Những Đảng viên

vnapotalto-1604255856-64.jpg

Hơn 90 năm trước, việc thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ-tiền thân của Công đoàn Việt Nam đã gắn liền với sự ra đời Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hà Nội. Sự ra đời của tổ chức đại diện cho người lao động là kết quả quan trọng của việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vận động giai cấp công nhân theo đường lối của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đông Dương Cộng sản Đảng.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, những người công nhân thế hệ đầu tiên như người thợ máy Tôn Đức Thắng, người thợ in Nguyễn Đức Cảnh… đã đặt nền móng cho sự phát triển phong trào công nhân, tập hợp lực lượng, trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho Đảng.

Mặc dù số lượng Đảng viên trong các doanh nghiệp FDI chỉ khiêm tốn so với con số hơn 5,2 triệu Đảng viên trên cả nước, thế nhưng mỗi cá nhân họ đều là những “bông hoa”, những tấm gương sáng về làm việc và đạo đức cách mạng.

Tiếp nối trang sử vẻ vang đó, ngày hôm nay những người Đảng viên, chủ tịch công đoàn cơ sở “một gánh hai vai” luôn nỗ lực trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong mọi lĩnh vực để xứng đáng là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành của nhân dân lao động và của cả dân tộc.”

Mặc dù số lượng Đảng viên trong các doanh nghiệp FDI chỉ khiêm tốn so với con số hơn 5,2 triệu Đảng viên trên cả nước, thế nhưng mỗi cá nhân họ đều là những “bông hoa”, những tấm gương sáng về làm việc và đạo đức cách mạng.

Và, mỗi câu chuyện của họ trong việc xây dựng Đảng tại doanh nghiệp FDI đáng để học tập và nhân rộng.

Xây dựng quy chế phối hợp song ngữ

Trong các doanh nghiệp, việc xây dựng quy chế phối hợp giữa cấp ủy với lãnh đạo doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp không còn vốn nhà nước, vốn nước ngoài chi phối.

Anh Nguyễn Hữu Tuấn, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Thành Công
Anh Nguyễn Hữu Tuấn, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Thành Công

Tại các doanh nghiệp có lãnh đạo công ty là người nước ngoài, việc xây dựng quy chế phối hợp lại càng khó khăn gấp bội phần. Câu chuyện tại Công ty Cổ phần Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công là một điển hình về sự chuyển mình mạnh mẽ của Đảng bộ để duy trì công tác Đảng.

Năm 2006, Công ty Thành Công (tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam) tiến hành cổ phần hóa, vốn Nhà nước là 40%. Đến năm 2012, Công ty đã thoái hết vốn nhà nước theo chủ trương của Chính phủ. Năm 2009, tập đoàn Eland (Hàn Quốc) trở thành cổ đông chiến lược, nắm giữ tỷ lệ chi phối và quyền điều hành doanh nghiệp. Ban điều hành đều là người nước ngoài, vốn chưa am hiểu nhiều về chính sách, pháp luật của Việt Nam.

Từ một Đảng bộ của doanh nghiệp Nhà nước thành lập từ năm 1975 chuyển sang sinh hoạt trong doanh nghiệp FDI, chủ sử dụng là người nước ngoài khiến công tác Đảng thực sự là một bước ngoặt khó khắn với Đảng bộ của công ty.

Anh Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ kinh nghiệm về công tác Đảng trong doanh nghiệp FDI

Anh Nguyễn Hữu Tuấn, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Thành Công nhớ lại tuy có cùng mục đích nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động nhưng giữa ban lãnh đạo mới và tổ chức Đảng, người lao động có nhiều điểm khác biệt về nhận thức, tư tưởng chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, phương pháp và lề lối làm việc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổ chức Đảng cũng như các đoàn thể trong công ty.

Trước bối cảnh đó, để tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của mình, Đảng ủy đã chủ động xây dựng quy chế phối hợp giữa Đảng ủy với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty; Quy chế phối hợp giữa Tổng giám đốc với Ban chấp hành Công đoàn công ty… trên cơ sở bình đẳng, hợp tác vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, Đảng viên, người lao động và doanh nghiệp.

