Chia tách các tập đoàn công nghệ lớn

breakingup-1559809080-33.jpg

Theo truyền thông Mỹ, chính phủ nước này đang đưa các công ty công nghệ hàng đầu vào tầm ngắm của mình, với việc Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) chuẩn bị điều tra Google, Facebook, Amazon về những lo ngại vị thế độc quyền của các tập đoàn.

Trong khi đó, một gã khổng lồ khác là Apple cũng đang bị chỉ trích, cáo buộc vi phạm chống độc quyền.

Thị trường Phố Wall đã có những biến động đang chú ý trong phiên giao dịch đầu tuần – cổ phiếu của nhóm “Big Tech” gồm công ty mẹ của Google, Alphabet mất 6%, Facebook giảm 7,5% và Amazon giảm 4,6%.

Mặc dù các nhà đầu tư đã thể hiện sự lo ngại về thông tin trên song đến nay phạm vi và trọng tâm của các cuộc điều tra vẫn chưa rõ ràng.

Mặc dù các nhà đầu tư đã thể hiện sự lo ngại về thông tin trên song đến nay phạm vi và trọng tâm của các cuộc điều tra vẫn chưa rõ ràng. Cả ba gã khổng lồ công nghệ cũng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan. Trong khi, Apple có những tuyên bố mạnh mẽ phủ nhận những cáo buộc nhằm vào họ.

Động thái trên của chính quyền Mỹ diễn ra trong bối cảnh sự bất mãn ngày càng tăng đối với các tập đoàn công nghệ do lỗi bảo mật và bảo vệ dữ liệu của các tập đoàn này cũng như sự thống trị của các tập đoàn.

Các chính khách ở cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ cũng đang tăng cường chỉ trích về sự thống trị của các ông trùm công nghệ trong khi một số ứng cử viên tổng thống đã kêu gọi chia tách các tập đoàn này.

Chia tách là không thể

Theo giới truyền thông Mỹ, việc chính quyền Tổng thống Trump đang chuẩn bị xem xét kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh các tập đoàn công nghệ hàng đầu không có nghĩa là cơ quan quản lý chưa mở một cuộc điều tra. Tuy nhiên, từ điều tra cho tới các phiên xét xử để ra phán quyết là cả một chặng đường dài. Thực tế, có rất nhiều cuộc điều tra ở Mỹ đã không thể đi tới xét xử do gặp phải “ngõ cụt” hay cơ quan quản lý không nắm chắc phần thắng.

Trụ sở Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC). (Nguồn: Getty Images)
Trụ sở Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC). (Nguồn: Getty Images)

Ông Herbert Hovenkamp, giáo sư nghiên cứu pháp lý và đạo đức kinh doanh tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, nói: “Quyết định điều tra xuất phát từ khiếu nại từ bất kỳ nguồn nào – chúng có thể đến từ tổng thống, hoặc có thể đến từ các nhóm người tiêu dùng.” “Một khi họ [cơ quan chức năng] điều tra, họ chỉ khởi tố nếu họ khá chắc chắn rằng họ có thể thắng.”

Ví dụ như năm 2011, FTC đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào hoạt động tìm kiếm trực tuyến của Google. Tuy nhiên, cuộc điều tra này đã đóng lại một năm sau đó. Ngược lại, các công ty như Google xuất hiện trong tầm ngắm của chính phủ thường hành động cải cách phương pháp kinh doanh của họ để tránh vi phạm luật chống độc quyền, ngay cả khi các biện pháp khắc phục không đạt được như kỳ vọng.

 Ý định chia tách một tập đoàn công nghệ lớn như Google đã “suýt” chút nữa trở thành hiện thực với cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào gã khổng lồ phần mềm Microsoft trong những năm 1990

Nhìn lại quá khứ, ý định chia tách một tập đoàn công nghệ lớn như Google đã “suýt” chút nữa trở thành hiện thực với cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào gã khổng lồ phần mềm Microsoft trong những năm 1990 – và cho đến nay, đây vẫn là cuộc điều tra chống độc quyền lớn nhất ở Mỹ.

