BIDV

Có thể nói, sau hơn 2 năm tìm hiểu, kết thúc có hậu của “đám cưới” được cho là đính đám nhất trên thị trường mua bán sáp nhập ngân hàng Việt Nam, giữa KEB Hana Bank và BIDV đã mang lại niềm vui trọn vẹn cho cả đôi bên.

Cuộc “hôn phối” này sẽ là “tất, dĩ ngẫu” nếu trong một hoàn cảnh thông thường, song lại được coi là “kỳ tích” bởi đặt trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang khát vốn để nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo yêu cầu của Basel II. Chưa kể, không phải ngân hàng nội nào cũng đủ môn đăng hộ đối trong cuộc hôn nhân với một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Hàn Quốc như KEB Hana Bank.

Cuộc hôn nhân “môn đăng hộ đối’

Đến bây giờ, lãnh đạo của hai nhà băng vẫn nhớ như in cuộc gặp mặt đầu tiên tại Seoul, Hàn Quốc vào đầu năm 2017.

Ông Ji Sung Kyu Tổng Giám đốc KEB Hana Bank hồi tưởng: Hai năm trước đây, khi lãnh đạo của hai bên tiến hành thảo luận về vấn đề “KEB Hana đầu tư chiến lược vào BIDV”, hầu hết các ý kiến đưa ra đều tỏ ra quan ngại cho rằng ‘liệu có khả năng hay không?’

“Tuy nhiên, đối với ngân hàng KEB Hana, chúng tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác đầu tư chiến lược vào BIDV là cơ hội ngàn năm có một. Chúng tôi nhất định sẽ không bỏ lỡ cơ hội này và quyết tâm sát cánh cùng BIDV để vươn lên tại thị trường Việt Nam, hướng ra thị trường khu vực kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông. Tôi tin rằng sự hợp tác giữa Ngân hàng KEB Hana và BIDV cũng sẽ tạo nên nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh hơn nữa dành cho chính những doanh nghiệp hai nước,” ông Ji Sung Kyu chia sẻ.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV phát biểu tại lế công bố cổ đông chiến lược.

Thế nhưng, cũng phải đến 31/8/2017, hai bên mới chính thức ký kết hợp tác sơ bộ không ràng buộc… Và 1,5 năm sau, phương án BIDV tăng vốn điều lệ thông qua phát hành riêng lẻ hơn 603 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Cuối tháng Mười, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho KEB Hana Bank mua 15% cổ phần phát hành riêng lẻ của BIDV, đánh dấu việc nhà băng Hàn Quốc rót 1.000 tỷ won (hơn 20.000 tỷ đồng) vào BIDV.

Như vậy, sau hơn 2 năm tiến hành tìm hiểu qua lại lẫn nhau, cuối cùng KEB Hana Bank và BIDV đã kết thúc với một “lễ cưới” chính thức và giờ đây KEB Hana Bank đã trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV, sở hữu 15% vốn điều lệ của ngân hàng này.

Ông Ji Sung Kyu Tổng Giám đốc KEB Hana Bank.
Ông Ji Sung Kyu Tổng Giám đốc KEB Hana Bank.

Chưa từng có tiền lệ

Giới chuyên môn nhìn nhận đây là một giao dich mua bán và sáp nhập (M&A) lớn nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa đó là cuộc “hôn nhân” này lại xảy ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang khát vốn để nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo yêu cầu của Basel II. Phát hành trái phiếu là kênh nhiều ngân hàng đã áp dụng trong thời gian gần đây, nhưng có lẽ tìm một cổ đông ngoại đủ tiềm lực về tài chính và năng lực chuyên môn là con đường mà nhiều ngân hàng đã và đang nhắm đến.

Nhưng không phải ngân hàng nội nào cũng đủ “môn đăng hộ đối” trong cuộc hôn nhân với một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Hàn Quốc như KEB Hana Bank là có tổng tài sản lên tới 308,3 tỷ USD và lợi nhuận hoạt động kinh doanh đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2018.

Nhưng không phải ngân hàng nội nào cũng đủ “môn đăng hộ đối” trong cuộc hôn nhân với một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Hàn Quốc như KEB Hana Bank là có tổng tài sản lên tới 308,3 tỷ USD và lợi nhuận hoạt động kinh doanh đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2018.

Ông Ji Sung Kyu, Tổng Giám đốc KEB Hana Bank nhấn mạnh rằng chính ý chí quyết tâm của BIDV để vươn lên trở thành một định chế tài chính phát triển hơn nữa thông qua việc tăng vốn bằng phương án tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược chính là động lực lớn nhất, đã mang tới thỏa thuận hợp tác này. “Tôi nghĩ rằng chính sự thấu hiểu và đồng cảm lẫn nhau ấy đã kết thành trái ngọt cho chúng ta ngày hôm nay. Đó chính là việc KEB Hana Bank đã chính thức trở thành cổ đông lớn thứ 2 của BIDV,” ông Ji Sung Kyu không giấu sự vui mừng.

