Khẳng định thương hiệu điểm đến 

bia-1572927840-61.jpg

Lời tòa soạn

Cà Mau là tỉnh ven biển nằm ở cực Nam Tổ quốc, với vị trí địa lý đặc biệt, có tới ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau cũng chính là vị trí duy nhất trên đất liền nước ta mà từ đây du khách có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông và lặn ở mặt biển Tây.

Với mỗi người dân đất Việt, Cà Mau là vùng đất thiêng liêng mà ai cũng mong muốn một lần được đặt chân đến.  

Không những thế, với mỗi người dân đất Việt, Cà Mau là vùng đất thiêng liêng mà ai cũng mong muốn một lần được đặt chân đến.

Vì vậy, thương hiệu du lịch của địa phương này được xây dựng theo hướng gắn liền với vị trí địa lý là điểm cực Nam của đất nước, cùng với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa của người dân vùng sông nước Tây Nam Bộ.

Vượt qua nhiều khó khăn, du lịch Cà Mau đang có những bước chuyển có tính đột phá, mang lại cho du khách những trải nghiệm ấn tượng khi đến với vùng đất này.

Đây là nội dung được nhóm phóng viên phản ánh qua loạt 4 bài viết với chủ đề: Tạo bước đột phá cho du lịch vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Tạo dựng khác biệt

Là một trong 4 tỉnh, thành phố trọng điểm về kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Cà Mau đã và đang là điểm đến có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước.

Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có rừng, có biển, có hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập ngọt… ; có nguồn lợi thủy sản phong phú, là những điều kiện rất thuận lợi để tỉnh phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa với những nét đặc trưng của người dân vùng sông nước.

Các điểm du lịch nổi tiếng có thể nhắc tới ở Cà Mau là Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Công viên Văn hóa-Du lịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch Khai Long, Khu du lịch Hòn Đá Bạc, Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm, Đầm Thị Tường, các vườn chim tự nhiên, điểm du lịch cộng đồng tại Khu vực Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, khu vực các huyện U Minh, Trần Văn Thời…

Xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời có Di tích lịch sử quốc gia Hòn Đá Bạc là cụm đảo gồm ba hòn nhỏ nằm liền nhau, được xem như nét chấm phá kỳ diệu của thiên nhiên với những câu chuyện huyền bí về bàn tay Tiên, bàn chân Tiên, giếng Tiên, sân Tiên…

Tổ chim vạc tại vườn chim nhân tạo độc nhất vô nhị duy nhất của cả nước có vị trí nằm trong lòng thành phố với diện tích khoảng 31.550 m2. 
Tổ chim vạc tại vườn chim nhân tạo độc nhất vô nhị duy nhất của cả nước có vị trí nằm trong lòng thành phố với diện tích khoảng 31.550 m2. 

Đặc biệt, đây chính là nơi từng diễn ra chiến dịch của các lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc xâm nhập của tổ chức phản cách mạng do Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy cầm đầu trước đây.

Ngày 22/6/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định công nhận Hòn Đá Bạc – Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12 (09/9/1981- 09/9/1984) là Di tích lịch sử Quốc gia…

Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có rừng, có biển, có hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập ngọt…

Ở Cà Mau cũng có Lễ hội Nghinh Ông sông Đốc diễn ra từ ngày 14-16 tháng 2 âm lịch hằng năm tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Đây là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời của ngư dân Cà Mau, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gửi gắm mong muốn về  những chuyến ra khơi bình an, thuận lợi, đánh bắt được nhiều tôm, cá…

Đây cũng là một trong những ngư trường đánh bắt thủy sản lớn nhất Việt Nam, có tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.

