Cơn khát

biancsongda-1571383273-32.jpg

Lời tòa soạn

Mặc dù đã qua 10 ngày, những kẻ phải chịu trách nhiệm đầu tiên cho sự cố đổ dầu thải tại đầu nguồn Nhà máy nước sạch sông Đà (Kỳ Sơn, Hòa Bình) đã dần lộ diện, nhưng cơn khủng hoảng nước sạch tại phía Tây Nam Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi phía sông Đà, suối Khại âm thầm “ngậm dầu” còn dư thì ở cách đó 45km, hàng vạn người dân vẫn trắng đêm cõng nước sạch về dùng.

Sự cố sông Đà không chỉ chỉ ra những lỗ hổng chết người trong quy trình quản lý và giữ an ninh nguồn nước mà đáng sợ hơn, còn làm hé lộ thái độ vô tâm với sức khoẻ con người của nhiều đơn vị có liên quan.

Những ai sẽ phải chịu trách nhiệm chính cho cuộc khủng hoảng nước sạch mang tên Viwasupco? Hàng vạn khách hàng có quyền khởi kiện Nước sạch sông Đà ra toà dân sự không? Những hệ luỵ nào sẽ diễn ra khi sự cố đóng lại?

VietnamPlus xin gửi tới bạn đọc chùm bài: Hà Nội quay cuồng trong cơn khát mang tên… sông Đà với mục đích giải đáp phần nào những câu hỏi vẫn còn đang bỏ ngỏ này?

Những đầu mối suýt bị…. lãng quên

Sự cố đổ dầu thải tại đầu nguồn nước sạch sông Đà chính thức được phát hiện tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn, Hoà Bình) vào sáng 9/10. Tuy nhiên, những đầu mối đầu tiên lại chỉ được phát hiện cách đó 45km và suýt bị lãng quên.

Một ngày sau sự cố đầu nguồn, sáng 10/10, hàng nghìn người dân sinh sống tại phía Tây Nam Hà Nội – những khách hàng trực tiếp của Viwasupco bắt đầu phát hiện nước sinh hoạt nhà mình bất ngờ có mùi lạ.

Phản ánh tới VietnamPlus, anh Phùng Anh Chiến (ngõ 190 Hạ Đình) kể lại: Việc nước sinh hoạt có “mùi lạ” đã xuất hiện từ sáng 10/10.

“Sáng hôm qua, khi tôi mở vòi nước để vệ sinh cá nhân thì phát hiện nước xả ra có mùi rất khó chịu, giống với mùi hóa chất clo dùng cho bể bơi. Đến tận chiều tối, tình trạng trên mới hết,” anh Chiến thuật lại.Nhiều hộ dân khác sinh sống tại khu vực phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có cùng phản ánh tương tự.

Bà Vũ Thu Hồng (58 tuổi, sinh sống tại cụm Giáp Nhất, phường Nhân Chính) cho biết: “Nước có mùi khó ngửi, nồng nặc như hóa chất. Tôi thậm chí còn không dám dùng nguồn nước này để đánh răng.”
Bà Vũ Thu Hồng (58 tuổi, sinh sống tại cụm Giáp Nhất, phường Nhân Chính) cho biết: “Nước có mùi khó ngửi, nồng nặc như hóa chất. Tôi thậm chí còn không dám dùng nguồn nước này để đánh răng.”

Việc nước sinh hoạt có “mùi lạ” đã xuất hiện từ sáng 10/10

Trong khi đó, tại phường Nhân Chính (Thanh Xuân), rất nhiều người dân cũng đồng loạt cho biết từ đêm ngày 10/10, nước chảy ra từ vòi đã xuất hiện mùi lạ.

Bà Vũ Thu Hồng (58 tuổi, sinh sống tại cụm Giáp Nhất, phường Nhân Chính) cho biết: “Nước có mùi khó ngửi, nồng nặc như hóa chất. Tôi thậm chí còn không dám dùng nguồn nước này để đánh răng.”

Theo khảo sát nhanh của phóng viên, nhiều khu vực khác như Hoàng Liệt, Định Công (Hoàng Mai), Phương Canh (Nam Từ Liêm)… cũng xuất hiện tình trạng trên.

Anh Nguyễn Việt Anh (35 tuổi, sinh sống tại tổ hợp chung cư HH Linh Đàm, quận Hoàng Mai) cho biết: “Từ sáng ngày 10/10, khi gia đình tôi vệ sinh cá nhân đã thấy nước chảy ra từ vòi có mùi lạ. Mùi hôi khen khét, rất khó ngửi. Cho đến hôm nay (11/10), tình hình vẫn không khả quan hơn. Những ngày khác thì vợ tôi sẽ dậy sớm để làm bữa sáng cho cả gia đình nhưng hôm nay thì không dám dùng nước trong vòi để rửa tay. Gia đình tôi phải tăng cường nước lọc bình để vệ sinh cá nhân.”

Anh Phùng Anh Chiến (Hạ Đình, Thanh Xuân) cũng phản ánh tình trạng nước có mùi như bể bơi. 
Anh Phùng Anh Chiến (Hạ Đình, Thanh Xuân) cũng phản ánh tình trạng nước có mùi như bể bơi. 

Trước hiện tượng nước xuất hiện mùi lạ, hơn một ngày sau, vào chiều 11/10, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra công tác vận hành cung cấp nước trên địa bàn.

Đoàn liên ngành thành phố Hà Nội gồm Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố và các đơn vị cung cấp nước sạch sông Đà đã đi kiểm tra, lấy mẫu nước tại ba địa điểm: Trạm bơm tăng áp Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm); bể chứa trung gian tại huyện Thạch Thất và tại Nhà máy nước sông Đà (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình).

Tuy nhiên, vào thời điểm này, không ai dám nghĩ đến việc nguồn nước sạch tại đầu nguồn sông Đà đã bị “nhiễm độc”. Những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cho một cuộc khủng hoảng nước sạch nghiêm trọng chưa từng có tiền lệ cũng như ẩn chứa nhiều hệ luỵ đã suýt bị… bỏ quên cho tới khi những hình ảnh đầu tiên về con suối “ngậm dầu” phía đầu nguồn được phát lộ vài ngày sau đó.

Cận cảnh dòng suối ‘ngậm dầu’ dẫn vào nhà máy nước Sông Đà

Sáng 14/10, nhóm phóng viên VietnamPlus đã trực tiếp lên khu vực đầu nguồn dẫn vào Nhà máy nước sạch sông Đà để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng nước sinh hoạt Hà Nội “bốc mùi”. Từ đây những hình ảnh rùng mình về “dòng suối chết” đã được hé mở. Sự cố đổ trộm dầu thải cũng như câu chuyện đằng sau về dòng nước sông Đà cấp cho Tây Nam Hà Nội cũng dần dần lộ diện.

Theo phản ánh của người dân tại đây, sáng sớm 9/9 họ bất ngờ phát hiện suối Khại nồng nặc mùi dầu máy. Ngoài ra nhiều lớp bùn cặn bám đầy xung quanh bờ. 
Theo phản ánh của người dân tại đây, sáng sớm 9/9 họ bất ngờ phát hiện suối Khại nồng nặc mùi dầu máy. Ngoài ra nhiều lớp bùn cặn bám đầy xung quanh bờ. 
Ngay từ khu vực cuối nguồn, nhiều lớp dầu vẫn đóng cặn trên đá, ven bờ và các cành cây xung quanh
Ngay từ khu vực cuối nguồn, nhiều lớp dầu vẫn đóng cặn trên đá, ven bờ và các cành cây xung quanh
Nước tại con suối chia làm hai màu rõ rệt sau khi bị nghi nhiễm một lượng dầu lớn.
Nước tại con suối chia làm hai màu rõ rệt sau khi bị nghi nhiễm một lượng dầu lớn.
Theo dòng nước, dầu thải vẫn tiếp tục đổ vào hồ Đồng Bài - Nguồn cấp nước cho nhà máy nước sạch Sông Đà.
Theo dòng nước, dầu thải vẫn tiếp tục đổ vào hồ Đồng Bài – Nguồn cấp nước cho nhà máy nước sạch Sông Đà.
Dấu vết còn lại là những lớp dầu bám chặt trên mặt đường, cỏ cây.
Dấu vết còn lại là những lớp dầu bám chặt trên mặt đường, cỏ cây.
Hai bên bờ suối dính đầu dầu đen đặc quánh cùng mùi khét lẹt. 
Hai bên bờ suối dính đầu dầu đen đặc quánh cùng mùi khét lẹt. 
Không ai có thể tưởng tượng rằng, chỉ cách đây vài hôm thôi đây là một con suối sạch, nước trong vắt. 
Không ai có thể tưởng tượng rằng, chỉ cách đây vài hôm thôi đây là một con suối sạch, nước trong vắt. 
Một bờ kè thô sơ được dựng lên cách khu vực dầu thải đổ xuống khoảng 200m.
Một bờ kè thô sơ được dựng lên cách khu vực dầu thải đổ xuống khoảng 200m.
Nước ô nhiễm khiến nhiều sinh vật tại đây không thể sống nổi. 
Nước ô nhiễm khiến nhiều sinh vật tại đây không thể sống nổi. 
Chiếc kè thô sơ này cũng không ngăn cản được bao nhiêu khi dầu thải vẫn cuồn cuộn theo dòng nước đổ về hạ nguồn.
Chiếc kè thô sơ này cũng không ngăn cản được bao nhiêu khi dầu thải vẫn cuồn cuộn theo dòng nước đổ về hạ nguồn.
Cách khu vực nhà máy nước Sông Đà chừng 2km dọc theo suối Khại, phóng viên phát hiện điểm dầu thải bị đổ xuống. 
Cách khu vực nhà máy nước Sông Đà chừng 2km dọc theo suối Khại, phóng viên phát hiện điểm dầu thải bị đổ xuống. 
Vị trí này nằm ngay trên mặt đường với độ cao 20m so với mặt suối. Theo người dân tại đây, vào sáng 9/10 họ phát hiện dầu lênh láng chảy theo vách đất xuống suối Khại.
Vị trí này nằm ngay trên mặt đường với độ cao 20m so với mặt suối. Theo người dân tại đây, vào sáng 9/10 họ phát hiện dầu lênh láng chảy theo vách đất xuống suối Khại.
Chính việc suối ‘ngậm dầu’ đã khiến cho nhiều ao cá cũng như diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
Chính việc suối ‘ngậm dầu’ đã khiến cho nhiều ao cá cũng như diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
Những vết tích còn lại của việc đổ trộm dầu thải xuống con suối Khại. 
Những vết tích còn lại của việc đổ trộm dầu thải xuống con suối Khại. 

Khi những sự thật giật mình dần được hé mở

5 ngày sau khi sự cố đô dầu thải đầu nguồn, Công ty Nước sạch sông Đà mới chính thức có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội báo cáo về sự việc trên.

Theo văn bản này, Viwasupco cho biết vào 12 giờ ngày 9/10, thời tiết tại khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa, nhân viên thuộc đội phục vụ công tác bảo vệ và vớt rong rêu đã phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ có váng chưa rõ nguyên nhân.

Phát hiện sự việc trên, lực lượng bảo vệ đã báo cáo lên Phòng Trung tâm và lãnh đạo công ty cho hướng xử lý.

“Kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch đầu ra của Phòng hóa nghiệm Công ty vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế,” Tổng Giám đốc Viwasupco Nguyễn Văn Tốn cho hay.

Chất lượng nước sạch đầu ra của Phòng hóa nghiệm Công ty Viwasupco vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Ông Tốn cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, nhà máy đã đóng van cấp nước vào bể chứa trung gian và tiến hành xúc xả toàn bộ nước thông qua van xả cặn đoạn từ nhà máy về đến bể chứa trung gian. Do không có nước về bể chứa nên công ty buộc phải giảm áp để duy trì cấp nước.