Trong cuộc điều tra đó, mặc dù FTC không thể có được phán quyết của tòa án về kiến nghị chia tách Microsoft, nhưng cơ quan này đã thành công trong việc khiến gã khổng lồ phần mềm mở một số hệ thống của mình cho các nhà phát triển bên thứ ba.

Như vậy, đề xuất về một cuộc chia tách nhóm “Big Tech” mà nhiều nghị sỹ và nhà bình luận công nghệ Mỹ kêu gọi thời gian qua, nếu có thành hiện thực thì sẽ ở một tương lai khá xa với tỷ lệ thành công thấp.

Quy mô lớn là chưa đủ

Trong khi những lời chỉ trích nhằm các công ty công nghệ thường tập trung vào quy mô của họ, thì những người thực thi chống độc quyền của Mỹ thường không theo đuổi một công ty chỉ đơn giản là nó có quy mô lớn. Các câu hỏi chính mà cơ quan quản lý cần biết là mức độ tập trung của công ty ở một thị trường nhất định, công ty kiểm soát lĩnh vực nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh và những rào cản đối với các công ty đối thủ cạnh tranh.

Google đang xử lý 2/3 số lượt tìm kiếm trực tuyến và chiếm phần lớn chi tiêu quảng cáo trực tuyến (37%). (Nguồn: pymnts.com)
Google đang xử lý 2/3 số lượt tìm kiếm trực tuyến và chiếm phần lớn chi tiêu quảng cáo trực tuyến (37%). (Nguồn: pymnts.com)

Tuy nhiên, khi ở quy mô kinh doanh lớn, các tập đoàn thường hành động theo cách làm tổn thương người tiêu dùng hoặc đối thủ cạnh tranh và đó là lý do cho hành động của chính phủ. Hãy lấy Google làm ví dụ. Theo dữ liệu của hãng phân tích thị trường eMarketer, Google đang xử lý 2/3 số lượt tìm kiếm trực tuyến và chiếm phần lớn chi tiêu quảng cáo trực tuyến (37%). Google đã bị phạt ở châu Âu vì thao túng các tìm kiếm để đưa kết quả mua sắm của riêng mình lên trên các đối thủ cạnh tranh và vào tháng 3, hãng này tiếp tục bị phạt vì đã phong tỏa các đối thủ quảng cáo trực tuyến.

Google đã bị phạt ở châu Âu vì thao túng các tìm kiếm để đưa kết quả mua sắm của riêng mình lên trên các đối thủ cạnh tranh và vào tháng 3, hãng này tiếp tục bị phạt vì đã phong tỏa các đối thủ quảng cáo trực tuyến.

Google cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về cách xử lý quảng cáo. Dina Srinivasan, một học giả chống độc quyền và cựu giám đốc quảng cáo tại WPP (công ty quảng cáo và quan hệ công chúng đa quốc gia với trụ sở chính tại London, Anh) cho biết, Google đã thực hiện các bước để bảo vệ doanh số quảng cáo của mình khỏi sự giám sát, gây khó khăn cho cả các doanh nghiệp mua quảng cáo và bất kỳ nhà xuất bản trực tuyến nào bán quảng cáo.

“Không minh bạch, các nhà xuất bản không thể biết Google đang thực hiện đấu giá [quảng cáo] một cách công bằng hay liệu Google có rò rỉ dữ liệu người dùng để mang lại lợi thế cho một số người mua hay thậm chí là tạo lợi thế theo một cách khác,” cô Srinivasan viết trên Twitter. “Tất cả các điều khoản cưỡng chế này rõ ràng là độc quyền.”

Những hợp đồng độc quyền

“Một lĩnh vực khác đã chín muồi để xem xét là sự đối xử của ‘Big Tech’ đối với các đối thủ và nhà cung cấp của họ,” ông Hovenkamp nói. “Có rất nhiều khiếu nại về cả Google và Amazon liên quan đến các hoạt động hợp đồng của họ với các nhà cung cấp, khách hàng, v.v. Thỏa thuận độc quyền là một vấn đề lớn.”

Ông Hovenkamp lấy một ví dụ: “Một trong những công ty này sẽ thỏa thuận với nhà cung cấp và khiến nhà cung cấp hứa sẽ không bán [linh kiện, dịch vụ] cho bất kỳ công ty nào khác.”

(Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

Ông Hovenkamp cho rằng thay vì chia tách Google, Facebook hay Amazon, chính phủ có thể cấm các hãng làm những hợp đồng độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Chính phủ cũng có thể ngăn các công ty này trở nên lớn hơn thông qua sáp nhập, một kết quả mà một số nhà bình luận ở Phố Wall dự đoán.

“Tác động lớn nhất có thể là việc mua lại quy mô kinh doanh của các hãng trong tương lai nhưng điều này sẽ khó thực hiện hơn nhiều,” các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Raymond James cho biết trong một lưu ý nghiên cứu.

Thay vì chia tách Google, Facebook hay Amazon, chính phủ có thể cấm các hãng làm những hợp đồng độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. (Herbert Hovenkamp, giáo sư nghiên cứu pháp lý và đạo đức kinh doanh tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania)

Khách hàng là ai?

Khi nói đến Amazon, một trong những điều có thể tạo ra sự chú ý với các nhà điều tra chống độc quyền là vai trò của hãng này như là một nền tảng bán hàng cũng như một nhà bán lẻ. Ngày nay, Amazon kiếm được nhiều tiền hơn từ những người bán bên thứ ba hơn là từ chính hàng hóa của mình.

Cô Srinivasan nói thêm trên Twitter: “Từ khi Amazon kiểm soát khoảng 50% thị trường thương mại điện tử, đã có một sự cảm nhận không công bằng khi Amazon sử dụng vị trí của mình để cạnh tranh với người bán bên thứ ba.”

Tập trung vào Apple Store

Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang được cho là sẽ xem xét Apple và điều tra liệu công ty này có sử dụng quy mô kinh doanh của mình để vi phạm luật chống độc quyền hay không. Theo nhà phân tích của hãng chứng khoán Wedbush, Daniel Ives, các hoạt động trong App Store là “mặt trận và trung tâm” trong cuộc điều tra.

“DOJ [Bộ Tư pháp Mỹ] sẽ xem xét cách thức/phí đăng ký của công ty áp đặt với các nhà phát triển và việc sử dụng App Store – công ty sở hữu và vận hành như một thị trường trực tuyến – theo bất kỳ cách nào chống cạnh tranh,” ông Daniel Ives nói trong một ghi chú đầu tư.

Một số nhà phát triển ứng dụng hiện đang kiện Apple về khoản phí hoa hồng 30% mà hãng tính phí để bán ứng dụng trong App Store.

(Nguồn: The Verge)
(Nguồn: The Verge)

Tác động đến người tiêu dùng

Facebook thích tranh luận rằng mô hình hỗ trợ quảng cáo của họ cho phép mọi người truy cập miễn phí vào Internet và các mạng xã hội của họ mà đáng ra có thể phải trả tiền. Nhưng lý do đó khiến mọi thứ trở nên lạc hậu, theo quan điểm của các nhóm bảo vệ người tiêu dùng.

Các nhóm bảo vệ người tiều dùng cho rằng sự thống trị của Facebook và Google trong quảng cáo đang siết chặt các doanh nghiệp trực tuyến khác bán quảng cáo.

Sự thống trị của Facebook và Google trong quảng cáo đang siết chặt các doanh nghiệp trực tuyến khác bán quảng cáo.

Cô Srinivasan đã chỉ ra sự phổ biến của các phí mà các nhà xuất bản kỹ thuật số đang thực hiện với độc giả. “Ngày càng có nhiều trang web mà chúng tôi truy cập trực tuyến có các bức tường thu phí (paywalls),” Srinivasan nói. “Tác động thực tế ở cấp độ người tiêu dùng là các doanh nghiệp này không thể làm cho quảng cáo kỹ thuật số mang lại lợi nhuận cho họ và họ phải dùng đến những thứ khác, như yêu cầu người tiêu dùng trả tiền để đọc những nội dung trên trang.”

“Nếu Google hoặc Facebook bị buộc phải cạnh tranh trong một thị trường quảng cáo minh bạch,” Srinivasan nói, “xu hướng đó có thể bị đảo ngược, với kết quả là nhiều trang web sẽ có thể tự duy trì mô hình quảng cáo.”./.