Từ tỷ phú iPhone

bia-1555982343-0.jpg

Thông báo bất ngờ của Quách Đài Minh (tên tiếng Anh là Terry Gou) – tỷ phú sáng lập công ty Foxconn – rằng ông đang lên kế hoạch tranh cử vào vị trí người đứng đầu chính quyền Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), sau khi nhận được lời khuyên của nữ thần biển đã làm dấy lên cuộc tranh luận về mối quan hệ mong manh giữa hòn đảo này với Trung Quốc và Mỹ.

Quách Đài Minh là ai?

Mặc dù là một ngôi sao tại quê hương, nhưng người đàn ông 68 tuổi này gần như không phải là cái tên được nhiều người biết đến ở nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà máy của ông là nơi làm việc của hơn một triệu lao động ở Trung Quốc cùng hàng trăm nghìn người khác trên khắp thế giới, từ Mỹ tới Cộng hòa Séc và Brazil.

Tập đoàn công nghệ Foxconn lắp ráp những chiếc điện thoại và thiết bị được sử dụng ở gần như mọi hộ gia đình tại các nước phát triển, bao gồm hầu hết điện thoại iPhone của Apple cùng vô vàn các thiết bị của các thương hiệu khác.

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy chơi game PlayStation 4 của Sony hoặc máy đọc sách điện tử Kindle của Amazon, rất có khả năng rằng chúng được ra lò từ một trong những nhà máy của Quách Đài Minh.

Hôm 18/4, thông báo ra tranh cử của ông đã thổi bùng lên một cơn hỗn loạn tại một số công ty thuộc đế chế Foxconn.

Lối rẽ này có cả điểm mạnh và điểm yếu vì ông Quách đang thách thức người đứng đầu Chính quyền Đài Bắc Thái Anh Văn.

Mặc dù được ngưỡng mộ với tư cách là một trong những doanh nhân thành đạt nhất của đảo Đài Loan, những khoản đầu tư lớn của ông vào đại lục có thể làm dấy lên những câu hỏi về tiềm năng ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh với hòn đảo này.

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy chơi game PlayStation 4 của Sony hoặc máy đọc sách điện tử Kindle của Amazon, rất có khả năng rằng chúng được ra lò từ một trong những nhà máy của Quách Đài Minh.

  Terry Gou tại trụ sở đảng Kuomintang ở Đài Bắc vào ngày 17/4/2019. Ảnh: Ashley Pon / Bloomberg

Terry Gou tại trụ sở đảng Kuomintang ở Đài Bắc vào ngày 17/4/2019. Ảnh: Ashley Pon / Bloomberg

Ông Quách đã lập nên đế chế trị giá 41 tỷ USD của mình từ một khoản vay 7.500 USD từ mẹ khi ông mới 23 tuổi, tức là năm 1974 – thời kỳ bùng nổ kinh tế nhờ xuất khẩu. Từ bỏ công việc quản lý vận chuyển hàng, ông đã dùng khoản vay đó mua máy ép khuôn nhựa để sản xuất các nút bấm đổi kênh trên điều khiển của các dòng ti vi đen trắng đến từ các thương hiệu Mỹ và châu Âu.

Để tăng cường kinh doanh, vào đầu những năm 1980, ông đã có chuyến đi 11 tháng tới khắp nơi trên nước Mỹ, đến thăm các công ty mà không báo trước, như một nhân viên bán hàng cần mẫn đi tới từng hộ gia đình. Ở Raleigh, Bắc Carolina, ông đã ở trọ trong một nhà nghỉ gần một cơ sở của IBM. Sau ba ngày chầu chực, ông đã đặt được lịch hẹn và trở về với một đơn hàng đầu nối dây.

Với việc Trung Quốc mở cửa, tài năng của ông Quách trong việc khớp nối nhu cầu về thiết bị của người Mỹ và nhân công rẻ ở Châu Á đã được bộc lộ hoàn toàn. Trong khi nhiều nhà sản xuất tại Đài Loan ngần ngại không muốn đưa hoat động sản xuất vượt eo biển Đài Loan, ông đã mở nhà máy đầu tiên tại Thâm Quyến vào năm 1988, cũng là năm Bắc Kinh đưa ra lời hứa sẽ không quốc hữu hóa các khoản đầu tư từ Đài Loan.

Công việc kinh doanh của ông nhanh chóng bùng nổ. Lần lượt từng nhà máy nối đuôi nhau xuất hiên, và Quách trở thành một trong những người sử dụng lao động thuộc khối tư nhân lớn nhất cả nước.

