Người phụ nữ ở tuyến đầu

gettyimages-1584330912-59.jpg

Một mạng lưới toàn cầu gồm các nhà nghiên cứu và nhà báo trải khắp 40 quốc gia đã phát hành hơn 800 kiểm tra thực tế liên quan đến COVID-19 chỉ trong bảy tuần.

Và sự lan truyền của thông tin sai lệch đang trở nên tồi tệ hơn.

Cristina Tardáguila là phó giám đốc của Mạng lưới kiểm tra thực tế quốc tế (International Fact-Checking Network – IFCN), một nhánh của tổ chức báo chí phi lợi nhuận Viện Poynter (Mỹ). IFCN được thành lập vào năm 2015 để giúp thiết lập các hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực kiểm tra thực tế.

Bà Tardáguila đã nói chuyện với trang CNN Business về những nỗ lực quốc tế để chống lại thông tin sai lệch về COVID-19.

“Khi mối đe dọa về COVID-19 phát triển,” bà Tardáguila nói, “do đó cũng có thông tin sai lệch về nó. Trong những tuần đầu tiên của virus, đã có những thuyết âm mưu về nguồn gốc của nó và tuyên bố sai rằng nó do con người tạo ra. Kể từ đó, đã có thông tin sai lệch được cho là về các phương pháp chữa trị, số người tử vong và thậm chí tuyên bố sai rằng những người thuộc các tôn giáo nhất định ít mắc bệnh.”

IFCN là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn để đối đầu với cái mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là “bệnh dịch thông tin” (infodemic)

Alan Duke, Tổng Biên tập của Lead Stories, một tổ chức kiểm tra thực tế làm việc với Facebook, cho biết thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2  “ngày càng tệ hơn và sáng tạo hơn.” Ông cũng cảnh báo rằng con virus này có thể được lợi dụng trong các nỗ thao túng trực tuyến cử tri tại Mỹ trong năm bầu cử này.

IFCN là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn để đối đầu với cái mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là “bệnh dịch thông tin” (infodemic), được định nghĩa là “sự dư thừa thông tin – một số chính xác và một số không – khiến mọi người khó tìm được nguồn tin và hướng đáng tin cậy khi họ cần.“

Facebook, Twitter và Google đều đã vạch ra các bước họ đang thực hiện để giải quyết vấn đề thông tin sai lệch về COVID-19. WHO cũng đang nỗ lực cung cấp thông tin chính xác bằng các ngôn ngữ khác nhau khi dịch bệnh lan rộng khắp thế giới.

Bà Cristina Tardáguila. (Nguồn: CNN)
Bà Cristina Tardáguila. (Nguồn: CNN)

Trong khi các bác sỹ và các quan chức y tế công cộng đang ở tuyến đầu để giúp kiểm soát đại dịch COVID-19, thì những người như bà Tardáguila và tổ chức của bà đang ở tuyến đầu chiến đấu với một loại khủng hoảng sức khỏe cộng đồng khác là thông tin sai lệch.

CNN Business đã nói chuyện với bà Tardáguila về những trải nghiệm của bản thân trong vài tháng qua.

-Theo bà có những loại thông tin sai lệch nào về COVID-19?

Bà Tardáguila: Chúng tôi đã thấy những làn sóng thông tin sai lệch khác nhau. Đầu tiên chúng tôi thấy thông tin sai lệch về nguồn gốc của virus, sau đó là các video và hình ảnh chỉnh sửa ngoài ngữ cảnh [của những người cố tình tung tin nhận mình có virus để gây hoang mang dư luận]. Tiếp theo là làn sóng thứ ba bị mắc kẹt xung quanh phương pháp chữa trị và các biện pháp phòng ngừa sai.

Chúng tôi đã thấy những làn sóng thông tin sai lệch khác nhau.

Sau đó, chúng tôi nhận thấy sự điên rồ rất kỳ lạ xung quanh vấn đề phân biệt chủng tộc và tôn giáo: Làm thế nào một chủng tộc hay tôn giáo nào đó có thể được bảo vệ nhiều hơn … và bây giờ là về xét nghiệm.

Thật thú vị khi thấy việc kiểm tra thực tế đang hoạt động… Chúng tôi không thấy các video về những người [người cố tình nhận mình nhiễm virus] xuất hiện nữa…

-Ai đang tạo ra thông tin sai lệch? Tất cả đến từ đâu?

Bà Tardáguila: Thật khó để nói với bạn. Nó cũng là một cái gì đó chúng tôi muốn kiểm tra thực tế.

-Vậy có thông tin sai lệch về thông tin sai lệch?

Bà Tardáguila: Tôi đồng ý với bạn. Bạn đã biết vấn đề rồi đó. Và đó chỉ là về các nhà sản xuất, phải không? Khi chúng tôi cố gắng tìm ra ai đó đang tạo ra thông tin sai lệch, bạn sẽ thấy nhiều thông tin sai lệch hơn.

-Bà có nghĩ rằng các nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook và Twitter, đang làm đủ để chống lại thông tin sai lệch ở đây?

Bà Tardáguila: Không. Họ luôn có thể làm tốt hơn. Đó là câu trả lời của tôi. Luôn luôn như vậy. Facebook đang làm nhiều hơn Twitter, đó là điều chắc chắn.

-Bằng cách nào?

