6/8/1976: Việt Nam-Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao
วันที่๖สิงหาคมปี๑๙๗๖ เวียดนาม-ไทย สถาปนาความสัมพันธ์ทางการทูต
Quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Vương quốc Thái Lan được thiết lập dựa trên cơ sở bốn nguyên tắc mà hai bên thỏa thuận trong bản Thông cáo chung ngày 6/8/1976, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Bhichai Rattakul.
40 năm qua, quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan có những thăng trầm nhưng đến nay đã có những bước tiến vượt bậc, đó là việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tốt trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
ความสัมพันธ์ทางการทูตระหว่างสาธารณรัฐสังคมนิยมเวียดนามและราชอาณาจักรไทยได้รับการสถาปนาบนพื้นฐานสี่หลักการที่สองฝ่ายได้ตกลงกันและระบุในแถลงการณ์ร่วมที่ได้รับการลงนามในวันที่๖สิงหาคมปี๑๙๗๖ ในโอกาสที่รัฐมนตรีว่าการกระทรวงการต่างประเทศไทย นายพิชัย รัตตกุล เยือนเวียดนามอย่างเป็นทางการ.
๔๐ที่ผ่านมาแม้ว่าความสัมพันธ์เวียดนาม-ไทยจะมีความลุ่มๆดอนๆบ้างเป็นบางช่วงแต่จนถึงบัดนี้อาจกล่าวได้ว่าความสัมพันธ์ระหว่างสองฝ่ายได้มีพัฒนาการก้าวหน้าอย่างข้ามขั้นโดยได้มีการสถาปนาความสัมพันธ์หุ้นส่วนยุทธสาสตร์และเป็นหุ้นส่วนที่ดีในเวทีภูมิภาคและโลก.

6/9/1978: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Thái Lan – Bước ngoặt trong quan hệ song phương
วันที่๖กันยายนปี๑๙๗๘ นายกรัฐมนตรี ฝามวันด่ง เยือนประเทศไทย อันเป็นการสร้างนิมิตหมายครั้งประวัติศาสตร์ในความสัมพันธ์ทวิภาคี
Quan hệ hai nước chính thức được bình thường hóa đầu năm 1978, khi Việt Nam mở Đại sứ quán ở thủ đô Bangkok vào tháng 2/1978 và Thái Lan mở Đại sứ quán ở thủ đô Hà Nội tháng 3/1978. Đặc biệt, quan hệ hai nước thực sự khởi sắc sau chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ ngày 6-10/9/1978, theo lời mời của Thủ tướng Thái Lan, Đại tướng Kriangsak Chomanan
Thủ tướng và đoàn đại biểu Việt Nam đã được phía chủ nhà đón tiếp với nghi lễ hết sức trọng thị, thân tình và chu đáo với nhiều hoạt động diễn ra liên tục trong 5 ngày.
Cũng trong năm này, nhiều chuyến thăm ngoại giao được tiến hành và hàng loạt hiệp định, văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa được ký kết giữa hai nước.
สองประเทศเริ่มขยายความสัมพันธ์อย่างเป็นทางการเมื่อต้นปี๑๙๗๘ หลังจากที่เวียดนามได้เปิดสถานทูตประจำกรุงเทพฯเมื่อเดือนกุมภาพันธ์ปี๑๙๗๘ ส่วนไทยได้เปิดสถานเอกอัครราชทูตประจำกรุงฮานอยเดือนมีนาคมในปีเดียวกันและความสัมพันธ์ระหว่างสองประเทศเริ่มพัฒนาอย่างจริงจังมากขึ้นหลังการเยือนไทยย่างเป็นทางการของนายกรัฐมนตรี ฝ่ามวันด่ง เมื่อเดือนกันยายนปี๑๙๗๘ ตามคำเชิญของ ฯพณฯ ท่านนายกรัฐมนตรีไทยพลเอกเกรียงศักดิ์ ชมะนันทน์
ทางฝ่ายรัฐบาลไทยได้สงวนการต้อนรับอย่างสมเกียรติและจริงใจแด่นายกรัฐมนตรี ฝ่ามวันด่งและคณะผู้แทนเวียดนามในตลอดช่วงเวลา 5 วัน ที่พำนักในประเทศไทย.
