Plastic pollution

Hanoi, 13 October (VNA) – Late one evening at a restaurant in Hanoi, several young people were collecting empty plastic drinking bottles from a bucket next to a stand saying “For a world free of plastic trash, give us your bottles”.

The group are architecture students in Hanoi who go from place to place, collecting plastic bottles and repurposing them rather than letting them end up at landfills or float around the ocean.

An architect student is making an airplane with a plastic bottle (Photo: VNA)

Using their engineering and design skills, the students recently started “The Second Life of Plastic Bottles” project to turn disposable objects into colourful toys and useful teaching tools.

“We want to create playgrounds for children, particularly in rural areas, so they can make their own toys, while raising public awareness of reducing plastic waste,” Nguyen Huyen Chau, technical adviser of the project, told the Vietnam News Agency.

According to Chau, more than 1,000 empty plastic bottles have been turned into toy airplanes, cars, plant pots, and even pulley or water flow systems to date. At least 5,000 bottles are expected to be collected and recycled by the end of this year.

Chau hopes that individuals and restaurants in Hanoi will join their efforts so the project will be able to run sustainably.

Children like to play with toys made from plastic bottles by the architecture students (Photo: VNA)

Environmental protection groups bloom

GBA members are making ecobricks at a Hanoi book fair (Photo: VNA)

Elsewhere, Pham Thi Phuong Thuy and her friends were collecting plastic trash and making eco-bricks in the corner of a book fair in the capital city, while her teammates erect a small wooden book-house and call for old book donations.

These young people come from different localities and call themselves Green and Book Ambassadors (GBAs), who have been travelling around the country, exchanging books for plastic waste, hoping to contribute to global efforts in reducing plastic pollution.

Established in 2012 with only five members, the GBAs network has grown by dozens of members from around the country and even abroad, sharing their dedication for environmental protection and hoping to inspire others to do the same.

GBAs travel nationwide to exchange books for plastic trash (Photo: GBA’s courtesy)

Over the past six years, we have travelled extensively across Vietnam, particularly to disadvantaged and coastal areas to collect plastic bags, give books to needy students, and teach them how to make and use eco-bricks,” GBA co-founder Pham Thi Phuong Thuy, 26, told the VNA reporter.

“More and more young people are wanting to join in and offer financial support or ideas for the group to expand its coverage and activities,” Thuy said, noting that most of them are either students, foreign tourists, or come from green energy companies.

Many people, including foreigner join GBAs to collect plastic trash at the West Lake (Photo: GBAs’ courtesy)

Ecobricks are a great global initiative, representing a different approach to reduce plastic waste, which is an increasingly serious issue worldwide, particularly in Vietnam, with countless hoardes of plastic bags given out by shopping outlets every day.

A man in Dong Anh district use ecobricks to build a tree fence. (Photo: VNA)

Making ecobricks is very simple and anyone can do it.

By stuffing small pieces of plastic into a plastic bottle, it turns the bottle into a highly insulating, robust, and affordable building material.

Those ecobricks can be used vertically as infill in timber-frame building systems, or horizontally, where they are mortared together with clay or cement.

Wherever we go, we talk about how making ecobricks helps the environment and how they can build simple household works, such as garden or tree fences with the colourful ecobricks that they make,” Thuy said.

In Vietnam, environmental protection groups founded by Vietnamese young people, such as the organisations just mentioned, have bloomed in recent years, particularly in big cities. They are independent from each other, each running active online web pages, calling on the public to reduce plastic waste.

Plastics: once a newfound miracle, now a public enemy

Plastic waste is one of the greatest environmental challenges currently facing the world. Just 100 years after plastic materials were first invented, humankind has soon become addicted to disposable plastic products for its convenience. Now, this convenience has turned into global crisis.

It takes over 400 years for plastic bottles to decompose. (Photo: Reuteurs)

According to a WEF study, plastic consumption is equivalent to pouring one rubbish truck of plastic waste into the ocean every minute. This is expected to increase to two truckloads per minute by 2030 and four per minute by 2050. It takes over 100 years for plastic bags to decompose. The figure is over 400 years for plastic bottles.

In other words, we finish an average drink in a few minutes, but the bottle will stay in the environment for generations. Plastic shopping bags are used for less than an hour on average, but they have formed millions of tonnes of plastic waste piling up in the ocean, killing sea animals, damaging ecosystems, and entering the food chain.

The large majority of plastic waste comes from Asian countries. A 2017 report by the UN’s Ocean Conversancy stated that five Asian countries – namely China, Indonesia, the Philippines, Thailand, and Vietnam – are responsible for dumping more plastic into the ocean than the rest of the world combined.

If we carry on as usual, by 2050 this could mean there will be more plastic than fish in the world’s oceans.

Efforts being made to address plastic build up

According to the recent UN report called “Single-use Plastics: A Roadmap for Sustainability”, more than 50 nations are taking concerted actions to reverse the trend of plastic addition and reduce plastic pollution, mainly concentrating around the use of single-use plastics.

Countries/regions have plastic bag bans/taxes in place  (Move the cursor to see details, source: UN, WB)

Vietnam was listed as one of the world’s top plastic waste generators, and was also found to be one of the nations most affected by it, with its over 3,000km of coast. The country has made concrete efforts to join the international community and address the issue, as well as saving its own from deteriorating coastal ecosystems, rising sea levels, and ocean waste.

Public awareness of plastic pollution is trending current topic in Vietnam.

Plastic waste treatment has been included in the agenda of most of the international and multilateral forums and mechanisms that Vietnam is a member to or has hosted, including the World Economic Forum on ASEAN 2018 in Hanoi in September, and the sixth Assembly of the Global Environment Facility in Da Nang in June.

Minister of Natural Resources and Environment Tran Hong Ha (on the left of the lady in long dress) and representatives from ministries, agencies, socio-political organisations attend the ceremony to commit to beating plastic trash (Photo: VNA)

Recently, a national movement to combat plastic waste was launched to call on all Vietnamese people, enterprises, agencies, and socio-political organisations to act and commit to reducing plastic waste by changing their the habits of using single-use plastic products, especially plastic bags.

The call is part of Vietnam’s actions to join the Clean Up the World Campaign, which was initiated by Australia in 1993, and spread around the world under the UN Environment Programme.

“Beating plastic waste requires more than awareness, it demands a movement.”

“Beating plastic waste requires more than awareness, it demands a movement. We need an overall rethinking of the way we produce, use, and manage plastic,” Minister of Natural Resources and Environment, Tran Hong Ha, told the Vietnam News Agency reporter on the sidelines of the launching ceremony on October 12.

“We urgently need consumers, businesses, and governments to step up urgent, decisive action to halt this crisis of disposable plastic consumption. If we do that, we’ll also help fight climate change, create a new space for innovation, and save some species in the process,” Ha said.

Meanwhile, Tran Tu Hieu, Director of the Institute of Enviromental Science and Public Health, highlighted the significance of addressing plastic pollution in Vietnam and across the world, saying that it will preserve ecosystems, mitigate climate change, and protect biodiversity and human health.

“As a consequence of waste affecting our environment, we are starting to find plastic in the foods we eat, the water we drink. When it enters the food chain, microplastic particles are turning up in our stomachs, blood, and lungs,” Hieu said.

Local residents onboard

Addressing plastic waste issue is not only a challenge for the Government, but also the responsibility of the wider public.

Tran Thi Huyen, a local resident in Quyet Thang commune, Thanh Ha district, Hai Duong province said she was told about the consequences of plastic trash, adding that refusing to use plastic bags for daily shopping is just one of the simple things she can do to make a difference.

“I have no problem with bringing my own basket to the market to carry foods I buy, I have been doing this for a long time. In fact, using reusable baskets has been a common reality for locals here for a while,” Huyen said.

Dong Thi Nhuan, Chairwoman of Women’s Union, Quyet Thang commune said “Over the last two years, we have encouraged union members to use reusable carriers instead of plastic bags to help protect the environment.”

Quyet Thang commune has become a role model in its response to the plastic crisis in traditional markets in rural areas in Vietnam.

Meanwhile, residents of Con Son – a sandbank in the middle of the Hau River – in the Mekong Delta city of Can Tho’s Thuy Binh district, have not needed added encouragement to start reducing their consumption of disposable plastic.

As an attractive tourism destination, Con Son sandbank welcomes a large number of visitors, which unfortunately often results in high levels of plastic waste dumped by tourists.

Local people said they were upset at seeing plastic bottles and bags pile up on the sandbanks after they were washed ashore by the rising tides and after visitors left, feeling the need to act urgently before these things caused irreversible damage to their beautiful surroundings.

Early this year, a project to reduce the use of plastic bags was launched there, receiving great support from the community, local authorities, and travel agencies.

Most residents in Con Son have committed to saying no to plastic bags in their daily activities.

Local travel agencies have been engaging in the effort by advising visitors not to use plastic bags on the sandbank.

Tourism service providers turned to using natural materials, such as bamboo baskets, banana leaves, or paper bags for wrapping fruits, food, and souvenirs for tourists.

Solving plastic waste becomes a daily discussion among locals.

Teachers talk about plastic pollution at schools while students go along the Con Son sandbank to collect plastic waste every three days, according to Le Thi Be Bay, the project manager.

“We see a very high sense of responsibility and active response among locals to reduce plastic bags.”

We see a very high sense of responsibility and active response among locals to reduce plastic bags and keep their living environment clean and green. Local authorities don’t need to impose any kinds of ban or regulation for the use of plastic bags,” Le Thi Bay told the Vietnam News Agency.

“Residents are resolved and willing to deal with plasti old the Vietnam News Agency c waste, because, after all, they are protecting their own livelihood and living environment,” said Bay.

Businesses join hands

As for the Organik House in Ho Chi Minh City, the restaurant uses bagasse (sugar cane residue), areca spathe, and coconut fibre to replace plastic and styrofoam boxes; glass, metal, and bamboo straws to replace plastic straws; glasses and spoons these eco-materials to replace plastic glasses and spoons.

Organik House uses food containers made from natural materials (Photo: Courtesy of Organik House)

The Ho Chi Minh City-based Organik House is among pioneering businesses in Vietnam, making full commitments to going green by using food containers made from natural materials and saying no to plastic utensils.

“We are using eco-materials instead of plastic. By doing this, we hope that we can make small contribution to some difference for environmental protection” said Tran Thi Quyen, Organik House co-founder, adding the restaurant has received positive feedback from customers.

While Organik House’s green efforts make up just a small response to the global crisis, Quyen believes every endeavour counts. Their approach is proof that plastic alternatives can be sustainable for both businesses and the environment.

Environmentally-friendly plastic bags are also more commonly used in shopping mall centres.

Environmentally-friendly plastic bags are more commonly used in shopping malls (Photo: nld)

According to reports from provinces and cities’ people’s committee, traditional plastic bags that are hard to dissolve have been replaced with reusable and environmentally-friendly plastic bags in 90 percent of supermarket and mall chains including Big C, Maximark, Vinmart, Fivimart and Co.op Mart in Ho Chi Minh City, Hanoi, Da Nang, Can Tho, Hai Phong, Nam Dinh, Quang Ninh, Thanh Hoa, Vinh, Khanh Hoa, Ba Ria-Vung Tau, Dong Nai and Binh Duong.

The target to have the number of plastic bags used in supermarkets and malls fall by 40 percent compared to 2010 was realised in 2015 in some big cities.The Ministry of Environment and Natural Resources issued Circular 02/2012 stipulating criteria, procedures to have plastic bags recognised as being environmentally-friendly.

The Circular was based on the feedback from enterprises and was issued to encourage and facilitate enterprises in producing environmentally-friendly plastic bags.

Three years after implementation, there are 32 kinds of plastic bags from 27 enterprises being recognised as environmentally-friendly.

Reducing plastic trash grabs more attention from Vietnamese (Photo: tainguyenmoitruong)

Nguyen Thi Hoai Linh, Director of Environment and Development in Action Vietnam – a NGO organisation, highlighted the efforts being made nationwide by individuals and businesses to reduce plastic waste.

However, a greater involvement of the community and local authorities is needed to present a realistic front to the problem, according to Linh.

The Government should also issue policies, including the imposition of taxes, to reduce plastic utensil production, while giving incentives to encourage more green business in the nation./.

Bác sỹ

“Trước đây, khi ngủ, cứ tầm 20-30 phút, bé lại trở mình và khóc. Bà của cháu cũng thức trắng đêm cùng tôi. Mỗi lần con khóc, lòng tôi lại xé ra, dỗ con mà nước mắt cứ chảy dài, chảy dài. Cứ thế, đêm nào cũng như đêm nào, từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng không dưới 20 lần dỗ bé.”

“Tôi chỉ mong con có được một đêm trọn giấc như bao đứa trẻ khác mà sao khó khăn và chật vật suốt nhiều năm nay,” tâm sự của một người mẹ được đăng trong nhóm ghép tế bào gốc bại não cũng là tâm trạng của rất nhiều người mẹ khác có con như vậy.

“Số phận, biết làm sao hơn được đây, chúng tôi đã hết cách. Vợ chồng chúng tôi cũng đã gần 70 tuổi rồi, chỉ có mỗi đứa con dại này.

Những dòng tâm sự đầy nước mắt và nhiều nỗi đau thấu thịt, thấu xương đã được gửi đến ông, cùng ông thao thức biết bao đêm.

                    Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm thăm khám cho bệnh nhân nhi.

Nỗi lo duy nhất luôn thường trực của chúng tôi là khi cha mẹ qua đời, nó sẽ sống sao đây? Đây là điều khiến vợ chồng tôi khi chết cũng khó nhắm mắt xuôi tay được…”.

Cuộc đời còn có bao nhiêu con người vô cùng vất vả, khổ đau? Cuộc đời còn có biết bao em bé sinh ra đã không may phải chịu những thiệt thòi.

Với nhiều người “Hạnh phúc” là danh vọng, là cuộc sống cao sang, là con cái thành đạt nhưng với những người mẹ có con bị bại não, tự kỷ thì hai từ “Hạnh phúc” đối với họ tưởng như dễ dàng mà lại quá khó khăn: một giấc ngủ yên trọn đêm với đứa con yêu dấu, là lần đầu tiên con cất tiếng gọi mẹ…

Dường như ở ông lúc nào cũng không nguôi những ý tưởng, những kế hoạch để vơi bớt nỗi đau trên thân thể tật nguyền của các bé, trên nét khắc khoải sầu muộn của những ông bố, bà mẹ có con bị bại não và để tâm can mình một ngày bình yên, không day dứt… Ông bảo, ông sinh ra đã có duyên với trẻ em…

Ông là giáo sư Nguyễn Thanh Liêm – Nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec.

Kiểm tra sức khoẻ cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Bác sỹ Liêm nhớ lại, ông đến với phẫu thuật nhi trẻ em như một cơ duyên. Năm 1979, ông tốt nghiệp bác sỹ nội trú Đại học Y Hà Nội và phải quyết định lựa chọn chuyên khoa. Đây là lựa chọn khó khăn vì nghề sẽ gắn bó với mình cả đời.

“Tôi làm ngoại khoa, năm 1976 tốt nghiệp bác sỹ và tốt nghiệp bác sỹ nội trú năm 1979. Khi tìm hiểu chuyên ngành, giáo sư Nguyễn Như Thục đã chỉ dẫn và giới thiệu tôi đến chuyên ngành phẫu thuật nhi. Qua trao đổi, tôi đã cảm thấy rất thích vì đó là chuyên ngành mới. Lúc đó trên cả nước chỉ có trên đầu ngón tay bác sỹ phẫu thuật nhi. Càng làm tôi càng thấy lựa chọn của mình mình là đúng, càng làm càng thấy nhiều đam mê.”