Theo ông Tốn để xử lý váng dầu, Viwasupco đã sử dụng phao, gối hút dầu chuyên dụng trên kênh dẫn nước hồ 500m làm khu vực tách dầu và thu gom, vị trí đặt phao. Cửa kênh nhận nước, dẫn nước từ hồ Đầm Bài đến Trạm bơm hồ được chắn rác tại cuối kênh.

Về xử lý công nghệ, Viwasupco tiến hành chắn bổ sung than hoạt tính vào khu xử lý, cũng như tăng hóa chất xử lý, trong đó có clo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 0,8 mg/l.

Viwasupco cho biết thêm: Để tìm nguyên nhân xuất hiện váng dầu, công ty đã huy động toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy đi kiểm tra và thông báo với Công an xã, chính quyền địa phương, công an huyện để điều tra, làm rõ.

Tại cuộc họp giao ban của Bộ Tài nguyên môi trường, ông Hoàng Văn Thức-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết các cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, điều tra rõ đối tượng đổ trộm dầu thải làm bẩn nguồn nước.

Ông Thức cho biết trước thông tin người dân phản ánh có dầu nhớt trên kênh gần nhà máy nước sông Đà, Tổng cục Môi trường đã trao đổi với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình để nắm thông tin và đã xác định nguyên nhân ban đầu do một chiếc xe tải đổ trộm dầu thải.

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hoà Bình cho thấy, vào tối ngày 8, rạng sáng 9/10, người dân phát hiện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu thải đổ trộm ra khe núi sát Suối Trâm tại hai xã Phúc Minh và Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình) – cách kênh dẫn nước của nhà máy khoảng 800m.

Sau đó, khu vực Suối Trâm có mưa to khiến số dầu nhớt lan nhanh đến kênh dẫn nước của Nhà máy nước mặt Sông Đà.

“Váng dầu từ khe núi chảy vào suối và lan tới kênh dẫn nước của Nhà máy nước sạch Sông Đà (Viwasupco) tại Hoà Bình. Sau khi phát hiện sự việc, Viwasupco đã thuê người dân vớt dầu. Theo báo cáo của công ty này, toàn bộ dầu loang đã được thu gom,” ông Thức nói.

Váng dầu từ khe núi chảy vào suối và lan tới kênh dẫn nước của Nhà máy nước sạch Sông Đà (Viwasupco) tại Hoà Bình.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, ngay sau khi phát hiện sự cố trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình chỉ đạo công an truy tìm chiếc xe tải đổ trộm dầu thải.

Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường Hoà Bình đã triển khai lấy mẫu nước tại khu vực này để phân tích. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh này cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh vào cuộc xác minh, điều tra rõ đối tượng đổ trộm dầu thải.

Theo ông Thức, đây là hành động thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp nào đó. Nguồn nước sông Đà rất quan trọng, là nguồn nước cung cấp chính nước sinh hoạt cho hàng vạn hộ dân, nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước.

“Cơ quan chức năng đang làm rõ có hay không việc nhà máy thấy nước ô nhiễm mà vẫn tiếp tục đưa vào xử lý để cho người dân sử dụng? Phải làm rõ trách nhiệm trong việc này,” ông Thức nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đề nghị các tỉnh kiểm soát chặt chẽ về môi trường, đặc biệt những nơi có kênh nước gần các nhà máy sản xuất nước sạch./.

Dầu thải bị đổ trộm xuống đầu nguồn nước sạch Sông Đà như thế nào?

Dầu thải được đổ trực tiếp từ xe tải xuống vệ đường. Lượng dầu này sau đó chảy theo khe đất rồi đổ thẳng xuống suối Khại. Bắt đầu từ đây, dòng suối mang nước chạy thẳng tới hồ Đầm Bài (xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn). Đáng lưu ý, đây là khu vực đặt kênh dẫn nước nhà máy xử lý nước cung cấp cho thành phố Hà Nội.

Suối Khại – theo cách gọi của cộng đồng dân tộc Mường thuộc huyện Kỳ Sơn (Hoà Bình) bắt nguồn từ núi cao, chảy qua các xã Phúc Tiến, Phú Minh rồi đổ ra hồ Đầm Bài trước khi được dẫn vào kênh dẫn nước của Nhà máy nước Sông Đà (Viwasupco). Đây được coi là nguồn chính cung cấp một lượng lớn nước cho Viwasupco vận hành và sản xuất.

Tuy nhiên, từ khoảng 1 tuần nay, toàn bộ suối Khại đã lâm vào cảnh bị “đầu độc” khi một lượng lớn dầu thải bị đổ trộm xuống.

Vị trí của hồ Đầm Bài trên Google Map. 
Vị trí của hồ Đầm Bài trên Google Map. 

Anh Nguyễn Văn Dũng (thôn Vật Lại, xã Phú Minh) kể lại: “Rạng sáng ngày 9/10, khi xuống khu vực trang trại phía trên suối Khại thì tôi phát hiện ra cá nổi chết trắng ao đồng thời không khí xung quanh có mùi nồng nặc.”

Ngay lập tức, anh Dũng lấy xe máy chạy lên tỉnh lộ 446 nối xã Phú Minh và xã Phúc Tiến thì phát hiện ven đường có nhiều vết dầu bám lại trên cây cỏ.

“Dầu bị đổ trộm lúc này đã chảy tràn theo khe đất xuống khu vực suối Khại phía dưới. Mùi dầu khét lẹt hết sức khó chịu,” anh Dũng kể lại.

Theo lời kể của anh Dũng, chúng tôi men theo đường tỉnh 446. Tại điểm cách xã Phúc Tiến 4km, phóng viên đã phát hiện khu vực dầu thải bị đổ trộm. Vị trí này nằm sát mép vực. Sâu xuống phía dưới khoảng hơn 20m chính là con suối Khại. Do độ dốc lớn nên khi được đổ xuống, dầu thải đã chảy thẳng xuống phía dưới, men theo khe đất đá rồi đổ vào dòng nước.

Để tận mục sở thị đường đi của dầu bẩn trước khi tiếp cận nguồn nước huyết mạch cho Viwasupco, chúng tôi đã lần theo khe đất để xuống chân dòng suối. Mưa lớn đã khoét con đường này thành một khe nhỏ chỉ vừa một người leo. Đất đá đều trơn tuột do “ngậm dầu”.

Cây cối hai bên đường đen kịt, khét lẹt. 
Cây cối hai bên đường đen kịt, khét lẹt. 

Cây cối bị lưỡi dầu bẩn liếm qua đều cháy xém, xác xơ. Thi thoảng, tới những đoạn hốc ăn sâu vào, những vệt, vũng dầu vẫn đọng lại, bám chặt vào đất quánh đặc và nhão nhoét. Tại khu vực gần suối Khại, những dấu vết của dầu thải vẫn còn hiện rõ khi một mảng đất đá lớn quanh đó đã đổi màu đen đúa.

Sau khi nhập chung dòng nước, dầu bắt đầu chảy về phía hạ nguồn trước khi chảy thẳng vào kênh xử lý của Viwasupco.

Sau khi nhập chung dòng nước, dầu bắt đầu chảy về phía hạ nguồn trước khi chảy thẳng vào kênh xử lý của Viwasupco.

Trong khi đó, báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hoà Bình cho thấy vào tối ngày mồng 8, rạng sáng 9/10, người dân phát hiện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu thải đổ trộm ra khe núi sát con suối tại hai xã Phúc Minh và Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình) – cách kênh dẫn nước của nhà máy khoảng 800m.

Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ ô nhiễm tại khu vực nước cấp cho Viwasupco hoạt động, nhóm phóng viên đã quyết định lần ngược theo suối Khại về phía đầu nguồn.

Ngay từ điểm xuất phát nằm gần kênh dẫn Viwasupco, chúng tôi đã có thể ngửi thấy mùi khét lẹt. Phía hai ven bờ, những ngấn dầu đen đúa vẫn in hằn như những vết cứa nhức nhối.

Càng đi sâu, đường đi càng trở nên nhỏ hẹp. Cây cối hai bên chằng chịt rậm rạp dần. Chỉ duy có mùi dầu thì mỗi lúc một đậm đặc. Đá, cát dưới đáy cũng đen kịt và trơn tuột vì chất thải đã lắng xuống. Dùng tay vục cát hay miết đá đều dễ dàng cảm nhận được lớp dầu bóng loáng bám chặt vào da.

Một con kè được đắp tạm để ngăn dòng dầu thải chảy vào nhà máy nước sông Đà nhưng không hiệu quả. 
Một con kè được đắp tạm để ngăn dòng dầu thải chảy vào nhà máy nước sông Đà nhưng không hiệu quả. 

Đến vị trí cách điểm xuất phát chừng 500m thì nước trở nên ngầu đục. Mỗi lần rút chân ra khỏi bùn, lớp dầu đen như mực lại bị sục lên, cuồn cuộn lan chảy về phía dưới hạ nguồn. Không chỉ “đọng” dưới đấy, dầu bám thành từng lớp dày tới 4-5cm ven hai bờ. Dầu phủ kín mít các bãi cát cạn. Dầu thậm chí còn vương vãi thành vệt trên tán cỏ cây xung quanh.

Lần theo “lưỡi dầu” trên đầu nguồn nươc sạch sông Đà

Để hạn chế dầu “xâm lấn” xuống hạ lưu, phía Viwasupco đã huy động công nhân và người dân địa phương đắp hẳn một con đập thô sơ chắn ngang lòng suối. Một loạt bao tải cát, cây gỗ cỡ lớn được sử dụng. Nhưng theo dòng chảy, dầu vẫn âm thầm chạy xuống kênh xử lý nước nằm cách vài trăm mét phía dưới. Tại vị trí chất thải bị đổ trộm, một lớp cát dày được đổ dọc sườn đồi dẫn xuống suối để che đi những vết dầu loang.

Đau lòng nhất, suốt dọc đường chúng tôi đi thi thoảng lại nổi lên những xác cua, ốc nằm chết ven bờ. Những con cua bị “sặc” hoá chất hoặc nằm còng queo, đỏ quạch hoặc nổi lập lờ sát mặt nước. Cây cối cháy vàng, héo úa. Cả dòng nước nguồn bỗng dưng trở thành suối chết. Sau gần 1 tuần, công tác khắc phục sự cố vẫn đầy… thô sơ và ngổn ngang, chưa triệt để.

Những con cua bị “sặc” hoá chất hoặc nằm còng queo, đỏ quạch hoặc nổi lập lờ sát mặt nước. Cây cối cháy vàng, héo úa. Cả dòng nước nguồn bỗng dưng trở thành suối chết. 

Anh Dũng, người xóm Vật Lại bên dòng suối Khại đau đớn nói: “Từ bé tới giờ, chưa lúc nào tôi thấy suối Khại như vậy cả.” Bản thân trang trại anh Dũng đang trông coi cũng đã bị “lưỡi dầu bẩn” quét qua khiến hơn 500kg cá các cùng một số lượng lớn ba ba nuôi bị chết. Ước tính thiệt hại ban đầu lên tới 60-70 triệu đồng.

Nghiêm trọng hơn, nguồn nước ô nhiễm sau đó đã “nhập dòng” vào kênh xử lý của Viwasupco – đơn vị cung cấp nước sạch cho phía Tây Hà Nội. Ngày 8/10 sự cố dầu thải xảy ra thì chỉ hơn 1 ngày sau, hàng nghìn cư dân tại các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông… đã kêu trời vì phát hiện nước mình sử dụng có mùi lạ.

Nhà máy nước sông Đà đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng đổ trộm dầu. 
Nhà máy nước sông Đà đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng đổ trộm dầu. 

Trong văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Viwasupco vẫn khẳng định: “Kết quả kiểm tra chất lượng nước sạch đầu ra của Phòng hóa nghiệm Công ty vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế”. Thế nhưng, thực tế phản ánh của người dân cũng như hiện trạng nhãn tiền tại Kỳ Sơn lại làm dấy lên những lo ngại về chất lượng thực sự của nguồn nước.

Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng đưa ra kết luật cuối cùng thì hàng nghìn người dân phía Tây Hà Nội sẽ vẫn phải mua nước đóng chai về dùng. Và phía thượng nguồn, suối Khại vẫn âm thầm ngậm dầu ô nhiễm./.

Khắc phục sự cố dầu bẩn ảnh hưởng nguồn nước sạch: Lo ngọn, bỏ gốc?

Sau sự cố đổ trộm dầu thải tại đầu nguồn Nhà máy nước Sông Đà, mặc dù cả Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Hoà Bình lẫn ông Tổng giám đốc Viwasupco đều khẳng định đã “dọn dẹp cơ bản” và “xong hết,” nhưng thực tế, tình trạng ô nhiễm vẫn hết sức ngổn ngang. Việc khắc phục sự cố  đang dừng ở mức “lo ngọn, bỏ gốc.”

Sáng 14/10, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện Bộ này cho hay: “Theo Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Hòa Bình, dầu loang đã được thu gom cơ bản tại khu vực đầu nguồn nước sạch sông Đà.”

Đến chiều cùng ngày, khi trả lời báo chí, đến lượt ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng Giám đốc Nhà máy nước Sông Đà khẳng định, phía Viwasupco đã “thuê người xử lý vết dầu loang xong hết rồi.”

Ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc nhà máy nước Sông Đà.
Ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng Giám đốc nhà máy nước Sông Đà.

Thế nhưng, theo tìm hiểu của phóng viên, thực tế không hẳn như những lời nhận định chắc nịch kể trên. Trong cùng ngày các tuyên bố đã dẫn được đưa ra, chúng tôi đã trực tiếp đi ngược theo suối Khại (Kỳ Sơn, Hoà Bình) để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm sau sự cố.

Ngay từ điểm xuất phát cách Nhà máy nước sạch Sông Đà không xa, nhóm phóng viên đã có thể dễ dàng ngửi thấy mùi chất thải khét lẹt và váng đầu. Càng đi sâu hơn về phía thượng nguồn, những dấu vết từ sự cố đổ dầu thải càng rõ rệt hơn. Dầu bám đen kịt hai bên bờ suối, dầu vương đầy cây cối hai bên đường.

Càng đi sâu hơn về phía thượng nguồn, những dấu vết từ sự cố đổ dầu thải càng rõ rệt hơn

Thực tế, sau khi phát hiện sự cố, Viwasupco đã huy động nhiều công nhân đồng thời thuê người dân địa phương vớt dầu. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa triệt để. Bằng chứng là tại vị trí cách điểm xuất phát chừng 1km, phóng viên tiếp tục phát hiện tình trạng dầu thải bị đọng lại thành những lớp dày từ 5-6cm và có thể dễ dàng bốc lên từng vốc bằng tay không.

Không dừng lại ở đó, một lượng lớn chất thải cũng đã bị lắng xuống lớp cát suối Khại, kết thành những vỉa đen rất dễ để nhận ra. Theo bước chân người, những quầng đen như mực lại sục lên, theo dòng nước chảy xuống hạ nguồn. Càng tiến về phía thượng nguồn, tình trạng ô nhiễm càng trở nên rõ rệt hơn.

Để ngăn chặn phần nào dầu thải, một chiếc đập thô sơ cũng đã được dựng lên với kết cấu chính là hàng chục bao tải cát, cây rừng xếp chồng lên nhau, chắn ngang dòng chảy. Tuy nhiên, con đập tỏ ra khá bất lực khi nước vẫn hàng giờ chảy tràn qua, mang theo chất thải tiến về hướng kênh dẫn nước Viwasupco.

Đáng chú ý nhất, tại vị trí phát hiện dầu đổ trộm, công tác khắc phục cũng tỏ ra khá thô sơ. Một lớp cát dày được đổ xuống mép đường, che kín một phần đường chảy của dầu. Mặc dù vậy, lớp cát này cũng chỉ có chiều dài khoảng 3m. Phía dưới, đất đá nhiễm dầu vẫn nằm trơ trơ… chờ mưa lớn cuốn nốt những lớp dầu thải còn vương vãi xuống suối nguồn.

Điều kỳ lạ là trong suốt thời gian lần theo suối Khại, chúng tôi không hề thấy bóng dáng của bất kỳ một công nhân nào từ phía Viwasupco tiến hành xử lý, khắc phục sự cố trên dòng suối này. Kết quả nhãn tiền là sau gần 1 tuần, chất thải vẫn vương vãi, ngổn ngang. Nước suối Khại vẫn khét lẹt mùi dầu và dần dần trở thành dòng suối chết.

Trong khi đó, báo cáo về việc xử lý sự cố dầu thải với Sở Xây dựng Hà Nội, Viwasupco cho biết:  “Ngay sau khi nhận được thông tin, nhà máy đã đóng van cấp nước vào bể chứa trung gian và tiến hành xúc xả toàn bộ nước thông qua van xả cặn đoạn từ nhà máy về đến bể chứa trung gian.

Viwasupco cũng sử dụng phao, gối hút dầu chuyên dụng trên kênh dẫn nước hồ 500m làm khu vực tách dầu và thu gom, vị trí đặt phao. Cửa kênh nhận nước, dẫn nước từ hồ Đầm Bài đến Trạm bơm hồ được chắn rác tại cuối kênh.

Về xử lý công nghệ, Viwasupco tiến hành chắn bổ sung than hoạt tính vào khu xử lý, cũng như tăng hóa chất xử lý, trong đó có clo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 0,8 mg/l.”

Không khó để nhận ra, Nhà máy nước sạch Sông Đà mới đang chủ yếu thực hiện những động thái ngăn không cho ô nhiễm ảnh hưởng tới hoạt động của mình chứ chưa thực sự khắc phục triệt để nguồn gây ô nhiễm.

Trong khi chờ đợi những hành động quyết liệt hơn để giải quyết sự cố từ nhiều phía, dòng suối Khại vẫn sẽ cứ “ngậm dầu,” âm thầm chảy vào hồ Đầm Bài – nơi Viwasupco lấy nước để xử lý trước khi đưa về phục vụ hàng nghìn người dân Hà Nội./.

Đầu nguồn ‘ngậm dầu’, cuối nguồn ‘ngậm hoá chất’

Sự cố đổ dầu trộm tại đầu nguồn nước sông Đà (Kỳ Sơn, Hoà Bình) không chỉ biến suối Khại thành dòng suối chết. Nghiêm trọng hơn nó đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng chưa từng có tiền lệ tại phía Tây Nam Hà Nội.

Nước sông Đà có chứa styren vượt ngưỡng cho phép

Chiều 15/10, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã họp báo thông tin về vụ việc nước sạch có mùi lạ. Theo đó, sau khi nhận được phản ánh, các cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế Thành phố đã lấy nhiều mẫu nước tại nhiều vị trí khác nhau để xét nghiệm. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Thành phố theo QCVN 01:2009/BYT xác định:

Các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20µg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian).

Chị Nguyễn Kiều Hoa, cư dân tại chung cư HH Linh Đàm cho biết từ ngày 10/10 gia đình chị đã ngửi thấy nước sinh hoạt có mùi lạ. 
Chị Nguyễn Kiều Hoa, cư dân tại chung cư HH Linh Đàm cho biết từ ngày 10/10 gia đình chị đã ngửi thấy nước sinh hoạt có mùi lạ. 

Các chỉ tiêu giám sát nước độ A: 8/8 mẫu nước đạt quy chuẩn đối với 14/15 chỉ tiêu giám sát. Chỉ tiêu mùi vị là không đạt.

Từ kết quả xác minh, kết quả giám định xác định mùi “khét” có tại trong nguồn nước tại các nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra. Kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo (kết quả xét nghiệm có hàm lượng 0,8mg/l- Nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN).

Styren hay vinyl benzene hoặc phenyl ethene là một hợp chất hữu cơ không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu. Styren là chất được dùng để sản xuất polystyren và nhiều polyme khác.

Styren được sử dụng trong xốp và góp phần làm phát triển ung thư, giảm thị lực, thính giác và gây tổn thương hệ thần kinh.

Cảnh báo muộn từ Hà Nội

Cũng trong buổi họp báo ngày 15/10, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã chính thức đưa ra khuyến cáo đối với người dân sau gần 1 tuần hiện tượng nước có mùi được phát hiện.

Cụ thể, chính quyền thành phố Hà Nội đề nghị: Trong thời gian trước mắt, khi Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà chưa súc xả, thau được toàn bộ hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư, các bể tăng áp, người dân có sử dụng nước thuộc vùng do Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên nước sạch Hà Đông cung cấp, chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Người dân muốn nấu ăn, uống tạm sẽ thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp.

Cùng với đó, để cung cấp kịp thời nước sạch cho người dân khu vực bị ảnh hưởng, Thành phố Hà Nội sẽ bố trí các xe téc của Công ty Nước sạch Hà Nội túc trực để sẵn sàng chở nước đến cung cấp cho người dân theo nhu cầu.

Người dân chung cư HH Linh Đàm xếp hàng chờ lấy nước sạch. 
Người dân chung cư HH Linh Đàm xếp hàng chờ lấy nước sạch. 

Ông Lê Văn Dục – Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đề nghị chỉ đạo Công an tỉnh điều tra hành vi đổ trộm chất dầu thải tại khe núi tại xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo Viwasupco không ngăn chặn khi biết rõ có sự ô nhiễm từ nguồn dầu thải. Đối với sai phạm của một số công nhân Viwaco, ông Dục “đề nghị xử lý đúng theo quy định của pháp luật.”

Theo ông Dục, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã xác định đây là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, Hà Nội đã thành lập ngay một tổ công tác do giám đốc Sở Xây dựng là trưởng đoàn, có sự tham gia của Sở Y tế, Sở Tài nguyên-Môi trường, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thuộc Sở Y tế, Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty nước sạch Hà Đông, tổ chức kiểm tra ngay.

Đoàn liên ngành cũng yêu cầu lãnh đạo Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty nước sạch Hà Đông và lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà báo cáo giải trình.

Tại cuộc họp báo, kết quả xác minh ban đầu của vụ việc đã chính thức được công bố. Đoàn liên ngành đã kiểm tra toàn bộ quá trình vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà, lấy mẫu nước để xét nghiệm tại nhà máy (trước nguồn) sau khi xử lý các bể chứa trung gian, bể tăng áp tại huyện Thạch Thất, quận Nam Từ Liêm và tại bể chứa nước cấp nước của công ty tại khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, bể chứa của một số chung cư, vòi nước hộ gia đình.

Theo đó, vào ngày 8/10, tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy nước Sông Đà).

Nguồn nước tại nhiều nơi trong thành phố Hà Nội đen kịt, bốc mùi khó chịu.
Nguồn nước tại nhiều nơi trong thành phố Hà Nội đen kịt, bốc mùi khó chịu.

Vào thời điểm này, một số cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình, cũng như thành phố Hà Nội.

Các cán bộ này cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân./.

Nước sạch Hà Nội có mùi lạ:

Chất styren gây hại tới sức khỏe thế nào?

Sau 1 tuần phát hiện nguồn nước sạch trên địa bàn Hà Nội bốc mùi khó chịu, cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân ban đầu là do đầu nguồn nước bị đổ dầu phế thải vào suối, sau đó chảy ra hồ và Nhà máy nước sông Đà không kiểm soát tốt, dẫn đến chảy vào hệ thống lọc nước.

Mùi này qua kết quả xét nghiệm xác định liên quan đến chất styren có tỷ lệ cao hơn từ 1,3 – 3,6 lần so với mức bình thường.

