Những lý do

8643-1550461081-25.jpg

Trước khi nói về những gì bạn nên làm trong một mối quan hệ, hãy bắt đầu bằng những gì bạn không nên làm.

Những người đã kết hôn lần thứ hai, thứ ba (thậm chí là thứ tư) đều có một câu trả lời chung rằng họ đã “ở bên một người vì những lý do sai lầm.”

Một số là do áp lực từ bạn bè và gia đình; hoặc cảm giác bị thua cuộc vì khi đó họ còn độc thân và muốn ổn định với người đầu tiên họ gặp. Một số người lại muốn ở bên nhau để có cái mà khoe – các mối quan hệ thường trông khá hay ho trên giấy tờ hay trong các bức ảnh, nhưng chưa chắc hai người tham gia vào đó thực sự ngưỡng mộ nhau. Và cuối cùng, một số người với tuổi trẻ và sự ngây thơ vô vọng tin rằng tình yêu sẽ hóa giải mọi vấn đề.

Chỉ một mình tình yêu không bao giờ là đủ để duy trì một mối quan hệ.
Chỉ một mình tình yêu không bao giờ là đủ để duy trì một mối quan hệ.

Một lý do sai lầm khác khi tiến tới một mối quan hệ là dùng nó để “sửa chữa” bản thân. Mong muốn dùng tình yêu của một ai đó để chữa lành những vấn đề cảm xúc của chính bạn chắc chắn sẽ dẫn đến sự phụ thuộc, một động lực không lành mạnh và gây tổn hại cho cả hai bên khi họ ngầm đồng ý sử dụng tình yêu của nhau như một cách để xao lãng khỏi cảm giác căm ghét chính bản thân mình.

Cần biết rằng bản thân tình yêu mang tính trung lập. Nó có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh, hữu ích hoặc có hại, tùy vào lý do và cách bạn yêu và được yêu. Chỉ một mình tình yêu không bao giờ là đủ để duy trì một mối quan hệ.

Vào thời cổ đại, con người thực sự coi tình yêu là một căn bệnh. Cha mẹ cảnh báo con cái về tình yêu, và người lớn nhanh chóng sắp đặt hôn nhân trước cả khi con cái họ đủ lớn để làm chuyện gì đó ngu ngốc nhân danh tình yêu.

Lý do là vì, dẫu làm cho tất cả chúng ta lâng lâng cảm xúc, tình yêu cũng đồng thời khiến chúng ta trở nên cực kỳ vô lý.

Tình yêu lãng mạn là một cái bẫy được thiết kế nhằm khiến hai người không nhìn thấy những khuyết điểm của nhau đủ lâu để hoạt động duy trì nòi giống được diễn ra thuận lợi. 

Đó là cách mà tự nhiên lừa chúng ta làm những điều điên rồ và phi lý để cùng một người khác duy trì nòi giống – nếu chúng ta dừng lại để suy nghĩ về những tác động của việc có con hay gắn bó cả đời với một người, sẽ chẳng ai muốn tiến thêm một bước.

Tình yêu lãng mạn là một cái bẫy được thiết kế nhằm khiến hai người không nhìn thấy những khuyết điểm của nhau đủ lâu để hoạt động duy trì nòi giống được diễn ra thuận lợi. Nhìn chung nó thường chỉ kéo dài trong một vài năm.

Tình yêu đích thực - thứ tình yêu sâu sắc và bền chặt thay vì những cơn nổi hứng bất chợt hay sự tưởng tượng là một lựa chọn.
Tình yêu đích thực – thứ tình yêu sâu sắc và bền chặt thay vì những cơn nổi hứng bất chợt hay sự tưởng tượng là một lựa chọn.

Cảm giác hưng phấn đến choáng váng khi bạn nhìn sâu vào đôi mắt người yêu và nghĩ rằng đó là những vì sao trên thiên đường rồi sẽ biến mất. Vì vậy, bạn cần chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị tinh thần để ở bên một người mà bạn thực sự tôn trọng và muốn được ở cùng, nếu không mọi việc sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Tình yêu đích thực – thứ tình yêu sâu sắc và bền chặt thay vì những cơn nổi hứng bất chợt hay sự tưởng tượng là một lựa chọn. Đó là một sự cam kết thường trực với một người bất kể hoàn cảnh hiện tại, một người mà bạn hiểu là sẽ không thể lúc nào cũng làm bạn vui vẻ (mà người đó cũng không nhất thiết phải làm thế!), nhưng một lúc nào đó sẽ cần dựa vào bạn, giống như bạn sẽ cần dựa vào người đó vậy.