Để chủ sử dụng người nước ngoài có thể hiểu về tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn, Bí thư Nguyễn Hữu Tuấn cho biết, các quy chế phối hợp được dự thảo song ngữ Việt-Anh, chuyển đến Ban Giám đốc để nghiên cứu, có ý kiến, tổ chức thảo luận để thống nhất và tiến hành ký kết. Từ quy chế phối hợp, cấp ủy Đảng và lãnh đạo doanh nghiệp thường xuyên trao đổi thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, Đảng viên, các tổ chức đoàn thể, nhất là công đoàn và người lao động tham gia đóng góp tích cực vào các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; xây dựng thoả ước lao động tập thể; hợp đồng lao động; các chế độ, chính sách đối với người lao động và thống nhất các biện pháp phối hợp thực hiện theo quy định của pháp luật.

Để chủ sử dụng người nước ngoài có thể hiểu về tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn, các quy chế phối hợp được soạn thảo song ngữ Việt-Anh, chuyển đến Ban Giám đốc để nghiên cứu, có ý kiến, tổ chức thảo luận rồi thống nhất và tiến hành ký kết. 

Bên cạnh đó, trong các hoạt động thường kỳ của cấp ủy (họp ban chấp hành, họp Đảng ủy…) hay trong các hội nghị lớn của doanh nghiệp (hội nghị triển khai các chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh, sơ kết, tổng kết…) Đảng ủy, lãnh đạo doanh nghiệp được mời tham dự, phát biểu tham gia góp ý tạo sự thống nhất và đồng thuận giữa cấp ủy và lãnh đạo doanh nghiệp.

Anh Tuấn khẳng định việc vận hành hoạt động theo quy chế phối hợp đã tạo điều kiện cho các thành viên từ cấp ủy Đảng, tổ chức công đoàn, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc công ty cùng phát huy tối đa được vai trò vị trí của mình trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp không ngừng phát triển bền vững.

Đưa sinh hoạt dưới Đảng kỳ vào doanh nghiệp FDI

Năm 2013, Anh Cao Văn Tiến Trang (sinh năm 1985, làm việc tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nien Hsing Ninh Bình) là một Đảng viên trẻ được kết nạp tại khu dân cư. Trong bối cảnh việc thành lập và hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp FDI gặp rất nhiều khó khăn do, anh Trang đã bám sát chỉ đạo của Đảng bộ khối để quyết tâm thành lập Chi bộ Đảng tại nơi mình làm việc. Đến năm 2014, chi bộ Đảng Công ty Nein Hsing Ninh Bình được thành lập với 18 Đảng viên.

Anh Cao Văn Tiến Trang (ngoài cùng bên phải) trong lần đến thăm, tặng quà cho công nhân 
Anh Cao Văn Tiến Trang (ngoài cùng bên phải) trong lần đến thăm, tặng quà cho công nhân 

Tuy nhiên, do Đảng viên trong các doanh nghiệp đều là người trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm trong công tác Đảng, nhất là trong công tác tổ chức hoạt động. Anh Trang trăn trở làm sao để đảm bảo thời gian sinh hoạt hàng tháng không ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của công ty, có như vậy mới có thể nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo công ty, nội dung sinh hoạt đảm bảo. Tiết kiệm thời gian nhưng làm việc hiệu quả là tiêu chi được ban chi ủy đặt ra.

“Chúng tôi thống nhất hàng tháng trước ngày sinh hoạt hai ngày Ban chi ủy chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm thông báo tới ban giám đốc công ty, chủ quản các bộ phận, các bộ phận sắp xếp công việc để Đảng viên tham dự sinh hoạt định kỳ không làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất,” anh Trang chia sẻ.

Nhận thấy rõ hiệu của của công tác Đảng tại doanh nghiệp, từ năm 2018 sau khi chuyển từ chi bộ cơ sở thành Đảng bộ cơ sở, lãnh đạo doanh nghiệp chấp thuận sắp xếp lịch sinh hoạt chi bộ định kỳ.