Điều đáng nói, từ ngày 8/10, doanh nghiệp cấp nước đã phát hiện việc đổ trộm dầu nhưng lại “lẳng lặng” xử lý. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải làm rõ trách nhiệm của đơn vị cấp nước để xảy ra sự cố này…

Nhận diện mức độ nguy hại của styren

Phân tích từ góc độ chuyên gia hóa học, ông Đỗ Thanh Bái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Hóa học Việt Nam cho biết styren là một loại chất độc hại, có thể có trong xăng dầu và gây hại sức khỏe con người.

Chất styren. (Ảnh minh họa)
Chất styren. (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu, styren là chất lỏng có khả năng tạo thành hỗn hợp khí gây nổ lớn nếu cất giữ trong các thùng rỗng và có chứa nhiều tạp chất, gây ô nhiễm môi trường. Hơi styren rất nguy hiểm, gây kích ứng mạnh với da và mắt. Hít phải hơi styren sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương…

Tuy nhiên, theo ông Bái, việc phát hiện styren trong sự cố dầu thải tràn vào nước sạch vẫn chưa hẳn là thông tin cuối cùng, vì có thể còn tồn lưu chất khác và cần phân tích.

Việc phát hiện styren trong sự cố dầu thải tràn vào nước sạch vẫn chưa hẳn là thông tin cuối cùng, vì có thể còn tồn lưu chất khác và cần phân tích.

Ông Bái cho biết hiện đã có Công ty SOS Môi trường chuyên về ứng phó các sự cố tràn dầu lên xử lý. Tuy nhiên, thông thường chỉ xử lý được phần dầu nổi, còn dầu đã qua sử dụng – tức đã có biến đổi hóa học thì việc xử lý sẽ khó khăn hơn.

“Ngoài ra, khi ở trong nước, độ độc của dầu sẽ tăng lên. Mùi có thể gây khó chịu, nhưng cái lo ngại là mức độ độc. Tuy nhiên, mức độ nhiễm và ảnh hưởng thế nào thì vẫn phải đợi các cơ quan chuyên môn kiểm tra, xử lý, đưa ra kết luận cuối cùng,” ông Bái lưu ý.

Theo vị chuyên gia của Hội Hóa học Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước cần phải vào cuộc. Đặc biệt, phía Nhà máy nước sông Đà cần phải thận trọng trong việc cấp nước cho người dân.

“Tôi nghĩ, trong việc này Bộ Y tế cũng cần kiểm tra chất lượng nguồn nước,” ông Bái nói thêm.

Làm rõ trách nhiệm của đơn vị cấp nước

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Trưởng Ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho rằng ô nhiễm nguồn nước là vấn đề rất nghiêm trọng. Vì thế, vụ việc đổ trộm dầu thải ở đầu nguồn nói trên có thể sẽ ảnh hưởng đến cả triệu người dân ở hạ lưu.

Vị chuyên gia này cho rằng, trong những sự cố lớn về nguồn xảy ra trong thời gian vừa qua, đặc biệt là vụ việc nêu trên, có thể thấy nhiều bất cập và lúng túng trong khâu giám sát. Điều này không chỉ khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước không được đảm bảo, mà còn gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng tới nhu cầu sinh hoạt và sức khỏe con người.

Nhà máy nước Sông Đà.
Nhà máy nước Sông Đà.

Theo ông, lẽ ra một nhà máy nước lớn như sông Đà phải có hệ thống giám sát tự động từ xa, để khi xảy ra sự cố sẽ kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, khi phát hiện dầu thải ở đầu nguồn nước, phía nhà máy phải đưa ra những cảnh báo kịp thời và cơ quan chức năng cần ra phát ngôn, cung cấp thông tin. Người dân phải được quyền thông tin đầy đủ về sự việc, mức độ ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình.

“Qua sự việc trên, cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra và làm rõ trách nhiệm đối với phía nhà máy nước để xảy ra sự cố này,” ông Tứ nhấn mạnh./.

Nước sạch nhiễm Styren: ‘Nếu không phải dầu mà chất độc khác thì sao?’

Sau hơn một tuần phát hiện nước sạch ở Hà Nội có mùi lạ, kết quả các mẫu xét nghiệm nước đều có hàm lượng Styren cao hơn giới hạn cho phép từ 1,3-3,65 lần vẫn đang là “cú sốc” đối với nhiều người.

Trong khi chờ đợi sự cố được khắc phục, một loạt các câu hỏi lớn đã và đang được dư luận đặt ra: Tại sao khi phát hiện, Công ty nước sạch Sông Đà vẫn tiếp tục vận hành và bơm nước sặc mùi hoá chất về Thủ đô? Nếu chất gây ô nhiễm nước đầu nguồn không phải là dầu thải mà là chất độc thì hậu quả sẽ ra sao?

Bên cạnh sự thiếu trách nhiệm, “làm xiếc” trên sức khoẻ và tính mạng của hàng vạn khách hàng của Viwasupco, sự việc cũng hé mở những lỗ hổng lớn trong khâu kiểm soát, khắc phục khi có sự cố bất thường xảy ra không chỉ của ngành nước.

Viwasupco đã “đùa” với hàng vạn khách hàng như thế nào?

Sự cố nước sạch sông Đà bắt đầu từ khoảng đêm 8/10. Vào thời điểm này, một số người dân phát hiện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu thải đổ trộm ra khe núi sát con suối tại hai xã Phúc Minh và Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình) – cách kênh dẫn nước của Viwasupco khoảng 800m. Sau đó, khu vực này có mưa to khiến số dầu nhớt lan nhanh đến kênh dẫn nước của Nhà máy nước mặt Sông Đà.

Đáng chú ý, tới sáng 9/10, một số công nhân của Viwasupco đã phát hiện sự việc nhưng lại không báo cáo ngay với cơ quan chức năng. Tới tận chiều cùng ngày, sau khi loay hoay tìm cách “xử lý” bất thành, họ mới thông báo cho chính quyền xã Phúc Tiến.

Một số công nhân của Viwasupco đã phát hiện sự việc nhưng lại không báo cáo ngay với cơ quan chức năng.

Báo cáo từ thành phố Hà Nội cho biết thêm, các cán bộ này cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.

Tiếp đó, suốt từ ngày 9-12/10, trong khi người dân Thủ đô bắt đầu hoang mang khi phát hiện nước sinh hoạt nồng nặc mùi hoá chất, phía Công ty này cũng vẫn im lặng. Họ không hề đưa ra bất cứ cảnh báo nào.

Ngược lại, công ty này tìm cách “chữa cháy.” Bất chấp việc dầu đã lan vào bể xử lý, Viwasupco vẫn bổ sung than hoạt tính, tăng hóa chất, khiến nước thêm nồng nặc mùi clo.

Việc đắp tạm một cái kè mỏng manh để ngăn dầu tràn vào là một biện pháp tạm thời nhưng không giải quyết vấn đề triệt để.
Việc đắp tạm một cái kè mỏng manh để ngăn dầu tràn vào là một biện pháp tạm thời nhưng không giải quyết vấn đề triệt để.

Trong khi đó, Nghị định của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch có quy định: Đơn vị cấp nước có nhiệm vụ tổ chức sản xuất an toàn, cung cấp ổn định dịch vụ cấp nước cho các khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước. Trường hợp xảy ra sự cố phải kịp thời thông báo cho khách hàng biết, thậm chí phải bồi thường cho khách hàng theo quy định của pháp luật.

Cùng lúc “đánh đu” với sức khoẻ của hàng vạn người dân, Viwasupco còn lờ luôn việc báo cáo với Hà Nội – địa bàn tiêu thụ sản phẩm chính của công ty này. Thậm chí, tới tận thời điểm chiều 15/10 – gần 1 tuần sau sự cố, các đơn vị và cá nhân vẫn không hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như chưa có báo cáo, cảnh báo, khắc phục việc để dầu vào nguồn nước chuyển các cơ quan chức năng.

Viwasupco lờ luôn việc báo cáo với Hà Nội – địa bàn tiêu thụ sản phẩm chính của công ty này. 

Biện minh cho sự vô trách nhiệm của mình, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Viwasupco nói: “Thâm tâm của tôi 80% là muốn dừng cấp nước, vì nghĩ nước có vấn đề. Trong tâm của tôi không bao giờ lấy tính mạng của người dân để kinh doanh… Nhưng tôi hội ý lãnh đạo và quyết định vẫn cấp nước. Có người bảo báo cáo thành phố [Hà Nội – PV] nhưng báo cáo cái gì khi chất lượng theo chỉ tiêu A vẫn đảm bảo.”

Nhận định về cách hành xử ‘lạ đời’ trên của Viwasupco, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên gay gắt: “Phản hồi của lãnh đạo doanh nghiệp này cho đến thời điểm hiện tại là cực kỳ vô trách nhiệm.”

Liên quan đến vụ việc của Công ty Cổ phần nước sạch Sông Đà, vị chuyên gia khẳng định việc giám sát, ứng phó với sự cố tràn dầu hiện còn rất lung túng. Khi phát hiện ra sự cố tràn dầu nhưng vẫn cho vận hành, không báo cáo là thiếu trách nhiệm.

“Khi sự việc xảy ra, người dân mới biết là doanh nghiệp chỉ biết… tháo nước về bán. Không hề có đầu tư công nghệ giám sát chất lượng, quản lý đầu nguồn. Người dân cũng không rõ công nghệ xử lý nước của doanh nghiệp này như nào?,” ông Nguyên nêu lo ngại.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, Tổng thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, về bản chất, vụ Formosa, vụ Rạng Đông và hiện nay là vụ Nhà máy nước sông Đà đều có cùng một “kịch bản.” Đó là khi xảy ra sự cố thì rất lúng túng trong việc xử lý thông tin, rất chậm trễ trong việc hướng dẫn cho người dân, cộng đồng. Việc huy động nguồn lực ứng phó, chỉ đạo xử lý sự cố cũng rất rối.

“Về mặt an toàn, chất lượng sản phẩm, chắc chắn phía nhà máy phải có quy trình kiểm soát nguồn nước đầu vào. Nhưng việc 1 tuần mới lấy mẫu 1 lần và kiểm tra, kể cả khi nước có mùi sặc sụa như thế mà chất lượng nước phòng thí nghiệm của nhà máy vẫn đạt tiêu chuẩn thì đây là điều đáng báo động,” ông Sơn nói.

“Lỗ hổng chết người trong khâu kiểm soát”

Theo Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, vấn đề đáng lưu tâm là trong trường hợp không phải là sự cố tràn dầu mà liên quan đến vấn đề an ninh, ví dụ như người ta thải một chất độc hại từ hai bên bờ sông Đà, gây ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe con người, thì liệu nhà máy có phát hiện được không?

“Ví dụ trên chỉ là giả định, nhưng vấn đề đáng lo là đến ngay cả cái mùi sặc sụa như thế mà nhà máy vẫn cho chạy suốt cả thời gian dài, thì đây là lỗ hổng chết người trong khâu kiểm soát,” ông Sơn nhấn mạnh.

Với khu vực nguồn nước “khổng lồ” như hồ chứa Nhà máy nước sông Đà, lẽ ra phải được giám sát, bảo vệ nghiêm ngặt, phải coi đây là khu vực “an ninh nguồn nước” và phải quan trắc liên tục. Nhưng thực tế có vẻ như ngược lại.

Cùng có chung quan điểm, ông Trịnh Lê Nguyên bổ sung thêm, một loạt sự kiện gần đây cho thấy công tác quản lý môi trường đang thực sự có vấn đề! Các cơ quan liên quan gần như bị động, không đủ năng lực để phản ứng, xử lý khi có sự cố, thảm họa xảy ra trong khi hậu quả để lại thì rất nghiêm trọng.

Ông Nguyên cho rằng các cơ quan có trách nhiệm cần sớm ban hành tiêu chuẩn, yêu cầu nghiêm ngặt về công nghệ, kiểm soát chất lượng, các biện pháp an toàn đối với nguồn cung nước sạch đối với các doanh nghiệp.