Kiểu tình yêu đó khó hơn nhiều, vì nó không màu mè, và đòi hỏi rất nhiều sự hy sinh – bạn sẽ phải lau dọn những thứ mà bình thường bạn không bao giờ muốn đụng vào, hay đối diện với những nỗi bất an và sợ hãi cũng như những suy nghĩ của đối phương. Nhưng đổi lại, tình yêu đích thực giàu ý nghĩa hơn, và nó mang lại cho bạn hạnh phúc đích thực, thay vì những cơn hưng phấn ngắn ngủi.

Những người từng ly dị hoặc chỉ có hôn nhân kéo dài 10-15 năm hầu như luôn nói rằng sự giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề. Nhưng với những người có hôn nhân kéo dài 20, 30, thậm chí 40 năm, sự tôn trọng mới là yếu tố quan trọng nhất.

Có lẽ, bằng những trải nghiệm dài lâu của mình, họ đã hiểu ra rằng một cuộc nói chuyện, bất kể có cởi mở, rõ ràng và kỷ luật thế nào, rồi một lúc nào đó cũng sẽ không đi đến đâu. Đến cuối cùng, sự xung đột vẫn là điều không thể tránh khỏi, và cảm xúc của ai cũng sẽ bị tổn thương.

Và điều duy nhất có thể cứu bạn và đối tác của bạn, để cả hai dễ dàng chấp nhận sự thật rằng ai cũng có thể mắc lỗi chính là sự tôn trọng thường trực dành cho nhau, và tin rằng người yêu đang làm hết sức mình với những gì họ có.

Bạn cũng phải tôn trọng chính mình, và người yêu của bạn cũng phải tôn trọng bản thân anh ấy/cô ấy. Vì nếu không biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy mình không xứng đáng với sự tôn trọng mà người yêu dành cho bạn. Bạn sẽ không sẵn lòng chấp nhận nó và bạn sẽ tìm cách phá hoại nó. Bạn sẽ liên tục cảm thấy cần phải bù đắp và chứng tỏ mình xứng đáng với tình yêu, một điều sẽ chỉ gây tác dụng ngược.

Có lẽ, bằng những trải nghiệm dài lâu của mình, họ đã hiểu ra rằng một cuộc nói chuyện, bất kể có cởi mở, rõ ràng và kỷ luật thế nào, rồi một lúc nào đó cũng sẽ không đi đến đâu. 
Có lẽ, bằng những trải nghiệm dài lâu của mình, họ đã hiểu ra rằng một cuộc nói chuyện, bất kể có cởi mở, rõ ràng và kỷ luật thế nào, rồi một lúc nào đó cũng sẽ không đi đến đâu. 

Vậy, làm thế nào để đạt tới sự tôn trọng?

ĐỪNG BAO GIỜ nói xấu hay phàn nàn về người yêu với bạn bè. Nói xấu người yêu chỉ làm xói mòn sự tôn trọng bạn dành cho họ và khiến bạn thấy tồi tệ hơn khi ở bên họ mà thôi.

Hãy tôn trọng sở thích, mối quan tâm và quan điểm khác biệt của họ. Hãy nhớ rằng họ có tiếng nói bình đẳng trong mối quan hệ này, và hai bạn là một đội, và nếu một trong hai người không vui vẻ, thì cả hai sẽ không thể thành công.

Không giấu giếm bí mật. Sự tôn trọng đi đôi với sự tin tưởng. Và niềm tin là nguồn sống của bất kỳ mối quan hệ nào (bất kể có lãng mạn hay không). Không có niềm tin, bạn không thể có cảm giác thân mật hay thoải mái. Không có niềm tin, đối tác của bạn sẽ trở thành một gánh nặng trong đầu bạn, một điều bạn phải trốn tránh thay vì một nhân tố bảo vệ cho trái tim và tâm trí của bạn.

Nếu có điều gì làm bạn phiền muộn, bạn phải sẵn sàng nói ra điều đó. Bằng cách đó, bạn sẽ xây dựng được niềm tin, và kéo theo đó là sự thân mật. Bạn có thể sẽ bị tổn thương, nhưng bạn vẫn phải làm điều đó. Đôi lúc, những nỗi đau và sự tổn thương là cách duy nhất để một mối quan hệ trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhưng niềm tin không chỉ đơn giản là bạn để người yêu tự thân vận động, hay không cảm thấy bất an khi thấy họ nói chuyện với người khác.

