Giải mã những bí mật

Tại Việt Nam, tính đến nay đã ghi nhận 47 trường hợp mắc bệnh COVID-19, trong đó có 16 trường hợp đã điều trị khỏi và ra viện, 31 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện.

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, thế giới đã ghi nhận 132.936 trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4.952 trường hợp tử vong.

Trước nỗi lo sợ về dịch bệnh COVID-19, mọi người giảm bớt các hoạt động tập thể, hạn chế đi lại và tụ tập. Cũng chính vì lẽ đó mà việc tổ chức hiến máu cũng lao đao theo. Biểu đồ tiếp nhận lượng máu dự trữ từ người hiến nhân đạo hiện đang ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác điều trị cho các bệnh nhân.

Đầu tháng 2, lượng máu dự trữ tại Viện huyết học Truyền máu Trung ương gần như chạm đáy – tạo ra một cuộc gần như khủng hoảng về nguồn máu.

Đầu tháng 2, lượng máu dự trữ tại Viện huyết học Truyền máu Trung ương gần như chạm đáy – tạo ra một cuộc gần như khủng hoảng về nguồn máu.

Nhanh chóng sau đó, nhờ tình người ấm áp, Viện đã tiếp nhận 36.000 đơn vị máu trong tháng 2 – là lượng máu kỷ lục trong tháng 2 của nhiều năm nay.

Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)
Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)

Đầu tháng 3, khi cuộc chiến chống dịch không bước vào giai đoạn 2, biểu đồ máu lại “đảo chiều,” và có nguy cơ tiếp nhận lượng máu thấp nhất vào Tháng Thanh niên của nhiều năm…

Lịch hiến máu nhân đạo tại nhiều nơi hoãn liên tiếp, bất kể ngày giờ, thậm chí 12 giờ đêm hoãn cho ngày hôm sau, nhiều lời hẹn để chờ cho “qua mùa dịch”.

Có không ít người nghi ngờ và “đồn đoán” với nhau việc nhận hay truyền máu… có lây nhiễm COVID-19 hay virus corona…?

Mấy ngày đầu tuần qua, Viện huyết học Truyền máu Trung ương chỉ tiếp nhận vài chục đơn vị máu mỗi ngày.

Đặc biệt, có không ít người nghi ngờ và “đồn đoán” với nhau việc nhận hay truyền máu… có lây nhiễm COVID-19 hay virus corona…?

Vậy có hay không bệnh COVID-19 lây truyền qua đường máu? Để giải đáp rõ vấn đề này, PV VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.

COVID-19 không lây truyền qua đường máu

– Hiện nay, có không ít ý kiến xôn xao cho rằng người đi hiến máu sau đó mắc COVID-19, nhất là về một số trường hợp sau hiến máu tại Hàn Quốc. Là chuyên gia trong lĩnh vực huyết học-truyền máu, ý hiến của ông về vấn đề này thế nào?

Viện trưởng Bạch Quốc Khánh: Thực ra, trong những ngày vừa qua, chúng ta được nghe tin từ Hàn Quốc về những người hiến máu sau đó có dương tính với virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19.

Sau khi chúng tôi tìm hiểu kỹ cho thấy, vấn đề không phải người đó họ đến hiến máu mà bị mắc COVID-19, đó là những người họ đã mắc COVID-19 rồi, lúc đó họ chưa biết mà đến 10 ngày, 14 ngày sau họ mới phát hiện ra bệnh. Bởi không phải cứ có bệnh COVID-19 trong người là chúng ta biết được ngay.

– Vậy còn về máu mà người mắc bệnh COVID-19 đã hiến thì có an toàn không thưa ông?

Viện trưởng Bạch Quốc Khánh: Về câu chuyện truyền máu cho người bệnh, cho đến giờ phút này, theo những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như Hiệp hội Ngân hàng máu của thế giới và của Mỹ cũng như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)… các nhà khoa học chưa tìm thấy bất kỳ một trường hợp nào có chuyện lây truyền qua đường truyền máu virus gây bệnh COVID-19.