ในช่วงปีเดียวกันนั้นได้มีกิจกรรมทางการทูตต่างๆอย่างมากมายและได้มีการลงนามข้อตกลงในด้านเศรษฐกิจ วิทยาศาสตร์เทคนิคและวัฒนธรรมระหว่างสองประเทศ.
28/10/1991: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Thái Lan
วันที่ ๒๘ ตุลาคม๑๙๙๑ นายกรัฐมนตรี หวอวันเกียต เยือนประเทศไทย
Chuyến thăm Thái Lan, cùng 5 nước ASEAN khác từ tháng 10/1991 đến tháng 3/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã tạo bước đột phá quan trọng quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN cũng như với từng nước trong khu vực.
Sau các chuyến thăm này, Việt Nam tán thành ký Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện Bali vào tháng 7/1992 và trở thành quan sát viên của ASEAN (1993) và chính thức thành thành viên của ASEAN năm 1995.
การเยือนประเทศไทยและ ๕ ประเทศใน อาเซียนระหว่างเดือนตุลาคม๑๙๙๑ ถึงเดือน มีนาคม ๑๙๙๒ ของนายกรัฐมนตรี หวอวันเกียต ได้สรัางพัฒนาการก้าวใหม่ที่สำคัญในความสัมพันธ์ระหว่างเวียดนามกับบรรดาประเทศอาเซียนและประเทศอื่นๆในภูมิภาค หลังการเยือนดังกล่าว เวียดนามได้เข้าร่วมสนธิสัญญามิตรภาพและความร่วมมือบาหลีอย่างเป็นทางการในเดือนกรกฎาคม ๑๙๙๒ ปี๑๙๙๓เป็นผู้สังเกตุการณ์ขององการค์ อาเซียน และปี ๑๙๙๕ เป็นสมาชิกอาเซียน.

27/7/1995: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN
Ngày 27/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN. Sự kiện này đã mở ra bước ngoặt mới trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, là thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế. Quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN, trong đó có Thái Lan, được mở rộng, trao đổi văn hóa, kinh tế thương mại phát triển mạnh.
วันที่๒๗กรกฎาคมปี๑๙๙๕ เวียดนามได้กลายเป็นสมาชิกอาเซียนอย่างเป็นทางการ ซึ่งได้เปิดหน้าใหม่ในความสัมพันธ์ระหว่างประเทศของเวียดนาม นั่นคือยุคแห่งการผสมผสานกับภูมิภาคและโลก. ความสัมพันธ์ระหว่างเวียดนามกับประเทศต่างๆรวมทั้งไทยได้รับการขยายมากขึ้นทั้งด้านเศรษฐกิจ การค้าและวัฒนธรรม.

20-21/2/2004: Việt Nam-Thái Lan họp Nội các chung lần thứ nhất, tại Đà Nẵng và tỉnh Nakhon Phannom
ระหว่างวันที่๒๐-๒๑กุมภาพันธ์ปี๒๐๐๔ เวียดนาม-ไทยจัดการประชุมคณะรัฐมนตรีร่วมครั้งแรกที่นครดานังและจังหวัดนครพนม.
Ngày 20-21/2/2004, Việt Nam và Thái Lan lần đầu tiên tiến hành cuộc họp Nội các chung, tại Đà Nẵng và tỉnh Nakhon Phannom.
Cuộc họp nội các chung là cơ chế hợp tác song phương tầm vĩ mô do Thủ tướng hai nước đồng chủ trì, đề ra các định hướng lớn trong quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước.
Trên cơ sở này, quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội giữa hai nước được mở rộng và phát triển mạnh. Đặc biệt, các hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế thương mại, du lịch được xúc tiến mạnh mẽ. Người dân Việt Nam dần quen thuộc với hình ảnh của đất nước Thái Lan, cũng như hàng hóa Thái Lan, trong khi xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan cũng được đẩy mạnh.
บนพื้นฐานนั้น ความร่วมมือด้านการเมือง เศรษฐกิจ วัฒนธรรมสังคมระหว่างสองประเทศได้รับการผลักดันและพัฒนาอย่างเข้มแข็ง โดยเฉพาะการเเลกเปลี่ยนทางวัฒนธรรม การค้า การท่องเที่ยวได้รับการส่งเสริมอย่างเข้มแข็ง ชาวเวียดนามเริ่มคุ้นเคยกับภาพลักษณ์ของประเทศไทยและสินค้าเมดอินไทยแลนด์ ในขณะเดียวกันการส่งออกสินค้าเวียดนามไปยังไทยก็ได้รับการผลักดันอย่างเข้มแข็ง.

