100 năm ngành ngoại giao Azerbaijan

150540443361-1562556746-43.jpg

Nhân kỷ niệm 100 năm ngành ngoại giao Azerbaijan, Báo điện tử VietnamPlus trân trọng giới thiệu trích lược bài viết của Ngài Elmar Mammadyarov – Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Azerbaijan đăng trên tạp chí Di Sản (Tạp chí IRS Heritage 2-3 (39-40), 2019 Special Edition) và điểm lại những dấu ấn nổi bật trong quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam và Azerbaijan:

Vào ngày 9 tháng 7 năm 1919, Chính phủ Cộng hòa (Dân chủ) Nhân dân (ADR) của Chính phủ Azerbaijan đã thông qua một hướng dẫn tạm thời về ban thư ký của Bộ Ngoại giao.

Theo Nghị định của Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan – Ilham Aliyev ngày 24 tháng 8 năm 2007, ngày này được lấy làm cơ sở cho việc thành lập Ngày của các nhân viên của Cơ quan Ngoại giao Azerbaijan.

Một thế kỷ trước, ADR đang bước những bước đầu tiên trên trường quốc tế. Đó là một thế kỷ cực kỳ bận rộn bao gồm sự sụp đổ của các đế chế cũ đã bị diệt vong trong Thế chiến thứ nhất, nền độc lập nhà nước của Azerbaijan dưới hình thức nền cộng hòa đầu tiên ở Hồi giáo phương Đông được hình thành rồi mất đi, bảy thập kỷ thuộc Liên Xô và thành tựu lịch sử mới – tuyên bố vào năm 1991 của Cộng hòa Azerbaijan, trong gần ba thập kỷ, đã liên tục củng cố vị thế của đất nước trong khu vực và toàn thế giới nói chung.

Ngày 24 tháng 8 năm 2007, được lấy làm cơ sở cho việc thành lập Ngày của các nhân viên của Cơ quan Ngoại giao Azerbaijan. 

Mặc dù sống ở ngã ba nơi lợi ích của nhiều siêu cường toàn cầu hội tụ và nhiều khi xung đột, người dân Azerbaijan luôn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và ý chí kiên định để giữ vững tự do. Điều này thể hiện sự liên tục trong truyền thống nhà nước và thực tế là nó hòa hợp với ý thức dân tộc. Nhấn mạnh điều này, người sáng lập Nhà nước Azerbaijan hiện đại, Heydar Aliyev đã nói trong một thông điệp gửi tới giới trẻ vào năm 2001: “Thành tựu lịch sử vĩ đại nhất của chúng ta là giành được độc lập dân tộc.”

Về bản chất, một trăm năm qua đã trở thành biên niên sử của sự hình thành và phát triển của nhà nước Azerbaijan hiện đại. Cần lưu ý rằng thời kỳ Cộng hòa trong lịch sử của chúng ta không tự nhiên sinh ra, nó được chuẩn bị hữu cơ bởi tất cả chế độ tiền nhiệm.

Nằm ở ngã tư Con đường Tơ lụa Vĩ Đại, Azerbaijan đã xác nhận bằng điển hình của chính bản thân về sự chính xác của Napoleon khi nói rằng “(Vị trí) Địa lý là định mệnh.”

Thủ đô Baku của Azerbaijan. (Nguồn: SUITCASE Magazine)
Thủ đô Baku của Azerbaijan. (Nguồn: SUITCASE Magazine)

Cơ chế chính sách đối ngoại để phát triển lợi ích trong một môi trường khó khăn, sự kết nối với khát vọng của các quốc gia gần gũi và xa xôi hoàn toàn không xa lạ với các thế hệ người Azerbaijan.

Có khá nhiều tài liệu trong kho lưu trữ tại nhiều quốc gia khác nhau liên quan đến việc trao đổi các đại sứ quán giữa Azerbaijan thời trung cổ và các quốc gia châu Âu, Nga và châu Á. Một trong những nhân vật đáng chú ý nhất thời bấy giờ là Sarah Khatun, mẹ của Uzun Hasan, người trị vì vương triều Aghgoyunlu. Bà rất nhạy bén trong các vấn đề nhà nước vì thế bà trực tiếp tiến hành các cuộc đàm phán quan trọng và thậm chí đã thành công trong việc đạt được thỏa thuận với Ottoman Sultan Mehmet II. Lịch sử lưu tên bà với tư cách là nhà ngoại giao nữ đầu tiên trong thế giới Hồi giáo.