“Càng làm tôi càng thấy lựa chọn của mình mình là đúng, càng làm càng thấy nhiều đam mê.”

Từ năm 1997 giáo sư Liêm bắt đầu thực hiện phẫu thuật nội soi cho trẻ em, và từ năm 2.000 phát triển nhiều hơn, đến 2002 thì phát triển mạnh mẽ.

Sau đó ông có 6 công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, về phát triển kỹ thuật nội soi cho điều trị thoát vị cơ hoành bẩm sinh cho trẻ em.

Những đóng góp của ông khuyến khích không chỉ riêng Việt Nam mà còn khuyến khích các đồng nghiệp của châu Á và cả thế giới để tiến hành phẫu thuật này thường xuyên hơn.

Chính vì thế cũng có thể nói ông là một trong những người góp phần làm cho phẫu thuật này phổ biến không những ở châu Á mà trên thế giới. Nhiều trung tâm trên thế giới hiện nay đã tiến hành phương pháp nội soi theo cách của ông.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm.

Hay như những phẫu thuật khác, ông là người đóng góp 9 phẫu thuật, kỹ thuật mổ mới hoàn toàn trong kỹ thuật nội soi trong kho tàng về mổ trẻ em và được mời đi mổ trình diễn ở nhiều nước từ châu Âu, Pháp, Ý, Hà Lan, châu Á…

Giáo sư Liêm là phẫu thuật viên hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi nhi điều trị u nang ống mật chủ (trên 500 ca) và thoát vị cơ hoành (trên 300 ca). Ông đã có 11 công trình khoa học công bố trong hai lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy ứng dụng các kỹ thuật đó trở thành thường quy ở nhiều trung tâm trên thế giới.

Tính đến nay, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cũng đã công bố hơn 200 công trình nghiên cứu y học, trong đó có 44 công trình nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí y học uy tín của Mỹ và châu Âu.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm được mệnh danh là “bàn tay vàng” phẫu thuật nhi khoa và một nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ thế giới. Nhiều người vẫn gọi và phong ông là ông tổ của phẫu thuật nội soi nhi khoa.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm được giới y khoa quốc tế biết tới khi trở thành người đầu tiên nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi để điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật nội soi cho trẻ em.

Ghép tế bào gốc là một trong những phương pháp cải thiện sức khoẻ cho nhiều bệnh nhân nhi.

Khép lại chặng đường mấy chục năm mày mò với những kỹ thuật phẫu thuật nội soi nhi khoa, hiện tại giáo sư Liêm đang trăn trở ngày đêm với các công trình ghép tế bào gốc – một lĩnh vực mới, như mảnh đất mới ông đang khám phá và chinh phục với những niềm hy vọng mang tính bứt phá.

Bởi lẽ đó, trong suốt gần hai năm trở lại đây ông nghiền ngẫm với công trình nghiên cứu ghép tế bào gốc điều trị cho trẻ tự kỷ và trẻ bị bại não.

Đây là lĩnh vực mà ông và các đồng nghiệp tại hệ thống y tế Vinmec đang tiến hành và có thể nói là một trong số ít những đơn vị trên thế giới đi đầu và đạt được những thành công bước đầu.

Nhắc đến giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, trong rất nhiều năm qua, ông là người đồng hành thân thiết với những bệnh nhân nhi mắc bệnh tự kỷ.

“Tôi vẫn nói mình có duyên nợ với trẻ tự kỷ. Từ hồi ở Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi đã thành lập trung tâm của trẻ tự kỷ và đến nay chương trình vẫn tiếp tục. Năm 2014, tôi bắt đầu ghép tế bào gốc cho trẻ tự kỷ, đây cũng là một chặng đường đầy gian nan và thử thách.”

       Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm tiến hành một ca phẫu thuật.

Với tỷ lệ chiếm khoảng 1% dân số, ước tính ở Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người mắc chứng tự kỷ.

Vị giáo sư tâm sự, với trẻ em mắc chứng tự kỷ, ông có một sự gắn kết rất đặc biệt, đã mấy chục năm nay. Với tỷ lệ chiếm khoảng 1% dân số, ước tính ở Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người mắc chứng tự kỷ.

“Do nhận thức về tự kỷ là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam nên rất nhiều trẻ được phát hiện và điều trị muộn, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Chính vì vậy, chất lượng sống của gia đình và các trẻ tự kỷ không được điều trị hay điều trị muộn rất thấp, rất thương tâm. Hầu như mỗi gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ đều có những bi kịch với những góc độ và mức độ khác nhau,” vị giáo sư trầm ngâm.

Giáo sư Liêm phân tích, với những trẻ tự kỷ, việc giáo dục can thiệp, chuyên biệt là cơ bản, kéo dài xuyên suốt từ lúc bé đến vị thành niên. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trẻ tự kỷ không đáp ứng được hoặc đáp ứng rất kém, đó là lý do vì sao các nhà khoa học trên thế giới vẫn phải tiếp tục tìm kiếm các phương pháp khác bên cạnh giáo dục can thiệp để điều trị cho trẻ tự kỷ. Có thể nói tế bào gốc là niềm hy vọng mới, nó có cơ sở khoa học nhưng được tiến hành song song cùng với giáo dục can thiệp cho trẻ.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm chia sẻ về tương lai của ghép tế bào gốc.

Giáo sư Liêm ngày đêm vẫn không thôi trăn trở về những dự án như sách dành cho trẻ tự kỷ, ghép tế bào gốc cho trẻ tự kỷ, trẻ bị bại não… Ông kêu gọi mọi người quyên tiền, dịch sách cùng cho trẻ tự kỷ.

Hiện nay, ông và những người đồng nghiệp đang làm đề tài cấp bộ về ghép tế bào gốc cho trẻ tự kỷ. Giáo sư Liêm chia sẻ: “Có thể nói đây là đề tài nghiên cứu công phu nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Tôi và những người đồng nghiệp không chỉ nghiên cứu về tế bào gốc mà kết hợp với giáo dục can thiệp cho trẻ. Đây là một nghiên cứu được triển khai từ tháng 7/2017, công phu nhất, kết quả sẽ có đóng góp quan trọng với y khoa trên thế giới.”

Hiện nay, Công trình Nghiên cứu điều trị tự kỷ ở trẻ em bằng phương pháp ghép tế bào gốc tủy xương tự thân phối hợp với giáo dục – phục hồi chức năng, do giáo sư Nguyễn Thanh Liêm làm nghiên cứu viên chính đang được triển khai ở giai đoạn cuối.

“Đến nay đã có 30 trường hợp trẻ tự kỷ đã được ghép tế bào gốc cùng việc can thiệp giáo dục chuyên biệt. Kết quả bước đầu khả quan. Chúng tôi cùng cộng sự đang tiếp tục theo dõi để trong mấy tháng tới đánh giá kết quả,” giáo sư Liêm phấn khởi thông báo.

 Kiểm tra sức khoẻ của một bệnh nhân.

Trong câu chuyện về tương lai của tế bào gốc với sức khỏe con người và những kỳ vọng của phương pháp này với trẻ không may mắn, giáo sư say sưa nhắc lại lời của một nhà khoa học Mỹ: “Những câu chuyện tế bào gốc hiện nay hấp dẫn ly kỳ hơn truyện thần thoại viễn tưởng trước đây. Tế bào gốc làm thay đổi cả tương lai của nhân loại. Đây là kết luận có cơ sở khoa học, tế bào gốc có cơ sở để làm thay đổi quan niệm của chúng ta về bệnh tật cũng như về sức khỏe con người từ trước đến nay.”

Giáo sư Liêm nhớ lại, mối duyên này đến với ông khi vào cuối năm 2013, có một bé 2 tuổi bị nhiễm trùng máu và hậu quả bị suy đa phủ tạng. Các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã cố gắng cứu được tính mạng của bé nhưng do bé bị nhiễm trùng não nặng, thiếu ôxy trong não nên sống trong tình trạng thực vật, không thể vận động, liệt hoàn toàn.

Khởi đầu thuận lợi đó tạo cho ông niềm tin để tiếp tục làm. Sau đó giáo sư Liêm và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Vinmec đã xin đề tài cấp nhà nước, vừa rồi đã nghiệm thu xong về ghép tế bào gốc cho bệnh nhân bại não.

“Nếu như trước kia các nghiên cứu người ta chỉ nói ghép tế bào gốc cho bệnh nhân bại não nói chung và tỷ lệ thành công khoảng 75-80%, tỷ lệ thành công của chúng ta cao hơn nhiều, trên 90%.”

Chia sẻ về lĩnh vực ghép tế bào gốc cho bệnh nhân bại não, giáo sư Liêm phấn khởi khi ông và những người đồng nghiệp tự hào khi là một trong những nước đi đầu trong vấn đề này, cùng với Ấn Độ và Trung Quốc.

“Nếu như trước kia các nghiên cứu người ta chỉ nói ghép tế bào gốc cho bệnh nhân bại não nói chung và tỷ lệ thành công khoảng 75-80%, tỷ lệ thành công của chúng ta cao hơn nhiều, trên 90%. Bởi vì chúng tôi đã tìm ra được chỉ định phù hợp, không phải bại não nào cũng có thể ghép. Chúng tôi đã nghiên cứu và chỉ lựa chọn những trường hợp bại não do một số nguyên nhân mắc phải như thiếu ôxy, quanh hay sau khi đẻ, não bị tổn thương hay vàng da ở giai đoạn sơ sinh… làm cho não 1 phần bị tê liệt. Vì bại não là vấn đề bế tắc trong điều trị từ trước đến nay nên khi thấy có nơi nào đó, có ai đó có một phương pháp điều trị mở ra một hướng mới họ rất quan tâm.”

Hiện nay, tại Trung tâm Tế bào gốc của Bệnh viện Vinmec đã nhận được nhiều đề nghị từ bệnh nhân ở Mỹ, Anh, Australia và một số nước khác xin phép đến Việt Nam để điều trị.

Miên man trong câu chuyện về phẫu thuật trẻ em, về ghép tế bào gốc cho những bé không may bệnh tật, giáo sư ấy không nguôi khắc khoải trong mấy chục năm làm việc thấy, vẫn còn nhiều trẻ em bị các bệnh không chữa được hoặc các cháu sẽ mất hoặc các cháu chịu tàn tật suốt đời như bại não, tự kỷ và nhiều bệnh khác. Chính đó là động lực thôi thúc ông tiếp tục nghiên cứu hết công trình này đến công trình khác về trẻ em.

Mới đây, chia sẻ của một người mẹ có con bị bại não sau khi ghép tế bào gốc thực sự đã lay động và mang lại niềm tin cho biết bao nhiêu người.

Chị chia sẻ, trước đây khi ngủ, bé cứ tầm 20-30 phút bé lại trở mình và khóc. Bà của bé còn cả đêm thức trắng cùng và đếm bé khóc tới 20 lần từ 10 giờ tối tới 6 giờ sáng.

…Em không bao giờ quên những cảm xúc còn nguyên vẹn đưa con đến khoa phục hồi chức năng nay là tự kỷ và bại não từ giữa năm 2016. Em đến nhiều mọi người quen mặt vì con em cứ hôm có lịch khám hoặc xếp lịch ghép tế bào lại sốt, cân nặng thì ít… mỗi lần bác sỹ bảo đưa con về chăm cho con khỏe lên là em lại cố gắng bế con ra khỏi khoa rồi cứ ôm con khóc như mưa!

“Ngày 16/11/2017, khi được ghép xong tế bào gốc, cháu đã ngủ ngon giấc hơn. Một tối ngủ chỉ dậy khoảng 2 lần và thời gian thức giấc tầm vài giây, mọi người vỗ về bé ngủ tiếp ngay. Tôi bắt đâu thấy hy vọng thật nhiều ! Lúc ghép tế bào gốc cháu nặng 10,9 kg, từ đó tới nay tăng hẳn 8 lạng, da hồng, mắt nhanh hơn! Em chăm cháu 3 năm nay chưa bao giờ tăng 8 lạng trong vòng 50 ngày!

Vì em nghĩ em hết cách rồi! Sáng châm cứu chiều tập phục hồi, em đã gắng hết sức mà con em ko thay đổi. Con cứ quấy khóc cả ngày, ngủ thì ít mà ko sâu giấc. Khi đó em chỉ mong con nhanh được ghép chỉ là để con bớt khóc con đỡ khổ mẹ cũng đỡ khổ. Chỉ ước mơ vậy! Nay e ít nhất cũng thấy nhẹ nhàng hơn! Điều bất ngờ là e còn gửi ông và ngoại trông được để lên Hà Nội làm, cứ đi 3-5 ngày nhớ con lại bắt xe về ngay!

Thực sự giờ trong lòng e tràn đầy hy vọng!

Những nghiên cứu của giáo sư Liêm và đồng nghiệp của ông tiến hành trong lĩnh vực ghép tế bào gốc đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bởi với những gia đình có các em bé không may mắn, đó như một “phép màu” mà họ đang mong đợi, để những em bé có thể vui cười, phát triển bình thường.

Quá trình cống hiến suốt hơn 40 năm của giáo sư Liêm vừa qua thêm một lần nữa được cộng đồng quốc tế ghi nhận tôn vinh.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm tại hội nghị Tương lai châu Á.

Ngày 13/6 vừa qua, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nikkei châu Á bởi những đóng góp trong lĩnh vực nội soi nhi khoa và ghép tế bào gốc. Ông được ban tổ chức chọn là cá nhân có nghiên cứu mang tính sáng tạo, đột phá, có đóng góp trong việc phát triển khoa học công nghệ của châu lục cũng như thế giới.

Ông tâm sự, với một người làm khoa học, đây là sự ghi nhận vô cùng quý báu và đáng trân trọng, đồng thời là một động lực để ông và các đồng nghiệp ở Vinmec tiếp tục nuôi dưỡng đam mê khoa học, đóng góp cho cộng đồng.

Nikkei là giải thưởng dành cho công dân châu Á do hãng Thông tấn Nhật Bản Nikkei khởi xướng từ năm 1996. Đây là giải thưởng uy tín được trao cho những cá nhân, tổ chức có các nghiên cứu mang tính sáng tạo, đột phá góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ trong châu lục và thế giới.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh ở lĩnh vực khoa học công nghệ trong 22 năm từ khi có giải thưởng.

Mỗi năm có 3 công dân châu Á có đóng góp ở ba lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học và công nghệ được vinh danh.

Năm nay, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm được chọn vinh danh trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Với ghi nhận này, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh ở lĩnh vực khoa học công nghệ trong 22 năm từ khi có giải thưởng. Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam đã có 5 cá nhân được trao giải thưởng này trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

Với phần thưởng của mình, giáo sư đã dành 60 triệu đồng từ giải thưởng để giúp các trẻ em nghèo bị khuyết tật bẩm sinh cần phẫu thuật, giúp trẻ em nghèo bị bệnh teo đường mật, ủng hộ dự án biên soạn và in sách hưỡng dẫn phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ./.

Một ca phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân nhi.