Bên cạnh đó, để tiện trao đổi, chi bộ lập trang mạng xã hội để tiện liên lạc thường xuyên với Đảng viên. Nội dung các cuộc sinh hoạt chi bộ đều được gửi trước qua Zalo nhóm để Đảng viên cơ bản nắm được, trao đổi và cho ý kiến nhanh gọn, cụ thể. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, đều dành thời gian để Đảng viên phát biểu thể hiện ý kiến của mình, từ đó tạo không khí cởi mở, thân thiện, gần gũi, quan tâm, chia sẻ…

Các cuộc sinh hoạt chi bộ được công ty đồng ý tạo ra sự đoàn kết, nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị, ban hành Nghị quyết về phát triển Đảng viên; về công tác chăm lo cho người lao động và phát triển doanh nghiệp… Đảng viên hứng thú đi họp để được đóng góp, xây dựng, được tôn trọng, được cống hiến trí tuệ của mình góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Nhận thấy rõ hiệu của của công tác Đảng tại doanh nghiệp, từ năm 2018 sau khi chuyển từ chi bộ cơ sở thành Đảng bộ cơ sở, lãnh đạo doanh nghiệp chấp thuận lịch sinh hoạt định kỳ được sắp xếp vào chiều ngày mồng 3 hàng tháng.

Anh Cao Văn Tiến Trang chi sẻ kinh nghiệm phát triển Đảng tại doanh nghiệp.
Anh Cao Văn Tiến Trang chi sẻ kinh nghiệm phát triển Đảng tại doanh nghiệp.

Đặc biệt, Đảng bộ Công ty Nein Hsing Ninh Bình đã duy trì chào cờ, sinh hoạt dưới Đảng kỳ các thứ hai hằng tuần. Cách làm này đã được các công ty trong cùng khu công nghiệp học tập, được công đoàn các khu công nghiệp ghi nhận biểu dương.

Nhờ những hoạt động sinh hoạt Đảng, chào cờ định kỳ đã góp phần tạo động lực để quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng. 

Trang chia sẻ: “Vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng tổ chức chào cờ, sau nghi thức chào cờ toàn xưởng chúng tôi tiến hành tuyên truyền theo các nội dung đã được Đảng uỷ cấp trên gửi hàng tháng. Các ngày thứ Hai còn lại trong tháng chỉ tổ chức chào cờ hát Quốc ca. Tại các bộ phận đều bố trí vị trí treo cờ tổ quốc. Các vị trí treo cờ trang trọng. Các bộ phận đều có hệ thống loa đài kết nối với phòng âm thanh phát nhạc.”

Từ những ngày đầu thực hiện còn nhiều khó khăn nhưng sau đó Đảng bộ công ty đã nỗ lực duy trì và tạo ra nề nếp. Vậy là cứ vào mỗi buổi sáng thứ Hai hàng tuần, toàn thể cán bộ công nhân viên kể cả người lao động nước ngoài đều đứng trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ.

Nhờ những hoạt động sinh hoạt Đảng, chào cờ định kỳ đã góp phần tạo động lực để quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng. Đến nay, Đảng bộ công ty đã có 60 Đảng viên.

Sinh hoạt Đảng kiểu… công nhân

Chi bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kad Industrial S.A Việt Nam (Vina Kad), công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc là một trong những tổ chức cơ sở Đảng đầu tiên của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng được thành lập vào năm 2012 theo chủ trương của Đảng.

Anh Hồ Sĩ Tân, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Vina Kad cho hay luôn xác định công tác tuyên truyền, giáo dục là một chức năng quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn đến gần hơn với người lao động; giúp họ hiểu đúng, đầy đủ nhằm nâng cao hiểu biết, tự biết bảo vệ mình trong mối quan hệ lao động và tạo sự đồng thuận, tin tưởng, chấp hành pháp luật.

Anh Hồ Sỹ Tân, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Vina Kad.
Anh Hồ Sỹ Tân, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Vina Kad.

