triển lại có nguy cơ bị tụt lại phía sau.

Để cải thiện những triển vọng kinh tế của khu vực Nam Bán cầu và tránh việc làm gay gắt hơn nữa tình trạng mất cân bằng, các nhà hoạch định chính sách của các nước đang phát triển phải nghiêm túc xem xét những tác động từ những thay đổi này đối với nền kinh tế của họ cũng như đến vị trí của đất nước họ trong nền kinh tế toàn cầu.

Trong nhiều năm qua, “hố ngăn cách kỹ thuật số” được định nghĩa một cách rất hẹp, chỉ liên quan đến việc kết nối Internet

Trong nhiều năm qua, “hố ngăn cách kỹ thuật số” được định nghĩa một cách rất hẹp, chỉ liên quan đến việc kết nối Internet. Tuy nhiên, hiện nay biểu hiện của nó lại diễn ra qua cách thức mà các doanh nghiệp ở các quốc gia giàu có sử dụng công nghệ để củng cố sự kiểm soát của họ đối với các chuỗi giá trị toàn cầu và thu lại phần lớn hơn trong giá trị gia tăng được tạo ra ở thế giới đang phát triển.

Chẳng hạn, hãy thử xem xét việc những đổi mới gần đây đã đe dọa đến chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu như thế nào. Nhờ tận dụng được nguồn lao động hết sức phong phú và giá thuê nhân công rẻ, các nước đang phát triển đã có thể gia tăng phần của họ trong các hoạt động sản xuất toàn cầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút đầu tư và trong một số trường hợp, khởi xướng một quá trình công nghiệp hóa có quy mô rộng lớn hơn.

Công nhân giám sát dây chuyền máy dệt vải tại một nhà máy ở Jinjiang, tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Công nhân giám sát dây chuyền máy dệt vải tại một nhà máy ở Jinjiang, tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, đối với những công ty đã tận dụng được cơ hội cắt giảm chi phí thông qua việc chuyển khâu sản xuất sang thế giới đang phát triển, thì vẫn luôn có một điều có đi có lại: hoạt động sản xuất ở bên ngoài đồng nghĩa với khả năng bị hạn chế trong việc đáp ứng nhanh chóng những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng.

Giờ đây, công nghệ có thể mang lại một sự lựa chọn khác. Bằng việc đầu tư vào công nghệ “chế tạo tích lũy (công nghệ 3D),” người máy, và các công cụ không phải con người khác, các công ty có thể chuyển cơ sở sản xuất của họ đến gần hơn với những thị trường cuối cùng. Chẳng hạn, hãng Adidas đang sử dụng một số công nghệ này để chuyển “những nhà máy speed factory (nhà máy có ít công nhân mà chủ yếu chỉ gồm kỹ sư)” về Đức và Mỹ.

Tương tự như vậy, khi công nghệ số tạo điều kiện dễ dàng cho việc bán dịch vụ qua biên giới còn những biện pháp nhằm bảo vệ những nhà cung cấp dịch vụ trong nước đang trở nên ngày càng khó thực hiện, thì các ngành dịch vụ hướng vào trong nước ở các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng. Cho dù những thay đổi như vậy hiện vẫn ở giai đoạn sơ khai, thì chúng cũng là một mối đe dọa về lâu dài đối với các chiến lược phát triển của nhiều quốc gia ở Nam Bán cầu.

Các chiến lược gia về phát triển cho rằng các nước nghèo không thể dành  hết nguồn lực cho kinh tế số

Tương tự như vậy, Liên minh châu Âu đang ủng hộ việc đầu tư công nghệ trong toàn bộ “thị trường số duy nhất” của họ, và thông qua những chính sách mới ở những lĩnh vực như đầu tư mạo hiểm, máy tính có dung lượng lớn và điện toán đám mây. Trên thực tế, những kế hoạch cho một “đám mây châu Âu” đã được triển khai.

Hiện có rất ít khuôn khổ tương tự như vậy được triển khai ở khu vực Nam Bán cầu. Điều này đòi hỏi phải thay đổi, nhưng bằng cách nào?