“Các khu vực đầu nguồn cung cấp nước cho các đô thị lớn phải được xếp vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và phải có phương án bảo vệ nghiêm ngặt. Như trường hợp vừa xảy ra, phạm vi ảnh hưởng có thể lên đến hơn 1 triệu người là rất lớn,” ông Nguyên nói.

Không chỉ thiếu chặt chẽ trong kiểm soát an ninh nguồn nước, ngay cả các biện pháp khắc phục sau sự cố cũng mang tính… ngẫu hứng và thiếu căn cứ khoa học. Vị chuyên gia của Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam dẫn chứng, đối với vị trí dầu đổ ra, về nguyên tắc khi xử lý cần phải xúc bỏ toàn bộ mặt đất nhiễm hoá chất rồi đem đi đốt, tránh cho dầu ngấm vào nước ngầm.

“Ở đây người ta lại dùng cát để lấp. Khi ngấm xuống nước ngầm, mức độ ô nhiễm sẽ tăng theo cấp số nhân và rất khó xử lý,” ông Sơn phân tích.

Vị chuyên gia này cũng cảnh báo: “Việc nguồn nước Nhà máy nước sông Đà nhiễm bẩn là sự cố nghiêm trọng, không hề đơn giản. Khi chúng ta không có biện pháp ứng phó với sự cố môi trường thì việc xử lý bây giờ đã là quá muộn và cộng đồng đã phải lãnh hậu quả.”

Việc nguồn nước Nhà máy nước sông Đà nhiễm bẩn là sự cố nghiêm trọng

Theo ông Sơn, việc sục rửa 40 km đường ống là khả quan. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là phải xử lý thế nào đối với phần hồ chứa nước lên tới hàng chục hécta và dầu đã “ăn sâu vào.”

Về trách nhiệm với người dân và xã hội, ông Sơn cho rằng, Công ty nước sạch Sông Đà phải kiểm soát, kiểm tra chất lượng. Nhà sản xuất thu tiền của người dân để bán nước sạch thì người dân phải được nhận nguồn nước đảm bảo chất lượng, còn cung cấp nguồn nước nhiễm bẩn, không đảm bảo thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm và bồi thường.

“Tùy thuộc mức độ gây hậu quả và mức độ ảnh hưởng, nhà sản xuất có thể sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật,” ông Sơn nói thêm./.

Lý do gì khiến Viwasupco vẫn cấp nước bất chấp sự cố?

Thực tế diễn biến sự việc cho thấy phía Công ty Nước sạch sông Đà đã phát hiện sự cố dầu loang vào nước nguồn từ sáng 9/10. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn tiếp tục tìm cách xử lý và bơm nước qua hệ thống dẫn truyền về phục vụ Hà Nội.

Trả lời về sự việc, ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà Viwasupco cho biết lý do việc Viwasupco vẫn cấp nước. Ông Tốn nói: “Tại sao vẫn cấp nước? Vì ngày 10/10 phòng thí nghiệm xét nghiệm chỉ tiêu A và xác định không có vấn đề gì”.

Ông Tốn cho biết thêm: Sau ngày 10/10, Viwasupco cũng lấy mẫu nước đi phân tích chỉ tiêu B và C nhưng kết quả thì phải đợi từ 10-20 ngày.

“Tôi hội ý lãnh đạo và quyết định vẫn cấp nước. Có người bảo báo cáo thành phố [Hà Nội – PV] nhưng báo cáo cái gì khi chất lượng theo chỉ tiêu A vẫn đảm bảo,” ông Tốn nói.

Nguồn nước cung cấp cho người dân Hà Nội hiện tại đang bị đặt nhiều câu hỏi về sự an toàn. 
Nguồn nước cung cấp cho người dân Hà Nội hiện tại đang bị đặt nhiều câu hỏi về sự an toàn. 

Ông Tốn cho biết công ty này đã tham khảo chuyên gia và cũng nhận được phản biện nếu tạm dừng sản xuất thì phải có lý do gì để cắt nước. “Nếu bảo nước ô nhiễm thì chứng cứ đâu, trong khi đó nội kiểm nước vẫn đảm bảo”, ông Tốn nói về chất lượng nước do công ty tự xét nghiệm.

“Thâm tâm của tôi 80% là muốn dừng cấp nước, vì nghĩ nước có vấn đề. Trong tâm của tôi không bao giờ lấy tính mạng của người dân để kinh doanh”, ông Tốn nói. Sau sự việc ông Tốn cho biết công ty này sẽ họp rút kinh nghiêm, nếu phát hiện đơn vị nào sai thì sẽ xử lý.

Trong tâm của tôi không bao giờ lấy tính mạng của người dân để kinh doanh

Về việc chậm báo cáo, Tổng Giám đốc Viwasupco cho hay sau sự cố công ty này đã có báo cáo tới cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình vì “chúng tôi ở trên địa bàn Hòa Bình thì có báo cáo tới cơ quan ở Hòa Bình chứ không báo cáo các cơ quan ở Hà Nội.”

Ông Tốn cũng khẳng định là sau khi phát hiện sự việc, công ty đã thuê người dân cùng công nhân vớt dầu và dùng phao ngăn dầu lại đồng thời gọi điện cho chính quyền địa phương xuống lập biên bản nhưng sáng hôm sau cơ quan chức năng mới xuống.

“Sở dĩ công ty làm báo cáo ngày 10/10 vì trước đó tập trung lực lượng vớt dầu, kể cả bộ phận kế toán cũng ra xử lý dầu tràn. Công ty dừng sản xuất đến 12 giờ ngày 9/10”, ông Tốn thông tin.

Ông Tốn cũng đưa ra lời xin lỗi đối với người dân và khẳng định sẽ “họp rút kinh nghiệm”.

Liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt, Phó Giám đốc Sở Y Tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết: Styren nằm trong nhóm chỉ tiêu hai năm kiểm tra một lần. Theo quy định, nước sạch có 109 chỉ tiêu phải kiểm tra, trong đó 14 chỉ tiêu A, 17 chỉ tiêu B và 78 chỉ tiêu C. Các chỉ tiêu A và B sẽ được kiểm tra lần lượt là một tháng/lần, sáu tháng/lần, còn chỉ tiêu C thì hai năm/lần.

“Hiện chưa có tài liệu chính thống nào để xác định chất Styren vượt ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ra sao. Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy mẫu trên diện rộng để xác định chất lượng nước sạch sông Đà,” ông Hạnh nói./.

Người dân những khu vực nào đã phải… uống nước từ Viwasupco?

Sau khi thông tin chính thức về việc nước do Công ty Cổ phần nước sạch Sông Đà bị nhiễm bẩn được công bố, nhiều người dân Hà Nội đã rất lo lắng vì sức khoẻ của mình. Vậy những quận, huyện nào của Hà Nội đang ở vùng chịu ảnh hưởng của sự cố nghiêm trọng đối với nguồn nước này?

Phần lớn nước sạch Sông Đà “chảy” về Hà Nội

Theo Kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành từ tháng 7 vừa qua thì Nhà máy nước mặt sông Đà do Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lý với lưu lượng cấp cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000-260.000m3/ngày đêm trên tổng công suất  giai đoạn 1 là 300.000 m3/ngày đêm.

Nguồn nước này được phân bổ thông qua Công ty cổ phần Viwaco, Công ty Nước sạch Hà Đông, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải.

Báo cáo thường niên năm 2018 của Viwasupco cũng khẳng định: “90% tổng lượng nước được bán cho 3 khách hàng chính bao gồm Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông.”

Điển hình như Viwaco, nguồn cấp nước chính hiện nay vẫn là từ nước sạch sông Đà với công suất khoảng 200.000-210.000m3/ngày đêm. Nguồn cấp còn lại từ trạm Văn Điển chỉ đạt công suất 5.000m3/ngày đêm.

Đối với Công ty Nước sạch Hà Đông, sản lượng nước mua từ Viwasupco trong 3 tháng đầu năm 2019 chiếm tới 40% tổng khối lượng bán trên địa bàn (theo báo cáo tài chính 3 tháng đầu năm 2019).

Báo cáo thường niêm 2018 của Viwasupco cho hay, địa bàn cấp nước của công ty bao gồm các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, một phần của quận Cầu Giấy, Đống Đa, quận Nam Từ Liêm và một số doanh nghiệp, đơn vị nằm cạnh hệ thống truyền tải nước sạch dọc Đại lộ Thăng Long với số lượng là 13 khách hàng.

Những khu vực nào đang dùng nước sông Đà?

Kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 của thành phố Hà Nội đã chỉ rõ việc phân bổ nguồn nước sông Đà hiện nay.

Cụ thể, Công  ty Cổ phần Viwaco hiện đang quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 147.000 khách hàng, tại khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Trì (phía Tây Quốc lộ 1A). Nguồn cấp nước chính hiện nay vẫn là từ nước sạch sông Đà với công suất khoảng 200.000-210.000m3/ngày đêm.

Trong khi đó, công ty Nước sạch Hà Đông (Hadowa) hiện sử dụng nguồn nước sạch Sông Đà với công suất 40.000-50.000m3/ngày đêm.  Hiện Hadowa cấp dịch vụ nước cho khoảng hơn 150.000 khách hàng, tại khu vực quận Hà Đông, một phần Nam Từ Liêm, một số xã của huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa…

Người dân đang lấy nước sạch miễn phí tại Chung cư HH Linh Đàm sau sự cố nguồn nước sông Đà bị ô nhiễm. 
Người dân đang lấy nước sạch miễn phí tại Chung cư HH Linh Đàm sau sự cố nguồn nước sông Đà bị ô nhiễm. 

Nước sông Đà cũng được phân phối cho khu vực nông thôn dọc Đại lộ Thăng Long ở các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức. Việc cung cấp dịch vụ này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải thực hiện. Sau khi tiếp nhận nước từ Viwasupco, các đơn vị này sẽ phân phối tới hơn 80.000 khách hàng trong khu vực.

Một số khách hàng khác được nhắc tên trong báo cáo thường niên năm 2018 của Viwasupco bao gồm  Công ty Cổ phần dịch vụ địa chất, Khu đô thị Bắc An Khánh, Khu đô thị An Khánh-An Thượng, Công ty Viostone, Làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam, Trung tâm thể thao Viettel, Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Ngọc Hải, Công ty Bất động sản Xuân Cầu, Đại học Chính trị-Bộ Quốc phòng, Trung tâm hành động bom mìn Việt Nam.

Rất nhiều quận, huyện của Hà Nội đang sử dụng nguồn nước từ Viwasupco

Trong năm 2018, Viwasupco phối hợp với Nước sạch Hà Đông để cấp nước cho Công ty Nước sạch Nam Hà Nội-đơn vị chính thức tiếp nhận lại hệ thống cấp nước của dự án Khu đô thị Thanh Hà.

Có thể thấy hiện tại rất nhiều quận, huyện của Hà Nội đang sử dụng nguồn nước từ Viwasupco. Vì vậy, sự cố đổ dầu thải đầu nguồn tại công ty này đã khiến cho rất nhiều người lo ngại về sức khoẻ của chính bản thân mình./.

Bản đồ ảnh hưởng của sự cố sông Đà

‘Có đủ cơ sở để yêu cầu Viwasupco bồi thường thiệt hại theo quy định’

Liên quan đến việc nước sinh hoạt có hàm lượng Styren vượt ngưỡng cho phép do ảnh hưởng của sự cố đổ trộm dầu thải từ đầu nguồn, phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông Luật) về trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan.

Đủ cơ sở để đòi bồi thường

Theo luật sư Bình, trong trường hợp chất lượng nước không đảm bảo hay không đủ điều kiện sử dụng mà vẫn cấp nước thì hành vi này là hết sức đáng lên án và cần phải xử lý theo quy định pháp luật. Việc xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ sai phạm và hậu quả xảy ra. “Tùy vào hậu quả xảy ra mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự,” luật sư Bình nói.