Bước đi gây nguy hiểm

Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), còn gọi là Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm ngắn và tầm trung, vốn được coi là biểu tượng dẫn tới việc chấm dứt kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, đang có nguy cơ đổ vỡ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi văn kiện này.

Thông báo của nhà lãnh đạo Mỹ không chỉ gây ra những phản ứng dữ dội từ Moskva mà còn tạo ra những nghi ngại đối với nhiều đồng minh của Mỹ ở châu Âu, nơi từng xem INF, được lãnh đạo Liên Xô và Mỹ ký ngày 8/12/1987, như “lá bùa” ngăn chặn những cuộc đối đầu hạt nhân gây hậu quả thảm khốc.

Thông báo của nhà lãnh đạo Mỹ không chỉ gây ra những phản ứng dữ dội từ Moskva mà còn tạo ra những nghi ngại đối với nhiều đồng minh của Mỹ ở châu Âu.

Theo thỏa thuận hạt nhân INF, Liên Xô trước đây (nước Nga ngày nay) và Mỹ cam kết không phát triển, thử nghiệm hoặc triển khai các tên lửa hạt nhân và thông thường tầm ngắn và tầm trung (tầm bắn từ 500-5.500km.

Thỏa thuận này đạt được trong bối cảnh Liên Xô lúc đó đã triển khai gần 400 đầu đạn hạt nhân hướng về phía Tây Âu, trong khi Mỹ cũng đã phản ứng với việc bố trí các tên lửa Pershing và tên lửa hành trình ở châu Âu. Từ khi hiệp ước có hiệu lực tháng 6/1988 đến tháng 6/1991, Liên Xô đã thủ tiêu 1.846 tên lửa và Mỹ thủ tiêu 846. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cả Nga và Mỹ đều cáo buộc nhau vi phạm INF.

Phía Mỹ cáo buộc Nga vi phạm INF khi phát triển hệ thống tên lửa 9M729, mà phương Tây gọi là SSC-8, được cho là hệ thống cải tiến từ các tên lửa hành trình Kalibr, có thể gắn đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân và có tầm bắn tới 2.600km. Tuy nhiên, phía Nga tuyên bố loại tên lửa này hoàn toàn đáp ứng các quy định của INF, đồng thời tố cáo Mỹ đã vi phạm INF khi triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tại Romania. Moskva cũng khẳng định Washington không có bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc Nga vi phạm INF.

Tổng thống Mỹ Ronald Raegan và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev tại lễ ký INF ngày 8/12/1987. (Nguồn: AP)

Đây không phải là lần đầu hai cường quốc hạt nhân Nga, Mỹ tranh cãi và đổ lỗi cho nhau vi phạm các thỏa thuận liên quan. Và mỗi lần như vậy, Washington đều “chủ động” đi trước, như việc hồi năm 2001 rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM).

Theo giới phân tích, Mỹ cũng đang nghiêng về khả năng không gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), vốn sẽ hết hạn vào năm 2021. Như vậy, nếu cả START mới lẫn INF bị thủ tiêu, điều này sẽ đặt thế giới gần như vào tình huống đối đầu chiến lược giữa hai cường quốc hạt nhân như từng xảy ra đầu những năm 1970.

Phản ứng với quyết định của Mỹ, Nga coi đây là động thái mang tính chất “hăm dọa” nhằm ép buộc Moskva phải nhượng bộ, là bước đi nguy hiểm và vô trách nhiệm. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng quyết định của Washington là “một phần đường lối chính sách của Mỹ nhằm rút khỏi các thỏa thuận pháp lý quốc tế, vốn đặt trách nhiệm ngang nhau giữa Mỹ và các đối tác.”

Phản ứng với quyết định của Mỹ, Nga coi đây là động thái mang tính chất “hăm dọa” nhằm ép buộc Moskva phải nhượng bộ, là bước đi nguy hiểm và vô trách nhiệm.

Moskva chỉ trích Mỹ đi ngược lại nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì một thế giới an ninh và ổn định cũng như sẵn sàng hợp tác để củng cố các cơ chế kiểm soát vũ khí hiện hành. Điều này có thể buộc Nga phải thực thi các biện pháp đáp trả, kể cả quân sự. Tuy nhiên, Nga vẫn mong muốn tiếp tục đối thoại với Mỹ để giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm liên quan đến INF.

Đức, đồng minh chủ chốt của Mỹ ở châu Âu cũng kêu gọi Mỹ cân nhắc kỹ hậu quả liên quan việc rút khỏi INF, thỏa thuận vốn được xem như một “trụ cột quan trọng của cấu trúc an ninh châu Âu” và là một nhân tố quan trọng của việc kiểm soát vũ khí trong suốt hơn 30 năm qua.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng lo ngại việc chấm dứt thỏa thuận này có thể tác động tiêu cực tới hiệp ước START giữa Nga và Mỹ.

Ngay trên chính trường Mỹ, nhiều ý kiến chỉ trích Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi INF mà không có một chiến lược tổng thể nhằm hạn chế hậu quả, đồng thời cũng không tham vấn với Quốc hội hay các đồng minh thân cận.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul gọi quyết định của Washington rút khỏi INF là “cú đánh” vào các đồng minh châu Âu. Đây được xem là một bằng chứng nữa cho thấy chính quyền Tổng thống Donald đang thực thi chính sách đơn phương, bất chấp sự phản đối của các đồng minh gần gũi nhất, và cũng “không đếm xỉa” tới lợi ích của họ, tương tự như việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Điều này sẽ đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của nước Mỹ về lâu dài. Thậm chí Mỹ sẽ còn tiếp tục bị cô lập trên trường quốc tế.

Việc phá bỏ một thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu, đồng thời có thể đẩy các bên quay trở lại một cuộc chạy đua vũ trang và thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt, bước đi của Mỹ có thể hủy hoại mọi cơ hội gia hạn START-3. Đây là “kịch bản” gây nhiều lo ngại bởi nếu không có một quyết định tích cực về việc gia hạn START mới và nếu INF đổ vỡ, thì sẽ không có giới hạn pháp lý ràng buộc nào đối với hai siêu cường hạt nhân lớn nhất thế giới này và rủi ro cạnh tranh hạt nhân Mỹ-Nga sẽ tăng lên.

Việc phá bỏ một thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu, đồng thời có thể đẩy các bên quay trở lại một cuộc chạy đua vũ trang và thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 

Theo nhiều nhà phân tích, việc rút khỏi hiệp ước này sẽ cho phép Mỹ phát triển các loại tên lửa tối tân, đồng thời có thể kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới, song lần này có thể ở quy mô lớn hơn.

Trong bối cảnh toàn thế giới đang nỗ lực hướng tới một môi trường ổn định, an ninh và an toàn trên cơ sở hợp tác và đối thoại, việc Mỹ tiếp tục rút khỏi một văn kiện kiểm soát vũ khí quan trọng như INF được xem là bước thụt lùi đối với hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu.

Trong khi đó, liên hệ hồ sơ hạt nhân Iran và Triều Tiên hiện nay, giới phân tích cho rằng quyết định của Tổng thống Trump có thể “hủy hoại uy tín của Mỹ trên bàn đàm phán” với cả Tehran lẫn Bình Nhưỡng.

Giới phân tích cho rằng quyết định của Tổng thống Trump có thể “hủy hoại uy tín của Mỹ trên bàn đàm phán” với cả Tehran lẫn Bình Nhưỡng. (Nguồn: Getty Images)

Thượng nghị sỹ Mỹ Rand Paul của bang Kentucky cho rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ phạm sai lầm lớn nếu rút khỏi INF, thay vào đó, Mỹ cần đàm phán với Nga để tháo gỡ những căng thẳng khi hai bên liên tục cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận.

Nga cũng nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Washington về các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện START-3 và INF, bởi đây là những văn kiện cơ bản làm cơ sở cho quan hệ hai nước.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, trong chương trình nghị sự mới về giải trừ vũ khí, đã kêu gọi Nga và Mỹ giải quyết bất đồng về INF để tránh xảy ra thảm họa khi căng thẳng giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân không thể kiểm soát.

Rõ ràng cả Nga và Mỹ đều chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì sự ổn định chiến lược toàn cầu, và bất kỳ bước đi thiếu cân nhắc nào cũng có thể gây hậu quả khó lường./.

Tổng thống Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vừa kết thúc chuyến công du châu Âu kéo dài 9 ngày chủ yếu nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước và cộng đồng Công giáo trong nỗ lực phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, bên cạnh việc thúc đẩy quan hệ song phương với các nước ông đến thăm nói riêng và với toàn Liên minh châu Âu (EU) nói chung.

Có thể nói chuyến công du châu Âu lần này là bước tiếp nối trong chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao đã được Tổng thống Moon Jae-in kiên trì theo đuổi kể từ khi lên nắm quyền tháng 5/2017.

Ông Moon Jae-in từng tuyên bố Hàn Quốc cần thay đổi cách tiếp cận và điều chỉnh chính sách ngoại giao vốn trước đây bị chi phối quá nhiều bởi các mối quan hệ với 4 cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga, theo hướng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Chính sách đối ngoại linh hoạt, thực dụng và nhất quán của nhà lãnh đạo Moon Jae-in phần nào giúp Hàn Quốc có thể tận dụng tối đa các cơ hội quốc tế

Theo ông, khi tình hình xung quanh Hàn Quốc có nhiều diễn biến khó lường ảnh hưởng trực tiếp tới nước này, đây là chủ trương vừa phù hợp với nhu cầu an ninh, kinh tế, chính trị nội bộ của Hàn Quốc, tạo cơ hội để bảo vệ an ninh và phát triển, đồng thời có thể hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực của tình hình khu vực và quốc tế.

Trong một năm rưỡi qua, chính sách đối ngoại linh hoạt, thực dụng và nhất quán của nhà lãnh đạo Moon Jae-in phần nào giúp Hàn Quốc có thể tận dụng tối đa các cơ hội quốc tế để giải quyết các thách thức cả bên trong và bên ngoài. Mặt khác, vai trò và vị thế của Hàn Quốc, có phần sa sút trong vài năm trước đây, đang được khẳng định trở lại.

Xét trên cả hai yếu tố, thúc đẩy giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và tăng cường quan hệ giữa Hàn Quốc với châu Âu, chuyến công du của Tổng thống Moon Jae-in đều đã đạt được những thành quả cụ thể và thực chất. Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du là nước Pháp, một thành viên chủ chốt trong Liên minh châu Âu (EU) và có vai trò quan trọng trên thế giới với tư cách ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp ở Paris, Pháp ngày 15/10/2018. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Kết quả chuyến thăm Pháp có thể nói là khá tích cực. Hai bên đã ra tuyên bố chung 26 điểm sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Moon Jae-in với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong đó có điều mà nhà lãnh đạo Hàn Quốc mong muốn, đó là sự ủng hộ của Paris đối với tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.

Pháp với vị thế của mình trên trường quốc tế cũng như trong EU, hoàn toàn có thể đóng một vai trò tích cực nào đó trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đòi hỏi sự giúp sức về ngoại giao, kinh tế, công nghệ hạt nhân…, không chỉ của các nước có liên quan trực tiếp mà còn của nhiều nước khác trên thế giới.

Với “chiếc ghế” của mình trong Hội đồng Bảo an, không thể không tính tới ảnh hưởng của Pháp đối với các nước còn lại trong cơ quan “đầy quyền lực” của thế giới này như Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh.

Về quan hệ song phương, Hàn Quốc và Pháp đã mở ra một chương mới khi hai bên nhất trí nâng tầm quan hệ lên thành “quan hệ đối tác toàn diện thế kỷ XXI,” nhất trí tổ chức thường niên “Đối thoại kinh tế cấp cao song phương nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư…. Đây là bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn của thế giới và cũng là hai nền kinh tế hàng đầu ở mỗi châu lục.

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (giữa) duyệt đội danh dự trong lễ đón ở Rome ngày 17/10/2018. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Tiếp sau Pháp, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tới Italy với mục đích chính cũng là kêu gọi sự ủng hộ của nước này trong vấn đề Triều Tiên. Xét về kinh tế và lịch sử, Italy có sức nặng trong EU.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Rome, hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược và tổ chức các cuộc thảo luận sâu rộng nhằm tăng cường hợp tác thiết thực về nhiều mặt như chính trị, quốc phòng, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, công nghiệp, năng lượng. Bên cạnh đó, Italy cũng khẳng định sẽ kiên định ủng hộ chính sách của Seoul đối với Bình Nhưỡng.

Ngay sau khi thăm Italy, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã tới Vatican, một nơi mà tất cả những người theo Công giáo trên toàn thế giới trong đó có Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước có liên quan trực tiếp tới bán đảo Triều Tiên luôn hướng về. Có thể nói ông Moon Jae-in đã “rất sáng suốt” khi có các hoạt động ngoại giao đầy ý nghĩa tại đây và chuyến công du này có tính biểu tượng rất cao.

Với sự ủng hộ của Giáo hoàng Francis và qua buổi lễ cầu nguyện hòa bình cho bán đảo Triều Tiên ở Vatican, Tổng thống Moon Jae-in đã tập hợp được một lực lượng đông đảo đứng sau những nỗ lực của ông nhằm thiết lập hòa bình lâu dài tại một trong những điểm nóng nhất thế giới này.

Đặc biệt, Tổng thống Hàn Quốc đã chuyển lời mời thăm Bình Nhưỡng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Đức Giáo hoàng, một lần nữa thể hiện vai trò “cầu nối hòa bình” mà ông đang triển khai trong nỗ lực hòa giải giữa hai miền nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Giáo hoàng Francis (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp tại Vatican ngày 18/10/2018. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

“Sứ mệnh” vì hòa bình này cũng đã được Tổng thống Moon Jae-in ghi dấu ấn trong chặng dừng chân ở Brussels, Bỉ để tham dự Hội nghị Cấp cao Á Âu lần thứ 12 (ASEM12).

Tại các cuộc tiếp xúc bên lề hội nghị, từ gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Đức – một nước chủ chốt khác trong EU, Thủ tướng Anh – một ủy viên thường trực khác trong Hội đồng Bảo an, và Thủ tướng Thái Lan – nước sẽ là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm tới, nội dung chính được bàn thảo vẫn là vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, bên cạnh quan hệ Hàn Quốc-EU nói chung.

Tại ASEM12, để thuyết phục các nhà lãnh đạo các thành viên tổ chức lớn này ủng hộ tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc đã trình bày kế hoạch kết nối đường bộ-đường sắt giữa hai lục địa Á Âu đầy hấp dẫn, khẳng định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên là điều kiện không thể thiếu để biến kế hoạch tham vọng và mang lại nhiều lợi ích này thành hiện thực.

Trong 9 ngày qua tại châu Âu, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có những hoạt động ngoại giao đầy hiệu quả

Trên thực tế, việc kết nối đường bộ và đường sắt giữa hai châu lục này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí vận tải so với đi bằng đường biển hiện nay. Kế hoạch này coi như đã hoàn thành một nửa khi kết nối được đường bộ và đường sắt liên Triều, một phần của các thỏa thuận trong các cuộc thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên vừa qua. Lợi ích kinh tế, lợi ích ngoại giao và cao hơn cả là lợi ích hòa bình đang được xem xét trong dự án quan trọng này.