Các nhà máy của ông, nơi làm việc của hàng vạn lao động trẻ nhập cư từ nội địa Trung Quốc, giống như những thành phố nhỏ, với nhà ở, căng tin, trạm y tế và địa điểm giải trí. Ban đầu được mở tại khu vực thịnh vượng gần Hong Kong, các nhà máy của Gou dần mọc lên trên toàn quốc, tới cả tỉnh Sơn Tây ở miền bắc – quê hương của gia đình ông.

Ông Quách đã lập nên đế chế trị giá 41 tỷ USD của mình từ một khoản vay 7.500 USD từ mẹ khi ông mới 23 tuổi.

Một biểu ngữ có Gou được treo tại thành phố Foxconn ở Thâm Quyến vào ngày 18/4/2011. Ảnh: Forbes Conrad / Bloomberg

Một biểu ngữ có Gou được treo tại thành phố Foxconn ở Thâm Quyến vào ngày 18/4/2011. Ảnh: Forbes Conrad / Bloomberg

Nhưng cái tên đứng sau hậu trường sản xuất iPhone và iPod không biết rằng mình sắp trở thành tâm điểm dưới ánh đèn sân khấu quốc tế. Năm 2010, hơn một chục công nhân của Foxconn đã tự sát, làm dấy lên những quan ngại về việc công ty liên tục cổ vũ việc sản xuất với chi phí thấp nhưng phải mang lại hiệu quả tối đa.

Gou đã không kịp nhận ra mức độ nghiêm trọng của những vụ tư sát này. “Vụ thứ nhất, vụ thứ hai, rồi vụ thứ ba, tôi đã không nhận thấy rằng đó là một vấn đề nghiêm trọng. Chúng tôi có khoảng 800.000 nhân viên,” ông chia sẻ với hãng tin Bloomberg News hồi năm 2010. “Lúc này, tôi cảm thấy rất có lỗi. Nhưng tại thời điểm đó, tôi không nghĩ là mình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.”

Hào phóng, hà khắc

Là con cả trong một gia đình có ba anh em trai, ông Quách nổi tiếng với những hành động vừa hà khắc mà cũng vừa hào phóng. Ông từng buộc một giám đốc điều hành cấp cao phải đứng suốt 10 phút vì đưa ra câu trả lời không thỏa đáng tai một cuộc họp có hàng trăm người, theo lời một cựu giám đốc điều hành khác cũng có mặt khi đó. Ông cũng nổi tiếng với những cuộc họp kéo dài hàng giờ, và những trợ lý thân cận của ông đều phải chuẩn bị tinh thần nhận điện thoại từ ông 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.

Mặt khác, ông cũng là người bỏ tiền túi để trả cho các giám đốc điều hành và nhân viên những khoản thưởng lớn, sử dụng số cổ tức từ các cổ phiếu nắm giữ ủy thác của mình tại công ty.

Họ Quách không còn đứng trong bóng tối nữa. Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào ngành sản xuất chế tạo tại Mỹ, ông Quách là một trong những người đầu tiên đáp lại với thỏa thuận xây dựng một cơ sở cho 13.000 công nhân tại Mount Pleasant, Wisconsin để đổi lấy hơn 4,5 tỷ USD ưu đãi từ chính phủ.

Được ông Trump ca ngợi là “một trong những thỏa thuận tuyệt vời nhất từ trước đến nay,” dự án tại Wisconsin từ đó đã liên tục bị chỉ trích vì trả lương thấp hay đột ngột sa thải nhân viên, cũng như tạo ra một môi trường làm việc hỗn loạn với những mục tiêu luôn thay đổi. Foxconn cho biết nhà máy hiện đang đi đúng hướng để bắt đầu sản xuất màn hình LCD vào năm tới.

Bây giờ sự chú ý đang dồn hết vào ông Quách.

Người đàn ông có cha từng sát cánh với quân đội Quốc Dân Đảng và sau đó đã phải bỏ trốn cùng Tưởng Giới Thạch năm 1949 hiện đang kỳ vọng được đảng KMT đề cử cho cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 1 năm sau. KMT, cùng quan điểm với Bắc Kinh rằng cả hai bên thuộc về “một Trung Quốc”, đã trở thành đảng chính trị ủng hộ mạnh mẽ nhất việc thắt chặt các mối quan hệ.

“Tôi sẽ tham gia vào cuộc bầu chọn ứng viên của KMT,” ông Quách trả lời các phóng viên tại Đài Bắc, và mô tả các giá trị cốt lõi của mình là “hòa bình, ổn định, kinh tế và tương lai.”