Trên địa bàn tỉnh có trên 100.000 ha rừng tràm, rừng đước ngập nước đặc trưng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Nhằm không ngừng đổi mới, đa dạng sản phẩm du lịch, tỉnh Cà Mau cũng đã đầu tư và đưa vào khai thác tuyến tham quan du lịch xuyên rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau gồm 4 tuyến với những nét đặc trưng, đi qua các điểm như Kênh Rạch Mũi, tham quan điểm nuôi hàu lồng – kênh Rạch Vàm, điểm dừng chân bãi bồi phía Tây…

Lễ hội Nghinh Ông sông Đốc diễn ra từ ngày 14-16 tháng 2 âm lịch hằng năm tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. 
Lễ hội Nghinh Ông sông Đốc diễn ra từ ngày 14-16 tháng 2 âm lịch hằng năm tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. 

Với chuỗi sản phẩm du lịch gắn với điểm cực Nam và điểm du lịch cộng đồng Đất Mũi, tuyến du lịch xuyên rừng được xem là sản phẩm du lịch mới và cho đến thời điểm hiện tại chỉ có ở Cà Mau.

Tỉnh còn quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu một số sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của địa phương, góp phần phát triển du lịch.

Đến thời điểm này đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể như sản phẩm tôm khô Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), cá khô bổi (huyện U Minh), khô khoai Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân), cua Năm Căn, bồn bồn Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước), bánh phồng tôm Hàng Vịnh (Năm Căn), mắm lóc Thới Bình…, góp phần mang đến cho du khách những cảm nhận ấn tượng về đặc sản ẩm thực của vùng đất Cà Mau.

Đáng chú ý, cùng với An Giang, Cà Mau là một trong hai tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau nằm trong hệ thống quy hoạch 46 khu du lịch quốc gia của cả nước.

Tuy nhiên, làm thế nào để đa dạng sản phẩm, tạo được sự mới mẻ, phong phú để du khách đến thăm không chỉ một lần, nhưng lại không trùng lặp với các địa phương khác trong cùng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cụm liên kết phát triển du lịch phía Tây (gồm thành phố Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang) nói riêng là điều đã và đang được những người làm du lịch ở vùng cực Nam đất nước trăn trở để từng bước thực hiện hiệu quả.

Đánh giá về công tác phát triển sản phẩm du lịch của các địa phương trong cụm liên kết, bà Cao Xuân Thu Vân – Cụm trưởng Cụm liên kết phát triển du lịch phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long, Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho rằng trong quá trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch, các địa phương thuộc khu vực phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long gồm thành phố Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang đã phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc của từng địa phương để tạo sự khác biệt.

Mũi Cà Mau. 
Mũi Cà Mau. 

Đối với An Giang, sản phẩm đặc sắc là du lịch tâm linh, thành phố Cần Thơ là sản phẩm du lịch sông nước, Bạc Liêu là sản phẩm du lịch từ chính những công trình phát triển kinh tế như công trình điện gió, khu nuôi tôm theo công nghệ cao…

Còn đối với Cà Mau, sản phẩm du lịch nổi bật là những điểm đến thiêng liêng gắn với vị trí địa lý của vùng đất cực Nam, là du lịch sinh thái cộng đồng, những tour, tuyến du lịch xuyên rừng rất thú vị.

Chia sẻ về định hướng phát triển du lịch của địa phương, ông Trần Hồng Quân – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau khẳng định, thương hiệu của du lịch Cà Mau được xây dựng gắn liền với vị trí địa lý là điểm cực Nam của Tổ quốc cùng với các hoạt động mang đậm nét văn hóa địa phương.

Thương hiệu của du lịch Cà Mau được xây dựng gắn liền với vị trí địa lý là điểm cực Nam của Tổ quốc cùng với các hoạt động mang đậm nét văn hóa địa phương.

Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy Cà Mau về phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc…

Theo đó, tỉnh Cà Mau tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh phù hợp với phát triển du lịch Việt Nam và Chiến lược phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, theo hướng tập trung phát triển các khu vực có nhiều tiềm năng và động lực để phát triển du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch đảm bảo đồng bộ, chính xác nhằm xác định cơ cấu ngành dịch vụ du lịch trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh.