Sự thực là trong một mối quan hệ lâu dài, bạn sẽ gặp phải những tình huống sống chết thực sự. Nếu ngày mai bạn nhận được tin mình bị ung thư, bạn có tin là người mình yêu sẽ ở bên và chăm sóc cho mình không? Bạn có tin tưởng rằng chồng bạn sẽ tự mình chăm sóc được cho lũ trẻ trong một tuần không? Bạn có đủ niềm tin rằng họ sẽ đưa ra quyết định đúng đắn dưới áp lực hay không? Bạn có tin tưởng rằng họ sẽ không nổi giận hay đổ lỗi khi bạn phạm sai lầm không?

Nếu có điều gì làm bạn phiền muộn, bạn phải sẵn sàng nói ra điều đó. 
Nếu có điều gì làm bạn phiền muộn, bạn phải sẵn sàng nói ra điều đó. 

Khi cuộc sống của đôi bên ngày càng đan xen vào nhau, bạn sẽ cần nhiều hơn sự tin tưởng rằng đối phương sẽ hành động vì lợi ích của bạn khi bạn không có mặt.

Chìa khóa để bồi dưỡng và duy trì niềm tin trong một mối quan hệ là cả hai bên phải thật minh bạch và cho thấy rằng mình cũng có thể bị tổn thương.

Nếu có điều gì làm phiền bạn, hãy nói về điều đó. Điều này rất quan trọng vì nó không chỉ để giải quyết các vấn đề khi chúng phát sinh mà còn chứng minh với đối phương bạn rằng bạn không có gì để che giấu.

Hãy nhớ rằng, sự tin tưởng cũng giống như một chiếc đĩa sứ mà một lần bị vỡ cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để gắn lại. Và nếu chiếc đĩa bị vỡ quá nhiều lần, bạn sẽ không thể hàn gắn lại nó, bất kể bạn có làm gì đi chăng nữa.

“Sự hy sinh” là một điều hay được nhắc đến trong một mối quan hệ. Bạn nghĩ rằng mình phải duy trì mối quan hệ hạnh phúc bằng cách thường xuyên hy sinh bản thân vì đối phương cũng như những mong muốn và nhu cầu của họ.

Điều này không hẳn là sai. Tại một thời điểm nào đó, mọi mối quan hệ đều sẽ đòi hỏi mỗi người phải chấp nhận từ bỏ một điều gì đó.

Nhưng vấn đề sẽ xảy ra khi toàn bộ hạnh phúc của một mối quan hệ phụ thuộc vào người còn lại và cả hai người đều trong trạng thái hy sinh. Cần hai cá nhân lành mạnh và hạnh phúc để tạo ra một mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc. Từ khóa ở đây là: cá nhân. Có nghĩa là hai người có bản sắc riêng, sở thích và quan điểm riêng của họ và những việc họ tự làm, vào thời gian riêng của họ.

Đây là lý do vì sao việc cố gắng kiểm soát đối phương (hoặc trao quyền kiểm soát bản thân cho đối phương) để khiến họ “hạnh phúc” thường xuyên phản tác dụng – điều đó chỉ hủy hoại bản sắc của mỗi người, thứ bản sắc từng thu hút và đưa chúng ta đến bên nhau.

Một số người sợ phải cho đối tác của họ sự tự do và độc lập. Điều này xuất phát từ sự thiếu tin tưởng và/bất an toàn rằng nếu chúng ta dành cho đối phương quá nhiều không gian, họ sẽ phát hiện ra rằng họ không muốn ở bên chúng ta nữa.

Nói chung, chúng ta càng khó chịu với việc chúng ta xứng đáng có mối quan hệ này và được yêu thương bao nhiêu, chúng ta sẽ càng cố gắng kiểm soát mối quan hệ và hành vi của đối phương bấy nhiêu.

Nhưng, quan trọng hơn, việc không thể để đối phương là chính họ, là một sự thiếu tôn trọng. Rốt cuộc, nếu bạn không đủ tin tưởng để chồng bạn đi chơi golf với bạn bè hoặc không muốn cho vợ bạn đi uống bia sau giờ làm, điều đó nói gì về sự tôn trọng của bạn với khả năng tự lo cho mình của họ? Và cả sự tôn trọng của bạn với chính bản thân bạn nữa? Nếu bạn tin rằng vài chầu bia sau giờ làm là đủ để cướp bạn gái khỏi tay bạn, thì rõ ràng bạn không nghĩ đủ tốt về bản thân.