Cuộc họp Nội các chung lần thứ hai tiếp tục được tổ chức tại Hà Nội vào 27/10/2012 và lần thứ 3 vào ngày 23/7/2015).
Cũng trong năm này, Bộ Giáo dục hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục. Thái Lan hỗ trợ tăng cường năng lực đào tạo và giảng dạy tiếng Thái tại một số trường đại học của Việt Nam. Hiện nay, có khoảng hơn 1000 sinh viên Việt Nam học tập, nghiên cứu tại Thái Lan, tập trung chủ yếu ở thủ đô Bangkok và các tỉnh vùng Đông Bắc.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tạo điều kiện cho việc xây dựng hai khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Udon Thani và Nakhon Phanom, là nơi năm xưa Bác Hồ đã từng sống và làm việc.
การประชุมคณะรัฐมนตรีร่วมครั้งที่๒ได้เปิดขึ้น ณ กรุงฮานอย วันที่ ๒๗ ตุลาคม ๒๐๑๒ และครั้งที่๓ได้มีขึ้นในประเทศไทย วันที่ ๒๓ กรกฎาคม ๒๐๑๕. ในปีเดียวกัน กระทรวงศึกษาธิการของสองประเทศได้มีการลงนามบันทึกช่วยจำว่าด้วยความร่วมมือด้านการศึกษา โดยไทยให้การช่วยเหลือในการฝึกอบรมทักษะการสอนภาษาไทยในมหาวิทยาลัยบางแห่งในเวียดนาม ปัจจุบันมีนักศึกษาเวียดนามกว่า๑พันคนกำลังศึกษาในประเทศไทย ซึ่งส่วนใหญ่ศึกษาที่กรุงเทพฯและจังหวัดต่างๆทางภาคตะวันออกเฉียงเหนือ. นอกจากนั้น ไทยก็ได้อำนวยความสะดวกให้แก่การก่อสร้างเขตอนุสรณ์สถานประธานโฮจิมินห์ที่จังหวัดอุดรธานีและนครพนม ซึ่งเป็นท้องถิ่นที่ประธานโฮจิมินห์เคยพำนักในช่วงที่เดินทางไปแสวงหาหนทางกู้ชาติในต่างประเทศ.
24/3/2008: Việt Nam-Thái Lan ký văn kiện hợp tác song phương
วันที่๒๔มีนาคม๒๐๐๘ เวียดนาม-ไทยได้ลงนามเอกสารความร่วมมือทวิภาคี
Sau đảo chính quân sự tại Thái Lan ngày 19/9/2006, mức độ hoạt động trong quan hệ chính trị đối ngoại giữa hai nước có phần chững lại song quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác nhất là kinh tế thương mại và đầu tư vẫn phát triển tốt. Sau khi quân đội Thái Lan trao lại quyền hành cho Chính phủ dân sự, Việt Nam tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ với Thái Lan.
Hai nước chủ trương nối lại một số cơ chế hợp tác. Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam của Thủ tướng Samak, hai bên đã ký văn kiện hợp tác song phương.
Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa được thúc đẩy, đặc biệt là với việc thúc đẩy Hành lang Kinh tế Đông Tây.
หลังการทำรัฐประหารในประเทศไทยเมื่อวันที่๑๙กันยายน๒๐๐๖ ความสัมพันธ์ด้านการเมืองระหว่างสองประเทศได้ชลอตัวลงไปบ้างแต่ความร่วมมือในด้านอื่นๆโดยเฉพาะด้านเศรษฐกิจและการค้าพัฒนาดีขึ้น หลังจากที่ทางการทหารมอบอำนาจให้รัฐบาลพลเรือน รัฐบาลเวียดนามก็ได้ฟื้นฟูความร่วมมือในหลายด้านกับไทยต่อไป ในโอากาสที่นายรัฐมนตรีไทย ท่าน สมัคร สุนทรเวช มาเยือนเวียดนาม สองฝ่ายได้มีการลงนามข้อตกลงร่วมมือทวิภาคี ความร่วมมือด้านเศรษฐกิจ วัฒนธรรมระหว่างสองประเทศได้รับการผลักดันและพัฒนาอย่างเข้มแข็ง โดยเฉพาะการผลักดันการพัฒนาแนวเศรษฐกิจตะวันออกตะวันตก

Ngày 27/10/2012: Họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 2
การประชุมคณะรัฐมนตรีร่วมเวียดนาม-ไทยครั้งที่สองได้มีขึ้น ณ.กรุงฮานอยวันที่ ๒๗ตุลาคม ๒๐๑๒
Năm 2012, hai nước tiến hành cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 2, với một cột mốc nổi bật là việc ký kết “Tuyên bố chung về Tầm nhìn an ninh Thái Lan-Việt Nam giai đoạn 2012-2016”.
