Doanh nghiệp FDI

cv1-1531192473-39.jpg

Việt Nam có một danh mục 75 hiệp định thuế quan được ký kết, với mức độ, phạm vi rất rộng và toàn diện. Theo lộ trình cam kết tại các hiệp định, thời gian không còn nhiều khi các mốc quan trọng đang tới rất gần. Điều này đồng nghĩa, Việt Nam đang tiến dần tới tự do hóa thuế quan với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đến từ những đối tác thương mại.

Ký kết thì “nhiệt tình,” song trên thực tế cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại phàn nàn “việc giảm thuế theo các hiệp định ký kết chưa áp dụng tự động.”

Đại diện cho các doanh nghiệp đến từ châu Âu, ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam chỉ ra một số khúc mắc giữa các đơn vị nộp thuế và cơ quan chức năng. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đang rất mông lung về các quyền lợi theo cam kết từ hiệp định thuế quan. Như hiện nay, các doanh nghiệp khi nộp thuế phải tự tìm hiểu các điều kiện quy định trong cả “rừng cam kết,” tiếp đến đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện đó. Trường hợp, doanh nghiệp nhận thấy mình được miễn hoặc giảm thuế theo các hiệp định, họ phải nộp một thông báo “thuộc diện miễn, giảm thuế theo hiệp định” cho cơ quan thuế địa phương kèm theo hồ sơ và các chứng từ.

Doanh nghiệp lo lắng bị đánh thuế 2 lần (Ảnh minh họa. Nguồn:TTXVN

Điểm “mờ” gây ra những tín hiệu nhiễu, nằm ở việc cơ quan thuế không hề ban hành bất kỳ một văn bản nào xác nhận việc miễn, giảm thuế theo các hiệp định đã được ký kết khi họ tiếp nhận “hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế” từ doanh nghiệp.

Với động thái trên, cơ quan thuế đương nhiên có thể tiếp tục khấu trừ thuế của doanh nghiệp. Lý do, cơ quan này chưa sẵn sàng chấp nhận “tính không chắc chắn” của việc được miễn, giảm thuế theo các hiệp định và các rủi ro phải gánh chịu thuế cho doanh nghiệp.

“Điều này khiến việc áp dụng các hiệp định thuế quan trở nên không có giá trị,” ông Nicolas Audier thẳng thắn nói.

Điểm “mờ” gây ra những tín hiệu nhiễu, nằm ở việc cơ quan thuế không hề ban hành bất kỳ một văn bản nào xác nhận việc miễn, giảm thuế theo các hiệp định đã được ký kết khi họ tiếp nhận “hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế” từ doanh nghiệp.

Chưa hết, các doanh nghiệp này còn chỉ ra, việc làm trên của cơ quan thuế còn mang tới một hệ lụy khác. Đó là các cơ quan thuế nước ngoài sẽ không cho phép các doanh nghiệp FDI trên được tiếp tục giảm thuế khi họ xét thấy các công ty đã nhận được những điều khoản miễn, giảm thuế theo các hiệp định thuế quan tại Việt Nam. Điều này dẫn đến việc, các doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế hai lần.

Một thực trạng khác cũng được ông Nicolas Audier nêu ra, cơ quan thuế trong nước thường không chấp nhận các phân tích báo cáo của người nộp thuế, theo đó họ đề xuất một mức biên độ lợi nhuận dựa trên dữ liệu của các doanh nghiệp khác hoặc dựa trên một cơ sở dữ liệu “bí mật.”

“Việc này được thực hiện căn cứ vào số liệu của các doanh nghiệp nào đó ở Việt Nam mà chỉ có cơ quan thuế mới có thể tiếp cận,” ông Nicolas than phiền.

Dưới góc độ đại diện doanh nghiệp, ông Nicolas kiến nghị, các cơ quan thuế nên xem xét phân tích kỹ lưỡng các trường hợp nộp thuế, cần phải dựa trên những ưu và nhược của mỗi công ty từ đó mới có thể so sánh và đưa ra các kết luận hợp lý.

“Trường hợp các công ty so sánh do doanh nghiệp đưa ra bị từ chối, nhà chức trách nên đề xuất một đơn vị so sánh tốt hơn dựa trên cùng cơ sở dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu công khai thay vì sử dụng dữ liệu mà người nộp thuế không thể truy cập,” ông này đề xuất.