Một số người sợ phải cho đối tác của họ sự tự do và độc lập.
Một số người sợ phải cho đối tác của họ sự tự do và độc lập.

Một chủ đề thường được nhắc tới, đặc biệt là với những cặp đôi đã kết hôn trên 20 năm là sự thay đổi của mỗi người theo năm tháng, và sự sẵn sàng chấp nhận con người mới của đối phương khi những thay đổi đó xảy ra.

Vì thế, các cặp đôi cần phải trò chuyện với nhau và chắc chắn rằng các bạn luôn nhận thức được về những thay đổi đang diễn ra với đối phương và chấp nhận hoặc tôn trong sự thay đổi đó.

Hãy nhớ rằng, nếu các bạn sẽ ở bên nhau hàng chục năm, thì các bạn sẽ gặp phải những vấn đề thực sự nghiêm túc, như thay đổi tôn giáo, chuyển nhà, người thân qua đời, và thậm chí trong một số trường hợp là thay đổi xu hướng tình dục hoặc xác định giới tính. Những cặp đôi sống sót qua những thử thách này đều dành cho nhau sự tôn trọng, đủ để thích nghi và cho phép mỗi người tiếp tục phát triển.

Hãy nhớ rằng, nếu các bạn sẽ ở bên nhau hàng chục năm, thì các bạn sẽ gặp phải những vấn đề thực sự nghiêm túc.
Hãy nhớ rằng, nếu các bạn sẽ ở bên nhau hàng chục năm, thì các bạn sẽ gặp phải những vấn đề thực sự nghiêm túc.

Nhưng điều này tất nhiên không dễ dàng. Trong thực tế, đôi khi, nó sẽ khiến bạn cảm thấy bị hủy hoại hoàn toàn.

Đó là lý do tại sao bạn cần chắc chắn rằng bạn và đối phương biết cách cãi tay đôi với nhau.

John Gottman là một nhà tâm lý học đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu các cặp vợ chồng và tìm hiểu lý do họ ở bên nhau hoặc chia tay nhau. Những gì Gottman làm là đưa một cặp vợ chồng vào một căn phòng, dựng lên vài cái máy quay, rồi bảo họ hãy cãi nhau. Ông yêu cầu họ chọn một chủ đề nào đó mà họ cảm thấy có vấn đề và nói về nó trước máy quay. Và từ việc phân tích đoạn phim quay lại cuộc tranh luận (hoặc cãi cọ), ông có thể dự đoán, với độ chính xác đáng ngạc nhiên, là cặp đôi nọ có ly hôn hay không.

Nhưng điều thú vị nhất trong nghiên cứu của Gottman là, những lý do dẫn đến ly hôn thường không phải là những lý do mà bạn hay nghĩ tới, và các cặp đôi, dù sau này có chia tay nhau hay không, vẫn cãi nhau như thường.

Vì thế, điều quan trọng ở đây là bạn cần biết giải quyết những xung đột một cách đúng đắn.

Điều quan trọng là bạn cần biết giải quyết những xung đột một cách đúng đắn.
Điều quan trọng là bạn cần biết giải quyết những xung đột một cách đúng đắn.

Một trong những cách giải quyết đó là đừng bao giờ xúc phạm hay gọi đối phương bằng những từ ngữ thiếu tôn trọng. Nói cách khác, bạn có thể ghét tội lỗi, nhưng hãy yêu kẻ tội đồ. Nghiên cứu của Gottman phát hiện ra rằng sự khinh miệt và hạ thấp giá trị của đối phương là dấu hiệu rõ ràng nhất về một vụ ly hôn.

Bạn cũng đừng lôi những cuộc cãi cọ trước đây ra nói lại. Điều này chẳng những không giúp được gì mà còn làm cho tình hình tệ hơn gấp đôi.

Bạn có thể đúng, nhưng nếu bạn đúng theo cách khiến đối phương cảm thấy không được yêu thương, thì không có ai thực sự chiến thắng ở đây cả.

Nếu cuộc cãi vã trở nên quá căng thẳng, hãy nghỉ giải lao. Hãy tạm quên nó đi và chỉ quay trở lại sau khi cảm xúc của bạn đã nguội đi một chút.