Bà Tardáguila: Facebook có một dự án kiểm tra thực tế của bên thứ ba, đó là một dự án lớn. Facebook dường như rất quan tâm đến việc đẩy tất cả những kiểm tra thực tế đó [cho người dùng của mình]. Họ đã liên hệ với chúng tôi và đang cố gắng tìm những cách khác để giúp đỡ. Vì vậy, ít nhất là họ có vẻ quan tâm nhiều hơn.

-Facebook sở hữu WhatsApp. Chuyện gì đang xảy ra với WhatsApp?

Bà Tardáguila: Chúng tôi chưa nghe gì từ họ. Nó là một công cụ quan trọng ở một số nơi trên thế giới và chúng tôi biết có thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 đang lan truyền trên đó. Nhưng thật tuyệt nếu họ có thể kết nối với IFCN. (Cập nhật: WhatsApp đã liên lạc với IFCN trước cuộc phỏng vấn của CNN Business với bà Tardáguila. Cả IFCN và WhatsApp đã xác nhận việc hợp tác với CNN Business).

Chúng tôi đang nhận được một loạt các tin nhắn âm thanh được cho là đến từ các y tá, bác sỹ và bệnh viện, nhưng họ không bao giờ nói tên của họ hoặc mô tả về bệnh viện.

– WhatsApp được mã hóa, vì vậy những người kiểm tra thực tế thậm chí sẽ không thể nhìn thấy những gì đang được gửi trên nền tảng này. WhatsApp có thể làm gì để ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch?

Bà Tardáguila: Tôi sẽ đề nghị, nếu có thể về mặt kỹ thuật, WhatsApp có thể đưa ra một tin nhắn trước khi [mọi người chia sẻ nội dung về COVID-19] hỏi, “Bạn có chắc điều này là đúng không?” Để thêm một số ma sát vào việc chia sẻ.

– WhatsApp cực kỳ phổ biến ở Nam Mỹ và giữa người gốc Tây Ban Nha và người Latin ở Mỹ. Bà có biết thông tin sai lệch nào từ người dùng WhatsApp chia sẻ trên nền tảng này?

Bà Tardáguila: Chúng tôi đang thấy nhiều tin nhắn không đúng sự thật được cho là đến từ UNICEF. Chúng tôi đang nhận được một loạt các tin nhắn âm thanh được cho là đến từ các y tá, bác sỹ và bệnh viện, nhưng họ không bao giờ nói tên của họ hoặc mô tả về bệnh viện.

Chúng tôi cũng đang xem ảnh chụp màn hình từ các nền tảng truyền thông xã hội khác. Vì vậy, những sự giả dối trên Facebook, Twitter và Instagram đang nhảy lên WhatsApp.

-Lời khuyên nào dành cho những người mà cha mẹ hoặc anh chị em đang rơi vào thông tin sai lệch và chia sẻ nó? Làm thế nào để tiếp cận một thành viên gia đình như vậy?

Bà Tardáguila: Tôi nghĩ trước tiên bạn cần kiên nhẫn. Bạn cần họ biết rằng bạn không nghi ngờ họ, nhưng bạn đang nghi ngờ nội dung và chắc chắn rằng họ hiểu điều đó. Không phải là bạn đang đặt câu hỏi về trí thông minh của người đó hay khả năng sắp xếp thực tế của người đó từ những điều hư cấu. Đó là về việc làm cho nó trở thành một khoảnh khắc “hãy cùng tìm hiểu.”

Hôm qua điều đó đã xảy ra với tôi. Tôi nhận được một tin nhắn âm thanh từ một thành viên gia đình ở Tây Ban Nha về một y tá vừa rời bệnh viện nói rằng có rất nhiều người chết.

Thời điểm bạn có thông tin xấu, khả năng bạn đưa ra quyết định tồi tệ sẽ cao hơn. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải có sự thật đúng và đó là những gì người kiểm tra thực tế cố gắng cung cấp

Và tôi nói, “Chị họ, tên của y tá là gì? Tên của bệnh viện là gì? Chị có thể cho em biết đoạn tin nhắn âm thanh này được ghi lại lúc nào không?’

Cô ấy nói, “Không, không, không, tôi không biết.”

Vì vậy, tôi nói, “Chị có thể đồng ý với em rằng chúng ta không thể tin mẩu tin nhắn âm thanh này bởi vì chúng ta không có câu trả lời cơ bản cho ai, ở đâu và như thế nào?”

Tôi nghĩ rằng đây là điều mà chúng ta nên cùng nhau làm hàng ngày.

-Những rủi ro của thông tin sai lệch ở đây là có thật. Vậy những gì bị đe dọa?

Bà Tardáguila: Những rủi ro là siêu thực. Thông tin là đơn vị cơ bản cho mọi quyết định mà bạn đưa ra trong cuộc sống của mình. Nếu bạn đang ăn kiêng, bạn sẽ ăn gì. Nếu bạn rời khỏi công việc của bạn, bạn sẽ đi theo con đường nào. Nếu bạn đang đưa con gái đến trường, nó sẽ là trường nào. Vì vậy, bạn cần thông tin tốt. Thời điểm bạn có thông tin xấu, khả năng bạn đưa ra quyết định tồi tệ sẽ cao hơn. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải có sự thật đúng và đó là những gì người kiểm tra thực tế cố gắng cung cấp./.