Hà Nội chủ động, quyết liệt

vnapotalco-1583661642-59.jpg

Tính đến sáng 8/3/2020, Việt Nam đã ghi nhận 21 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 16 trường hợp đã được chữa khỏi.

Hiện việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ, các bộ, ngành và thành phố Hà Nội triển khai quyết liệt, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Những ca nhiễm mới đang được chữa trị

Trường hợp mắc đầu tiên tại Hà Nội (thứ 17 của Việt Nam) là bệnh nhân N.H.N (f1), 26 tuổi, đi thăm chị gái tại Anh, cùng chị gái qua Italy, Pháp du lịch và trở về Hà Nội vào lúc 4 giờ 30 ngày 2/3/2020 trên chuyến bay VN0054.

Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốt nhẹ ngày 2/3. Ngày 5/3 bệnh nhân xuất hiện sốt liên tục (38 độ C) kèm theo ho nhiều, có đờm, mệt mỏi. Bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc cơ sở 55 Yên Ninh, Ba Đình, được chẩn đoán viêm phổi, được chuyển đến bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để theo đõi điều trị.

Việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ, các bộ, ngành và thành phố Hà Nội triển khai quyết liệt

21 giờ 30 ngày 6/3/2020, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 đối với N.H.N.

Ca bênh thứ 18 là bệnh nhân N.V.T, 27 tuổi, quê Thái Bình, đến Daegu – tâm dịch tại Hàn Quốc vào ngày 17/2/2020, trở về Việt Nam trên chuyến bay VJ981 từ Busan đến Vân Đồn vào ngày 4/3/2020. Sau khi nhập cảnh Việt Nam, bệnh nhân đã được cách ly tập trung tại Ninh Bình, được lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.

Trường hợp mắc thứ 19, 20 và 21 đều là của Hà Nội, đều tiếp xúc gần với N.H.N (f1).

Đó là bà L.T.H, sinh năm 1956, là bác ruột và anh D.Đ.P, sinh năm 1993, là lái xe riêng của gia đình bệnh nhân N.H.N . Hai trường hợp này có tiếp xúc gần với bệnh nhân và đã được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hà Nội cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau khi phát hiện ra ca bệnh của bệnh nhân N.H.N (f1).

Trường hợp mắc thứ 21 là bệnh nhân N. Q.T, nam, 61 tuổi, ở Trúc Bạch- Ba Đình-Hà Nội là người ngồi gần hàng ghế với bệnh nhân N.H.N (f1).

  • vnapotalph-1583662578-72.jpg
  • vnapotalph-1583662731-14.jpg
  • vnapotalph-1583662819-15.jpg
  • vnapotalph-1583662878-43.jpg
  • vnapotalco-1583662978-22.jpg
  • vnapotalco-1583663064-34.jpg
  • vnapotalco-1583663146-17.jpg
  • vnapotalco-1583663207-45.jpg
  • vnapotalha-1583663347-56.jpg
  • vnapotalco-1583663470-65.jpg
  • vnapotalco-1583663583-42.jpg
  • vnapotalco-1583663817-73.jpg

Hà Nội nâng bậc cách ly sau ca nhiễm COVID-19 đầu tiên và mở rộng giám sát y tế

Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sau ca dương tính COVID-19 đầu tiên, Hà Nội quyết định nâng bậc cách ly, mở rộng giám sát y tế và đề xuất siết chặt khai báo y tế bắt buộc. Với trường hợp số 21 các thông tin cụ thể như sau:

– Tổng số người tiếp xúc gần với bệnh nhân (f1) là 26 người, trong đó tại nơi ở có 02 người (vợ, lái xe) đã được cách ly; tại nơi làm việc hiện đã xác định được 24 người, đang tiếp tục xác minh.

– Tổng số người tiếp xúc gần với người tiếp xúc gần của bệnh nhân (f2) là 23 người.

– Tổng số người tiếp xúc gần với các đối tượng f2 (f3) đã xác định được là 29 người.

Hà Nội quyết định nâng bậc cách ly, mở rộng giám sát y tế và đề xuất siết chặt khai báo y tế bắt buộc.

Các biện pháp đã tiến hành là: Phun khử khuẩn bằng Cloramin B tại nhà bệnh nhân khu vực nhà bệnh nhân; Thực hiện cách ly y tế đối với: 50 người trong đó tại nơi ở (9 người); tại bệnh viện (41 người); Tiến hành lấy 15 mẫu bệnh phẩm (vợ và 14 người tiếp xúc gần với lái xe) để xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh, hiện tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đang tiến hành xét nghiệm.

Các biện pháp tiếp theo là: Tổ chức giám sát chặt chẽ những người có liên quan theo đúng quy định; Tiếp tục rà soát những người có liên quan, tiếp xúc với bệnh nhân và những người tiếp xúc gần với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân để cách ly theo dõi sức khỏe.

Bên cạnh việc nâng bậc cách ly, Hà Nội cũng tiến hành mở rộng giám sát y tế. Cụ thể, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tích cực phối hợp với Vietnam Airlines và các đơn vị có liên quan thu thập thông tin 217 hành khách và phi hành đoàn đi cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân N.H.N (f1).

Hà Nội cũng đã yêu cầu Vietnam Airlines cho cách ly đoàn bay, rà soát thông tin hành khách để có biện pháp xử lý.