Cùng với việc tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tỉnh chú trọng phát triển các loại hình du lịch biển-đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, mua sắm, nghỉ dưỡng…

Các doanh nghiệp chú trọng đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với định hướng, quy hoạch du lịch Cà Mau. Theo số liệu của Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh Cà Mau trong gần 10 tháng của năm 2019, lượng khách du lịch đến Cà Mau đạt trên 1,3 triệu lượt tăng trên 15% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó lượng du khách quốc tế tăng trên 4% và khách nội địa tăng trên 15% so cùng kỳ năm 2018.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 59 cơ sở lưu trú là khách sạn với trên 2.200 phòng. Các cơ sở lưu trú đã được xếp hạng vẫn giữ được chất lượng, quan tâm nâng cao trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động để nâng cao tính chuyên nghiệp, đầu tư mở thêm nhiều dịch vụ mới./.

Mật ong rừng tràm U Minh Hạ là đặc sản nổi danh, quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng. 
Mật ong rừng tràm U Minh Hạ là đặc sản nổi danh, quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng. 

Du lịch xanh

Khi người dân cùng tham gia làm du lịch

Giờ đây, du khách đến với Mũi Cà Mau không chỉ tìm về với vùng đất thiêng liêng mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử như điểm cuối đường Hồ Chí Minh, Cột mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001, Biểu tượng Mũi tàu Cà Mau… mà còn bởi các sản phẩm du lịch, nhất là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đang ngày càng phát triển mạnh.

Với lợi thế về các sản phẩm du lịch dựa trên nguồn tài nguyên dồi dào, phát triển du lịch xanh gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng, sự đa dạng sinh học, khuyến khích người dân tham gia làm du lịch một cách có trách nhiệm chính là “chìa khóa” được tỉnh Cà Mau xác định thực hiện góp phần tạo sự phát triển đúng hướng, bền vững cho ngành “công nghiệp không khói” ở địa phương.

Theo số liệu từ Phòng Quản lý Du lịch (Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh Cà Mau), hiện nay toàn tỉnh có 14 điểm du lịch sinh thái cộng đồng đã và đang được khai thác, phát huy hiệu quả lợi thế tiềm năng, gắn với văn hóa bản địa, nâng cao thu nhập, bảo đảm sinh kế cho người dân trên địa bàn.

Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phát triển mạnh đã góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân, tạo điều kiện để họ tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Các điểm du lịch cộng đồng hầu hết tập trung tại các huyện Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Thới Bình và thành phố Cà Mau. Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phát triển mạnh đã góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân, tạo điều kiện để họ tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Chẳng hạn, tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, các tuyến du lịch xuyên rừng đều được khai thác theo hướng phát triển du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái rừng với sự chung tay của các cơ quan chức năng và người dân.

Một trong những điểm du lịch xanh, du lịch sinh thái nổi bật ở Cà Mau là điểm du lịch cộng đồng Đất Mũi của gia đình ông Nguyễn Văn Nhuần (thường gọi là Tư Nhuần), ở ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng này được hình thành từ năm 2014, bắt đầu từ sự tài trợ của Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (Tổ chức SIDA, Thụy Điển).

Điểm du lịch cộng đồng này gồm 9,1ha rừng ngập mặn, trồng đước, mắm và nuôi thủy sản. Trên diện tích này, ông Nhuần đã tạo dựng không gian thư giãn hợp lý để đón khách với những nhà sàn trên mặt nước, sàn gỗ, lợp lá. Đến đây, du khách vừa được nghỉ ngơi, thư giãn trong không khí trong lành, tham quan rừng đước, vừa được thưởng thức những món hải sản tươi sống đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Mật ong rừng tràm U Minh Hạ là đặc sản nổi danh, quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng. 
Mật ong rừng tràm U Minh Hạ là đặc sản nổi danh, quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng. 

