Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số:

mattran4-1607047217-87.jpg

Nước ta có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với 14,19 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Các dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng, đan xen với dân tộc đa số ở 51 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở miền núi, biên giới vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, những địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại và mới trường sinh thái.

Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú đặc sắc, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Cộng đồng các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, đều là “Con Rồng cháu Tiên” chung sống hòa thuận; một lòng theo Đảng, kề vai, sát cánh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường, đi vào chiều sâu và tầm cao mới; đồng thuận xã hội được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc hơn.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 2 tổ chức ngày 4/12 tại Hà Nội đã thu hút sự tham gia của gần 2.000 đại biểu. Đại hội đã đánh giá quá trình 10 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ 1, kết quả cho thấy niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường, đi vào chiều sâu và tầm cao mới; đồng thuận xã hội được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc hơn.

Hành trình 10 năm cùng phát triển

Từ đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ 1 (năm 2010) đến nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc. Tổng hợp kết quả từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu của 363 huyện và tỉnh/thành phố, sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ 1, kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Ông Đỗ Văn Chiến-Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho biết các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã ưu tiên nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là các địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn đạt được kết quả rất quan trọng. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh bền vững hơn.

Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ nhất, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn điện trên các lĩnh vực.

Theo ông Đỗ Văn Chiến, mặc dù nguồn lực nhà nước còn khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước đã ưu tiên bố trí ngân sách Trung ương; các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững và nguồn ngân sách đầu tư công tập trung xây dựng hàng vạn công trình đường, điện, trường học trạm y tế, nhà văn hóa… ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; làm cho bộ mặt nông thôn miền núi đã có bước phát triển mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng đồng bộ hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Mười năm qua, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật mang dấu ấn lịch sử, huy động được sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ nhất, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Các số liệụ thống kê cho thấy: 100% đường từ tỉnh đến trung tâm huyện lỵ được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 98,4% xã có đường ôtô đến trung tâm huyện; 100% xã, 97,2% thôn có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng điện đạt 96,7%; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,5% xã có trạm y tế; 65,8% xã, 76,7% thôn có nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng. Bình quân hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 2-3%; các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm 3-4%; các huyện nghèo giảm 4-5%, có nơi giảm trên 5%.

Mặc dù nguồn lực Nhà nước còn khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước đã ưu tiên bố trí ngân sách Trung ương; các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số.

Đi đôi với phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo; sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thông; hợp tác quốc tế về công tác dân tộc; tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ công; góp phần nâng cao nhận thức, mức độ hưởng thụ văn hóa, mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu. Cùng với sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; phát huy nội lực, đóng góp sức người, sức của.

Trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển cùng với đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, vượt khó vươn lên; hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từng bước làm giàu chính đáng. Nhiều người dân tộc thiểu số đã mạnh dạn khai thác tiềm năng, thế mạnh của miền núi, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất với quy mô lớn hơn, tạo được sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.

Những năm gần đây, để xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia như: Công trình thủy điện, công trình khai thác chế biển khoáng sản, công trình giao thông, thủy lợi… đã có hàng trăm nghìn hộ gia đình người dân tộc thiểu số với hàng triệu nhân khẩu phải di dời nhà cửa ruộng vườn, quê hương, bản quán gắn bó bao đời để dành đất phục vụ lợi ích quốc gia. Tuy được bồi thường theo chính sách của Nhà nước nhưng để xây dựng lại được cơ ngơi như nơi ở cũ, ổn định cuộc sống, không phải là một sớm, một chiều.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Thành tựu quan trọng và toàn diện của công tác dân tộc đạt được trong 10 năm qua có được là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; sự đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc trên mọi miền đất nước. Tại diễn đàn của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 2, đồng bào các dân tộc thiểu số đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước và Bác Hồ.

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt.”

Đồng bào các dân tộc thiểu số là máu thịt của dân tộc Việt Nam, bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 54 dân tộc “như cây một cội, như con một nhà” đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, luôn kề vai sát cánh bên nhau chế ngự thiên nhiên, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Máu xương của những người con đất Việt đã hòa vào lòng đất mẹ, xây dựng nên thành đồng Tổ quốc Việt Nam.  Không một thế lực nào, dù xảo quyệt đến đâu cũng không thể chia rẽ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tại đại hội, đồng bào các dân tộc nguyện một lòng đoàn kết, đi theo Đảng, tin tưởng Đảng lãnh đạo sẽ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số nắm chặt tay nhau, quyết tâm thực hiện bằng được lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt.”/.