Nhiều doanh nghiệp còn đang mông lung về các quyền lợi theo cam kết từ các hiệp định thuế quan. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Với các vấn đề trên, ông Mark Gillin, Trưởng nhóm Công tác thuế và Hải quan tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2018 đưa ra một số đề nghị với cơ quan thuế. Cụ thể, các hồ sơ “thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo các hiệp định thuế quan” cần được xem xét sau khi cơ quan thuế địa phương tiếp nhận.

Bất kỳ yêu cầu bổ sung hoặc vấn đề nào phát sinh, cơ quan thuế phải ra thông báo tới doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Và, nếu hồ sơ không có vấn đề phát sinh trong khoảng thời gian quy định thì có thể xem là người nộp thuế đã được chấp nhận.

“Điều đó giúp tăng cường tính tuân thủ chặt chẽ của người nộp thuế đối với các quy định của Việt Nam trong khi vẫn bảo vệ được việc miễn, giảm thuế đồng thời thể hiện được sự tôn trọng và cam kết của Việt Nam đối với các hiệp định thuế áp dụng chung cũng như tránh thuế hai lần,” ông Mark Gillin nói.

Việc triển khai ổn định các hiệp định thuế quan là các cánh cửa quan trọng cho phép Việt Nam tiếp cận thuận lợi các thị trường quan trọng cũng như động lực thúc đẩy cải thiện thể chế kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bền vững và hấp dẫn.

Nhưng trên hết, cộng đồng doanh nghiệp luôn mong đợi một môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn và ổn định. Bên cạnh, các giải pháp cắt giảm các thủ tục hành chính, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ hướng dẫn về chính sách cũng như sự bảo đảm với một cơ chế hỗ trợ đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả cùng quá trình thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được nhất quán.

Muốn kiểm soát những vấn đề sức khoẻ, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra chúng. Trên thực tế, chưa có bằng chứng nào đủ thuyết phục và chứng minh được việc đánh thuế nước ngọt sẽ giúp cho người Việt Nam có sức khỏe tốt hơn.”

Ông Adam Stikoff – Giám đốc điều hành AmCham Vietnam cho biết, Dự thảo về chính sách thuế gần đây đặc biệt được các doanh nghiệp chú ý. Theo ông này, đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% cho mặt hàng nước giải khát khiến các doanh nghiệp lo ngại về những tác động ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất đồ uống trong nước.

Ông Adam Stikoff nhấn mạnh, “cơ quan quản lý không thể đột ngột đưa ra chính sách cắt giảm nhu cầu tiêu dùng của một loại sản phẩm trong khi chưa có đủ các bằng chứng thuyết phục sự cần thiết cho việc làm này. Tôi đề xuất Chính phủ Việt Nam không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt vì như thế sẽ tạo ra các tác động tiêu cực đến ngành đồ uống. Muốn kiểm soát những vấn đề sức khoẻ, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra chúng. Trên thực tế, chưa có bằng chứng nào đủ thuyết phục và chứng minh được việc đánh thuế sẽ giúp cho người Việt Nam có sức khỏe tốt hơn.”

(Vietnam+)

Tương tự đối với ngành ôtô, ông Mark Gillin nhấn mạnh, “cơ quan chức năng cần cải cách trong phương thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô, điều này giúp cho các đại lý phân phối duy trì kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị, chính sách thuế nâng mức trần khấu trừ khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ 7% đến 15%. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải đưa ra cách tính thuế có tiêu chuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã bị truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt do nộp chậm, nhưng nguyên nhân lại xuất phát từ ngành thuế với việc hướng dẫn không rõ ràng hay như việc định nghĩa về các bên có “mối quan hệ liên kết” khi tính thuế hường xuyên bị thay đổi.”

Song song với lộ trình cắt giảm thuế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh cũng là vấn đề trọng tâm được Chính phủ cam kết mạnh mẽ, với mục tiêu tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Do đó, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần phải có sự giải quyết kịp thời với các vấn đề tồn tại nêu trên.

Không né tránh, ông Lộc thẳn thắn chia sẻ, “thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã rất quyết liệt thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh nhưng trên thực tế không phải tất cả các bộ, ngành, các địa phương đều có hành động cụ thể và thực chất”./.

Việt Nam đang tiến dần tới tự do hóa thuế quan với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đến từ những đối tác thương mại. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà

Exit mobile version