Ngoài ra, du khách còn có thể bơi xuồng trong vuông tôm, được trải nghiệm hoạt động câu cá, đi soi bắt ba khía, câu cá, mò vọp, bắt ốc len, sò huyết… Đặc biệt, với tuyến xuyên rừng, khách đến đây còn được đi tham quan bãi bồi, rừng nguyên sinh, quan sát các loài động vật sinh sống dưới tán rừng.

Tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, các tuyến du lịch xuyên rừng đều được khai thác theo hướng phát triển du lịch thân thiện với môi trường,

Ông Nguyễn Văn Nhuần chia sẻ, làm du lịch cộng đồng, ông luôn có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng. Trên diện tích được giao gồm 9,1 ha, ông thực hiện nghiêm quy định đảm bảo 60% diện tích trồng rừng, 40% diện tích còn lại được phép nuôi trồng thủy sản, tạo các hoạt động trải nghiệm cho du khách. Ông và các thành viên trong gia đình luôn hiểu giữ rừng cũng chính là để đảm bảo cuộc sống ổn định cho mình và mọi người. Vì vậy, các hoạt động khai thác du lịch không được tác động, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường rừng. Gia đình ông phải thường xuyên nhắc nhở du khách bảo vệ môi trường, không chặt phá cây rừng, không xả rác bừa bãi…

Ngay tại điểm du lịch cộng đồng Đất Mũi, chúng tôi đã gặp một nhóm du khách trẻ đến từ Thủ đô Hà Nội đang có chuyến tham quan về Đất Mũi Cà Mau. Chị Nguyễn Thu Nga, một du khách hào hứng cho biết là phóng viên trẻ đang công tác tại một cơ quan báo chí ở Hà Nội, chị đã có cơ hội đến nhiều vùng, miền của đất nước. Nhưng khi đến Cà Mau, về xã Đất Mũi, đi theo tuyến tham quan xuyên rừng, tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm theo hướng thân thiện với môi trường, chị có cảm nhận rất riêng, đó là sự gần gũi, gắn bó giữa con người với thiên nhiên, khi được đi xuồng dưới tán rừng đước, lội xuống bãi bồi.

Một khu rừng trồng tại Cà Mau. 
Một khu rừng trồng tại Cà Mau. 

Theo ông Trần Hồng Quân – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng là loại hình du lịch chủ đạo, tạo đột phá cho du lịch của tỉnh Cà Mau. Do vậy, trên cơ sở Quyết định số 744 ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 và theo Chương trình phát triển tổng thể du lịch Cà Mau giai đoạn 2005-2010, định hướng đến năm 2020, Cà Mau đang tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu Du lịch sinh thái rừng ngập mặn Mũi Cà Mau và Khu Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ; phát triển du lịch các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, bãi bồi Khai Long…

Tỉnh Cà Mau chú trọng phát triển mạnh loại hình du lịch trải nghiệm tại các điểm du lịch cộng đồng đi đôi với đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá hiện có, gắn với bản sắc văn hóa địa phương.

Riêng với tuyến du lịch xuyên rừng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Ban Quản lý Khu du lịch Đất Mũi cho biết các tuyến đi tham quan rừng ngập mặn, bãi bồi, đang được tích cực thực hiện, vừa tạo thêm trải nghiệm cho du khách, vừa góp phần nâng cao ý thức của du khách, cũng như chính mỗi người dân Cà Mau về giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá của đất nước.

Rừng ngập mặn Cà Mau. 
Rừng ngập mặn Cà Mau. 

Đó là các tuyến tham quan khám phá giếng trời – rừng nguyên sinh; tuyến tham quan bãi bồi ven biển Đông – rừng ngập mặn – bãi bồi ven biển Tây; tham quan rừng tự nhiên – cồn Ông Trang…

Đề cập thêm về phát triển du lịch theo hướng xanh, bảo vệ môi trường tự nhiên, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau khẳng định đối với tỉnh Cà Mau, tài nguyên du lịch là di sản vô giá cần được bảo tồn, phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, bao giờ cũng gắn liền với văn hóa, với cộng đồng để người dân hiểu giữ rừng chính là giữ cuộc sống của chính mình. Nếu để mất rừng, hậu quả sẽ khôn lường.