Có thể nói trong 9 ngày qua tại châu Âu, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có những hoạt động ngoại giao đầy hiệu quả. Với nỗ lực bền bỉ, ông đã kết nối được sự ủng hộ của rất nhiều nước và tổ chức có vai trò quan trọng, tạo thêm động lực và nguồn sức mạnh lớn giúp thúc đẩy lộ trình dài đem lại hòa bình bền vững và thịnh vượng cho bán đảo Triều Tiên./.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) trong cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bên lề Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) ở Brussels (Bỉ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hòa bình cho Afghanistan

Hàng loạt vụ khủng bố, đánh bom, tấn công phá hoại… phủ bóng đen lên cuộc bầu cử hạ viện Afghanistan, diễn ra ngày 20/10 sau hơn 3 năm bị trì hoãn. Sự kiện này được coi là phép thử quan trọng quyết định tương lai của quốc gia Tây Nam Á vốn chìm trong bất ổn bạo lực hơn 10 năm qua. Khoảng 9 triệu cử tri, trong đó có 3 triệu cử tri là nữ giới, đi bỏ phiếu bầu 249 nghị sỹ trong cơ quan lập pháp của quốc gia Tây Nam Á với nhiệm kỳ 5 năm, cũng như bầu chính quyền địa phương.

Chiến tranh và xung đột đã tàn phá đất nước Afghanistan nặng nề suốt nhiều năm. Kể từ khi phương Tây rút phần lớn binh lính khỏi Afghanistan vào năm 2014, sau khi đã phải hao tổn nhiều sinh mạng và tiền của trong cuộc chiến này, Afghanistan vẫn là đất nước của xung đột và nghèo đói. Thậm chí, một cuộc chiến khác ở Afghanistan, giữa lực lượng quân đội quốc gia Afghanistan được phương Tây hậu thuẫn và đào tạo với các tay sung tàn quân Taliban, đã thực sự bắt đầu.

Kể từ năm 2009 đến nay, đã có hơn 26.500 dân thường ở Afghanistan thiệt mạng và gần 49.000 người bị thương do xung đột vũ trang

Các cuộc giao tranh giữa quân đội nước này và phiến quân Taliban đã đẩy Afghanistan rơi vào tình trạng an ninh bất ổn.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, kể từ năm 2009 đến nay, đã có hơn 26.500 dân thường ở Afghanistan thiệt mạng và gần 49.000 người bị thương do xung đột vũ trang.

Lợi dụng tình trạng rối ren trên, nhiều tổ chức khủng bố khác cũng đã thiết lập mạng lưới tại quốc gia này. Các vụ khủng bố, tấn công liều chết của phiến quân và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở thủ đô Kabul và nhiều thành phố lớn xảy ra thường ngày.

Phiến quân Taliban vẫn đang tiếp tục mở rộng địa bản kiểm soát từ thành trì truyền thống của nhóm này tại miền Nam và miền Đông sang khu vực miền Bắc và tăng cường tuyển mộ thanh thiếu niên.

Trong nửa đầu năm nay, con số dân thường thiệt mạng trong các cuộc xung đột và tấn công khủng bố xảy ra ở Afghanistan là 1.692, trong khi số dân thường bị thương là 3.430 người.

Lực lượng an ninh Afghanistan điều tra tại hiện trường vụ tấn công nhằm vào một địa điểm vận động tranh cử ở Kama, tỉnh Nangarhar ngày 2/10/2018. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tình hình an ninh xấu đi và xung đột tái diễn khiến người dân Afghanistan phải rời bỏ nhà cửa để tới những nơi an toàn hơn. Kể từ năm 2001, hơn 1 triệu người Afghanistan đã phải đi sơ tán do các cuộc xung đột, trong đó riêng năm ngoái là 445.335 người.

Trong khi đó, việc Mỹ và phương Tây bổ sung lực lượng tới quốc gia này cũng như tăng cường viện trợ, hỗ trợ quân đội và cảnh sát Afghanistan không giúp cải thiện an ninh. Sau 17 năm hiện diện quân sự tại Afghanistan – chiến trường có sự can dự lâu dài nhất của Mỹ từ trước cho tới nay, hòa bình vẫn chưa trở lại mảnh đất này. Một số nỗ lực ngoại giao, bao gồm các việc tổ chức các vòng đàm phán hòa bình giữa chính quyền Kabul và phe Taliban, chưa mang lại kết quả khả quan.

Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử ngày 20/10 là một dấu mốc lớn. Bản thân việc tổ chức được sự kiện này sau nhiều năm trì hoãn đã đánh dấu một bước ngoặt trong đời sống chính trị Afghanistan. Mặc dù vậy, việc tổ chức thành công cuộc bầu cử này cũng đang là thách thức lớn.

Hơn 21.000 trạm bỏ phiếu đã được chuẩn bị cho cuộc bầu cử, dưới sự bảo vệ của 54.000 binh sỹ và cảnh sát

Hơn 21.000 trạm bỏ phiếu đã được chuẩn bị cho cuộc bầu cử, dưới sự bảo vệ của 54.000 binh sỹ và cảnh sát. Tuy nhiên, hiện có 2.000 trạm bỏ phiếu được đánh giá là quá rủi ro nếu mở cửa, khi mà Taliban đang kiểm soát nhiều khu vực nông thôn ở Afghanistan trong khi tổ chức IS tự xưng cũng tỏ ra khá nguy hiểm dù không hiện diện nhiều.

Theo số liệu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), 56% các huyện ở Afghanistan hiện do chính phủ kiểm soát và 30% đang trong tình trạng giao tranh. Khoảng 14% số các huyện còn lại do phiến quân nắm giữ.

Taliban xem phá hoại bầu cử là một công cụ hữu hiệu để phơi bày sự yếu kém của chính phủ cũng như sự hỗ trợ đang suy giảm của quốc tế. Phiến quân Taliban đã kêu gọi người dân Afghanistan tẩy chay cuộc bầu cử, cho rằng Mỹ sử dụng cuộc bầu cử nhằm mục đích hợp pháp hóa sự cai trị của Washington cũng như sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia này.

Tính đến nay, hơn 10 chính trị gia đã bị sát hại trong quá trình tiếp xúc cử tri, chưa kể hàng loạt các vụ tấn công bạo lực do Taliban thực hiện thời gian qua khiến hàng trăm người thương vong, trong đó có nhiều cảnh sát và binh lính Afghanistan. Taliban cũng đe dọa sẽ gia tăng tấn công trong thời gian bỏ phiếu.

Binh sỹ Afghanistan kiểm tra an ninh tại một trạm kiểm soát ở thành phố Jalalabad, tỉnh Nangarhar ngày 1/8/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bạo lực và gian lận trong bầu cử có nguy cơ làm chia rẽ hoặc thậm chí làm sụp đổ chính quyền đương nhiệm. Điều này sẽ làm phức tạp đáng kể bất cứ nỗ lực xúc tiến hòa bình nào trong tương lai. Ngược lại, cuộc bầu cử suôn sẻ có thể mang đến một thế hệ chính trị gia trẻ trung, đẩy mạnh chống tham nhũng, vốn vẫn là một trở ngại nghiêm trọng đối với nền hòa bình tại Afghanistan. Trong số hơn 2.500 ứng cử viên chạy đua vào 249 ghế nghị viện lần này có khá nhiều gương mặt trẻ. Nhiều người trong số họ có học vấn cao và trưởng thành trong giai đoạn từ sau khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan năm 2001.

Tuy nhiên, không ít các thành viên trong giới tinh hoa cầm quyền đang hậu thuẫn cho một số ứng cử viên tiềm tàng, đe dọa gây phương hại đến thỏa thuận hòa bình giữa các nhóm vốn tạo ra Chính phủ đoàn kết dân tộc, cũng như làm đổ vỡ liên minh này nếu tiến trình bầu cử không diễn ra êm thấm. Vị trí trong quốc hội giúp các nghị sĩ tiếp cận được các nguồn tài chính của cả chính phủ lẫn quốc tế. Và đa số các thành viên nghị viện hiện nay đã xây dựng được những mạng lưới bảo trợ cho việc tiếp cận chính quyền. Điều này có nghĩa sẽ có một cuộc tranh giành khốc liệt để giữ ghế.

Người dân Afghanistan vẫn ấp ủ hy vọng về một nền hòa bình dù mong manh và về tiến trình dân chủ hóa của đất nước mình

Hơn 20 đảng phái đã đề cử tổng cộng khoảng 200 ứng cử viên. Tuy nhiên, người Afghanistan không đặt niềm tin lớn vào các chính đảng. Hiện nay, các đảng phái ở Afghanistan vẫn bị chi phối bởi nền chính trị sắc tộc và tìm kiếm sự đỡ đầu từ nhóm sắc tộc của mình.

Theo thăm dò của Viện nghiên cứu chiến lược Afghanistan, chỉ có 21% số người được hỏi ủng hộ sự hiện diện lớn hơn của các chính đảng trong quốc hội (trong số 249 ghế hạ viện Afghanistan hiện nay có tới 165 ghế là thuộc về các nghị sỹ độc lập), ngược lại đa số (63%) muốn bỏ phiếu cho các ứng cử viên độc lập.

Một tín hiệu khá lạc quan là có tới 69% số người được hỏi trả lời sẽ đi bỏ phiếu, tức là người dân Afghanistan vẫn ấp ủ hy vọng về một nền hòa bình dù mong manh và về tiến trình dân chủ hóa của đất nước mình, bởi đây là cách tốt nhất để mang lại sự ổn định lâu dài và cho phép cộng đồng quốc tế giảm dần sự hiện diện tại đây.

Tuy nhiên, thất bại trong tiến trình ấy sẽ khiến Afghanistan tiếp tục lún sâu vào vòng xoáy xung đột và bất ổn, về dài hạn thậm chí còn cần tới nhiều binh sỹ và viện trợ hơn từ nước ngoài, đồng nghĩa với đất nước Tây Nam Á này chưa thể “tự đứng trên đôi chân mình”./.

Lực lượng an ninh Afghanistan gác tại hiện trường vụ tấn công nhằm vào một địa điểm vận động tranh cử ở Kama, tỉnh Nangarhar ngày 2/10/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nghệ sỹ Hồng Vân:

Không chỉ là một “bà bầu” có “hạng” của sân khấu kịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hồng Vân còn là một diễn viên có nghề với lối diễn mà như… không diễn, một gương mặt có uy khi ngồi “ghế nóng” của nhiều chương trình truyền hình thực tế.

“Người ta bảo tôi tham công tiếc việc. Ừ thì cũng đúng! Nhưng nếu không mải miết chạy show, đóng quảng cáo, bươn bả ngược xuôi với các dự án phim… thì lấy gì mà nuôi và giữ sân khấu,” chị chia sẻ.

“CON GÁI CŨNG GHÉT… TÔI!”

– Vai bà mẹ vợ thực dụng (bà Mai) do chị đảm nhận trong “Gạo nếp gạo tẻ” – bộ phim truyền hình đang gây sốt thời gian gần đây nhận nhiều phản ứng gay gắt từ khán giả. Người xem cho rằng đó là sự “làm quá,” ngoài đời không có người mẹ nào phân biệt đối xử và nói những lời cay nghiệt với con ruột của mình như vậy. Vì ghét nhân vật nên người xem ghét lây sang cả diễn viên. Chị cảm thấy thế nào khi liên tục bị “ném đá” như vậy?

Nghệ sỹ nhân dân Hồng Vân: Lâu lắm rồi, tôi mới trở lại với phim truyền hình. Nhiều khán giả đã hét lên “bà Mai đáng ghét!” lên khi nhìn thấy tôi. Thậm chí, cô con gái út của tôi còn cau mày, nhăn nhó “Sao mà con ghét mẹ vậy!” khi coi phim; khiến tôi phải đính chính ngay: “Đó là bà Mai chứ con, không phải mẹ!”

Khi vai diễn của mình thu hút được sự chú ý của khán giả, nhất là lại khiến cho người xem cảm thấy bực bội, tức tối, thậm chí “ghét” ra mặt thì là đó là một sự thành công, một niềm vui với một diễn viên.

Chuyện phim xoay quanh gia đình bà Mai (do tôi thủ vai) với những mâu thuẫn trong các mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu, chị dâu-em chồng, bi kịch đến từ sự thiên vị trong cách đối xử với “con cưng” và “con ghẻ,” lối sống trọng giàu khinh nghèo…

Ban đầu, chính tôi cũng tranh cãi rất gay gắt với đạo diễn và biên kịch khi xây dựng nhân vật bà Mai tệ như vậy. Tuy nhiên, đạo diễn thuyết phục tôi rằng, phải đẩy mâu thuẫn lên cao trào như thế thì những diễn biến, sự chuyển đổi tâm lý nhân vật về sau mới hợp lý. Hơn nữa, nếu không làm vậy thì các nhân vật sẽ không có màu sắc rõ rệt. Khi tính cách nhân vật mà cứ nhợt nhạt, lờ nhờ na ná nhau thì phim sẽ rất chán!

Nghệ sỹ Hồng Vân đồng hành cùng nghệ sỹ Thanh Bạch trên ghế nóng “Sao nối ngôi nhí.” (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Khi tính cách nhân vật mà cứ nhợt nhạt, lờ nhờ na ná nhau thì phim sẽ rất chán!

– Bản thân chị cảm thấy thế nào về chân dung một người mẹ như vậy?

Nghệ sỹ nhân dân Hồng Vân: Thực ra, với một người mẹ như bà Mai, là người ngoài cuộc quan sát, ta sẽ thấy vừa giận vừa thương.

Về làm dâu, bà vừa phải phụng dưỡng mẹ chồng, vừa chăm lo bốn đứa con và “nuôi báo cô” người em chồng không có việc làm, hàng ngày chỉ biết rong chơi. Cuộc sống của bà cứ quẩn quanh, ngày ngày mở mắt ra chỉ toàn thấy cây chổi lau nhà, thau giặt quần áo… Gánh nặng kinh tế và hàng núi việc nhà cứ đổ dồn lên vai người phụ nữ ấy từ ngày này qua tháng khác. Bởi vậy, bà luôn mong có một cuộc sống vật chất đủ đầy, sung túc hơn. Đó cũng là lẽ thường tình, dễ thông cảm.

Bà tỏ thái độ yêu-ghét ra mặt giữa hai cô con gái chỉ vì, khi sinh người con gái đầu lòng (nhân vật Hương), bà bị mẹ chồng hắt hủi vì “không biết sinh con trai.”Rồi khi lớn lên, do “trót dại” mang thai trước khi cưới nên Hương tiếp tục bị bà Mai coi là nỗi nhục của gia đình.

Sau khi sinh cô con gái thứ hai (nhân vật Hân), bà vô tình trúng sổ xố, có một món tiền để sửa sang lại căn nhà. Nhờ đó, mẹ chồng bớt hắt hủi bà. Đến tuổi trưởng thành, sau khi kết hôn với một doanh nhân, Hân có nhiều điều kiện giúp đỡ mẹ về vật chất. Bởi vậy, bà Mai luôn coi cô con gái này là người mang lại sự may mắn cho cuộc đời mình và rất mực cưng chiều.

Chính tôi cũng cảm thấy không thể chấp nhận được khi xem lại những tập cho thấy việc “quay ngoắt 180 độ” trong cách đối xử với con rể của nhân vật này. Khi còn là chủ doanh nghiệp, Kiệt (chồng của Hân) luôn được bà Mai chào đón niềm nở. Thế nhưng, khi rơi vào tình trạng phá sản, Kiệt ngay lập tức bị mẹ vợ mắng nhiếc và tỏ thái độ coi thường.