Các chiến lược gia về phát triển cho rằng các nước nghèo không thể dành hết nguồn lực cho kinh tế số. Trong khi điều này ở một chừng mực nào đó là đúng, thì việc không chú ý đến các xu hướng kinh tế được công nghệ thúc đẩy sẽ chỉ đơn thuần làm trầm trọng thêm vấn đề.

Trên thực tế, những xu hướng như vậy nên là trọng tâm của các chiến lược phát triển quốc gia. Hơn nữa, ở cấp độ khu vực, cần phải phân tích những chuyển dịch kinh tế do công nghệ thúc đẩy và đề ra những chính sách tận dụng những cơ hội mà những chuyển dịch đó tạo ra, đồng thời với việc đương đầu với những thách thức đi kèm.

Cuộc sống thường nhật của người dân tại Koza, phía bắc Cameroon. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cuộc sống thường nhật của người dân tại Koza, phía bắc Cameroon. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Chẳng hạn ở châu Phi, những nỗ lực đang diễn ra nhằm vào việc phát triển các mối liên kết thương mại khu vực và tăng cường sự hợp tác công nghiệp – bao gồm những sáng kiến như Khu vực Thương mại Tự do Lục địa (CFTA) và Chương trình Nghị sự 2063 – nên bao gồm việc đặt trọng tâm vào những chiến lược chuyển đổi số. Những cuộc thảo luận về lĩnh vực này nên xem xét những bài học từ các khu vực khác, chẳng hạn như EU.

Điều này nên diễn ra trong bối cảnh có những nỗ lực lớn nhằm giúp các công ty địa phương mở rộng hoạt động và trở nên có sức cạnh tranh hơn trên trường quốc tế. Điều vẫn thường xảy ra là tâm trạng hồ hởi đối với hệ sinh thái sáng kiến khởi nghiệp của châu Phi luôn che đậy những thách thức, như các thị trường nội địa nhỏ lẻ và manh mún chẳng hạn, là điều có thể cản trở thành công về lâu dài.

Công nghệ số đã được sử dụng hữu ích ở nhiều nơi trong thế giới đang phát triển. Những kỹ thuật canh tác được hỗ trợ bằng dữ liệu đang giúp các nhà trồng trọt thu được năng suất cao hơn, trong khi phần mềm quản lý tài chính trên mobile đang mở rộng dịch vụ tài chính vào trong những cộng đồng nghèo.

Tuy nhiên, những đổi mới này sẽ vẫn chưa đủ để ngăn các nước đang phát triển bị tụt hậu trong nền kinh tế toàn cầu. Để theo kịp khu vực Bắc Bán cầu, các nhà hoạch định chính sách cần phải có những công cụ mới.

Để theo kịp khu vực Bắc Bán cầu, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải có những công cụ mới

Để đầu tư vào những công cụ này, các nước đang phát triển cũng sẽ cần có được sự hậu thuẫn từ các tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, các cuộc thảo luận đang diễn ra trong Tổ chức Thương mại Thế giới xung quanh những quy định sẽ chi phối nền kinh tế số nên được mở rộng sang bao gồm cả những chiến lược cho việc bình đẳng hóa sân chơi toàn cầu.

Việc vượt qua những trở ngại về nguồn lực – điều đang hạn chế đầu tư của các nước đang phát triển vào nền kinh tế số – sẽ không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không tìm cách làm điều này thì cái giá phải trả còn lớn hơn nhiều.

Trong khi các nhà lãnh đạo ở thế giới đang phát triển tìm cách đưa đất nước họ vào con đường phát triển bền vững, họ vẫn phải mở rộng tư duy mang tính toàn cầu và khu vực, không để mất đi tầm nhìn về vai trò mà công nghệ sẽ đảm đương trong việc hình thành nền kinh tế của tương lai./.

Triển lãm Di động Toàn cầu tại Barcelona (Tây Ban Nha) có khẩu hiệu
Triển lãm Di động Toàn cầu tại Barcelona (Tây Ban Nha) có khẩu hiệu “Vì một tương lai tốt đẹp hơn” (Nguồn: AFP/TTXVN)

Người dịch: Nguyễn Văn Lập