Trong quá trình phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp làm du lịch ở Cà Mau luôn quan tâm gắn liền với việc tổ chức, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Khi đưa vào khai thác các tuyến du lịch xuyên rừng, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ các hộ ở địa phương không có điều kiện khai thác thủy sản xa bờ trong bối cảnh hạn chế đánh bắt ven bờ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản chuyển sang tham gia đảm nhận các dịch vụ du lịch phù hợp.

Thiết kế: Thanh Trà/Vietnam+
Thiết kế: Thanh Trà/Vietnam+

‘Nuôi lớn’

ngành du lịch

Mặc dù có tiềm năng du lịch dồi dào, đã xây dựng được nhiều sản phẩm đặc trưng, có điểm đến thu hút du khách, song thực tế du lịch Cà Mau vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trong bối cảnh là một địa phương nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, nhiều loại hình dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách, nguồn nhân lực ngành du lịch chưa qua đào tạo còn nhiều…

Những thách thức, tồn tại này đã được các cấp, các ngành chức năng ở tỉnh Cà Mau nhận diện và đề ra những giải pháp tháo gỡ phù hợp.

Quy hoạch tổng thể Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nghị quyết của Tỉnh ủy Cà Mau về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được ban hành.

Đây chính là điều kiện thuận lợi để du lịch Cà Mau tạo sự bứt phá bởi không có quy hoạch tổng thể thì sẽ không có sự phát triển du lịch một cách khoa học, hài hòa, thân thiện và bền vững.

Quy hoạch tổng thể Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nghị quyết của Tỉnh ủy Cà Mau về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được ban hành.

Tỉnh cũng quan tâm đầu tư hạ tầng, tranh thủ nguồn vốn trung ương, các nguồn vốn của địa phương lồng ghép với các chương trình, dự án có liên quan để tạo cơ sở hạ tầng tốt hơn phục vụ việc đi lại của du khách.

Theo đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, mới đây tại Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2019, cùng với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau đã giới thiệu, mời gọi đầu tư vào một số dự án lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Một góc Vườn Quốc gia U Minh Hạ. 
Một góc Vườn Quốc gia U Minh Hạ. 

Trong đó nổi bật có các dự án như Dự án Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ (huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời); dự án Khu công viên Văn hóa, du lịch Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển); dự án đầu tư xây dựng điểm du lịch Khu Di tích bác Ba Phi ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời; dự án Khu thể thao dưới nước tại phường 9, thành phố Cà Mau.

Trong các ngành trọng điểm khuyến khích đầu tư của tỉnh có lĩnh vực du lịch (du lịch sinh thái, bảo tồn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh Hạ); lĩnh vực thương mại và dịch vụ… với những ưu đãi về tiền thuê đất, giá dịch vụ cho thuê đất, ưu đãi về thuế thu nhập dịch vụ, thuế xuất nhập khẩu.

Tỉnh Cà Mau cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu và xúc tiến đầu tư vào địa phương. Bên cạnh đó, Cà Mau tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, quy trình giải quyết các thủ tục đầu tư được thực hiện công khai, minh bạch và kịp thời.

Cà Mau lại là vùng đất ngập nước, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, một số trục đường kết nối đến các điểm du lịch còn trở ngại. Cũng do địa bàn còn nhiều khó khăn, cách trở, nên dù đã nhiều lần mời gọi đầu tư song Cà Mau vẫn chưa thu hút nhà đầu tư mang tầm chiến lược để có thể tạo ra những khu du lịch mang tính động lực có sức lan tỏa cho toàn vùng.

Với những khó khăn này, tỉnh đã tập trung tháo gỡ bằng nhiều cơ chế, chính sách khác nhau và những nỗ lực tự thân nhằm mục tiêu phát triển các sản phẩm du lịch một cách bền vững.

Cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kim Tiền, Cà Mau phơi bánh phồng tôm sau khi cắt nhỏ. 
Cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kim Tiền, Cà Mau phơi bánh phồng tôm sau khi cắt nhỏ. 

Cà Mau đang “chắt chiu” từng cơ hội để tạo ra bức tranh du lịch phong phú, sinh động, đáp ứng yêu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Nhấn mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nỗ lực để các sản phẩm du lịch của tỉnh ngày càng có sức hấp dẫn lâu bền với khách du lịch trong nước và quốc tế, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng cho rằng, Cà Mau đang “chắt chiu” từng cơ hội để tạo ra bức tranh du lịch phong phú, sinh động, đáp ứng yêu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Hiện nay, Cà Mau là một trong những tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải chống chịu những tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, thường xuyên chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông, lốc xoáy, bão và áp thấp nhiệt đới. Đặc biệt, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển cũng diễn ra rất phức tạp, khó lường, xảy ra ở mức độ nghiêm trọng và thường xuyên.

Nhiều đoạn bờ biển bị sạt lở đã làm thiệt hại đến kết cấu hạ tầng giao thông, đê, kè tại các khu, điểm du lịch đang là điểm đến có sức hút với nhiều du khách như: Khu du lịch Hòn Đá Bạc, Khu du lịch Khai Long, Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau.

Trước thực trạng này, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chủ trì và phối hợp tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, kè ngầm tạo bãi chống xói ở bờ biển tại Khu Công viên Văn hóa-Du lịch Mũi Cà Mau, Khu Du lịch Khai Long với tổng số vốn gần 200 tỷ đồng.

Cà Mau là một trong những tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải chống chịu những tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. 
Cà Mau là một trong những tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải chống chịu những tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. 

Nhiều đoạn bờ biển bị sạt lở đã làm thiệt hại đến kết cấu hạ tầng giao thông, đê, kè tại các khu, điểm du lịch đang là điểm đến có sức hút với nhiều du khách

Đồng thời, Cà Mau cũng thực hiện lồng ghép các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào các nội dung quy hoạch qua một số dự án đang được triển khai.

Tại các địa phương có Vườn Quốc gia, có nhiều điểm du lịch thu hút du khách như các huyện Ngọc Hiển, huyện U Minh, Trần Văn Thời, thành phố Cà Mau…, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bằng các hoạt động cụ thể như hướng dẫn, hỗ trợ thu gom, phân loại rác thải nguy hại; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thu gom, xử lý rác thải của các đơn vị kinh doanh du lịch.

Các đơn vị chức năng của tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm nguyên tắc bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác phục vụ du lịch.

Lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau thẳng thắn nhìn nhận thực tế, du lịch Cà Mau vẫn còn rất non trẻ, thiếu nhiều kinh nghiệm để phát triển du lịch theo chiều sâu.

Việc đánh thức mạnh mẽ tiềm năng du lịch của tỉnh mới được thực hiện trong những năm gần đây trên cơ sở sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, địa phương và đặc biệt là sự đồng thuận của người dân để chung tay biến tài nguyên thành lợi thế. ./.

Khởi đầu từ hành động nhỏ – lan tỏa đến tầm vóc lớn

Với sự nỗ lực, đoàn kết, Đảng bộ, chính quyền và người dân Cà Mau đang cùng góp sức xây dựng, khẳng định thương hiệu du lịch Đất Mũi Cà Mau với điểm đến cực Nam Tổ quốc và những nét văn hóa đặc trưng của người dân miền sông nước thân thiện, mến khách.

Về Cà Mau vào những ngày cuối tháng 10, có dịp trò chuyện với người dân Đất Mũi, chúng tôi càng hiểu rõ niềm tự hào, ý thức của mỗi người về chung tay phát triển du lịch, tạo dựng hình ảnh đẹp, ấn tượng khó quên cho du khách muôn phương khi đến thăm vùng đất thiêng nơi cực Nam Tổ quốc.