Hãy nhớ rằng, đúng sai không quan trọng khi cả hai bên đều cảm thấy mình được tôn trọng và lắng nghe. Bạn có thể đúng, nhưng nếu bạn đúng theo cách khiến đối phương cảm thấy không được yêu thương, thì không có ai thực sự chiến thắng ở đây cả.

Điều thú vị nhất từ nghiên cứu của Gottman là, trên thực tế, hầu hết các cặp vợ chồng thành công cũng không thực sự giải quyết được hết tất cả các vấn đề của họ. Những phát hiện của ông hoàn toàn ngược lại với những gì chúng ta mong đợi: những cặp đôi có mối quan hệ dài lâu và hạnh phúc vẫn có những vấn đề chẳng bao giờ hoàn toàn biến mất, trong khi những cặp đôi cảm thấy rằng họ cần đồng ý và thỏa hiệp về mọi thứ lại trở nên đau khổ và tan vỡ.

Chìa khóa ở đây không phải là tìm cách thay đổi đối phương – bản thân mong muốn ấy đã là một sự thiếu tôn trọng với cả đối phương và chính bạn – mà chỉ đơn giản là chấp nhận sự khác biệt, yêu thương họ bất chấp sự khác biệt đó, và khi trục trặc xảy ra, hãy tha thứ cho họ.

Chấp nhận sự khác biệt, yêu thương họ bất chấp sự khác biệt đó, và khi trục trặc xảy ra, hãy tha thứ cho họ.
Chấp nhận sự khác biệt, yêu thương họ bất chấp sự khác biệt đó, và khi trục trặc xảy ra, hãy tha thứ cho họ.

Nhưng làm thế nào để bạn có thể làm tốt việc tha thứ?

Khi một cuộc tranh cãi kết thúc, nghĩa là nó đã kết thúc. Không quan trọng ai đúng ai sai, cũng không cần biết bên nào có ý tốt. Xong là xong. Và cả hai đã đồng ý kết thúc ở đó và không lôi ra nhắc lại nữa. Không ai cố gắng để “thắng” ở đây cả.

Khi đối phương làm sai, hãy tách ý định ra khỏi hành vi. Bạn sẽ nhận ra những điểm bạn yêu và ngưỡng mộ ở đối phương và hiểu ra rằng đối phương chỉ đang cố gắng làm tốt hết mức có thể, nhưng rồi tình cờ làm rối tung mọi thứ lên. Bản chất của họ là tốt, và đó là lý do bạn ở bên họ.

Và cuối cùng, hãy chọn những cuộc cãi vã một cách thông minh. Hãy chắc chắn rằng bạn và đối phương sẽ bỏ công sức để tranh cãi về những điều thực sự quan trọng.

Một lời khuyên đơn giản nhưng hiệu quả: Đừng bao giờ ngừng làm những việc nhỏ nhặt. Tích tiểu thành đại.

Những việc đó chỉ đơn giản là nói “Anh yêu em” trước khi đi ngủ, nắm tay khi xem phim, làm những việc nhỏ ở chỗ này chỗ kia, hay giúp đỡ nhau làm việc nhà.

Điều này đặc biệt quan trọng khi các bạn có con. Thông điệp được nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần của những cặp đôi đã có con là: hãy đặt cuộc hôn nhân lên hàng đầu.

Hãy duy trì những “đêm hẹn hò” thường xuyên, lên kế hoạch giải lao vào cuối tuần và dành thời gian cho quan hệ tình dục, ngay cả khi bạn thấy mệt, hay khi bạn kiệt sức và em bé khóc ré lên, hay khi lũ trẻ có buổi tập bóng đá vào 5 rưỡi sáng hôm sau. Hãy dành thời gian để làm những việc đó, vì chúng rất đáng. Và nhân tiện…

Nếu bạn có một mối quan hệ tốt, thì tình dục đương nhiên sẽ tốt. Nhưng ngược lại, khi mối quan hệ trở nên tồi tệ – khi có những vấn đề không được giải quyết và những cảm xúc tiêu cực không được giải phóng – quan hệ tình dục thường sẽ là thứ đầu tiên bị ném bay ra cửa sổ.