Cũng trong năm này, Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Thái Lan được ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan (2012). Tính đến năm 2015, hai bên đã tiến hành được 29 chuyến tuần tra chung trên biển.
Về hợp tác kinh tế, trong năm này, Thái Lan đầu tư vào Việt Nam khoảng 5,9 tỷ USD là nhà đầu tư lớn thứ 11 ở Việt Nam và lớn thứ ba trong khối ASEAN có đầu tư vào Việt Nam.
ในการประชุมคณะรัฐมนตรีร่วมระหว่างเวียดนามกับไทยครั้งที่สองนี้ สองฝ่ายได้ลงนาม “แถลงการณ์ร่วมว่าด้วยวิสัยทัศน์ของการรักษาความมั่นคงไทย-เวียดนามระยะปี ๒๐๑๒-๒๐๑๖” ในปีเดียวกันก็ได้มีการลงนามบันทึกข้อตกลงความร่วมมือด้านกลาโหมระหว่างเวียดนามกับไทยในโอกาสการเยือนเวียดนามของรัฐมนตรีว่าการกระทรวงกลาโหมของไทย ปี๒๐๑๒ และจากนั้นถึงปี ๒๐๑๕ สองฝ่ายได้ดำเนินการลาดตระเวนทะเลร่วมกัน ๒๙ ครั้ง ด้านความร่วมมือทางเศรษฐกิจ ในปี๒๐๑๒มูลค่าการลงทุนของประเทศไทยในเวียดนามอยู่ที่๕.๙ พันล้านดอลลาร์สหรัฐ ซึ่งเป็นนักลงทุนต่างชาติรายใหญ่อันดับที่ ๑๑ และนักลงทุนอาเซียนรายใหญ่อันดับที่สามของเวียดนาม.

Năm 2013 đánh dấu một bước tiến lịch sử trong quan hệ hai nước
ปี ๒๐๑๓ ความสัมพันธ์ระหว่างสองประเทศได้พัฒนาก้าวไปสู่ประวัติศาสตร์หน้าใหม่
Việt Nam và Thái Lan đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược nhân chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25-27/6/2013). Thái Lan là quốc gia đầu tiên trong ASEAN mà Việt Nam đặt cấp quan hệ Đối tác chiến lược.
Ủy ban Hỗn hợp song phương Việt Nam-Thái Lan cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ nhất tổ chức từ 05-06/11/2013 tại Thái Lan.
Đầu tư, trao đổi thương mại giữa hai nước cũng tiếp tục đi lên, với tổng vốn đăng ký đầu tư của Thái Lan đạt 6,4 tỷ USD, xếp thứ 10 trong tổng số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam; xếp thứ 2 trong số các nước ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
เวียดนามและไทยได้ยกระดับความสัมพันธ์ขึ้นเป็นหุ้นส่วนยุทธศาสตร์ในโอกาสการเยือนไทยของ เลขาธิการใหญ่พรรคคอมมิวนิสต์เวียดนาม ท่าน เหงียน ฝู จ๋อง (ระหว่างวันที่ ๒๕-๒๗ มิถุนายน ๒๐๑๓) ซึ่งไทยเป็นประเทศแรกในอาเซียนที่เวียดนามได้ยกระดับความสัมพันธ์ขึ้นเป็นหุ้นส่วนยุทธศาสตร์ การประชุมครั้งแรกคณะกรรมการร่วมทวิภาคีเวียดนามและไทยระดับรัฐมนตรีว่าการกระทรวงการต่างประเทศได้มีขึ้นที่ประเทศไทยระหว่างวันที่ ๕-๖ พฤศจิกายน ๒๐๑๓. การลงทุนและการแลกเปลี่ยนทางการค้าระหว่างสองประเทศก็ได้รับการขยายมากขึ้นโดยจำนวนเงินลงทุนจดทะเบียนของไทยในเวียดนามได้บรรลุ ๖.๔ พันล้านดอลลาร์สหรัฐ และกลายเป็นนักลงทุนต่างชาติรายใหญ่อันดับที่ ๑๐ และนักลงทุนอาเซียนรายใหญ่อันดับที่๒ของเวียดนาม.