Anh Lê Minh Tỵ, chủ cơ sở kinh doanh mang tên Điểm dừng chân Du lịch Rạch Gốc – Tư Tỵ ở ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chia sẻ: “Không phải đợi đến giữa tháng 12 tới, khi Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Mũi được tổ chức mà trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch, tôi luôn nhắc nhở các thành viên trong gia đình và nhân viên tại cơ sở có thái độ văn minh, nhiệt tình với du khách ghé qua điểm dừng chân này.”

Cua Năm Căn - Cà Mau chính hiệu được gắn tem, dây chống hàng mạo. 
Cua Năm Căn – Cà Mau chính hiệu được gắn tem, dây chống hàng mạo. 

Du khách trên đường đến Khu Du lịch Đất Mũi ghé qua trạm dừng chân, dù không sử dụng dịch vụ hay mua sắm gì vẫn luôn được các nhân viên tại cơ sở hướng dẫn lộ trình, cách chọn phương tiện, nơi lưu trú phù hợp với mong muốn một cách tận tình, cụ thể.

Theo anh Lê Minh Tỵ, từ cuối năm 2018, tại cơ sở của anh, Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hiển đã tổ chức khai trương điểm bán sản phẩm đặc sản Cà Mau tại Trạm dừng chân du lịch Rạch Gốc-Tư Tỵ. Điểm bán sản phẩm được mở nhằm giới thiệu các sản phẩm đặc sản Cà Mau, cung ứng và tiêu thụ các loại đặc sản, góp phần quảng bá các sản phẩm đặc sản, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Cà Mau đến du khách.

Tại điểm dừng chân này, hàng chục sản phẩm đặc sản có uy tín và chất lượng đã được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và có thương hiệu như mật ong, rượu trái giác, cá khô bổi, tôm khô, dưa bồn bồn, bánh phồng tôm, bánh phồng chuối, khô cá khoai, đũa đước…

Đặc biệt, du khách nếu dừng chân nghỉ lại đây còn có cơ hội được trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch sinh thái thú vị như đi vỏ lãi (một loại thuyền máy hoặc xuồng, ghe nhỏ có gắn máy) len lỏi trong rừng đước xanh mát, thanh bình, tự tay câu cá thòi lòi, bắt ốc len hay đi soi, bắt ba khía vào ban đêm và cùng tham gia chế biến, thưởng thức những món ăn dân dã với người dân miền sông nước.

Còn tại xã Tân Ân Tây – một xã nông thôn mới tiêu biểu của huyện Ngọc Hiển, ông Võ Minh Hổ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho biết những con đường về các ấp và ra trụ sở xã đã được người dân chăm chút trồng, tỉa hàng rào cây xanh, trồng nhiều loại hoa với màu sắc rực rỡ hai bên nhằm tạo thêm vẻ đẹp cho nông thôn mới vùng Đất Mũi, để du khách có dịp về Cà Mau sẽ có ấn tượng đẹp hơn về vùng đất này…

Cua Năm căn - Cà Mau chính hiệu được gắn tem, dây chống hàng mạo. 
Cua Năm căn – Cà Mau chính hiệu được gắn tem, dây chống hàng mạo. 

Bên cạnh các giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài nhằm tạo đột phá cho du lịch Cà Mau nói chung, du lịch vùng Đất Mũi nói riêng, dự kiến từ ngày 10-15/12, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa-Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019 gắn với hàng loạt hoạt động ý nghĩa như khánh thành công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội, Đền thờ Lạc Long Quân, Tượng Mẹ và các công trình tại Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau… Các hoạt động trong Tuần Văn hóa-Du lịch được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn đặc sắc, tăng cường quảng bá và thu hút du khách đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Du khách nếu dừng chân nghỉ lại đây còn có cơ hội được trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch sinh thái thú vị như đi vỏ lãi (một loại thuyền máy hoặc xuồng, ghe nhỏ có gắn máy) len lỏi trong rừng đước

Tuần Văn hóa-Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh và mở rộng mời các địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Bình, các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương thuộc các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc.