Thế nhưng, ở một góc độ khác, bà ấy là người rất yêu chồng, thương con, luôn hết lòng vì gia đình. Bà tiết kiệm tối đa những chi tiêu cá nhân, đến mức thèm một chiếc bánh giò nhưng cũng không dám ăn. Khi bị chồng mắng là người thực dụng, lúc nào cũng chỉ biết nghĩ đến tiền, khiến ông ta cảm thấy xấu hổ, bà đã bật khóc nức nở như một đứa trẻ, rơi vào trạng thái chán chường kéo dài…

Diễn xuất ấn tượng của nghệ sỹ nhân dân Hồng Vân khi hóa thân thành bà mẹ vợ thực dụng. (Ảnh: Nghệ sỹ cung cấp)

Là người vợ, người mẹ, tôi cũng luôn muốn gia đình được vẹn tròn, sung túc, ấm êm, con cái hạnh phúc.

– Liệu có điểm nào tương đồng giữa nghệ sỹ Hồng Vân và nhân vật ấy không?

Nghệ sỹ nhân dân Hồng Vân: Chúng tôi đều là… phụ nữ! (cười lớn).

Là người vợ, người mẹ, tôi cũng luôn muốn gia đình được vẹn tròn, sung túc, ấm êm, con cái hạnh phúc. Thế nhưng, tôi không cho phép có những lối cư xử, suy nghĩ như bà Mai. Với ba cô con gái, tôi chẳng yêu hay chiều chuộng cô nào hơn cô nào.

MỆT NHOÀI VÌ CỨ PHẢI QUÁT THÁO OM SÒM!

– Lâu rồi mới trở lại với phim truyền hình nhưng lại vào vai một nhân vật có diễn biến tâm lý phức tạp như vậy, chị cảm thấy thế nào?

Nghệ sỹ nhân dân Hồng Vân: Mệt và tốn sức quá trời luôn ấy chứ! Ở chặng đầu của phim, khi bà Mai còn ở thế thượng phong, lúc nào tôi cũng phải hò hét, quát tháo om sòm, để tỏ rõ sức mạnh, uy phong của một “nội tướng” trong gia đình.

Về sau, khi gia đình bà Mai gặp nhiều biến cố, xáo trộn tôi lại phải diễn cảnh khóc nhiều. Nhiều hôm, ghi hình xong mà hai mí mắt tôi sưng húp lên!

“Làm nhiều việc một lúc, đôi khi, tôi cũng thấy mệt nhoài, muốn đổ gục luôn.”

Hơn nữa, thời gian quay “Gạo nếp gạo tẻ” kéo dài tới hơn một năm. Trong thời gian ấy, tôi còn tham gia đóng phim điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn,” sản xuất phim “Xóm trọ 3D” và cũng không được phép lơ là hai sân khấu kịch (Phú Nhuận và Superbowl)… Nhiều lúc, tôi cũng thấy mệt nhoài, như muốn đổ gục luôn!

– Vậy có khi nào chị nghĩ đến việc sẽ buông bỏ bớt trách nhiệm,không làm “bà bầu” hay giữ vai trò sản xuất,chỉ tập trung vào việc diễn xuất không? Bởi khi ấy, chị vẫn được sống với đam mê nghệ thật mà không phải quá tốn sức.

Nghệ sỹ nhân dân Hồng Vân là một “bà bầu” có hạng ở lĩnh vực sân khấu kịch. (Ảnh: Nghệ sỹ cung cấp)

Gốc của tôi là sân khấu và dù đi đâu, làm gì, tôi cũng sẽ không bao giờ từ bỏ mảnh đất ấy.

Nghệ sỹ nhân dân Hồng Vân: Nếu chỉ nghĩ cho riêng mình thì tôi đã buông từ lâu. Gốc của tôi là sân khấu và dù đi đâu, làm gì, tôi cũng sẽ không bao giờ từ bỏ mảnh đất ấy.

Thú thực, tôi đi đóng phim, quay quảng cáo hay làm giám khảo… cốt cũng chỉ để giữ sân khấu. Tôi cười nói hi hi, ha ha, khóc lóc, quát tháo… đủ sắc thái trên sàn diễn hay trước ống kính máy quay, nhưng cứ hễ vào tới cánh gà, hậu trường là lập tức đầu óc phải “vận động” theo hướng khác ngay, tính toán, cân đối đủ thứ: nào tiền thuê rạp, tiền điện, tiền nước, tiền thù lao diễn viên… Trăm dâu đổ đầu tằm, nhưng tôi vẫn muốn là con tằm ấy.

Việc tạo dựng sân khấu, rạp hát đã khó. Việc duy trì, gìn giữ và phát triển còn khó hơn.

Việc tạo dựng sân khấu, rạp hát đã khó. Việc duy trì, gìn giữ và phát triển còn khó hơn. Nếu chỉ vì lợi ích kinh tế, nói buông là buông thõng luôn một cách nhẹ tênh, không mảy may hối tiếc… thì tôi không làm được. Sân khấu là tâm huyết, sức lực bao năm của tôi và các thế hệ diễn viên. Nó như con cái mình, cũng có lúc khiến mình mệt mỏi, bực dọc nhưng không thể buông bỏ nhau.

Sau thời kỳ huy hoàng, sân khấu miền Nam nói chung cũng đang có bước thoái trào. Các bầu show phải tính toán, bù lỗ nhiều lắm. Tôi sợ rằng, bây giờ, trong lúc khó khăn chung, nếu một nơi nghỉ thì sẽ tạo ra hiệu ứng domino, tất cả đồng loạt đóng cửa. Trời ơi, vậy thì sân khấu thành phố sẽ đi về đâu?

Bởi thế, còn gắng gượng được đến lúc nào thì tôi sẽ gắng hết sức. Tôi tin, ông trời sẽ không phụ lòng người! Tất nhiên, đến lúc khó quá, không thể cân đối, không thể bù lỗ, gồng gánh nhau được nữa thì tôi sẽ tính…

– Trân trọng cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này./.

Nữ viện sỹ mở cánh cửa

Nữ viện sỹ, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) vừa giành được giải thưởng ‘Ý tưởng và Mô hình Quốc gia Thông minh xuất sắc nhất’ tại lễ trao giải Cuộc thi toàn cầu về ý tưởng và mô hình quốc gia thông minh ở Anh.

Và đó cũng là lý do cho cuộc trò chuyện này, để hiểu sâu hơn về những quyết sách và chiến lược mang đến lợi ích cho toàn xã hội…

Sáng tạo, lợi ích thiết thực và tính khả thi cao

Chị có tiếng trong giới doanh nhân, nhưng ít khi nói về mình trước truyền thông báo chí. Người phụ nữ nhất mực từ chối rất nhiều mỹ từ mà mọi người ưu ái, chị chỉ nhận mình thành công là nhờ biết học hỏi những tiến bộ, không ngừng nỗ lực từng ngày và có những cộng sự đầy tâm huyết trên con tàu AIC suốt gần 20 năm qua.

Giải pháp Quốc gia Thông minh do chị là người sáng tạo và thiết kế toàn hệ thống cùng với đội ngũ cán bộ của Tập đoàn AIC được đánh giá cao nhất trong cuộc thi mang tầm vóc thế giới vừa qua là bởi đã thể hiện được quy mô kết nối đồng bộ từ các cơ quan lãnh đạo Trung ương cho tới các bộ, ngành, các tỉnh thành và thậm chí tới cả các cấp cơ sở như nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp…

“Không thể nói một tham vọng lớn mà có thể triển khai trong khoảng thời gian ngắn, đó là điều bất khả thi. Nhưng chúng tôi phấn đấu đến năm 2019 một số vấn đề cơ bản sẽ có thể triển khai được ở một số địa bàn cụ thể” (Viện sỹ, tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Nhàn)

“Bao trùm lên mô hình kết nối này là các tiện ích và hàng loạt ứng dụng thông minh dựa trên nền tảng dữ liệu lớn, thông tin thời gian thực, trí tuệ nhân tạo, thuật toán phân tích dự báo, tạo thành hệ thống Trung tâm điều hành tích hợp các cấp, hiện thực hóa mô hình tương tác đa chiều và lợi ích bao trùm cho hơn 20 nhóm đối tượng hưởng lợi: từ lãnh đạo, nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn, nhà nghiên cứu, bác sỹ, bệnh nhân, giáo viên, học sinh, du khách cho tới người dân nói chung và mọi thành phần khác trong toàn xã hội”- Tổng Giám đốc AIC nhấn mạnh.

Trên thực tế, mô hình quốc gia thông minh không phải là mới bởi nó đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Nhưng điểm cốt lõi trong mô hình quốc gia thông minh mà chị Nhàn xây dựng đó chính là hướng tới các đối tượng hưởng lợi và tính khả thi của nó để có thể biến ý tưởng thành hiện thực.

Chị chia sẻ rằng, khi tham dự nhiều hội thảo về thành phố thông minh hay quốc gia thông minh, phần lớn đều không đưa ra được rằng các đối tượng khác nhau trong xã hội sẽ được hưởng lợi gì hoặc có nhưng không đầy đủ. Ngoài ra, làm thế nào để triển khai thành công mô hình này thì không có nơi nào hướng dẫn cụ thể cả.

“Ở Việt Nam cũng đã có nơi áp dụng một số mô hình quản lý thông minh về giao thông, y tế, giáo dục…, nhưng chưa có hệ thống đồng bộ và tích hợp. Chính vì vậy mà tôi đã xây dựng mô hình quốc gia thông minh trên cơ sở cụ thể hóa các tính năng hỗ trợ cho các đối tượng khác nhau như thế nào, đồng thời có phân tích các giải pháp đồng bộ để có thể triển khai, hiện thực hóa mô hình quốc gia thông minh” – nữ doanh nhân Thanh Nhàn chia sẻ.

Ý tưởng về mô hình quốc gia thông minh của tiến sỹ Thanh Nhàn thực sự đang rất được chú ý bởi đồng hành với một Chính phủ điện tử, kiến tạo, hành động là một doanh nghiệp biết chớp cơ hội và đón đầu xu hướng toàn cầu. Và có lẽ sự sáng tạo, lợi ích thiết thực và tính khả thi cao là một trong những cơ sở quan trọng để con đường rộng lớn thênh thang này dành riêng cho AIC. Rõ ràng người phụ nữ ấy đang cầm trong tay một chiếc chìa khóa vàng mở ra một cánh cửa đáng để chờ đợi. Sao lại không mong chờ với một ý tưởng mà mục tiêu cuối cùng là câu chuyện “có ích” và “mọi người được hưởng lợi gì từ nó?”

Chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”

Dĩ nhiên là, không có thành công nào trải hoa hồng, với doanh nhân Thanh Nhàn cũng vậy. Chị khẳng định rằng, mô hình quốc gia thông minh không hề mới trên thế giới, trong cuộc cách mạng 4.0, nếu mình không làm thì mình lạc hậu. Thế giới đã áp dụng rồi, việc của chúng ta là học tập kinh nghiệm và đưa vào ứng dụng thực tế.

Với chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” nữ doanh nhân đã dành rất nhiều năm để nghiên cứu hàng trăm mô hình, làm việc với hàng trăm công ty chuyên về công nghệ, từ đó sàng lọc và cho ra đời một mô hình riêng biệt phù hợp với Việt Nam.

“Công nghệ thế giới đã có sẵn, mỗi người dân chỉ cần học trong 15 phút là có thể sử dụng. Với các cơ quan chuyên môn thì chỉ cần đào tạo khoảng hai tuần. Cơ quan quản lý Nhà nước chắc mất khoảng một tiếng là các lãnh đạo có thể sử dụng thành thạo hệ thống này” 

“Hệ thống mà tôi xây dựng có nhiều phần riêng biệt dựa trên kinh nghiệm những chương trình đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới như Israel, một số nước châu Âu, Hàn Quốc, Singapore…Thậm chí, tôi còn nghiên cứu cả những mô hình thất bại để làm bài học cho mình”…

Có thể nói, chặng đường thử thách đã qua, thủ lĩnh AIC đặt ra trước mặt chúng tôi một đáp án rất khoa học, bài bản. Câu chuyện về quốc gia thông minh không còn là lý thuyết suông, không phải mô hình đơn điệu mà bằng những dẫn chứng rất cụ thể. Ở đó cả thế giới như thu nhỏ vào những tiện ích của con người, con người thực sự trở thành trung tâm của mọi sự sáng tạo.

“Chẳng hạn như với người dân trong một quốc gia thông minh sẽ đều được sử dụng trực tiếp tất cả các dịch vụ công, các chương trình đào tạo hỗ trợ miễn phí, những chính sách đặc biệt ưu tiên cho người dân. Thậm chí các vấn đề người dân cần kiến nghị, đề xuất cụ thể với Chính phủ sẽ được giải quyết kịp thời hơn…chứ không mất thời gian chờ đợi hay làm thủ tục rườm rà.

Còn với học sinh sinh viên, để tạo sự công bằng giữa các khu vực thành thị, miền núi, các em sẽ được hưởng lợi từ việc đăng kí tham gia các chương trình học từ mẫu giáo đến đại học, hay như thay vì đến lớp luyện thi thì bây giờ có thể luyện thi trên hệ thống mạng với những giáo viên giỏi nhất, có thể tìm kiếm được những bài dạy mẫu, những đề thi để luyện, thậm chí hệ thống còn có thể tự chấm điểm, tự đánh giá xem học sinh đang thiếu kỹ năng gì để tiếp tục bồi dưỡng thêm…Với bác sĩ và bệnh nhân sẽ có hệ thống kết nối Hội chẩn Quốc tế.

Chúng tôi có liên kết với 12 quốc gia hàng đầu của thế giới cùng với đội ngũ y-bác sỹ giỏi tại Việt Nam theo từng chuyên ngành. Chúng tôi sẽ kết nối Hội chẩn Quốc tế với trí tuệ nhân tạo để đưa ra hướng điều trị phù hợp cho các căn bệnh hiểm nghèo, có tính chất phức tạp…” – Doanh nhân Thanh Nhàn bật mí.

 Điều quan trọng không phải là công nghệ, mà quan trọng nhất là hành lang pháp lý và sự quyết tâm của con người. Trong thành phố thông minh thì con người phải thông minh. Chúng ta có được hai yếu tố quan trọng này thì chắc chắn sẽ thành công.” 

Để có thể đem sự tiện ích ấy đến với người dân, để một quốc gia thông minh mà ở đó con người được hưởng lợi toàn diện, rõ ràng không thể là câu chuyện ngày một ngày hai. Vì thế, AIC đã có những tính toán từng giai đoạn một, làm cái gì chắc chắn nhất, phù hợp nhất. Chẳng hạn có 10 tiện ích dành cho người dân thì giai đoạn đầu có thể triển khai một phần, rồi theo lộ trình, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sẽ có những bước đi cẩn trọng và không ngừng nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tiễn.

“Không thể nói một tham vọng lớn mà có thể triển khai trong khoảng thời gian ngắn, đó là điều bất khả thi. Nhưng chúng tôi phấn đấu đến năm 2019 một số vấn đề cơ bản sẽ có thể triển khai được ở một số địa bàn cụ thể” – doanh nhân Thanh Nhàn khẳng định.