Đến nay, cơ bản thành phố đã rà soát, nắm được danh tính những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm bệnh; triển khai lực lượng đến khu vực các phố Trấn Vũ, Trúc Bạch và các phố xung quanh quận Ba Đình, Hà Nội để phun thuốc tiêu độc, khử trùng; quyết định cách ly hoàn toàn đoạn phố Trúc Bạch từ nhà số 125 đến nhà 139, đồng thời đề nghị quận Ba Đình kiểm soát đi lại chặt chẽ với khu dân cư này.

Đến nay, cơ bản thành phố đã rà soát, nắm được danh tính những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 của thành phố Hà Nội sáng 7/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị tạm dừng, hoãn tất cả các hoạt động không cần thiết, các đoàn công tác nước ngoài, lễ hội, hội họp không cần thiết để tập trung phòng chống dịch bệnh COVID-19; tránh tập trung đông người.

Bí thư Thành ủy Hà Nội mong muốn người dân tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch của Thành phố, không hoang mang, dao động, tiếp tục cuộc sống bình thường và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Vương Đình Huệ cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố cho học sinh các cấp nghỉ học đến hết ngày 15/3; với học sinh, sinh viên các trường nghề đã đi học rồi cũng cho nghỉ.

Cũng tại cuộc họp này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết  “Thành phố quyết định nâng 1 mức cảnh báo so với hướng dẫn của Bộ Y tế và thực hiện theo các biện pháp theo mức cao hơn.”

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị người dân tập trung theo dõi thông báo chính thức của thành phố và báo chí chính thống về dịch bệnh; tiếp tục cập nhật hiểu biết về dịch bệnh, nắm chắc dấu hiệu bệnh tật, làm tốt công tác giám sát cho chính mình, cho gia đình, không chủ quan nhưng không hoang mang, đồng thời yên tâm và bình tĩnh để công tác phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Sáng 7/3/2020, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hà Nội họp để thống nhất lại một số nội dung dự kiến thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Sáng 7/3/2020, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hà Nội họp để thống nhất lại một số nội dung dự kiến thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Hà Nội đủ nguồn lực cung cấp thực phẩm

Trước tình hình người dân đến các siêu thị mua thực phẩm rất đông, việc này khiến nguy cơ lây nhiễm ngay tại siêu thị rất lớn, phát biểu mở đầu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành  phố Hà Nội – phiên thứ 15 (phiên họp đột xuất lần 2), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ gửi đến người dân Thủ đô thông điệp: “Sự lo lắng cần thể hiện bằng hành động thực tế, bằng cách tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, có trách nhiệm thông báo tình hình sức khỏe cho chính quyền các cấp, không nên hoang mang, lo lắng quá mức.”

”Thành phố đủ nguồn lực để bảo đảm thực phẩm cho người dân, chúng ta không cần đi mua tích trữ. Việc đông người xếp hàng mua sắm tại các siêu thị nếu không thực đúng các biện pháp bảo đảm an toàn sẽ dễ lây nhiễm dịch bệnh.”

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, ngay từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, Bộ đã xây dựng một kịch bản tổng thể và có chương trình hành động để xác định những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

”Thành phố đủ nguồn lực để bảo đảm thực phẩm cho người dân, chúng ta không cần đi mua tích trữ.” ( Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ)

Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đầu mối là Sở Công thương, lực lượng quản lý thị trường cùng các doanh nghiệp phân phối trên toàn bộ hệ thống phân phối tại Việt Nam để tìm được nguồn hàng cung cấp cho nhu cầu của người dân cũng như người tiêu dùng. Theo báo cáo của các doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam, nguồn hàng dành cho nhu cầu của người dân cũng như người tiêu dùng Việt Nam không thiếu.

Đặc biệt, Bộ Công Thương khẳng định đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người dân.Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, Bộ Công Thương đã quyết liệt và kịp thời đẩy mạnh các hoạt động, đề xuất những biện pháp, giải pháp đối với các cơ quan có thẩm quyền và trực tiếp là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Khác hẳn với sáng 7/3, sáng 8/3/2020, tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, các chợ truyền thống đã không còn tình trạng hỗn loạn đổ xô đi mua hàng tích trữ nữa và giá cả tại các chợ dân sinh đã trở lại bình thường. (Ảnh: Phương Anh/TTXVN)
Khác hẳn với sáng 7/3, sáng 8/3/2020, tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, các chợ truyền thống đã không còn tình trạng hỗn loạn đổ xô đi mua hàng tích trữ nữa và giá cả tại các chợ dân sinh đã trở lại bình thường. (Ảnh: Phương Anh/TTXVN)

Trong ngày hôm qua 7/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành  phố  Hà Nội và các doanh nghiệp cung ứng lương thực, thực phẩm bảo đảm đủ hàng hóa cho các hệ thống siêu thị và cửa hàng tại Hà Nội, không để thiếu hàng hóa.

Thủ tướng yêu cầu lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, tích trữ, nâng giá trái pháp luật.

Thực tế cho thấy hàng hóa, đặc biệt là lương thực phẩm tại các siêu thị, cửa hàng rất dồi dào, có nhiều siêu thị, cửa hàng bán đến 23 giờ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân./.