Các cặp đôi cũng có suy nghĩ riêng của họ về bản chất của tình dục – một số người rất nghiêm túc với trải nghiệm tình dục, số khác lại tin vào tần suất quan hệ – nhưng nguyên tắc cốt lõi thì ở đâu cũng giống nhau: cả hai bên đều phải được đáp ứng về mặt tình dục thường xuyên hết mức có thể.

Tình dục không chỉ duy trì sự lành mạnh của mối quan hệ, mà còn có thể được dùng để hàn gắn mối quan hệ. Đó là khi mọi chuyện trở nên hơi khó khăn, hoặc khi hai người đang gặp vấn đề, hay quá căng thẳng, hay những vấn đề khác (con cái chẳng hạn). Có những cặp đôi còn lên cả lịch để quan hệ tình dục – họ nói rằng đó là một điều quan trọng, và rất đáng để làm.

Ai cũng có trong đầu một hình ảnh về mối quan hệ lý tưởng, ở đó cả hai người cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng cố gắng cân bằng thời gian dành cho nhau và thời gian dành cho bản thân, cùng quan tâm lẫn nhau và chia sẻ những lợi ích cùng nhau.

Nhưng đây mới là thực tế về các mối quan hệ: hỗn độn, căng thẳng, và sự không thấu hiểu nhau khiến cả hai bên luôn cảm thấy như đang nói chuyện với một bức tường.

Sự thật là, mọi mối quan hệ đều không hoàn hảo. Đơn giản là vì tham gia vào mọi mối quan hệ là những con người không hoàn hảo và lộn xộn – những người mong muốn những điều khác nhau ở những thời điểm khác nhau và bằng những cách khác nhau.

Đây chỉ đơn giản là một định lý kinh tế: sự phân công lao động khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn. 
Đây chỉ đơn giản là một định lý kinh tế: sự phân công lao động khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn. 

Lời khuyên chung ở đây chính là: Hãy thực tế. Nếu người vợ là một luật sư và đi làm 50 tiếng một tuần, còn người chồng là một nghệ sỹ và có thể làm việc ở nhà mỗi ngày, thì việc người chồng đảm nhận hầu hết các nhiệm vụ làm cha mẹ là hợp lý. Nếu người vợ có yêu cầu cao về sự sạch sẽ, còn người chồng thì chẳng để ý là đã 6 tháng trôi qua từ khi phải sửa bóng đèn trên trần nhà, thì có nghĩa là người vợ sẽ chủ yếu phụ trách việc lau dọn nhà cửa.

Đây chỉ đơn giản là một định lý kinh tế: sự phân công lao động khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn. Hãy tìm ra công việc mà mỗi bên làm tốt, hoặc việc gì bạn thích/ghét làm, sau đó sắp xếp cho phù hợp.

Trên hết, hãy đặt ra những quy tắc cho mối quan hệ. Nghe thì hơi nhảm, nhưng đến cuối cùng, điều này rất thực tế. Các bạn sẽ chia sẻ tài chính với nhau ở mức độ nào? Mỗi người có thể chi tiêu bao nhiêu mà không cần hỏi ý người còn lại? Cần cùng nhau quyết định mua thứ gì, hay các bạn có tin tưởng để người còn lại ra quyết định hay không?

Hãy bàn bạc với nhau về những chuyện này. Rõ ràng chúng chẳng thú vị gì cả, nhưng các bạn đang cùng nhau chia sẻ cuộc sống, vì thế các bạn cần lên kế hoạch và cân nhắc các nhu cầu cũng như nguồn lực của nhau.

Giống như đại dương, có những làn sóng cảm xúc liên tục xô đẩy trong một mối quan hệ, hết lên rồi xuống – một số con sóng kéo dài vài tiếng, số khác lại kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Chìa khóa ở đây là hiểu rằng chỉ có vài ngọn sóng trong đó có liên quan đến chất lượng của mối quan hệ – mất việc làm, người thân qua đời, chuyển chỗ ở, chuyển đổi nghề nghiệp, làm ra nhiều tiền, mất rất nhiều tiền.

Công việc của bạn với tư cách là đối tác tận tâm chỉ đơn giản là cưỡi trên những ngọn sóng đó với người bạn yêu, bất kể là họ đi đâu. Bởi vì đến cuối cùng, sẽ chẳng còn sóng gió nào nữa. Và hai bạn sẽ vẫn ở bên nhau./.

Bởi vì đến cuối cùng, sẽ chẳng còn sóng gió nào nữa. Và hai bạn sẽ vẫn ở bên nhau