Sarah Khatun được lịch sử lưu tên với tư cách là nhà ngoại giao nữ đầu tiên trong thế giới Hồi giáo.

Đó là nền tảng lịch sử phong phú mà người dân Azerbaijan bắt đầu chuyển đổi thành một cộng đồng chính trị xã hội mới, một quốc gia, vào thế kỷ 19. Quá trình này được tiến hành đồng bộ với nhiều quốc gia Đông Âu và dẫn đến tuyên bố tiếp theo về một nhà nước theo mô hình của quốc gia cộng hòa nghị viện. Đạo luật Độc lập của Azerbaijan được Hội đồng Nhà nước thông qua vào ngày 28 tháng 5 năm 1918 đã tuyên bố: “Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan bảo đảm trong phạm vi biên giới của mình đối với mọi quyền công dân và dân tộc, không phân biệt nguồn gốc dân tộc, quan hệ, địa vị xã hội và giới tính.‘ Tài liệu cũng thể hiện mong muốn “thiết lập mối quan hệ láng giềng tốt với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế.”

Sự tồn tại của ADR trong giai đoạn đầu của Thế chiến thứ nhất, quá trình trở thành một phần của Liên bang Xôviết và những vấn đề về lãnh thổ với nước láng giềng Armenia rất khó khăn và nhiều biến động đã ảnh hướng rất lớn vào sự phát triển của quan hệ đối ngoại của Azerbaijan.

Heydar Alirza oglu Aliyev - vị lãnh tụ toàn dân tộc của nhân dân Azerbaijan. (Nguồn: Teleqraf.com)
Heydar Alirza oglu Aliyev – vị lãnh tụ toàn dân tộc của nhân dân Azerbaijan. (Nguồn: Teleqraf.com)

Sau khi Heydar Aliyev lãnh đạo Xôviết vào năm 1969 cũng là lúc nhân sự ngoại giao đạt chuẩn xuất hiện nhiều hơn, những người sau đó đã tạo nên xương sống của đoàn ngoại giao Cộng hòa Azerbaijan non trẻ.

Sau khi khôi phục độc lập nhà nước vào năm 1991 và trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc vào ngày 2 tháng 3 năm 1992, giống như đầu thế kỷ 20 Azerbaijan lại vướng vào những vấn đề lãnh thổ với Armenia. Trong hoàn cảnh hiện tại, việc giải quyết vấn đề lãnh thổ với Cộng hòa Armenia một cách hòa bình là vấn đề chính và quan trọng nhất mà Cộng hòa Azerbaijan, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đang cố gắng thực hiện.

Một chính sách đối ngoại đa dạng và cân bằng mà nhà nước Azerbaijan theo đuổi đã đảm bảo tăng cường nhất quán vị thế quốc tế và tiếng nói trên trường quốc tế.

Bằng cách phát triển hợp tác cùng có lợi và công bằng cả ở các định dạng song phương và đa phương, Azerbaijan đi theo con đường đáp ứng nhu cầu tiến bộ quốc gia bằng cách thúc đẩy quan hệ đối ngoại và hợp tác.

Một chính sách đối ngoại đa dạng và cân bằng mà nhà nước Azerbaijan theo đuổi đã đảm bảo tăng cường nhất quán vị thế quốc tế và tiếng nói trên trường quốc tế. 

Cụ thể là, hợp tác đa dạng với tất cả các quốc gia láng giềng trong khu vực. Azerbaijan đóng vai trò quan trọng, trung chuyển cho việc thực hiện các dự án hậu cần trong khuôn khổ hành lang Đông-Tây, Bắc-Nam và Tây-Nam cũng như tiếp tục phát triển tiềm năng dầu khí sẵn có.

Cùng với đường ống xuất khẩu chính Baku–Tblisi-Ceyhan, vốn là nguồn cung doanh thu lớn trong nhiều năm, tiến độ trên Hành lang khí đốt phía nam cũng đang trong giai đoạn cuối.