Cái thông minh là cái đơn giản

Vấn đề đặt ra là, sự tâm huyết ấy, lộ trình hiện thực hóa mô hình ấy ở Việt Nam sẽ ra sao khi mà chỉ nhắc đến hai từ “công nghệ” đã là cả một nỗi trăn trở với người Việt. Và rõ ràng từ ý tưởng đến thực tế luôn là một khoảng cách không dễ vượt qua. Đem suy nghĩ ấy để bàn với Tổng giám đốc AIC, mọi lo lắng của tôi như được giải tỏa khi chị nhận định: Đừng nghĩ quốc gia thông minh là điều gì đó trừu tượng, phức tạp. Cái thông minh là cái đơn giản, dễ hiểu nếu như áp dụng mô hình của chúng tôi.

Công nghệ thế giới đã có sẵn, mỗi người dân chỉ cần học trong 15 phút là có thể sử dụng. Với các cơ quan chuyên môn thì chỉ cần đào tạo khoảng hai tuần. Cơ quan quản lý Nhà nước chắc mất khoảng một tiếng là các lãnh đạo có thể sử dụng thành thạo hệ thống này.”

Cái cách mà chị trả lời, nhanh, gọn và cương quyết đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về sự tự tin, quyết liệt và tâm thế sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng tham gia vì trách nhiệm xã hội của AIC. Và quả thực, điều ấy khiến chúng tôi cảm thấy cuộc hành trình mà đích đến là “lợi ích cho tất cả mọi người” không còn xa vời nữa.

Có thể nói, đó là một chiến lược kinh doanh được đầu tư rất lớn, cả về tâm sức, thời gian và tiền bạc. “Thiên thời, địa lợi” chỉ còn đợi “nhân hòa” là tâm niệm của người phụ nữ “đứng mũi chịu sào” ấy.

Chị nhấn mạnh thêm: “Để có thể triển khai mô hình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi đã phân tích ra 20 giải pháp đồng bộ để triển khai thành công mô hình này. Ở Việt Nam, trong 20 yếu tố đó thì hơn một nửa đã có tính khả thi. Điều quan trọng không phải là công nghệ, mà quan trọng nhất là hành lang pháp lý và sự quyết tâm của con người. Trong thành phố thông minh thì con người phải thông minh. Chúng ta có được hai yếu tố quan trọng này thì chắc chắn sẽ thành công.”

“Nếu triển khai được mô hình quốc gia sẽ tạo ra một sự đột phá của Việt Nam trong tương lai và đặc biệt là các đối tượng trong xã hội đều được hưởng lợi là điều mà tôi rất mong muốn.”

Trên thực tế, hành lang pháp lý và sự quyết tâm của con người mà nữ thủ lĩnh này nhấn mạnh đang rất khả thi ở nước ta. Những quyết tâm được thể hiện ngày một rõ nét từ chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội và Chính phủ cũng như chính quyền các cấp trong thời gian gần đây liên quan tới việc xây dựng chính phủ số và đô thị thông minh đã là hành lang pháp lý cơ bản, tạo đà cho một quốc gia thông minh sớm đi vào hoạt động. Dĩ nhiên vẫn còn cần bổ sung hệ thống quy định, quy chế cho riêng quốc gia thông minh, hệ thống khung kiến trúc chung, quy chuẩn chung để hoàn thiện khung pháp lý.

“Nếu triển khai được mô hình quốc gia thông minh sẽ tạo ra một sự đột phá của Việt Nam trong tương lai và đặc biệt là các đối tượng trong xã hội đều được hưởng lợi là điều mà tôi rất mong muốn” – Tổng giám đốc AIC khẳng định.

Quả thực, sự tiên phong của nữ doanh nhân “nói ít làm nhiều” này không khiến chúng tôi quá ngạc nhiên bởi nhìn lại chặng đường mà chị đã đi qua, có quá nhiều dấu ấn về sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm trên thương trường.

Cứ có cảm giác như, sự “tiên phong” ấy đeo đẳng chị như là số phận để mỗi quyết định đầu tư đều trở thành cơ duyên, gặt hái thành quả và tháo gỡ những nút thắt khó hay mang đến một sự kiến tạo đáng giá cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Điều đặc biệt là những lựa chọn của chị, dù lớn dù nhỏ đều có một mẫu số chung là luôn gắn vai trò của doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội. Đó có thể là một đề án về xử lý nước thải, biến đổi khí hậu…đến các chương trình hỗ trợ về y tế, giáo dục, văn hóa…và hiện tại là mô hình quốc gia thông minh này.

Tất cả đều hướng đến một triết lý kinh doanh sâu sắc mà chị theo đuổi nhiều năm nay: “Doanh nghiệp luôn phải hướng đến sự phát triển bền vững. Muốn làm được như vậy phải hài hòa tất cả các lợi ích, từ người chủ doanh nghiệp đến các cán bộ trong doanh nghiệp đặc biệt là lợi ích của cộng đồng, làm việc gì cũng phải có ích cho xã hội.”

Tôi nghĩ đến câu ngạn ngữ của người Nhật “Cái giá phải trả cho sự vĩ đại là trách nhiệm” thật đúng với AIC và doanh nhân Thanh Nhàn. Bởi những cống hiến của chị trong việc xây dựng mô hình “Quốc gia thông minh” này sẽ luôn song hành với trách nhiệm của một doanh nhân “tâm, tài.” Vậy nên, hy vọng rằng, sự tâm huyết ấy sẽ được đón nhận, để mỗi người đều được hưởng lợi từ đó, để đất nước ta ngày một phát triển xứng tầm hơn.

“Doanh nghiệp luôn phải hướng đến sự phát triển bền vững. Muốn làm được như vậy phải hài hòa tất cả các lợi ích, từ người chủ doanh nghiệp đến các cán bộ trong doanh nghiệp đặc biệt là lợi ích của cộng đồng, làm việc gì cũng phải có ích cho xã hội”.

Chiều muộn, kết thúc buổi phỏng vấn, chị vẫn tiếp tục công việc như thể một ngày mới lại bắt đầu. Người phụ nữ kiến tạo nên những đổi thay mang nhiều giá trị cho cộng đồng và xã hội ấy, đặc biệt ấn tượng bởi tốc độ nói nhanh, gọn, sang sảng dù một ngày làm việc liên tục không nghỉ.

Cắt nghĩa cho đam mê, nhiệt huyết và sự tận tâm với công việc, chị bảo rằng với chị “Thanh Nhàn” là phải từ tâm, từ thành công trong một dự án ý nghĩa và “điểm tựa tinh thần” chính là niềm vui mà chị mang đến cho người thân, gia đình và xã hội.

Nữ doanh nhân có sở thích dùng màu son nhạt, yêu tha thiết các loài hoa, có bàn tay ấm và đôi mắt biết nói cứ làm tôi nhớ mãi. Chỉ gặp chị trong ít phút thôi mà tôi như được truyền lửa, truyền nguồn năng lượng tích cực và thấm thía thêm về chân lý:“Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim”…/.

Những câu chuyện xúc động

Những khúc cua tay áo, gập ghềnh dẫn tới các huyện vùng núi xa xôi của tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng với nhiều người đi du lịch còn thấy ngại, thế mà không cản được những bước chân, trái tim tình nguyện đầy nhiệt huyết của những cô gái tuổi đôi mươi.

Hành trang là chiếc blouse trắng, ba nữ bác sỹ trẻ ấy nguyện dành những ngày tháng tươi đẹp nhất để chăm sóc sức khỏe cho người dân ở huyện Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Hà Quảng…

BA LẦN XIN ĐI TÌNH NGUYỆN

Đã hơn 9 tháng kể từ khi nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), bác sỹ trẻ Nguyễn Thị Thu Hồng (sinh năm 1990) không còn lạ lẫm gì với những con người, phong tục ở mảnh đất vùng cao này. Cô có thể giao tiếp, nói được tiếng dân tộc (Mông) ở mức cơ bản với người dân Mèo Vạc.

Hành trình về quê của cô bác sỹ trẻ này khá gian nan, từ bệnh viện về đến nhà mất khoảng 15-18 giờ đồng hồ đi xe khách với 2 chặng: Mèo Vạc – Hà Giang (150km) và chặng Hà Giang – Ninh Bình (400km).

Xa xôi, khó khăn là thế nhưng Hồng không nản lòng. “Em suy nghĩ đơn giản là tuổi trẻ đi càng nhiều càng tốt. Đi và trải nghiệm cuộc sống, lại có thể đem một phần sức nhỏ bé của mình giúp cho vùng cao thì càng ý nghĩa và không bao giờ cảm thấy hối tiếc,” Hồng chia sẻ.

“Em suy nghĩ đơn giản là tuổi trẻ đi càng nhiều càng tốt. Đi và trải nghiệm cuộc sống, lại có thể đem một phần sức nhỏ bé của mình giúp cho vùng cao thì càng ý nghĩa và không bao giờ cảm thấy hối tiếc,” Hồng chia sẻ.

Rồi cô bảo rằng, người dân vùng cao điều kiện vệ sinh kém, kiến thức về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Có cháu chỉ một cái mụn nhỏ nhưng gia đình bé không biết chăm sóc, không đến viện sớm, để đến mức nhiễm khuẩn huyết mới tới viện. Có một số trường hợp mới 29 tuổi đã xơ gan, khối u gan 15cm, di căn phổi… Đó là những thực trạng đáng buồn khiến cô gái trẻ ấy cứ day dứt mãi.

“Đồng bào vùng cao rất khổ, để đi được đến viện đã là cả một hành trình khi đường vừa xa, vừa xấu (có chỗ cách viện 50-60km). Do đó, nếu thấy bệnh nhẹ, họ ở nhà rồi đến khi không chịu được nữa mới đến viện thì đã quá nặng, vượt quá khả năng của bệnh viện. Nhiều khi bác sỹ cho chuyển tuyến thì bệnh nhân lại không đồng ý đi vì không biết tiếng Kinh, không có tiền. Chính vì vậy, tuyến y tế cơ sở được tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là những thuận lợi vững chắc để người dân được hưởng những dịch vụ tốt gần họ,” Hồng tâm sự.

Bác sỹ trẻ Nguyễn Thị Thu Hồng siêu âm cho người dân tại Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Khi được hỏi vì sao tham gia Dự án bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, Hồng kể, từ khi còn học năm thứ 6 đại học, cô đã đăng ký tham gia dự án hai lần. Tuy nhiên, cả 2 lần đăng ký đó Hồng đều không nhận được phản hồi.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Hồng được nhận biên chế và về làm lâm sàng ở bệnh viện đa khoa tỉnh hơn một năm rồi tiếp tục đăng ký học chuyên khoa 1 và học đúng chuyên ngành yêu thích là Chẩn đoán hình ảnh.

Trong quá trình học, Hồng đã liên hệ với giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc để hiểu hơn về bệnh tật ở địa phương cũng như chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng bệnh viện mong muốn được triển khai. Từ đó, cô tập trung học kỹ thuật, thậm chí tự bỏ tiền để học thêm với kỳ vọng có thể làm được thật nhiều cho bà con.

Trong quá trình học chuyên khoa 1, Hồng đã liên hệ với giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc để hiểu hơn về bệnh tật ở địa phương cũng như chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng bệnh viện mong muốn được triển khai. Từ đó, cô tập trung học kỹ thuật, thậm chí tự bỏ tiền để học thêm với kỳ vọng có thể làm được thật nhiều cho bà con.

Sau khi về Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc công tác, bác sỹ Hồng được ban giám đốc sắp xếp chỗ ở ngay trong bệnh viện để có thể thuận tiện thường trú 24/24, thăm khám bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Về chuyên môn, bác sỹ Hồng đã thực hiện được gần 120 kỹ thuật, phân tuyến kỹ thuật và theo chương trình đào tạo. Đặc biệt, bác sỹ Hồng đã chuyển giao cho đơn vị 8 kỹ thuật gồm siêu âm thóp, siêu âm khớp (khớp vai, khuỷu, cổ tay,háng,…), siêu âm mạch 2, lấy dị vật trong cơ dưới hướng dẫn siêu âm, chọc dịch khớp khối dưới hướng dẫn siêu âm…

Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc. (Ảnh: T.G/Vietnam+)    

“NGƯỜI DÂN SỐNG ĐƯỢC THÌ MÌNH CŨNG CÔNG TÁC ĐƯỢC”

Tháng 1/2018, sau khi tốt nghiệp chuyên khoa I tại trường Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Nội khoa, bác sĩ trẻ Nguyễn Thị Thu (ở Hà Nội) lên nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng (Cao Bằng), bắt đầu “một hành trình” hoàn toàn mới – hai năm công tác tại một huyện miền núi.

Thu chia sẻ, cô lựa chọn tham gia dự án vì đây là cơ hội để những bác sỹ trẻ mới ra trường như mình được học tập được mang sức trẻ cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng cao.

“Trước khi lên vùng cao, em cũng nghe nói nhiều khó khăn sẽ chờ đợi trước mắt, những em thiết nghĩ, người dân sống được thì mình cũng công tác được,” bác sỹ Thu cười.

“Trước khi lên vùng cao, em cũng nghe nói nhiều khó khăn sẽ chờ đợi trước mắt, những em thiết nghĩ, người dân sống được thì mình cũng công tác được,” bác sỹ Thu cười.

Bác sỹ trẻ Nguyễn Thị Thu khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng. (Ảnh: T.G/Vietnam+) 

Lúc chưa đi tình nguyện Thu cũng đã lên Hà Quảng. Đường đi từ Hà Nội lên Hà Quảng xa và có khó khăn nhưng vẫn không bằng quãng đường đường đi về các thôn bản.

Thu kể, ngay những ngày đầu khi nhận công tác, có dịp đi đón bệnh nhân vào các bản xa mới cảm nhận được phần nào đó điều kiện giao thông với người dân ở các huyện vùng núi còn quá nhiều khó khăn. Có những bệnh nhân người nhà phải dùng cáng khiêng qua một quả đồi mới đến được nơi ôtô cứu thương đỗ.

Em mong muốn có nhiều bác sỹ trẻ như em đi tình nguyện và bản thân các bác sỹ tại vùng khó khăn được tạo điều kiện đi học, bệnh viện được hỗ trợ thêm về kinh phí, thuốc men…

“Hai năm là quãng thời gian khá ngắn nhưng em nguyện hết sức mình để bệnh nhân không phải chuyển tuyến đi lại khó khăn, một số ca bệnh trong tình trạng nặng nguy kịch sẽ cứu chữa được kịp thời. Em mong muốn có nhiều bác sỹ trẻ như em đi tình nguyện và bản thân các bác sỹ tại vùng khó khăn được tạo điều kiện đi học, bệnh viện được hỗ trợ thêm về kinh phí, thuốc men…,” bác sỹ Thu tỏ lòng.

Bác sỹ Mã Văn Quý – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng chia sẻ, từ ngày về công tác, cùng với các bác sỹ của bệnh viện, Nguyễn Thị Thu đã thực hiện được 43 kỹ thuật chuyên môn của tuyến huyện, trong đó chuyển giao cho các bác sỹ của bệnh viện 10 kỹ thuật như khám, chẩn đoán và điều trị hen phế quản, bệnh phù phổi cấp, bệnh suy tim, tăng huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, xơ gan, đái tháo đường, bướu cổ, cường giáp, thalasemia…

TẠO TIỀN LỆ TRONG CHỮA BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ

Nhắc tới huyện Hoàng Su Phì, nhiều người sẽ nghĩ tới đây là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, luôn nằm trong danh sách điểm đến lý tưởng của các phượt thủ nhờ vẻ đẹp hùng vĩ đến choáng ngợp, cung đường hiểm trở thu hút những tay lái ưa cảm giác mạnh, để khám phá bản làng và những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ.