Cũng theo ông Ji Sung Kyu, KEB Hana Bank đã mạnh dạn quyết định đầu tư với quyết tâm sẽ song hành cùng BIDV trong quá trình đó. Cơ quan giám sát tài chính của Hàn Quốc và Chính phủ Việt Nam cũng đã hỗ trợ hết sức tích cực cho hai bên trong qua trình tiến hành giao dịch này.

Hiện Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ nhất về đầu tư FDI, thứ về cung cấp ODA và khách du lịch và đứng thứ ba về thương mại với Việt Nam.

Với việc thực thi chính sách hướng Nam mới, Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thành lập Ủy ban Chiến lược hướng Nam mới trực thuộc Tổng thống.

Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển mối quan hệ kinh tế với Hàn Quốc, các cơ quan chuyên trách được hình thành, các cơ chế hợp tác song phương được xây dựng, thúc đẩy.

Ở khía cạnh doanh nghiệp, Tập đoàn tài chính Hana là một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Hàn Quốc với tổng tài sản đứng thứ 79 thế giới, mạng lưới hoạt động rộng khắp 24 quốc gia.

Trong khi đó, BIDV là định chế tài chính lâu đời nhất với 62 năm hoạt động, có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Chính vì thế mà thành công của giao dịch này đã mở ra cánh cửa cơ hội phát triển mới của BIDV bằng việc tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, đẩy mạnh khả năng phục vụ nền kinh tế trong nước, phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân của hai nước đang hoạt động tại Việt Nam.

Và khát vọng “đơm hoa kết trái”

Có thể nói, bên cạnh việc KEB Hana Bank đầu tư để sở hữu 15% cổ phần của BIDV với thời gian nắm giữ ít nhất 5 năm, thì “cái được” lớn nhất mà BIDV nhận được chính là chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn từ Tập đoàn Tài chính Hana và KEB Hana Bank, bao gồm nhưng không giới hạn trên 6 lĩnh vực: Quản trị chiến lược phát triển ngân hàng; quản lý hệ thống công nghệ và ngân hàng số; tăng cường phát triển ngân hàng bán lẻ; đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lời; quản trị rủi ro; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho rằng hợp tác chiến lược với Tập đoàn Tài chính Hana có ý nghĩa đặc biệt với BIDV là dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển và hội nhập quốc tế của BIDV. “Với sự hợp tác, hỗ trợ chiến lược dài hạn của KEB Hana Bank và Tập đoàn Tài chính Hana, BIDV sẽ có cơ hội để thay đổi căn bản mô thức quản trị, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro. Phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại, hàm lượng công nghệ cao, tăng cường năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sản phẩm, tiện ích của khách hàng,” ông Tú cho biết.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV.
Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV.

Cả hai bên đều cho rằng hợp tác chiến lược lần này góp phần mở đường thông kênh, dẫn dắt cho hoạt động hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp 2 nước, cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích tài chính ngân hàng đa dạng, đẳng cấp, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, buôn bán với Việt Nam nói riêng.

Về phía cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định cơ quan này đánh giá cao việc BIDV mở rộng hợp tác chiến lược lâu dài với một ngân hàng lớn của Hàn Quốc như KEB Hana Bank, thể hiện qua giao dịch mua bán và sáp nhập lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và là giao dịch lớn nhất của một ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

“Hợp tác chiến lược giữa BIDV và Ngân hàng KEB Hana cũng cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài rất lạc quan về sự ổn định và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, vào ngành tài chính ngân hàng Việt Nam nói chung, BIDV nói riêng,” bà Hồng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ngài Đại sứ Park Noh Wan tại Việt Nam cũng tin tưởng rằng ngân hàng KEB Hana sẽ trở thành nguồn sức mạnh lớn, bổ trợ những mặt còn thiếu của BIDV. “Sự kiện đầu tư lần này sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc xây dựng thị trường tài chính Việt Nam trở nên vững mạnh hơn trước thềm áp dụng chuẩn Basel II và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung,” Đại sứ Park Noh Wan nói.

Việc có thêm 20.000 tỷ đồng nhận được từ KEB Hana Bank được kỳ vọng sẽ giúp BIDV bứt phá, sau thời gian khá dài chậm lại để xử lý các vấn đề phát sinh kể từ khi sáp nhập ngân hàng MHB hồi năm 2015.

Cùng với đó việc nâng CAR cũng giúp BIDV giải quyết bài toán không gian tăng trưởng tín dụng, kéo theo đó là không gian tăng thị phần, tạo điều kiện duy trì vị thế hàng đầu về thị phần, cũng là duy trì nền tảng tăng trưởng lợi nhuận đã thiết lập lâu nay./.

*Năm 2019, BIDV đặt kế hoạch tín dụng tăng trưởng 12% và trong giới hạn được Ngân hàng Nhà nước giao; huy động vốn tăng trưởng 11%, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn; phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Đặc biệt, BIDV đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 đạt 10.300 tỷ đồng, tăng 11% so với năm ngoái.