(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)
(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)

Các tài liệu hiện có liên quan đến dịch bệnh do virus corona gây ra như SARS, MERS hay COVID-19 đều chưa cho thấy bằng chứng về việc các virus đường hô hấp này có khả năng lây truyền qua đường máu.

Ngoài chủng virus corona mới hiện nay là SARS-CoV-2, đã có 6 chủng virus Corona (Coronavirus) khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người. Trong số đó, có một số chủng virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp như SARS-CoV (gây bệnh SARS), MERS-CoV (gây bệnh MERS) và virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19).

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2003 chỉ ra rằng không có trường hợp nào lây nhiễm virus SARS-CoV do truyền các chế phẩm máu trong đại dịch SARS diễn ra năm 2002-2003 ở nhiều quốc gia.

Cho đến nay, chưa có bất kỳ một bằng chứng nào về việc lây truyền qua đường máu. Vì vậy mọi người không ngại chuyện lây truyền bệnh COVID-19 qua đường truyền máu.

Cho đến nay, chưa có bất kỳ một bằng chứng nào về việc lây truyền qua đường máu. Vì vậy mọi người không ngại chuyện lây truyền bệnh COVID-19 qua đường truyền máu.

– Có ý kiến cho rằng nên làm xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 cho người hiến trước khi hiến máu. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

Viện trưởng Bạch Quốc Khánh: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hiện không đưa ra khuyến cáo là cần phải làm xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 trước khi hiến máu giống như chúng ta phải sàng lọc những virus khác như HIV, HBV (virus viêm gan B) cũng như bệnh giang mai… và các bệnh lây truyền qua đường truyền máu khác.

Bởi chưa có bất kỳ trường hợp nào lây nhiễm các loại virus đường hô hấp bao gồm cúm, MERS, SARS hoặc SARS-CoV2 qua đường truyền máu trong vòng 2 thập kỷ qua.

Vấn đề ở đây chúng tôi muốn đảm bảo an toàn cho người truyền máu, được nhận máu, chúng ta phải sàng lọc tốt những người đến hiến máu, cần đề nghị với họ khai báo một cách trung thực những nguy cơ có thể nhiễm với những người khác như khai báo sức khỏe mà chúng ta đã yêu cầu. Nếu chúng ta làm tốt công tác đó có thể hoàn toàn yên tâm được để không phải lo truyền máu của những người có mắc bệnh COVID-19.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh các biện pháp sàng lọc thường quy khi khám tuyển người hiến máu để hạn chế các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp hoặc sốt, các trung tâm truyền máu có thể trì hoãn hiến máu đối với những trường hợp được chẩn đoán nhiễm COVID-19 hoặc có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19; trì hoãn với những người có tiền sử đi tới vùng dịch COVID-19 tối thiểu 14 ngày kể từ thời điểm rời khỏi vùng dịch.

Hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu, công tác đảm bảo nguồn cung cấp máu có bị ảnh hưởng?

Viện trưởng Bạch Quốc Khánh: Ở nhiều nước trên thế giới, khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm, công tác đảm bảo nguồn người hiến máu và cung cấp máu cũng bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn.

Trong vấn đề về truyền máu, câu chuyện này không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các nước có dịch trên thế giới hiện nay đều rơi vào tình trạng thiếu máu.

Chẳng hạn như ở Mỹ, trong những ngày vừa qua, Hiệp hội các ngân hàng máu của Mỹ cũng như Hội chữ thập đỏ của Mỹ ra lời tuyên bố kêu gọi người khỏe mạnh hãy đến hiến máu. Tương tự, tình trạng này ở Thái Lan cũng rất trầm trọng.

(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)
(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)

Còn tại Việt Nam thì sao thưa Viện trưởng?

Viện trưởng Bạch Quốc Khánh: Theo thống kê của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan truyền thông, sự chung sức của nhiều cơ quan, đơn vị và những thay đổi về cách thức tổ chức hiến máu trong giai đoạn phòng chống dịch, Viện đã tiếp nhận 36.000 đơn vị máu trong tháng 2 vừa qua. Đây là lượng máu kỷ lục tiếp nhận được trong tháng 2 của nhiều năm nay.