Đây cũng là nơi mà Bùi Thị Tặng (sinh năm 1990) – một bác sỹ chuyên khoa nội, bệnh truyền nhiễm – đã trở nên gần gũi với người dân của mảnh đất miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Bác sỹ Lèng Thị Hương – Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hoàng Su Phì (Tỉnh Hà Giang) kể, từ khi bệnh viện tiếp nhận bác sỹ Bùi Thị Tặng từ dự án bác sỹ trẻ, nơi đây như được tiếp thêm một nguồn sức mạnh mới. Bởi với người dân, chỉ cần nghe thấy là bác sỹ từ Hà Nội, từ Trung ương về đây làm việc là tin tưởng và phấn khởi.

Bởi với người dân, chỉ cần nghe thấy là bác sỹ từ Hà Nội, từ Trung ương về đây làm việc là tin tưởng và phấn khởi.

“Tôi phải tìm và chờ bằng được để bác sỹ trẻ từ bệnh viện Trung ương mới khám cho tôi. Qua mấy tháng, giờ tôi chỉ tin tưởng vào bác sỹ Tặng thôi,” bác sỹ Hương dẫn chứng lời của một bệnh nhân khó tính mỗi lần tới viện khám.

Theo lời chị Hương, Tặng là bác sỹ trẻ, nhiệt tình khi về địa phương công tác. Hầu như ngày nào Tặng cũng làm việc đến 7 giờ tối mới về nhà. Đặc biệt, Tặng có chuyên môn khá vững về bệnh truyền nhiễm và đã xử lý tốt nhiều ca bệnh như viêm màng não tại cơ sở. Trước kia, những bệnh nhân nặng hay các loại bệnh mà bệnh viện chưa xử lý được sẽ phải chuyển về bệnh viện tỉnh với quãng đường đi khó khăn, phải mất tới 4-4,5 giờ đồng hồ, rất tốn kém và vất vả.

Bác sỹ Bùi Thị Tặng theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoàng Su Phì. (Ảnh: T.G/Vietnam+) 

Nhớ lại trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não đầu tiên được chữa khỏi thành công tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoàng Su Phì, bác sỹ Tặng cho hay, đó là bệnh nhân Lù Văn Khúm, 57 tuổi, được điều trị từ 19/5 đến đầu tháng 6 thì ra viện.

Sau lần đầu tiên ấy, công tác điều trị bệnh nhân viêm màng não tại viện đã trở thành thường quy và dễ dàng hơn.

“Khi em tiếp nhận khám và chẩn đoán được bệnh nhân bị viêm màng não mủ, tiến hành theo dõi điều trị có diễn biến lâm sàng tốt hơn, đỡ sốt, đỡ đau đầu. Đợt điều trị kéo dài 12 ngày, bệnh nhân ổn định và được ra viện. Đây là bệnh nhân viêm màng não mủ được điều trị thành công đầu tiên ở đây, trước đó mọi người rất băn khoăn về phác đồ em đưa ra, điều trị với kháng sinh quá cao,” bác sỹ Tặng kể lại.

Sau lần đầu tiên ấy, công tác điều trị bệnh nhân viêm màng não tại viện đã trở thành thường quy và dễ dàng hơn.

Bác sỹ Tặng bày tỏ, bệnh viện hiện vẫn còn nhiều khó khăn về trang thiết bị, kỹ thuật xét nghiệm, thuốc điều trị. Vì vậy tuyến y tế cơ sở vùng cao này mong muốn được đầu tư hơn nữa bởi có những bệnh lý cần sự thay đổi khi bệnh nhân diễn biến thì không được đáp ứng đầy đủ.

Những năm qua, tuyến y tế cơ sở ở vùng cao đã và đang được bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao. Họ là những bác sỹ trẻ thuộc dự án Đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo.

Cho đến nay, 14 bác sỹ trẻ của Dự án thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn, ưu tiên 62 huyện nghèo (Dự án 585) đã lên công tác tại các huyện khó khăn của tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn La…

Chia tay tôi, các cô gái trẻ đều bảo rằng sẽ nỗ lực hơn nữa để có thể giúp được người dân nơi đây nhiều hơn để không phụ tấm lòng của người dân đã tin vào mình cũng như lời thề Hippocrates lúc nào cũng thường trực trong trái tim đầy khát vọng…/.

Đảm bảo y tế công bằng, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng sâu, vùng xa. (Ảnh: TTXVN)

littleheroes_baokhanh

Cách đây không lâu, một clip ghi cảnh cô bé có đôi tay không lành lặn đang chơi đàn piano được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Nhưng điều khiến mọi người thán phục không chỉ là tiếng đàn êm ái, mà còn bởi sự tự tin, tâm thế lạc quan, năng lượng tích cực mà cô bé ấy truyền đến người xem. Với chúng tôi, cô bé ấy – Nguyễn Ngọc Bảo Khanh – đích thực là một anh hùng nhí, giúp truyền cảm hứng cho những người không may mắn, và cho cả chính chúng ta.

“Con không cảm thấy mình có gì khác với những người xung quanh. Mỗi khi đi vào siêu thị hay đến những nơi đông đúc, có người nhìn nhìn, chỉ chỉ hay lại gần hỏi han về cánh tay thiếu một nửa của mình, con thấy vui vì mình được… quan tâm!” – cô bé 11 tuổi ấy vui vẻ nói.

Phải, Khanh chẳng có gì khác biệt cả. Cô bé vẫn chơi đàn, bơi lội, chơi bóng rổ, vẽ tranh, và cả viết truyện nữa.

Gương mặt rạng rỡ với nụ cười thường trực trên môi, Bảo Khanh đến với Ngày hội Mottainai – một chương trình gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông (diễn ra vào sang 13/10 tại khu vực phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội), với sự lạc quan thường thấy ở em.

Tại đó, cô bé tham gia cuộc thi chạy Mottainai Run. “So với nhiều bạn nhỏ khác, con thấy mình còn may mắn lắm. Đầu óc, mắt mũi, trái tim hay đôi chân… đều rất khỏe mạnh! Chỉ là không biết tại sao cánh tay phải của con lại teo đi một nửa, chẳng thể co duỗi hay gấp vào như ‘người anh em’ tay trái và những ngón tay lại cũng bé xíu, nhìn như những chiếc mụn nhỏ bám vào khuỷu tay vậy.”

Nói rồi, Bảo Khanh nhoẻn miệng cười, giơ cả hai cánh tay lên chào chúng tôi để bước vào vạch xuất phát.

Suốt đường chạy, Khanh miệt mài lao mình về phía trước. Thi thoảng, bàn tay trái quệt ngang những giọt mồ hôi đang lăn dài trên trán. Rồi, cô bé nhìn sang những người đồng hành bằng ánh mắt cười như thể lời động viên…

Khoảng bốn tiếng sau khi kết thúc hành trình Mottainai Run, Bảo Khanh đã lại có mặt ở bể bơi.

– “Khanh có mệt không?” – chúng tôi hỏi với vẻ ái ngại thực sự, dù đấy là điều cha mẹ em không hề muốn, bởi họ không muốn tạo nên bất cứ bức tường rào tâm lý nào giữa con và những người xung quanh.

– “Không đâu ạ! Con thấy vui lắm và vì vui nên không mệt chút nào!,” cô bé trả lời với vẻ đầy lém lỉnh, khiến chúng tôi cảm thấy tò mò về cuốn sách mà Khanh đang viết. Bởi nó chắc hẳn được viết với một giọng văn hài hước và không kém phần tinh tế như cách nói chuyện của em.

– “Ngày thứ Bảy, không phải đi học ở trường, các bạn thường thích ở nhà ngủ nướng, xem tivi, đọc truyện, hay đến rạp chiếu phim… Khanh không thích những điều đó ư?”

Lập tức, cô bé gật đầu lia lịa và “ồ” lên thật lớn, giọng đầy phấn khích: “Con thích chứ! Con thích đọc truyện lắm, truyện gì cũng thích ấy! Mà nói chung là con thích đọc sách! Nhưng mà, con cũng thích đi ra ngoài, hoạt động ngoài trời thế này lắm. Ước gì ngày nào cũng là Thứ Bảy hay Chủ Nhật để được bố mẹ đưa đi bơi hay đi chơi bóng rổ. Chiều nay, hết giờ bơi, con còn có buổi học đàn nữa đấy! Việc đọc sách hay xem tivi thì có thể làm hàng ngày sau khi hoàn thành bài tập về nhà nhưng chỉ cuối tuần, con mới được ra ngoài thế này thôi.”

Câu trả lời của Khanh khiến cả ê-kíp chúng tôi bật cười vì…thấy xấu hổ với chính bản thân mình, những tín đồ của lối sống thành thị “lười nhác” và thích hưởng thụ.

Thế nên, ít ra cuộc trò chuyện thú vị với Khanh đã phần nào truyền cảm hứng cho chúng tôi, để có thể…đủ sức bám theo cô bé trong suốt ngày hôm ấy, với lịch trình vô cùng bận rộn, nhưng chỉ là chuyện nhỏ đối với em.

Bảo Khanh đến với Ngày hội Mottainai – một chương trình gây quỹ ủng hộ trẻ em mồ côi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông. (Vietnam+)

Con cũng thích đi ra ngoài, hoạt động ngoài trời thế này lắm. Ước gì ngày nào cũng là Thứ Bảy hay Chủ Nhật để được bố mẹ đưa đi bơi hay đi chơi bóng rổ.

Nói rồi, cô bé lao ùm xuống nước, bơi liền hai vòng quanh bể. Thỉnh thoảng, cô bé lại ngoi đầu lên, nhìn về phía chúng tôi, nở nụ cười rạng rỡ.

Nhìn con gái nhanh nhẹn, hoạt bát, chị Anh Văn (mẹ của Bảo Khanh) không giấu được sự xúc động. Ký ức ùa về như thước phim quay chậm mở ra trước mắt chị. Đến bây giờ, gia đình vẫn không biết nguyên nhân nào khiến cho đôi tay Khanh không được lành lặn như vậy.

“Trong suốt thai kỳ, tôi đi khám, kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sỹ. Kết quả siêu âm không có gì bất thường. Các bác sỹ không đưa ra bất cứ cảnh báo nào về nguy cơ dị tật bẩm sinh,” chị Anh Văn chia sẻ.

Mùa Hè năm 2007, Bảo Khanh chào đời. Đến lúc này, các bác sỹ và gia đình mới biết về khiếm khuyết trên cơ thể em. “Nếu nói rằng không có gì bất ngờ thì không phải. Ban đầu, gia đình cũng có chút ngỡ ngàng. Thế nhưng cảm giác lo lắng và thương con lớn hơn, bao trùm hơn. Chúng tôi sợ sức khỏe của con sẽ bị ảnh hưởng, con sẽ yếu hơn các bạn cùng trang lứa. Rồi cuộc sống của con sau này sẽ ra sao…,” mẹ của Bảo Khanh tâm sự.

“Ông Trời không cho ai tất cả và cũng sẽ không lấy đi của bất cứ người nào tất cả những gì họ có”

Các bác sỹ cũng nhóm họp, hội chẩn. Nhiều phỏng đoán về nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết trên cánh tay phải của Khanh được đưa ra. Thế nhưng, phỏng đoán cũng vẫn chỉ là… phỏng đoán. Các bác sỹ không đưa ra kết luận chính thức về lý do dẫn đến tình trạng đó của Khanh.

Cuộc đối thoại giữa chúng tôi rơi vào khoảng lặng. Chị Anh Văn như lặng đi khi nhớ lại những ngày đầu ôm cô con gái bé bỏng kém may mắn vào lòng. “Ông Trời không cho ai tất cả và cũng sẽ không lấy đi của bất cứ người nào tất cả những gì họ có” – chị Anh Văn và gia đình luôn tin vào điều đó.

Có những khiếm khuyết của thai nhi mà quá trình siêu âm cũng không thể phát hiện ra để có phương án hỗ trợ sớm. Có những bí ẩn của tạo hóa mà y học hiện đại cũng chưa thể giải thích được…

Ngưng lại chừng vài phút, chị Anh Văn kể, ngay từ khi Khanh còn là một cô bé vài tháng tuổi, cả gia đình đã xác định con đường vào đời của Khanh sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các bạn cùng trang lứa. Thế nhưng, điểm khác biệt, thiệt thòi ấy sẽ không là điều ám ảnh tinh thần em.

Trong giai đoạn tập bò, tập đi, Khanh khá vất vả vì trọng lượng cơ thể không cân bằng. Cô bé thường bị ngã, những cú ngã sấp mặt rất đau…   

Mạch truyện nối dài, người mẹ ấy bảo rằng, trong giai đoạn tập bò, tập đi, Khanh khá vất vả vì trọng lượng cơ thể không cân bằng. Cô bé thường bị ngã, những cú ngã sấp mặt rất đau…

“Mỗi khi ôm con vào lòng, nhìn những vết trầy xước, thâm tím khắp mặt mũi, tay chân con, thử hỏi người cha, người mẹ nào không xót xa? Thế nhưng, càng xót con thì chúng tôi càng phải ‘đẩy’ con ra ngoài tạo điều kiện tối đa cho con trải nghiệm, ra ngoài vui chơi, hoạt động thể chất, để con thấy rằng, các bạn cũng vấp ngã, rồi cũng tự đứng lên và bản thân con cũng không có gì khác biệt so với các bạn,” chị chia sẻ.

Chưa bao giờ Khanh hỏi “Tại sao tay con bị như thế này?” hay tỏ ra buồn phiền vì sự kém may mắn đó. Bất cứ việc gì các bạn cùng trang lứa làm được thì cô bé cũng làm được.

Nhiều phụ huynh có con cùng hoàn cảnh như Bảo Khanh tâm sự với chị rằng, nhìn con thiệt thòi như vậy, họ chỉ muốn ôm mãi con trong lòng, không muốn con đi ra ngoài, sợ những người xung quanh bàn tán, làm tổn thương con.

Nghe vậy, chị chỉ nói: “Làm như thế đồng nghĩa với việc chúng ta đã tước đi rất nhiều cơ hội của con, khiến con mất đi sự tự tin của chính mình. Điều đó sẽ khiến con càng thiệt thòi hơn khi không hòa nhập sớm được với các bạn cùng trang lứa và môi trường xung quanh.”

Nói rồi, chị nhìn về phía con gái với ánh mắt đầy tự hào. Chị bảo, chưa bao giờ Khanh hỏi “Tại sao tay con bị như thế này?” hay tỏ ra buồn phiền vì sự kém may mắn đó. Bất cứ việc gì các bạn cùng trang lứa làm được thì cô bé cũng làm được.

“Điều quan trọng là Khanh không cảm thấy mình có sự khác biệt với các bạn.”

Thời gian đầu mới học bơi, Khanh khá e dè, bởi trong môi trường nước mênh mang, con người dù ở lứa tuổi nào cũng rất dễ cảm thấy bị ngợp. Nhiều bạn nhỏ không dám xuống bể nhưng Khanh đã vượt qua được giới hạn của chính mình,” anh Ngô Thế Quyền – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bơi lội Thủ đô, thầy giáo dạy bơi của Bảo Khanh cho biết.