Luật sư Diệp Năng Bình -Trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông Luật.
Luật sư Diệp Năng Bình -Trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông Luật.

Cũng theo người đứng đầu Văn phòng Luật sư Tinh thông Luật, bên cạnh những thiệt hại về tinh thần trước sự hoang mang, lo lắng của hàng trăm nghìn người dân Thủ đô thì những thiệt hại về kinh tế cũng không nhỏ khi người dân phải tự đi mua nước đóng bình về để phục vụ sinh hoạt, phải thay bộ lõi lọc cho các máy lọc nước trong gia đình.

“Do đó, đủ cơ sở để yêu cầu đơn vị cung cấp nước phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ những thiệt hại của người dân. Tuy nhiên, do người dân không ký trực tiếp với công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà nên phải xem lại hợp đồng là đơn vị nào đã bán trực tiếp nước cho người dân và người dân kiện trực tiếp đơn vị đó,” luật sư Diệp Năng Bình nhấn mạnh.

Đủ cơ sở để yêu cầu đơn vị cung cấp nước phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ những thiệt hại của người dân

Luật sư Bình cho biết thêm rằng hiện nay, chất lượng nước sinh hoạt phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BYT (Thông tư 41) ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch sinh hoạt.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 41 quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, kết quả thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 5 của Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này phải được đơn vị cấp nước công khai trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp nước các nội dung sau: Tổng số mẫu nước thử nghiệm và các vị trí lấy mẫu; Các thông số và kết quả thử nghiệm cụ thể của từng mẫu nước; Biện pháp và thời gian khắc phục các thông số không đạt Quy chuẩn.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 41, đơn vị cấp nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp; Lưu trữ và quản lý hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch; Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch; Công khai thông tin về chất lượng nước sạch;…

“Theo tôi, khi phát hiện ra sự việc thì việc cần thiết là ngưng cấp nước để cho dòng chảy trở về với hiện trạng ban đầu bởi vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang lan rộng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Hàng năm, nước bẩn giết nhiều người hơn cả chiến tranh và các hình thức bạo lực khác cộng lại. Nói một cách thẳng thắn: Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến tính mạng con người, thế nhưng tôi không hiểu vì sao mà Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà vẫn tiến hành sản xuất và cấp nước về Thủ Đô. Theo tôi đó là một sự vô cảm, là thiếu trách nhiệm trầm trọng, coi thường tính mạng sức khỏe người dân,” luật sư Bình bày tỏ quan điểm.

Có thể xử phạt đối tượng đổ thải tới 10 tỷ đồng

Đối với hành vi đổ trộm dầu thải xuống suối Khại (Kỳ Sơn, Hoà Bình), luật sư Diệp Năng Bình cho biết: “Hành vi xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lý không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân mà còn là hành vi bất hợp pháp và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý về hình sự.”

Cụ thể, theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội gây ô nhiễm môi trường đã nâng mức phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng và nâng mức phạt tù từ 1-5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì có thể bị phạt tiền từ 1-3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3-7 năm. Đặc biệt, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này bị phạt tiền từ 1-10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.

Người dân khi thau rửa bể ngầm tại 1 chung cư tại Hà Nội phát hiện ra nước đen kịt và bốc mùi khét lẹt. 
Người dân khi thau rửa bể ngầm tại 1 chung cư tại Hà Nội phát hiện ra nước đen kịt và bốc mùi khét lẹt. 

Ngoài ra, theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, trong trường hợp gây ô nhiễm, doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính./.

Hà Nội quay cuồng trong cơn “khát nước”

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang khiến cuộc sống của người dân Hà Nội đảo lộn, cảnh xếp hàng lấy nước sạch diễn ra ở nhiều nơi.

Sau sự cố nước có mùi lạ do nhiễm dầu của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, hàng loạt chung cư, khu dân cư trên địa bàn các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm có nguy cơ thiếu nước.

Trước thực tế này, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị cấp nước hoạt động tối đa, hết công suất các nhà máy, tuyến ống để cấp nước cho các khu vực đang bị thiếu.

Ngày 16/10, ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc Công ty cổ phần Viwaco đã ký Văn bản 1602/Viwaco – KD gửi khách hàng và Ủy ban Nhân dân các phường, xã khu vực phía Tây Nam Hà Nội về việc tạm dừng cấp nước để tiến hành xúc xả tuyến đường ống truyền tải nước sông Đà.

Tuy nhiên, trong thông báo này Viwaco đã không ghi rõ thời gian tạm dừng cấp nước bao lâu, thời gian cấp nước lại khi nào.

Trong khi đó, do tạm dừng cấp nước cũng như cùng lúc nhiều chung cư ở Hà Nội đang tiến hành xúc xả đường ống, bể chứa, dẫn tới nước sinh hoạt ở một số quận, huyện phía Tây Nam Hà Nội bị thiếu. Cuộc sống của người dân Thủ đô bị đảo lộn hoàn toàn.