Trong đó, riêng sự kiện hiến máu Xuân hồng đã thu hút hơn một vạn người đăng ký hiến máu trong 12 ngày tại 7 điểm (thay vì tổ chức 2-3 ngày tại một địa điểm như nhiều năm trước), tiếp nhận 9.005 đơn vị máu, gần gấp đôi so với dự kiến ban đầu là 5.000 đơn vị máu.

Quả thực, đây là giai đoạn mà chúng tôi rất lo lắng. Từ khi bắt đầu giai đoạn thứ 2 của cuộc chiến chống dịch COVID-19 với khởi phát là xuất hiện bệnh nhân thứ 17 – ca nhiễm đầu tiên tại Hà Nội đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động hiến máu.

Thách thức đặt ra cho các cơ sở y tế tại Việt Nam là làm sao vừa chống dịch an toàn lại vừa đẩy mạnh hoạt động hiến máu để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cho điều trị.

Từ khi bắt đầu giai đoạn thứ 2 của cuộc chiến chống dịch COVID-19 với khởi phát là xuất hiện bệnh nhân thứ 17 – ca nhiễm đầu tiên tại Hà Nội đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động hiến máu.

Những khó khăn cụ thể là gì thưa ông?

Viện trưởng Bạch Quốc Khánh: Tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 7/3, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn về nguồn máu dự trữ. Nguyên nhân là do hiện nay không ai dám đến chỗ đông người. Chính vì vậy, từ ngày 7/3 đến nay, các điểm hiến máu của Viện huyết học Truyền máu Trung ương đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức, thậm chí có điểm đang tổ chức hiến máu cũng bị yêu cầu dừng lại.

Trong những ngày vừa qua, mỗi ngày viện tiếp nhận trung bình chỉ từ 80-90 đơn vị máu. Về nhu cầu, mỗi ngày Viện huyết học Truyền máu Trung ương cần phải cung cấp từ 1.200 đến 1.300 đơn vị máu.

Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hiến máu cho người bệnh. (Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)
Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hiến máu cho người bệnh. (Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)

Hiện nay, trong kho của Viện đang có 13.000 đơn vị máu. Đây là số máu mà chúng tôi rất cám ơn những người hiến máu tình nguyện đã hưởng ứng lời kêu gọi của chúng tôi trong giai đoạn 1 của dịch bệnh COVID-19. Chính nhờ hiệu quả của sự chia sẻ của mọi người vì vậy đến nay chúng tôi còn dự trữ được từng đó số lượng máu.

Nhưng nếu vẫn tiếp tục tình hình nhu cầu 1.200 đơn vị máu mỗi ngày tại các bệnh viện lớn, chưa kể tới việc cung cấp máu về các tỉnh và mỗi ngày tại Viện chỉ tiếp nhận từ 70-80 đơn vị máu thì chắc chúng ta chỉ còn “trụ” lại được khoảng vài ngày tới, sau đó sẽ không còn nguồn máu dự trữ để phát về các bệnh viện truyền cho người bệnh.

Hiến máu an toàn, đừng ngại COVID-19

Vậy mấu chốt trong câu chuyện hiến máu mà chúng ta cần giải quyết ở đây là gì?

Viện trưởng Bạch Quốc Khánh: Câu chuyện ở đây là chúng ta sẽ phải tiếp tục các hoạt động truyền thông với các phương thức khác. Giống như bước vào giai đoạn 2 của phòng chống COVID-19, chúng ta cần phải có các phương pháp khác thay đổi phù hợp với các quy định về phòng chống dịch.

Chính vì vậy mà chúng tôi đưa ra khẩu hiệu cho giai đoạn 2 này là “Hiến máu an toàn, đừng ngại COVID-19.”

Chính vì vậy mà chúng tôi đưa ra khẩu hiệu cho giai đoạn 2 này là “Hiến máu an toàn, đừng ngại COVID-19.”