Azerbaljan là nước tích cực nhất trong Đối thoại các nước ven biển Caspi, dẫn đến việc ký kết Công ước về Tình trạng pháp lý của  biển Caspi năm 2018 và tạo điều kiện cho việc biến vùng này thành một khu vực hòa bình, tình láng giềng tốt và hợp tác. Tất cả điều này đã mang đến cơ hội để giảm thiểu các tác động bất lợi của các cuộc khủng hoảng có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

(Nguồn: United Nations Azerbaijan)
(Nguồn: United Nations Azerbaijan)

Tiềm năng nội bộ được tích lũy theo cách này luôn được chuyển đổi thành những thành công của Azerbaijan trong các tổ chức và sáng kiến quốc tế khác nhau. Cụ thể là, sau khi trở thành thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2012-2013, Azerbaijan được bầu là thành viên của Hội đồng Kinh tế và Kinh tế của Liên hợp quốc năm 2017-2019 với 176 phiếu. Từ năm 2019, Azerbaijan sẽ làm chủ tịch Phong trào Không liên kết, nền tảng quốc tế lớn thứ hai thế giới mà Azerbaijan đã tham gia từ năm 2011.

Thực tế là một thành viên mới gia nhập của Phong trào lại chuẩn bị lãnh đạo tổ chức này có tính biểu thị cao. Những tiến bộ đáng kể đã đạt được trong việc thúc đẩy hợp tác với Liên minh châu Âu, cũng như sự phát triển hợp tác nhất quán với NATO, Tổ chức hợp tác Thượng Hải, Liên minh các quốc gia Arab, Liên minh châu Phi và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ cũng tạo ra một nền tảng thuận lợi để đại diện và bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi. Baku luôn tham gia tích cực nhất trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế như OSCE, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Hội đồng Hợp tác của các quốc gia nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, CIS, GUAM, Hội đồng Châu Âu và BSEC và một số định dạng đa phương khác.

Trong những năm gần đây, Baku đã trở thành một trong những nền tảng hàng đầu để thúc đẩy các giá trị của Đối thoại giữa các nền văn hóa, tôn giáo và nền văn minh.

Nói về vị trí và vai trò của Azerbaijan trong hệ thống quan hệ quốc tế, cần lưu ý rằng Baku không chỉ đóng vai trò là người chấp nhận tín hiệu truyền từ các trung tâm quyền lực chính mà còn tích cực đóng góp hữu hình cho chương trình nghị sự toàn cầu. Trong những năm gần đây, Baku đã trở thành một trong những nền tảng hàng đầu để thúc đẩy các giá trị của Đối thoại giữa các nền văn hóa, tôn giáo và nền văn minh. Ra mắt theo sáng kiến của Tổng thống Azerbaijan Illham Aliyev vào năm 2008, Tiến trình Baku đã trở thành một yếu tố hiệu quả trong việc thúc đẩy các giá trị cao nhất của chủ nghĩa nhân văn ở cấp độ toàn cầu.

Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Elmar Mammadyarov.
Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Elmar Mammadyarov.

Ngành ngoại giao Azerbaijan hoàn toàn có quyền tự hào về những gì đã đạt được trong suốt 100 năm qua. Như Tổng thống Ilham Aliyev đã nói tại Diễn đàn Toàn cầu Baku năm 2018, “Tôi nghĩ rằng nếu những người đầu tiên sáng lập Cộng hòa Dân chủ có cơ hội thấy Azerbaijan phát triển như thế nào hôm nay, họ chắc chắn sẽ tự hào về chúng tôi. Chúng ta cũng tự hào về họ. Trước hết, chúng ta chứng minh cho chính ta và cả thế giới rằng con người chỉ đạt được thành công khi sống trong nền độc lập. Chỉ khi họ nắm số phận của chính họ trong tay,khi họ là chủ nhân của số phận thì họ mới có thể thành công.” Azerbaijan ngày nay là một minh chứng sáng rõ cho câu nói đó.

Ngoại giao Việt Nam và Azerbaijan: Tương đồng, phát triển và góp phần quan trọng để xây dựng đất nước

Phát biểu khai mạc Hội thảo “Ngoại giao Việt Nam và Azerbaijan: Tương đồng, phát triển và vai trò trong xây dựng đất nước” ngày 12/3/2019, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Azerbaijan Ramiz Hasanov cho biết, ngày 9/7/2019 là ngày tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngoại giao nước Cộng hòa Azerbaijan.