Gần 10 ngày nay, sống của hàng ngàn hộ dân tại 12 tòa chung cư HH Khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) bị xáo trộn vì nước máy nhiễm mùi lạ. Chính vì vậy, từ 14 - 21 giờ hàng ngày, hàng chục ngàn lít nước sạch đã được cung cấp miễn phí cho người dân khu vực này. 
Gần 10 ngày nay, sống của hàng ngàn hộ dân tại 12 tòa chung cư HH Khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) bị xáo trộn vì nước máy nhiễm mùi lạ. Chính vì vậy, từ 14 – 21 giờ hàng ngày, hàng chục ngàn lít nước sạch đã được cung cấp miễn phí cho người dân khu vực này. 
Chị Nguyễn Kiều Hoa, cư dân tại khu HH Linh Đàm cho biết từ 10/10 đã phát hiện nước có mùi thuốc trừ sâu nồng nặc. Đến hiện tại, tuy mùi đã giảm nhưng chị và gia đình vẫn chưa dám sử dụng lại.
Chị Nguyễn Kiều Hoa, cư dân tại khu HH Linh Đàm cho biết từ 10/10 đã phát hiện nước có mùi thuốc trừ sâu nồng nặc. Đến hiện tại, tuy mùi đã giảm nhưng chị và gia đình vẫn chưa dám sử dụng lại.
Nhiều hộ gia đình tại đây phản ánh, họ phát hiện nước sinh hoạt của mình có mùi lạ, vừa khét lại nồng nặc mùi thuốc khử trùng nên không ai dám tiếp tục sử dụng.
Nhiều hộ gia đình tại đây phản ánh, họ phát hiện nước sinh hoạt của mình có mùi lạ, vừa khét lại nồng nặc mùi thuốc khử trùng nên không ai dám tiếp tục sử dụng.
Sau khi thấy nước tại đây có hiện tượng lạ, người dân tại 12 tòa chung cư HH đã ngưng sử dụng và tìm kiếm các nguồn nước bên ngoài như nước khoáng đóng chai, bình chứa.
Sau khi thấy nước tại đây có hiện tượng lạ, người dân tại 12 tòa chung cư HH đã ngưng sử dụng và tìm kiếm các nguồn nước bên ngoài như nước khoáng đóng chai, bình chứa.
Ban quản lý khu chung cư cho biết, họ mua nước từ nhà máy nước Pháp Vân và cung cấp miễn phí cho cư dân của các tòa nhà, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Ban quản lý khu chung cư cho biết, họ mua nước từ nhà máy nước Pháp Vân và cung cấp miễn phí cho cư dân của các tòa nhà, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Mỗi ngày sẽ có một xe bồn chưa khoảng 7 khối nước sạch được đưa đến để phục vụ người dân tại khu đô thị Linh Đàm.
Mỗi ngày sẽ có một xe bồn chưa khoảng 7 khối nước sạch được đưa đến để phục vụ người dân tại khu đô thị Linh Đàm.
Tuy nhiên đến ngày 16/10, người dân ở đây đồng loạt “tố cáo” những chuyến xe bồn chở nước miễn phí từ nhà máy Pháp Vân mang đến cho cư dân nơi đây. Theo người dân phản ánh, 3 chuyến xe trong ngày đều có mùi hôi tanh, màu vàng.
Tuy nhiên đến ngày 16/10, người dân ở đây đồng loạt “tố cáo” những chuyến xe bồn chở nước miễn phí từ nhà máy Pháp Vân mang đến cho cư dân nơi đây. Theo người dân phản ánh, 3 chuyến xe trong ngày đều có mùi hôi tanh, màu vàng.
Trong khi chờ cơ quan chức năng khắc phục sự cố, những người dân nơi đây vẫn đang sống trong tình trạng hoang mang khi không biết sẽ phải dùng nguồn nước bên ngoài đến bao giờ. 
Trong khi chờ cơ quan chức năng khắc phục sự cố, những người dân nơi đây vẫn đang sống trong tình trạng hoang mang khi không biết sẽ phải dùng nguồn nước bên ngoài đến bao giờ. 
Trong khi ấy, tại nhiều hệ thống siêu thị, số lượng đặt mua nước đóng chai tăng đột biến. Nhiều quầy hàng nước khoáng đóng chai trống rỗng khiến các siêu thị phải nhanh chóng nhập hàng về phục vụ người dân. 
Trong khi ấy, tại nhiều hệ thống siêu thị, số lượng đặt mua nước đóng chai tăng đột biến. Nhiều quầy hàng nước khoáng đóng chai trống rỗng khiến các siêu thị phải nhanh chóng nhập hàng về phục vụ người dân. 
Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc kịp thời cấp nước miễn phí cho người dân nên khu vực máy nước Hạ Đình trở nên nhộn nhịp lạ thường. Người dân tấp nập mang theo bình, xô, chậu,... thậm chí cả túi ni lông đến xin nước sạch về sinh hoạt. 
Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc kịp thời cấp nước miễn phí cho người dân nên khu vực máy nước Hạ Đình trở nên nhộn nhịp lạ thường. Người dân tấp nập mang theo bình, xô, chậu,… thậm chí cả túi ni lông đến xin nước sạch về sinh hoạt. 
Đại diện Nhà máy nước sạch Hạ Đình, cho biết sau khi Nhà máy nước sạch sông Đà gặp sự cố khiến nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội bị thiếu nước sạch sinh hoạt, từ chiều 15/10, người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân bắt đầu đến nhà máy để lấy nước sạch.
Đại diện Nhà máy nước sạch Hạ Đình, cho biết sau khi Nhà máy nước sạch sông Đà gặp sự cố khiến nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội bị thiếu nước sạch sinh hoạt, từ chiều 15/10, người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân bắt đầu đến nhà máy để lấy nước sạch.
Ban giám đốc nhà máy đã chỉ đạo để bảo đảm các họng nước sạch luôn sẵn sàng 24/24 để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn phường Hạ Đình và các phường lân cận.Ngoài ra, lãnh đạo nhà máy cũng đã chỉ đạo một số đơn vị cung cấp nước bằng xe téc cho những khu vực ở xa không thể đến lấy nước.
Ban giám đốc nhà máy đã chỉ đạo để bảo đảm các họng nước sạch luôn sẵn sàng 24/24 để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn phường Hạ Đình và các phường lân cận.Ngoài ra, lãnh đạo nhà máy cũng đã chỉ đạo một số đơn vị cung cấp nước bằng xe téc cho những khu vực ở xa không thể đến lấy nước.
Lâu lắm rồi người ta mới lại nhìn thấy hình ảnh người dân Thủ đô mang đủ loại thùng nhựa, xô chậu, thậm chí cả xong nồi,… xếp hàng dài chờ lấy nước. Hình ảnh dân Hà Nội đứng sau những chiếc xe bồn hay những điểm lấy nước công cộng như những năm 80-90 của thế kỷ trước. 
Lâu lắm rồi người ta mới lại nhìn thấy hình ảnh người dân Thủ đô mang đủ loại thùng nhựa, xô chậu, thậm chí cả xong nồi,… xếp hàng dài chờ lấy nước. Hình ảnh dân Hà Nội đứng sau những chiếc xe bồn hay những điểm lấy nước công cộng như những năm 80-90 của thế kỷ trước. 
Anh Trần Duy Anh, một người dân tại phố Hạ Đình cho hay nước tại khu nhà anh đã bị cắt từ 2 hôm nay. Anh phải huy động anh em đến tranh thủ lấy nước tại nhà máy nước Hạ Đình.
Anh Trần Duy Anh, một người dân tại phố Hạ Đình cho hay nước tại khu nhà anh đã bị cắt từ 2 hôm nay. Anh phải huy động anh em đến tranh thủ lấy nước tại nhà máy nước Hạ Đình.
Trong buổi chiều 16/10, có rất đông người dân đến xếp hàng lấy nước sạch. Hầu hết người dân sử dụng sử dụng các loại bình nhỏ cỡ 5-20 lít.
Trong buổi chiều 16/10, có rất đông người dân đến xếp hàng lấy nước sạch. Hầu hết người dân sử dụng sử dụng các loại bình nhỏ cỡ 5-20 lít.
Những người dân khu vực Hạ Đình (Thanh Xuân) vừa trải qua những ngày lo lắng vì ô nhiễm không khí sau vụ cháy Công ty Rạng Đông giờ đây lại phải đối mặt với vấn đề nước sạch.
Những người dân khu vực Hạ Đình (Thanh Xuân) vừa trải qua những ngày lo lắng vì ô nhiễm không khí sau vụ cháy Công ty Rạng Đông giờ đây lại phải đối mặt với vấn đề nước sạch.
“Khát nước”, thiếu nước sạch có lẽ là nỗi khổ ám ảnh nhất với đời sống đô thị. 
“Khát nước”, thiếu nước sạch có lẽ là nỗi khổ ám ảnh nhất với đời sống đô thị. 
Cơn mưa lớn cũng không ngăn cản được người dân xếp hàng đến lấy nước sạch. Người mang bình, xô, can… hay bất kì thứ gì có thể đựng được nước.
Cơn mưa lớn cũng không ngăn cản được người dân xếp hàng đến lấy nước sạch. Người mang bình, xô, can… hay bất kì thứ gì có thể đựng được nước.
Ngoài nhà máy nước Hạ Đình người dân có thể đến lấy nước miễn phí trực tiếp tại các nhà máy nước Pháp Vân (ngã ba Pháp Vân Cầu Giẽ - Hoàng Mai); nhà máy nước Mai Dịch (số 1 Phạm Hùng, Cầu Giấy); trạm cấp nước Quỳnh Mai (số 2 Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng).
Ngoài nhà máy nước Hạ Đình người dân có thể đến lấy nước miễn phí trực tiếp tại các nhà máy nước Pháp Vân (ngã ba Pháp Vân Cầu Giẽ – Hoàng Mai); nhà máy nước Mai Dịch (số 1 Phạm Hùng, Cầu Giấy); trạm cấp nước Quỳnh Mai (số 2 Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng).
Đa số người dân lấy nước chủ yếu để phục vụ ăn uống, còn các sinh hoạt khác như tắm giặt thì phải dùng hạn chế. Ngoài việc mở cửa phục vụ người dân lấy nước miễn phí, các nhà máy cũng bố trí các xe chở nước các khu dân cư.
Đa số người dân lấy nước chủ yếu để phục vụ ăn uống, còn các sinh hoạt khác như tắm giặt thì phải dùng hạn chế. Ngoài việc mở cửa phục vụ người dân lấy nước miễn phí, các nhà máy cũng bố trí các xe chở nước các khu dân cư.
Nước sinh hoạt sẽ được cung cấp miễn phí cho người dân bị ảnh hưởng 24/24h đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến.
Nước sinh hoạt sẽ được cung cấp miễn phí cho người dân bị ảnh hưởng 24/24h đồng thời đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến.
Không may mắn như HH Linh Đàm hay Hạ Đình, hàng trăm hộ dân tại tòa nhà Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội) lại đối mặt với cảnh chầu chực chờ đến nửa đêm để lấy nước sạch.
Không may mắn như HH Linh Đàm hay Hạ Đình, hàng trăm hộ dân tại tòa nhà Gemek Tower (Hoài Đức, Hà Nội) lại đối mặt với cảnh chầu chực chờ đến nửa đêm để lấy nước sạch.
Do nhu cầu lớn mà lượng nước cung cấp có hạn, tới gần 12h đêm, chiếc xe téc chở đầy nước mới tới phục vụ nhu cầu của bà con. Những người dân tại đây cho hay, họ nhận thấy nước sinh hoạt có mùi lạ nên không dám sử dụng để ăn, uống mà chỉ để tắm rửa. Đến ngày 16/10, nước mới chính thức bị cắt.
Do nhu cầu lớn mà lượng nước cung cấp có hạn, tới gần 12h đêm, chiếc xe téc chở đầy nước mới tới phục vụ nhu cầu của bà con. Những người dân tại đây cho hay, họ nhận thấy nước sinh hoạt có mùi lạ nên không dám sử dụng để ăn, uống mà chỉ để tắm rửa. Đến ngày 16/10, nước mới chính thức bị cắt.
Ai có bình dùng bình, ai có xô dùng xô, người người, nhà nhà kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt phát nước miễn phí.
Ai có bình dùng bình, ai có xô dùng xô, người người, nhà nhà kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt phát nước miễn phí.
Người dân ở đây cho biết, mỗi ngày chỉ có 1 xe nước chở đến phục vụ cư dân vào lúc 12 giờ đêm, tuy nhiên số nước trên không đáp ứng đủ nhu cầu của hàng trăm hộ dân tại khu chung cư này.
Người dân ở đây cho biết, mỗi ngày chỉ có 1 xe nước chở đến phục vụ cư dân vào lúc 12 giờ đêm, tuy nhiên số nước trên không đáp ứng đủ nhu cầu của hàng trăm hộ dân tại khu chung cư này.
Nhiều người tỏ ra vội vã đến lấy nước vì chỉ có 1 xe téc mà lại phục vụ cho nhu cầu rất lớn của cư dân. 
Nhiều người tỏ ra vội vã đến lấy nước vì chỉ có 1 xe téc mà lại phục vụ cho nhu cầu rất lớn của cư dân. 
Mọi người dùng một chút nước ít ỏi để phục vụ cho nhu cầu nấu ăn, còn mọi sinh hoạt vệ sinh cá nhân phải tìm mọi cách để xoay xở.
Mọi người dùng một chút nước ít ỏi để phục vụ cho nhu cầu nấu ăn, còn mọi sinh hoạt vệ sinh cá nhân phải tìm mọi cách để xoay xở.
Trước khi được cung cấp nước sạch miễn phí, các cư dân nơi đây phải đi mua từng bình nước về nấu nướng, sinh hoạt tốn kém chi phí gấp hàng chục lần bình thường.
Trước khi được cung cấp nước sạch miễn phí, các cư dân nơi đây phải đi mua từng bình nước về nấu nướng, sinh hoạt tốn kém chi phí gấp hàng chục lần bình thường.
Thời điểm 12h đêm nhưng cả tòa chung cư vẫn tấp nập người dân tranh thủ đi lấy nước.
Thời điểm 12h đêm nhưng cả tòa chung cư vẫn tấp nập người dân tranh thủ đi lấy nước.
Mỗi xe trung bình chỉ chở được khoảng 7 khối nước sạch nên chỉ phục vụ nhu cầu rất nhỏ của người dân nơi đây.
Mỗi xe trung bình chỉ chở được khoảng 7 khối nước sạch nên chỉ phục vụ nhu cầu rất nhỏ của người dân nơi đây.
Không chỉ ở tòa chung cư Gemek Tower, nhiều cộng đồng dân cư khác trên thành phố Hà Nội cũng đang xảy ra tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng.
Không chỉ ở tòa chung cư Gemek Tower, nhiều cộng đồng dân cư khác trên thành phố Hà Nội cũng đang xảy ra tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng.
Anh Dương, một người dân sống tại tầng 8 tòa nhà Gemek Tower cho hay, anh chỉ dùng nước để ăn uống còn việc tắm giặt anh phải lên công ty. Anh Dương cũng tỏ ra bức xúc khi cho rằng, mặc dù là nước sạch nhưng vẫn bị đục.
Anh Dương, một người dân sống tại tầng 8 tòa nhà Gemek Tower cho hay, anh chỉ dùng nước để ăn uống còn việc tắm giặt anh phải lên công ty. Anh Dương cũng tỏ ra bức xúc khi cho rằng, mặc dù là nước sạch nhưng vẫn bị đục.
Đến khoảng 1h30 sáng, khi chiếc xe téc chuẩn bị rời đi, một số người tranh thủ lấy chút nước còn lại để tắm gội. Vui mừng vì không phải đi mua từng bình nước sạch, song nhiều người tỏ ra lo lắng không biết tình trạng thiếu nước sinh hoạt sẽ diễn ra đến khi nào.
Đến khoảng 1h30 sáng, khi chiếc xe téc chuẩn bị rời đi, một số người tranh thủ lấy chút nước còn lại để tắm gội. Vui mừng vì không phải đi mua từng bình nước sạch, song nhiều người tỏ ra lo lắng không biết tình trạng thiếu nước sinh hoạt sẽ diễn ra đến khi nào.

Xác định “thủ phạm” xả dầu nhưng cuộc khủng hoảng nước chưa kết thúc!

Chín ngày sau sự cố, chiều 18/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình bước đầu xác định 3 đối tượng nghi vấn tổ chức thực hiện hành vi xả thải gây ô nhiễm nước đầu nguồn tại Nhà máy Nước sạch sông Đà (Kỳ Sơn, Hòa Bình).

Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng nước tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên cạnh đó, vụ việc vẫn là hồi chuông báo động về cách thức hoạt động nói chung của tất cả các nhà máy nước sạch khác trên địa bàn cả nước.

Khi sự cố dần “lộ sáng”

Ngày 18/10, sau một thời gian khá dài chờ đợi, cuối cùng những thủ phạm đầu tiên gây nên cuộc khủng hoảng nước sạch chưa từng có tiền lệ đã bắt đầu lộ diện.

Sáng cùng ngày, thông tin từ Công an tỉnh Hòa Bình cho hay: Cơ quan cảnh sát điều tra đã triệu tập một số người có liên quan để đấu tranh, làm rõ việc xả thải dầu bẩn gây ô nhiễm nguồn nước cấp đến nhà máy nước sạch sông Đà.

Chỉ khoảng 10 giờ đồng hồ sau, Công an tỉnh Hòa Bình tiếp tục thông tin đã xác định 3 đối tượng nghi vấn tổ chức thực hiện hành vi xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nêu trên, gồm: Lý Đình Vũ (sinh năm 1982), Nguyễn Chương Đại (sinh năm 1994), cùng trú xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám (sinh năm 1986, trú xã Chi Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn).

Hai đối tượng Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám tại cơ quan điều tra. (Ảnh: Vũ Hà/TTXVN)
Hai đối tượng Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám tại cơ quan điều tra. (Ảnh: Vũ Hà/TTXVN)

Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình, bước đầu hai đối tượng Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám khai nhận ngày 6/10/2019, Đại và Thám được Lý Đình Vũ thuê lái xe ôtô tải 99C-08783 đi từ tỉnh Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà (có địa chỉ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) lấy chất thải (bơm vào 10 thùng chứa khoảng 10m3), sau đó di chuyển về Công ty trách nhiệm hữu hạn Cơ khí cao su K90 (địa chỉ tại xã Chí Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) gửi xe.

Đến ngày 8/10/2019, cả 3 đối tượng trên sử dụng hai xe ôtô chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) tiến hành xả chất thải, sau đó bỏ trốn.