Các nguồn lực của ông có thể giúp ông trở nên nổi bật giữa nhiều đối thủ tiềm năng khác thuộc KMT, như ông Eric Chu – cựu Thị trưởng thành phố Đài Bắc, hay ông Wang Jin-pyng – cựu viện trưởng lập pháp viện. Han Kuo-yu và Ko Wen-je, các thị trưởng thẳng thắn của Cao Hùng và Đài Bắc, cũng không nằm ngoài cuộc đua này.

“Tôi sẽ tham gia vào cuộc bầu chọn ứng viên của KMT,” ông Quách trả lời các phóng viên tại Đài Bắc, và mô tả các giá trị cốt lõi của mình là “hòa bình, ổn định, kinh tế và tương lai.”

Ông Gou tại lễ khởi công chi nhánh Foxconn ở Mount Pleasant vào ngày 28/6/ 2018. Ảnh: Daniel Acker / Bloomberg

Ông Gou tại lễ khởi công chi nhánh Foxconn ở Mount Pleasant vào ngày 28/6/ 2018. Ảnh: Daniel Acker / Bloomberg

“Với những người ủng hộ KMT, không ứng viên nào tốt hơn ông Gou, vì ông ấy có quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ,” Wu Yu-Shan, môt học giả nghiên cứu có tiếng tăm tại Viện Khoa học Chính trị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học tại Đài Bắc nhận định.

Một điểm sáng nữa trong bức tranh về ông Quách là việc ông không chỉ được ngưỡng mộ với tư cách một doanh nhân, mà còn với tư cách một trong những nhà từ thiện lớn nhất Đài Loan. Gou đã quyên góp một khoản tiền đáng kể cho việc nghiên cứu tìm cách chữa trị ung thư và mở một bệnh viện ung thư mới ở Đài Bắc hồi năm ngoái. Người vợ đầu của ông đã qua đời vì bệnh ung thư vú hồi năm 2005, và người em trai Tony cũng đã qua đời sau khi chiến đấu với bệnh ung thư máu năm 2007.

Hôm 17/4, ông Quách đã tuyên bố rằng Thiên Hậu Thánh Mẫu – nữ thần biển của Trung Quốc – đã khuyến khích ông “tiến lên phía trước” để ủng hộ hòa bình trên eo biển Đài Loan.

“Thánh Mẫu đã nói với tôi rằng tôi nên lấy cảm hứng từ bà để làm những điều tốt đẹp cho những người đang phải chịu đau khổ, mang hy vọng đến cho những người trẻ tuổi, và ủng hộ hòa bình trên khắp eo biển,” ông Quách chia sẻ và nói thêm rằng nữ thánh cũng vừa trò chuyện cùng ông trong một giấc mơ.

Niềm tin tôn giáo của ông cũng được thể hiện rõ ở việc tất cả các nhà máy của ông đều có đặt tượng Thổ Công.

Câu hỏi đặt ra vẫn là bằng cách nào mà ông Quách có thể dung hòa được hàng thập kỷ kiếm tiền tại Trung Quốc cùng những khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD ở đó với tham vọng lãnh đạo một hòn đảo vẫn đang trong mối quan hệ bấp bênh với chính quyền Bắc Kinh.

Hồi đầu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị hai bên tham gia “các cuộc tham vấn dân chủ chuyên sâu” và nỗ lực hướng tới sự thống nhất – tín hiệu rõ ràng nhất của ông về mong muốn giải quyết tranh chấp suốt 70 năm qua.

Wang Ting-yu, một nhà lập pháp của Đảng Tiến bộ Dân chủ cầm quyền, nói rằng Gou sẽ phải rất vất vả để rũ bỏ những nghi ngờ về lợi ích kinh doanh của mình tại Trung Quốc.

“Kho báu của bạn ở đâu thì tâm tư bạn cũng sẽ ở đó,” Wang trích một đoạn trong Kinh Thánh. “Dù Chủ tịch Gou muốn trở thành người đứng đầu đảo Đài Loan, nhưng tài sản của ông ấy vẫn nằm trong tay Tập Cận Bình. Tôi nghĩ 23 triệu người Đài Loan sẽ cảm thấy băn khoăn vì điều đó.”

“Kho báu của bạn ở đâu thì tâm tư bạn cũng sẽ ở đó.”

Chủ tịch Gou giữ thần tài may mắn trong năm mới trong lễ hội hàng năm của công ty dành cho nhân viên tại Đài Bắc, Đài Loan. Ảnh: AP

Chủ tịch Gou giữ thần tài may mắn trong năm mới trong lễ hội hàng năm của công ty dành cho nhân viên tại Đài Bắc, Đài Loan. Ảnh: AP