Trong quan hệ Azerbaijan-Việt Nam có những nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Ngoại giao hai nước để thúc đẩy hợp tác song phương. Trên nền tảng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp được vun đắp qua nhiều thập kỷ, quan hệ của hai nước đang từng bước đi vào chiều sâu thực chất.

Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tháng 5/2015. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev hội kiến với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tháng 5/2015. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Azerbaijan Ramiz Hasanov nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác quan trọng của Azerbaijan ở khu vực Đông Nam Á và tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển hướng tới tầm cao mới.

Cũng tại hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam và Azerbaijan có mối quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Tổng thống Azerbaijan Heydar Aliev cùng nhiều thế hệ Lãnh đạo và nhân dân hai nước xây dựng và vun đắp suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Trên nền tảng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp được vun đắp qua nhiều thập kỷ, quan hệ của hai nước đang từng bước đi vào chiều sâu thực chất.

Trong quá khứ, đã có hàng ngàn sinh viên Việt Nam được đào tạo và trưởng thành tại các trường đại học của Azerbaijan, góp phần quan trọng vào thành công ngày nay của Việt Nam.

Ngoài ra, dưới thời Liên Xô đã có hàng trăm chuyên gia quân sự và dân sự Azerbaijan từng tình nguyện sang giúp đỡ nhân dân Việt Nam bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Ngày nay vẫn còn rất nhiều công trình, biểu tượng tại Việt Nam mang dấu ấn của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác hiệu quả giữa nhân dân Việt Nam và Azerbaijan, trong đó không thể không nhắc đến Liên doanh Vietsovpetro.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trong suốt hơn 25 năm qua, kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 9/1992, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Azerbaijan luôn phối hợp chặt chẽ, góp phần trực tiếp củng cố quan hệ chính trị tin cậy, tốt đẹp giữa hai đất nước. Trong đó có chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Azerbaijan I.Aliev vào năm 2014, chuyến thăm chính thức Azerbaijan của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào năm 2015, đặt nền tảng vững chắc cho hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Azerbaijan Ramiz Ayvaz oglu Hasanov tại buổi tham vấn ngày 12/3/2019. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Azerbaijan Ramiz Ayvaz oglu Hasanov tại buổi tham vấn ngày 12/3/2019. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan điều phối, thúc đẩy quan hệ song phương, Bộ Ngoại giao hai nước đã tích cực cùng các bộ, ngành Việt Nam và Azerbaijan triển khai các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp tác song phương; mở rộng hợp tác trên trên nhiều lĩnh vực, như thương mại, dầu khí, quốc phòng, giáo dục-đào tạo…

Ngoài ra, ngành ngoại giao hai nước luôn duy trì tham vấn thường xuyên về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, vì lợi ích chung của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.

Theo Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung, chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm, kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991, Azerbaijan đã trở thành một quốc gia bền vững, phồn thịnh, có vị thế cao được ghi nhận ở khu vực trung tâm Á-Âu và trên trường quốc tế, có ảnh hưởng mở rộng và tiếng nói quan trọng trong nhiều vấn đề quan trọng của thế giới.

Ngành ngoại giao hai nước luôn phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, vì lợi ích chung của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.

Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung cho rằng, trong bối cảnh thế giới hiện đang biến động phức tạp, đối mặt với nhiều mặt trái của toàn cầu hóa, bất bình đẳng về kinh tế và xã hội dẫn đến xu hướng phản đối nguyên trạng, nhất là ở cấp độ quốc gia. Điều này tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ quốc tế, dẫn đến xu hướng bảo hộ và dân tộc chủ nghĩa trong chính sách đối ngoại của nhiều nước. Cạnh tranh nước lớn đang trở nên gay gắt hơn trong khi thế giới vẫn thiếu một thể chế quản trị toàn cầu bền vững. Không gian chính trị của các nước vừa và nhỏ đứng trước nguy cơ bị thu hẹp. Các xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn không có hướng giải quyết triệt để. Vì vậy, việc trao đổi kinh nghiệm, tham vấn chính sách trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các đại biểu tham dự hội thảo thống nhất cho rằng, quan hệ song song giữa Việt Nam-Azerbaijan đang trên đà phát triển tốt đẹp và hai nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy hợp tác, trong đó ngành Ngoại giao hai nước đóng vai trò nòng cốt, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mỗi bên cũng như những lợi ích chung mà hai bên cùng chia sẻ/.