“Điều quan trọng là Khanh không cảm thấy mình có sự khác biệt với các bạn.

Từ việc không dám xuống nước, rồi chỉ có thể bơi 2-3m, tiếp tục nới rộng khoảng cách tới 500m, hiện Khanh đã có thể bơi được từ 800 đến 1.000m liên tục và xử lý an toàn trong môi trường nước.

“Kỹ năng xử lý an toàn trong môi trường nước mới thực sự là điều quan trọng của một người được gọi là ‘biết bơi’ và là yêu cầu đối với việc học bơi. Tôi tin, nếu không thực sự thích và tự tin vào bản thân, cô bé ấy sẽ không thể làm được như vậy. Nhiều người có thể chất hoàn toàn bình thường nhưng đã bỏ cuộc nhưng Khanh thì không,” anh Ngô Thế Quyền cho hay.

Trở về nhà sau giờ bơi, Bảo Khanh tiến đến cây đàn piano. Trong tất cả các hoạt động ngoại khóa, cô bé thích chơi đàn nhất. “Khi chơi đàn, con thấy rất thư thái. Cảm giác mệt nhoài hay đau đầu cũng sẽ nhanh chóng tan biến. Có lúc, con thấy người nhẹ bẫng, như bay bay, phiêu phiêu theo nốt nhạc. Điều ấy thật thần kỳ,” cô bé vui vẻ.

Lướt nhanh trên những phím đàn, Bảo Khanh kể: “Ban đầu, nhiều người không tin là con có thể chơi đàn đâu nhé! Làm sao mà những núm thịt như những cái mụn bám ở khuỷu tay có thể lướt phim dương cầm cơ chứ?”

– “Nghe thế, con có buồn không?” – chúng tôi hỏi Khanh.

“Ban đầu, nhiều người không tin là con có thể chơi đàn đâu nhé! Làm sao mà những núm thịt như những cái mụn bám ở khuỷu tay có thể lướt phim dương cầm cơ chứ?”

– Cô bé mau mắn đáp lời: “Con chẳng buồn gì cả! Mà sao lại phải buồn cô ơi? Hồi trước, bố mẹ cũng mua cho con một cái tay giả, để nhìn cho giống những người xung quanh. Nhưng mà đeo được vài hôm, con thấy vướng víu, bất tiện lắm, làm việc gì cũng lấy bấy, gượng gạo nên con đòi tháo ra, cất đi làm kỷ niệm.”

Nói rồi, Bảo Khanh chơi liền hai bản nhạc “Romance” và “Song from a secret garden.” Hai bản nhạc lãng mạn ấy như cuốn chúng tôi vào một khu vườn mà nơi đó Khanh cất giấu những ‘bí mật’ khiến người đối diện khao khát được khám phá: Làm thế nào mà cô bé này lại ẩn chứa một nghị lực phi thường đến vậy. Còn những khả năng nào mà Khanh chưa thể hiện với chúng tôi.

Vừa đàn, Khanh vừa háo hức “khoe”: “Viết lách, làm đồ môn thủ công hay chơi bóng rổ, con đều dung tay trái là chính nhưng con vẫn làm được hết, không chậm hơn các bạn đâu.”

Đoạn video Khanh chơi đàn được mẹ em chia sẻ trên mạng xã hội

Thích chơi đàn là vậy nhưng khi được hỏi, “Ước mơ của Bảo Khanh là gì?,” cô bé hồn nhiên trả lời: “Con thích trở thành một nhà văn.”

– Trong tưởng tượng của con, một nhà văn là người thế nào?

– Con cũng không biết nữa!

– Thế sao con lại muốn trở thành một nhà văn?

– À, chắc tại vì con hay đọc truyện và muốn viết ra được những cuốn truyện như vậy!

– Thế Bảo Khanh thích đọc loại truyện gì nhất?

– Truyện gì con cũng thích đọc: truyện tranh, truyện chữ, truyện dài, truyện ngắn… cứ có thời gian là con đọc hết. Mọi phần thưởng của con đều được quy đổi ra những cuốn sách, cuốn truyện.

– Đã khi nào Khanh thấy tiếc, hối hận vì đã chọn mua truyện mà không phải là một đôi giày mới hay một bộ quần áo mới chưa?

– Không đâu ạ! Con chưa bao giờ tiếc như vậy. Con chỉ tiếc khi nhìn thấy một cuốn truyện hay, một quyển sách mình thích mà lại chưa thể mua.

– Con muốn trở thành một nhà văn. Vậy, đã bao giờ con thử sáng tác truyện chưa?

– Con viết nhiều lắm, kín cả một cuốn vở dày rồi đó.

– Khanh thường viết truyện có nội dung về điều gì và với những nhân vật như thế nào?

– Con viết về cuộc sống xung quanh, các loài vật. Tuy nhiên, con hay tưởng tượng về thời kỳ con người vẫn cưỡi ngựa, đi xe ngựa đi khắp nơi để lấy làm bối cảnh cho truyện…

Con viết nhiều lắm nhưng con thích nhất câu chuyện “Người mẹ thứ hai.” Chuyện rằng, có một cô bé chừng 12, 13 tuổi. Sau khi bố mẹ chia tay, cô sống cùng bố. Do bị dì ghẻ đối xử tệ bạc, cô bé bỏ đi, đến sống cùng một bà lão và ngày ngày đi chăn cừu. Đến một ngày kia, một người bạn báo cho cô bé biết, mẹ và em đang bị ốm nặng. Cô bé trở về sống bên mẹ, giúp đỡ mẹ. Tuy nhiên, bố cô bé lại đến bắt cô về sống cùng bố và dì ghẻ. Một lần nữa, cô bé lại bỏ đi. Sau nhiều năm, cô bé năm xưa đã trở thành một cô giáo. Trong lớp, có một học sinh có hoàn cảnh giống hệt cô năm xưa. Vậy là, cô giáo quyết định trở thành người mẹ thứ hai, đón bạn học sinh ấy về sống cùng, yêu thương, chăm sóc bạn như con ruột…

Cứ như vậy, Bảo Khanh say sưa kể cho chúng tôi về ước mơ, thế giới nhân vật, ý tưởng cho những câu chuyện mới cùng những cô bé điều muốn gửi gắm trong đó… Và tôi tin, với nghị lực phi thường của mình, Khanh sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và đạt được những giấc mơ ấy. Bởi lẽ, những thứ tưởng như khó khăn nhất trong cuộc đời, cô bé cũng đã vượt qua…

Ở đất nước Hà Lan xa xôi, nơi mà phần lớn diện tích đất đai nằm dưới mực nước biển, người ta vẫn lưu truyền câu chuyện về một cậu bé không ngại đêm tối, giá lạnh, sự cô đơn và hiểm nguy để đút ngón tay nhỏ bé của mình vào lỗ thủng ở thân đê, cứu cho cả vùng khỏi trận đại hồng thủy. Đó chính là niềm cảm hứng để xứ sở kia làm nên những điều kỳ diệu, được cả thế giới ngưỡng mộ.

Những tấm gương như cậu bé ấy thật ra có ở khắp nơi, nhưng để lan tỏa nó lại là một câu chuyện khác.

Với ý nghĩa đó, Báo điện tử VietnamPlus cùng sữa Cô gái Hà Lan đã đồng hành trong chương trình Little Heroes, nhằm khích lệ những tấm gương “anh hùng nhí” trên mọi miền đất nước. Có thể đấy chỉ là những cô cậu bé bình dị, nhưng ẩn chứa nghị lực lớn lao, mà mỗi em chính là một hạt giống tâm hồn, được gieo mầm để tạo nên những cánh đồng nặng trĩu yêu thương.”

Bài: Phương Mai

Ảnh: Lê Minh Sơn

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà

Thế hệ không nạn đói

Nhân Ngày Lương thực thế giới 16/10 năm nay, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và các đối tác kêu gọi hợp tác ở cấp độ toàn cầu để tạo cơ hội cho một cuộc sống lành mạnh, hiệu quả, theo đúng khẩu hiệu: “Hành động là tương lai. Một thế giới không còn nạn đói vào năm 2030 là mục tiêu trong tầm tay.”

Mục tiêu xóa bỏ nạn đói được FAO nhấn mạnh năm nay khi tình hình an ninh lương thực thế giới đang trở thành vấn đề nóng. Cuộc chiến chống nạn đói đang đứng trước những áp lực mới. Nạn đói và suy dinh dưỡng đang gia tăng trở lại, đe dọa xóa bỏ hàng loạt tiến bộ đạt được trong những thập niên gần đây.

Theo báo cáo an ninh lương thực và dinh dưỡng thế giới 2018, FAO thống kê 821 triệu người trên thế giới đang bị suy dinh dưỡng mãn tính. Thế giới hiện nay đang tạo ra một lượng lương thực đủ để nuôi dân số toàn cầu, nhưng cứ 9 người trên thế giới lại có 1 người bị đói kinh niên. Số người thiệt mạng vì đói mỗi năm nhiều hơn số người chết vì bệnh sốt rét, lao và AIDS cộng lại. Suy dinh dưỡng gây tổn thất tương đương 3.500 tỷ USD/năm cho nền kinh tế toàn cầu.

Số người thiệt mạng vì đói mỗi năm nhiều hơn số người chết vì bệnh sốt rét, lao và AIDS cộng lại

Xung đột, biến đổi khí hậu, kinh tế suy thoái, bất bình đẳng là một số nguyên nhân chính khiến mục tiêu xóa sổ nạn đói toàn cầu trở thành thách thức. Các cuộc xung đột bạo lực trên toàn thế giới ngày một gia tăng cả về số lượng và cường độ, đặc biệt là ở các nước đã và đang đối mặt với mất an ninh lương thực.

Hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đã ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cấp thực phẩm cũng như thu nhập. Những yếu tố này, kết hợp với suy thoái kinh tế và tốc độ béo phì gia tăng nhanh chóng ở các nước phát triển, đang làm gián đoạn hơn một thập niên tiến bộ trong cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng điều trị tại một bệnh viện ở Sanaa, Yemen. (Ảnh: THX/TTXVN)

Chỉ trong năm 2017, thế giới đã phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất từ trước tới nay, với 20 triệu người đứng trước nguy cơ chết đói ở 4 nước – Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen.

Số người bị đói tăng thêm 38 triệu so với năm trước đó. FAO ước tính cứ 12 giây có một trẻ em thiệt mạng do không có thức ăn. Liên hợp quốc cũng cảnh báo nếu xung đột tiếp diễn và biến đổi khí hậu không được ngăn chặn, từ nay tới năm 2030, sẽ có 35-122 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, đồng nghĩa với nguy cơ cộng đồng quốc tế thất bại trong cuộc chiến chống nạn đói.

Trong bối cảnh này, Ngày Lương thực thế giới 2018 là thời điểm để cộng đồng quốc tế tăng gấp đôi nỗ lực, dùng hành động để hiện thực mục tiêu Xóa bỏ nạn đói (Zero Hunger) được nêu trong Chương trình nghị sự 2030 và Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Cứ 12 giây có một trẻ em thiệt mạng do không có thức ăn

Tháng 9/2015, 193 quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 và 17 Mục tiêu phát triển bền vững. Các nước tham gia đã cam kết chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Nhiều mục tiêu, chẳng hạn như sức khỏe và giáo dục chất lượng cho mọi người, không thể đạt được mà không giải quyết nạn đói trước tiên. Mục tiêu xóa bỏ nạn đói do đó là một trọng tâm trong sứ mệnh của FAO.

Tuy nhiên, để đạt được Zero Hunger trên toàn thế giới, cộng đồng quốc tế phải chung tay hợp tác chặt chẽ hơn với nhau, cả ở cấp độ toàn cầu và địa phương. Các chính phủ phải tạo cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân lớn hơn trong nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy các chương trình bảo trợ xã hội cho những nhóm người dễ bị tổn thương cũng như thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất thực phẩm với các khu vực đô thị.

Người dân chờ lương thực cứu trợ tại Gode, đông nam Ethiopia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong khi đó, giới nông dân sản xuất nhỏ cần áp dụng các phương pháp nông nghiệp mới, bền vững để tăng năng suất và thu nhập. Đảm bảo sức bền bỉ của các cộng đồng nông thôn trong thời đại mới đòi hỏi một cách tiếp cận chú trọng đến môi trường, tăng cường đổi mới công nghệ và tạo ra các cơ hội việc làm ổn định. FAO ước tính rằng sản xuất nông nghiệp phải tăng khoảng 60% vào năm 2050 để nuôi một dân số lớn hơn và giàu có hơn nữa.

Tuy nhiên, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là không đủ, đặc biệt là đối với những quốc gia đang phải hứng chịu xung đột, bạo lực hay thiên tai tàn phá. Đối với những khu vực này, việc cần thiết là đưa ra những hành động cụ thể, những sáng kiến quy mô hẹp hơn nhưng thiết thực mà chính quyền, nông dân, đại diện khu vực công và người dân có thể thực hiện – từ các chương trình hỗ trợ nông dân sử dụng hạt giống có khả năng chịu hạn hán cho tới việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.

Có thể kể đến việc Chính phủ Philippines sử dụng máy bay không người lái để đánh giá thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt gây ra. Philippines phải đối mặt với gần 20 cơn bão mỗi năm, và nông dân tại đây thường là tầng lớp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hay câu chuyện về những người phụ nữ sống tại vùng Sahel bị hạn hán học cách trữ nước mưa để uống và trồng rau quanh năm thông qua sáng kiến “Một triệu phễu thoát nước của Sahel” của FAO; sáng kiến kết nối trực tiếp nông dân với trường học để cung cấp bữa ăn trưa bổ dưỡng cho học sinh, giảm thiểu tối đa tình trạng lãng phí lương thực trong sản xuất nông nghiệp và phân phối nông sản ở Guatemala.

Người dân ăn sáng tại một nhà hàng nhỏ ở Sanaa, Yemen. (Ảnh: THX/TTXVN)

Chính phủ, tổ chức, nông dân và khu vực tư nhân đã chứng minh nỗ lực và hành động cụ thể có thể tạo ra tác động rất lớn trong việc thúc đẩy mục tiêu xóa bỏ nạn đói. Tuy nhiên, khẩu hiệu hành động của Ngày Lương thực thế giới năm nay kêu gọi cả những nỗ lực hàng ngày của từng cá nhân.

Bằng cách sử dụng tài nguyên của Trái Đất một cách khôn ngoan hơn, theo đuổi chế độ dinh dưỡng mạnh, giảm rác thải và lãng phí, tập trung vào lối sống bền vững hơn và chia sẻ những ý tưởng cũng như sáng kiến về một lối sống lành mạnh, tiết kiệm, mỗi người đều có thể góp một phần sức lực đưa thế giới đến gần hơn mục tiêu xóa sổ hoàn toàn nạn đói vào năm 2030.

Ngày Lương thực thế giới là cơ hội quan trọng để gửi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng: chúng ta có thể chấm dứt nạn đói và trở thành Thế hệ không còn nạn đói, nhưng mọi người cần phải hành động để đạt được mục tiêu này. Đó cũng là ý nghĩa mà FAO muốn truyền đi: hành động không phải là một lựa chọn mà là bước đi cần thiết để xây dựng một tương lai thực sự bền vững cho tất cả mọi người./.

Exit mobile version