Năm 2014 hiện thực hóa quan hệ Đối tác chiến lược
ปี๒๐๑๔สองฝ่ายได้แปรความสัมพันธ์หุ้นส่วนยุทธศาสตร์ให้เป็นรูปธรรม.
Bước sang năm 2014, để hiện thực hóa bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, Việt Nam và Thái Lan đã ký Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2014-2018. Đây là văn kiện quan trọng, bao gồm tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.
Hai bên cũng đã ký kết Kế hoạch triển khai hợp tác trong lĩnh vực Văn hóa giữa hai nước giai đoạn 2014-2016; trong đó có việc phối hợp tổ chức Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Thái Lan và Tuần lễ văn hóa Thái Lan tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước vào năm 2016.
ปี๒๐๑๔ เพื่อสร้างก้าวพัฒนาใหม่ให้แก่ความสัมพันธ์ระหว่างสองประเทศ เวียดนามและไทยได้ลงนามแผนปฏิบัติการเพื่อขยายความสัมพันธ์หุ้นส่วนยุทธศาสตร์ช่วงปี๒๐๑๔-๒๐๑๘ ซึ่งถือเป็นเอกสารฉบับสำคัญที่ครอบคลุมความร่วมมือในทุกด้านระหว่างสองประเทศ. สองฝ่ายก็ได้ลงนามโครงการร่วมมือด้านวัฒนธรรมช่วงปี๒๐๑๔-๒๐๑๖ ซึ่งรวมถึงการประสานความร่วมมือเพื่อจัดงานสัปดาห์วัฒนธรรมเวียดนามในประเทศไทยและสัปดาห์วัฒนธรรมไทยในเวียดนามในโอกาสเฉลิมฉลองการสถาปนาความสัมพันธ์ทางการทูตระหว่างสองประเทศครบรอบ ๔๐ ในปี๒๐๑๖.



Năm 2015: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và họp Nội các chung Việt Nam–Thái Lan lần thứ 3
ปี๒๐๑๕ นายกรัฐมนตรีเหงวียนเตินหยุงเยือนประเทศไทยอย่างเป็นทางการและเข้าร่วมการประชุมคณะรัฐมนตรีร่วมเวียดนาม-ไทยครั้งที่๓.
Hướng tới sự kiện 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tại cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3 (ngày 23-7-2015) ở Bangkok, hai bên đã nhất trí tổ chức các hoạt động tại Việt Nam và Thái Lan trong cả năm 2016.
Chuỗi hoạt động này trao đổi các chuyến thăm cấp cao, các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các cuộc hội thảo thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Cũng trong năm 2015, Việt Nam-Thái Lan thông qua Kế hoạch hành động về hợp tác thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam (2015-2020), nổi bật là việc đề ra mục tiêu mới đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức từ 15 đến 20 tỷ USD vào năm 2020.
Việt Nam-Thái Lan ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác Lao động và Thỏa thuận về Tuyển dụng Lao động. Trong năm này, tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD. Mặc dù vậy, Thái Lan lại tụt hạng, xếp thứ 14 trong các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam.