 Những thùng dầu trên xe tải được xác định là phương tiện liên quan việc xả chất thải. (Ảnh: Vũ Hà/TTXVN)
 Những thùng dầu trên xe tải được xác định là phương tiện liên quan việc xả chất thải. (Ảnh: Vũ Hà/TTXVN)

Ngày 17/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám để điều tra; tạm giữ xe ôtô 4 chỗ ngồi 89A-13766.

Đồng thời, cơ quan công an tiếp tục xác minh truy bắt đối tượng Lý Đình Vũ, thu giữ các phương tiện, vật chứng có liên quan đến vụ án.

Bên cạnh đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cũng phối hợp các đơn vị chức năng Bộ Công an xác định trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan việc xử lý nguồn nước ô nhiễm cung cấp cho thành phố Hà Nội; tập trung xác minh truy bắt đối tượng Lý Đình Vũ và các đối tượng liên quan; thu giữ xe ôtô tải 99C-08783; tổ chức truy xét nguồn chất thải.

Toàn cảnh diễn biến sự cố mang tên sông Đà. (Video: Hiếu Hoàng/Vietnam+)

Trước đó, ngày 16/10/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/QĐ-CSĐT về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235, Bộ luật Hình sự 2015.

Mặc dù những người phải chịu trách nhiệm đầu tiên cho sự cố nước sạch đã được làm rõ, nhưng cuộc khủng hoảng sông Đà vẫn chưa có hồi kết. Dòng suối Trầm, hồ Đầm Bài phía thượng nguồn Kỳ Sơn vẫn đang “ôm vết thương ô nhiễm”. Trong khi đó, ở Tây Nam Hà Nội, hàng vạn hộ dân vẫn quay cuồng trong cơn khát chưa xác định được điểm dừng.

Đáng nói hơn, câu chuyện của một Nhà máy nước sông Đà cũng làm “lộ sáng” những “lỗ thủng” nghiêm trọng trong công tác đảm bảo an toàn nguồn nước hiện nay.

Kiểm tra toàn diện các nhà máy nước trong cả nước

Trước sự cố tại Nhà máy nước sông Đà làm ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng vạn người dân Hà Nội, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình có giải pháp kịp thời bổ sung, thay thế nguồn nước bị ô nhiễm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch, ổn định đời sống nhân dân trong khu vực trên.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước để bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn phục vụ nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra tất cả các nhà máy nước trên địa bàn cả nước. (Trong ảnh là Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: Vietnam+)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra tất cả các nhà máy nước trên địa bàn cả nước. (Trong ảnh là Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: Vietnam+)

Bên cạnh đó, Bộ Công an cần chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, cơ quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên và phải báo cáo trước ngày 25/10.

Chỉ đạo của người đứng đầu Chính Phủ một lần nữa cho thấy mức độ nghiêm trọng của câu chuyện mang tên Nước sạch sông Đà. Hệ lụy của câu chuyện ấy chắc chắn sẽ còn kéo dài nếu không có sự quyết tâm vào cuộc của tất cả các bộ, ban ngành có trách nhiệm liên quan./.

Sự cố sông Đà: Hồi chuông báo động những ‘lỗ hổng’ an ninh nguồn nước

Sự cố nước sạch ở Hà Nội bị nhiễm styren vừa xảy ra cho thấy công tác quản lý, giám sát “an ninh nguồn nước” cũng như ứng phó sự cố vẫn còn nhiều “lỗ hổng” đáng báo động.

Mặc dù những kẻ phải chịu trách nhiệm đầu tiên đã lộ diện, nhưng ở một góc độ rộng hơn, giới chuyên gia vẫn đặc biệt lo ngại về công tác quản lý, giám sát an ninh nguồn nước cũng như cách ứng phó với những sự cố tương tự.

Với kinh nghiệm đúc rút từ việc xử lý 95 sự cố môi trường trên cả nước, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho rằng mặc dù vụ việc nước nhiễm dầu đang rất “nóng” nhưng cần phải nhìn nhận một cách đại cục hơn thì mới có thể tránh khỏi những vụ việc đáng tiếc có thể sẽ còn xảy ra.

Theo ông Sơn, bản chất vụ Formosa hay Rạng Đông và mới đây là vụ Nhà máy nước sông Đà đều có chung một “kịch bản” đó là thiếu chủ động trong việc giám sát, ứng phó. Bởi thế, khi xảy ra sự cố thì việc huy động nguồn lực, trang thiết bị, chỉ đạo xử lý sự cố còn rất lúng túng. Việc xử lý thông tin, hướng dẫn cho người dân, cộng đồng cũng rất chậm trễ. Đó cũng là lý do mà sự cố vượt tầm kiểm soát.

Nhìn nhận rộng hơn về nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn tới sự cố ô nhiễm nguồn nước từ đầu nguồn Nhà máy nước sông Đà, ông Sơn cho hay hiện nay dọc hai bên bờ sông Đà (gần khu vực hồ chứa của nhà máy nước) còn rất nhiều bồn chứa xăng dầu, có khả năng rò rỉ, bục vỡ từ đó dẫn đến sự cố môi trường.

Hiện nay dọc hai bên bờ sông Đà (gần khu vực hồ chứa của nhà máy nước) tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Hiện nay dọc hai bên bờ sông Đà (gần khu vực hồ chứa của nhà máy nước) tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất giấy, nước thải hóa chất dọc hai bên bờ sông Đà và gần nhà máy cũng có thể có vấn đề trong xử lý nước thải.

Một mối lo khác được ông Sơn nhắc tới là hoạt động của các phương tiện giao thông thủy trên sông Đà có thể va đâm gây tràn dầu.

“Thế nhưng, theo quy định, các nhà máy nước ở Việt Nam hiện nay không phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Nếu [luật – PV] bắt buộc phải xây dựng hoạch kế hoạch ứng phó thì họ sẽ nhìn rõ những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên. Lỗi của nhà máy trong vụ việc này là tại sao khi phát hiện dầu tràn vào vẫn cho vận hành. Đây là điều bất cập,” ông Sơn nói.

Lỗi của nhà máy trong vụ việc này là tại sao khi phát hiện dầu tràn vào vẫn cho vận hành. Đây là điều bất cập

Người đứng đầu Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cũng lưu ý, về mặt an toàn chất lượng sản phẩm, chắc chắn phía nhà máy phải có quy trình kiểm soát nguồn nước đầu vào, tức là nước thô. Nhưng việc 1 tuần mới lấy mẫu kiểm tra 1 lần, kể cả khi nước sặc sụa mùi mà chất lượng nước phòng thí nghiệm của nhà máy vẫn đạt tiêu chuẩn thì cần phải xem lại.

“Trong trường hợp không phải là sự cố tràn dầu, hóa chất, không phải do phương tiện giao thông va đâm, mà về vấn đề an ninh, ví dụ người ta thải một chất độc hại từ hai bên bờ sông Đà, gây ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe con người thì liệu nhà máy có phát hiện được không,” ông Sơn lo lắng.

Về vấn đề sau nhà máy, ông Sơn cho biết đường ống dẫn cấp nước từ nhà máy về người dân Hà Nội từng bị bục vỡ tới hơn 20 lần. Câu hỏi đặt ra là đã có phòng kiểm nghiệm độc lập để kiểm tra xem chất lượng ống liệu có đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng?

“Ngoài ra, chúng ta đã lường trước được các tình huống đào, khoan khiến đường ống bị thủng khiến chất độc hại lẫn vào đường nước sạch hay chưa?Bởi, vấn đề khủng bố không thuần túy là nổ bom mà có những cái ‘lặng lẽ’ mà hàng chục năm sau mới phát hiện được mức độ ảnh hưởng,” ông Sơn bày tỏ.

Câu chuyện vừa qua cũng cho thấy quy trình sản xuất, giám sát và ứng phó với sự cố còn rất lỏng lẻo. Bởi vậy, nguồn nước có thể bị “xâm hại” bất cứ lúc nào.

Trên phương diện là Trưởng Ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, tiến sĩ Đào Trọng Tứ cho rằng từ sự cố nước nhiễm dầu của Nhà máy nước sông Đà có thể thấy “an ninh nguồn nước” đang thực sự có vấn đề. Ở đây cần nhìn nhận việc kiểm soát, giám sát đầu vào và chất lượng nước đầu ra chưa đảm bảo.

“Với quốc tế, việc cấp nước cho con người là mối quan tâm hàng đầu để đảm bảo an ninh nước. Do đó, họ giám sát, kiểm soát nguồn nước hết sức chặt chẽ bằng hệ thống quan trắc tự động, lấy mẫu xét nghiệm liên tục hàng ngày,” ông Tứ nhấn mạnh.

Đơn cử như ở châu Âu, để đảm bảo “an ninh nguồn nước” đối với một hồ tự nhiên, hay “nhân tạo hoàn toàn” thì các ngả dẫn ra hồ đều có biển báo cảnh báo, gắn camera an ninh. Khi có người tới hồ đều có người đến nhắc nhở không được làm bẩn hồ và tốt nhất không ở đấy. Hàng ngày đều có người lấy mẫu nước. Khi xảy ra sự cố sẽ lập tức có cảnh báo và xử lý bằng biện pháp cao nhất, có thể là truy tố hình sự.

Tại Việt Nam, từ năm 2009, Quy chuẩn quốc gia về việc giám sát chất lượng ăn uống và giám sát chất lượng nước sinh hoạt đã được ban hành. Tiếp đó, vào cuối năm 2018, Bộ Y tế cũng có Thông tư số 41 về quy chuẩn quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Theo các quy chuẩn nói trên, việc giám sát chất lượng nước sinh hoạt được thực hiện bằng hai hình thức là nội kiểm (cơ sở cung cấp nước tự thực hiện) và ngoại kiểm (cơ quan quản lý nhà nước thực hiện). Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng sẽ phải xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu. Riêng đối với nước sinh hoạt phải đảm bảo 14 chỉ tiêu, riêng nước ăn uống có tới 109 chỉ tiêu như màu sắc, mùi vị, độ dục, Clo dư, pH…

Như vậy, thực tế, các quy định tại Việt Nam yêu cầu rất nghiêm về việc giám sát chất lượng nước ở đầu nguồn; bắt buộc phải có xét nghiệm, nếu đảm bảo chỉ tiêu chất lượng thì mới được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, khi xảy ra sự cố thì đơn vị phải thông báo chất lượng nước hàng ngày cho cơ quan quản lý và khách hàng để xử lý.

Tuy nhiên, qua sự cố ô nhiễm nguồn nước Nhà máy nước Sông Đà, ông Tứ cho rằng việc thực thi của doanh nghiệp và ngay cả cơ quan quản lý đang có vấn đề.

Việc thực thi của cơ quan quản lý và doanh nghiệp có vấn đề, chưa thực sự sâu sát trong việc kiểm tra, giám sát

“Lâu nay, các Bộ, ngành nói rất nhiều rằng chúng ta đang đứng trước thách thức về nguồn nước. Chúng ta có đủ Luật Bảo vệ Môi trường, có Nghị định, Thông tư, nhưng sao các sông suối của chúng ta vẫn bị tác động, suy thoái, ô nhiễm phổ biến như vậy? Đơn giản là việc thực thi của cơ quan quản lý và doanh nghiệp có vấn đề, chưa thực sự sâu sát trong việc kiểm tra, giám sát,” ông Tứ nhận định.

Qua sự cố nêu trên, giới chuyên gia kiến nghị các khu vực đầu nguồn cung cấp nước cho các đô thị lớn phải được xếp vào danh mục các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và phải có hệ thống quan trắc tự động, giám sát nghiêm ngặt và liên tục.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần chủ động trong việc kiểm tra “ngoại kiểm” và yêu cầu khắt khe đối với các đơn vị vận hành, sử dụng nguồn nước; có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các đơn vị vận hành nguồn nước. Có như thế mới tránh khỏi rủi ro đáng tiếc như sự cố nước nhiễm dầu vừa xảy ra./.