Bảo hiểm thất nghiệp: “Phao cứu sinh” của người lao động

vnapotalho-1591004310-100.jpg

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2009. Sau hơn 11 năm thực hiện, đến nay, cả nước có trên 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 27,4% lực lượng lao động trong độ tuổi. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa cho người thất nghiệp với trên 5,2 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó 97% người hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, đã có trên 230.000 người được hỗ trợ học nghề.

Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong ba tháng đầu năm 2020, tổng số tiền chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là hơn 2.700 tỷ đồng, đây được xem “phao cứu sinh” giúp người lao động bị mất việc làm bảo đảm một phần cuộc sống, vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Chỉ riêng tháng 3/2020 (tháng cao điểm do ảnh hưởng của đại dịch), cả nước đã có 59.276 người hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 31% so cùng kỳ năm 2019, đưa tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp quý 1 lên 132.320 người, tăng 10% so quý 1/2019.



Người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong ba tháng đầu năm 2020, tổng số tiền chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là hơn 2.700 tỷ đồng, đây được xem “phao cứu sinh” giúp người lao động bị mất việc làm bảo đảm một phần cuộc sống, vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Tổng chi ba tháng đầu năm từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là 2.744 tỷ đồng, trong đó chi riêng cho trợ cấp thất nghiệp là 2.590 tỷ đồng, với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân là 3,7 triệu đồng/người một tháng…

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Nam cũng cho thấy, chỉ trong quý 1 năm nay, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã giảm 149.000 người so thời điểm cuối năm 2019; tổng số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp hiện đạt gần 13,3 triệu người. Và tính đến cuối tháng 4, cả nước đã có hơn 380.000 người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm.

Trong đó, số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên tới gần 200.000 người; số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 181.382 và hơn 6.500 người thất nghiệp có quyết định hỗ trợ học nghề.

https://atavist-migration-2.newspackstaging.com/wp-content/uploads/2020/06/unemployment-1591003796-6.mp4.mp4

Kết quả Điều tra lao động việc làm quý 1/2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta tăng lên; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng năm năm gần đây… Tình trạng gia tăng số người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp chính là là do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 tới thị trường lao động trong nước.

Chính trong thời điểm này, bảo hiểm thất nghiệp đã thực sự giúp người lao động bảo đảm, duy trì cuộc sống; giúp người sử dụng lao động không bị áp lực về tài chính vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước vì không phải cấp một khoản kinh phí cũng như thời gian để xây dựng chính sách, trình tự, thủ tục để tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đối tượng này.

Phát huy chức năng quản trị thị trường lao động

Theo Cục Việc làm, trong thời gian tới, để phát huy vai trò tích cực hơn của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cần có giải pháp sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, đào tạo cần phải tăng chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí việc làm trống để đẩy mạnh việc nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Về lâu dài, cần hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng mở rộng diện bao phủ tham gia, nhất là với lao động trong khu vực phi chính thức. Cùng với đó, bổ sung các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp.


Về lâu dài, cần hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng mở rộng diện bao phủ tham gia, nhất là với lao động trong khu vực phi chính thức. Cùng với đó, bổ sung các biện pháp hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Việc làm cho biết, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điểm của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Văn bản dự kiến sẽ được trình Chính phủ ban hành trong thời gian sắp tới.

“Nội dung chính của dự thảo nghị định này nhằm mở rộng các trường hợp bất khả kháng để được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Bổ sung trường hợp người lao động được nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp,” ông Bình nói.

Ngoài ra, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đang xây dựng đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.” Đề án hướng tới hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện, hỗ trợ đầy đủ các chế độ bảo hiểm thất nghiệp để chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động. Cùng với đó, chú trọng phát triển năng lực thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm đồng bộ, hiện đại, phục vụ công tác bảo hiểm thất nghiệp, đáp ứng được sự phát triển của thị trường lao động.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ để dành cho người lao động khi thất nghiệp mà còn để đào tạo, đào tạo lại cho người lao động trở lại thị trường lao động, phòng ngừa thất nghiệp, giúp người lao động luôn.


Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ để dành cho người lao động khi thất nghiệp mà còn để đào tạo, đào tạo lại cho người lao động trở lại thị trường lao động, phòng ngừa thất nghiệp, giúp người lao động luôn có việc làm.
 

“Chúng ta phải dùng giải pháp trợ cấp thất nghiệp và cố gắng đào tạo lại lực lượng lao động thì mới có nguồn nhân lực để phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước, cũng như tránh tình trạng người lao động rơi vào tình cảnh không có việc làm, gặp khó khăn,” ông Bùi Sỹ Lợi nói.

Trong bối cảnh hiện nay, đối với các doanh nghiệp hiện đang phải tạm dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu, do không xuất khẩu được hàng hóa thì có thể tranh thủ thời gian này tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho người lao động.

“Có thể dùng một phần Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đào tạo lại lao động. Với khoảng 70.000 tỷ đồng kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hiện nay, theo tôi, có thể vận dụng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động,” ông Bùi Sỹ Lợi nói./.

Exit mobile version