Một trong những quan điểm của chúng tôi đó là 3A. Chữ A thứ nhất là an toàn cho người hiến máu – nghĩa là chúng ta phải thực hiện tất cả các biện pháp an toàn theo đúng quy định về phòng chống dịch.

(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)
(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)

Chẳng hạn như không tổ chức quá đông người cùng một lúc ở địa điểm hiến máu đó, có thể chia nhỏ theo giờ để không tập trung quá nhiều người cùng một lúc. Tất cả những người đến tham gia hiến máu đều được kiểm tra thân nhiệt, được sử dụng dung dịch sát khuẩn và đều có bộ câu hỏi liên quan đến COVID-19, như câu hỏi có tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về hay không?… Đây là những bộ câu hỏi theo đúng quy định về phòng chống dịch.

Chữ A thứ hai chúng tôi thực hiện đó là an toàn cho người bệnh được truyền máu. Vấn đề ở đây là muốn đảm bảo an toàn cho người truyền máu, được nhận máu, chúng ta phải sàng lọc tốt những người đến hiến máu. Do vậy mà những người đến hiến máu cần khai báo một cách trung thực những nguy cơ có thể nhiễm với những người khác như khai báo sức khỏe. Nếu chúng ta làm tốt công tác đó thì tôi cho rằng có thể hoàn toàn yên tâm để không phải lo truyền máu của những người có mắc bệnh COVID-19.

Một vấn đề nữa là an toàn cho các nhân viên y tế. Đây chính là chữ A an toàn thứ ba. Cũng giống như các khuyến cáo chung, nhân viên y tế khi đến làm việc ở nhiều nơi như tại bệnh viện hay các điểm hiến máu cần phải đảm bảo các biện pháp bảo vệ cho bản thân mình theo khuyến cáo của Chính phủ cũng như của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Chúng tôi hy vọng rằng, với chủ trương 3A: An toàn cho người hiến máu, an toàn cho người được truyền máu và an toàn cho nhân viên y tế, chúng ta có thể kêu gọi mọi người quay trở lại hiện máu tình nguyện – họ đang ngại và trì hoãn việc hiến máu.

Có thể nói, trong thời điểm khó khăn, chính các cán bộ y tế trên cả nước là những người tiên phong chia sẻ thông tin và trực tiếp hiến máu. Nhiều đơn vị thuộc Bộ Y tế và các cơ sở y tế tại Hà Nội đã tích cực, chung tay tổ chức các ngày hiến máu với trên 5.000 đơn vị máu được hiến tặng.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân đạo, thương người như thể thương thân. Trong những lúc khó khăn hoạn nạn, đồng bào ta không chỉ nhường cơm, sẻ áo mà còn tìm mọi cách để cứu chữa người bị ốm đau, người bị tai nạn để giành lại sự sống, sức khỏe của mình.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân đạo, thương người như thể thương thân. Trong những lúc khó khăn hoạn nạn, đồng bào ta không chỉ nhường cơm, sẻ áo mà còn tìm mọi cách để cứu chữa người bị ốm đau, người bị tai nạn để giành lại sự sống, sức khỏe của mình.

Hiện nay, hàng ngày, hàng giờ, nhiều người bệnh đang phải đối mặt với sự nguy hiểm đến tính mạng do không có đủ máu kịp thời. Máu và sản phẩm máu là loại thuốc đặc biệt lấy từ người. Cho tới nay, đã có nhiều công trình khoa học tìm chất thay thế máu nhưng chưa có kết quả.

Do đó, máu người vẫn là nguồn chính dùng cho điều trị, cấp cứu người bệnh, phòng ngừa thảm họa và an ninh quốc phòng, mỗi người chỉ cần hiến một phần máu của mình là cứu được tính mạng những người khác.

Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu chống dịch, Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các nhà quản lý và cộng đồng tiếp tục chung sức, đồng lòng tham gia hiến máu để đáp ứng yêu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh, điều trị cho người bệnh cần máu.

Xin trân trọng cảm ơn Viện trưởng!./.

(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)
(Ảnh: Công Thắng/Vietnam+)