เพื่อมุ่งสู่การรำลึกครบรอบ ๔๐ การสถาปนาความสัมพันธ์ทางการทูต ในการประชุมคณะรัฐมนตรีร่วมครั้งที่สามนี้ (วันที่๒๓ กรกฎาคม ๒๐๑๕) ที่ กรุงเทพฯ ทั้งสองฝ่ายได้เห็นพ้องที่จะจัดกิจกรรมต่างๆทั้งในเวียดนามและไทยตลอดปี ๒๐๑๖. นั่นคือการส่งเสริมการเเลกเปลี่ยนคณะผู้แทนทุกระดับ กิจกรรมด้านวัฒนธรรม การสัมมนาเพื่อผลักดันการค้าและการลงทุน. ในปี ๒๐๑๕ เวียดนาม-ไทยได้อนุมัติแผนปฏิบัติการด้านความร่วมมือทางการค้าและการลงทุนทวิภาคี(๒๐๑๕-๒๐๒๐) โดยจุดเด่นคือการตั้งเป้าหมายใหม่ที่จะเพิ่มมูลค่าการค้าทวิภาคีจาก ๑๕ พันล้านดอลลาร์สหรัฐขึ้นเป็น๒๐พันล้านดอลลาร์สหรัฐในปี๒๐๒๐. เวียดนาม-ไทยก็ได้มีการลงนามบันทึกช่วยจำว่าด้วยความร่วมมือด้านแรงงานและข้อตกลงว่าด้วยการจ้างแรงงาน. ปี๒๐๑๕ แม้ยอดเงินทุนจดทะเบียนของไทยในเวียดนามอยู่ที่ ๗ พันล้านดอลลาร์สหรัฐ แต่ไทยกลับลดอันดับลงมาอยู่อันดับที่๑๔ในจำนวนนักลงทุนต่างชาติในเวียดนาม.

Năm 2016: 40 năm thành quả
ปี๒๐๑๖: ๔๐ปีแห่งดอกผลที่งดงาม
Trải qua 40 năm với nhiều thăng trầm, quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Thái Lan đã gặt hái được rất nhiều thành quả, trên nhiều lĩnh vực: về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, du lịch…
Việt Nam và Thái Lan đang nỗ lực hợp tác để xây dựng một khu vực ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Hơn nữa, hai nước cùng chia sẻ quan điểm chung đối với nhiều vấn đề quan trọng trong khu vực và thế giới. ở Thái Lan.
Với Việt Nam, Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 trong ASEAN.
Tính đến tháng 2/2016, Các nhà đầu tư Thái Lan có 428 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,88 tỷ USD, xếp thứ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu sang Thái Lan các mặt hang trị giá 1,413 tỷ USD, tang 2,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Cũng trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu từ Thái Lan các mặt hàng trị giá 3,079 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2015.
ผ่านช่วงเวลา๔๐ปีแห่งการพัฒนา ความสัมพันธไมตรีและความร่วมมือเวียดนาม-ไทยได้บรรลุผลสำเร็จที่ยิ่งใหญ่ในหลายด้าน ทั้งด้านเศรษฐกิจ การค้า การลงทุน วัฒนธรรม การศึกษาและการท่องเที่ยว… เวียดนามและไทยได้พยายามขยายความร่วมมือเพื่อสร้างสรรค์สมาคมอาเซียนที่สันติภาพ เสถียรภาพและเจริญรุ่งเรือง ทั้งสองฝ่ายยังได้แลกเปลี่ยนทัศนะร่วมกันในปัญหาที่สำคัญของภูมิภาคและโลก. สำหรับเวียดนาม ไทยคือตลาดส่งออกรายใหญ่อันดับ๒ในกลุ่มอาเซียน. จนถึงเดือนกุมภาพันธ์ ๒๐๑๖ ไทยมีโครงการลงทุนในเวียดนาม ๔๒๘ โครงการ รวมเงินลงทุนอยู่ที่ ๗.๘๘ พันล้าน ดอลลาร์สหรัฐ อยู่อันดับที่ ๑๑ ในจำนวนประเทศที่มีการลงทุนในเวียดนาม. ตามข้อมูลของกระทรวงอุตสาหกรรมและพาณิชย์ ในรอบ ๕ เดือนต้นปี๒๐๑๖ มูลค่าการส่งออกของเวียดนามไปยังตลาดไทยอยู่ที่๑.๔๑๓ พันล้านดอลลาร์สหรัฐ เพิ่มขึ้นร้อยละ๒.๗เมื่อเทียบกับช่วงเวลาเดียวกันของปี ๒๐๑๕. ในรอบ ๕ เดือนที่ผ่านมาเวียดนามก็ได้นำเข้าสินค้าหลายชนิดจากประเทศไทยรวมมูลค่า๓.๐๗๙ พันล้านดอลลาร์สหรัฐ เพิ่มขึ้น ร้อยละ๓.๖เมื่อเทียบกับช่วงเวลาเดียวกันของปี ๒๐๑๕.