Tuy nhiên, cái khó là người sử dụng lao động luôn lo ngại nếu công nhân lao động càng hiểu biết pháp luật sẽ khó hơn cho doanh nghiệp trong công tác điều hành sản xuất, kinh doanh nên luôn lấy lý do không có thời gian cho việc triển khai công tác tuyên truyền.

Từ chỗ công ty từ một trong những điểm nóng về đình công, lãn công, gây mất trật tự công cộng đến nay công ty đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động chăm lo khác cho người lao động 

Bằng quyết tâm, anh Tân và tập thể chi bộ, Ban chấp hành công đoàn đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho toàn thể công nhân lao động và thuyết phục chủ doanh nghiệp cho triển khai ngoài giờ, cam kết không để gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ban đầu chỉ một số ít công nhân tham gia nhưng nhờ sự thuyết phục và đổi mới liên tục bằng nhiều hình thức hấp dẫn nên dần dần đã thu hút 100% công nhân lao động  tham gia tích cực.

“Với phương châm ‘mưa dầm thấm lâu,’ mỗi buổi tuyên truyền số lượng người dự dao động từ 150-500 người/buổi. Công nhân lao động dự nghe được nhận hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc quà của công đoàn và được người sử dụng lao động hỗ trợ kinh phí tăng ca… Từ sự ưu đãi đó, hầu hết công nhân đều muốn được nghe tuyên truyền để hiểu biết thêm về pháp luật,” anh Tân nói.

Đến nay, bình quân mỗi năm chi bộ tổ chức từ 20-30 buổi tuyên truyền với nhiều nội dung thu hút trên 5.000 lượt người tham dự và trở thành công tác thường xuyên, định kỳ của đơn vị với 100% công nhân lao động hăng hái tham gia. Đặc biệt, sau một thời gian đẩy mạnh và duy trì công tác tuyên truyền, tình hình mọi mặt của công ty đã từng ngày thay đổi tích cực. Tỷ lệ công nhân lao động vi phạm nội quy, vắng, nghỉ việc giảm rõ rệt.

“Từ chỗ công ty từ một trong những điểm nóng về đình công, lãn công, gây mất trật tự công cộng đến nay công ty chúng tôi đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong sản xuất, kinh doanh và các hoạt động chăm lo khác cho người lao động được các cấp chính quyền, đoàn thể tôn vinh hàng năm,” anh Tân cho hay.

Bằng những kết quả cụ thể, Ban giám đốc công ty đánh giá cao vai trò của Chi bộ Đảng cũng như tổ chức Công đoàn trong việc tạo sự chuyển  biến tích cực tại đơn vị, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh.

“Điều tâm đắc nhất là chúng tôi đã tạo được niềm tin của người sử dụng lao động và công nhân lao động thông qua công tác tuyên truyền, định hướng thông tin; tạo được sự đồng thuận của người sử dụng lao động và công nhân lao động góp phần đáng kể vào việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định tại doanh nghiệp,” anh Tâm tâm sự.

Đối với các chủ doanh nghiệp FDI khi đầu tư ở Việt Nam điều họ quan tâm nhất chính là lợi nhuận. Các cán bộ công đoàn “một gánh hai vai” không màng vất vả, khó khăn đã đem đến những “lợi nhuận” không nhỏ cho doanh nghiệp khi xây dựng mối quan hệ lao động động hài hoà, tăng năng suất lao động, tăng cường tính tuân thủ pháp luật trong doanh nhiệp…

Bằng sự gương mẫu, hy sinh, những Đảng viên “một gánh hai vai” đã thuyết phục được đông đảo người lao động đi theo Đảng, chủ sử dụng người nước ngoài ủng hộ, tin tưởng vào sự phát triển của Đảng./.

“Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII đã đặt vấn đề nâng cao chất lượng Đảng viên, đây là vấn đề rất cần thiết, cấp bách. Đảng viên tốt mới có cán bộ tốt, chi bộ tốt thì Đảng mới mạnh, mới lãnh đạo đất nước phát triển,” Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tuyên dương các chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu tiểu. (Ảnh: TTXVN)
Tuyên dương các chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu tiểu. (Ảnh: TTXVN)