Du khách tham quan trên ghe. 
Du khách tham quan trên ghe. 

Dự kiến các hoạt động chính trong dịp này sẽ diễn ra tại huyện Ngọc Hiển – nơi có Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau và thành phố Cà Mau. Các hoạt động chủ đạo, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách sẽ là: Lễ Khánh thành Cột cờ Hà Nội, Đền thờ Lạc Long Quân, Tượng Mẹ và các công trình tại Đất Mũi; Dâng hương kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau; Hội chợ Thương mại và Du lịch Cà Mau-2019…

Theo ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, một trong những hoạt động quan trọng được tổ chức trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch chính là Lễ khánh thành công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau. Công trình mang tính biểu tượng này chính là món quà ý nghĩa mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội gửi tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng đất cực Nam Tổ quốc, thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn sâu nặng của người dân nơi trái tim của cả nước đối với quê hương Đất Mũi Cà Mau.

Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi Cà Mau được thiết kế mô phỏng kiến trúc cột cờ Hà Nội cổ xưa, có thang dẫn lên kỳ đài phục vụ khách tham quan du lịch và có khu vực trưng bày một số hiện vật, tư liệu lịch sử…

Cùng với các công trình quan trọng khác tại Khu nằm trong Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau như Cột mốc Tọa độ Quốc gia GPS 0001, biểu tượng Mũi tàu Cà Mau, biểu tượng điểm cuối đường Hồ Chí Minh…, công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội thực sự là một tác phẩm ý nghĩa có kiến trúc phù hợp với với mỹ quan chung, hài hòa trong tổng thể tại khu du lịch quốc gia. Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi Cà Mau được thiết kế mô phỏng kiến trúc cột cờ Hà Nội cổ xưa, có thang dẫn lên kỳ đài phục vụ khách tham quan du lịch và có khu vực trưng bày một số hiện vật, tư liệu lịch sử…

Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ sẽ có hàng loạt hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật, giới thiệu nghệ thuật ẩm thực với sự tham tham gia của đại diện các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội Du lịch Thái Lan và Hiệp hội Du lịch tỉnh Trat (Thái Lan), tỉnh Koh Kong (Campuchia), tỉnh Khăm Muộn (Lào), tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc); giới thiệu điểm đến, trao đổi, mua bán các sản phẩm đặc trưng của các địa phương.

Liên hoan giao lưu nghệ thuật có sự tham gia của một số đoàn nghệ thuật trong nước như Quan họ Bắc Giang, Chèo Ninh Bình, Cồng chiêng Tây Nguyên, Xiếc Hà Nội cùng với Đoàn Cải lương Hương Tràm và Đoàn Nghệ thuật Khmer Cà Mau, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau. Hội thi Sân khấu cải lương không chuyên “Hương sắc Cửu Long” lần thứ I-2019 cũng diễn ra với quy mô cấp khu vực, gồm các đoàn đến từ các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Trần Hồng Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, Trưởng Ban chỉ đạo Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Mũi năm 2019 cho biết việc tổ chức Tuần Văn hóa-Du lịch là nhằm tạo điểm nhấn cho Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể; đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của Thủ đô Hà Nội đối với vùng Đất Mũi-Cà Mau trong việc hoàn thành công trình có giá trị nghệ thuật, kiến trúc là công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Cà Mau; thực hiện hoàn thành một số công trình tại Khu du lịch Đất Mũi.

Các hoạt động trong Tuần Văn hóa-Du lịch này còn góp phần tăng cường quảng bá, giới thiệu đến các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, Văn hóa-Du lịch của Cà Mau, của vùng Đất Mũi trong tiến trình đổi mới, hội nhập; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá và phát triển du lịch, khẳng định Cà Mau là điểm đến có ý nghĩa đặc biệt đối với du khách.

Các hoạt động trong Tuần Văn hóa-Du lịch. 
Các hoạt động trong Tuần Văn hóa-Du lịch.